Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TỪ MỘT SỐ VI KHUẨN TRONG MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.64 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TỪ
MỘT SỐ VI KHUẨN TRONG MÔI TRƯỜNG

Sinh viên thực hiện

: LÂM THỊ ÁI LINH

Lớp

: DH05DY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2005 – 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*****************

LÂM THỊ ÁI LINH

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TỪ
MỘT SỐ VI KHUẨN TRONG MÔI TRƯỜNG

Khóa luận ñược ñệ trình ñể ñáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn
TS. HỒ THỊ KIM HOA
BSTY. LÊ HỮU NGỌC

Tháng 8/2010

i


NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

TP. HCM, ngày … tháng 08 năm 2010
Giáo viên hướng dẫn

TS. Hồ Thị Kim Hoa

ii


LỜI CẢM TẠ
Chân thành biết ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể thầy cô ñã tận tình
giảng dạy tôi trong suốt 5 năm ñại học.
Chân thành biết ơn TS. Võ Thị Trà An ñã tạo ñiều kiện cho tôi tham gia ñề
tài này, là một phần nhỏ của ñề án nghiên cứu về tồn trữ các gen kháng kháng sinh
của APUA (Alliance for the Prudent Use of Antibiotic).
Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc ñến TS. Hồ Thị Kim Hoa và BSTY. Lê
Hữu Ngọc ñã tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp ñỡ tôi hoàn thành ñề tài này.

Cảm ơn tất cả các bạn lớp Dược Y 31 ñã ñồng hành cùng tôi trong 5 năm
qua. Và các bạn, anh chị phòng thí nghiệm: Thể, Thành, Thức, Tuấn, chị Hợp, chị
Tuyền, Hải Linh ñã giúp ñỡ tôi rất nhiều.

Lâm Thị Ái Linh

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Bước ñầu tìm hiểu sự ñề kháng kháng sinh từ các vi khuẩn trong
môi trường” thực hiện từ 09/2009 ñến 06/2010 tại phòng Kiểm Nghiệm Thú Sản Môi Trường Sức Khỏe Vật Nuôi, khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông
Lâm TP. HCM.
Qua phân lập 31 mẫu nước (nước ao nuôi cá, nước thải chăn nuôi, nước
sông) và 39 mẫu ñất rau (có bón phân chuồng) theo qui trình phân lập của APUA
(2009) với một số thay ñổi cho phù hợp, chúng tôi ñạt ñược các kết quả sau
Tỷ lệ phát hiện Aeromonas spp. trong môi trường nước là 45,16 % (nước ao
nuôi cá 71,43 %, nước sông 33,33 % và nước thải chăn nuôi heo 18,18 %). Tỷ lệ
phát hiện Acinetobacter spp. trong môi trường nước là 70,97 % (nước ao nuôi cá
92,86 %, nước sông 100 %, nước thải chăn nuôi heo 27,27 %) và trong ñất là 74,3
%. Tỷ lệ phát hiện Pseudomonas spp. trong môi trường nước là 32,26 % (nước thải
chăn nuôi 54,55 %, nước ao nuôi cá 21,43 %, nước sông 16,67 %) và trong ñất là
12,82 %. Tỷ lệ phát hiện S. maltophilia trong ñất là 51,28 %.
Kiểm tra tính mẫn cảm kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán trên thạch
của 13 gốc Aeromonas spp. cho thấy tỷ lệ nhạy cảm với nitrofurantoin,
chloramphenicol, gentamicin, ciprofloxacin, doxycycline là 100 % nhưng kém nhạy
cảm với ampicillin 15,4 %, cephalexin 46,2 %. Trong 17 gốc Pseudomonas spp., tỷ
lệ nhạy cảm với ciprofloxacin 100 %, doxycycline 94,1 %, gentamicin 88,2 %
nhưng hầu hết các gốc Pseudomonas spp. có tỷ lệ ñề kháng cao với nitrofurantoin,
ampicillin 100 %, cephalexin 88,2 %, rifampicin 82,4 %. Trong 51 gốc

Acinetobacter spp., tỷ lệ nhạy cảm với gentamicin, doxycycline 98 %, ciprofloxacin
96 %, tetracycline 90,2 % nhưng kém nhạy cảm với nitrofurantoin 29,4 %,
ampicillin 25,5 %, rifampicin 31,4 %, cephalexin 31,4 %. Trong 20 gốc S.
maltophilia, tỷ lệ nhạy cảm cao với ciprofloxacin, doxycycline 100 %, tetracycline
90 % nhưng ñề kháng với cephalexin 100 %, nitrofurantoin 95 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ................................................................................................................................i
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn .................................................................................... ii
Lời cảm tạ................................................................................................................... iii
Tóm tắt luận văn ..................................................................................................................iv
Mục lục .................................................................................................................................iv
Danh sách các bảng .......................................................................................................... viii
Danh sách các hình............................................................................................................. ix
Danh sách các sơ ñồ ........................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn ñề .......................................................................................................................1
1.2 Mục ñích .........................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu............................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..................................................................................................3
2.1 Vi khuẩn trong môi trường ...........................................................................................3
2.1.1 Vai trò của vi khuẩn trong môi trường.....................................................................3
2.1.2 Giới thiệu một số vi khuẩn môi trường có liên quan ñến ñề tài ...........................4
2.1.2.1 Acinetobacter spp.......................................................................................... . 4
2.1.2.2 Aeromonas spp. ............................................................................................... 5
2.1.2.3 Pseudomonas spp. ........................................................................................... 7

