Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM NẤM MEN DIAMOND V LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GÀ THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.57 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM NẤM MEN DIAMOND V
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GÀ THỊT

Sinh viên thực hiện: BÙI VIẾT HÙNG
Lớp DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khoá: 2005 - 2010

THÁNG 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

BÙI VIẾT HÙNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM NẤM MEN DIAMOND V
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GÀ THỊT

Khoá luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y



Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS BÙI HUY NHƯ PHÚC
KS. LÊ THỊ NGỌC HƯƠNG

THÁNG 08/2010

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Bùi Viết Hùng
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của chế phẩm nấm men Diamond V lên sự sinh trưởng
và phát triển của Gà Thịt”.
Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi – Thú
y ngày ………………...
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC

ii


LỜI CẢM TẠ
Trọn đời ghi nhớ công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.
Thành kính ghi ơn PGS.TS Bùi Huy Như Phúc, KS. Lê Thị Ngọc Hương đã
tận tình giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tôi trong học tập và thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Chân thành cảm ơn

Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô trong
Khoa đã tận tình truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian em học tập tại trường.
Ban giám đốc công ty TNHH Japfa Comfeed Long An:
Anh Phạm Quốc Huy giám đốc bộ phận gia công.
Anh Nguyễn Văn Công phó giám đốc kĩ thuật.
Anh Nguyễn Tấn Tam quản lý trại gia công khu vực Đồng Nai
Các anh Phan Thanh Lực, Đỗ Thanh Vũ quản lý trại Bến Cát 1 và toàn thể
nhân viên của trại đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực tập
tại trại.
Cảm ơn tập thể lớp DH05TY và tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện
Bùi Viết Hùng

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của chế phẩm nấm men Diamond V lên sự sinh
trưởng và phát triển của Gà Thịt” đã được thực hiện tại Trại gia công gà thịt của
công ty Japfa Comfeed Long An tại Bình Dương trong thời gian từ 22/03/2010 đến
11/07/2010.
Tổng số 1800 gà thịt công nghiệp một ngày tuổi được chia đều cho 3 lô với 6
lần lập lại cho mỗi lô, mỗi lần lập lại 100 gà, thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
Sau 43 ngày thí nghiệm tăng trọng tích lũy bình quân của gà lô bổ sung 2,5
kg/tấn là 2745,4 g/con, lô bổ sung 5 kg/tấn là 2807,7 g/con, lô đối chứng là 2590,1
g/con. Sự khác biệt giữa lô bổ sung 5 kg/tấn và lô đối chứng có ý nghĩa về mặt

thống kê với P<0,05.
Tăng trọng tuyệt đối 1 - 43 ngày tuổi gà lô bổ sung 2,5 kg/tấn là 62,895
g/con/ngày; lô bổ sung 5 kg/tấn là 64,345 g/con/ngày, lô đối chứng là 59,28
g/con/ngày. Sự khác biệt giữa 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng có ý nghĩa về mặt
thống kê với P<0,05.
Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân qua 43 ngày nuôi gà ở lô bổ sung 2,5
kg/tấn là 116,5 g/con/ngày; lô bổ sung 5 kg/tấn là 117,4 g/con/ngày, lô đối chứng là
113,25 g/con/ngày. Sự khác biệt giữa các lô không có ý nghĩa về mặt thống kê với
P>0,05.
Hệ số chuyển biến thức ăn qua 43 ngày nuôi của lô bổ sung 2,5 kg/tấn là
1,856 kgTA/kgTT, lô bổ sung 5 kg/tấn là 1,825 kgTA/kgTT, lô đối chứng là 1,9105

kgTA/kgTT. Sự khác biệt giữa lô bổ sung 5 kg/tấn và lô đối chứng có ý nghĩa về
mặt thống kê với P<0,05.
Số gà chết và loại thải giữa các lô chênh lệch không đáng kể. Về hiệu quả
kinh tế thì 2 lô thí nghiệm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn lô đối chứng do có chi phí
thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp hơn. Vì vậy có thể sử dụng công thức thức ăn lô bổ
sung 5 kg/tấn Diamond V áp dụng cho gà thịt công nghiệp.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................... ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt luận văn........................................................................................................ iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... viii

Danh sách các bảng ................................................................................................... ix
Danh sách các hình......................................................................................................x
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1

Đặt vấn đề ........................................................................................................1

1.2

Mục đích...........................................................................................................2

1.3

Yêu cầu thực hiện.............................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1

Sơ lược về nấm men.........................................................................................3

2.1.1 Đặc điểm chung của nấm men .........................................................................3
2.1.2 Cơ sở của việc sử dụng nấm men trong sản xuất và chế biến thức ăn.............4
2.1.2.1 Những đặc điểm cơ bản của nấm men: .........................................................4
2.1.2.2 Thành phần hóa học và dinh dưỡng của nấm men ........................................5
2.1.3 Sơ lược chế phẩm nấm men Diamond V .........................................................6
2.1.4 Công nghệ sản xuất Diamond V ........................................................................6
2.1.5 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng của nấm men ............................................9
2.1.5.1 Nghiên cứu trong nước....................................................................................9
2.1.5.2 Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................10

