Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

PHƯƠNG ÁN QUY HỌACH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ PHÚ CƯỜNG- HUYỆN ĐỊNH QUÁN- TỈNH ĐỒNG NAI THỜI KỲ 2010-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.54 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỂ TÀI:

PHƯƠNG ÁN QUY HỌACH SỬ DỤNG ĐẤT
XÃ PHÚ CƯỜNG- HUYỆN ĐỊNH QUÁNTỈNH ĐỒNG NAI THỜI KỲ 2010-2020

SVTH
MSSV
LỚP
KHOÁ
NGÀNH

:
:
:
:
:

NGUYỄN VŨ KHÁNH VÂN
06124139
DH06QL
2006- 2010
Quản Lý Đất Đai

-TP.Hoà Chí Minh, thaùng 8 naêm 2010-



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài: “Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Phú Cường,
huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2010-2020”, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, thầy cô và bạn
bè:
Con xin cảm ơn Ba Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con khôn lớn đến ngày hôm nay.
Cảm ơn gia đình đã ở bên cạnh động viên, khích lệ con trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh cùng với quý thầy cô Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản đã tận tình
truyền đạt và giảng dạy cho em những kiến thức quý báu để em có thể hoàn thành tốt
bài báo cáo của mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Đào Thị Gọn – Giáo viên hướng
dẫn - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Định Quán,UBND huyện và UBND xã Phú Cường đã tạo điều
kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các bạn trong lớp Quản lý đất đai khóa 2006 2010 đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo tốt nghiệp của em chưa thật sự
hoàn thiện, rất mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em
có thể hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Vũ Khánh Vân


NỘI DUNG TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vũ Khánh Vân, khoa Quản lý đất đai & Bất

động sản. trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Phú Cường, huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2010-2020”
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Đào Thị Gọn
Đề tài: “Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Phú Cường, huyện Định Quán,
tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2010-2020” được thực hiện thông qua quá trình khảo sát, thu
thập số liệu ,bản đồ đã đánh giá tiềm năng đất đai của xã Phú Cường làm cơ sở cho
việc phân bổ quỹ đất 1 cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và có phương án quy hoạch sử
dụng đất thích hợp trong thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của huyện trong giai đoạn
mới.
Đề tài được thực hiện tên cơ sở áp dụng quy trình hướng dẫn lập quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành năm 2009 và các văn bản
pháp quy khác.
Phú Cường là một xã đồng bằng của huyện miền núi Định Quán , nằm dọc theo
quốc lộ 20 từ km 17 đến km 21. Phía Đông giáp xã Phú Túc, Túc Trưng ; phía Tây
giáp xã Gia Tân II ( huyện Thống Nhất) ; phía Bắc giáp lòng hồ Trị An giáp huyện
Vĩnh Cửu .Xã có diện tích tự nhiên 5676,1841 ha trong đó đất lòng hồ Trị An chiếm
hơn 85% diện tích xã. Xã được chia thành 8 ấp, đời sống nhân dân chủ yếu là sản xuất
nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Nhìn chung, kinh tế xã chưa thực sự phát triển mạnh,
đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã Phú Cường là: Đất nông
nghiệp có diện tích 771,69ha chiếm 13,60% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông
nghiệp có diện tích 4909,49ha, chiếm 86,4% tổng diện tích tự nhiên.Diện tích đất theo
quy hoạch có xu hướng tăng diện tích đất phi nông nghiệp và giảm diện tích đất nông
nghiệp.
Kết quả đạt được của đề tài là việc bố trí, sử dụng tài nguyên đất một cách hợp
lý cho phát triển của xã nhằm khai thác hiệu quả và bền vững tiềm năng đất đai, góp
phần nâng cao thu nhập của người dân khu vực nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội
của xã, nhanh chóng hoàn thành công cuộc Công Nghiệp hóa - Hiện Đại hóa đất nước.



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QHKHSDĐ

:

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

TT

:

Thông tư

BTNMT

:

Bộ tài nguyên môi trường



:

Nghị định

CP

:


Chính phủ



:

Quyết định

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

UB-ĐT

:

Uỷ ban đô thị

CD

:

Chuyên dùng

PNN

:


Phi nông nghiệp

TDTT

:

Thể dục thể thao

NXB

:

Nhà xuất bản


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng II.1: Thống kê độ dốc và tầng dày
Bảng II.2 : Phân loại đất xã Phú Cường
Bảng II.3: Phân bố các cơ sở tôn giáo
Bảng II.4: Hiện trạng tôn giáo trên địa bàn xã
Bảng II.5: Hiện trạng giao thông năm 2010
Bảng II.6: Hiện trạng giáo dục năm 2010
Bảng II.7: Diện tích các nhóm đất chính theo thông tư 08/2007/TT-BTNMT và
thông tư 19/2009/TT-BTNMT
Bảng II.8 Hiện trạng sử dụng đất theo thông tư 19
Bảng II.9 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Bảng II.10 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Bảng II.11 Biến động các nhóm đất chính
Bảng II.12 Biến động đất nông nghiệp
Bảng II.13 Biến động đất phi nông nghiệp

Bảng II.14 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kỳ trước
Bảng II.15 Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất
Bảng II.16 Mô tả đơn vị đất
Bảng II.17 Cơ cầu sử dụng đất đến năm 2020
Bảng II.18 Phương án sử dụng đất xã Phú Cường thời kỳ 2010-2020
Bảng II.19 Chỉ tiêu các loại đất chuyển mục đích trong kỳ quy hoạch
Bảng II.20 Phương án QHSDĐ nông nghiệp đến năm 2020
Bảng II.12 Phương án QHSDĐ phi nông nghiệp đến năm 2020
Bảng II.22 Các công trình trong kỳ quy hoạch 2010-2020
Bảng II.23 Các dự án đất ở trong kỳ quy hoạch
Bảng II.24 Chỉ tiêu các loại đất cần thu hồi trong kỳ quy hoạch


Bảng II.25 Chỉ tiêu sử dụng đất phân theo kỳ quy hoạch
Bảng II.26 Chỉ tiêu sử dụng đất phân theo từng năm


