Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

HIỆN TRẠNG QUY MÔ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIẾP THỊ Ở MỘT SỐ TRẠI CÁ CẢNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.29 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HIỆN TRẠNG QUY MÔ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIẾP
THỊ Ở MỘT SỐ TRẠI CÁ CẢNH TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ĐÌNH THÁI
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 8/2010


HIỆN TRẠNG QUY MÔ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIẾP THỊ Ở
MỘT SỐ TRẠI CÁ CẢNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGUYỄN ĐÌNH THÁI

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi trồng thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Vũ Cẩm Lương

Tháng 8 năm 2010

i




LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
 Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban chủ
nhiệm khoa Thủy Sản cùng các thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
 TS. Vũ Cẩm Lương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
 Các chủ trại sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt
tình cung cấp số liệu, thông tin cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
 Tác giả của những tập sách, tạp chí, luận văn,… mà tôi đã sử dụng làm tài
liệu tham khảo.
 Xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện về vật chất và ủng hộ tinh thần cho tôi
trong suốt những năm tháng học tập.
 Các bạn lớp DH06NT đã chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình học tập.
Do có những hạn chế về thời gian và kiến thức có hạn nên trong đề tài không
tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, sửa chữa của quý
thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Hiện trạng quy mô hoạt động sản xuất và tiếp thị ở một số trại cá cảnh tại
thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ ngày 15/04/2010 đến ngày 15/07/2010,
bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ của các cơ sở sản xuất cá cảnh trên địa bàn
thành phố. Qua quá trình khảo sát thực tế tại 20 trại sản xuất cá cảnh, chúng tôi thu
được các kết quả như sau:
- Có 35% trại có thời gian thành lập trên 15 năm, 50% trại thành lập từ 5 – 15

năm, 15% trại thành lập dưới 5 năm. Các chủ cơ sở được phỏng vấn có số năm kinh
nghiệm nuôi cá cảnh khá cao, có đến 55% người được có trên 20 năm kinh nghiệm
nuôi cá cảnh, 30% có từ 10 – 20 năm, 15% có dưới 10 năm kinh nghiệm. Có tổng cộng
20 loài và nhóm loài được ghi nhận đang sản xuất tại các trại. Các loài được nuôi
nhiều nhất là cá dĩa, xiêm, la hán, bảy màu, trân châu…
- Quy mô của các trại được đầu tư khá quy mô, qua thống kê, tổng số lượng bể
kính chúng tôi ghi nhận được là 1.750 cái, trung bình 134,6 bể/hộ, nhiều nhất là 300
bể, ít nhất là 30 bể; tổng diện tích ao đất là 44.880 m2, trung bình 6.411 m2/hộ, dao
động từ 80 m2 đến 15.000 m2; tổng diện tích bể có 8.640 m2, trung bình 720 m2/hộ,
dao động từ 120 m2 đến 2.600 m2. Tổng vốn đầu tư ban đầu trung bình 216,6 triệu
đồng, cao nhất là 655,0 triệu đồng, thấp nhất là 16,4 triệu đồng. Tổng chi phí sản xuất
trong 1 năm trung bình là 450,8 triệu đồng, thấp nhất là 75,26 triệu, cao nhất là
1.533,28 triệu. Doanh thu 1 năm của các trại đạt mức trung bình là 573,5 triệu đồng,
thấp nhất là 80,0 triệu, cao nhất là 1.700,0 triệu. Về tỉ lệ lợi nhuận trên tổng vốn đầu
tư, thấp nhất là 0,85%, cao nhất là 72,81%, trung bình đạt mức 22,9%.
- Thống kê về các đánh giá thị trường trong những năm gần đây nhìn chung, thị
trường cá cảnh đang gặp khó khăn trong giai đoạn từ 2003 đến nay. Đánh giá về tình
hình tiêu thụ sản phẩm cá cảnh thì theo khảo sát của chúng tôi, có đến 60% trại gặp
khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy vậy nhưng vấn đề quảng bá cho sản phẩm
vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức về vấn đề tiếp thị còn thấp. Trước đây
chỉ có 25% trại đã từng sử dụng quảng cáo, nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ còn 5%
trại quan tâm đến việc quảng cáo cho sản phẩm của mình.
iii


MỤC LỤC
Mục

Trang


LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG

vii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

viii

Chương 1 GIỚI THIỆU

1

1.1

Đặt vấn đề

1


1.2

Mục tiêu đề tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Hiện trạng sản xuất cá cảnh ở TP.HCM

