Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

QUY MÔ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TIẾP THỊ Ở MỘT SỐ CỬA HÀNG CÁ CẢNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.61 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUY MÔ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TIẾP THỊ
Ở MỘT SỐ CỬA HÀNG CÁ CẢNH TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: NGÔ NGỌC THÙY TRANG
Ngành: CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Niên khóa: 2006-2010

Tháng 7/2010


QUY MÔ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TIẾP THỊ Ở MỘT SỐ CỬA
HÀNG CÁ CẢNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGÔ NGỌC THÙY TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành chế biến thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. VŨ CẨM LƯƠNG

Tháng 7 năm 2010
i



LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cảm tạ đến.
Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện đề tài
này.
Quý thầy cô cùng các cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Vũ Cẩm Lương, người đã
rất quan tâm, tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi để có thể hoàn thành đề tài
này.
Cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của chủ các cửa hàng kinh doanh cá cảnh, các anh
chị em lao động tại các cửa hàng.
Cảm ơn các tác giả của những tài liệu mà tôi đã sử dụng trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn gia đình đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi
về vật chất và tinh thần trong những năm tháng học tập trên giảng đường Đại học cũng
như suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Cảm ơn các bạn lớp DH06CT đã cùng
tôi chia sẻ những năm tháng học tập quý báu và đã động viên giúp đỡ tôi trong thời
gian qua.
Do có những hạn chế về mặt thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài không thể
tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

ii


TÓM TẮT


Đề tài nghiên cứu “Quy mô hoạt động kinh doanh và tiếp thị ở một số cửa hàng
cá cảnh tại Thành Phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ tháng 3/2010 đến tháng
7/2010. Qua khảo sát thực tế tại 20 cửa hàng kinh doanh cá cảnh thu được kết quả điều
tra như sau:
Cá Chép Nhật, bảy màu, vàng, cá rồng các loại, cá dĩa các loại, trân châu, cánh
buồm, mập nước ngọt, neon đỏ, sọc ngựa là các loại cá được kinh doanh phổ biến nhất
ở các cửa hàng, chiếm tỉ lệ từ 40% đến 80%.
Chi phí đầu tư ban đầu cho việc kinh doanh cá cảnh trung bình là 111,4 triệu
đồng, thấp nhất là 29 triệu đồng, cao nhất là 770 triệu đồng. Chi phí cố định mà chủ
cửa hàng phải trả trong một tháng trung bình là 17,8 triệu đồng, thấp nhất là 5,9 triệu
đồng, cao nhất là 60,3 triệu đồng. Chi phí lưu động trung bình là 142,3 triệu
đồng/tháng, thấp nhất là 43,6 triệu đồng/tháng, cao nhất là 505 triệu đồng/tháng.
Doanh thu trung bình là 175,5 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 55 triệu đồng/tháng, cao
nhất là 645 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ các loại chi phí cố định và lưu động thì lợi
nhuận trung bình thu được là 15,4 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 4,5 triệu đồng, /tháng
cao nhất là 79,8 triệu đồng/tháng.
Để thấy được mối quan hệ giữa quy mô hoạt động kinh doanh và tiếp thị, các
cửa hàng kinh doanh cá cảnh được chia làm 2 nhóm, nhóm A là nhóm cửa hàng đã
từng tiếp thị gồm 12 cửa hàng chiếm tỉ lệ 60%, nhóm B là nhóm cửa hàng chưa từng
tiếp thị gồm 8 cửa hàng chiếm tỉ lệ 40%. Sau khi lập bảng so sánh thu được kết quả là
lợi nhuận trung bình của các cửa hàng nhóm A là 21,5 triệu đồng/tháng (dao động từ
9,9 triệu đồng/tháng đến 79,7 triệu đồng/tháng), còn lợi nhuận trung bình của các cửa
hàng nhóm B là 10,6 triệu đồng/tháng (dao động từ 4,5 triệu đồng/tháng đến 13,5 triệu
đồng/tháng).

iii


MỤC LỤC


TRANG
Trang tựa

i

Lời cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các bảng

vii

Danh sách các hình ảnh

viii

1.

GIỚI THIỆU

1


1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu đề tài

1

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Hiện trạng kinh doanh cá cảnh ở Thành Phố Hồ Chí Minh

3

2.2

Tình hình tiếp thị và kinh doanh cá cảnh ở Thành Phố Hồ Chí Minh

6


2.3

Tình hình khảo sát các cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở TP. HCM

