Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.13 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

VÕ MẠNH KHANG
06124056
DH06QL
2006 – 2010
Quản Lý Đất Đai

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

VÕ MẠNH KHANG

“KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH”

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phạm Hồng Sơn
(Đòa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm


Lời cảm tạ!
Con nguyện một lòng khắc ghi công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ
đã tạo điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Phạm Hồng Sơn là giáo viên hướng dẫn
chính đã tận tình giúp đỡ, sữa chữa, đóng góp ý kiến cho đề tài này trong suốt
quá trình thực hiện.
Tôi xin cảm ơn toàn thể các cô, chú, anh, chị của Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Củ Chi, các cán bộ, công nhân viên chức của Ủy ban nhân dân
huyện Củ Chi đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Văn Tân trưởng khoa Quản lý đất đai & Bất
động sản, các giảng viên của khoa đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh
nghiệm cho tôi, cùng toàn thể các cán bộ, công nhân viên của trường đại học

Nông Lâm trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp Quản lý đất đai 32 niên khóa 2006 – 2010 đã
động viên, giúp đỡ và đã củng tôi học tập.
Với lượng kiến thức có hạn rất khó tránh khỏi những sai sót, mong tất cả
cảm thông, tha thứ và nhận ở tôi một lòng thành kính biết ơn sâu sắc!

Đại học Nông Lâm TP.HCM, ngày 15 tháng 8 năm 2010

Võ Mạnh Khang


TÓM TẮT
Võ Mạnh Khang – Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
“KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, TP. HỒ CHÍ MINH”
Giáo viên hướng dẩn: Ths. Phạm Hồng Sơn
Công tác thống kê đất đai hàng năm và công tác kiểm kê đất đai năm năm là một
trong những nhiệu vụ thường xuyên của Ủy ban nhân dân các cấp nhằm thực hiện chức
năng quản lý của Nhà nước về đất đai, là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai được quy định tại Khoan 2, Điều 6 Luật Đất đai 2003.
Để thực hiện tốt việc kiểm kê đất đai định kỳ và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
5 năm một lần theo quy định của Luật Đất đai, Thủ tường Chính phủ đã ra chỉ thị số
618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. Theo đó, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi
và Ủy ban nhân dân cấp dưới trực thuộc đã tiến hành kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất 2010.
Được sự phân công của khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, tôi thực hiện đề tài
này trong khoảng thời gian từ tháng 4/2010 đến tháng 8/2010, kết quả nghiên cứu gồm:
- Số liệu kiểm kê diện tích đất đai của huyện gồm các biểu sau: 01, 02, 03, 04, 06,
07, 08, 09, 10, 11, 13, 14, 17, 18. Với:

Tổng diện tích đất đai của huyện năm 2010: 43.496,60 ha
Trong đó gồm: Diện tích đất nông nghiệp: 32.541,42 ha
Diện tích dất phi nông nghiệp: 10.637,98 ha
Diện tích đất chưa sử dụng: 317,20 ha
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện không thay đổi so với năm 2005.
- Đánh giá, phân tích số liệu nhằm nắm bắt được hiện trạng sử dụng đất của
huyện. Từ đó rút ra xu hướng biến động đất đai để có những đề xuất thích hợp.
- Sơ lược quá trình xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của huyện
bằng cách tổng hợp, ghép biên các bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành
chính cấp dưới.
- Kiến nghị những mặt được, chưa được còn gây khó khăn trong khi thực hiện
công tác, đề xuất hướng khắc phục.


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 01: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Củ Chi .............................................. 10
Bảng 02: Tổng hợp số bản đồ địa chính huyện Củ Chi .............................................. 18
Bảng 03: Công tác giải quyết hồ sơ tranh chấp đất đai .............................................. 21
Bảng 04: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 ..................................................................... 22
Bảng 05: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 ................................................ 23
Bảng 06: Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp ................................................................. 25
Bảng 07: Cơ cấu đất phi nông nghiệp ......................................................................... 26
Bảng 08: Cơ cấu đất ở trong nhóm đất phi nông nghiệp ............................................ 28
Bảng 09: Cơ cấu đất chuyên dùng trong nhóm đất phi nông nghiệp .......................... 29
Bảng 10: Cơ cấu sử dụng đất có mục đích công cộng trong nhóm đất phi nông
nghiệp .................................................................................................................. 30
Bảng 11: Cơ cấu sử dụng đất năm 2000, 2005, 2010 ................................................. 32
Bảng 12: Cơ cấu đất nông nghiệp năm 2000, 2005, 2010 .......................................... 35
Bảng 13: Cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2000, 2005, 2010 .................................... 38
Bảng 14: Cơ cấu đối tượng sử dụng và quản lý đất theo diện tích ............................. 41

Bảng 15: Kiểm kê số lượng đối tượng sử dụng và quản lý đất đai ............................. 42
Bảng 16: Diện tích đơn vị hành chính năm 2005, 2010 ............................................. 45
Bảng 17: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........................................ 46
Bảng 18: Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ....................................... 46


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 01: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010...................................................................22
Biểu đồ 02: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ..............................................................24
Biểu đồ 03: Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ...............................................25
Biểu đồ 04: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp .......................................................27
Biểu đồ 05: Cơ cấu sử dụng đất ở ...............................................................................28
Biểu đồ 06: Cơ cấu sử dụng đất chuyên dùng .............................................................29
Biểu đồ 07: Cơ cấu sử dụng đất năm 2000, 2005, 2010 .............................................33
Biểu đồ 08: Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2000 – 2010 .......................34
Biểu đồ 09: Xu hướng sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2000 – 2010 .................37
Biểu đồ 10: Cơ cấu đối tượng sử dụng và quản lý đất theo diện tích .........................41


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ........................................................................................................................
Tóm tắt .............................................................................................................................
Mục lục ............................................................................................................................
Danh sách các bảng .........................................................................................................
Danh sách các biểu đồ .....................................................................................................
PHẦN I – MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
I.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
I.2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................... 2
I.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2