3

2.2

Tình hình tiếp thị sản phẩm cá cảnh tại các trại sản xuất

4

2.3

Tình hình khảo sát các trại cá cảnh ở TP.HCM

5

2.4


Tình hình phát triển trên thế giới và ở TP.HCM

5

2.4.1 Tình hình cá phát triển cá cảnh trên thế giới

5

2.4.2 Tình hình phát triển cá cảnh ở TP.HCM

8

2.5

Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của TP.HCM với sự phát

triển của cá cảnh

9

2.5.1 Điều kiện tự nhiên

9

2.5.2 Kinh tế

11

2.5.3 Xã hội


11

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

3.1

13

Thời gian và địa điểm

3.1.1 Thời gian

13

3.1.2 Địa điểm

13

3.2

13

Phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp và sơ cấp

3.2.1 Số liệu thứ cấp

13


3.2.2 Số liệu sơ cấp

13

3.3

14

Phương pháp tính toán quy mô sản xuất ở các trại sản xuất cá cảnh

3.3.1 Diện tích sản xuất

15
iv


3.3.2 Tổng chi phí đầu tư ban đầu

15

3.3.3 Tổng chi phí sản xuất trong 1 năm

16

3.3.4 Tổng doanh thu trong 1 năm

17

3.3.5 Lợi nhuận trong 1 năm


17

3.3.6 Tỷ suất lợi nhuận (TSLN)

18

3.4

18

Xử lý số liệu

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

4.1

19

Thông tin chung của các trại sản xuất cá cảnh

4.1.1 Thời gian hoạt động

19

4.1.2

Số năm kinh nghiệm nuôi các cảnh của các chủ trại sản xuất cá cảnh


20

4.1.3

Hình thức sản xuất

21

4.1.4 Các loài sản xuất

22

4.1.5 Các loài cá đang được sản xuất

22

4.2

24

Quy mô của các trại sản xuất

4.2.1 Diện tích sản xuất

24

4.2.2 Tổng vốn đầu tư ban đầu

28


4.2.3 Tổng chi phí sản xuất (CPSX) trong 1 năm

30

4.2.4 Doanh thu trong 1 năm

32

4.2.5 Lợi nhuận trong 1 năm

34

4.2.6 Tỉ lệ lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư

35

4.3

36

Tình hình và hiệu quả sản xuất

4.3.1 Đánh giá thị trường cá cảnh những năm gần đây

36

4.3.2 So sánh lượng sản xuất những tháng đầu năm 2010 của trại so với cùng kỳ
những năm trước

37


4.3.3 Công suất sản xuất hiện tại của các trại sản xuất cá cảnh

38

4.4

39

Tình hình tiêu thụ sản phẩm và quảng bá cho sản phẩm cá cảnh

4.4.1 Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm cá cảnh của trại

39

4.4.2 Hình thức bán sản phẩm cá cảnh

40

4.4.3 Tình hình quảng bá cho sản phẩm cá cảnh

42

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

44

5.1

44


Kết luận
v


5.2
Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Mục

Trang

Bảng 4.1: Thời gian hoạt động của các trại

19

Bảng 4.2: Số năm kinh nghiêm nuôi cá cảnh của các chủ trại sản xuất

20

Bảng 4.3: Hình thức sản xuất của các hộ nuôi cá cảnh


21

Bảng 4.4: Số loài sản xuất

22

Bảng 4.5: Danh sách các loài cá

23

Bảng 4.6: Qui mô các ao, bể nuôi cá cảnh

24

Bảng 4.7: Hình thức nuôi cá cảnh ở các hộ sản xuất

25

Bảng 4.8 Chi phí đầu tư ban đầu

29

Bảng 4.9: Các mức chi phí đầu tư ban đầu

29

Bảng 4.10: Các chi phí sản xuất trong 1 năm của các trại

31


Bảng 4.11: Mức chi phí sản xuất trong 1 năm của các trại

31

Bảng 4.12: Doanh thu trong 1 năm

33

Bảng 4.13: Lợi nhuận trong 1 năm của các trại

34

Bảng 4.14: Tỉ lệ lợi nhuận

35

Bảng 4.15: Quy mô sản xuất

36

Bảng 4.16: Đánh giá thị trường những năm gần đây

36

Bảng 4.17: So sánh sản lượng đầu năm 2010 so với những năm trước

37

Bảng 4.18: Công suất sản xuất hiện tại của các trại


38

Bảng 4.19: Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm cá cảnh

39

Bảng 4.20: Hình thức bán sản phẩm ở các trại sản xuất

41

Bảng 4.21: Tình hình quảng bá ở các trại sản xuất cá cảnh

42

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Mục

Trang

Đồ thị 4.1 Số năm kinh nghiệm nuôi cá cảnh của các chủ trại sản xuất

20

Đồ thị 4.2 Các hình sản xuất


21

Đồ thị 4.3 Số loài nuôi ở các trại

22

Đồ thị 4.4 Các loài cá cảnh đang được sản xuất

24

Đồ thị 4.5 Các hình thức sản xuất

25

Đồ thị 4.6 Tổng vốn đầu tư ban đầu của các trại

30

Đồ thị 4.7 Tổng chi phí sản xuất trong 1 năm

32

Đồ thị 4.8 Doanh thu trong 1 năm

33

Đồ thị 4.9 Lợi nhuận trong 1 năm

34


Đồ thị 4.10 Tỉ lệ lợi nhuận

35

Đồ thị 4.11 Đánh giá thị trường

37

Đồ thị 4.12 So sánh sản lượng đầu năm 2010 so với cùng kỳ những năm trước 38
Đồ thị 4.13 Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm cá cảnh

40

Đồ thị 4.14 Hình thức bán sản phẩm cá cảnh

41

Đồ thị 4.15 Tình hình quảng bá trước đây của các trại sản xuất cá cảnh

42

Đồ thị 4.16 Nhu cầu quảng bá cho sản phẩm của các trại

43

Hình 4.1 Nuôi cá trên bể lót bạt

26

Hình 4.2 Nuôi cá trong bể ximăng


27

Hình 4.3 Nuôi cá trong bể kính

27

Hình 4.4 Nuôi cá trong giai

28

Hình 4.5 Nuôi cá trong ao đất

28

Hình 4.6 Nhiều hồ nuôi cá cảnh đang bị bỏ hoang

39

Hình 4.7 Cá dĩa và chép Nhật là 2 đối tượng xuất khẩu chủ yếu

42

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nhiều năm trở lại đây, cá cảnh đã trở thành đối tượng nuôi quen thuộc đối với