6

2.4

Hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp
cá cảnh ở TP. HCM

8

2.5

Tình hình xuất nhập khẩu cá cảnh ở TP. HCM

10

2.6

Khái quát các điều kiện của TP. HCM để phát triển ngành
công nghiệp cá cảnh

11

2.6.1 Điều kiện tự nhiên

11


2.6.2 Điều kiện kinh tế

12

2.6.3 Điều kiện xã hội

13

3.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1

Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

15

3.1.1 Thời gian

15

3.1.2 Địa điểm

15
iv



3.2

Phương pháp thu thập số liệu

15

3.2.1 Số liệu thứ cấp

15

3.2.2 Số liệu sơ cấp

15

3.3

17

Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế

3.3.1 Chi phí đầu tư ban đầu

17

3.3.2 Chi phí hoạt động kinh doanh

17

3.3.3 Khấu hao tài sản cố định


18

3.3.4 Doanh thu

18

3.3.5 Lợi nhuận

18

3.3.6 Tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

18

3.3.7 Doanh thu hòa vốn và thời điểm hòa vốn

19

3.4

Xử lý số liệu

19

4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

20


4.1

Thông tin chung về quy mô kinh doanh của các cửa hàng cá cảnh

20

4.1.1 Thời gian kinh doanh của các cửa hàng cá cảnh

20

4.1.2 Hình thức kinh doanh của các cửa hàng cá cảnh

20

4.1.3 Số lượng loài cá cảnh được kinh doanh ở các cửa hàng cá cảnh

22

4.1.4 Các loài cá được kinh doanh phổ biến trong các cửa hàng

22

4.1.5 Giá trị đầu tư các loài cá ở các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

24

4.2

26


Quy mô kinh doanh và hiệu quả kinh tế của các cửa hàng

4.2.1 Chi phí đầu tư ban đầu cho việc kinh doanh cá cảnh

26

4.2.2 Chi phí cố định của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

27

4.2.3 Chi phí lưu động của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

29

4.2.4 Doanh thu và lợi nhuận của các cửa hàng kinh doanh

30

4.3

31

Nhận thức và nhu cầu tiếp thị của các cửa hàng kinh doanh

4.3.1 Phân nhóm cửa hàng kinh doanh

31

4.3.2 Tình hình kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh


31

4.3.3 Mức độ quan tâm đến tiếp thị của các chủ cửa hàng kinh doanh

32

4.3.4 Hình thức tiếp thị của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

33

4.3.5 Nhu cầu tiếp thị của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

34

4.4

34

Mối liên hệ giữa tiếp thị và quy mô kinh doanh của các cửa hàng
v


5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

36

5.1


Kết luận

36

5.2

Đề nghị

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

PHỤ LỤC

41

Phụ lục 1 Phiếu phỏng vấn

41

Phụ lục 2 Tên, địa chỉ, số điện thoại và thời gian kinh doanh

44

Phụ lục 3 Hình thức kinh doanh của các cửa hàng

46


Phụ lục 4 Giá trị các loài cá

47

Phụ lục 5 Tổng giá trị các loài cá ở các cửa hàng kinh doanh

48

Phụ lục 6 Chi phí đầu tư ban đầu của các cửa hàng kinh doanh

51

Phụ lục 7 Khấu hao chi phí đầu tư của các cửa hàng kinh doanh

52

Phụ lục 8 Chi phí cố định của các cửa hàng kinh doanh

53

Phụ lục 9 Chi phí lưu động của các cửa hàng kinh doanh

54

Phụ lục 10 Doanh thu và lợi nhuận của các cửa hàng kinh doanh

55

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Thời gian kinh doanh của các cửa hàng cá cảnh

20

Bảng 4.2 Hình thức kinh doanh của các cửa hàng cá cảnh

21

Bảng 4.3 Số loài cá được kinh doanh ở các cửa hàng cá cảnh

22

Bảng 4.4 Các loại cá được kinh doanh phổ biến ở các cửa hàng cá cảnh

23

Bảng 4.5 Giá trị đầu tư các loài cá ở các cửa hàng cá cảnh

25

Bảng 4.6 Chi phí đầu tư ban đầu cho việc kinh doanh cá cảnh


27

Bảng 4.7 Chi phí cố định của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

28

Bảng 4.8 Chi phí lưu động của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

30

Bảng 4.9 Doanh thu và lợi nhuận của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

31

Bảng 4.10 Phân nhóm cửa hàng kinh doanh cá cảnh

31

Bảng 4.11 Tình hình kinh doanh của các cửa hàng so với các năm gần đây

32

Bảng 4.12 Mức độ quan tâm đến tiếp thị của các chủ cửa hàng kinh doanh

32

Bảng 4.13 Hình thức tiếp thị của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh

33


Bảng 4.14 Nhu cầu tiếp thị của hai nhóm cửa hàng A và B

34

Bảng 4.15 Quy mô kinh doanh của hai nhóm cửa hàng A và B

35

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Hình ảnh các loài cá được kinh doanh phổ biến ở các cửa hàng

5

Hình 4.2 Một cửa hàng chuyên kinh doanh cá rồng được đầu tư với quy mô lớn

26

Hình 4.3 Cửa hàng cá cảnh có chi phí đầu tư cao nhất trong cuộc khảo sát

27

Hình 4.4 Một trong hai chợ cá cảnh lớn nhất TP. HCM


29

Hình 4.5 Hình ảnh tiếp thị trên Internet của một cửa hàng cá cảnh

33

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1

Đặt vấn đề
Nghề nuôi cá cảnh ở TP.HCM đã có từ lâu đời, trước năm 1975 thì nghề này đã

từng giữ vai trò nhất định ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên sau ngày giải phóng , do
điều kiện kinh tế khó khăn nên nghề này dần dần bị giảm sút chỉ hoạt động cầm
chừng. Theo Vũ Cẩm Lương (2008), hiện nay ở TP. HCM có hơn 300 hộ kinh doanh
cá cảnh, số hộ kinh doanh sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới đi kèm với sự phát
triển kinh tế, cơ chế, chính sách của Nhà Nước.
Theo Hội Sinh Vật Cảnh TP. HCM, muốn đi đến một quy hoạch tổng thể về
ngành kinh doanh cá cảnh thì trước tiên phải nghiên cứu quy mô hoạt động kinh doanh
của các cơ sở cụ thể là phân tích các loại chi phí, hiệu quả kinh tế và kế hoạch tiếp thị
để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh cá cảnh trên thị trường TP. HCM. Chính
từ thực trạng trên, việc khảo sát trên cơ sở khoa học về quy mô hoạt động kinh doanh
và tiếp thị cá cảnh trên thị trường TP. HCM là cần thiết để làm cơ sở cho định hướng
kinh doanh, nắm bắt nhu cầu của thị trường và tầm quan trọng của tiếp thị đối với hoạt
động kinh doanh cá cảnh trên thị trường TP. HCM nói riêng và trên cả nước Việt Nam
nói chung.