I.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
PHẦN II – TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
II.1. Cơ sở lý luận của vấn đề ngiên cứu ...................................................................... 3
II.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 3
II.1.2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 4
II.1.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 4
II.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 6
II.2.1. Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên ..................................................... 6
II.2.2. Kinh tế xã hội ...................................................................................................... 9
II.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................12
II.3.1. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................12
II.3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................12
II.3.3. Đánh giá nguồn tài liệu phục vụ công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ................................................................................13
II.3.4. Quy trình và các bước thực hiện .......................................................................14
PHẦN III – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................17
III.1. Đánh giá tình hình quản lý đất đai ......................................................................17
III.2. Kết quả kiểm kê đất đai ......................................................................................21
III.2.1. Kiểm kê diện tích đất đai .................................................................................22
III.2.2. Kiểm kê diện tích đất nông nghiệp ..................................................................23
III.2.3. Kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp ............................................................26
III.2.4. Kiểm kê đất chưa sử dụng ...............................................................................32
III.2.5. Biến động đất đai .............................................................................................32
A. Biến động cơ cấu đất đai năm 2000, 2005, 2010 ...................................................32
B. Biến động cơ cấu đất nông nghiệp năm 2000, 2005, 2010 .....................................34
C. Biến động cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2000, 2005, 2010 ...............................37


III.2.6. Kiểm kê đối tượng sử dụng và quản lý đất đai ................................................41
A. Cơ cấu diện tích theo đối tượng sử dụng và quản lý đất đai ..................................41

B. Kiểm kê số lượng đối tượng sử dụng và quản lý đất đai ........................................42
III.2.7. Kiểm kê tình hình tăng giảm diện tích theo mục đích sử dụng đất .................43
III.2.8. Kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính .................................................45
III.2.9. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến ngày 01/01/2010 ..........46
III.2.10. Đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 .............46
III.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................................49
III.3.1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất .........................................49
III.3.2. Đặc điểm và nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất .....................................50
III.3.3. Kết quả đạt được ..............................................................................................51
III.4. Một số vấn đề rút ra từ công tác kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2010 ..................................................................................................52
PHẦN IV – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................53
Kết luận ........................................................................................................................53
Kiến nghị .....................................................................................................................53
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................55
Phụ lục .........................................................................................................................56


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

PHẦN I
MỞ ĐẦU
I.1. Đặt vấn đề.
Đất đai là một dạng tài nguyên đặc biệt và là môi trường sống của con người là
kết quả của quá trình đấu tranh và lao động hàng ngàn năm của nhân dân ta, là tư liệu
sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, và tất
cả các ngành nghề khác, là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất, tham gia
vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội, là điều kiện sống của các động, thực vật, là

nhu cầu thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của con người.
Chính vì điều này mà bất cứ Nhà nước nào cũng muốn nắm lấy đất đai, hướng
đất đai phục vụ yêu cầu của mình. Muốn vậy, Nhà nước phải thực hiện quản lý đất đai
để có thể nắm chắc đảm bảo cho đất đai được sử dụng một cách đầy đủ, hợp lý, tiết
kiệm, có hiệu quả trong sản xuất và đời sống. Và một trong những nội dung quản lý
đất đai mà bất kì một Nhà nước nào cũng phải thực hiện đó chính là “Thống kê, kiểm
kê đất đai” nhằm đạt được những mặt tích cực mà đất đai có thể mang lại.
Huyện Củ Chi là một huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh đang trong quá
trình đô thị hóa nên việc mua bán, chuyển nhượng đất đai, chuyển mục đích sử dụng
đất… đang diển ra hết sức phức tạp. Do cơ chế thị trường, do nhu cầu sử dụng đất để
phục vụ các mục đích khác nhau như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình
công nghiệp, dịch vụ phát triển các khu dân cư trên địa bàn huyện tăng nhanh, đã tạo
sự biến động đất đai rất đáng kể đặc biệt là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
chuyển mục đích sử dụng đất. Chính điều đó đã tạo không ít khó khăn cho công tác
thống kê – kiểm kê đất đai và nhận thấy được tính cấp thiết của công tác này trên địa
bàn huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã khẳng định và công
nhận công tác thống kê – kiểm kê đất đai là một trong số 13 nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai tại điểm 7, khoản 2, Điều 6 của Luật đất đai 2003. Kiểm kê đất đai là
một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai nhằm xác dịnh rõ hiện trạng sử
dụng đất, xác định cụ thể hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào
sử dụng nhưng còn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng, đánh giá đúng thực trạng tình
hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai so với thời kỳ trước.
Thấy được tầm quan trọng của công tác thống kê – kiểm kê đất đai, huyện Củ
Chi, TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010, nhằm điều tra, đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất
của địa phương một cách đầy đủ, làm cơ sở hoạch định kế hoạch sử dụng đất cho các
năm sau cũng như cung cấp các thông tin về đất đai cho các hoạt động kinh tế, chính
trị, xã hội tại địa phương.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, đồng thời với sự cho phép của Phòng Tài

nguyên và Môi trường huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh và sự chấp thuận của Khoa
Quản lý đất đai và Bất động sản trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh em xin
thực hiện đề tài “Kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010 trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh”.

Trang 1


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

I.2. Mục đích và yêu cầu.
I.2.1. Mục đích.
Phân tích, đánh giá tình hình hiện trạng sử dụng đất của từng đơn vị hành chính
cấp: Xã, thị trấn, huyện, xác định rõ quỹ đất đang sử dụng, quỹ đất dưa vào sử dụng
nhưng còn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử dụng, đánh giá thực trạng sử dụng đất và
tình hình biến động đất đai so với thời kỳ kiểm kê năm 2005.
Phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nghiên cứu hoạch định
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, trên cơ sở đề xuất và thực hiện các chính sách
quản lý và sử dụng đất có hiệu quả và bảo vệ tốt tài nguyên môi trường đất.
Báo cáo tình hình sử dụng đất năm 2010 và biến động đất đai giai đoạn 2005 –
2010 dựa trên kết quả kiểm kê đất đai năm 2005.
Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương.
I.2.2. Yêu cầu.
Phải xác định rõ hiện trạng diện tích tự nhiên của các cấp hành chính, hiện trạng
quỹ đất đang quản lý, sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa,
quỹ đất chưa sử dụng, đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và biến
động đất đai so với kỳ kiểm kê trước, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã được xét duyệt, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất.