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN ............................................................................................3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu....................................................................3
I.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ............................................................3
I.1.2. Căn cứ pháp lý ..................................................................................................8
I.1.3. Cơ sở thực tiễn của vấn đế nghiên cứu .............................................................9
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu ...............................................................................9
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện .................................9
I.3.1. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................9
I.3.2. Phương pháp thực hiện ...................................................................................10
I.3.3. Quy trình thực hiện .........................................................................................10
PHẦN II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................11

II.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường................................11
II.1.1 Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................11
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội ................................................................14
II.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................14
II.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ..........................................................15
II.2.3 Thực trạng phát triển xã hội ............................................................................16
II.2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư ..............................................................17
II.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .................................................................17
II.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất ......................................................................20
II.3.3. Tình hình quản lý đất đai ................................................................................20
II.3.2 Hiện trạng sử dụng các loại đất .......................................................................23
II.3.3 Biến động các loại đất .....................................................................................28
II.4 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước .............................30
II.4.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất ......................................30
II.4.2 Nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất ..................31
II.5 Đánh giá tiềm năng đất đai .................................................................................31
II.5.1 Ý nghĩa và nội dung đánh giá tiềm năng đất đai .............................................31


II.6 Phương án quy hoạch sử dụng đất......................................................................35
II.6.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quy hoạch ............................35
II.6.2 Phương án quy hoạch sử dụng đất ..................................................................36
II.6.3 Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế-xã hội 43
II.6.4 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất .......................................................................44
II.6.5.Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ..........................................................................45
II.6.6 Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................50


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng trong môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, hạ
tầng kỹ thuật, kinh tế xã hội. Đất đai là vật thể chịu tác động của các yếu tố ngoại
cảnh, trong đó có tác động của con người. Độ phì nhiêu của đất, sự phân bố không
đồng đều, đất tốt lên hay xấu đi, được sử dụng hiệu quả cao hay thấp tùy thuộc vào sự
điều tiết của nhà nước, kế hoạch , biện pháp khai thác của người sử dụng, quản lý đất.
Sự phát triển không ngừng của xã hội, sự bùng nổ dân số cũng như sự tăng
trưởng kinh tế đã không ngừng gây áp lực đối với đất đai, làm cho nhu cầu sử dụng đất
ngày càng tăng cao.Do đó, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng
đất đai và loại đất để đạt hiệu quả tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực,
đồng thời cũng bảo vệ hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống.
Quy hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này, là yếu tố chính trong
tất cả yêu cầu phát triển về kinh tế xã hội và môi trường.Tầm quan trọng của quy
hoạch được khẳng định tại mục 2, chương II điều 6 Luật đất đai 2003 về “Quyền của
nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước về đất đai”, và công tác lập quy hoạch
,kế hoạch sử dụng đất được nêu cụ thể trong điều 25 của Luật này nhằm sử dụng đất
đai đầy đủ, triệt để và có hiệu quả nhất.
Quy hoạch sử dụng đất của xã được lập trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện. Tuy nhiên do điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và
huyện nói riêng trong những năm qua đã có những chuyển biến lớn , làm phát sinh
nhiều yêu cầu sử dụng đất cho các ngành, các lĩnh vực , dẫn đến cơ cấu sử dụng đất
hiện trạng bị thay đổi.
Xã Phú Cường là một xã đồng bằng của huyện miền núi Định Quán nằm dọc
theo quốc lộ 20 với diện tích tự nhiên của xã phần lớn là lòng hồ Trị An . Qua công tác
rà soát tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thu thập nhu cầu sử
dụng đất của các ngành, các cấp trên địa bàn xã đã xác định các hạng mục công trình

về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, di dân lòng hồ Trị An, xây dựng khu dân cư, các
dự án trồng rừng phòng hộ...Do đó cần tiến hành điều chỉnh, bổ sung phương án quy
hoạch sử dụng đất đồng thời lập kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và chi tiết hoá
đến từng thửa đất nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư cũng như giúp UBND xã
trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Nhận thức được vai trò của công tác quy hoạch sử dụng đất, được sự phân công
của khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài :
”Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Phú Cường , huyện Định quán, tỉnh Đồng Nai
thời kì 2010-2020”.
Mục tiêu nghiên cứu :
Nghiên cứu xác định được tổng nguồn lực về đất đai của xã.
Dự báo nhu cầu sử dụng đất của địa phương, phân bố qũy đất cho các nhu cầu
khác nhau phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thời kì 2010-2020, đáp ứng nhu
cầu sử dụng đất trong hiện tại và tương lai.
Đưa ra phương án quy hoạch trong thời kì mới, phân bổ quỹ đất phù hợp mục
Trang 1


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Làm căn cứ để giao đất ,cho thuê đất,cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và
thực hiệc các biện pháp quản lý nhà nước về đất đai.
Đối tượng nghiên cứu:
Đất đai: bao gồm tất cả các loại đất theo mục đích sử dụng trong địa giới hành
chính xã Phú Cường
Đối tượng sử dụng, các quy luật phát triển kinh tế xã hội , điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên.

Phạm vi nghiên cứu :
Toàn bộ diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính xã Phú Cường,huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2010-2020.

Trang 2


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
 Định nghĩa quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất
(QHSDĐ) khác nhau, từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương pháp
được sử dụng trong QHSDĐ cũng khác nhau.
Theo Dent (1988 ;1993) QHSDĐ như là phương tiện giúp cho nhà lãnh đạo
quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống việc chọn
mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự lựa chọn này đáp ứng cho những mục tiêu
riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai.
Một định nghĩa khác của Fresco (1992) QHSDĐ như là dạng hình của quy hoạch vùng
, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm chấp nhận những
mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những hạn chế khác
Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm (UNICEF,
1992 –trong FAO,1993) đã có định nghĩa về QHSDĐ như sau : QHSDĐ là một tiến
trình xây dựng những quyết định để đưa đến hành động trong việc phân chia đất đai
cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền vững nhất (FAO,1995). Với cái nhìn về
quan điểm, khả năng bền vững thì chức năng của QHSDĐ là hướng dẫn sự quyết định

trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho
con người , nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai . Cung cấp những thông
tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của
nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những sự lựa chọn
là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công.Ở đây,
đánh giá đất đai giữ vai trò quan trong như là công cụ để đánh giá thực trạng của đất
đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO, 1976), hay như là một phương
pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng đất đai (Van Diepen và ctv.,1988).
 Do đó có thể định nghĩa:
“ Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế
của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ , hợp lý, khoa học và có
hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất ( khoanh định cho các mục đích và
các ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất( các giải pháp cụ thể) ,
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi
trường”
 Tính đầy đủ : Mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất
định
 Tính hợp lý : Đặc điểm , tính chất tự nhiên , vị trí, diện tích phù hợp với yêu
cầu và mục đích sử dụng.
 Tính khoa học : áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và các biện pháp tiên
tiến.
 Tính hiệu quả: Đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế- xã hội- môi trường.
Trang 3