Được sự phân công của Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Quy mô
hoạt động kinh doanh và tiếp thị ở một số cửa hàng cá cảnh tại Thành Phố Hồ Chí
Minh”.
1.2

Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung của đề tài nhằm đánh giá quy mô hoạt động kinh doanh và tiếp

thị ở một số cửa hàng cá cảnh tại Thành Phố Hố Chí Minh, các mục tiêu cụ thể bao
gồm:
1


- Đánh giá quy mô hoạt động kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh
được khảo sát ở TP. HCM.
- Đánh giá nhu cầu tiếp thị của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh được khảo sát ở
TP. HCM.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Hiện trạng kinh doanh cá cảnh ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Thành Phố Hồ Chí Minh hiện có trên 300 cơ sở kinh doanh cá cảnh quy mô

lớn, tổng diện tích mặt nước sản xuất 75,11 ha và trên 98.000m3 thể tích bể thủy tinh,

ximăng nuôi cá cảnh, sản xuất trên 60 triệu con cá cảnh với tổng giá trị trên 220 tỷ
đồng/năm (Theo Hội Sinh Vật Cảnh TP. HCM).
Nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh hình thành và phát triển ở TP. HCM từ trước
năm 1975 chủ yếu là do các hộ kinh doanh tự phát, nhỏ lẻ với nhiều chủng loại cá
cảnh đa dạng, phục vụ nhu cầu nuôi và thưởng thức cá cảnh của một số ít người. Từ
năm 2004, UBND TP. HCM có kế hoạch phát triển nghề nuôi cá cảnh đến năm 2010,
xem nghề nuôi cá cảnh là một bộ phận của ngành thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế
cao. TP. HCM khuyến khích các quận huyện có nguồn nước sạch, môi trường phù hợp
cho nuôi cá như quận 9, quận 12, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, … phát triển nghề
nuôi cá cảnh với quy mô hộ gia đình và cơ sở. Ngành Nông Nghiệp và Hội Cá cảnh
TP. HCM tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề về kinh nghiệm, kiến thức nuôi, chăm sóc
cá cảnh, Hội cũng đảm bảo bao tiêu hết sản phẩm của các hộ, cơ sở nuôi cá cảnh trên
địa bàn. Hàng năm, TP. HCM nhập khẩu từ 100.000 - 150.000 con cá cảnh mới lạ từ
Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, … làm phong phú thêm nguồn giống và thị trường
cá cảnh. Các cơ sở, hộ nuôi cá cảnh được hỗ trợ, vay vốn kích cầu để đầu tư và phát
triển nghề nuôi cá cảnh.
Nước ta có nhiều lợi thế và tiềm năng nuôi cá cảnh xuất khẩu, trong đó đặc biệt
là nguồn nước, khí hậu và nhiệt độ rất phù hợp cho sự sinh sản và phát triển của các
loài cá cảnh nhiệt đới. Ngoài ra, nước ta còn có lợi thế về nguồn cá cảnh giá rẻ, cá
khoẻ, đẹp. (Theo Ông Nguyễn Văn Thành, Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thuỷ sản - Bộ
Thuỷ Sản).
3


Thị trường thế giới đánh giá rất cao chất lượng cũng như chủng loại cá cảnh
Việt Nam. Việt Nam được coi là 1 trong 3 khu vực có cá cảnh đẹp của thế giới (Nam
Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á). Hơn nữa, nước ta có nhiều loại cá phù hợp với nhiều
loại môi trường nước (mặn - lợ - ngọt) và thời tiết (nóng - lạnh). Riêng khu vực TP.
HCM còn có lợi thế về nguồn thức ăn cho cá cảnh dồi dào nhờ nhiều kênh rạch (Theo
ông Nguyễn Văn Lãng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cá cảnh TP. HCM).

Đối tượng sản xuất kinh doanh với hơn 60 loài, trong đó chủng loại chính gồm
có 36 loài nuôi sinh sản và 14 loài khai thác tự nhiên thuần dưỡng làm cá cảnh, còn lại
khoảng 10 loài có số lượng tiêu thụ thấp. Các loài chiếm ưu thế như cá chép Nhật, bảy
màu, hòa lan, dĩa, xiêm, ông tiên, tứ vân, hồng kim, hắc kim, bạch kim. Có thể chia
đối tượng sản xuất thành 3 nhóm chính:
-