Việc thực hiện kiểm kê phải tuân theo quy trình, quy phạm hiện hành.
I.3. Đối tượng nghiên cứu.
Kiểm kê các loại đất, các đối tượng sử dụng đất, các đối tượng được giao để
quản lý đất theo quy định của thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
I.4. Phạm vi nghiên cứu.
Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của
huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở kết quả kiểm kê năm 2010 và bản đồ hiện
trạng sử dụng đất từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Trang 2


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

PHẦN II
TỔNG QUAN
II.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
II.1.1. Cơ sở khoa học.
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và
trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động
đất đai giữa hai lần kiểm kê. Kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần.
Thống kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai
lần thống kê. Thống kê đất đai được tiến hành 1 năm một lần. Đối tượng của thống kê
đất đai là diện tích bề mặt của đất trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ của cả nước, từng
vùng, từng tỉnh, huyện, xã.Thống kê đất đai là loại thống kê chuyên ngành quan trọng

trong hệ thống thống kê Nhà nước, chuyên đi sâu tổng hợp, phân tích nghiên cứu các
đặc tính tự nhiên, xã hội của đất bằng các số liệu diện tích đất đai trong phạm vi cả
nước, từng vùng, từng đơn vị hành chính các cấp và từng đơn vị kinh tế nhằm đáp ứng
nhu cầu quản lý Nhà nước đối với đất đai và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một
thời điểm xác định, nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh
trung thực hiện trạng sử dụng các loại đất theo mục đích sử dụng và các loại đất theo
thực trạng bề mặt tại thời điểm thành lập. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành
lập trong các kỳ kiểm kê đất đai, khi lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất hoặc khi thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất. Bản đồ
hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện toàn bộ diện tích các loại đất trong đường địa giới
hành chính được xác định trong hồ sơ địa giới hành chính, quyết định điều chỉnh địa
giới hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất
đai, bao gồm: Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động
đất đai.
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm xác
định, được lập theo đơn vị hành chính.
Sổ địa chính là sổ được lập cho đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi người sử
dụng đất và các thông tin về sử dụng đất của người đó.
Thửa đất là phần diện tích bị giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc
được mô tả trên hồ sơ.
Sổ mục kê đất đai là sổ được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị
trấn để ghi các thông tin thửa đất và các thông tin liên quan đến thửa đất đó.
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi trong các trường hợp
thay đổi sử dụng đất bao gồm: Thay đổi kích thước và hình dạng thữa đất, người sử
dụng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ sử dụng đất.
Bản đồ địa giới hành chính là bản đồ thể hiện mốc địa giới hành chính và các
yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính.


Trang 3


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

Bản đồ nền là tên gọi chung của bản đồ gốc được đo vẽ bằng phương pháp trực
tiếp ở thực địa bằng phương pháp sử dụng ảnh máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung
thực địa được biên tập, biên vẽ ở cùng tỷ lệ bản đồ xuất bản.
II.1.2. Cơ sở pháp lý.
Hiến pháp 1992.
Luật Đất đai 2003.
Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẩn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010.
Quyết định số 20/2007/QĐ-BTNMT ngày 07/12/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật của thống kê, kiểm kê đất đai
và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất.
Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm
kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
Kế hoạch 2841/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 07/8/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về ban hành kế hoạch tổ chức triển khai kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2010.

Thông tư liên tịch số 227/2009/TTLT-BTC-BTNMT ngày 27/11/2009 của Bộ
Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẩn sử dụng kinh phí cho hoạt
động kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
Chỉ thị số 22/2009/CT-UBND ngày 14/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố
về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
Kế hoạch 192/KH-BCĐ-TNMT ngày 11/01/2010 của Ban chỉ đạo kiểm kê đất
đai năm 2010 về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010 theo Chỉ thi số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Hướng dẩn số 193/HD-BCĐ-TNMT ngày 11/01/2010 của Ban chỉ đạo tổng
kiểm kê đất đai năm 2010 về việc thực hiện tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2010 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
II.1.3. Cơ sở thực tiển.
a. Tổng kiểm kê đất đai năm 2000.
Ngày 18/8/1999 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 24/1999/CT-TTg về
việc tổng kiểm kê đất đai năm 2000.
Ngày 17/12/1999 UBND thành phố đã ra Chỉ thị 39/1999/CT-UB-QLĐT về
việc Tổng kiểm kê đất đai năm 2000 trên địa bàn thành phố. Tiếp theo đó, Sở Địa
chính – Nhà đất đã ban hành kế hoạch thực hiện Tổng kiểm kê đất đai năm 2000 bằng
Kế hoạch số 15419/KH-QLĐĐ nhằm nêu lên mục đích , yêu cầu, phạm vi, đối tượng,
thời điểm kiểm kê, thời hạn hoàn thành, phương pháp kiểm kê, kinh phí, tổ chức thực
hiện và kế hoạch tiến hành.