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

 Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh;
 Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp
dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế
hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng
đất của cấp dưới;
 Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
 Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
 Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
 Dân chủ và công khai;
 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.
 Thực tiễn lập quy hoạch ở nước ta
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai được thực hiện theo ngành và lãnh thổ hành
chính, từ quy mô toàn quốc đến cấp huyện, xã, và các vùng chuyên canh, lâm trường,
xí nghiệp.Công tác quy hoạch sử dụng đất được lập từ năm 1961 trải qua các giai
đoạn:
 Từ 1961- 1975
 Ở miền Bắc công tác quy hoạch được thực hiện ở các nông - lâm trường do
các ngành chủ quản của các đơn vị này thực hiện, chủ yếu là quy hoạch
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, có đề cập đến bố trí, phân bổ đất nông
nghiệp.
 Ở miền Nam: Dự án phát triển hậu chiến
Hạn chế trong giai đoạn này là nội dung, phương pháp quy hoạch đơn
giản, không mang tính pháp lý, chủ yếu phục vụ cho hoạt động của từng nông trường
và từng hợp tác xã.
 Từ 1976- 1978
Thông qua nghị quyết Trung ương 2 khóa IV , Nhà nước cho ra đời Ủy

ban phân vùng kinh tế Trung ương. Ủy ban này hoạt động như một liên ngành tối cao.
Ở cấp tỉnh, thành lập ban Phân vùng kinh tế cấp Tỉnh phục vụ cho định hướng phát
triển kinh tế. Kết quả xây dựng được phân vùng kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, chế
biến thực phẩm của cả nước và đặc biệt phân được 7 vùng kinh tế:
 Vùng trung du miền núi Bắc Bộ
 Vùng đồng bằng Bắc Bộ
 Khu bốn cũ( Bắc Trung Bộ)
 Duyên hải miền Trung
Trang 4


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

 Vùng Tây Nguyên
 Vùng Đông Nam Bộ
 Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trong giai đoạn này đã xây dựng được phương án phân vùng trong nông –
lâm nghiệp cho 41 tỉnh- thành phố, chủ yếu cho 2 loại đất nông nghiệp và lâm nghiệp,
các loại đất khác ít được chú ý.
Hạn chế của giai đoạn này là nguồn tài liệu điều tra tình hình cơ bản còn
giới hạn, không đồng bộ nên tính khả thi của phương án không cao, thiếu số liệu cơ
bản về thống kê, kiểm kê đất đai, nội dung quy hoạch chưa thành một mục riêng trong
báo cáo mà dàn trải trong các nội dung quy hoạch và chỉ chú ý đến nội lực , không
đánh giá đến ngoại lực bên ngoài.
 Từ năm 1981- 1986
Trong thời kỳ này, Đại hội Đảng lần thứ V đưa ra Nghị quyết xúc tiến điều tra
cơ bản, lập sơ đồ quy hoạch và phát triển lực lượng sản xuất, nghiên cứu những chiến
lược, dự thảo kế hoạch 5 năm sau(1896-1990) .Để thực hiện nghị quyết này, Hội đồng

Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) triển khai công tác quy hoạch trên toàn quốc.
Trong thời kì này đã lập nên Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản
xuất trong cả nước; lập sơ đồ phát triển phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp;
sơ đồ phát triển phân bố lực lượng sản xuất ở các vùng kinh tế, các thành phố trực
thuộc trung ương.
Ở cấp huyện, thời kỳ này được gọi là Quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội. Phần
lớn các tỉnh , huyện,thành phố trực thuộc Trung ương đều tiến hành quy hoạch tổng
thể kinh tế xã hội.
Đây là đợt triển khai quy hoạch quy mô nhất Việt Nam sau ngày giải phóng.
Chất lượng quy hoạch được nâng cao thông qua kế thừa một số tài liệu cơ bản, đối
tượng quy hoạch được mở rộng hơn, gồm :đất nông nghiệp,lâm nghiệp, đất khu công
nghiệp, đất giao thông và đât ở…v..v.Quy hoạch các cấp trong thời kỳ này được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt( mang tính pháp lý); nội dung quy hoạch được lập
thành một chương riêng.
Giới hạn trong thời kì này là chỉ có Quy hoạch cấp toàn quốc, tỉnh, huyện;
riêng quy hoạch cấp xã chưa được đề cập đến.
 Từ 1987 đến trước khi có Luật đất đai năm 1993
Nhà nước quản lý đất đai theo kế hoạch và theo quy hoạch( Luật đất đai 1987)
hình thành loại hình quy hoạch mới gọi là quy hoạch sử dụng đất đai mà trước nay
chưa có.
Trong thời kì này, công tác quy hoạch rất ổn định do Tổng cục Quản lý ruộng
đất ban hành thông tư số 106 RD-QL.Đây là văn bản đầu tiên đề cập đến vấn đề
QHSDĐ.Thông tư này hướng dẫn nội dung, phương pháp, trình tự thủ tục đối với
QHSDĐ cấp xã và sau khi thông tư này có hiệu lực, các cấp tiến hành quy hoạch sử
dụng đất cấp xã.