Nhóm cá nuôi, thuần dưỡng trong ao đất như cá chép Nhật, vàng, tứ vân, hồng

kim, hắc kim, phượng hoàng, các loại cá sặc, …
-

Nhóm cá nuôi thuần dưỡng trong bể xi-măng hoặc bể kiếng như cá dĩa, ông

tiên, xiêm, bảy màu, mang rổ, nâu, thủy tinh, . . .
-

Nhóm cá khai thác tự nhiên thuần dưỡng: cá mang rổ, nóc, thủy tinh, lìm kìm,

chạch, nâu, sặc, lòng tong, …
Sản lượng cá cảnh của TP. HCM các năm qua tăng khá cao, trung bình 48,5%,
đặc biệt sản lượng tăng mạnh đến 50%/năm trong những năm gần đây (2005-2008).
Các loài chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu sản xuất như: cá chép (25,1%), bảy màu (22,1%),
xiêm (5,3%), dĩa (4%), …
Giá trị sản xuất cá cảnh TP. HCM là 220 tỉ đồng vào năm 2008. Tốc độ tăng
trưởng giai đoạn 2006 – 2008 là 51%/năm. Giá trị sản lượng của 5 loài: cá dĩa, chép
Nhật, xiêm, bảy màu, vàng chiếm đến 90% tổng giá trị sản lượng. Đặc biệt là nhóm cá
dĩa, mặc dù chỉ có 4,1% cơ cấu sản lượng nhưng chiếm đến 40,3% cơ cấu giá trị, kế
đến là cá chép (26,8%), cá xiêm (14%). Đối với nhóm cá nuôi trong bể kiếng, bể xi
măng chỉ chiếm 13% trong cơ cấu sản lượng nhưng chiếm 56,3% trong tổng cơ cấu

giá trị.
Về hiệu quả kinh doanh năm 2008, doanh thu trung bình của một cơ sở kinh
doanh cá cảnh là 860 - 900 triệu đồng/năm, lợi nhuận thu được là 350-400 triệu
đồng/năm. Tỷ lệ lãi là 40-45%.
4


(Nguồn: fishviet.com)
Hình 4.1 Hình ảnh các loài cá được kinh doanh phổ biến ở các cửa hàng
5


2.2

Tình hình tiếp thị và kinh doanh cá cảnh ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chưa có số liệu cụ thể về tình hình tiếp thị cá cảnh trên địa bàn TP. HCM

nhưng nhìn chung phương thức tiếp thị của các cửa hàng cá cảnh trên các phương tiện
thông tin đại chúng, Internet, sách báo, tạp chí, ti vi rất đa dạng và phong phú phụ
thuộc vào quy mô hoạt động kinh doanh của các cửa hàng.
Đầu tư cho tiếp thị mạnh tay nhất có thể nói đến cửa hàng cá cảnh Hồng Anh
với quy mô kinh doanh rất lớn đã đăng quảng cáo trên kênh truyền hình BTV3 với một
đoạn giới thiệu sơ lược về cửa hàng dài 9 phút, đăng thông tin trên trang web
aquabird.com.vn, ngoài ra trên tạp chí VIETFISH cửa hàng cũng đăng 2 trang báo có
hình ảnh minh họa (Theo Anh Long chủ cửa hàng cá cảnh Hồng Anh).
Còn ở các cửa hàng kinh doanh vừa và nhỏ, ví dụ như cửa hàng cá cảnh Tân
Xuyên, cá cảnh TY, cá cảnh Thuận Thiên, cá cảnh Tuyết Vân, cá cảnh Sơn Hà, cá
cảnh Đại Lợi, cá cảnh Minh Sang đã từng đăng quảng cáo trên tạp chí VIETFISH.
Đối với hình thức tiếp thị trên Internet thì có cửa hàng cá cảnh Hiệu Nhân
chuyên kinh doanh cá rồng đã đăng quảng cáo trên rất nhiều trang web như 5s.com,

aquabird.com, arowana.com, …
Ngoài ra còn có vài cửa hàng lập trang web cho riêng mình như cá cảnh Châu
Tống, cá cảnh Sơn Hà 2, cá cảnh Hồng Anh để tiện cho việc cập nhập các thông tin
mới nhất cho cửa hàng của mình.
Nhìn chung, tình hình tiếp thị cá cảnh trên thị trường TP. Hồ Chí Minh đang rất
phát triển, nó xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm thị trường tiêu thụ của các chủ cửa hàng
kinh doanh cá cảnh.
2.3

Tình hình khảo sát các cửa hàng kinh doanh cá cảnh ở Thành Phố Hồ Chí

Minh
Theo Huỳnh Thị Thu Trang (2005) đã khảo sát ở 27 cửa hàng kinh doanh cá
cảnh ở TP. HCM thu được kết quả là có 65 loài cá cảnh được bày bán đủ cả ba nhóm:
nhóm cá sản xuất nội địa, nhóm cá khai thác tự nhiên thuần dưỡng nuôi trong bể kính
chưa sản xuất giống được và nhóm cá nhập ngoại. Hầu hết các cửa hàng đều bán thức
ăn tự nhiên và thức ăn chế biến trong đó thức ăn chế biến của Đài Loan - Trung Quốc
chiếm lĩnh thị trường TP. HCM. Các cửa hàng có quy mô lớn cũng như kinh nghiệm
kinh doanh lâu năm đều năm tập trung trên đường Lưu Xuân Tín – Quận 5, Nguyễn
6


Thông – Quận 3, Lý Chính Thắng – Quận 3. Các cửa hàng có mặt bằng kinh doanh
khá chật hẹp, hợp đồng rất ngắn hạn tối đa là một năm nên cũng gặp không ít khó
khăn.
Theo Mai Anh Tuấn (2006), sau khi khảo sát ở 35 cửa hàng kinh doanh cá cảnh
trên địa bàn TP. HCM đã thống kê được là có tổng số 80 loài với trên 80 kiểu hình
được xếp vào 11 bộ và 26 họ bao gồm ba nhóm:
-


Nhóm cá sản xuất nội địa có 25 loài chiếm 31% gồm có: cá vàng, chép Nhật, la

hán, bảy màu, dĩa, hoàng kim, tứ vân, tai tượng châu Phi, ông tiên, xiêm, hòa lan.
-

