Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TÂN HỒNG - TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.01 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
 

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN TÂN HỒNG - TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐẾN NĂM 2020

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

: TRƯƠNG QUỐC THẮNG
: 06124114
: DH06QL
: 2006 – 2010
: Quản Lý Đất Đai

TP.HCM, THÁNG 09 NĂM 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HỌACH


 
TRƯƠNG QUỐC THẮNG

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN TÂN HỒNG - TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐẾN NĂM 2020

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Duy Hùng
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Ký tên : ………………………………

- Tháng 09 năm 2010 -


LỜI CẢM ƠN !
Con xin ghi nhớ công ơn cha mẹ đã sinh thành, ông bà nội, cô ba,
bác năm, nuôi dưỡng con đến ngày hôm nay. Con cũng xin được cảm ơn
những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ con trong suốt quá
trình học tập.
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp, em chân thành cảm ơn quý thầy
cô Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. HCM đã truyền đạt cho em nhiều kinh nghiệm và kiến thức quí báu
trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài.
Em rất chân thành tri ân đến thầy Trần Duy Hùng đã hướng dẫn chu
đáo, tận tình để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn:
Sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị hiện đang công tác tại
Phòng TNMT, UBND, các Phòng Ban Huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp,
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại cơ

quan.
Sự giúp đỡ của các bạn lớp DH06QL trong suốt thời gian học tập
cũng như thực tập làm luận văn tốt nghiệp.

ĐH Nông Lâm TP.HCM, tháng 09/2010
Sinh viên
Trương Quốc Thắng


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Trương Quốc Thắng, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Đề tài:“Quy hoạch sử dụng đất Huyện Tân Hồng – Tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020”
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Duy Hùng, Bộ môn Quy hoạch sử dụng đất,
Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Đề tài được thực hiện dưới sự cộng tác của Phòng Tài Nguyên Môi Trường
huyện Tân Hồng và sự hổ trợ từ phía các Phòng ban, Đảng Uỷ_Uỷ ban nhân huyện
Tân Hồng, các xã, thị trấn. Thông qua quá trình khảo sát, thu thập số liệu, bản đồ đã
đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai của Huyện trong thời gian tới.
Tân Hồng là một trong những Huyện của tỉnh Đồng Tháp có vị trí giáp biên
giới nước bạn Campuchia, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, trên địa bàn Huyện
với sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu và ngày càng có xu hướng nhiều dân nhập cư từ
nơi khác đến đây để làm ăn, sinh sống. Từ đó đã làm cho tình hình sử dụng đất đai
diễn ra ngày càng phức tạp .Hiện nay quỹ đất chưa sử dụng không còn nữa. Vì vậy
Quy hoạch sử dụng đất Huyện Tân Hồng là cần thiết, cấp bách để sử dụng đất hiệu quả
đảm bảo việc sử dụng tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả, đòi hỏi địa phương
phải tăng cường việc quản lý một cách chặt chẽ hơn, hợp lý hơn và nhằm cụ thể hoá
các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai Huyện Tân Hồng và là căn cứ để giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất và kết quả
đánh giá khả năng thích nghi của đất đai,kết hợp quan điểm sử dụng đất và dự báo nhu
cầu sử dụng đất của địa phương, để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2020
Ngành nông nghiệp sẽ thu hẹp dần nhưng diễn ra chậm về diện tích trong quá
trình đô thị hóa, chủ yếu là chuyển mục đích sang xây dựng các công trình trong đô
thị. Như vậy chủ trương của địa phương là sẽ không đầu tư mạnh vào khu vực này; tuy
nhiên chỉ khuyến khích phát triển một số ngành nông nghiệp theo mô hình chuyển đổi
cây trồng vật nuôi mới kết hợp du lịch sinh thái, nông nghiệp phục vụ kết hợp vui chơi
giải trí trong đô thị.
Diện tích đất nông nghiệp của huyện Tân Hồng đến năm 2020 là 24503,70ha,
giảm 200,44 ha so với năm 2010. Phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giảm
để chuyển sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp 424,85 ha
Về đất phi nông nghiệp: Đến năm 2020 diện tích đất phi nông nghiệp của huyện
là: 6622,88 ha, thực tăng 200,44 ha so với năm 2010. Diện tích quy hoạch tăng thêm
được lấy từ đất trồng lúa 181,52 ha; lấy từ đất trồng cây lâu năm 18,42 ha, lấy từ đất
trồng nuôi trồng thủy sản 0,50 ha. Với vị trí rất thuận lợi để phát triển, trong tương lai
địa bàn sẽ trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của Tỉnh Đồng Tháp.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

PHẦN I: TỔNG QUAN

3

I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu


3

I.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
I.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu

3
3

I.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu

I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình
thực hiện
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
I.3.3 Các bước thực hiện
I.4. Kết quả đạt được
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan
môi trường
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1.1 Vị trí địa lý
II.1.1.2 Địa hình, địa mạo
II.1.1.3 Khí hậu
II.1.1.4 Thuỷ văn