2.1.2.4 Stenotrophomonas maltophilia ..................................................................... 12
2.2 Giới thiệu sơ lược về kháng sinh ...............................................................................13
2.2.1 Khái niệm ..................................................................................................................13
2.2.2 Các nhóm thuốc kháng sinh ................................................................................... 13
2.2.2.1 Nhóm beta - lactam ....................................................................................... 13
2.2.2.2 Nhóm aminoglycoside .................................................................................. 14
2.2.2.3 Nhóm polypeptide......................................................................................... 15
2.2.2.4 Nhóm tetracycline ......................................................................................... 15

v


2.2.2.5 Nhóm phenicol .............................................................................................. 15
2.2.2.6 Nhóm macrolide............................................................................................ 16
2.2.2.7 Nhóm sulfonamide ........................................................................................ 16
2.2.2.8 Nhóm diaminopyrimidine ............................................................................. 17
2.2.2.9 Nhóm quinolone............................................................................................ 17
2.3 Sự ñề kháng kháng sinh ..............................................................................................18
2.3.1 Nguyên nhân của sự ñề kháng kháng sinh ........................................................... 18
2.3.1.1 Đề kháng tự nhiên ......................................................................................... 18
2.3.1.2 Đề kháng thu nhận ....................................................................................... 18
2.3.2 Các cơ chế ñề kháng kháng sinh của vi khuẩn .....................................................20
2.3.2.1 Sản xuất ra enzyme làm bất hoạt kháng sinh ............................................... .20
2.3.2.2 Ngăn chặn kháng sinh không thể xâm nhập qua thành tế bào ..................... .20
2.3.2.3 Thay ñổi tại ñiểm tác ñộng.......................................................................... . 20
2.3.2.4 Phát sinh ñường chuyển hóa mới ............................................................... . 20
2.3.2.5 Sản xuất ra nhiều chất cạnh tranh với kháng sinh........................................ .20
2.3.2.6 Đề kháng chéo ............................................................................................ . 20
2.4 Các phương pháp xác ñịnh ñộ mẫn cảm của vi khuẩn ñối với kháng sinh.......... 21
2.4.1 Phương pháp ñịnh tính .............................................................................................21

2.4.1.1 Các yếu tố có thể ảnh hưởng ñến kết quả phản ứng ................................... . 21
2.4.1.2 Chọn lựa ñĩa kháng sinh............................................................................... .22
2.4.1.3 Quy trình kiểm tra chất lượng ...................................................................... .23
2.4.2 Phương pháp ñịnh lượng..........................................................................................25
2.5 Những nghiên cứu liên quan ñến sự ñề kháng kháng sinh trong môi trường ......26
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................28
3.1 Thời gian và ñịa ñiểm .................................................................................................28
3.1.1 Thời gian ....................................................................................................................28
3.1.2 Địa ñiểm.....................................................................................................................28
3.2. Đối tượng .....................................................................................................................28
3.3 Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi .................................................................28
3.4 Phương pháp tiến hành ................................................................................................29

vi


3.4.1 Môi trường và hóa chất ............................................................................................29
3.4.2 Cách lấy mẫu và bảo quản mẫu ..............................................................................30
3.4.1.1 Mẫu nước ..................................................................................................... .30
3.4.1.2 Mẫu ñất........................................................................................................ . 31
3.4.2 Phân lập vi khuẩn .....................................................................................................33
3.4.2.1 Qui trình phân lập Aeromonas spp. và Pseudomonas spp .......................... . 33
3.4.2.2 Qui trình phân lập Pseudomonas spp. và Acinetobacter spp....................... .35
3.4.2.3 Qui trình phân lập Stenotrophomonas maltophilia ..................................... . 37
3.4.3 Thực hiện kháng sinh ñồ ..........................................................................................38
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................................39
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................40
4.1 Phân lập và ñịnh danh vi khuẩn .................................................................................40
4.1.1 Tỉ lệ phát hiện Aeromonas spp. trong môi trường nước ......................................40
4.1.2 Tỉ lệ phát hiện Acinetobacter spp. trong môi trường nước và ñất ......................41

4.1.3 Tỉ lệ phát hiện Pseudomonas spp. trong môi trường nước và ñất ......................42
4.1.4 Tỷ lệ phát hiện Stenotrophomonas maltophilia trong môi trường ñất ...............44
4.1.5 Sự tương thích giữa kết quả phân lập của ñề tài với kết quả kiểm chứng tại Đại
học Tufts, Hoa Kỳ. .............................................................................................................44
4.2 Thực hiện kháng sinh ñồ .............................................................................................45
4.2.1 Kết quả thực hiện kháng sinh ñồ ñối với các gốc Aeromonas spp. ....................45
4.2.2 Kết quả thực hiện kháng sinh ñồ ñối với các gốc Acinetobacter spp. ...............47
4.2.3 Kết quả thực hiện kháng sinh ñồ ñối với các gốc Pseudomonas spp. ...............48
4.2.4 Kết quả thực hiện kháng sinh ñồ ñối với các gốc S. maltophilia .......................49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................51
5.1 Kết luận .........................................................................................................................51
5.2 Đề nghị ..........................................................................................................................52
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................................53
Phụ lục .................................................................................................................................57

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Đặc ñiểm sinh hóa của một số loài Pseudomonas....................................... 9
Bảng 2.2 Các bệnh cảm nhiễm do Pseudomonas ở ñộng vật ................................... 11
Bảng 2.3 Đường kính vòng vô khuẩn ....................................................................... 24
Bảng 3.1 Bảng phân bố lấy mẫu nước và số lượng mẫu .......................................... 31
Bảng 3.2 Bảng phân bố lấy mẫu ñất ......................................................................... 32
Bảng 4.1 Tỉ lệ phát hiện Aeromonas spp. trong các loại môi trường nước .............. 40
Bảng 4.2 Tỉ lệ phát hiện Acinetobacter spp. trong các loại môi trường nước .......... 41
Bảng 4.3 Tỉ lệ phát hiện Pseudomonas spp. trong các loại môi trường nước .......... 43
Bảng 4.4 Sự tương thích giữa kết quả phân lập của ñề tài với kết quả kiểm chứng tại

Đại học Tufts, Hoa Kỳ .............................................................................................. 44
Bảng 4.5 Kết quả thực hiện kháng sinh ñồ với gốc Aeromonas spp. ....................... 46
Bảng 4.6 Kết quả thực hiện kháng sinh ñồ với gốc Acinetobacter spp. .................. 47
Bảng 4.7 Kết quả thực hiện kháng sinh ñồ với gốc Pseudomonas spp. ................... 48
Bảng 4.8 Kết quả thực hiện kháng sinh ñồ với gốc S. maltophilia .......................... 49