Trang 4


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

Ngày 29/12/1999 Sở Địa chính – Nhà đất đã ban hành hướng dẫn số

19194/HD-QLĐĐ về việc hướng dẩn nghiệp vụ Kiểm kê đất đai năm 2000, thiết kế 05
biểu mẩu trung gian để tổng hợp, đã in ấn đầy đủ các tài liệu: Biểu mẩu từ biểu 01TKĐĐ đến biểu 10-TKĐĐ và 06 biểu trung gian; tài liệu 245/TTg, bản đồ giao đất,
bản đồ địa hình.
Công tác kiểm kê đất đai năm 2000, được tổ chức, triển khai khá công phu, có hệ
thống logic, biểu mẩu chung cho toàn thành phố nên số liệu có chất lượng và độ tin cậy
cao.
b. Tổng kiểm kê đất đai năm 2005.
Ngày 15 tháng 7 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 28/2004/CTTTg về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005.
Ngày 12 tháng 10 năm 2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường ra công văn số
3695/BTNMT-ĐKTKĐĐ về việc kiểm kê đất đai năm 2005.Tiếp đó, ngày 17 tháng 12
năm 2004, Bộ Tài Nguyên và Môi trường lại ra kế hoạch số 4630/BTNMT-ĐKTKĐĐ
về thực hiện kiểm kê đất đai năm 2005.
Ngày 01 tháng 11 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra thông
tư số 28/2004/TT-BTNMT để hướng dẩn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Ngày 20 tháng 7 năm 2004, Ủy ban nhân dân thành phố ra công văn số
4290/UB-ĐT về việc kiểm kê đất đai năm 2005. Tiếp theo đó, ngày 16 tháng 11 năm
2004 ,Ủy ban nhân dân thành phố lại ra Chỉ thị 29/2004/CT-UB về việc tổ chức kiểm
kê đất đai năm 2005 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Việc kiểm kê đất đai năm 2005 đã xác định rõ quỹ đất đang sử dụng, đã đưa
vào sử dụng, còn để hoang hoá và quỹ đất chưa sử dụng; đánh giá thực trạng sử dụng
đất và tình hình biến động đất đai so với kỳ kiểm kê trước; việc thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đến năm 2010, đề xuất việc hoàn chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai. Việc kiểm kê
diện tích đất đai được tiến hành trên phạm vi cả nước, theo đơn vị hành chính, trong đó
xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ bản để tiến hành kiểm kê.
b. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất do bộ Tài nguyên và Môi trường xây
dựng năm 2000.
Thực hiện Chỉ thị số 24/1999/CT-TTg ngày 18/8/1999 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành về việc thực hiện Tổng kiểm kê đất đai năm 2000.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 được xây dựng theo các cấp hành
chính: Xã, thị trấn, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố sử dụng bản đồ nền là bản đồ
địa hình có thể hiện đường địa giới hành chính theo Chỉ thị số 364/CT và các quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh đường địa giới hành chính với tỷ lệ bản
đồ phù hợp để đảm bảo việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở từng cấp và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước tỷ lệ: 1/250.000 và 1/100.000.
Nhìn chung, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 được thành lập dựa trên
nền bản đồ địa chính lập theo Chỉ thị 02/CT-UB bằng phương pháp chỉnh ảnh, đo mới,
chỉnh lý bản đồ 299 ở các tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:4000; Sổ bộ địa chính lập theo quyết
định 499 của Tổng cục Địa chính; Bản đồ ranh giới hành chính 364 của các xã,
phường, thị trấn cùng với số liệu điều tra, khảo sát thực địa của các xã, phường, thị

Trang 5


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

trấn; Số liệu kê khai nhà ở, đất ở đô thi theo 3367; Hồ sơ kê khai theo Chỉ thị 245 và
danh sách các trường hợp giao đất làm nhà ở, cho nên có thể nói bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm này có chất lượng và độ chính xác đáng tin cậy, là tài liệu phục vụ tốt
cho nhiều ngành đặc biệt là trong công tác quản lý đất đai của Nhà nước.
c. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất do bộ Tài nguyên và Môi trường xây
dựng năm 2005.
Ngày 01 tháng 11 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra thông
tư số 28/2004/TT-BTNMT để hướng dẩn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005. Theo đó, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2005 được thành lập ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế và cả
nước.Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũng được tiến hành trên phạm vi

toàn quốc theo đơn vị hành chính, trong đó bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được
lập trong quá trình kiểm kê đất đai là bản đồ hiện trạng sử dụng đất cơ bản. Bản đồ
hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đựơc tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp
xã; bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh được tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng
đất cấp huyện; bản đồ sử dụng đất của các vùng kinh tế và của cả nước được tổng hợp
từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh.
Ngày 05 tháng 01 năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ra hướng dẩn số
70/HD-TNMT-QLBĐ về việc hướng dẩn lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005.
II.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu.
II.2.1. Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên.
A. Điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý.
Củ Chi là huyện nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, có toạ độ địa lý
từ 10o53’ 00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ 106o21’00” kinh độ Đông đến 106o40’00”,
với 20 xã và 1 thị trấn. Địa giới hành chính của huyện được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương.
- Phía Nam giáp huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.
- Phía Tây giáp tỉnh Long An.
Nằm ở vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng an ninh của Thành phố có
căn cứ Đồng Dù, Địa đạo Củ Chi, Quốc lộ 22 chạy qua. Củ Chi là huyện nối giữa 2
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ vì vậy có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu
phát triển kinh tế - văn hoá với bên ngoài. Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng còn chậm
phát triển đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
b. Địa hình địa mạo.
* Địa hình
Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Miền Tây Nam bộ và
miền sụt Đông Nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và
Đông Bắc - Tây Nam. độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m, độ cao lớn
nhất 22m (xã An Nhơn Tây), độ cao nhỏ nhất 0,5m (xã Bình Mỹ).

* Cấu trúc địa hình có 3 dạng chính:
- Vùng đồi gò: Cao độ 10m - 15m tập trung ở phía Bắc huyện, gồm các xã Phú
Trang 6


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức.
- Vùng triền: Chuyển tiếp giữa các vùng đồi gò và vùng bưng trũng có độ cao
từ 5m-10m phân bố trên hầu hết các xã.
- Vùng bưng trũng: Cao độ từ 1-2m, tập trung ở các xã phía Nam, Tây Nam và
ven sông Sài Gòn (xã Bình Mỹ, Trung An...)
c. Khí hậu.
Củ Chi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất xích đạo. Có
2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau.
- Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm
khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oC (tháng 4), nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất 24,8oC (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm
chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10oC.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc
theo chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập
trung vào các tháng 7,8,9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
- Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5%,cao nhất vào các tháng 7,8,9
là 80% - 90%, thấp nhất vào các tháng 12, là 70%.
Nhìn chung thời tiết của huyện với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ
tương đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy
nhiên lượng mưa tập trung theo mùa nên có những kỳ xảy ra hạn hán làm thiệt hại cho

năng suất hoa màu trong nông nghiệp và đời sống dân sinh.
d. Thủy văn.
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm
chính sau:
- Sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng chế độ dao động bán nhật triều, với mực nước
triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0m.
- Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ
thuỷ văn của sông Sài Gòn như: Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương... Riêng chỉ có kênh
Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Vàm Cỏ Đông.
Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của
huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thuỷ triều.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
a. Tài nguyên đất.
- Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi Holoxen muộn ven
các sông, kênh rạch, với diện tích 1.538 ha chiếm tỷ lệ 3,5% diện tích đất của huyện,
phân bố trên các triền thấp, tập trung ở các xã Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ.
- Nhóm đất xám:
Đất xám chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Peistocen muộn), có diện
tích 15.329 ha, chiếm tỷ lệ 35,20% diện tích đất của huyện, là nhóm đất lớn nhất và
phân bố hầu hết các xã của huyện.