II.1.2. Các nguồn tài nguyên
II.1.2.1 Tài nguyên đất
II.1.2.2 Tài nguyên nước

II.1.2.3 Tài nguyên nhân văn
II.1.3. Thực trạng môi trường và cảnh quan thiên nhiên
II.1.3.1 Thực trạng môi trường
II.1.3.2 Cảnh quan thiên nhiên
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội
II.2.1.Tăng trưởng kinh tế
II.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
II.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
II.2.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

4

4
5
5
5
6
6
7
7
7
7
8
8
9

9
9
10
10

11
11
11
11
11
12
12
12


II.2.3.2. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
II.2.4. Thực trạng phát triển xã hội
II.2.4.1. Dân số
II.2.4.2. Lao động và việc làm
II.2.4.3. Thực trạng phát triển đô thị
II.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
II.2.5.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
II.2.5.2. Cơ sở hạ tầng xã hội
II.2.6 Quốc phòng, an ninh
II.2.7. Nhận xét chung
II.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất

II.3.1 Tình hình quản lý đất đai
II.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai
II.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

II.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
II.3.2.3. Đất chưa sử dụng
II.3.3. Đánh giá biến động đất đai
II.3.3.1 Biến động đất đai từ 2005-2006

II.3.3.2 Biến động đất đai từ 2006 – 2007
II.3.4 Đánh giá hiệu quả, kinh tế - xã hội, môi trường của việc sử dụng
đất; tính hợp lý của việc sử dụng đất, những tồn tại trong việc sử dụng đất
II.3.4.1 Cơ cấu sử dụng đất
II.3.4.2 Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội
II.3.4.3 Tập quán khai thác sử dụng đất
II.3.4.4 Hiệu quả sử dụng đất
II.3.4.5 Những tác động môi trường đất trong quá trình sử dụng đất
II.3.4.6 Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân chính
và giải pháp khắc phục
II.4. Đánh giá tiềm năng đất đai
II.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai

12
13
12
13
13
13
13
14
15
15
16

16
19
20


21
23
23
23
26
27
27
27
27
27
28
27
28
29

II.4.2. Tiềm năng đất đai theo từng loại đất, mục đích sử dụng
II.4.2.1. Tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp

29
29

II.4.2.2. Tiềm năng đất phi nông nghiệp
II.4.3. Khái quát chung tiềm năng quỹ đất đai

29
30

II.5 Quy hoạch sử dụng đất

30


II.5.1 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

30

II.5.1.1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội

30


II.5.1.2 Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

30

II.5.1.3 Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

33

II.5.1.4 Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

38

II.5.2 Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010

45

II.5.2.1 Cụ thể hoá các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2006 – 2010 45
II.5.2.2 Cụ thể hoá kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất
kỳ đầu theo từng năm


46

II.5.2.3 Cụ thể hoá kế hoạch thu hồi đất đến từng năm

48

II.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khi Quy Hoạch

51

II.6.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế

51

II.6.2 Đánh giá hiệu quả xã hội

53

II.6.3 Đánh giá hiệu quả môi trường

51

II.7 Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất
II.7.1 Tính khả thi của dự án

55
58

II.7.2 Các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

II.7.3 Các giải pháp thực hiện quy hoạch
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

60
62
72


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QHKHSDĐ
TT
BTNMT

CP

UBND
UB-ĐT
CD
PNN
TDTT
NXB

:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Thông tư
Bộ tài nguyên môi trường
Nghị định
Chính phủ
Quyết định
Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban đô thị
Chuyên dùng
Phi nông nghiệp
Thể dục thể thao
Nhà xuất bản


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng II.1: Thống kê và Phân loại đất Huyện Tân Hồng
Trang
Bảng II.2: Dân số chia theo các xã
Bảng II.3: Hiện trạng giáo dục Huyện Tân Hồng
Bảng II.4: Cơ cấu sử dụng đất 2010 Huyện Tân Hồng

Bảng II.5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Huyện Tân Hồng
Bảng II.6: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Bảng II.7: Biến động ba nhóm đất chính giai đoạn 2005-2010
Bảng II.8: Biến động nhóm đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2010
Bảng II.9: Biến động nhóm đất phi nông nghiệp giai đoạn 2005-2010
Bảng II.10: Biến động đất đai giai đoạn 2005-2010
Bảng II.11: Diện tích, cơ cấu đất đai đến năm 2010

9
12
13
18
19
21
22
24
25
26
41

Bảng II.12: Tổng hợp phân kỳ kế hoạch sử dụng đất

44

Bảng II.13 Kế hoạch thu hồi đất từng năm của Huyện Tân Hồng

47

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình sơ đồ vị trí Huyện Tân Hồng

Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất Huyện Tân Hồng

Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 Huyện Tân Hồng

Trang 8
18

19

Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm2010

Huyện Tân Hồng
Biểu đồ 4: Biến động 3 nhóm đất chính giai đoạn 2005-2010
Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất Huyện Tân Hồng năm 2010
Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất Huyện Tân Hồngnăm 2020