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1 Cách lấy mẫu nước.............................................................................................30
Hình 3.2 Cách lấy mẫu ñất ................................................................................................32
Hình 4.1 Kết quả thực hiện kháng sinh ñồ ......................................................................39

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ ñồ 3.1 Qui trình phân lập Aeromonas và Pseudomonas từ môi trường............... 33
Sơ ñồ 3.2 Qui trình phân lập Pseudomonas spp. và Acinetobacter spp. từ môi
trường ........................................................................................................................ 35
Sơ ñồ 3.3 Qui trình phân lập S. maltophilia trong ñất .............................................. 37

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn ñề
Vi khuẩn rất phổ biến trong tự nhiên, chúng có mặt khắp mọi nơi: trong ñất,
trong nước, trong không khí, trên cơ thể ñộng thực vật và còn ở dạng cộng sinh với

các sinh vật khác. Bên cạnh những vi khuẩn gây bệnh chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng số
vi khuẩn có trong môi trường thì vi khuẩn không gây bệnh và có ích chiếm tỉ lệ khá
lớn.
Hiện nay, tình hình lạm dụng kháng sinh ñể ñiều trị nhiễm khuẩn trong nhân
y và thú y ñang rất ñược quan tâm. Kháng sinh ñược sử dụng một cách bừa bãi
dùng không ñúng liều lượng, không ñúng khoảng cách giữa các lần, dùng khi không
cần thiết, chọn kháng sinh không phù hợp, v.v… Ngoài việc dùng kháng sinh ñể
phòng trị bệnh cho gia súc, các nhà chăn nuôi còn dùng nó như những chất kích
thích tăng trưởng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Kháng sinh ñược trộn vào
trong thức ăn với nồng ñộ thấp nhằm giúp thú mau lớn, tăng trọng nhanh nhưng sẽ
gây ra sự tích lũy kháng sinh trong cơ thể và bài thải ra môi trường bên ngoài. Điều
ñó ñã tạo nên những chủng vi khuẩn mang gen kháng thuốc sống sót, nhân lên và
lan tràn trong môi trường. Hơn nữa, những vi khuẩn không gây bệnh hay gây bệnh
cơ hội cũng từ ñó tồn trữ tính kháng thuốc và truyền lại cho những vi khuẩn khác.
Chính vì thế, hiện nay ñã có nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc tăng lên trong cộng
ñồng như: Aeromonas spp. có nguồn gốc từ môi trường thủy sản, là tác nhân lây
nhiễm mà ngày càng mang tính ña kháng thuốc; Staphylococcus aureus ñề kháng
với penicillin, methicillin, penicillin thế hệ thứ 3; Acinetobacter baumanii kháng
gentamicin,

polymixin;

Pseudomonas

aeruginosa

fluoroquinolone, imipenem (Marshall và ctv, 2009).

1


kháng

ceftazidime,


Với mục ñích bước ñầu tìm hiểu sự ñề kháng kháng sinh với một số gốc vi
khuẩn phân lập ñược từ môi trường (ñất và nước), ñiển hình là các vi khuẩn:
Aeromonas spp., Acinotobacter spp., Pseudomonas spp., Stenotrophomonas
maltophilia và từ ñó có thể ñưa ra những nhận xét về tình hình ñề kháng kháng sinh
của các gốc vi khuẩn ñó. Chúng tôi ñã thực hiện ñề tài “Bước ñầu tìm hiểu sự ñề
kháng kháng sinh từ các vi khuẩn trong môi trường” với sự ñồng ý của khoa
Chăn Nuôi Thú Y – Trường Đại học Nông Lâm và dưới sự hướng dẫn của TS. Hồ
Thị Kim Hoa, BSTY. Lê Hữu Ngọc. Nghiên cứu này là một phần trong nghiên cứu
của APUA (the Alliance for Prudent Use of Antibiotic - một tổ chức nghiên cứu vấn
ñề ñề kháng kháng sinh) về xây dựng và phát triển các dữ liệu mẫn cảm kháng sinh
của vi khuẩn cộng sinh – nơi tồn trữ các gen kháng kháng sinh.
1.2 Mục ñích
Phân lập một số vi khuẩn (Aeromonas spp., Acinetobacter spp.,
Pseudomonas spp., Stenotrophomonas maltophilia) trong môi trường và xác ñịnh
mức ñộ ñề kháng kháng sinh của các gốc vi khuẩn phân lập ñược theo phương pháp
khuếch tán trên thạch.
1.3 Yêu cầu
Thu thập mẫu nước thải chăn nuôi, nước ao nuôi cá, nước sông, mẫu ñất
trồng rau và cỏ gần khu vực chăn nuôi từ các tỉnh Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Long An, Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh.
Phân lập và giữ các gốc vi khuẩn: Aeromonas spp., Acinetobacter spp.,
Pseudomonas spp., Stenotrophomonas maltophilia.
Thử kháng sinh ñồ với các gốc vi khuẩn phân lập ñược.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Vi khuẩn trong môi trường
2.1.1 Vai trò của vi khuẩn trong môi trường
Vi khuẩn môi trường tồn tại dưới hai dạng ñó là vi khuẩn sống trong môi
trường (ñất, nước) và vi khuẩn nhiễm vào môi trường. Đa số vi khuẩn trong môi
trường là vi khuẩn cơ hội và vi khuẩn có lợi còn vi khuẩn gây bệnh chiếm tỷ lệ thấp.
Các vi khuẩn sống trong ñất và nước tham gia tích cực vào quá trình phân
giải các xác hữu cơ biến chúng thành CO2 và các hợp chất vô cơ dùng làm thức ăn
cho cây trồng. Các vi khuẩn cố ñịnh nitơ thực hiện việc biến khí nitơ (N2) trong
không khí thành hợp chất nitơ (NH3, NH4) cung cấp cho cây trồng. Vi khuẩn có
khả năng phân giải các hợp chất khó tan chứa phospho, kali, lưu huỳnh và tạo ra các
vòng tuần hoàn trong tự nhiên như: chu trình cacbon, nitơ, phospho và lưu huỳnh.
Chúng còn tham gia vào việc phân giải các chế phẩm công nghiệp, phế thải ñô thị
cho nên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Ví dụ: Pseudomonas có
khả năng phân giải lưu huỳnh hữu cơ, những hợp chất lân vô cơ khó tan Ca3(PO4)2.
Vi khuẩn có khả năng phân giải dầu trong môi trường biển: Achromobacter,
Acinetobacter, Alcaligenes, Bacillus,.v.v... (Lương Đức Phẩm, 2009). Một số loài
Acinetobacter cũng ñược biết là tham gia vào việc phân hủy sinh học của một số
chất gây ô nhiễm khác nhau như: biphenyl, clo biphenyl, phenol, dầu thô, loại bỏ
phospho và kim loại nặng (Haleem, 2003).
Bên cạnh ñó, vi khuẩn còn ñược nhiễm vào môi trường bởi các chất thải của
con người và ñộng vật. Phần ñông là những vi khuẩn cơ hội (Aeromonas, E. coli,
Pseudomonas, Acinetobacter, Staphylococcus,.v.v.) và ñóng vai trò quan trọng,
nguy hiểm trong việc tồn trữ, phát tán và lan truyền gen ñề kháng vào môi trường
bởi các yếu tố di truyền (plasmid, transposon, integron). Có nhiều nguyên nhân gây