2.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của gà .....................11

2.2.1 Thức ăn...........................................................................................................11
2.2.2 Tính biệt .........................................................................................................12
2.2.3 Điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc....................................................................12

v


2.3.1 Lịch sử ............................................................................................................16
2.3.2 Vị trí đia lý .....................................................................................................17
2.3.3 Khí hậu và thời tiết. ........................................................................................17
2.3.4 Nguồn nước – đất đai .....................................................................................17
2.3.5 Chuồng trại .....................................................................................................18
2.3.6 Các cơ sở vật chất khác ..................................................................................19
2.3.7 Cơ cấu tổ chức lao động.................................................................................20
2.3.8 Tình hình sản xuất của trại .............................................................................20
2.3.9 Nhiệm vụ sản xuất..........................................................................................20
2.3.10 Con giống .......................................................................................................20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................22
3.1

Nội dung .........................................................................................................22

3.2

Thời gian, địa điểm ........................................................................................22


3.3

Phương pháp thí nghiệm ................................................................................22

3.3.1 Con giống .......................................................................................................22
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................22
3.4

Điều kiện thí nghiệm ......................................................................................23

3.4.1 Chuồng nuôi gà thịt. .........................................................................................23
3.4.1.1 Thiết kế chuồng gà ........................................................................................23
3.4.1.2 Rèm che .........................................................................................................23
3.4.1.3 Cách nhiệt......................................................................................................23
3.4.1.4 Hệ thống uống ...............................................................................................23
3.4.1.5 Đồng hồ nước ................................................................................................24
3.4.1.6 Bể chứa nước.................................................................................................24
3.4.1.7 Hệ thống máng ăn .........................................................................................24
3.4.1.8 Hệ thống sưởi ................................................................................................25
3.4.1.9 Hệ thống thông gió ........................................................................................26
3.4.1.10 Hệ thống điện chiếu sáng ............................................................................28
3.4.1.11 Chất độn chuồng .........................................................................................28
3.4.2 Nuôi dưỡng, chăm sóc gà thí nghiệm ..............................................................28
3.4.2.1 Úm gà con: ....................................................................................................28

vi


3.4.2.2 Chuẩn bị úm ..................................................................................................28
3.4.2.3 Nhiệt độ úm và cách chăm sóc gà nhỏ ..........................................................29

3.4.2.4 Chăm sóc gà lớn: ...........................................................................................29
3.4.2.5 Làm mát ........................................................................................................29
3.4.3 Thức ăn...........................................................................................................30
3.4.4 Quy trình thú y và tiêm phòng thú y ..............................................................31
3.4.5 Quy trình vệ sinh chuồng trại......................................................................... 32
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................32
3.5.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng ...................................................................................32
3.5.2 Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn ............................................................................32
3.5.3 Chỉ tiêu về sức sống .......................................................................................33
3.5.4 Các chỉ tiêu về khảo sát quầy thịt ..................................................................33
3.5.5 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................33
3.6

Xử lý số liệu ...................................................................................................33

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................38
4.1 Kết quả về tăng trọng ..........................................................................................38
4.1.1 Trọng lượng bình quân của gà thí nghiệm .......................................................38
4.1.2 Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn .................................................40
4.2 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân .......................................................................43
4.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của gà thí nghiệm ......................................43
4.2.2 Hệ số chuyển biến thức ăn ...............................................................................45
4.3 Tỷ lệ nuôi sống ....................................................................................................48
4.4 Khảo sát quầy thịt................................................................................................49
4.5 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................52
5.1 Kết luận ...............................................................................................................52
5.2 Đề nghị ................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53
PHỤ LỤC .................................................................................................................59


vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AA: Abor-Aces
C/P: Calories/Protein – tỉ lệ năng lượng / % protein
ĐC: Đối chứng

HSCBTA: Hệ số chuyển biến thức ăn
kgTA/kgTT: Kg thức ăn / kg tăng trọng
KL: Khối lượng
P: Trọng lượng
TA: Thức ăn
Tg: Thời gian
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TT: Tăng trọng
TTTĐ: Tăng trọng tuyệt đối

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của nấm men ............................................................5
Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng của 1kg nấm men so với 1kg thức ăn khác .................5
Bảng 2.3 Thành phần các chất cơ bản trong chế phẩm nấm men Diamond V..........7
Bảng 2.4 Thành phần khoáng và vitamin của Diamond V.........................................8
Bảng 2.5 Thành phần hóa học của một số nguyên liệu chính làm thức ăn cho gia
súc, gia cầm (%) ........................................................................................................11