nhiều người nuôi thủy sản ở nước ta, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM)
và khu vực lân cận. Những người nuôi cá cảnh nhận định đây là đối tượng nuôi đem
lại hiệu quả kinh tế rất cao. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TP HCM năm 2005 thì những hộ nuôi cá cảnh có doanh thu khá cao, trung bình từ 80100 triệu đồng/năm, thấp nhất là 20 triệu đồng/năm và cao nhất là 300 triệu đồng/năm;
trong đó, lãi suất chiếm 50-70%.
Nhận thấy khả năng và tiềm lực của nghề sản xuất kinh doanh cá cảnh phù hợp với
nền nông nghiệp của một đô thị lớn, Ủy Ban Nhân Dân thành phố đã có Quyết định số
718/QĐ - UB ngày 25/02/2004 phê duyệt chương trình mục tiêu “ Phát triển hoa, cây
kiểng cá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 - 2010 ”
Đến năm 2009, sau gần 5 năm thực hiện, sản lượng và giá trị cá cảnh tăng trưởng bình
quân 46%/ năm: tổng diện tích thực tế đưa vào sản xuất là 88, 34 ha, thể tích bể kiếng,
hồ xi măng là 100.000 m3, đưa vào lưu thông 51 triệu con cá cảnh với giá trị khoảng
220 tỷ đồng, số hộ sản xuất cá cảnh là khoảng 300 hộ.
Tuy nhiên ngành sản xuất cá cảnh trên địa bàn TP.HCM còn nhiều bất cập: nhóm
loài rất đa dạng, nhiều quy mô nhưng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có quy trình
sản xuất chuẩn cho các trại,… Do vậy, việc đánh giá quy mô hoạt động, hiệu quả kinh
tế vẫn là bài toán nan giải trong ngành cá cảnh. Yêu cầu hiện tại là phải có được những
số liệu, thông tin cụ thể nhằm đánh giá lại quy mô, tình hình sản xuất ở các trại sản
xuất cá cảnh, giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý nắm bắt tình hình thực tế của
ngành sản xuất cá cảnh, từ đó sẽ đưa ra những phương hướng quản lý tốt, tìm ra hướng
đi cho ngành cá cảnh TP ngày càng phát triển hơn.

1


Từ yêu cầu thực tế trên, được sự phân công của khoa Thủy sản, trường Đại học
Nông Lâm TP HCM chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiện trạng quy mô hoạt động sản
xuất và tiếp thị ở một số trại cá cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung của đề tài nhằm đánh giá quy mô hoạt động sản xuất và tiếp thị ở

một số trại cá cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm các mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá quy mô hoạt động sản xuất của các trại cá cảnh khảo sát thông qua
việc thu thập số liệu về diện tích sản xuất, các chỉ tiêu kinh tế: tổng vốn đầu tư
ban đầu, chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trong một năm.
- Đánh giá thị trường trong những năm gần đây và đánh giá tình hình tiêu thụ sản
phẩm cá cảnh của các trại.
- Đánh giá nhận thức và nhu cầu tiếp thị của các trại cá cảnh khảo sát.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Hiện trạng sản xuất cá cảnh ở TP.HCM
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM thì trước
năm 2004, việc sản xuất kinh doanh cá cảnh của thành phố mang nặng tính tự phát,
phân tán nhỏ lẻ; kỹ thuật chọn tạo giống, nuôi thương phẩm chưa được đầu tư nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ mới; sản phẩm nhiều nhưng không tập trung, sức cạnh tranh
kém… Nhận thấy khả năng và tiềm lực của nghề sản xuất kinh doanh cá cảnh phù hợp
với nền nông nghiệp của một đô thị lớn, Ủy Ban Nhân Dân thành phố đã có Quyết
định số 718/QĐ - UB ngày 25/02/2004 phê duyệt chương trình mục tiêu “ Phát triển
hoa, cây kiểng cá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 - 2010 ”
Sau gần 5 năm thực hiện, sản lượng và giá trị cá cảnh tăng trưởng bình quân 46%/
năm. Đến nay tổng diện tích thực tế đưa vào sản xuất là 88,34 ha, thể tích bể kiếng, hồ
xi măng là 100.000 m3, đưa vào lưu thông 51 triệu con cá cảnh với giá trị khoảng 220
tỷ đồng. Đầu tư năm 2004 toàn thành có khoảng 100 cửa hàng, cuối năm 2008 tăng lên
287 cửa hàng kinh doanh cá cảnh, tập trung ở các quận 3, 5, 6, 10, 11 và rải rác các
quận, huyện khác; doanh thu khoảng 100 triệu tăng lên 860 triệu đồng/cơ sở/năm, lợi
nhuận 40 - 60%.
Trong số 50 chủng loại cá cảnh có 36 loại nuôi sinh sản, 14 loại khai thác,

thuần dưỡng từ cá thiên nhiên. Các loại chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sản xuất là cá
chép (25%), cá bảy màu (22%), cá xiêm, cá la hán, cá dĩa, cá vàng, ông tiên, tứ vân,
hồng kim, bạch kim, hắc kim, phượng hoàng, cá sặc, néon, hòa lan… Về giá trị sản
phẩm 5 loại: cá dĩa, cá xiêm, bảy màu, chép Nhật, cá vàng chiếm đến 90% tổng giá trị
sản phẩm. Đặc biệt, cá đĩa tuy chỉ chiếm 4,1% sản phẩm nhưng chiếm 40,3% giá trị.
Nghề sản xuất kinh doanh cá cảnh thu hút hơn 1000 lao động thường xuyên và thời vụ;
cũng cố và hình thành các làng nghề cá cảnh ở Quận 8, Củ Chi, Gò Vấp, Hóc Môn,
Quận 9, Quận 12, Thủ Đức, Bình Chánh… và ngày càng mở rộng ở cả nội thành lẫn
3