Trang 5


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

Tuy nhiên, nội dung và phương pháp còn đơn giản, sơ sài, phương pháp luận
không chặt chẽ, do đó tính khả thi về mặt thực tiễn và pháp lý còn chưa cao.
Tháng 7 năm 1993 , Luật đất đai mới ra đời thay thế Luật đất đai 1987, một
lần nữa khẳng định công tác QH-KHSDĐ là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về
đất đai.
 Sau Luật đất đai 1993 đến trước Luật đất đai 2003
Luật đất đai 1993 ra đời, nhà nước ban hành thêm một số văn bản dưới Luật
nhằm giúp cho công tác QH-KHSDĐ phù hợp với hiện tại và tương lai.
 Chỉ thị 247/TTg ngày 28/4//1995 của Thủ tướng Chính phủ
 Thông báo số 122/ TB- TW ngày 14/7/1995 của Ban bí thư Trung Ương.
 Chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê
đất.
 Công văn 826/CV-ĐC của Tổng Cục Địa Chính ban hành ngày 16/7/1996 về
việc lập QH-KHSDĐ, thực hiện chỉ thị 245/TTg.
 Công văn số 1814/CV- TCĐC ngày 12/10/1998 của Tổng Cục Địa Chính về
việc triển khai lập QH-KHSDĐ.
 Công văn số 1294/CV-TCĐC ngày 25/8/1999 của Tổng Cục Địa Chính về
việc lập KHSDĐ năm 2000.
 Nghị định số 68/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/10/2001 về QHKHSDĐ
 Thông tư 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/10/2001 của Tổng Cục Địa Chính
hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
 Quyết định 424b/2001/QĐ-TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng Cục Địa Chính
về việc ban hành hệ thống biểu mẫu lập KHSDĐ.
 Luật đất đai 2003 ra đời cho đến nay
Tháng 11 năm 2003, Nhà nước ban hành Luật Đất đai mới thay thế cho Luật
Đất đai 1993, tại Khoản 2, điều 6 nêu rõ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 1

trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai và ban hành thêm một số văn bản dưới
Luật để giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là công tác lập kế hoạch
sử dụng đất được tốt và phù hợp với tình hình hiện nay.
 Nghị định 164/2004/NĐ-CP ngày 14/4/2004 của Chính phủ về kê biên, đấu
giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án.
 Nghị định 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật đất đai.
 Nghị định 182/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực đất đai.
 Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên &Môi trường ban hành Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất..
Trang 6


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

 Quyết định số 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên &Môi trường về việc ban hành kế hoạch việc triển khai thi hành Luật
đất đai.
 Thông tư số 28/2004/QĐ-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên &Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
 Thông tư số 29/2004/QĐ-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên & Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa
chính.
 Thông tư số 30/2004/QĐ-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên &Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
 Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 2/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên &Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
 Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất của FAO & BTNMT
 Quy trình QHSDĐ của FAO (1993)
Gồm 10 bước:
1. Xác định các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2. Lập kế hoạch thực hiện
3. Cấu trúc vấn đề và cơ hội
4. Xác định các loại hình sử dụng đất (LUTs)
5. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai
6. Đánh giá tổng hợp
7. Luận chứng và lựa chọn phương án tối ưu
8. Quy hoạch sử dụng đất
9. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất
10. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
 Quy trình QHSDĐ của Bộ Tài nguyên Môi trường
 Trình tự triển khai lập QHSDĐ, KHSDĐ của tỉnh, huyện gồm 7 bước
1. Công tác chuẩn bị
2. Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu ,bản đồ
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến việc sử dụng đất
4. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất kỳ trước, tiềm năng đất đai và xây dựng định hướng dài hạn về sử
dụng đất
5. Xây dựng và lựa chọn phương án
6. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
Trang 7



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

7. Xây dựng, báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
 Trình tự triển khai lập QHSDĐ, KHSDĐ chi tiết của xã gồm 6 bước:
1. Công tác chuẩn bị
2. Điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu ,bản đồ
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội; hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng
đất đai.
4. Xây dựng và lựa chọn phương án QHSDĐ chi tiết
5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết kì đầu
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp ,hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch , kế
hoạch sử dụng đất chi tiết, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết
So sánh quy trình của FAO & BTNMT
FAO

Bộ TNMT

Quy trình do Liên Hiệp Quốc đưa ra
Gắn liền với luật Việt Nam, phạm vi
cho nhiều vùng, lãnh thổ trên thế giới, Việt Nam, các cấp, các ngành phải thực
nghiêng về nghiên cứu nhiều hơn
thi, vừa mang tính khả thi, vừa mang
tính pháp lý cao
Sử dụng nhiều phương pháp chủ yếu,
Sử dụng nhiều phương pháp chủ yếu,

nhiều phương pháp trung gian nên kết ít phương pháp trung gian, ví vậy tính
quả mang tính khách quan cao
khách quan của kết quả kh6ng cao bằng
quy trình của FAO
Đối tượng đất đai là đất nông nghiệp,
Đấi tượng đất đai : bao gồm tất cả
đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng nhưng các loại đất
có định hướng chuyển sang nông nghiệp
=> chưa toàn diện
Bước 1-2: tiền quy hoạch
Bước 3-8: thực hiện quy hoạch
Bước 9-10: hậu quy hoạch

Bước 1: tiền quy hoạch
Bước 2-7(cấp tỉnh, huyện), -6( cấp
xã): thực hiện quy hoạch.