3



gia tăng cơ chế ñề kháng kháng sinh của các vi khuẩn môi trường. Một trong số ñó
là do việc sử dụng kháng sinh ñể ñiều trị bệnh nhiễm khuẩn ở ñộng vật một cách
bừa bãi nên xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn ñề kháng kháng sinh thải vào nguồn
nước hoặc theo phân bón ñộng vật vào ñất (Baquero, 2008).
2.1.2 Giới thiệu một số vi khuẩn môi trường có liên quan ñến ñề tài
2.1.2.1 Acinetobacter spp.
(a) Phân loại
Acinetobacter thuộc họ Neisseriaceae, giống Acinetobacter. Hiện nay giống
này gồm các loài sau: A. baumanni, A. calcoaceticus, A. haemolyticus, A. johnsonii,
A. junii, A. lwoffii (Holt, 1994).
(b) Hình thái
Là những vi khuẩn Gram âm, trực khuẩn ngắn, có kích thước 0,9 × 1,6 µm
ñường kính và 1,5 × 2,5 µm chiều dài nên thường có hình dạng song liên cầu hay
song cầu. Vi khuẩn không di ñộng, không có nhung mao, không hình thành nha bào
nhưng hình thành giáp mô (Holt, 1994).
(c) Đặc ñiểm nuôi cấy
Acinetobacter spp. là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc. Tất cả các chủng ñều phát
triển từ 20 – 300C nhưng nhiệt ñộ tối ưu là 33 – 350C (Holt, 1994). Acinetobacter có
thể phát triển mạnh trên môi trường thạch thường và thạch MacConkey (MCK).
Trên môi trường Nutrient Agar (NA) khuẩn lạc nhỏ, tròn, trơn, màu trắng ñục hoặc
trong. Trên môi trường thạch máu: khuẩn lạc nhỏ, màu xám, trơn láng, không dung
huyết. Hầu hết các loài Acinetobacter (ngoại trừ một số chủng A. lwoffii) phát triển
tốt trên MacConkey (không muối). Khuẩn lạc trên môi trường này không màu do
không lên men ñường lactose (Collins và Lyne, 1989). Trên môi trường
CHROMagar™ Acinetobacter khuẩn lạc có màu ñỏ, nhỏ gọn và lồi.
(d) Đặc ñiểm sinh hóa
Một số phản ứng sinh hóa ñặc trưng của Acinetobacter là: catalase (+),
oxidase (-), TSI (Đỏ/Đỏ hoặc Đỏ/Nguyên chất), nitrate (-), indol (-), urease (-),

citrate (+) (APUA, 2009).

4


(e) Sự phân bố và tính gây bệnh
Acinetobacter spp. phân bố rộng rãi trong thiên nhiên. Những vi khuẩn này
có thể tồn tại trong những ñiều kiện môi trường khác nhau. Chúng ñược phân lập
trong nước, ñất, thực phẩm, chất thải, thực vật, và trên cơ thể người như: da, ruột,
âm ñạo, mũi, khí quản. Một số loài Acinetobacter có thể tồn tại trong thời gian dài
trên những bề mặt khác nhau, tốt nhất là môi trường khô ráo. Điều này rất quan
trọng ñối với bệnh viện, bởi vì những chủng này có thể gây nhiễm trùng nghiêm
trọng ở những bệnh nhân bị tổn thương, thường gây tử vong. Nói chung,
Acinetobacter không có tính gây bệnh nhưng khi người và ñộng vật giảm sức ñề
kháng thì vi khuẩn phát huy tính gây bệnh, tạo nên bệnh cảm nhiễm cơ hội (Idomir
và ctv, 2009).
Vi khuẩn thuộc giống này còn ñược biết là tham gia vào quá trình phân hủy
sinh học, lọc và loại bỏ một số chất hữu cơ và vô cơ do con người thải ra chất thải
nguy hại (Haleem, 2003). Người ta ñã xác nhận rằng Acinetobacter chủ yếu chịu
trách nhiệm loại bỏ phosphate sinh học (Auling, 1991; Wagner, 1994). Những
chủng Acinetobacter cũng ñóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các kim loại
nặng (Boswell, 2001; Fancico, 2002).
2.1.2.2 Aeromonas spp.
(a) Phân loại
Aeromonas thuộc họ Vibrionaceae, giống

Aeromonas. Loài này gồm 2

nhóm tách biệt nhau: (1) nhóm ưa lạnh không di ñộng: A. salmonicida và (2) nhóm
ưa ấm di ñộng: A. hydrophila, A. caviae, A. sobria (Collins và Lyne, 1989).