Nhóm cá khai thác tự nhiên có 12 loài chiếm 15% gồm có: cá nâu, mang rổ,

thái hổ, nóc da beo, thủy tinh, nàng hai, kim sơn.
-

Nhóm cá nhập có 43 loài chiếm 54% gồm có: ngân long, neon, vệ sinh, sấu hỏa

tiễn, hồng két, lông gà, Aly, hoàng tử Phi châu, phát tài, hồng vỹ mỏ vịt.
Theo Hà Văn Nam, Bùi Thúy Việt (2007) đã khảo sát 25 cửa hàng kinh doanh
cá cảnh ở TP. HCM và ghi nhận được có 88 loài cá cảnh nước ngọt với 98 kiểu hình
bao gồm ba nhóm: nhóm cá nhập nội, nhóm cá sản xuất giống trong nước, nhóm cá
khai thác từ tự nhiên. Đa số các loài cá có nguồn gốc từ châu Á và châu Mỹ gồm 74
loài chiếm 84% tổng số các loài cá khảo sát, trong đó 100% các loài cá khai thác từ tự
nhiên có nguồn gốc châu Á. Về thị trường, đa số các cơ sở sản xuất trong nước chỉ cho
sinh sản được các loài cá dễ nuôi và có giá trị tương đối thấp giá chỉ từ 500 – 30.000
đồng, với cá la hán và cá dĩa giá có thể trên 50.000 đồng. Các loài cá như cá la hán,
bảy màu, chép Nhật, vàng được bán nhiều nhất ở các cửa hàng.
Theo Nguyễn Tấn Tâm, Bùi Ngọc Lan (2008) đã khảo sát được ở 30 cửa hàng
kinh doanh cá cảnh trên địa bàn TP. HCM có 25 họ, 55 loài và 145 kiểu hình đang
được kinh doanh. Trong đó, nhóm cá nhiều kiểu hình chiếm 34% như cá dĩa (10 kiểu
hình), la hán (5 kiểu hình), rồng (5 kiểu hình), vàng (12 kiểu hình), chép Nhật (6 kiểu
hình), xiêm (8 kiểu hình), hòa lan (6 kiểu hình); nhóm cá có ít kiểu hình chiếm 66%
như cá sấu hỏa tiễn, nàng hai, thủy tinh, trường giang hổ, kim cương. Nhóm cá có mức
độ ưa chuộng cao như bảy màu, huyết long, kim long hồng vỹ, la hán, dĩa, vàng, hạt
đỉnh hồng. Nhóm cá có mức độ phổ biến cao ở các cửa hàng như cá chép, bảy màu,

vàng, hòa lan, dĩa, phượng hoàng, la hán.
7


Theo Nguyễn Văn Chinh, Trần Thị Phượng (2008), sau khi khảo sát 40 cửa
hàng kinh doanh cá cảnh ở TP. HCM đã thống kê được có 75 loài cá cảnh nước ngọt
trong đó nhóm cá cảnh sản xuất giống trong nước chiếm 48%, nhóm cá cảnh nhập nội
chiếm 33,33%, nhóm cá cảnh khai thác từ tự nhiên chiếm 18,67%. Các cửa hàng chọn
hình thức kinh doanh bán lẻ là chủ yếu, các mặt hàng kinh doanh rất đa dạng như cá
cảnh, hồ nuôi, giá đỡ, thức ăn, thuốc, phụ kiện hồ nuôi, cây thủy sinh. Ngoài ra các
cửa hàng kinh doanh cá cảnh còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ như tư vấn
miễn phí kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá, thiết kế, trang trí, lắp đặt, bảo dưỡng hồ nuôi.
Còn sau khi phỏng vấn 120 người nuôi cá cảnh thì nhận thấy số người nuôi cá la hán
chiếm tỉ lệ cao nhất. Chi phí trung bình đầu tư của một người khi nuôi cá cảnh là
1.481.375 đồng bao gồm chi phí mua cá, hồ nuôi, giá đỡ, phụ kiện, vật tư trang trí, cây
thủy sinh. Đa số người nuôi đều cho rằng nuôi cá cảnh giúp giảm stress do áp lực của
công việc.
2.4

Hiện trạng và định hướng phát triển ngành công nghiệp cá cảnh ở Thành

Phố Hồ Chí Minh
Thành Phố Hồ Chí Minh có khí hậu thuận lợi cho hầu hết các loài cá cảnh nhiệt
đới, cận nhiệt đới. Nơi đây có nhiều nguồn giống, vật tư phong phú, nhiều nghệ nhân,
nhiều lao động lành nghề, nhiều nhà khoa học thuận lợi cho việc giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm cho nên tiềm năng phát triển ngành cá cảnh rất to lớn. Cùng với phát triển kinh
tế, tốc độ phát triển cá cảnh ngày càng tăng lên một cách đáng kể. Sản xuất, kinh
doanh cá cảnh cho phép sử dụng tối đa hiệu quả đất đai, lao động, thu hút nhiều nguồn
vốn của các thành phần kinh tế.
Theo kết quả khảo sát và ước tính sơ bộ, hàng năm trên địa bàn TP. HCM tiêu

thụ và trung chuyển khoảng 20 triệu con cá cảnh. Ngoài ra, còn xuất khẩu cá cảnh
khoảng 4,5 triệu USD/năm.
Hàng năm, Hội sinh vật cảnh TP. HCM đã tổ chức 20 – 30 lớp hướng dẫn, huấn
luyện về cá cảnh và tổ chứa nhiều cuộc tham quan, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về
cá cảnh. Ngành công nghiệp cá cảnh TP. HCM đang góp phần tích cực vào chủ trương
chuyển đổi nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – đô thị hóa. Tuy nhiên, hoạt
động kinh doanh cá cảnh của TP. HCM vẫn phát triển chậm, chưa tương xứng với thế
8