I.1.2. Căn cứ pháp lý
 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
 Luật đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật có liên quan
 Nghị định 181/ 2004/ NĐ- CP của chính phủ về việc thi hành Luật đất đai.
 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Trang 8


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân


 Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 2/11/2009 của Bộ TN&MT về việc
hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cùng hệ thống bảng biểu của thông tư.
 Văn bản số 2778/ BTNMT-TCQLĐĐ ngày 4/8/2009 của Bộ Tài nguyên Môi
trường về việc triển khai lập QHSDĐ đến năm 2020 & KHSDĐ 5 năm kì
đầu.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn của vấn đế nghiên cứu
 Quyết định số 4309/ QĐ-CTUBND ngày 8/5/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Nai ban hành đơn giá lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
 Quyết định 1117/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai về việc Phê duyệt
nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở và dịch vụ phục
vụ công nhân cụm công nghiệp Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng
Nai.
 Quyết định 1083/QĐ- UBND của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt
nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cụm công nghiệp xã Phú
Cường , huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai
 Công văn 699/UBND-NL ngày 26/4/2010 về việc triển khai lập QHSDĐ đến
năm 2020 & KHSDĐ 5 năm kì đầu 2011-2015.
 Căn cứ kế hoạch số 9556/ KH-UBND ngày 20/11/2009 của UBND tỉnh
Đồng Nai về việc triển khai lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và KHSDĐ 5 năm kì đầu 2011-2015 của 3 cấp tỉnh- huyện- xã thuộc
tỉnh Đồng Nai
 Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội- quốc
phòng an ninh giai đoạn 2005- 2009.Mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2010-2015
của xã Phú Cường- huyện Định Quán- tỉnh Đồng Nai.
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
Phú Cường là một xã đồng bằng của huyện miền núi Định Quán , nằm dọc
theo quốc lộ 20 từ km 17 đến km 21. Phía Đông giáp xã Phú Túc, Túc Trưng ; phía
Tây giáp xã Gia Tân II ( huyện Thống Nhất) ; phía Bắc giáp lòng hồ Trị An giáp

huyện Vĩnh Cửu . Xã có diện tích tự nhiên 5676,1841 ha trong đó đất lòng hồ Trị An
chiếm hơn 85% diện tích xã. Xã được chia thành 8 ấp, đời sống nhân dân chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Nhìn chung, kinh tế xã chưa thực sự phát triển
mạnh, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, tình hình quản lý, hiện trạng sử
dụng và biến động đất đai, tiềm năng đất đai, xác định các mục tiêu cụ thể
gắn với đất cần đạt được trong thời kỳ quy hoạch.
 Xác định nhu cầu và cân đối quỹ đất cho từng mục đích sử dụng, gắn với các
dự án phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu phấn đấu trong thời kỳ quy
Trang 9


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

hoạch và từng giai đoạn kế hoạch.
 Định rõ vị trí phân bố, diện tích và cơ cấu sử dụng cho các ngành, khu dân
cư, hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, văn hoá,
giáo dục ...).
I.3.2. Phương pháp thực hiện
 Phương pháp thống kê : phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và
tương đối để phân tích và đánh giá biến động đất đai, là cơ sở đánh giá chu
chuyển đất đai hiện trạng, chu chuyển đất đai kế hoạch,…
 Phương pháp điều tra nhanh : phương pháp thu thập thông tin
 Phương pháp bản đồ: là phương pháp dùng bản đồ thể hiện 1 thực trạng hay
1 kết quả của đối tượng mà ta muốn đề cập đến.
 Phương pháp GIS: thông qua các phần mầm chuyên dụng để xây dựng cơ sở

dữ liệu không gian và thuộc tính làm cơ sở xử lý, mô hình hóa, biên tập và
xuất vẽ hệ thống bản đồ chuyên đề trong quy hoạch sử dụng đất
 Phương pháp khảo sát thực địa: thông qua việc khảo sát thực địa để đưa ra
những giải pháp quy hoạch một cách hợp lý nhất cho địa phương.
 Phương pháp dự báo: dự báo cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế , dự
báo dân số và nhu cầu sử dụng đất của các ngành.
 Phương pháp chuyên gia : được thể hiện từ công tác tổ chức, báo cáo chuyên
đề đóng góp ý kiến,… đều thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm.
 Phương pháp định mức: Sử dụng các tiêu chuẩn định mức, tổng hợp và xử lý
thống kê kết hợp với các dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụng trong giai
đoạn thực hiện.
 Phương pháp kế thừa : kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan
đến quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
 Phương pháp tổng hợp: dùng phần mềm Excel để xử lý và dự báo các số liệu
điều tra.
I.3.3. Quy trình thực hiện
Gồm 6 bước:
Bước 1: Khảo sát thực địa, điều tra cơ bản, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ có liên
quan.
Bước 2: Phân tích,đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã
hội tác động đến việc sử dụng đất.
Bước 3: : Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất.
biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước
Bước 4: Đánh giá tiềm năng đất đai.
Bước 5: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và các giải pháp thực hiện.
Bước 6: Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh số liệu, tài liệu, bản đồ.

Trang 10



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

PHẦN II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Xã Phú Cường, nằm về phía Tây Nam huyện Định Quán, cách thị trấn Định Quán
khoảng 22km về phía tây nam. Xã có địa bàn phân bố dọc theo Quốc Lộ 20 với địa
hình tương đối bằng phẳng, là xã duy nhất của huyện được xếp vào xã đồng bằng, có
tiềm năng phát triển về nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cao su,
cà phê, điều,... và nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế.
Xã có 8 ấp: Tam Bung, Phú Tâm, Phú Thọ, Thống Nhất, Phú Tân, Phú Dòng, Bến
Nôm I, Bến Nôm II, với tổng diện tích 5.676,1841ha, chiếm 5,67% tổng diện tích toàn
huyện.
Ranh giới hành chính
Phía Bắc: giáp xã La Ngà
Phía Nam: giáp xã Phú Túc, xã Gia Tân huyện Thống Nhất
Phía Đông: giáp xã Túc Trưng
Phía Tây : giáp thị trấn Vĩnh An huyện Vĩnh Cửu
Xã Phú Cường có vị trí hết sức thuận lợi trong việc thông thương các xã trong khu
vực, có quốc lộ 20 chạy qua với chiều dài khoảng 4km, nằm giáp lòng hồ Trị An thuận
lợi cho việc giao thông thuỷ và đánh bắt thuỷ sản.
 Địa hình địa mạo
Xã Phú Cường hình thành và phát triển trên vùng đất bazan và đất xám vàng, địa
hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt nước biển
và có xu hướng thấp dần theo hướng Đông Nam – Tây Bắc.
Nhìn chung, Phú Cường có địa hình bằng phẳng và rộng thoáng với một số đồi rải
rác có quy mô nhỏ.