21
23
26
50


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta biết đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không có gì thay thế được, là nền tảng để phân bố cho nhu cầu đất đai của các

ngành kinh tế quốc dân; các khu dân cư, các công trình văn hóa phúc lợi, phục vụ
đời sống và sự nghiệp củng cố an ninh quốc phòng.
Hiện nay trong xu hướng toàn cầu hoá và phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần thì nhu cầu sử dụng đất của các ngành nghề ngày càng đa dạng và phức tạp. Vì
vậy, để quản lý và sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững thì
công tác quy hoạch sử dụng đất đai là hết sức quan trọng và cần thiết.
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều 18
nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử
dụng đúng mục đích và có hiệu quả nhất”. Tại mục 2 chương II Luật Đất đai năm 2003
và chương III Nghị định 181/2004/NĐ - CP cũng đã nêu rõ thẩm quyền, trách nhiệm,
nội dung việc lập và điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai của các cấp và
các ngành. Việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện
theo các nội dung quy định tại các Điều 23, 25, 27 và khoản 3 Điều 29 của Luật Đất
đai; các Điều 13, 15, 16, 17, 18, 26 và 29 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29
tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, các Điều 3, 4, 5 và 6 của
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về Quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư. Mới đây Bộ TNMT cũng ban hành Thông tư 19/2009/TT-BTNMT quy định chi
tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Huyện Tân Hồng là một trong huyện vùng biên của Tỉnh Đồng Tháp có vị trí
tiếp giáp với nước bạn Campuchia và Tỉnh Long An. Tân Hồng đóng vai trò cửa ngõ
quan trọng của tỉnh Đồng Tháp. Phát huy lợi thế này, bên cạnh việc tập trung chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, Tân Hồng đã và đang đẩy
mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, đặc biệt là
kinh tế cửa khẩu kết hợp với ổn định quốc phòng an ninh biên giới, tạo nên diện mạo
mới, khởi sắc cho kinh tế Huyện. Hiện nay, trên địa bàn Huyện đã và đang có nhiều dự
án đầu tư phục vụ kinh tế- xã hội- môi trường có liên quan đến quá trình khai thác quỹ
đất. Việc quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm
2011-2015 nhằm điều hòa quan hệ sử dụng đất trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội; đánh giá tài nguyên này một cách đầy đủ, khoa học để hoạch định các kế hoạch

khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả lâu dài; đề xuất các chỉ tiêu và phân bổ hợp lý
quỹ đất, cũng như có cơ sở để thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo
luật định trong thời gian từ nay đến năm 2020.
Cho nên sau khi quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp được
phê duyệt thì việc lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là cần thiết, nhằm
phân bổ chi tiết quỹ đất trên địa bàn Huyện vào các mục đích sử dụng và là căn cứ

Trang 1


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất của Tỉnh sau khi quy hoạch - kế hoạch sử
dụng đất cấp huyện được phê duyệt.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Đất Đai và
Bất Động Sản trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện
đề tài: “ Quy hoạch sử dụng đất Huyện Tân Hồng - Tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020 ”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
- Xác định lợi thế và hạn chế của Huyện trong phát triển kinh tế- xã hội nói
chung và trong khai thác sử dụng quỹ đất đai nói riêng.
- Đánh giá được thực trạng và tiềm năng đất đai của Huyện làm cơ sở phân bổ,
sử dụng đất đai hợp lý, khoa học, hiệu quả và bền vững.
- Khoanh định, lập quy hoạch sử dụng đất cấp Huyện quy mô cụ thể cho từng
loại đất tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý Nhà nước về đất đai của Huyện: giao, cho
thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng … Làm cơ sở cho công tác lập quy hoạch và
kế họach sử dụng đất cấp xã (các xã và Thị Trấn).
- Đánh giá một cách chính xác điều kiện về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và

thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Huyện.
- Phân bổ sử dụng đất cho các ngành, đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất hiện
tại và trong tương lai.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với định hướng sử dụng
đất của các ngành, các cấp cao hơn.
- Xây dựng phương án quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai của Huyện đến
năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu
ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Huyện và
Tỉnh, nhằm sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và lâu bền.
- Tạo cơ sở pháp lý cũng như kỹ thuật cho công tác quản lý, sử dụng đất đai.
- Phương án quy hoạch mang tính khoa học, hiệu quả, tính khả thi.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và quy luật
phát triển kinh tế - xã hội.
- Quỹ đất đai của Huyện Tân Hồng – Tỉnh Đồng Tháp
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Địa bàn nghiên cứu: toàn bộ diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính
Huyện Tân Hồng – Tỉnh Đồng Tháp
- Thời gian nghiên cứu : 4 tháng (từ 01/04/2010 đến 30/07/2010).