Bảng 2.6 Nhu cầu axit amin không thay thế cho gà thịt...........................................12
Bảng 2.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến năng suất của gà thịt. .............13
Bảng 2.8 Nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho gà thịt nuôi chuồng kín ........................14
Bảng 2.9 Yêu cầu không khí cho 1 kg khối lượng cơ thể gà broiler ........................15
Bảng 2.10 Chương trình chiếu sáng cho gà Broiler .................................................16
Bảng 2.11 Nhiệt độ và độ ẩm không khí trong thời gian thí nghiệm .......................17
Bảng 2.12 Chỉ tiêu tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Lohmann Meat.........20
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................22
Bảng 3.2 Các thiết bị của hệ thống uống ..................................................................24
Bảng 3.3 Các thiết bị của hệ thống thông gió ...........................................................26
Bảng 3.4 Hướng dẫn về chất lượng không khí trong chuồng nuôi ..........................27
Bảng 3.5 Các thiết bị của hệ thống chiếu sáng .........................................................28
Bảng 3.6 Tốc độ gió theo ngày tuổi..........................................................................30
Bảng 3.7 Chỉ tiêu dinh dưỡng cám thí nghiệm .........................................................30
Bảng 3.8 Quy trình thú y và tiêm phòng thú y .........................................................31
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của gà qua 43 ngày tuổi (g/con) ..........................38
Bảng 4.2 TTTĐ của gà thí nghiệm qua 43 ngày tuổi ...............................................40
Bảng 4.3 Lượng TA tiêu thụ bình quân của gà qua các giai đoạn tuổi ....................43
Bảng 4.4 Hệ số chuyển biến thức ăn của gà qua các giai đoạn tuổi .........................46
Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi sống đàn gà qua các giai đoạn tuổi (%) ...................................48
Bảng 4.6 Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm ...........................................................50
Bảng 4.7 Giá thành 1 kg thức ăn cho gà(đồng/kg) ...................................................50
Bảng 4.8 Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng (đ/kg) ................................................... 51

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Toàn cảnh khu trại nuôi gà thịt trại Bến Cát 1 ..........................................18

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí chuồng trại .............................................................................18
Hình 2.3 Nhà tắm sát trùng.......................................................................................19
Hình 2.4 Cổng sát trùng............................................................................................19
Hình 3.1 Núm uống tự động .....................................................................................24
Hình 3.2 Máng ăn gà lớn ..........................................................................................25
Hình 3.3 Máy sưởi gà ...............................................................................................25
Hình 3.4 Hệ thống làm mát bằng bay hơi (Cooling Pad) .........................................26
Hình 3.5 Phân bố gió trong điều kiện áp suất lý tưởng và áp suất thấp ...................27
Hình 3.6 Bảng điều khiển tự động............................................................................27
Hình 3.7 Cách bố trí ô úm cho chuồng 17.000 con ..................................................29

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng bình quân của gà thí nghiệm từ 1 đến 43 ngày tuổi .........39
Biểu đồ 4.2 Phương trình tương quan giữa TTTĐ bình quân và tỉ lệ bổ sung
Diamond V ................................................................................................................42
Biểu đồ 4.3 Phương trình tương quan giữa lượng thức ăn tiêu thụ và tỉ lệ bổ sung
Diamond V ................................................................................................................45
Biểu đồ 4.4 Phương trình tương quan giữa lượng thức ăn tiêu thụ và tỉ lệ bổ sung
Diamond V ................................................................................................................48
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ sống tích lũy của gà thí nghiệm từ 1 đến 43 ngày tuổi .................49

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn về
Hiện nay, một trong những thách thức chính mà ngành chăn nuôi gia cầm
công nghiệp cần phải đối mặt để phát triển là việc cải thiện năng suất sản phẩm.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm làm tăng năng suất, chất lượng thịt gia
cầm và tăng khả năng sử dụng thức ăn của gia cầm chăn nuôi công nghiệp. Bao
gồm cả việc bổ sung kháng sinh, enzyme và các chế phẩm sinh học, các sản phẩm
tự nhiên khác như nấm men vào trong thức ăn gia cầm (Heugten và ctv, 2003;
Mathew và ctv, 2010). Việc bổ sung nấm men vào thức ăn đã được sử dụng để cải
thiện chất lựơng thức ăn gia súc và tăng sức sản xuất của động vật (Zhang và ctv,
2005; Saadia và ctv, 2010. Nấm men giàu protein, vitamin, đặc biệt là vitamin
nhóm B, các chất khoáng đa lượng và vi lượng. Hàm lượng protein cao, trong đó có
khoảng 20 axit amin bao gồm các axit amin không thay thế được. Ngoài ra nấm
men còn được biết đến với khả năng nâng cao hàm lượng P hữu dụng (Bradley và
Savage, 1995; Oyedeji và ctv, 2008; Shen và ctv, 2009) cải thiện tỉ lệ tiêu hóa các
chất dinh dưỡng (Thayer và ctv, 1978; SuzanYalçın và ctv, 1993; Brummer và ctv,
2010), làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch (Barkouky và ctv, 2010), thêm vào đó
là việc nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn (Onifade và Babatunde, 1996;
Paryad và Mahmoudi, 2008).
Hiện nay, loài Saccharomyces cerevisiae được sử dụng rất phổ biến trong
sản xuất các chế phẩm probiotic dùng cho người và động vật. S. cerevisiae còn là
nguyên liệu cho sản xuất prebiotics làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi như sản
xuất β-glucan (Hồ Trung Thông và Hồ Lê Quỳnh Châu, 2009).