Trang 7


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

- Nhóm đất đỏ vàng:

Loại đất này hình thành trên các sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ và
mẫu chất khác nhau. Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả
năng hấp thụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic,
chất hoà tan dễ bị rửa trôi. Nhóm đất này có diện tích 9.237 ha, chiếm 21,22% diện
tích đất của huyện. Phân bố trên vùng đồi gò các xã Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn
Tây, Nhuận Đức, Phú Hoà Đông, Phước Vĩnh An.
- Đất phèn:
Đất phèn có diện tích 15.011 ha, bằng 35% diện tích đất của huyện, tập trung ở
phía Tây Nam của huyện (Tam Tân) và một số nơi ven sông Sài Gòn và kênh rạch.
b. Tài nguyên nước.
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác từ sông, rạch tương đối nhiều,
nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở phần phía Đông của huyện (sông Sài
Gòn) và trên các vùng bưng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300 km hệ
thống, đa số ảnh hưởng chế độ bán nhật triều.
- Nguồn nước ngầm: Theo các kết quả điều tra, khảo sát về nước ngầm trên địa
bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, nước ngầm ngọt
phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen ở độ sâu 100 - 300m, trong đó có nơi
20 - 30m. Trữ lượng khai thác ước tính khoảng 300 - 400 m3/ngày. Nhìn chung nguồn
nước ngầm huyện Củ Chi khá tốt và dồi dào, đang giữ vị trí quan trọng trong việc
cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt (trừ các khu vực bưng trũng Tam Tân - Thái
Mỹ).
c. Tài nguyên khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện khá phong phú so với mặt bằng
chung Thành phố, gồm có các loại chủ yếu sau:
- Mỏ Cao lanh có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch Sơn.
- Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn
- Sạn sỏi ở Bàu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn
Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ lượng
không đáng kể.
d. Tài nguyên rừng.

Năm 2010, huyện Củ Chi có 48,48 ha đất lâm nghiệp, chiếm 0,11% diện tích
đất tự nhiên của huyện.
- Đất có rừng trồng sản xuất 48,48ha, chủ yếu là rừng bạch đàn đang được khai
thác, tập trung ở xã Phạm văn Cội.
Nhìn chung rừng của huyện chiếm tỷ lệ rất nhỏ, toàn bộ là rừng sản xuất. Tuy
nhiên, cùng với việc gia tăng dân số và ý thức bảo vệ rừng của người dân nên diện tích
rừng của huyện bị giảm mạnh trong thời gian gần đây.

Trang 8


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

II.2.2. Kinh tế xã hội.
A. Kinh tế.
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Củ Chi,
ngành nông nghiệp từng bước chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp, giá trị sản xuất
nông - lâm - nghiệp trong giai đoạn 2005 - 2010 tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm đạt 3,43%, tăng 0,02% so chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, xu thế phát
triển hàng năm ngành này tăng nhưng chậm, từ 532,515 tỷ đồng năm 2005 tăng lên
612,872 tỷ đồng năm 2009, năm 2010 là 630,220 tỷ đồng.
Sản xuất lâm nghiệp có bước phát triển, cùng với sự hỗ trợ có kết quả của dự án
trồng rừng, bảo tồn, khoanh nuôi tái sinh rừng. Công tác quản lý bảo vệ rừng được coi
trọng. Tuy nhiên rừng ở Củ Chi tập trung chủ yếu ở khu bảo tồn, khu di tích lịch sử
nên trữ lượng hạn chế.
Củ Chi là huyện có hệ thống sông, rạch tương đối nhiều, chủ yếu ở phía Đông
của huyện đây là lợi thế để phát triển môi trường thuỷ sản, như làng nghề cá: cá cảnh,

cá sặc rằng ở ấp Phú Hoà, Bến Cỏ, ngoài ra ở Phú Hoà Đông đang triển khai đầu tư
với quy mô khoảng 100 ha và con tôm càng xanh đang được nuôi thử nghiệm với diện
tích 5 ha. Trong mấy năm qua giá trị sản xuất ngành này tăng mạnh so với các ngành
trong khu vực, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 25,34% cao hơn gấp 3 lần
so với chăn nuôi; 1,5 lần so với lâm nghiệp.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp.
Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế mới, ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng huyện đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của
Đảng và các cấp chính quyền, các đơn vị kinh tế đã chủ động liên kết, mở rộng mặt
hàng, tìm kiếm thị trường, đầu tư cải tạo công nghệ và coi trọng đào tạo nâng cao trình
độ kỹ thuật cho công nhân. Đến nay nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh (bao gồm cả
quốc doanh và ngoài quốc doanh) đã hoạt động có hiệu quả, năng suất, chất lượng sản
phẩm từng bước được nâng cao thích ứng với cơ chế thị trường.
c. Khu vực dịch vụ.
Trong những năm qua, việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã
thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng nhanh nhu cầu giao lưu trao đổi hàng
hoá trên địa bàn huyện, đặc biệt các ngành công nghiệp ngày càng phát triển, tạo ra
sản phẩm hàng hoá ngày càng nhiều nên đã thúc đẩy ngành thương mại - dịch vụ càng
phát triển với quy mô lớn hơn. Các ngành dịch vụ thương mại, giao thông, tài chính
liên thông phát triển mạnh, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, phát huy được mọi
thành phần kinh tế tham gia, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Trang 9


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

B. Xã hội.

a. Dân số.
Bảng 01: Tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Củ Chi.
STT