ngoại thành. Sản phẩm cá cảnh được tiêu thụ nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh
(40%); đã xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ và các nước khác khoảng hơn 4 triệu con, đạt
kim ngạch 5 triệu USD.
Đến nay có thể khẳng định sản xuất kinh doanh cá cảnh là một định hướng
đúng, phù hợp điều kiện địa lý - kinh tế - xã hội ở thành phố; trình độ sản xuất ngày
càng tiến bộ; năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng lên; thị trường nội địa và xuất khẩu
không ngừng mở rộng. Bên cạnh đó những yếu kém về đầu tư cơ sở vật chất, quy mô
sản xuất, tổ chức tiêu thụ … vẫn đang là thách thức đối với nghề cá cảnh - một nghề
quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp đô thị của thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương
lai, thành phố sẽ xây dựng một chiến lược toàn diện về phát triển cá cảnh cả về
phương hướng , mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp tổ chức thực hiện để sớm đưa
nghề cá cảnh phát triển tương xứng với tầm vóc của một đô thị lớn ở phía Nam.
2.2 Tình hình tiếp thị sản phẩm cá cảnh tại các trại sản xuất
Tiếp thị là một trong những thuật ngữ mà cho đến nay vẫn chưa có sự đồng ý
chung cho một định nghĩa.. Một cách vắn tắt nó gồm có các quá trình xã hội và quản
lý nhờ đó mà những sản phẩm, các dịch vụ và giá trị được trao đổi nhằm thực hiện
nguyện vọng các điều thiết cần và mong muốn của một cá nhân hoặc một nhóm người.
Những quá trình này bao gồm nhưng không bị giới hạn bởi việc quảng cáo.
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ,

công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với
người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền
thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông
tin. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của
người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo
cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
Các thể loại quảng cáo
Quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như:
• Truyền hình
• Báo chí
• Internet
• Phát thanh
4


• Quảng cáo trực tuyến
• Quảng cáo qua bưu điện,…
Việc xác định và đánh giá hiệu quả của việc quảng cáo sản phẩm, nhưng nhìn
chung nó có tác dụng khá rõ rệt đến thị trường, thúc đẩy sức mua của thị trường. Xác
định tình hình quảng bá của các trại có thể đánh giá mức độ quan tâm của các trại đối
với việc tiêu thụ sản phẩm.
Hiện chưa có số liệu cụ thể về tình hình tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm cá cảnh
của các trại sản xuất tại TP.HCM. Phần lớn các thông tin quảng cáo chúng tôi ghi nhận
được trên các báo, tạp chí, sách,… là của các cửa hàng bán cá cảnh. Tuy nhiên vấn đề
tiếp thị cho sản phẩm cá cảnh cũng khá đa dạng, nhiều hình thức như: quảng cáo trên
các tạp chí, sách, trên Internet, một số ít còn thành lập trang Web riêng để phục vụ
việc bán hàng (ví dụ trại Ba Sanh, Châu Tống). Các hình thức quảng bá bằng việc
tham gia các cuộc thi cá cảnh, triển lãm, hội chợ,… cũng là những hình thức quảng
cáo tốt.
2.3 Tình hình khảo sát các trại cá cảnh ở TP.HCM

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tìm thấy rất ít tài liệu, báo cáo về
khảo sát tình hình, quy mô của các trại sản xuất cá cảnh trên địa bàn TP.HCM. Năm
2005 sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM đã thực hiện điều tra 100 trại
sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố. Kết quả đã xác định được một số thông tin cơ
bản về trại như: diện tích, số lao động, số lượng cá bán ra hằng năm,… Mai Anh Tuấn
(2006); Nguyễn Tấn Tâm và Bùi Thị Ngọc Lan (2008) đã có khảo sát một số trại cá
cảnh để tìm hiểu thị hiếu của người tiêu thụ, tham khảo tên thường dùng của các loài
cá cảnh.
2.4 Tình hình phát triển trên thế giới và ở TP.HCM
2.4.1 Tình hình cá phát triển cá cảnh trên thế giới
Theo ước tính của Tạp chí Thương mại Thủy sản Tháng 7/2005, giá trị bán
buôn cá cảnh hàng năm trên thị trường thế giới đạt trên 1 tỷ USD. Khoảng 1,5 tỷ cá
cảnh bán lẻ mỗi năm với giá trị ít nhất đạt 6 tỷ USD. Toàn bộ ngành công nghiệp cá
cảnh, kể cả cung cấp phụ tùng, thiết bị, đạt giá trị khoảng 14 tỷ USD. Thị trường chủ
yếu buôn bán 30 – 35 loài cá cảnh. Ví dụ, ở Mỹ, 30 loài chiếm 60% giá trị nhập khẩu,
trong đó riêng 2 loài là cá bảy màu và neon hoàng đế đã chiếm tới 40%.
5