Trang 2


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

- Động thái biến đổi điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi
trường.
- Quy luật phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, còn một số cơ sở khoa học mang tính thuyết phục như sau:
Đất đai: là một vùng không gian đặc trưng có giới hạn, theo chiều thẳng
đúng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động
vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo
chiều nằm ngang trên mặt đất( là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn,
thảm thực vật cùng các thành phần khác). Ngoài ra còn hoạt động của con người
từ quá khứ đến hiện tại và triển vọng trong tương lai.
Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động
phân bổ, bố trí, sắp xếp, tổ chức.
Quy hoạch sử dụng đất: quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp
kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản đất đai đầy
đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bố quỹ đất cho
các mục đích và cho các ngành và tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất của xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau
đây:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch
sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử
dụng đất của cấp dưới;
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai;

8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét
duyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.

Trang 3


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

I.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật đất đai 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về thi hành Luật đất đai
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư;
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,kế
hoạch sử dụng đất
Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
- Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT Bộ Tài nguyên-Môi trường ngày 24
tháng 10 năm 2005 về việc ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật lập và điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh Quy họach ,kế họach sử dụng
đất
( Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2005/QĐ-BTNMT ngày 24 tháng

10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường )
- Quy hoạch các ngành: Công nghiệp, Nông nghiệp, Giao thông-Vận tải,
Giáo dục- Đào tạo,Thương mại-Dịch vụ đến năm 2020.
- Số liệu thống kê huyện Tân Hồng các năm .
- Số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 và thống kê đất đai các năm 2006,2007
2008,2009,2010.
- Kết quả điều tra dân số huyện Tân Hồng năm 2009.
I.1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm 2006 – 2010 tỉnh Đồng Tháp
- Nghị quyết đại hội Đảng bộ Huyện Tân Hồng nhiệm kỳ 2010 -2015
- Báo cáo tổng kết hoạt động của UBND Huyện Tân Hồng hàng năm
- Niên giám thống kê Huyện Tân Hồng năm 2009
Trang 4


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

- Hệ thống số liệu kiểm kê đất đai huyện Tân Hồng năm 2010
- Hệ thống biểu thống kê đất đai năm 2006, 2007,2008,2009,2010
- Quy hoạch các ngành Tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 liên quan đến huyện
Tân Hồng :
+ Quy hoạch phát triển công nghiệp Tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020
+ Quy hoạch phát triển các Trung tâm thương mại, siêu thị tỉnh
Đồng Tháp đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

+ Quy hoạch nông nghiệp, phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp
đến năm 2020
+ Quy họach phát triển ngành Thể dục Thể thao tỉnh Đồng Tháp
đến năm 2020
+ Quy hoạch Môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
+ Đề án phát triển hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
đến năm 2020
+ Đề án Điều chỉnh mạng lưới đô thị tỉnh Ðồng Tháp giai đoạn
2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020
+ Đề án Phát triển giao thông nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020.
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu
Tân Hồng là huyện vùng sâu nằm phía Bắc Tỉnh Đồng Tháp, có tổng diện
tích tự nhiên là 31126,59 ha. Phía Bắc giáp Tỉnh Prêyveng (Vương quốc
Campuchia). Phía Tây giáp Huyện Hồng Ngự. Phía Nam giáp Huyện Tam Nông.
Phía Đông giáp Huyện Tân Hưng – Tỉnh Long An.
Địa hình trên địa bàn tương đối phức tạp, với hơn 20 km đường biên giới
và nước bạn Cam pu chia và trung tâm thương mại cửa khẩu Dinh Bà đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, Tân Hồng
nằm xa trung tâm tỉnh lỵ, xa trung tâm thành phố lớn, điều kiện giao thông và cơ
sở hạ tầng còn kém phát triển gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội –xã
hội. Khí hậu trên địa bàn phường luôn ôn hoà, dễ chịu. Mạng lưới thủy văn gồm
có 02 con sông chảy qua : Sông Sở Hạ và Sông Cái Cái . Sông Sở Hạ chạy dọc
biên giới và là ranh giới giữa Việt Nam – Cam pu chia, Sông Cái Cái chảy qua địa
phận xã Thông Bình và xã Tân Thành A cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt,
địa bàn rất có tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, có thể phát triển các loại hình
dịch vụ sinh thái, văn hoá, TDTT…

Trang 5



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình thực hiện
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, tình hình quản lý, hiện trạng
sử dụng và biến động đất đai, tiềm năng đất đai, xác định các mục tiêu cụ thể gắn
với đất cần đạt được trong thời kỳ quy hoạch.
- Xác định nhu cầu và cân đối quỹ đất cho từng mục đích sử dụng, gắn với
các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu phấn đấu trong thời kỳ quy
hoạch và từng giai đoạn kế hoạch.
- Định rõ vị trí phân bố, diện tích và cơ cấu sử dụng cho các ngành, khu dân
cư, hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, văn hoá,
giáo dục... )
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra nhanh : thông qua hai phương pháp RRA và PRA để thu
thập thông tin số liệu, tài liệu có liên quan. Và phương pháp SWOT để đánh giá 4
yếu tố là mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa : kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan
đến quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
- Phương pháp thống kê : phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và tương
đối để phân tích và đánh giá biến động đất đai, là cơ sở đánh giá chu chuyển đất
đai hiện trạng, chu chuyển đất đai kế hoạch,…
- Phương pháp bản đồ: là phương pháp dùng bản đồ thể hiện 1 thực trạng hay 1
kết quả của đối tượng mà ta muốn đề cập đến.
- Phương pháp GIS: ứng dụng công nghệ tin học xây dựng các bản đồ chuyên
đề, bản đồ đơn tính,tiến hành chồng xếp trên cơ sở mối quan hệ giữa các bản đồ để