Số hộ

Số nam

Số nữ

Tổng số

1

Thị Trấn Củ Chi

5.861

8.937

10.531

19.468

2

Phú Mỹ Hưng


1.838

3.305

3.388

6.693

3

An Phú

2.733

5.014

5.280

10.294

4

Trung Lập Thượng

3.000

5.445

5.654


11.099

5

An Nhơn Tây

4.010

7.277

7.681

14.958

6

Nhuận Đức

3.154

5.549

5.846

11.395

7

Phạm Văn Cội


1.717

3.345

3.482

6.827

8

Phú Hòa Đông

5.837

10.670

11.073

21.743

9

Trung Lập Hạ

3.214

5.211

5.804


11.015

10

Phước Thạnh

4.044

7.184

8.026

15.210

11

Trung An

5.176

7.761

8.548

16.309

12

Phước Hiệp


3.098

5.479

5.923

11.402

13

Tân An Hội

7.182

11.840

13.131

24.971

14

Phước Vĩnh An

3.806

6.926

7.012


13.938

15

Thái Mỹ

3.165

5.428

6.099

11.527

16

Tân Thạnh Tây

3.099

5.151

5.753

10.904

17

Hòa Phú


2.923

5.209

5.531

10.740

18

Tân Thạnh Đông

9.329

15.970

17.189

33.159

19

Bình Mỹ

4.911

9.395

9.581


18.976

20

Tân Phú Trung

8.436

15.349

15.957

31.306

21

Tân Thông Hội

8.101

14.978

16.220

31.198

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Củ Chi)
Năm 2009, dân số toàn huyện Củ Chi là 343.132 người. Trong đó, số nữ là
177.619 người, số nam là 165.513 người, với tổng số hộ là 94.634. Dân số nhiều nhất
là ở các xã: Tân Thạnh Đông (với 33.159 người), xã Tân Phú Trung( với 31.306

người), xã Tân Thông Hội với( 31.198 người). Và thấp nhất là các xã: Phú Mỹ Hưng
(với 6.693 người), Phạm Văn Cội (với 6.827 người). Mật dộ dân số không đều, mật độ
dân số cao nhất là ơ Thị trấn Củ Chi và thấp nhất la ở xã Phạm Văn Cội.
Về thành phần dân tộc, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc Kinh chiếm 99,58%
tổng dân số, kế đến là dân tộc Hoa chiếm 0,29%, dân tộc Khơmer 0,07%, còn lại là các
dân tộc khác như: Chăm, Tày, Nùng, Mường, Thái, Gia-rai, Ê đê, Chơ ro, Thổ, Mông,
Sán dìu, Ra-glai, người nước ngoài chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Trang 10


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá nhanh huyện đã, đang và sẽ đón một lượng dân
số từ nơi khác đến sống. Điều này đã tác động không nhỏ tới sự hình thành và thúc đẩy
phát triển các điểm, khu dân cư tập trung, các tụ điểm kinh tế, các khu vực công
nghiệp, khu vực có ngành nghề truyền thống... từ đó dẫn đến sự thay đổi phân bố dân
cư, phát triển sản xuất và tác động nhất định đến việc sử dụng đất trên địa bàn.
b. Lao động, việc làm.
Những năm qua lực lượng lao động trên địa bàn huyện có xu hướng tăng nhanh,
do số người ngoài độ tuổi tham gia lao động cao, số người mất sức không còn khả
năng lao động ngày càng giảm. Nguyên nhân do lực lượng lao động nhập cư tăng
nhanh theo tốc độ đô thị hoá.
Nguồn lao động tăng nhanh là một trong những điều kiện thuận lợi của huyện
phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên chất lượng lao động đang là vấn đề hạn chế còn
tồn tại trong quá trình phát triển, nguyên nhân Củ Chi là huyện ven của Thành phố, lao
động chủ yếu là nghề nông nên trình độ chuyên môn của lực lượng lao động không thể
đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả 3 khu vực. Mặt khác, phần lớn
đội ngũ lao động di chuyển từ nơi khác đến, nhất là các tỉnh, vùng lân cận có trình độ

văn hoá thấp, thiếu chuyên môn về một số ngành nghề nhất định nên đã ảnh hưởng
chất lượng lao động của huyện nói chung.
c. Y tế.
Sự nghiệp y tế có nhiều chuyển biến tích cực trong việc chăm lo sức khoẻ của
nhân dân. Cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được nâng cao. Đội ngũ thầy
thuốc được đào tạo bồi dưỡng cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
Huyện đã đầu tư xây dựng 20 trạm y tế xã và thị trấn đạt chuẩn quốc gia. Bên
cạnh đó Trung tâm Y tế huyện gồm 2 bệnh viện: Bệnh viện huyện Củ Chi (tại ấp Bàu
Tre, xã Tân An Hội) và Bệnh viện An Nhơn Tây (nằm trên tuyến Tỉnh lộ 7, xã An
Nhơn Tây). Ngoài ra, mạng lưới y tế còn có: 01 phòng khám đa khoa khu vực Tân
Quy, Trung tâm dân số Kế hoạch hoá gia đình huyện, Đội quản lý bệnh xã hội (da
liễu).
d. Giáo dục.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào
tạo nhân tài phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Những năm qua hệ thống giáo
dục của huyện không ngừng phát triển về chất lượng cũng như số lượng. Nhiều loại
hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân
dân. Chủ trương xã hội hoá giáo dục đã huy động được nguồn lực của toàn xã hội
tham gia chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục.
Nhìn chung, công tác giáo dục đã có sự tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các
nhiệm vụ mục tiêu quan trọng đã đề ra. Mạng lưới trường lớp đã xây dựng rộng khắp
đảm bảo yêu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của ngành đã được
chuẩn hoá, một số đã đạt trên chuẩn. Chất lượng và hiệu suất đào tạo các ngành, các cấp
đều tăng.

Trang 11


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Võ Mạnh Khang

II.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
II.3.1. Nội dung nghiên cứu.
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Củ Chi.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai: công tác thành lập bản đồ địa chính, công
tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, quy hoạch
– kế hoạch sử dụng đất, cập nhật biến động trong sử dụng đất…
- Kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện Củ Chi năm 2010.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
- Đánh giá, phân tích biến động đất đai năm hiện trạng, xu hướng biến động đất
đai.
- Một số vấn đề công tác kiểm kê đất đai năm 2010 và tình hình thực hiện
phương án quy hoạch giai đoạn 2000 – 2010.
II.3.2. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp điều tra
Phương pháp này là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình làm
thống kê, kiểm kê đất đai. Bên cạnh việc thu thập những số liệu: sổ dã ngoại, hồ sơ địa
giới hành chính, các quyết định giao đất,cho thuê đất, bản đồ… thì sau đó người thực
hiện thống kê, kiểm kê phải đi đối soát thực địa đến từng thửa đất về mục đích sử dụng
đất, đối tượng sử dụng đất. Đảm bảo yêu cầu kiểm kê đất đai theo Chỉ thị số 618/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dung đất năm 2010.
b. Phương pháp thống kê.
Đây là phương pháp đặc biệt quan trọng để tạo thành phẩm là các bảng biểu
thống kê theo định kỳ. Thống kê các loại đất, các chỉ tiêu cần thiết liên quan đến công
tác quy hoạch giúp phân tích, đánh giá hiện trạng đất đai, biến động đất đai, tính chu
chuyển đất đai và dự báo về quy hoạch.
Sử dụng phương pháp thống kê khi thực hiện cộng, trừ các số liệu diện tích
trong các bảng biểu: Thống kê diện tích đất đai theo đối tượng sử dụng đất và mục
đích sử dụng đất, tổng hợp diện tích đất đai của các xã lập hệ thống biểu mảu cho