Bảng II.1 : Thống kê độ dốc và tầng dày
Tổng diện
tích khảo sát
959,80

Tầng dầy (cm)

Độ dốc
0

0

0

<30
318,90

0-3

3-8

8-15

526,70

420,10

13,00

30-50

160,20

>100
480,70

(Nguồn: Phòng TNMT huyện Định Quán)

 Khí hậu
Khí hậu huyện Định Quán nói chung và xã Phú Cường nói riêng mang đặc tính khí
hậu miền Đông Nam Bộ- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, ổn định quanh năm
và hầu như không có mùa đông.
Khí hậu phân chia hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, có gió mùa Đông Bắc, mang đặc tính không
khí nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng và hầu như không có mưa.
Trang 11


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

-

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm từ
biển Ấn Độ Dương vào, không khí xích đạo và nhiệt đới có đặc tính nóng, ẩm
và mưa mùa.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 24oC – 26oC, nhiệt độ cao nhất vào
tháng 4 (có khi lên đến 37-39oC), nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 (từ 19-20oC)
Biên độ nhiệt trong mùa mưa đạt 5,5 – 8oC, trong mùa khô đạt 5 – 12oC
Độ ẩm trung bình 78 – 82%

Lượng mưa tương đối lớn và phân hoá theo mùa, lượng mưa trung bình năm 1800
– 2000mm
- Mùa khô: lượng mưa 10 – 15% tổng lượng mưa trong năm.
- Mùa mưa: lương mưa 80 – 90% tổng lượng mưa trong năm.
Gió: phân theo 2 mùa
- Mùa mưa: hướng gió chính theo hướng Tây Nam
- Mùa khô: hướng gió chính theo hướng Tây Bắc
 Thủy văn
Xã Phú Cường có vị trí nằm gần hồ Trị An nên nguồn nước mặt tương đối phong
phú, ngoài ra còn có suối Rách chạy bao quanh ranh giới xã. Tổng diện tích mặt nước
4.497,635ha, chiếm 83,37% tổng diện tích tự nhiên.
II.1.2 Các nguồn tài nguyên
 Tài nguyên đất
Trên cơ sở bản đồ đất huyện Định Quán xây dựng năm 1976 theo phương pháp
phân loại của Bộ Nông nghiệp và năm 1998 theo FAO-UNESCO kết hợp điều tra,
khảo sát thành lập bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000 xã Phú Cường năm 2000, theo hệ thống
phân loại của FAO-UNESCO đất đai xã Phú Cường được phân chia ở 3 cấp phân vị:
 Nhóm đất đen (Luvisols)
Diện tích: 101,402ha, chiếm 10,65% tổng diện tích khảo sát, phân bố ở ấp Tam
Bung, Phú Thọ, Phú Tân và một ít ở Bến Nôm I (gần quốc lộ 24 cũ).
Đất đen trên địa bàn xã có địa hình bằng phẳng, độ dốc 0 – 3o, thành phần cơ giới
trung bình từ thịt pha cát đến đất thịt pha sét.
Đất đen hơn hẳn các loại đất khác về tính chất lý hoá, ít hoặc không chua, tổng
cation trao đổi cao, giàu các cation kiềm trao đổi đặc biệt là Ca++ và Mg++. Vì vậy đất
đen có độ phì nhiêu cao.
 Nhóm đất xám (Acrisols)
Đất xám có diện tích 414,304ha chiếm 42,2% được phân bố chủ yếu ở ấp Bến Nôm
II nằm ven lòng hồ Trị An với địa hình bằng phẳng
Nhìn chung đất xám có thành phần cơ giới nhẹ và có sự gia tăng sét theo chiều sâu
phẫu diện rất rõ

Đất xám chua, cation kiềm trao đổi thấp, rất nghèo mùn, đạm, lân và kali. Đất xám
chỉ phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày và cây ăn quả như xoài, điều...
Trang 12


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

Bảng II.2 : Phân loại đất xã Phú Cường
Ký hiệu
LV

Tên đất theo
FAO/UNESCO

Tên VIỆT NAM

I. Luvisols

Đất đen

Diện tích
(ha)
101,402

LVg

I.1.Epihyperferric –
Đất đen Gley nghèo bazơ có kết

Verti Gleyic – Luvisols von nhiều, tầng đá nông

88,4020

LVf

I.2. Epihyperferric Đất đen có kết von nhiều, tầng
Luvisols
đá nông

13,000

AC

II. Acrisols

Đất xám

414,3040

Acf

II.1.EndohyperferricAcrisols

Đất xám có kết von nhiều, tầng
sâu

95,4040

Acx


II.2.Epilithi–CromicAcrisols

Đất xám vàng, tầng đá nông

318,9000

Đất đỏ

444,1006

FR

III. Ferrasols

FRx

III.1.Endohyperferric
-Xanthic - Ferrasols

FRr

III.2.Acri-Rhodic
Ferrasols

Đất đỏ vàng kết von nhiều tầng
nông

-


Đất đỏ thẫm tích tụ sét

24,0000
420,1060

Đất sông suối mặt nước chuyên dùng

4.715,8706

Tổng diện tích

5.676,1841
(Nguồn: Phòng TNMT huyện Định Quán)

 Nhóm đất đỏ (Ferrasols)
Đây là nhóm có diện tích lớn nhất: 444,1006ha, chiếm 47,2%, phân bố ở ấp Phú
Dòng, Bến Nôm I, Bến Nôm II. Đây là phần đồi kéo dài từ huyện Thống Nhất lên với
địa hình dốc thoải. Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt tơi xốp, có độ
dày tầng đất rất lớn.
Đất được hình thành trên đá mẹ bazan có phản ứng từ chua đến ít chua. CEC, cation
kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp. Tuy vậy, đất đỏ là loại đất có độ phì cao; giàu mùn,
đạm và lân nhưng nghèo kali. Nhiều loại cây ăn trái có giá trị được phân bố trên vùng
đất này.
 Tài nguyên nước
 Nguồn nước mặt
Do có vị trí nằm gần hồ Trị An và có suối Rạch chạy bao quanh ranh giới xã nên
nguồn nước mặt của xã rất phong phú, đáp ứng cho ngành nông nghiệp xã.
 Nguồn nước ngầm
Phú Cường có khả năng khai thác nguồn nước ngầm ở những vùng đất phát sinh
trên đá mẹ bazan, riêng khu vực bazan phủ trên đất xám và đất xám thì nguồn nước