1


Chế phẩm Diamond V được sản xuất bằng phương pháp lên men dung dịch
chọn lọc cùng với bột ngũ cốc và nấm men bánh mì (Saccharomyces cerevisiae),
không chỉ chứa sinh khối mà còn cung cấp chất chuyển hoá lên men thu được từ
một quá trình lên men đặc biệt. Là sản phẩm rất phức tạp, chứa cả dinh dưỡng men

“nội bào” và chất chuyển hoá ngoại bào lên men, sử dụng để bổ sung vào thức ăn
gia súc.
Từ thực tiễn trên, với mục đích đánh giá một cách khách quan sự ảnh hưởng
của việc bổ sung nấm men (S. cerevisiae) với các mức độ khác nhau vào thức ăn đối
với sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng quầy thịt của gà thịt nuôi công nghiệp.
Được sự đồng ý của Bộ Môn Dinh Dưỡng, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM và Công ty TNHH Japfa Comfeed Long An, cùng sự
hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm
“Ảnh hưởng của chế phẩm nấm men Diamond V lên sự sinh trưởng và phát triển
của Gà Thịt”.
1.2 Mục đích
Khảo sát mức độ ảnh hưởng của chế phẩm nấm men Diamond V đối với gà
thịt công nghiệp.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu trên sự tăng trưởng của gà thịt như tăng trọng, hệ số
biến chuyển thức ăn và khả năng sản xuất thịt.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về nấm men
2.1.1 Đặc điểm chung của nấm men
Nấm men là loại vi sinh vật có cấu tạo đơn bào, không di động và sinh sản
chủ yếu bằng phương pháp nảy chồi. Trong tế bào nấm men có chứa hầu như tất cả
các chất cần thiết cho sự sống (protein, glucid, lipit, các enzyme, các vitamin, acid
nucleic và các chất khoáng). Không một sản phẩm thực vật hoặc động vật nào có
trong thành phần của mình một lượng các chất có tác dụng đặc hiệu như trong nấm
men (Lại Minh Tuấn, 2005).

Thành phần hóa học của vỏ tế bào nấm men gồm có các phức chất protein –
polysacarides, phosphat và lipit. Vỏ tế bào dầy khoảng 25 nm và chiếm khoảng 25
% khối lượng tế bào. Trong thành phần polysacarides thấy có glucan (chủ yếu) và
mannan. Tống hợp hai chất này chiếm tới 90 % chất khô của vỏ tế bào. Chất khô
của tế bào nấm men gồm có 23 – 28 % là chất hữu cơ và 5 – 7 % chất tro. Chất hữu
cơ ở đây gồm có: protein 13 – 14 %, glucogen 6 – 8 %, cenlulose 1,8 – 2 %, chất
béo 0,5 – 2 % (Nguyễn Lân Dũng, 2009).
So với các vi sinh khác tế bào nấm men có kích thước tương đối lớn: đường
kính khoảng 1 μm; chiều dài 8 μm (1 μm =10-6 m), với kích này ta có thể ước tính
bề mặt của tế bào nấm men trong một lít dịch lên men vào khoảng 10 m2 và do vậy
cường độ trao đổi chất của tế bào nấm men với môi trường xung quanh là vô cùng
to lớn. Khối lượng nấm men là 500 kg so với trâu bò cùng khối lượng thì một ngày
đêm nấm men tổng hợp được 50 tấn protein, còn trâu bò chỉ tổng hợp được 0,5 kg
(gấp 100 lần) (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2008).

3


Tùy thuộc vào giống, môi trường sản xuất,… mà nấm men có các thành phần
hóa học khác nhau. Nấm men được sản xuất trên môi trường lúa mì, khoai tây thì có
nhiều protein và vitamin hơn nấm men được sản xuất trên môi trường gỗ.
2.1.2 Cơ sở của việc sử dụng nấm men trong sản xuất và chế biến thức ăn
2.1.2.1 Những đặc điểm cơ bản của nấm men:
Tế bào nấm men được tổ hợp trong thức ăn gia súc thì giá trị dinh dưỡng của
thức ăn sẽ được nâng cao. Ví dụ, 1 kg nấm men thức ăn gia súc cho bò sữa ăn sẽ
làm tăng từ 6 – 7 lít sữa hoặc cho gà mái ăn 1 kg nấm men sẽ tăng từ 2,2 – 2,9 kg
thịt và khả năng đẻ trứng tăng 20 – 40 %. Đối với heo giống, có thêm nấm men
trong thức ăn giúp khả năng sinh tinh dịch tăng, sức đề kháng của tinh trùng tăng và
do đó khả năng thụ thai cao, heo thịt tăng trọng hơn đối chứng 8 – 10 % và giảm chi
phí thức ăn (Nguyễn Khắc Tuấn, 1996).