đưa ra một bản đồ thành quả chung.
- Phương pháp dự báo: dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số
lượng như: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất.
- Phương pháp chuyên gia : được thể hiện từ công tác tổ chức, báo cáo chuyên
đề đóng góp ý kiến,… đều thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm.
- Phương pháp định mức: Sử dụng các tiêu chuẩn định mức, tổng hợp và xử lý
thống kê kết hợp với các dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụng trong giai đoạn
thực hiện.
- Phương pháp tổng hợp: dùng phần mềm Excel để xử lý và dự báo các số liệu
điều tra.
- Phương pháp đa phương án: là phương pháp đưa ra nhiều phương án thích
hợp, sau đó lựa chọn phương pháp tối ưu nhất
Trang 6


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

I.3.3 Các bước thực hiện
- Bước 1: Khảo sát thực địa, điều tra cơ bản, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ có
liên quan.
- Bước 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội
tác động đến việc sử dụng đất.
- Bước 3: Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất.
- Bước 4: Đánh giá tiềm năng đất đai.
- Bước 5: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và các giải pháp thực
hiện.
- Bước 6: Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh số liệu, tài liệu, bản đồ.
I.4 Kết quả đạt được

1. Báo cáo tổng hợp : Quy họach sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tân Hồng –
Tỉnh Đồng Tháp (kèm theo Hệ thống bảng biểu theo quy định )-5 bộ.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Tân Hồng – tỷ lệ 1/25.000-5
bộ
3. Bản đồ quy họach sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tân Hồng-Tỉnh Đồng
Tháp tỷ lệ 1/25.000 -5 bộ
4. Đĩa CD chứa bản đồ dạng số và báo cáo thuyết minh .
Các lọai bản đồ có cùng tỷ lệ. Hệ thống bản đồ biên tập theo quy phạm hiện
hành của Bộ Tài nguyên-Môi trường ban hành.

Trang 7


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường:
II.1.1 Điều kiện tự nhiên
II.1.1.1 Vị trí địa lý
Tân Hồng là một huyện vùng sâu nằm phía Bắc Tỉnh Đồng Tháp với tổng
diện tích 31126,58 ha ( số liệu kiểm kê năm 2010). Tân Hồng được thành lập ngày
01 tháng 6 năm 1989 trên cơ sở huyện Hồng Ngự tách ra; Huyện có một thị trấn
là Sa Rài và 8 xã: Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Thông Bình, Tân Thành A, Tân Thành B,
Tân Phước, An Phước, Tân Công Chí,39 ấp.
Sơ đồ vị trí Huyện Tân Hồng

Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường


Trang 8


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

Vị trí địa lý được xác định như sau :
 Phía Bắc giáp : Tỉnh Prêyveng (Vương quốc Campuchia).
 Phía Tây giáp : Huyện Hồng Ngự .
 Phía Nam giáp : Huyện Tam Nông .
 Phía Đông giáp : Huyện Tân Hưng – Tĩnh Long An .
Tân Hồng là huyện vùng sâu, biên giới, đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp.Là
huyện có đường biên giới với nước bạn Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Dinh Bà,
đồng thời hội tụ nhiều tuyến đường quan trọng như: Quốc lộ N1 – tuyến giao
thông huyết mạch của tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long, quốc lộ 30 thông
suốt từ thành phố Cao Lãnh đến Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà nối với đường Sâu
Riêng (Campuchia) gặp đường Xuyên Á.Tỉnh lộ 842, 843 nối Tân Hồng với các
huyện trong tỉnh và tỉnh Long An, cùng với các tuyến đường như: Sông Sở Hạ,
rạch Cái Cái, kênh Sa Rài, Tân Thành – Lò Gạch, Hồng Ngự - Vĩnh Hưng…
Với hơn 20 km đường biên giới và nước bạn Campuchia với trung tâm
thương mại cửa khẩu Dinh Bà đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế
và trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, Tân Hồng nằm xa trung tâm tỉnh lỵ, xa trung tâm
thành phố lớn, điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng còn kém phát triển gây khó
khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội –xã hội.
II.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Huyện Tân Hồng có địa hình tương đối phức tạp, vùng cao và vùng thấp
chênh lệnh khá lớn từ 1 - 1,5m, có 2 gân gò dọc từ Bắc xuống Nam, có độ nghiêng
từ Tây sang Đông, các gò đống, lung bào xen kẽ nhau. Cao độ biến thiên từ +1,70
m đến +4,00 m và có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam

II.1.1.3 Khí hậu
Tân Hồng mang đặc điểm chung của khí hậu ĐBSCL, nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú, chia
làm 02 mùa rõ rệt : mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình khá cao khoảng 270c. Độ ẩm không khí tương đối cao
và ổn định, trung bình là 83%, lượng mưa tương đối ổn định qua các năm trung
bình là : 227mm /năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các
Trang 9


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

tháng trong năm, mùa mưa lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm và
tập trung vào tháng 9,10 trong năm, mùa mưa không đáng kể chỉ chiếm (10%) .