(b) Hình thái
Vi khuẩn Gram âm có dạng trực thẳng hai ñầu tròn với kích thước 0,3 × 1,0
µm ñường kính và 1,0 × 3,5 µm chiều dài. Vi khuẩn tồn tại dưới dạng ñơn, bắt cặp
hoặc chuỗi ngắn và thường di ñộng với tiên mao ñơn cực (Holt, 1994).
(c) Đặc ñiểm nuôi cấy
Aeromonas spp. là vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy nghi. Nhiệt ñộ tối ưu
ñể phát triển là 22 – 280C nhưng tốt nhất tại 370C, tuy nhiên có một số chủng thì

5


không phát triển ñược. Trên thạch MacConkey, Aeromonas cho khuẩn lạc ñiển hình
có kích thước lớn (ñường kính 2 – 3 mm), tròn, không màu (không lên men
lactose). Trên thạch PBG (peptone – beef – extract – glycogen) với ñĩa có phủ lớp
thạch 2 % thì khuẩn lạc ñiển hình có kích thước nhỏ (ñường kính 0,3 – 0,5 mm),
hình tròn, màu vàng và ñược viền bởi một vòng sáng màu vàng; ñĩa không có phủ
lớp thạch, khuẩn lạc Aeromonas ñiển hình sẽ có kích thước lớn hơn (ñường kính 2 –
3mm), hình tròn, màu vàng – xanh, tâm hơi ñen và có mặt bao quanh trong mờ.
Trên thạch Yersinia (YSA) có bổ sung cefsulodin và novobiocin (YSA – CN),
khuẩn lạc Aeromonas ñiển hình sẽ có kích thước lớn (ñường kính 2 – 4 mm), bề mặt
ghồ ghề, xung quanh khuẩn lạc có sợi và tâm khuẩn lạc màu ñỏ tối, mép khuẩn lạc
màu hồng phớt với mặt bao quanh trong mờ. Ở một số khuẩn lạc có thể có vùng
sáng giữa tâm màu tối và mặt bao quanh (Nguyễn Đức Lượng, 2006).
Aeromonas Agar (AA) là một môi trường chọn lọc cao cho phân lập
Aeromonas spp. từ thực phẩm, bệnh phẩm và môi trường. AA chứa các thành phần
chọn lọc như brilliant green, irgasan; mà những chất này làm phát triển những
Aeromonas nhạy cảm với ampicillin. Khuẩn lạc trên môi trường AA có dạng tròn
lớn với kích thước 0,5 – 3 mm, ñục, hơi hồng (Lab, 2009).
(d) Đặc ñiểm sinh hóa
Aeromonas có thể lên men các loại ñường như sau: glucose, manitol,

succrose, arabinose. Một số phản ứng sinh hóa ñặc trưng cho giống này là: catalase
(+), oxidase (+), Triple Sugar Iron (TSI) có màu Đỏ/Vàng, arginine dihydrolase (+),
ornithine decarboxylase (-), urease (-), gelatinase và DNase (+) (Nguyễn Đức
Lượng, 2006).
(e) Sự phân bố và tính gây bệnh
Sự phân bố của các loài Aeromonas liên quan ñáng kể ñến nồng ñộ ô nhiễm
cặn trong nước. A. caviae chiếm ưu thế trong nước thải và nước với mức ñộ ô
nhiễm cao. Trong vùng nước với nồng ñộ ô nhiễm thấp hoặc không thì tỷ lệ A.
sobria và các loài khác tăng lên ñáng kể. A. hydrophila ñược phân bố rộng rãi trong

6


nước ngọt, nước muối và có thể ñược tìm thấy trong thực phẩm, nước uống, hệ
thống nước ở bệnh viện (Abulhamd, 2009).
Vi khuẩn Aeromonas spp. phổ biến trong môi trường nước ngọt như: ao
nuôi cá, nước sông, nước thải, v.v… Chúng còn cư ngụ chủ yếu trong ruột cá. Một
vài loài gây bệnh cho cá, ếch, ít gây bệnh cho ñộng vật có vú. Ở Việt Nam các loài
cá nuôi lồng, bè và ao nuôi nước ngọt thường gặp bệnh ñốm ñỏ, nhiễm trùng huyết.
Vi khuẩn có thể gây bệnh ở cá ba sa, cá sấu, bệnh ñỏ chân ở ếch, ñốm nâu ở tôm
càng xanh. Tỷ lệ tử vong ở ñộng vật thủy sản thường từ 30 – 70 %, riêng ở cá giống
(ba sa, trê) có thể chết 100 % (Bùi Quang Tề, 2009).
Ở người A. hydrophila ñã có lúc ñược xem là vi khuẩn gây bệnh cơ hội
(opportunistic pathogen) ở mức thấp. Mặc dù thế, hiện nay chúng ñược coi là tác
nhân gây bệnh chủ yếu. A. hydrophila ñôi khi có thể gây nhiễm trùng trong cơ thể
người mà từ nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng máu, có thể gây tiêu chảy ở trẻ
em và ngộ ñộc thực phẩm (Nguyễn Đức Lượng, 2006).
2.1.2.3 Pseudomonas spp.
(a) Phân loại
Pseudomonas thuộc họ Pseudomonadaceae, giống Pseudomonas. Hiện nay,

vi khuẩn này gồm nhiều loài: P. aeruginosa, P. fluorescens, P. putida, P. mallei, P.
pseudomallei, P. maltophilia, P. cepacia, P. stutzeri, P. mendocina, P. alcaligenes,
P. pseudoalcaligenes (Holt, 1994).
(b) Hình thái
Pseudomonas là những trực thẳng hay mảnh, hơi cong nhưng không xoắn;
Gram âm; tồn tại ở dạng ñơn, bắt cặp hoặc tạo chuỗi ngắn; kích thước trung bình
0,5 ×1,0 × 1,5 × 5,0 µm; không bào tử và giáp mô. Chúng có khả năng di ñộng với
1 hoặc vài tiên mao ñơn cực (Holt, 1994).
(c) Đặc ñiểm nuôi cấy
Đây là những vi khuẩn hiếu khí bắt buộc, dễ dàng nuôi cấy trên các môi
trường thông thường như thạch dinh dưỡng, thạch máu, canh thang nhưng P.
aeruginosa có thể phát triển trên môi trường kị khí nếu có NO-3 làm chất nhận ñiện