Nấm men có khả năng phát triển trên nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau,
cho phép người ta sử dụng các nguồn dinh dưỡng sẵn có, rẻ tiền mà con người
không thể sử dụng làm thực phẩm để sản xuất sản phẩm từ chúng.
Trong 1 kg nấm men gia súc đã được chiếu quang có khoảng 1.000 – 5.000
đơn vị vitamin D2, cao hơn gấp 10 lần so với lượng vitamin D2 có trong dầu cá thu
(Trần Minh Tâm, 2000).
Với đặc điểm sinh lý của nấm men, người ta dễ dàng thiết lập dây chuyền
công nghệ cao để khai thác các sản phẩm từ nấm men nhằm mục đích phục vụ cho
thực tiễn sản xuất (Lương Thị Phương Thảo, 2005).
Nhiều nước đã tổ chức một ngành công nghiệp nuôi cấy nấm men và thu sinh
khối làm thức ăn chăn nuôi. Sinh khối nấm men ở đây được coi là nguồn protein –
vitamin đậm đặc, thường được gọi là protein đơn bào, có thể thay thế bột cá, bột
đậu tương… trong khẩu phần thức ăn (Nguyễn Phương Minh, 2009).
Sinh khối nấm men là nguồn protein – vitamin bổ sung vào thức ăn chăn
nuôi. Đây là những tế bào nấm men sau khi sấy khô chứa protein tới 50 - 60 %
(theo chất khô), rất giàu vitamin nhóm B và tiền vitamin D2, đầy đủ các khoáng.

4


Sản phẩm này thường được gọi là men gia súc hay là men thức ăn chăn nuôi, hoặc
còn gọi là nguồn protein đơn bào (Lương Đức Phẩm, 2005).
Nấm men dùng cho chăn nuôi là nguồn protein được bổ sung vào khẩu phần
cho gia súc làm nâng cao giá trị sinh học cho các nguồn protein khác (thường là từ
thực vật). Trong protein của nấm men chứa không ít hơn 20 axit amin và có tất cả
các axit amin không thể thay thế (Trần Tiến Đại, 2009).
Nấm men bổ sung vào thức ăn gia súc có các yêu cầu như sau: có tốc độ sinh
trưởng cao, đồng hóa được các chất dinh dưỡng có trong môi trường với hệ số kinh
tế cao, có sức chống chịu với tạp khuẩn và những chất kìm hãm sinh trưởng. Về
thành phần hóa học phải đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng và không chứa các

chất có độc tính đối với động vật (Võ Thị Thuý Diễm, 2001).
2.1.2.2 Thành phần hóa học và dinh dưỡng của nấm men
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của nấm men (*)
Thành phần
Protid
Glucid
Lipid
Các chất chiết xuất vô đạm
Các chất khoáng

Tỷ lệ (%)
44 – 54 %
25 – 35 %
1,5 – 5 %
22 – 40 %
6 – 12 %

Bảng 2.2: Giá trị dinh dưỡng của 1kg nấm men so với 1kg thức ăn khác (*)
Tên thức ăn

Đạm tiêu hóa (g)

Ca (g)

P (g)

Nấm men gia súc

398


2,3

12,6

Nấm men (trên dịch thủy phân gỗ)

396

0,5

1,1

Bột cá

535

67,2

31,8

Bột thịt xương

292

14,3

74

Bột thịt


407

35,7

19

((*) Nấm men dùng trong chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội,
1970).

5


2.1.3

Sơ lược chế phẩm nấm men Diamond V
Chế phẩm nấm men Diamond V là thành phần thức ăn chăn nuôi hoàn toàn

tự nhiên được sản xuất bằng phương pháp lên men dung dịch chọn lọc cùng với bột
ngũ cốc và nấm men bánh mì (S. cerevisiae), dưới những tiêu chuẩn kiểm tra chất
lượng nghiêm ngặt và qui trình sản xuất độc quyền. Sau đó, toàn bộ sản phẩm lên
men được làm khô mà không làm hủy hoại các chất dinh dưỡng của nấm men. Có
thể sử dụng bổ sung vào thức ăn cho nhiều loại vật nuôi như bò sữa, heo, bò thịt,
ngựa, gia cầm và thú cưng.
Là sản phẩm men tinh luyện duy nhất dùng trong thức ăn chăn nuôi, nó
không chỉ chứa men sinh khối mà còn cung cấp chất chuyển hóa lên men thu được
từ một quá trình lên men đặc biệt. “Diamond V Process” là phương pháp lên men
duy nhất để sản xuất men cấy và phải trải qua 2 giai đoạn lên men lỏng và lên men
rắn, sau đó sấy khô để bảo quản chất chuyển hóa lên men.
Là sản phẩm rất phức tạp, chứa cả dinh dưỡng men “nội bào” và chất chuyển
hóa “ngoại bào” lên men.

Sản phẩm được cung cấp bởi Diamond V Mills, Inc, Hoa Kỳ. Mỗi túi 25 kg
và được đóng gói trong thùng giấy 825 hoặc 1000 kg. Sản phẩm được công nhận là
hữu cơ bởi Chương trình Hữu cơ quốc gia của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA’s
National Organic Program Rule).
2.1.4 Công nghệ sản xuất Diamond V
Công nghệ sản xuất Diamond V gồm có 4 giai đoạn:
Trong giai đoạn đầu tiên, môi trường dinh dưỡng lỏng được đưa vào để tăng
cường sự trao đổi chất của nấm men và bắt đầu hình thành các sản phẩm trao đổi
chất chuyển hóa dinh dưỡng.
Ở giai đoạn hai, sự lên men được tiếp tục khi bột ngũ cốc được trộn vào với
dịch lên men để hình thành dạng bột nhão.
Tiếp theo, bột nhão được ép đùn để tạo ra các dạng sợi bột mềm nên vẫn tiếp
tục lên men, các tế bào nấm men tiếp tục sử dụng môi trường và sinh ra nhiều hơn
các chất chuyển hóa dinh dưỡng.