Thị trường cá cảnh thế giới có thể chia thành 4 mảng: các loài cá nước ngọt
nhiệt đới (chiếm tới 80 – 90% giá trị); các loài cá nước mặn và nước lợ nhiệt đới; các
loài cá nước ngọt ôn đới, chủ yếu là cá bảy màu (cá khổng tước) và cá chép Nhật Bản
(Koi); và các loài cá nước mặn và nước lợ ôn đới. Tổng cộng có khoảng 1.600 loài
được bán buôn quốc tế, trong đó 750 loài cá nước ngọt. Khoảng 90% số loài có nguồn
gốc nuôi, còn lại là đánh bắt từ tự nhiên. Với các tiến bộ trong việc sinh sản nhân tạo,
vận chuyển và nuôi bể, ngày càng có nhiều loài cá được đưa ra thị trường. Các loài cá
cảnh nước mặn hiện chiếm 20% thị phần, nhờ những kỹ thuật mới nên tuy chỉ 5% số
loài cá biển được sinh sản nhân tạo, nhưng thị phần của chúng ngày càng tăng.
Các loài cá cảnh nước ngọt buôn bán chính trên thị trường là cá bảy màu, cá neon
hoàng đế, cá mún, cá kiếm, cá hacmôni, cá thần tiên, cá vàng, cá ngựa vằn và cá dĩa.

Các loại cá cảnh nước mặn quan trọng là cá hải quỳ, cá rô mang láng, cá rô biển, cá
cờ, cá lon mây, cá mó, cá thần tiên, cá bướm mỏm, cá chim, cá mặt quỷ, cá ong, cá
nóc gai và cá ngựa.
- Xuất khẩu (XK) cá cảnh: kim ngạch XK của cá cảnh thế giới tăng từ 44,5 triệu
USD năm 1982 lên cao nhất 204,8 triệu USD năm 1996, năm 1998 giảm còn 159,2
triệu USD do khủng hoảng kinh tế thế giới, sau đó lại tăng lên 189,5 triệu USD vào
năm 2002. Năm 2002, các nước Châu Á chiếm tới 60% tổng kim ngạch XK cá cảnh
thế giới, trong đó Singapore chiếm 22%, Malaysia (9%), Indonesia (7%), Philippin
(3%), Xrilanca (3%),… Các nước XK lớn khác là Cộng hòa Séc (7%), Trung Quốc
(chủ yếu là Hồng Kông: 5%), Mỹ (4%), Nhật Bản (4%),…
- Nhập khẩu (NK) cá cảnh: xu hướng NK luôn theo sát xu hướng XK, giá trị
NK tăng từ 50 triệu USD năm 1982 lên đỉnh điểm 330 triệu USD năm 1994 – 1996,
giảm còn 262 triệu USD năm 1998 và tăng lên 234,2 triệu USD năm 2002.
Các nước NK chính là Mỹ (16,9%), Nhật Bản (10,9%), Đức (10,4%), Anh (10,1%),
Pháp (8,8%), Singapore (4,8%), Italia (4,4%) Bỉ (4,3%) Hà Lan (4,3%), Trung Quốc
(4,1%) và Canada (2,8%).
Các thị trường cá cảnh lớn trên thế giới:
+ Thị trường Mỹ: Mỹ hiện là thị trường NK cá cảnh lớn nhất thế giới, với giá
trị đạt 39,7 triệu USD năm 2002. Mỹ hiện có khoảng 1,2 triệu người kinh doanh cá
cảnh và trên 10 triệu bể nuôi trong nhà. Khoảng 10% số hộ gia đình cho biết trong nhà
6


có bể cá cảnh, trong đó 40% có từ 1 bể trở lên. Cá cảnh nước ngọt là loài chính được
NK, trong đó 40% là cá bảy màu và cá neon hoàng đế, cón lại là cá hacmôni, cá kiếm,
cá dĩa, cá thần tiên, cá họ cá rô Châu Phi, cá ngựa vằn và cá mún. Thị trường Mỹ cũng
đang ngày càng quan tâm đến các loài cá cảnh nước mặn. Vài năm gần đây, mảng thị
trường NK này đã suy giảm, NK năm 2002 giảm 36% so với năm 2001. Những nước
XK cá cảnh nước mặn chính sang Mỹ là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippin,
Malaysia và Braxin.

+ Thị trường Nhật Bản: đây là thị trường NK cá cảnh lớn thứ 2, chiếm 25,6
triệu USD giá trị NK năm 2002 của thế giới. Những quy định ngày càng nhiều đối với
việc nuôi động vật trong nhà cao tầng đã làm cho thú nuôi cá cảnh trở nên phổ biến.
Ngoài ra, người Nhật cũng rất coi trọng tác dụng trang trí trong nhà của việc nuôi cá
cảnh. Cá bảy màu chiếm 28% thị trường, tiếp đến là cá hoàng đế, cá thè be, cá dĩa, cá
bướm, cá kiếm,… Cũng như thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản suy giảm trong vài
năm gần đây, chủ yếu do suy thoái kinh tế. NK năm 2002 giảm 10% so với năm 2001,
với những nhà cung cấp chính là Singapore, Braxin, Indonesia, Malaysia, Mỹ và
Trung Quốc (Hồng Kông).
+ Thị trường EU: EU hay Tây Âu hiện là khối thị trường lớn nhất về NK cá
cảnh, với kim ngạch năm 2002 đạt 121,1 triệu USD, chiếm 51% tổng giá trị NK thế
giới. Các loài cá cảnh nước ngọt chiếm 90% giá trị nhập khẩu, phổ biến nhất là cá
neon hoàng đế, cá hoàng đế, cá bảy màu, cá mún, cá chọi, cá bướm, cá corydoras, cá
tam giác, cá sặc gấm và cá chuột xám. Không như Mỹ và Nhật Bản, NK của thị trường
EU liên tục tăng, với những nhà cung cấp chính là Singapore, Séc, Israel, Nhật Bản,
Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Mỹ và Braxin. Các nước NK nhiều nhất năm 2002 là
Đức (20,1%), Anh (17,2%), Pháp (17,2%), Italia (8,5%), Bỉ (8,4%) và Hà Lan (8,2%).
- Xu hướng chung: Xu hướng đáng chú ý là sự chuyển dịch các hoạt động xuất
khẩu từ thị trường Mỹ và Nhật Bản sang EU, từ nam bán cầu lên bắc bán cầu. Nguồn
cung cấp chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Kinh
nghiệm cho thấy việc buôn bán cá cảnh luôn gắn liền với tình hình kinh tế của đất
nước. Những năm gần đây đã xuất hiện một số nhà cung cấp cá cảnh mới cho thị
trường thế giới là Séc, Indonesia, Thái Lan.