7


tử. Chúng tăng trưởng ñược trên môi trường nghèo dinh dưỡng chỉ gồm khoáng và
một nguồn cacbon thích hợp duy nhất như acetate, pyruvate, succinate, glucose, 2ketogluconate, L-valine, β-alanine, DL-arginine. Trong môi trường ít chất dinh
dưỡng thì P. aeruginosa vẫn có thể sống ñược. Vì vậy người ta còn tìm thấy chúng
trong nước tinh khiết, nước uống ñóng chai (Trần Linh Thước, 2004).
Nhiệt ñộ thích hợp ñể vi khuẩn phát triển từ 30 – 370C nhưng cũng có thể ở
420C, nhiệt ñộ 20 – 250C (ñối với thức ăn), hoặc 35 – 370C (ñối với bệnh phẩm ở
ñộng vật). Vi khuẩn phát triển ở pH từ 7,2 – 7,5. Mọc tốt trên các môi trường như:
NA (nutrient agar), MacConkey agar, NA có chứa 0,1% cetrimide, King’ Medium
A và Aeromonas agar. Khuẩn lạc trên NA thường lớn (2 – 4 mm), bằng phẳng, lan
rộng ra và có sắc tố. Sắc tố phát huỳnh quang màu xanh vàng có thể khuếch tán vào
trong môi trường. Trên môi trường BA (Blood agar) gây tiêu huyết β, khóm vi
khuẩn lớn, phẳng hay hơi lồi, rìa không ñều. Trên môi trường MacConkey cho
khuẩn lạc không lên men ñường lactose, khóm vi khuẩn không màu (Collins and
Lyne, 1989). Trên môi trường AA khuẩn lạc ñục, hồng nhạt, có kích thước 0,5 – 1

mm (APUA, 2009). Trên môi trường canh thì ñục ñều, có màu vàng sau ñổi màu
xanh, còn trên canh trùng già trở nên nhớt và sợi (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích
Liên, 2001).
(d) Đặc ñiểm sinh hóa
Pseudomonas không lên men ñường lactose, lên men không sinh hơi
glucose. Một số phản ứng sinh hóa ñiển hình: oxidase (+), catalase (+), TSI
(Đỏ/Đỏ), indol (-), H2S (-), MR (-), VP (-), nitrate (+), citrate (+), di ñộng (+), có
khả năng tan chảy gelatinase (Collins và Lyne, 1989).
(e) Sắc tố
Một số chủng Pseudomonas sinh sắc tố hòa tan và chất thơm. Có 2 loại sắc
tố chính là pyoverdin và pyocyanine.
Pyoverdin là sắc tố phát huỳnh quang màu xanh vàng khi ñược kích thích bởi
bước sóng thấp hơn 260 nm. Sắc tố này ñược tạo ra trong môi trường có nồng ñộ sắt

8


thấp, dễ khuếch tán và có chức năng trong cơ chế trao ñổi sắt của vi khuẩn. Sắc tố
này do P. fluorescens sản sinh ra.
Pyocyanine là sắc tố có màu xanh ở pH trung tính hay kiềm, màu ñỏ trong
môi trường acid. Sắc tố này là yếu tố tạo màu xanh trong mủ xanh là ñặc tính gây
bệnh bởi P. aeruginosa (Trần Linh Thước, 2003).
Chất thơm do trực khuẩn mủ xanh sinh ra là kimetylamin.
Bảng 2.1 Đặc ñiểm sinh hóa của một số loài Pseudomonas (Collins và Lyne, 1989)
Lên men ñường

Phát triển tại

Tan chảy


Nitrate
4 0C

420C

P. aeruginosa

_

+

P. fluorescens

+

P. putida

+

Urease

gelatin

Ethanol

Glucose

Manitol

+


+

+

+

+

+

_

+

_

+

+

_

+

_

_

+


+

_

_

_

(f) Kháng nguyên
Vi khuẩn có kháng nguyên lông H không bền với nhiệt và kháng nguyên O
chịu nhiệt. Đối với P. aeruginosa, dựa vào kháng nguyên O, người ta chia thành 16
type huyết thanh. Cũng như các trực khuẩn ñường ruột, kháng nguyên O của P.
aeruginosa mang nội ñộc tố bản chất glucid – lipid – protein. Nhưng trong cơ chế
sinh bệnh quan trọng hơn là ngoại ñộc tố. Ngoại ñộc tố này tác ñộng lên hồng cầu
chó, thỏ, người và chuột lang (nội ñộc tố pyoxyanolyzin) và pyoxyanaze làm tan cơ
huyết.
(g) Sự phân bố và tính gây bệnh
Pseudomonas spp. hiện diện phổ biến trong ñất, nước, nhất là những nơi ẩm
thấp. Chúng còn ñược phát hiện sống bám bên ngoài của thực vật, ñộng vật, kể cả
trong các thiết bị bệnh viện. Nhiều loài Pseudomonas spp. hầu hết là thực vật hoại
sinh nhưng có hai loài quan trọng ở ñộng vật là P. aeruginosa, P. pseudomallei. Họ
ngựa nhiễm bệnh là nguồn chứa P. mallei, P. aeruginosa, P. pseudomallei có mặt
trong ñất và nước. P. aeruginosa tìm thấy khắp nơi, còn P. pseudomallei tìm thấy
chủ yếu ở vùng nhiệt ñới (Quinn và ctv, 1998).

9


P. aerruginosa sản sinh elastase, ngoại ñộc tố A, protease, bacteriocin

(pyocin), .v.v. Các protein ñộc tố này liên quan ñến việc hình thành các ổ hoại tử tổ
chức ở phổi cũng như ở da. Ở các ổ bệnh, mủ hoặc các chất tiết xuất sẽ có màu xanh
lục (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001).
Pseudomonas spp. là vi khuẩn gây bệnh cơ hội trên người, khi cơ thể bị suy
giảm miễn dịch, bị mắc bệnh ác tính hay mãn tính, khi dùng corticoid lâu dài, sử
dụng kháng sinh tùy tiện,… Chúng có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau: viêm màng
trong tim, viêm ñường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng ñường máu, viêm màng não
mủ, áp xe, gây bệnh sừng hóa ở mắt, gây nhiễm trùng da, mô mềm (Trần Linh
Thước, 2003).
Loài vi khuẩn này kháng thuốc phổ biến ñối với nhiều loại kháng sinh và có
khả năng kháng thuốc tự nhiên do có hàng rào ngăn cản tính thấm ở màng ngoài
lypopolysaccharid. Tính kháng thuốc còn ñược quy ñịnh bởi các plasmid và các yếu
tố di truyền này có thể ñược lan truyền trong quần thể thông qua hiện tượng tải nạp
và giao nạp, tạo ra những ñột biến kháng thuốc mới (Trần Linh Thước, 2003).