6


Cuối cùng, các sợi nguyên liệu đã lên men được làm khô và nghiền mịn, sau
đó được đóng gói trong những túi giấy nhiều lớp.
Bảng 2.3 Thành phần các chất cơ bản trong chế phẩm nấm men Diamond V
Protein thô

15,0 %

Maltose

1,7 %

Béo thô


1,5 %

Sucrose

n.d.%

Xơ thô

22,0 %

ADF

28,7 %

8,0 %

NDF

29,1 %

Tro
Độ ẩm

11,0 %

Các chất khác

Axit amin


Chất béo không bão

27 %

Arginine

0,74 %

hòa mạch ngắn

54 %

Cystine

0,47 %

Chất béo không bão

19 %

Glycine

0,94 %

hòa mạch dài

n.d.%

Histidine


0,44 %

Chất béo bão hòa

Isoleusine

0,55 %

Chất béo chuyển hóa

Leucine

1,13 %

Xanthophill

Lysine (tổng số)

0,80 %

Methionine

0,26 %

Phenylalanine

0,55 %

Proline


1,08 %

Threonine

0,68 %

Tyrosine

0,56 %

Tryptophan

0,24 %

Valine

0,75 %

1,7 mg/kg

Carbohydrates
Tinh bột

5,2 %

Fructose

1,4 %

Glucose


2,3 %

Lactose

n.d.%
(Nguồn:diamondv.com)

7


Bảng 2.4 Thành phần khoáng và vitamin của Diamond V
Khoáng

Vitamin B6

66,9 mg/kg

Ca

0,47 %

Pantothenic acid

25,4 mg/kg

Cl

0,36 %


Pyridoxine

10,6 mg/kg

Mg

0,39 %

Vitamin B2

13,5 mg/kg

P

0,51 %

Vitamin B1

7,5 mg/kg

K

2,45 %

Vitamin A

390 IU/kg

Na


0,06 %

Beta Carotene

6544 IU/kg

S

0,45 %

Vitamin B12

0,004 mg/kg

Co

n.d. mg/kg

Cu

8,8 mg/kg

Fe

n.d. mg/kg

Mn

35,8 mg/kg


Se

n.d. mg/kg

Zn

44,5 mg/kg

Vitamin E

2,2 IU/kg

Năng lượng
TDN

68 %

Nem

1,59 Mcal/kg

Neg

1,08 Mcal/kg

NEI

1,57 Mcal/kg

DE


2,78 Mcal/kg

ME

3,00 Mcal/kg

Vitamin
Biotin
Choline
Axit Folic

0,6 mg/kg
1472,9 mg/kg
2,3 mg/kg
(Nguồn: Diamondv.com)

8


2.1.5 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng của nấm men
2.1.5.1 Nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu của Nguyễn Khắc Tuấn (1970), Nguyễn Thúy Liễu (1970),
đều cho rằng heo ăn thức ăn ủ men tăng trọng cao hơn so với đối chứng 10 - 20 %
(Nguyễn Khắc Tuấn, 1996). Thức ăn ủ men có tác dụng làm tăng tỷ lệ nuôi sống và
trọng lượng heo con cai sữa, giảm tỷ lệ hao hụt ở heo mẹ và rút ngắn thời gian động
dục ở heo mẹ (Lương Thị Phương Thảo, 2005).
Thí nghiệm của Lê Sinh Tặng (1977) cho thấy khi cho heo ăn thức ăn có ủ
men bia thì trọng lượng heo nái bình quân khi cai sữa 60 ngày ở lô thí nghiệm tăng
3,58 % so với lô đối chứng, tỉ lệ hao mòn heo nái giảm từ 18,36 % xuống còn 13,58