II.1.1.4 Thuỷ văn
Trên địa bàn huyện có 02 con sông chảy qua : Sông Sở Hạ và Sông Cái Cái
. Sông Sở Hạ chạy dọc biên giới và là ranh giới giữa Việt Nam – Cam pu chia,
Sông Cái Cái chảy qua địa phận xã Thông Bình và xã Tân Thành A .
Chế độ thủy văn được chia làm 02 mùa rõ rệt : Mùa lũ bắt đầu từ tháng 07
đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 06 năm sau. Tân Hồng là
huyện đầu nguồn nên có thời gian ngập lũ sớm (tháng 7 – 8) và kéo dài 3 – 4 tháng
trong năm
II.1.2 Các nguồn tài nguyên
II.1.2.1 Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra phân Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp miền
Nam (1997 ), Tân Hồng có 03 nhóm đất chính là : Nhóm đất xám, nhóm đất phèn

và nhóm đất phù sa có tầng loang lổ. Đất vùng thấp: thịt nặng pha sét. Đất vùng
cao: cát pha thịt nhẹ. Phù sa cổ (trầm tích Pleistocene, QIII) chìm dần dưới phù sa
mới. Đất phèn hoạt động có lớp lũ tích dốc tụ trên mặt: phân bố thành dải, ở rìa
giáp với phù sa cổ. Nhìn chung các nhóm đất này thích hợp với nhiều cây trồng
đặc biệt là lúa mùa và cây ăn quả
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng chính
quyền địa phương với việc cải tạo hệ thống thủy lợi tốt nên đưa các vùng đất phèn
vào sử dụng sản xuất lúa 3 vụ năng suất cao. Sản xuất lúa năng suất cao, màu và
cây ăn trái là thế mạnh của Huyện hiện tại và trong tương lai .
II.1.2.2 Tài nguyên nước
 Nguồn nước mặt: Tân Hồng có nguồn nước mặt khá dồi dào, quanh
năm không bị nhiễm mặn. Trên địa bàn huyện có 02 con sông chảy qua : Sông Sở
Hạ và Sông Cái Cái . Sông Sở Hạ chạy dọc biên giới và là ranh giới giữa Việt
Nam – Cam pu chia, Sông Cái Cái chảy qua địa phận xã Thông Bình và xã Tân
Trang 10


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

Thành A và có các kênh : kênh Sa Rài, kênh Đuôi Tôm, kênh Tân Thành A, kênh
Tân Thành, kênh Tân Thành – Lò Gạch, kênh Phước Xuyên, kên Trung Ương,
kênh Lộ 30 và các kênh nhỏ làm nhiệm vụ chính là tiêu, cung cấp nước tưới, nước
sinh hoạt cho các vùng của Huyện. Tuy nhiên một số nơi thuộc vùng sâu Tân
Hồng bị ảnh hưởng bởi nước phèn vào đầu mùa mưa. Ngoài ra còn có Sông Tiền
có lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, lớn nhất 41.504 m3/s, nhỏ nhất 2.000 m3/s.
Ngoài sông Tiền và sông Hậu, còn có 2 nhánh sông nhỏ ảnh hưởng đến nguồn
nước mặt vùng của Huyện, đó là: sông Tàpek, sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt
nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền và Hồng Ngự.

 Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Huyện được đánh giá toàn
diện về độ sâu, chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho
sản xuất và sinh hoạt. Tầng chứa nước thứ IV: phân bố ở độ sâu 190 – 200 m, lưu
lượng 14- 26 l/s, tổng độ khoáng hóa từ 0,5 – 0,6 g/l, chất lượng nước tốt, loại
hình nước Bicarbonat – Natri, có mức độ chứa nước phong phú, ổn định, là tầng
triển vọng cấp nước trong khu vực. Nhưng qua tài liệu điều tra ban đầu và thực tế
sử dụng nước của nhân dân trong Huyện qua các giếng khoan thì để đảm bảo cho
việc khai thác nguồn nước ngầm của huyện được bền vững, huyện cần có chế độ
và chính sách khuyến cáo người dân hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm tầng
sâu.Hiện nay gần như hầu hết nhân dân trong huyện sử dụng nguồn nước giếng cá
nhân khai thác từ tầng thứ tư này, trong đó chỉ có 2 giếng khoan có phép.
I.1.2.3. Tài nguyên rừng
Toàn Huyện có 61,24 ha đất rừng phòng hộ chiếm 0,20% diện tích đất tự
nhiên, chủ yếu là tre, tầm vông, nứa, trúc,bạch đàn, tràm cừ và rừng bạch đàn với
diện tích 150 ha, không có rừng tự nhiên. Diện tích rừng được đầu tư phát triển
theo các chương trình, dự án với mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái vùng Đồng Tháp
Mười; chắn sóng; chắn gió; chống sạt lở; bảo vệ cơ sở hạ tầng phục vụ quốc
phòng; cung cấp nhu cầu gỗ củi, chất đốt, vật liệu xây dựng phục vụ kinh tế và
sinh hoạt của nhân dân.
I.1.2.4 Tài nguyên nhân văn
Tân Hồng hình thành và phát triển trãi qua quá trình lịch sử lâu dài, gắn
liền với lịch sử Đồng Tháp cũng như lịch sử Đồng Bằng Sông Cửu Long, từ khi
khai phá cho đến ngày nay đã bao lần thay đổi ranh giới và tên gọi để có được
huyện Tân Hồng ngày nay. Cách đây vài thế kỷ dân cư sống vùng này thưa thớt,
Trang 11