Trang 13


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

ngầm bị hạn chế. Nhìn chung nguồn nước ngầm xã Phú Cường tạm đủ cho sinh hoạt,
tuy nhiên cần có biện pháp khai thác nguồn nước ngầm hợp lý nếu không việc đào
giếng không có kế hoạch sẽ làm sụt giảm mực nước ngầm ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng và sinh hoạt.
 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản quý trên địa bàn xã chủ yếu nguyên vật liệu xây dựng
như gạch, ngói, với trữ lượng đất sét khoảng 3 triệu m3
II.1.3 Thực trạng môi trường
Xã Phú Cường có độ che phủ hiện tại: 55,4% (chủ yếu bằng cây lâu năm) nên
không khí ở đây trong lành thoáng mát. Tuy nhiên môi trường nguồn nước, đặc biệt là
nguồn nước ở lòng hồ Trị An do người dân nuôi trồng, đánh bắt và sinh sống trên mặt
nước nên ít nhiều làm ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra do chăn nuôi, trồng trọt ven lòng
hồ nhưng chưa có giải pháp xử lý dẫn đến nước thải ra lòng hồ bị ô nhiễm. Đây là vấn
đề quan tâm trong thời gian tới. Hoạt động khai thác tài nguyên trên địa bàn được
kiểm tra, giám sát chưa phát hiện sai phạm
Hằng năm hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường , ngày đất
ngập nước thế giới , UBND đã thông báo rộng rãi đến 8 ấp thực hiện phát quang, khai
thông cống rãnh, dọn dẹp vệ sinh…
Nhận xét chung
Thuận lợi
o Với vị trí địa lý thuận lợi, xã Phú Cường nằm trên quốc lộ 20 là cầu nối giữa
huyện Thống Nhất và huyện Định Quán nên rất thuận lợi cho việc giao thông
liên lạc và vận chuyển hàng hoá.

o Điều kiện tự nhiên mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo thuận
lợi cho việc phát triển và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.
o Tài nguyên đất đai phong phú, có hơn 80% diện tích lòng hồ, tạo khí hậu của
vùng ôn hoà. Đất có độ phì cao, nhóm đất đỏ chiếm diện tích đáng kể trong
tổng quỹ đất đai của xã.
o Tài nguyên khoáng sản tuy không phong phú về số lượng cũng như trữ lượng,
nhưng với việc khai thác nguyên vật liệu xây dựng cũng đáp ứng nhu cầu trong
xã và các vùng lân cận.
Khó khăn
o Môi trường nước bị ô nhiễm do người dân định cư ngay trên hồ, Để khắc phục
phải có chính sách cũng như bố trí khu ở khác cho bộ phận này.
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội
II.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
 Tăng trưởng kinh tế
Trên địa bàn xã những năm vừa qua, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực
, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng 5-6%, sự chuyển dịch cơ cấu hàng năm từ
2-3% đạt kế họach so với nghị quyết. Cơ cấu kinh tế của xã Phú Cường với nông, lâm,
ngư nghiệp đạt tỷ trọng 37,9% ; thương nghiệp ,dịch vụ chiếm tỷ trọng 56,9% ; tiểu
Trang 14


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng 5,2%.Ngành nông nghiệp của xã vẫn là ngành chính
trong cơ cấu kinh tế của xã, riêng ngành thương nghiệp,dịch vụ và tiểu thủ công
nghiệp có sư phát triển nhưng chưa có sự ổn định. Điều đó được thể hiện qua những
chính sách khuyến nông , khuyến khích phát triển để nông dân chủ động chuyển đổi cơ
cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và sự biến động giá cả của thị trường mà

vẫn đảm bảo phát triển bền vững.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế cùng với huyện Định quán từng bước được chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại,dịch vu
và tiểu thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và xu thế phát
triển chung của huyện.Trong những năm tới kinh tế xã sẽ chuyển dịch theo hướng
“Thương nghiệp,dịch vụ- nông nghiệp- tiểu thủ công nghiệp”
II.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của xã với tổng diện tích đất nông
nghiệp 722,41 ha ,chiếm 12,73% tổng diện tích tự nhiên.
Sự chuyển đổi cây trồng , vật nuôi chưa mạnh, đa số sự chuyển đổi cây trồng vật
nuôi theo hướng thị trường như cây gì, con gì có lợi ích kinh tế cao thì nhân dân tự
chuyển đổi, bên cạnh đó do thời tiết thất thường , và ảnh hưởng các loại dịch bệnh trên
đàn gia súc, gia cầm, do đó sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng không phát triển.
Trồng trọt :
Diện tích trồng cây hàng năm ước đạt 172,1ha trong đó:
Diện tích gieo trồng vụ Đông xuân : 17,9ha.Trong đó một số cây chiếm diện tích
lớn như bắp 5,4ha năng suất đạt 55 tạ/ha ; rau đậu các loại 12,5ha năng suất đạt 210
tạ/ha.
Cây điều do ra hoa, kết trái trong các tháng mùa khô ở vụ đông xuân nhưng bị
thời tiết mưa kéo dài làm hoa điều rụng nhiều, đồng thời tạo điều kiện cho sâu bệnh
phát sinh mạnh , trong khi việc chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại chưa đúng mức ,chưa
kịp thời nên năng suất giảm ,sản lượng chỉ khoãng từ 0,8- 0,9 tấn/ha
Diện tích trồng vụ Hè Thu : 74,2ha trong đó luá 46,7ha , năng suất đạt 46 tạ/ha;
màu 20,5 ha. Vụ Hè Thu năm nay đã có một số cơn mưa sớm, đây là điều kiện thuận
lợi cho nông dân làm đất chuẩn bị xuống giồng, đồng thời giúp cho cây mía và một số
cây dài ngày phát triển tốt
Diện tích gieo trồng vụ mùa : 80ha trong đó lúa 56ha năng suất ước đạt 43 tạ/ha;
màu 20 ha; bắp 4ha