7


2.4.2 Tình hình phát triển cá cảnh ở TP.HCM
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay
hầu như các loại cá cảnh trên thế giới đều có ở nước ta hơn 100 loài. Tỉnh nào cũng có

người nuôi cá cảnh. Những trung tâm cá cảnh lớn là Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng,
Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Nẵng, Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu),… Tuy nhiên, dẫn
đầu vẫn là TP.HCM. TP.HCM đã thành lập các câu lạc bộ những người nuôi và kinh
doanh cá cảnh, quy tụ hơn 200 hội viên, nuôi hơn 15 – 17 triệu con cá cảnh các loại..
Ngoài ra, còn có khoảng 300 cơ sở kinh doanh cá cảnh. Theo Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn TP.HCM, hiện nay phong trào nuôi cá cảnh của thành phố ngày càng
lớn mạnh. Sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu. Trong đó, cá
cảnh mang thương hiệu Việt Nam đã hiện diện ở khá nhiều nước và vùng lãnh thổ
thuộc châu Âu, châu Á và châu Mỹ như Anh, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Canađa,
Mỹ, Brazil, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản,…. EU là thị trường nhập khẩu cá cảnh
lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cá cảnh cả nước.
Các loại cá đang được xuất khẩu gồm: dĩa, bảy màu, chép Nhật, thuỷ tinh, nóc beo,
cánh buồm, hồng kim…Trong đó, cá dĩa và cá bảy màu là hai loại cá được ưa chuộng
nhất hiện nay. Thời điểm thị trường hút hàng, cá bảy màu không đủ hàng để xuất khẩu.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thuỷ sản (thuộc Bộ Thuỷ sản
cũ) đánh giá, nước ta có nhiều lợi thế và tiềm năng nuôi cá cảnh xuất khẩu; trong đó
đặc biệt là nguồn nước và khí hậu, nhiệt độ rất phù hợp cho sự sinh sản và phát triển
của loài cá cảnh nhiệt đới. Ngoài ra, nước ta còn có lợi thế về nguồn cá cảnh giá rẻ, cá
khoẻ, đẹp… Còn theo ông Nguyễn Văn Lãng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cá cảnh
TP.HCM, thị trường thế giới đánh giá rất cao chất lượng cũng như chủng loại cá cảnh
Việt Nam. Việt Nam được coi là 1 trong 3 khu vực có cá cảnh đẹp của thế giới (Nam
Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á). Hơn nữa, nước ta có nhiều loại cá phù hợp với nhiều
loại môi trường nước (mặn - lợ - ngọt ) và thời tiết (nóng - lạnh). Riêng khu vực
TP.HCM còn có lợi thế về nguồn thức ăn cho cá cảnh dồi dào nhờ nhiều kênh rạch…
Trong năm 2006 và 9 tháng đầu năm 2007, số lượng cá cảnh xuất khẩu tăng so
với những năm trước; trong đó, nếu xét về tỉ trọng xuất khẩu, nhóm cá nước ngọt
chiếm 90 %. Đối tượng chiếm tỉ trọng cao nhất trong nhóm này là cá dĩa (15 %), bảy

8



màu (10 %), vàng (10%), các chủng loại khác như cá xiêm, hồng kim, đầu lân kim
tuyến, tứ vân, thái hổ, ông tiên...(3 -5% ).
Trong 9 tháng đầu năm 2007, trong 60 loài xuất khẩu, có 7 loài dẩn đầu với số
lượng trên 100 ngàn con, đó là hồng kim (Xiphophorus maculatus var): 420.576 con;
hắc kim, trân châu (Seleropages leichardti): 364.814 con; bảy màu (Poecilia
reticulata): 321.720 con; chạch (Mastacembelus sp): 295.226 con; nóc (Tetrodon sp):
147.921 con; neon (Paracheirodon innesi): 130.470 con; Tỳ bà (Hypostomus sp):
110.754 con.
Riêng các doanh nghiệp và hộ nuôi cá cảnh tại thành phố đã xuất khẩu được
trên 1.280.000 con cá, kim ngạch trên 1,50 triệu USD, đạt 36,50% kế hoạch cả năm và
tăng 30% so với cùng kỳ năm.
Thị trường xuất khẩu đa dạng, phong phú, rải rác ở các châu lục. Ở châu Âu tập
trung một số nước như Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hà Lan, Ý, Hy Lạp,
Cộng Hoà Czech…Châu Mỹ, tập trung một số nước như Canada, Mỹ, Braxin…Châu
Á, tập trung ở Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Thái Lan,
Philippin,…
Những năm gần đây, nhiều loài cá cảnh có nguồn gốc tự nhiên ở Việt Nam như thái
hổ, nàng hai, sơn xiêm, mang rỗ, cẩm thạch xanh, nâu, lòng tong, …ngày càng được
ưa chuộng trên thị trường châu, châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, các loài cá khai thác tự
nhiên đa dạng về chủng loại nhưng số lượng xuất khẩu chưa cao vì nguồn cung cấp
không ổn định.
2.5 Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của TP.HCM với sự
phát triển của cá cảnh
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
- Về thủy văn, TP.HCM nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn,
Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng
Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn,
khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ
m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài

Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí
Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài
9


Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m
đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và
Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ
Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn,
chảy ra biển Đông bởi hai ngã chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngã Gành Rái
chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính,
Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Hệ thống sông,
kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng
dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác
động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực. Nhờ
trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước
ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường
bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy
chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0 – 20 m, 60 – 90
m và 170 – 200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ
Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60 – 90 m,
trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
- Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ
tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành
phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27°C, cao
nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ
trung bình 25 tới 28°C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong
đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một

năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các thàng từ 5
tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành
phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông
Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn
lại.

10


TP.HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và
Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào
mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa
khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3
tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không
có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa,
80%, và xuống thấp vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình
quân/năm 79,5%.
Các điều kiện tự nhiên nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành
cá cảnh. Chính những thuận lợi về điều kiện tự nhiên đã góp phần thúc đẩy ngành cá
cảnh phát triển mạnh như ngày nay.
2.5.2 Kinh tế
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ,
thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính,... Cơ cấu
kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm
44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch
vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm
47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Thành phố Hồ Chí Minh
giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5%
dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất
công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có

4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang
tham gia làm việc. Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534
USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1024 USD/năm.
Kinh tế phát triển mức sống của người dân được nâng cao dẫn đến nhu cầu giải
trí bằng cá cảnh cũng tăng theo. Điều này tạo sự thuận lợi về thị trường tiêu thụ cho cá
cảnh.
2.5.3 Xã hội
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số
7.123.340 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính:
Nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9% .
11


Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với
mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do
những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực
thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện
rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành. (trích từ )

12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
3.1.1 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 15/04/2010 đến ngày 15/07/2010.
3.1.2 Địa điểm
Địa điểm chúng tôi tiến hành khảo sát là các trại sản xuất cá cảnh trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. Các trại sản xuất cá cảnh ở những khu vực tập trung như:

phường Thạnh Xuân quận 12, quận 9, quận 4, quận 8, quận Gò Vấp, quận Bình
Thạnh,…
3.2 Phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp và sơ cấp
3.2.1 Số liệu thứ cấp
Chúng tôi thu thập các thông tin, số liệu có liên quan từ các tài liệu đã nghiên cứu
trước đó: Luận văn tốt nghiệp, các sách, báo, tạp chí cá cảnh, số liệu từ Internet,…
3.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ của 20 trại sản
xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố theo mẫu bảng câu hỏi mà chúng tôi đã soạn sẵn.
Mẫu bảng câu hỏi được đính kèm theo bài báo cáo này trong phần phụ lục.
Bảng câu hỏi gồm:
a. Thông tin chung
 Tên cơ sở/chủ cơ sở
 Địa chỉ
 Số điện thoại liên lạc
 Năm thành lập trại
 Số năm kinh nghiệm nuôi cá cảnh
 Hình thức sản xuất
b. Chi phí đầu tư
13


 Các loài sản xuất hiện tại
 Vốn đầu tư ban đầu
 Tổng diện tích sản xuất
 Tống diện tích ao đất
 Số lượng bể kính
 Số lượng bể xi-măng/composite
 Chi phí xây dựng nhà trại
 Chi phí thiết bị

 Chi phí lưu động (triệu Đ/năm)
c. Hiệu quả và quảng bá
 Tình hình tiêu thụ cá cảnh những năm gần đây
 Lượng sản xuất năm 2009 so với những năm trước đây
 Doanh thu 1 năm
 Đánh giá hiệu quả
 Đầu ra cho sản phẩm
 Nhu cầu quảng bá
Do tính khách quan trong phần trả lời của người được phỏng vấn về các vấn đề
nhạy cảm như doanh thu và lợi nhuận nên số liệu chúng tôi thu được phải qua chọn lọc
và tính toán từ các yếu tố khác như lượng cá bán ra, giá bán bình quân ở các trại khác.
Chúng tôi không có điều kiện xác thực số liệu thu thập được nên số thông tin thu được
trong quá trình điều tra chỉ mang tính chất tương đối.
3.3 Phương pháp tính toán quy mô sản xuất ở các trại sản xuất cá cảnh
Giống như hoa, cây cảnh và chim cảnh, cá cảnh là đối tượng nông nghiệp sản
xuất phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Sản phẩm của ngành này mang tính chất
của ngành dịch vụ giải trí. Trong nông nghiệp, cá cảnh nói chung là nhóm đối tượng
khá đặc biệt, không giống các đối tượng nuôi khác. Việc xác định quy mô của một trại
sản xuất đối tượng này khá phức tạp, không thể dựa vào các yếu tố cơ bản như diện
tích sản xuất, lượng lao động hay sản lượng sản phẩm; mà nó còn phụ thuộc nhiều vào
các yếu tố chuyên môn như loài sản xuất, mức độ thâm canh, trình độ kỹ thuật của lao
động.
14