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng


từ thế kỷ XVIII do các cuộc di dân từ Thuận Quảng, nhiều người đã đến định cư
nơi đây, dần dần hình thành thôn ấp dọc theo hành lang sông, kênh rạch phản ánh
rõ đặc trưng cư trú tự nhiên và truyền thống của người Việt Nam trên vùng sông
nước đồng bằng Nam Bộ.
Trãi qua quá trình khai phá, xây dựng và phát triển bằng bàn tay khối óc
con người nơi đây, họ đã tạo cánh đồng màu mở với hệ thống thuỷ lợi tương đối
hoàn chỉnh, những thôn ấp trù phú.Họ không những cần cù sáng tạo trong động
sản xuất, mà còn anh dũng kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm. Tân
Hồng là quê hương của bao lớp người đã cống hiến xương máu trong 2 cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ trọn vẹn nền độc lập dân tộc.
II.1.3 Thực trạng môi trường và cảnh quan thiên nhiên
II.1.3.1 Thực trạng môi trường
 Về xử lý nước thải và rác thải :
- Về xử lý rác thải : Đến nay đã tiến hành quy họach được 04 bãi rác
xử lý rác thải cho khu vực xã Thông Bình, Tân Công Chí, thị trấn Sarài, Tân
Phước, An Phước và một phần xã Tân Thành A, xử lý được khoản 60% lượng rác
thải thải ra hàng ngày.
- Về nước thải : Hiện nay việc xử lý nước thải chỉ xử lý được cho
các khu vực chợ của các xã, thị trấn. Việc xử lý nước thải cho các cụm, tuyến dân
cư cũng không đạt do phần lớn các cụm, tuyến không xây dựng cống thoát nước
thải.
 Về xử lý ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản :
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Huyện là 459,75 ha (gồm
1.733 hộ nuôi). Trong tổng diện tích nuội thuỷ sản không tính đến 20,40 ha diện
tích nuôi tôm.
- Vừa qua phòng TN& MT huyện phối hợp với Thanh tra Sở
TN&MT tỉnh Đồng Tháp tiến hành kiểm tra 12 cơ sở chăn nuôi thuỷ sản lớn và
vừa trên địa bàn Huyện, đã lập biên bản vi phạm hành chính có 06 trường hợp
không bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.

- Nhìn chung các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Huyện đều
không đáp ứng được các yêu cầu về xử lý nước thải, xử lý bùn đáy ao. Nước thải
từ các ao nuôi thường thải trực tiếp ra các kênh, mương hoặc các cánh đồng liền
kề làm ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường sinh hoạt của nhân dân. Các cơ sở chưa
Trang 12


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính về môi trường và hiện nay việc kinh
doanh không thuận lợi nên các Chủ cơ sở không quan tâm đến việc đăng ký Bản
cam kết bảo vệ môi trường. Việc bỏ ra một phần diện tích nuôi trồng để xử lý
nước thải, bùn thải theo qui định của ngành là các Chủ cơ sở chưa thực hiện chấp
hành.
- Từ các hiện trạng trên, phòng Tài nguyên và Môi trường đã kiên
quyết kiểm tra, xử lý các hộ nuôi không lập thủ tục cam kết bảo vệ môi trường,
kiểm tra xử lý các hộ nuôi không thực hiện đúng trong bản cam kết bảo vệ môi
trường, gây ô nhiễm môi trường mà các cơ sở đã cam kết thự hiện.
 Về kiểm tra xử lý các hộ nuôi vịt đàn :
Phòng Tài nguyên và Môi trường kết hợp phòng Nông nghiệp và
PTNT Huyện đã tiến hành lập kế hoạch kiểm tra các hộ chăn nuôi vịt đang hoạt
động trên địa bàn Huyện được 02 lượt, đã lập biên bản nhắc nhở buộc 08 chủ nuôi
phải thực hiện cam kết không thả vịt đàn xuống các kênh, rạch. Nhìn chung việc
kiểm tra xử lý các hộ nuôi cũng đang gặp khó khăn do các hộ thả nuôi chạy đồng,
thả từ Huyện này sang Huyện khác không nuôi cố định, do đó phòng kiểm soát
không chặt chẽ được.
II.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
II.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây, Đảng uỷ đã lãnh đạo nhân dân hăng hái phát
triển kinh tế theo cơ cấu nông – ngư –thương mại dịch vụ và đã đạt được nhiều kết
quả tích cực cùng với sự phát triển chung của đất nước nến kinh tế của Huyện dần
đi vào thế ổn định và có bước tăng trưởng đáng kể. Nhịp độ bình quân 2005-2009
tăng 13 %, năm 2009 tăng 13,05%, thu nhập bình quân đầu người 15,5 triệu đồng
năm 2009 (tính theo giá 1994 ) tăng gấp 1,75 lần so với năm 2003.
II.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, theo
hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông- thuỷ sản, tăng khu vực công nghiệp – xây
dựng và thương mại –dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp – thuỷ sản giảm 82,87% năm
2003, xuống 82,56% năm 2005, xuống 79,93 % năm 2009; công nghiệp –Xây
dựng từ 3,41% năm 2003 tăng lên 4,65 % năm 2009 và thương mại –dịch vụ tăng
từ 13,72% 2003 lên 15,43 % năm 2009.
Trang 13