10


Bảng 2.2 Các bệnh do Pseudomonas ở ñộng vật (Phạm Hồng Sơn, 2008)
Bệnh
Tỵ thư

Bệnh nguyên
P. mallei

Động vật cảm thụ

Bệnh trạng

Ngựa, lừa, la,


Hình thành hạch tỵ

người.

thư ở xoang mũi,
phổi, da.

Giả tỵ thư

P. pseudomallei

Gậm nhấm, ñộng

Hình thành hạch

vật khác

dạng tỵ thư ở hạch
lympho ngựa.

Bệnh trực khuẩn

P. aeruginosa

Heo

mủ xanh ở heo

Bại huyết heo con,

viêm hóa mủ.
thường màu xanh.

Bệnh viêm phổi

P. aeruginosa

Chồn vizon (mink) Viêm phổi xuất

xuất huyết ở chồn

huyết.

vizon
Bệnh cảm nhiễm

P. fluorescens

Cá nục, cá

Da và mang xuất

Pseudomonas ở

hoặc P. putida

hanh,.v.v…

huyết, loét (bệnh
ñóng dấu ở cá)



P. dermoalba



Bệnh trắng ñuôi ở
cá giống.

P. anguilliseptica,

Lươn, cá chình

Bệnh ñốm ñỏ
(xuất huyết) ở

P. chlororaphis

lươn, cá chình.
Pseudomonas spp.

Cá chép

11

Bệnh ñốm trắng.


2.1.2.4 Stenotrophomonas maltophilia
(a) Phân loại

Stenotrophomonas maltophilia có tên cũ là Pseudomonas maltophilia. Năm
1983, loài này ñược ñổi tên thành Xanthomonas maltophilia. Sau ñó 10 năm, vi
khuẩn ñược phân loại lại thành 1 loài của giống Stenotrophomonas, thuộc họ là
Xanthomonadaceae (Võ Thị Chi Mai và Ngô Thị Quỳnh Hoa, 2004).
(b) Hình thái
Đây là trực khuẩn Gram âm, thẳng hay hơi cong với kích thước 0,5 – 1 µm,
vi khuẩn tồn tại ở dạng ñơn hoặc bắt cặp.
(c) Đặc ñiểm nuôi cấy
S. maltophilia là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc, không phát triển ñược ở nhiệt
ñộ dưới 50C hoặc cao hơn 400C, nhiệt ñộ tối ưu ñể phát triển là 350C (Denton và
Kerr, 1998).
Trên môi trường CHROMagar™ Acinetobacter khuẩn lạc nhỏ, lồi, ñục, màu
ñỏ, rìa mờ, có ñốm vàng như kim loại sau 48 giờ ủ ở nhiệt ñộ 300C. Nếu ñể lâu hơn
ở nhiệt ñộ 300C hoặc nhiệt ñộ phòng thì khuẩn lạc sẽ trở nên có màu tối, tím xanh
và những ñốm kim loại sẽ nổi rõ hơn. S. maltophilia phát triển tốt trên môi trường
MCK với khuẩn lạc nhỏ, tròn, không màu và cũng phát triển trên thạch máu sau khi
ủ ở 350C trong 18 – 24 giờ (APUA, 2009).
(d) Đặc ñiểm sinh hóa
S. maltophilia ñề kháng với imipenem và cần có methionine cho sự phát
triển. Chúng cho một số phản ứng sinh hóa ñặc trưng như: oxidase (-), catalase (+),
esculin hydrolysis (+), gelatin hydrolysis (+), DNase (+), ONPG (+), urease (-)
(APUA, 2009).
(e) Sự phân bố và tính gây bệnh
S. maltophilia là loại vi khuẩn phổ biến sống tự do trong môi trường. Nó
cũng có thể phân lập ñược từ nước nhưng thường tìm thấy hơn trong ñất và ñặc biệt
là trong rễ cây có nốt sần. Bollet (1995) ñã chỉ ra sự quan hệ này ñược thúc ñẩy bởi

12



lượng lớn sulfurated amino acid có trong dịch tiết của rễ cây, ñó là yếu tố phát triển
cho S. maltophilia.
Ở người, S. maltophilia là một tác nhân gây bệnh cơ hội. Vi khuẩn có thể gây
bệnh nguy hiểm cho bệnh nhân bị tổn thương miễn dịch hoặc suy nhược cơ thể.
Nằm lâu dài trong bệnh viện, nhiễm nấm, áp lực kháng khuẩn, ñặt ống thông cũng
là yếu tố góp phần gia tăng tỷ lệ nhiễm S. maltophilia (Berg và ctv, 1999).
Những chủng S. maltophilia từ môi trường ñề kháng cao với kháng sinh, và
sự ñề kháng này không phụ thuộc vào những nguồn phân lập ra chúng (Berg và ctv,
1999). Trong những năm qua, kháng sinh imipenem sử dụng rộng rãi trong việc
chống lại P. aeruginosa và những vi khuẩn Gram âm khác. Tuy nhiên, S.
maltophilia ñề kháng tự nhiên với imipenem bởi vì nó sản xuất imipenemase. S.
maltophilia cũng kháng hầu hết với các kháng sinh β – lactam vì nó tiết enzyme β –
lactamase (Bollet và ctv, 1995).
2.2 Giới thiệu sơ lược về kháng sinh
2.2.1 Khái niệm
Thuốc kháng sinh là tất cả những chất hóa học, không kể nguồn gốc (chiết
xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp) có khả năng
kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt vi khuẩn
(bactericidal) bằng cách tác ñộng chuyên biệt trên một giai ñoạn chuyển hóa cần
thiết của vi sinh vật.
Với ñịnh nghĩa này, nhiều thuốc trước ñây xếp vào nhóm chất kháng khuẩn
tổng hợp (sulfonamide, quinolone) bây giờ cũng ñược xếp loại là kháng sinh (Võ
Thị Trà An, 2007).
2.2.2 Các nhóm thuốc kháng sinh
2.2.2.1 Nhóm beta-lactam
Các thuốc này trong công thức hóa học có chứa vòng beta - lactam bao gồm
các penicilline và các cephalosporine. Nhóm kháng sinh này ức chế sự hình thành tế
bào vi khuẩn.