3.3.1 Diện tích sản xuất
Trong nông nghiệp, đất đai là đối tượng lao động cơ bản nhất đối với mọi loại
hình sản xuất, đất đai vừa là nền tảng xây dựng cơ sở, công trình, vừa là tư liệu lao
động trực tiếp.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến diện tích thực tế đưa vào sản

xuất cá cảnh (diện tích ao đất, bể, diện tích nhà sản xuất, số lượng bể kính (nếu có)…)
chứ không đề cập đến tổng diện tích đất chung (bao gồm cả đất ở và đất không phục
vụ sản xuất cá cảnh). Do hạn chế trong hiểu biết về lĩnh vực thuế nên chúng tôi xin bỏ
qua việc tính giá trị thuế sử dụng đất nông nghiệp trong đề tài này.
3.3.2 Tổng chi phí đầu tư ban đầu
Đây là toàn bộ số tiền mà chủ trang trại phải bỏ ra để thành lập xây dựng mới, mở
rộng, cải tạo công trình. Nó được biểu thị bằng tổng mức đầu tư cho công trình từ giai
đoạn chuẩn bị đến lúc hoàn tất, bao gồm: chi phí đào ao, xây bể, bể kính, mua trang
thiết bị (thau, ống nhựa, vợt cá…), máy móc (máy bơm nước, máy thồi khí, đèn,…),
xây dựng nhà sản xuất, cá giống (nếu là loài nuôi lâu năm, có thể sử dụng sinh sản từ 2
năm trở lên),… Những tài sản trên gọi là tài sản cố định (TSCD).
Khấu hao tài sản cố định: trong quá trình sử dụng các tài sản cố định bị hao mòn
dần (giảm dần giá trị), gồm có 2 loại hao mòn:
- Hao mòn hữu hình: là do các tác động lý hóa của môi trường, tác động cơ học
trong quá trình sử dụng làm cho TSCD bị giảm dần khả năng tham gia phục vụ sản
xuất kinh doanh và bị hư hỏng.
- Hao mòn vô hình: là sự hao mòn về giá trị kinh tế do sự lạc hậu về khoa học
kỹ thuật, hoặc đối với cây, con giống là sự suy giảm về khả năng sinh sản, cho năng
suất kém hơn, chất lượng kém hơn theo độ tuổi.
Căn cứ vào độ hao mòn của các TSCD để tính ra giá trị của TSCD đã chuyển vào
sản phẩm trong quá trình sản xuất nhằm thu lại số tiền tương ứng với giá trị gốc của
TSCD, đó là khấu hao TSCD.
Theo Trần Ngọc Thơ (2007) thì khấu hao là việc phân bổ có hệ thống chi phí của
một tài sản qua thời gian dài hơn 1 năm. Nó cho phép 1 doanh nghiệp phân bố các chi
phí của tài sản cố định ra nhiều năm để có thể cân đối tốt hơn các chi phí và thu nhập

15


trong mỗi kỳ kế toán. Chi phí khấu hao hằng năm của 1 tài sản nào đó đơn giản chỉ là

sự phân bố các chi phí gốc và không nhất thiết phản ánh giá trị thị trường sụt giảm.
Có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCD, nhưng trong báo cáo này chúng tôi
sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định. Theo phương pháp này thì số tiền
khấu hao hằng năm của TSCD được tính như sau:
Số tiền khấu hao hằng năm = Giá trị tài sản sau khi lắp đặt / Số năm tài sản được
khấu hao.
Tổng khấu hao TSCD trong 1 năm của 1 trại sản xuất cá cảnh được tính như sau:
Khấu hao TSCD = KH ao đất + KH bể + KH bể kính + KH nhà trại + KH trang
thiết bị
3.3.3 Tổng chi phí sản xuất trong 1 năm
a. Chi phí cố định (CPCD) - Fixed cost: đây là những khoản chi phí không phu
thuộc vào sản lượng hay doanh thu, nó bao gồm chi phí cho các tài sản cố định dùng
cho nhiều chu kỳ sản xuất và các chi phí phải trả ngay khi trang trại ngừng sản xuất
(hoạt động sản xuất không xảy ra): tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo
trì, sửa chữa, chi phí quản lý trông coi. Trong phạm vi bài báo cáo này chi phí cố định
bao gồm: chi phí khấu hao, chí phí thuê đất và chi phí bảo trì, sữa chữa.
CPCD = khấu hao + thuê đất + bảo trì/sửa chữa
b. Chi phí lưu động (CPLD) - Variable cost: đây là những khoản chi phí luôn phụ
thuộc vào sản lượng hay doanh thu, nghĩa là khi chi phí này tăng lên thì sản lượng hay
doanh thu cũng tăng theo và ngược lại. Chi phí này gồm những khoản chi trực tiếp
trong quá trình sản xuất: nguyên vật liệu, nhiên liệu, thuê lao động, vận chuyển, đóng
gói sơ chế,…
Trong bài báo cáo này được tính bằng tổng các chi phí sau đây:
- Thuê nhân công: trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số những hộ có
thuê nhân công thì mức lương chi cho lao động là 3 triệu đồng/tháng; tuy nhiên vẫn có
những nơi mức lương thấp hơn hoặc cao hơn. Vì vậy để có sự thông nhất về tiền
lương, chúng tôi lấy mức lương cho lao động là 3 triệu đồng/tháng; kể cả đối với
những hộ sử dụng lao động gia đình.
Chi phí thuê lao động 1 năm = số lao động x 3 triệu/tháng x 12 tháng


16


×