huyện.
c. Phương pháp công cụ GIS.
Ứng dụng phần mềm Microstation. Chồng xếp, xử lý, xây dựng cơ sở dử liệu để
thành lập nên hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
d. Phương pháp bản đồ.
Sử dụng bản đồ nền được lồng ghép bản đồ địa hình, địa chính và thông qua các
bản đồ trung gian để xây dựng các bản đồ chuyên đề trong hệ thống bản đồ quy hoạch
sử dụng đất đai (bản đồ hiện trạng, bản đồ đơn vị đất, bản đồ quy hoạch sử dụng
đất…).
e. Phương pháp kế thừa.
Kế thừa có chọn lọc những nội dung, những vấn đề liên quan đến công tác kiểm
kê từ các tài liệu, tư liệu có sẳn.

Trang 12


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

f. Phương pháp chuyên gia.
Tham khảo ý kiến lãnh đạo địa phương, chuyên viên các ngành, lĩnh vực có liên
quan.
II.3.3. Đánh giá nguồn tài liệu phục vụ công tác kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
A. Số liệu, bảng biểu kiểm kê năm 2006, 2007, 2008, 2009.
Biểu 01: Thống kê diện tích đất nông nghiệp.
Biểu 02: Thống kê diện tích đất phi nông nghiệp.
Biểu 03: Thống kê diện tích đất đai.
Biểu 04: Thống kê người sử dụng và quản lý đất.

Biểu 05: Thống kê, kiểm kê về tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng.
Biểu 07: Thống kê diện tích đất theo đơn vị hành chính.
Biểu 08: Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý
đất.
Biểu 09: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng.
Hệ thống bảng biểu này qua các năm là cơ sở quan trọng trong việc thực hiện
kiểm kê đất đai năm 2010 hiện nay. Trên cơ sở so sánh, ta có thể rút ra được xu hướng
biến động, nhu cầu sử dụng đất của người dân từ đó các nhà quản lý sẽ có những chính
sách quản lý đất đai phù hợp, đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng và quản lý đất nói
chung.
B. Hệ thống sổ bộ địa chính, sổ mục kê.
Số sổ này tuy có nhưng phần cập nhật biến động và bổ sung những thay đổi về
tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất thì không được tiến hành thường xuyên nên cũng
gây khó khăn trong việc thành lập hệ thống biểu mẩu kiểm kê cụ thể là biểu thống kê
tình hình cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất.
C. Các văn bản hướng dẩn thực hiện kiểm kê năm 2010.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẩn thực hiện kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2010.
- Hướng dẩn số 193/HD-BCĐ-TNMT ngày 11/01/2010 của ban chỉ đạo tổng
kiểm kê đất đai năm 2010 về thực hiện tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2010 trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
- Và một số văn bản hướng dẩn thực hiện tổng kiểm kê năm 2010 khác.
Các văn bản này đã hướng dẩn thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010 một cách
thật cụ thể và chi tiết, góp phần cho kết quả thực hiện kiểm kê chính xác và hiệu quả
hơn.
D. Sổ dã ngoại.
Về nội dung sổ dã ngoại, tại cột loại đất thì trong khi đo vẽ các cán bộ thực hiện
công tác này cũng đã xác định loại đất nhưng có thể do chủ quan và sự không thông
hiểu về đặc điểm địa hình, thực vật từng vùng nên có thể ghi sai một số thông tin về

loại đất. Do đó, bắt buộc cán bộ địa chính thực hiện công tác kiểm kê phải tiến hành
kiểm tra trên từng thửa một và cập nhật những nội dung trong sổ dã ngoại.

Trang 13


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

E. Bản đồ.
Hiện nay, số bản đồ địa chính trên toàn huyện là 1.263 tờ với các tỷ lệ 1/500,
1/1000, 1/2000. Hệ thống bản đồ này tương đối chính xác nhưng vẩn còn một vài thửa
sai về loại đất, điều này gây ảnh hưởng đến việc thống kê diện tích theo loại đất dẩn
đến chất lượng kết quả kiềm kê vẩn chưa chính xác hoàn toàn.
II.3.4. Quy trình và các bước thực hiện.
A. Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010.
Gồm 6 bước:
Bước 1: Thu thập tài liệu.
- Bản đồ nền.
- Biểu kiểm kê đất đai năm 2010 của 21 xã, thị trấn của huyện.
- Các biểu thống kê đất đai của huyện từ 2005 – 2010.
- Sổ mục kê, sổ dã ngoại, sổ địa chính.
- Số liệu 364/CP.
- Hồ sơ giao, thuê đất.
- Danh sách kê khai theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg.
-Hồ sơ đất an ninh quốc phòng.
- Bản đồ hiện trạng vị trí.
- Bản đồ quy hoạch, kế hoach sử dụng đất 2010, 2015.
Bước 2: Công tác nội nghiệp xã.

- Cập nhật bản đồ nền.
+ Chuyển ranh từng tờ bản đồ địa chính lên bản đồ nền.
+ Chuyển ranh giao, thuê đất lên bản đồ địa chính (chuẩn bị kiểm tra trên thực địa).
- Bổ sung thông tin trên file dã ngoại.
+ Chuyển đổi mã loại đất ,mã đối tượng sử dụng đất từ Thông tư 28/2004/TTBTNMT sang mã theo Thông tư 08/2004/TT-BTNMT.
+ Chuyển tất cả các trường hợp cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, quyết định giao, thuê đất,…
+ Chuyển mã đối tượng, diện tích đã kê khai theo Chỉ thị 31/2007/CT-TTg lên
file sổ dã ngoại.
+ Làm sạch dử liệu trên file.
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp: Dùng bản đồ nền và file dã ngoại đối soát
trên thực địa.
Kiểm tra, phân tích số liệu: Đối với những trường hợp chưa đúng hoặc không
hợp lý thì kết hợp với cán bộ các xã để cùng đi xác minh, điều tra thực tế về loại đất và
đối tượng sử dụng đất, hoàn chỉnh số liệu trong sổ dã ngoại và hoàn thiện hệ thống
biểu mẩu của các xã, thị trấn vì đây là cơ sở quan trọng là nguồn nguyên liệu đầu vào
để có thể thành lập các biểu kiểm kê đất đai của huyện và cũng là yêu cầu trong công
tác kiểm kê lần này. Phải điều tra đúng tên chủ sử dụng, mục đích sử dụng đất, cập
nhật các biến động lên bản đồ và sổ dã ngoại, đo vẽ các trường hợp có biến động về
ranh thửa đất.