13



A. Các penicillin
Các penicillin dùng trong ñiều trị thuộc 3 nhóm chính là nhóm G, M, A.
+ Nhóm G: penicillin G (benzylpenicillin), penicillin V (phenoxymethyl penicillin).
Đây là các kháng sinh có hoạt lực cao ñối với vi khuẩn Gram dương nhưng chúng
bị thủy giải bởi penicillinase. Do ñó chúng không có hiệu quả với hầu hết các chủng
Staphylococcus aureus.
+ Nhóm A: ampicillin, amoxicillin. Các kháng sinh này có phổ kháng khuẩn mở
rộng trên vi khuẩn Gram dương và Gram âm (Haemophilus influenza, E.coli và
Pseudomonas mirabilis) nhưng vẫn không kháng ñược penicillinase. Do ñó chúng
thường phối hợp với các chất ức chế β-lactamse như acid clavulanic, sulbactam.
+ Nhóm M: methicillin, oxacillin, cloxacillin, floxacillin. Các penicillin bán tổng
hợp này có phổ kháng khuẩn rộng trên vi khuẩn Gram dương và Gram âm, bên
trong môi trường acid và kháng penicillinase. Tuy nhiên, sự lan tràn của chủng vi
khuẩn S. aureus, S. epidermic kháng methicillin ñang là một báo ñộng trong nhân y
trên toàn thế giới.
B. Các cephalosporin
Dựa vào tính kháng khuẩn, các cephalosporin ñược chia thành nhiều thế hệ
+ Cephalosporin thế hệ 1 có phổ kháng khuẩn trên vi khuẩn Gram dương, không
kháng ñược cephalosporinase. Ví dụ, cephalexine, cefadroxil.
+ Cephalosporin thế hệ 2 tác ñộng trên vi khuẩn Gram dương kém hơn thế hệ 1, có
hoạt tính trên vi khuẩn Gram âm ñường ruột và kháng cephalosprinase. Ví dụ,
cefamandol, cefaclor, cefoxitin, cefuroxime.
+ Cephalosporin thế hệ 3 có phổ kháng khuẩn rộng trên vi khuẩn Gram dương,
Gram âm kị khí, Pseudomonas và kháng cephalosprinase. Ví dụ, ceftriazon,
ceftiofur, cefotaxime, ceftazidime (Võ Thị Trà An, 2007).
2.2.2.2 Nhóm aminoglycoside
Kháng sinh nhóm aminoglycoside sau khi vào trong tế bào sẽ gắn kết chủ
yếu với tiểu ñơn vị 30S của ribosome, chúng có thể ngừng tiến trình tổng hợp

protein hoặc gây nên việc ñọc sai mã ở 30S và tạo những protein không hoàn chỉnh

14


hoặc protein không có chức năng. Nhóm kháng sinh aminoglycoside thông dụng
trong thú y gồm: streptomycin, neomycin, gentamicin, tobramycin, amikacin,
kanamycin.
Gentamicin, kanamycin, neomycin tác ñộng trên cả vi khuẩn Gram âm và
Gram dương (Streptococcus spp.), riêng gentamicin còn có hiệu quả trên Proteus
spp. và Pseudomonas spp. Streptomycin có phổ kháng khuẩn hẹp, tác ñộng trên vi
khuẩn Gram âm (trực khuẩn hiếu khí như Brucella canis, Haemophilus, Salmonella
spp., Klebsiella pneumonia), Leptospira spp., Mycobacteria. Ít tác dụng trên vi
khuẩn kị khí do sự thấm phụ thuộc O2 và cần năng lượng. Tác ñộng của
streptomycin chống Mycobacteria cao nhất so với các kháng sinh khác trong nhóm
này nhưng kém nhất trong việc chống các vi khuẩn khác.
2.2.2.3 Nhóm polypeptide
Kháng sinh nhóm này bao gồm: colistin, bacitracin, polymyxin. Các
polymyxin kết hợp lên các phospholipid của màng bào tương vi khuẩn làm rối loạn
sự sắp xếp lớp lipoprotein của màng bào tương, dẫn ñến thay ñổi tính thấm chọn lọc
qua màng, khi ñó các thành phần tế bào thoát ra ngoài và vi khuẩn bị tiêu diệt.
Kháng sinh nhóm polypeptide chủ yếu là polymyxin có phổ tác dụng chủ yếu
diệt khuẩn với vi khuẩn Gram âm kể cả Pseudomonas. Trong khi ñó, bacitracin có
tác dụng ñối với vi khuẩn Gram dương.
2.2.2.4 Nhóm tetracycline
Các kháng sinh của nhóm tetracycline thông dụng trong thú y gồm có:
tetracycline, chlotetracycline, oxytetracycline, doxycycline, minocycline. Kháng
sinh nhóm tetracycline gắn vào tiểu ñơn vị 30S của ribosome, sau ñó chúng cản trở
RNA vận chuyển mang aminoacyl gắn với ñiểm tiếp nhận trên phức hợp ribosome
– RNA thông tin nên làm ngừng quá trình tổng hợp protein.

Các tetracycline có phổ kháng khuẩn rộng trên cả vi khuẩn Gram dương, kị
khí Gram dương, Gram âm và cả vi khuẩn nội bào như: Mycoplasma spp., Ricketsia
spp., Chlamydia spp., Leptospira spp. Tuy nhiên Mycobacterium, Proteus,
Pseudomonas thì ñề kháng tự nhiên với các tetracycline.

15


×