mạnh và tiềm năng của mình. Việc phát triển còn mang tính tự phát, phân tán, chưa đi
vào khoa học, công nghệ cao, chưa có quy hoạch, chính sách cụ thể.
Hội sinh vật cảnh TP. HCM đã và đang hoạt động hiện nay chủ yếu là tuyên
truyền, vận động hội viên tham gia các sinh hoạt về sinh vật cảnh, làm cho sinh vật
cảnh trở thành một sinh hoạt văn hóa, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc. Ở một mức
cao hơn, hội còn góp phần huấn luyện, đào tạo tay nghề, kiến thức, kinh nghiệm cho
những người say mê, yêu thích sinh vật cảnh, một vài nơi tham gia vào việc giới thiệu,
trưng bày, kinh doanh và làm dịch vụ sinh vật cảnh, nhất là vào các dịp lễ tết. Hội
chưa đi sâu vào làm kinh tế một cách chủ động, hiệu quả, thiết thực.Vì thế, Hội phải
tập trung chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất giống theo công nghệ cao
không chỉ cho TP. HCM mà còn đáp ứng yêu cầu của các tỉnh, tổ chức lại việc tiêu
thụ, hình thành một chợ đầu mối hoặc trung tâm tổng hợp về cá cảnh.
Xác định cá cảnh tiếp tục là đối tượng phù hợp với nền nông nghiệp đô thị và là
nguồn thu nhập đáng kể của người dân, TP. HCM đang xây dựng chương trình phát
triển cá cảnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với mục tiêu TP. HCM sẽ là
nguồn cung cấp cá cảnh chính của khu vực Đông Nam Á cho thị trường cá cảnh thế
giới.
Bộ Thuỷ sản và UBND TP.HCM đề ra chỉ tiêu đến năm 2010, kim ngạch xuất
khẩu cá cảnh của riêng TP. HCM đạt 10 triệu USD. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của
người nuôi cá vẫn là chưa chủ động nguồn giống, từ trước tới nay, người nuôi thường

phải nhập cá giống từ nước ngoài, chịu mức thế suất khá cao, tới 30%. Bởi vậy, Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TP. HCM đang cùng với các viện nghiên cứu,
trường đại học trên địa bàn TP. HCM nghiên cứu nhằm chủ động cung cấp giống cho
bà con. UBND TP.HCM cũng có chủ trương xây một trung tâm nhân giống cá cảnh
rộng hơn 20 ha tại xã Phú Hoà Đông - Củ Chi (Theo SGGP).
Đồng thời, UBND TP. HCM cũng đã phê duyệt dự án xuất khẩu cá cảnh đến
2010 với tổng trị giá 14,2 tỷ đồng, trong đó xác định phải đưa xuất khẩu cá cảnh trở
thành mũi nhọn kinh tế của ngành thuỷ sản. Theo đó, trong giai đoạn sắp tới, người
nuôi cá ở TP. HCM sẽ được hỗ trợ lãi suất vay vốn và được miễn thuế nhập khẩu cá
giống. Đây là một động lực lớn tiếp sức cho phong trào nuôi cá cảnh ở TP.HCM nói
riêng và cả nước nói chung.
9


2.5

Tình hình xuất nhập khẩu cá cảnh ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngành công nghiệp cá cảnh của thế giới đã và đang phát triển mạnh mẽ trong

những thập niên gần đây. Các nước đang phát triển cung cấp 2/3 sản lượng cá cảnh
cho thị trường thế giới. Đặc biệt là các quốc gia tại Đông Nam Á như Singapore, Thái
Lan, Việt Nam, thị trường tiêu thụ chủ yếu là Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Đặc biệt,
hiện nay tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã đưa cá cảnh
vào danh mục thống kê thủy sản hàng năm.
Phong trào nuôi cá cảnh trên địa bàn TP.HCM đang phát triển rất mạnh với sản
luợng cá cảnh tăng bình quân trên 50%/năm. Chỉ riêng 5 loài cá cảnh có giá trị kinh tế
cao như cá dĩa, chép Nhật, xiêm, bảy màu, cá vàng đã chiếm trên 90% tổng giá trị sản
luợng hàng năm với tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Số lượng cá cảnh xuất
khẩu của TP. HCM cũng tăng nhanh những năm gần đây, 9 tháng đầu năm 2009 TP.
HCM đã xuất khẩu được 4,2 triệu con cá cảnh các loại, đạt kim ngạch khoảng 7 triệu

USD (tương đương cả năm 2008). Thị trường xuất khẩu chủ yếu cá cảnh Việt Nam là
châu Âu (64,97%), kế đến là Mỹ (22,90%), Nhật Bản (5,62%),…(Theo Chi cục Quản
lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM).
Về nhập khẩu, hàng năm, TP. HCM nhập một số cá cảnh biển và cá cảnh nước
ngọt từ 100.000-150.000 con để làm phong phú thêm cho thị trường cá cảnh TP.
HCM. Các nguồn nhập chủ yếu từ các nước Singapore, Đài Loan, Hồng Kông và tập
trung một số loài như cá chuột ba sọc, hoàng tử châu Phi, neon đỏ, nhật đăng, kim
long, ngân long và Aly. Nhìn chung, số lượng cá cảnh nhập khẩu không nhiều, tập
trung ở một số cửa hàng Quận 5. Các loài nhập khẩu chủ yếu phục vụ làm giống và
một phần phục vụ thị trường trong nước (các loài Việt Nam chưa sản xuất được).
Tuy nhiên ngành cá cảnh Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều rào cản an
toàn dịch bệnh trong xuất khẩu cá cảnh, như: Hiệp định an toàn vệ sinh dịch bệnh
động thực vật của WTO (Sanitary and Phytosanitary Agreement), các quy định của tổ
chức thú y thế giới (World Organization of Animal health). Trên cơ sở đó các quốc gia
Âu Mỹ lần lượt đưa ra các quy định an toàn dịch bệnh khi nhập khẩu cá cảnh.