 Chăn nuôi thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản được duy trì và ngày càng tăng diện tích từ 16,4 ha
(2005) với 63 hộ nuôi trồng lên 22,5 ha (2009) với 86 hộ , đa số nuôi trồng chủ yếu là
ba ba ,cá lóc và một số loại cá tạp khác , diện tích nuôi trồng chủ yếu các hộ dân tận
dụng những ao hồ có sẵn của các ruộng chân ruộng thấp và các diện tích đất cao để
xây dựng ao, công tác đầu tư con giống cũng như kỹ thuật nuôi được người chăn nuôi
Trang 15


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

đầu tư ngày một nâng lên, năng suất cũng tăng đáng kể từ 438 tấn (năm 2005) lên 600
tấn (năm 2009), công tác đánh bắt thủy sản với sản lượng 750 tấn, năm 2009 có 299 hộ
khai thác , đánh bắt sản lượng 1300 tấn; khai thác đánh bắt thủy sản đều đảm bảo vệ
sinh môi trường sinh thái
 Tiểu thủ công nghiệp
Tổng thu nhập ngành tiểu thủ công nghiệp đạt 6,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,2%,
tăng 4% so với năm 2005, bình quân hàng năm tăng 1-1,5%
Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu ở các ấp Phú Dòng, Bến Nôm 1,
Bến Nôm 2, Phú Tân và Thống Nhất gồm các nghề như : may mặc, thêu, làm hòm,
hàn tiện, sản xuất bàn ghế, …các cơ sở này đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 500
lao động.
Đã quy hoạch cụm công nghiệp Phú Dòng với diện tích 33ha, hiện đang được
UBND tỉnh huyện phê duyệt và đang xúc tiến mô giới nhà đầu tư xây dựng
 Khu vực kinh tế thương mại dịch vụ
Hoạt hộng buôn bán diễn ra bình thường, không biến động lớn, hàng hóa dồi dào,
phong phú và đáp ứng cho người tiêu dùng nhất là vào dịp lễ Nguyên Đán, sức mua,
sức bán tăng rõ rệt, các mặt hàng Tết đều đáp ứng nhu cầu mua sắm tết của người dân;

trong năm 2009
II.2.3 Thực trạng phát triển xã hội
 Dân số
Theo số liệu thống kê của UBND xã cung cấp, tổng dân số hiện nay của xã là 2831
hộ với 14290 nhân khẩu, tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 1,14%. Mật độ dân số bình
quân 252 người/ km2.
 Lao động việc làm
Tổng số người trong độ tuổi lao động toàn xã là 9504 người, chiếm 58% dân số
toàn xã. Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động, 20% công nhân,
20% dịch vụ buôn bán nhỏ và làm thuê, còn 10% là các công việc khác
 Dân tộc, tôn giáo
Hiện nay trên địa bàn xã có các cơ sở tôn giáo
Bảng II.3: Phân bố các cơ sở tôn giáo
Ấp

Cơ sở tôn giáo
Chùa Trúc Lâm
Giáo xứ cứu thế Phú Dòng

Phú Dòng

Cộng đoàn dòng Chúa cứu thế 1712
Cộng đoàn dòng mến thánh giá 1713
Tu hội bác ái Phú Dòng

Thống Nhất

Giáo xứ Thống Nhất có Giáo họ Hiệp Nhất trực thuộc
giáo xứ
Trang 16



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Vũ Khánh Vân

Cộng đoàn dòng chúa Quang Phòng
Tam Bung

Giáo xứ Thánh Mẫu

Bến Nôm 2

Cộng đoàn Đức mẹ Hiệp Nhất
(Nguồn: Số liệu thống kê của xã)

Trong đó, các tín đồ theo các Tôn giáo như sau:
Bảng II.4: Hiện trạng tôn giáo trên địa bàn xã năm 2010
Công giáo

Phật giáo

Hòa hảo

Cao đài

Tin
Lành

Không

Đạo

Số
hộ

Nhân
khẩu

Số
hộ

Số
hộ

Số
hộ

Nhân
khẩu

Số
hộ

Số
hộ

Kinh

2217


11309

329 1695

7

42

2

Hoa

10

51

10

52

Khơme 7

37

4

30

Mường 2


3

5

28

Nhân
khẩu

Nhân
khẩu

1

3

Nhân
khẩu

3

Nhân
khẩu

165 812
2
10

5
41


(Nguồn: Số liệu thống kê xã Phú Cường)

Nhìn chung trên địa bàn xã chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 79% dân số toàn xã, tiếp
theo là các dân tộc Hoa, Khome, Mường.Xã có nhóm đạo là Công giáo chiếm đa số
hơn các nhóm đạo khác như phật giáo, Hòa hảo, Cao đài và một số gia đình có tâp tục
thờ cùng ông bà.Với tinh thần đoàn kết bà con nhân dân trong xã sống rất hòa thuận ,
giúp đỡ lẫn nhau, dưới sự lãnh đạo của ban chính quyền xã, cùng nhau xây dựng cuộc
sống tốt đẹp.
II.2.4 Thực trạng phát triển các khu dân cư
Dân cư chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến đường QL 20 và các tuyến đường
chính của xã và tập trung đông tại các khu vực quanh chợ và trung tâm hành chính xã.
Nhìn chung dân cư phân bố khá đều, tuy nhiên nhà cửa trong các cụm dân cư xây
dựng tự phát, chưa có hệ thống cấp thoát nước, đường đi lại nhỏ, môi trường bị ô
nhiễm do nước thải sinh hoạt và phân gia súc…. Do đó việc quy hoạch khu dân cư cho
địa bàn xã là việc làm thiết thực trong những năm tới đây.
II.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
 Giao thông
Mạng lưới giao thông trong xã tương đối đồng đều với tổng chiều dài các đọan
đường 16,95 km. Nhìn chung hệ thống giao thông của xã Phú Cường tương đối tốt,
phần nào phục vụ được nhu cầu đi lại của người dân. Nhưng với xu hướng phát triển
ngày càng cao thì giao thông là vấn đề quan trọng nên cần nâng cấp và mở rộng để
phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển nông sản, hàng hóa.

Trang 17


×