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

Cơ cấu đầu tư của Huyện có nhiều chuyển biến, chú trọng vào các chương
trình, điểm thiết yếu và giải pháp kịp thời những yêu cầu bức xúc về phát triển
kinh tế -xã hội.
II.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
II.2.3.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp năm 2009 là 1.964 tỷ đồng. Cơ cấu giá
trị sản xuất ngành Nông nghiệp là Trồng trọt 81,86%,chăn nuôi 5,85%,dịch vụ
Nông nghiệp 12,29%
ĐVT: %


5,85
12,29
81,86

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ NN

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP
( Theo giá hiện hành - Năm 2009)
 Trồng trọt: Phát triển theo hướng đi vào chiều sâu với việc thâm canh
tăng vụ, diện tích sản xuất lúa 03 vụ và diện tích lúa chất lượng cao tăng lên, xây
dựng mô hình có hiệu quả, diện tích sản xuất lúa 21.624 ha, đạt sản lượng 280.406
tấn. Diện tích hoa màu,rau đậu là 229 ha và cây lâu năm 215 ha, sản lượng ngày
càng tăng gồm các cây truyền thống như đậu phộng, bắp, dưa hấu…
 Chăn nuôi : Trong những năn gần đây ngành chăn nuôi của Huyện phát
triển mạnh, chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình phát triển mạnh mẽ, nhất là nuôi trâu,
Trang 14


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

bò lấy thịt , đàn bò đạt 10.000 con ( tăng 10 lần so với năm 2000 ), đàn heo 40.000
con ( tăng 2,6 lần so với năm 2000).

ĐVT: Tấn

350,000
300,000

280,013

258,142

268,634

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

303,324

280,406

Năm 2008

Năm 2009

250,121

250,000
200,000
150,000
100,000
50,000

0
Năm 2004

SẢN LƯỢNG LÚA GIAI ĐỌAN 2003 -2009
(Theo giá cố định 1994)
 Thuỷ sản : Với lợi thế về mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, các sông rạch
nguồn tôm cá, hằng năm ngành nông nghiệp đóng góp đáng kể trong cơ cấu nền
kinh tế Huyện tập trung phát triển nuôi các loại cá có kinh tế cao như : cá lóc
bông, các tra, sặc rằn, điêu hồng….Tổng diện tích nuôi thuỷ sản 459,75 ha, tổng
sản lượng lên 7.000 tấn ( tăng 1,5 lần so với năm 2000).
II.2.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp;
Ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đang từng bước phát triển nhịp
độ tăng trưởng cao đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cho cơ cấu
kinh tế Huyện.Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp-Xây dựng tăng đều qua
Trang 15


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Quốc Thắng

các năm ,năm 2005 đạt 70 tỷ đồng, tăng lên 158 tỷ đồng năm 2008. Quy mô công
nghiệp-Tiểu thủ Công nghiệp còn nhỏ lẻ nằm tập trung ở Giồng Găng và Thị trấn
Sa Rài. Chủ yếu là các cơ sở sản xuất thực phẩm và đồ uống, may mặc, cơ khí,
xay xát, sản xuất gổ, sản xuất nông cụ cầm tay…

ĐVT: Triệu đồng
25000

20000


15000

19,660

20,222

Naêm 2007

Naêm 2008

17,522

12,823

14,168

14,744

10000

5000

0
Naêm 2003

Naêm 2004

Naêm 2005


Naêm 2006

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 2003 -2008
(Theo giá cố định 1994)
Huyện đang tập trung triển khai xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp Tân
Thành B, Giồng Găng ( Tân Phước ) nâng cấp và mở rộng khu kinh tế cửa khẩu
Dinh Bà và khu du lịch Bào Dong, tạo chính sách đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp.
Trong thời gian tới công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Huyện sẽ phát triển cao
hơn.
II.2.3.3 Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Trang 16


×