10


2.6

Khái quát các điều kiện của Thành Phố Hồ Chí Minh để phát triển ngành

công nghiệp cá cảnh
2.6.1 Điều kiện tự nhiên
Thành Phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long, là vùng trọng điểm của các khu công nghiệp các tỉnh
phía Nam, là trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình
Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông
Nam giáp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Với đường bờ biển dài khoảng 20km chạy theo hướng Đông Nam. Thành phố Hồ Chí
Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường
không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế với hệ thống cảng
và sân bay lớn nhất cả nước. Đây là một điều kiện, một tiền đề cho ngành cá cảnh phát
triển và là một thị trường rộng lớn đầy triển vọng.
Về mặt thời tiết và khí hậu, TP. HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo. Nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung
bình, TP. HCM có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất
lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, TP. HCM có 330 ngày nhiệt độ
trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của TP. HCM đạt 1.949 mm/năm. Trên
phạm vi không gian TP. HCM, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng
theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới đã tạo ra một môi
trường sống dễ thích nghi cho cá cảnh vì hầu hết các loài cá cảnh đều có nguồn gốc
nhiệt đới. Nhìn chung, lượng mưa cũng như số giờ nắng tương đối hài hòa và nhiệt độ
trung bình 27 °C thích hợp cho hầu hết các loài cá cảnh nhiệt đới.
Về thủy văn, TP. HCM nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sông Ðồng Nai - Sài
Gòn, có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng, có lưu vực lớn, khoảng 45.000
km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông
Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của TP. HCM. Sông Sài Gòn có lưu lượng
trung bình vào khoảng 54 m³/s, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai
con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa
của TP. HCM là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài
11


Gòn. Ngoài các con sông chính, TP. HCM còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Vì thế mà rất thuận lợi cho nghề sản xuất cũng như ương nuôi cá cảnh.
Về tổ chức hành chánh, hiện nay TP. HCM có 20 quận nội thành gồm Quận 1,
2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú,

Phú Nhuận, Thủ Đức và 5 huyện ngoại thành gồm: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh,
Nhà Bè, Cần Giờ, với 238 phường và 65 xã. Ở các quận, huyện ngoại thành do quá
trình công nghiệp hóa xảy ra con chậm, nguồn nước ít bị nhiễm bẩn. Do đó, nghề sản
xuất cá cảnh có nhiều điều kiện để phát triển.
2.6.2 Điều kiện kinh tế
Thành Phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, là trung tâm khoa học
thương mại lớn nhất cả nước, TP. HCM cũng là nơi tiếp nhận lượng kiều hối lớn nhất
nước, khoảng 60% lượng kiều hối gửi về nước hàng năm. Trong 6 tháng đầu năm
2010, giá trị tổng sản phẩm nội địa GDP của TP. HCM đạt 11%, tăng gần 2,4 lần so
với cùng kỳ năm trước (4,6%) tức là đạt 162.221 tỷ đồng. Đây là mức tăng cao nhất kể
từ 2006 đến nay. Tỷ trọng GDP của TP. HCM chiếm 1/3 GDP của cả nước (Theo
TTXVN). Điều này đã tăng nhu cầu vui chơi, thưởng ngoạn của người dân TP. HCM,
trong đó nhu cầu nuôi cá cảnh giải trí cũng không ngừng tăng cao.
Tính đến hết tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng CPI của TP. HCM tăng 0,35% so với
tháng trước, đưa CPI 6 tháng đầu năm của TP. HCM lên mức 4,86%. Hiện nay chỉ số
này đang có dấu hiệu giảm dần và đi vào ổn định. Trong 6 tháng cuối năm TP. HCM
cũng quyết định chi 300 tỷ đồng để bình ổn giá 8 mặt hàng thiết yếu, đảm bảo giữ chỉ
số giá tiêu dùng ở dưới mức 1%.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách trên toàn TP. HCM ước đạt 76.965
tỷ đồng, trong đó thu nội địa 42.495 tỷ đồng, đạt 50,11% dự toán cả năm và tăng
33,01% so với cùng kỳ năm trước, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 25.200 tỷ đồng,
đạt 53,5% dự toán và tăng 9,49%.
Trong 6 tháng đầu năm, tại TP. HCM nhiều chỉ tiêu về kinh tế đã đạt mức khá
cao. Trong đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đã đạt trên 145.000 tỷ
đồng, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu đạt 7,45 tỷ USD. Để
giữ vững tốc độ tăng trưởng, TP. HCM đề ra mục tiêu 6 tháng cuối năm cần phải tập
12


trung vào các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, sản xuất kinh doanh góp