%, khả năng tiết sữa tăng 11,78 %, tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) tăng 29 % và
trọng lượng heo con bình quân khi cai sữa (kg/con) tăng 17,46 % (Nguyễn Khắc
Tuấn, 1996).
Nghiên cứu sử dụng sinh khối nấm men bia của nhà máy bia Thanh Hóa sản
xuất thuốc uống Biofil. Đây là loại thuốc uống giàu axit amin và vitamin nhóm B có
tác dụng bổ dưỡng cao (Nguyễn Phương Minh, 2009).
Để tạo giống nấm men vừa có khả năng đường hóa cao lại vừa có khả năng
tạo sinh khối lớn, Viện Kỹ thuật Sinh học – Trung Tâm Khoa Học và Công Nghệ
Quốc Gia Việt Nam đã nghiên cứu cấy chuyển gen amylaze được tách khỏi chủng
nấm men Endomycopsis fibugera và gây biến nạp vào S. cerevisiae làm cho nó trở
thành chủng nấm men có 2 đặc tính đường hóa cao và sinh tổng hợp protein cao
dùng trong chế biến thức ăn (Lại Minh Tuấn, 2005).
Nghiên cứu của Đậu Ngọc Hào và Phạm Thị Minh Hằng (1999) bổ sung
nấm men S. cerevsiae dạng sống trong thức ăn của gà công nghiệp cho thấy chủng
VH có khả năng phá hủy độc tố của Aflatoxin B1 và 2 chủng B và F có khả năng ức
chế E.coli.
Đậu Ngọc Hào, Phạm Thị Minh Hằng và Lê Thị Ngọc Diệp (1999) cho rằng:
với tỷ lệ 1 % chế phẩm S. cerevisiae bổ sung vào thức ăn đã có tác dụng: Đối với
heo con đang bú mẹ giảm được tỷ lệ tiêu chảy lô thí nghiệm (30 – 45 %) so với lô

9


đối chứng (40 – 63 %) và tăng được khối lượng heo cai sữa 0,5 kg/con so với lô đối
chứng. Đối với heo sau cai sữa, S. cerevisiae giúp làm tăng khối lượng của heo con
ở lô thí nghiệm 2 – 3 % so với lô đối chứng, kích thích hệ vi sinh vật đường tiêu hóa
và giảm tiêu tốn thức ăn (1,5 kg/con trong 17 ngày và 1,1 kg/con trong 25 ngày).
Võ Thị Thúy Diễm (2001), bổ sung chế phẩm nấm men Diamond V trên heo
nái chửa kỳ II đến lúc cai sữa và trên heo con theo mẹ mang lại kết quả: số con sơ
sinh sống ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 1 con/ổ, trọng lượng toàn ổ cai sữa

cao hơn 5,18 kg/ổ và tăng trọng bình quân theo ngày cao hơn 0,63 kg/bầy.
Lại Minh Tuấn (2005) nghiên cứu việc sử dụng S. cerevisiae trong thức ăn
nuôi tôm thương phẩm cho thấy nấm men có tác dụng tốt trong sinh trưởng cũng
như khả năng tiêu thụ thức ăn.
2.1.5.2 Nghiên cứu nước ngoài
Theo Shim và Choi (1997), tăng trọng và tỉ lệ chuyển hóa thức ăn được cải
thiện 1 cách có ý nghĩa giữa khẩu phần có bổ sung và không bổ sung nấm men. Gà
trống sinh trưởng tốt hơn so với gà mái. Mặc dù chúng được bố trí trong cùng 1 lô
thí nghiệm. Bổ sung nấm men vào thức ăn làm tăng tổng số vi sinh vật có lợi
(Lactobacillus), hạn chế số lượng E.coli và Streptoccoci trong đường tiêu hóa.
Charlie (1998), bổ sung 2 – 3 g nấm men vào 1 kg thức ăn giúp tăng khả
năng sinh trưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thịt.
Kernal CELIK và ctv (2001), bổ sung nấm men với các mức 2; 2,5; 3 g/kg
khẩu phần thức ăn của gà thịt giúp tăng trọng lượng cơ thể và tăng khả năng chuyển
hóa thức ăn so với khẩu phần không bổ sung nấm men.
Paryad và Mahmoudi (2008), gà thịt ăn khẩu phần thức ăn có bổ sung 1,5 %
nấm men có khả năng tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ, protein huyết tương tổng
số, cholesterol và triglycerides cao hơn so với khẩu phần không bổ sung nấm men.
Ngoài ra gà thịt ăn khẩu phần có bổ sung 1,5 % và 2 % S. cerevisiae giúp cải thiện
các chỉ tiêu đo lường chất lượng quầy thịt.

10


2.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của gà

2.2.1 Thức ăn
Nuôi gà thịt thương phẩm hiện nay là nuôi thúc sao cho gà ăn được nhiều

nhất lượng thức ăn mà nó có thể để đạt tốc độ tăng trọng cao như khả năng di truyền
sẵn có và có thể xuất chuồng trong thời gian ngắn nhất (Lâm Minh Thuận, 2004).
Thức ăn cho gà thịt nên chọn thực liệu ổn định về giá và chất lượng, đặc biệt
lưu ý đến hàm lượng độc tố có trong thức ăn hạt như bắp, bánh dầu phộng (Lâm
Minh Thuận, 2004).
Bảng 2.5 Thành phần hóa học của một số nguyên liệu chính làm thức ăn cho gia
súc, gia cầm (%)
Protein thô