Trang 14


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố về địa giới hành chính đã thay
đổi hoặc mới xuất hiện căn cứ vào bản đồ, hồ sơ địa giới hành chính và các văn bản

của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về thành lập đơn vị hành chính mới, điều chỉnh
địa giới hành chính.
Khoanh ranh đất theo từng mục đích sử dụng cho từng loại đối tượng, tuy nhiên
đối với đất là tổ chức thì ranh khoanh theo từng tổ chức sử dụng đất.
Bước 4: Chỉnh lý, tính toán, hoàn chỉnh file sổ dã ngoại, bản đồ nền.
Chuyển các biến động mới lên bản đồ nền.
Xử lý các sai sót, biến động, sau khi chỉnh lý phải được thể hiện trên bản đồ.
Tính toán diện tích các biến động.
Chuyển các biến động váo file sổ dã ngoại.
Tính toán đất ở có vườn ao.
Tính toán diện tích mục đích sử dụng.
Số thửa cho thêm đối với trường hợp biến đổi ranh đất.
Bước 5: Tổng hợp, in ấn biểu mẩu.
Sau khi đã chỉnh lý, tính toán các sai sót thì sử dụng phần mếm TK05 để tổng
hợp thành biểu chính xác của huyện.
Bước 6: Giao nộp và công bố kết quả.
B. Quy trình xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện năm 2010.
Bước 1: Xác định các yêu cầu kỹ thuật – dự toán công trình.
Đánh giá sơ bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp
dưới trực tiếp, phân loại tài liệu.
Xác định các yêu cầu kỹ thuật của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.
Bước 2: Công tác chuẩn bị.
Chuẩn bị bản đồ nền cấp huyện..
Tập hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của các xã và thị trấn của
huyện, bao gồm cả bản đồ giấy và số.
Kiểm tra số lượng, chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 20 xã và thị
trấn..
Lập kế hoạch thực hiện chi tiết.
Bước 3: Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Bổ sung, chỉnh lý yếu tố nội dung, cơ sở địa lý trên bản đồ.
Kiểm tra, hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 các xã và thị trấn
về cơ sở toán học, địa giới hành chính và các yếu tố nội dung của bản đồ, tiếp biên, xử
lý các mâu thuẩn, sai sót về nội dung, nhất là về địa giới hành chính.
Tổng quát hóa các nội dung về hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sử
dụng đất các xã và thị trấn để chuyển lên bản đồ nền của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
cấp trên, mức độ tổng quát hóa nội dung được thực hiện theo tỷ lệ bản đồ cần thành
lập và chỉ thực hiện đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng trực quan.

Trang 15


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Mạnh Khang

Chuyển vẽ các yếu tố nội dung từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các xã và thị
trấn đã được tổng quát hóa lên bản đồ nền.
Đối với cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, không thực hiện tổng quát
nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất các xã và thị trấn mà thực hiện tích hợp đầy đủ
nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất các xã và thị trấn vào dữ liệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cấp trên.
Biên tập, trình bày bản đồ.
Bước 4: Hoàn thiện và in bản đồ.
Bước 5: Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm.

Trang 16


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Võ Mạnh Khang

PHẦN III
KẾT QUẢ – THẢO LUẬN
III.1. Đánh giá tình hình quản lý đất đai.
III.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai.
Thực hiện Luật Ðất đai năm 2003, UBND huyện tổ chức triển khai thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và Thành phố như:
- Quyết định số 138/2004/QÐ-UB ngày 18/05/2004 về thủ tục giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.
- Quyết định số 139/2004/QĐ-UB ngày 18/5/2004 về Quy chế phối hợp liên
nghành trong công tác giải quyết hồ sơ giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng
đất theo cơ chế một cửa liên thông.
- Chỉ thị số 26/2004/CT-UB của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức triển
khai thực hiện Luật Đất đai năm 2003 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Công văn số 6983/UB-ĐT ngày 16/11/2004 về thực hiện một số việc cấp bách
triển khai Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai năm 2003.
- Kế hoạch số 4595/UB-ĐT ngày 06/8/2004 và số 4668/UBND-ĐT ngày
03/8/2005 về triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 316/2004/QĐ-UB ngày 24/12/2004 và Quyết định số
227/2005/QĐ-UBND ngày 27/12/2005 về ban hành Quy định về giá các loại đất trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 225/2005/QĐ-UBND ngày 23/12/2005 của Ủy ban nhân dân
thành phố về quy định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở theo Luật Đất đai năm
2003.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường về hướng dẩn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xậy dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Chỉ thị số 22/2009/CT-UBND ngày 14/12/2009 cùa Ủy ban nhân dân thành
phố về việc kiểm kê đất đai và xậy dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
- Và một số văn bản khác…
III.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
Huyện Củ Chi thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1994 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố
Hồ Chí Minh, UBND huyện Củ Chi cùng với huyện Hóc Môn, và tỉnh Tây Ninh, tỉnh
Bình Dương, tỉnh Long An đã tiến hành xác định lại ranh giới trên cơ sở tài liệu đo đạc
299-TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung. Địa giới hành chính của các xã, thị trấn được đo
đạc, cắm mốc giới và bàn giao cho UBND các cấp quản lý hồ sơ, kết quả được nộp lưu
trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật.
Bản đồ hành chính toàn huyện được xây dựng ở tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000 và cấp
phường, xã, thị trấn tỷ lệ 1/5.000, 1/2.000, 1/1.000.

Trang 17


×