phần ngăn ngừa lạm phát và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong quá trình phát triển và hội nhập, TP. HCM luôn khẳng định vai trò là một
trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và
cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam Bộ và
cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Để nền kinh tế TP. HCM tiếp tục phát triển bền vững, đi vào chiều sâu, TP.
HCM đề ra 5 nhóm giải pháp lớn. Trong đó, TP. HCM tiếp tục đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh và xuất khẩu, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Với nhóm giải pháp này, TP. HCM tập trung
phát triển các ngành dịch vụ có thế mạnh và lợi thế so sánh, có giá trị gia tăng cao.
Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp gắn với nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển 4 ngành công nghiệp
gồm: cơ khí, điện tử - tin học, hóa chất, chế biến lương thực - thực phẩm có giá trị gia
tăng cao. Ngoài ra, TP. HCM cũng tập trung phát triển nhanh các sản phẩm công
nghiệp sử dụng công nghệ cao, có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng
cao, các ngành công nghiệp phụ trợ (Theo ông Lê Hoàng Quân Chủ Tịch UBND TP.
HCM).
2.6.3 Điều kiện xã hội
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 TP. HCM có dân số 7.123.340
người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: nam có
3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9% . Dân số TP.
HCM tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số TP. HCM tăng thêm 2.086.185
người, bình quân tăng gần 209.000 người/năm, tốc độ tăng 3,53%/năm, chiếm 22% số
dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. TP. HCM có sự phân bố không đồng
đều giữa các quận nội thành và ngoại thành trong đó nội thành chiếm 84,8%, ngoại
thành chiếm 15,2% tổng dân số toàn TP. HCM.
Dân số của TP. HCM rất cao 7.123.340 người (2009), điều này cho chúng ta
thấy rõ TP. HCM là một thị trường lớn cho nghề kinh doanh cá cảnh. Ở nội thành có

13


mức sống cũng như thu nhập khá cao so với ngoại thành và nội thành chiếm đến
84,8% dân số của cả TP. HCM. Do đó sẽ thúc đẩy việc kinh doanh cá cảnh ngày càng
phát triển hơn vì hầu hết các cửa hàng kinh doanh cá cảnh có quy mô lớn đều tập trung
ở các quận nội thành.
Cùng với sự gia tăng GDP bình quân/người/năm của người dân TP. HCM thì cơ
cấu mức sống dân cư cũng thay đổi theo hướng tích cực tức là cơ cấu mức sống còn
khó khăn giảm và mức sống cao có chiều hướng tăng dần. Mức sống của người dân
càng cao, công suất làm việc càng tăng lên nên họ muốn giảm bớt căng thẳng do áp
lực công việc thông qua thưởng thức và nuôi dưỡng cá cảnh. Chính vì thế mà nhu cầu
nuôi cá cảnh giải trí ngày càng tăng lên và ngành kinh doanh cá cảnh càng có điều kiện
phát triển hơn.

14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 1-3-2010 đến ngày 31-7-2010
3.1.2

Địa điểm
Để thực hiện quá trình thu thập số liệu chúng tôi tiến hành phỏng vấn 20 người


kinh doanh cá cảnh trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, cụ thể là ở quận 1, quận 3,
quận 5, quận 10, quận 11, quận 12, quận Thủ Đức, quận Tân Bình.
3.2

Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1

Số liệu thứ cấp
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thu thập thông tin tài liệu liên quan

từ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Hồ Chí Minh; Chi Cục Quản
Lý Chất Lượng và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thuỷ Sản Thành Phố Hồ Chí Minh; Luận văn
tốt nghiệp khoa Thuỷ Sản, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Số liệu về tình hình tiếp thị được khảo sát từ tạp chí thủy sản, ấn phẩm
VIETFISH, các trang web như là: aquabird.com.vn, arowana.com.vn, …
3.2.2 Số liệu sơ cấp
Để có được số liệu thứ cấp phục vụ cho việc thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến
hành khảo sát thực địa 20 cửa hàng cá cảnh tại TP. HCM và phỏng vấn trực tiếp những
người chủ cửa hàng kinh doanh cá cảnh này bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn (Phụ lục 1).
Nội dung khảo sát bao gồm:
(1) Thông tin chung:
-

Tên cửa hàng

-

Địa chỉ


-

Email/ website

-

Điện thoại
15


-

Số năm kinh doanh

-

Hình thức kinh doanh

(2) Chi phí đầu tư ban đầu
-

Chi phí xây dựng, thiết kế, trang trí

-

Chi phí mua tủ kiếng, quạt, đèn, bảng hiệu

-


Số lượng bể kiếng

-

Giá đỡ

-

Chi phí mua thiết bị lọc, sục khí, sưởi ấm

-

Chi phí mua thau nhựa, ống nước

(3) Chi phí cố định
-

Chi phí thuê mặt bằng

-

Thuế

-

Bảo trì tài sản cố định

(4) Chi phí lưu động
-


Đối tượng kinh doanh

-

Các loài cá được kinh doanh phổ biến

-

Cây cỏ thủy sinh

-

Sinh vật cảnh khác

-

Thức ăn tự nhiên

-

Thức ăn chế biến

-

Thuốc phòng và trị bệnh cho cá

-

Vật tư trang trí hồ cá


-

Số lượng lao động trong cửa hàng

-

Chi phí điện, nước

(5) Hiệu quả và tiếp thị
-

Tình hình kinh doanh

-

Doanh thu

-

Mức độ quan tâm đến tiếp thị

-

Hình thức tiếp thị

-

Nhu cầu tiếp thị
16



×