Loại

Lipit thô

nguyên

Dẫn xuất

Khoáng

Năng lượng

không đạm

tổng số

trao đổi
(Kcal)

liệu
Ngô hạt


9,17 - 11,57

3,42 - 9,85

72,8 - 84,14

1,25 - 2,99

3236 - 3457

Cám gạo

6,89 - 13,7

6,07 - 22,6

39,98 - 64,65

6,08 - 12,42 2245 - 2802

Sắn củ

1,93 - 4,13

0,15 - 1,46

89,87 - 92,59

1,03 - 3,07


3112 - 4030

20 - 38,70

4,49 - 6,42

3738 - 4030

khô cả vỏ
Đậu

38,64 - 48,44 14,47 - 22,48

tương hạt

(Nguồn: Nguyễn Đức Hưng, 2006)
Thức ăn cân đối các axit amin giới hạn như lysin và methionin, cân bằng
năng lượng và protein sẽ đem lại hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng sản phẩm
(Bùi Xuân Mến, 2007).
Thức ăn với tỷ lệ C/P thấp có giá cao hơn nhưng giảm mỡ bụng, còn thức ăn
có tỷ lệ C/P cao thì giá rẻ hơn nhưng gà ăn ít thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu axit
amin nên mức tăng trọng có thể bị ảnh hưởng (Lâm Minh Thuận, 2004).

11


Bảng 2.6 Nhu cầu axit amin không thay thế cho gà thịt
Axit amin


Duy trì mg/kgP/ngày)

Tăng trưởng (g/100g TT)

Lyzin

82

1,49

Methionin

36

0,70

Cystin

24

0,46

Isolơxin

58

0,27

Tryptophan


10

0,27

Threonin

86

0,75

(Nguồn: Nguyễn Đức Hưng, 2006)
2.2.2 Tính biệt
Quá trình trao đổi chất của gà trống và gà mái khác nhau. Con trống luôn có
hệ số trao đổi chất cao hơn con mái (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cho biết, khối lượng cơ thể
của gà trống cao hơn gà mái 15 – 20 % (Bùi Đức Lũng, 2004). Gà trống và mái có
qui luật sinh trưởng khác nhau rõ rệt khi cùng nuôi khẩu phần có mức protein 24 %
và mức năng lượng 3100 Kcal/kg thức ăn (Melekhin và Gridin, 1989). Khả năng
tăng trọng của các dòng gà V1, V3 và V5 giống Hybro HV85 của con trống cao hơn
con mái (Trần Long, 1994).
Các hoạt động sinh lý như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh của gà trống và mái
khác nhau, vì vậy chúng có nhu cầu khác nhau về mức năng lượng và protein trong
khẩu phần (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Nhu cầu mức protein trong khẩu phần của gà mái luôn thấp hơn so với gà
trống khi khẩu phần đó có cùng mức năng lượng. Hàm lượng protein trong khẩu
phần nuôi gà trống phải trên 20 % khi năng lượng trao đổi là 3220 Kcal/kg, trong
khi đó mức protein để nuôi gà mái chỉ cần 16 % (Bùi Đức Lũng, 2004).
2.2.3 Điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc
Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi
Khoảng nhiệt độ tối thích đối với gà trưởng thành là 18 - 26 oC, gọi là vùng

nhiệt độ trung bình (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Tại vùng nhiệt độ cao hơn, sự trao

12


đổi sinh nhiệt tăng do tăng nhịp thở để thải nhiệt, nhưng do nhiệt độ xung quanh cao
nên nhiệt thải ra bị hạn chế. Gia cầm trong trạng thái stress nhiệt nên ăn ít, uống
nước nhiều để bù đắp lượng nước bốc hơi theo đường hô hấp, gà thịt ăn ít nên giảm
tăng trọng, tăng lượng máu ra vùng ngoại biên để tăng sự thải nhiệt nên tiêu hao
năng lượng nhiều (Lâm Minh Thuận, 2004).
Trong điệu kiện bình thường, nhịp thở của gà là 20 lần/phút. Khi bị tác động
của stress nhiệt, nhịp thở của gà lên tới 140 - 200 lần/phút và sự bốc hơi nước cũng
tăng từ 5 g lên 30 g/giờ (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của stress nhiệt là làm giảm khả năng tiếp
nhận thức ăn và dẫn đến giảm sức tăng trọng của gà thịt (Võ Bá Thọ, 1996). Trong
giai đoạn 3 - 8 tuần tuổi, mức tiêu thụ thức ăn và tăng trọng của gà thịt giảm 0,12 %
cho mỗi 1 oC tăng ngoài khoảng 21 oC (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1999).
Điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ tương đối có ảnh hưởng lớn đến năng suất và
hiệu quả sử dụng thức ăn. Ẩm độ tương đối trong khoảng 48 – 90 % không ảnh
hưởng đến năng suất và khả năng chuyển hoá thức ăn của gà nếu nhiệt độ chuồng
nuôi là 21 oC. Ngược lại, nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 29 oC thì khi tăng độ ẩm từ 30
% lên 70 % đã ảnh hưởng xấu đến mức độ tăng trọng của gà thịt và năng suất trứng
của gà đẻ (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Bảng 2.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến năng suất của gà thịt.
Nhiệt độ (0C)

Thể trọng so với tiêu chuẩn (%)

Chuyển hóa TĂ so với tiêu chuẩn (%)


37,8

78

105

32,2

87

104

26,7

94

102

21,1

100

100

15,6

97

102


10,0

94

105

4,4

87

108

(Nguồn: Lâm Minh Thuận, 2004)

13


×