Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG DDGS (DISTILLER DRIED GRAINS WITH SOLUBLES)TRONG KHẨU PHẦN HEO THỊT TỪ 70 ĐẾN 150 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.55 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG DDGS (DISTILLER DRIED
GRAINS WITH SOLUBLES)TRONG KHẨU PHẦN
HEO THỊT TỪ 70 ĐẾN 150 NGÀY TUỔI

Họ và tên sinh viên : VŨ DUY KHIÊM
Lớp

: CHĂN NUÔI 32

Ngành

: CHĂN NUÔI

Niên khóa

: 2006 - 2010

-Tháng 8/2010-


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************



VŨ DUY KHIÊM

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG DDGS (DISTILLER DRIED
GRAINS WITH SOLUBLES)TRONG KHẨU PHẦN
HEO THỊT TỪ 70 ĐẾN 150 NGÀY TUỔI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC
KS. THÁI NGUYỄN QUỲNH TRANG

-Tháng 8/2010-

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên: Vũ Duy Khiêm
Tên luận văn: “Khảo sát ảnh hưởng của DDGS trong khẩu phần heo thịt từ
70 đến 150 ngày tuổi ”.
Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu cuả giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày:……………
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc

ii



LỜI CẢM ƠN
 Kính dâng lòng biết ơn lên
Cha mẹ, anh em trong gia đình, những người đã tận tụy lo lắng và hy sinh để
con có được ngày hôm nay.
 Xin chân thành biết ơn
Cô Bùi Huy Như Phúc đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chú Quang, chú Dũng và anh chị công nhân trong trại đã giúp đỡ, truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian thực tập tại trại.
 Xin chân thành cảm ơn
- Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
- Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đã tận
tình chỉ dạy và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
 Gửi lòng cảm ơn đến
Các bạn thân yêu lớp Chăn Nuôi 32 và các bạn Văn, Đình, Tuân, Thịnh, Thắng
đã động viên, giúp đỡ và chia sẽ cùng tôi những vui buồn, khó khăn trong lúc thực
tập tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!
Vũ Duy Khiêm

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm “Khảo sát ảnh hưởng DDGS trong khẩu phần heo thịt từ 70 đến
150 ngày tuổi " được tiến hành trên 100 heo thịt trọng lượng trung bình khoảng 32

kg cho đến xuất chuồng, tại trại heo Phú Sơn từ ngày 05/05/2010 đến ngày
30/07/2010. Heo thí nghiệm chia thành 4 lô, mỗi lô có 25 con được đánh số tai từng
con tương đối đồng đều về giống, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố.
Lô 1 (đối chứng) sử dụng thức ăn căn bản. Lô 2 sử dụng khẩu phần có chứa
8% DDGS. Lô 3 sử dụng khẩu phần có chứa 16% DDGS. Lô 4 sử dụng khẩu phần
có chứa 24% DDGS. Trong thí nghiệm sử dụng DDGS để thay thế khô đậu nành và
bắp.
Kết quả khảo sát cho thấy:
Heo ở lô 2 có khả năng tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn lớn hơn heo
ở lô 1 (đối chứng) còn chi phí thì thấp hơn 2,07%. Cụ thể như sau: heo ở lô 2 có
trọng lượng lúc kết thúc thí nghiệm là 89,62 (kg) so với trọng lượng ở lô 1 là 87,38
(kg), tăng trọng tuyệt đối là 660,23 (g/con/ngày) so với heo ở lô 1 là 634,7
(g/con/ngày). Độ dày mỡ lưng (9,48 mm) mỏng hơn so với lô 1 (9,52 mm).
Heo ở lô 3 có các chỉ tiêu: trọng lượng lúc kết thúc (88,88 kg), tăng trọng
tuyệt đối (651,63 g/con/ngày), lượng thức ăn tiêu thụ (1,76 kg/con/ngày), hệ số
chuyển biến thức ăn (2,77 kg thức ăn/kg tăng trọng) có phần tốt hơn so với lô đối
chứng. Độ dày mỡ lưng (9,67 mm) cao hơn lô đối chứng. Chi phí thức ăn cho 1 kg
tăng trọng thấp hơn lô đối chứng 10,08%.
Heo ở lô 4 có các chỉ tiêu trọng lượng lúc cân kết thúc là cao nhất (89,95 kg),
tăng trọng toàn thí nghiệm cao nhất (664,53 g/con/ngày) nhưng có mỡ lưng (10,05
mm) cao hơn so với đối chứng là 5,58% . Nhưng chi phí thì nhỏ hơn 8,79% so với
lô đối chứng.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................i

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt luận văn........................................................................................................ iv
Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các từ viết tắt ......................................................................................... viii
Danh sách các bảng................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ và hình....................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................2
1.2.1. Mục đích............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..............................................................................................................2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................3
2.1 Distiller Dried Grains with Solubles (DDGS) ......................................................3
2.1.1 Giới thiệu chung.................................................................................................3
2.1.2 Quy trình sản xuất và đặc điểm sản phẩm .........................................................4
2.1.2.1 Quy trình sản xuất ...........................................................................................4
2.1.2.2 Đặc điểm sản phẩm .........................................................................................5
2.1.3 Các công trình nghiên cứu về DDGS:................................................................8
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HEO THỊT ............................................................................10
2.2.1. Giai đoạn 20 đến 40 kg ...................................................................................10
2.2.2 Giai đoạn 40 đến 70 kg ....................................................................................10
2.2.3 Giai đoạn 70 đến 90 kg: ...................................................................................11
2.3 Sơ lược về Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn.............................................11
2.3.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................11
2.3.2 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................11

v



2.3.3 Mục tiêu của công ty ........................................................................................12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................14
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐIẠ ĐIỂM .............................................................................14
3.1.1. Thời gian .........................................................................................................14
3.1.2. Địa điểm: .........................................................................................................14
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM.............................................................................14
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ......................................................................................14
3.4. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM ...............................................................................15
3.4.1. Thức ăn cho heo thí nghiệm............................................................................15
3.4.2 Nước uống........................................................................................................18
3.4.3 Chuồng trại.......................................................................................................18
3.4.4 Chăm sóc nuôi dưỡng ......................................................................................19
3.4.5 Quy trình vệ sinh thú y.....................................................................................20
3.4.6 Quy trình tiêm phòng: ......................................................................................20
3.4.7 Điều trị bệnh cho heo thịt.................................................................................21
3.5 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI...............................................................................22
3.5.1 Tăng trọng (TT) bình quân...............................................................................22
3.5.2 Tăng trọng tuyệt đối .........................................................................................22
3.5.3 Lượng thức ăn tiêu thụ (TATT) hàng ngày......................................................22
3.5.4 Chỉ số chuyển biến thức ăn ..............................................................................22
3.5.5 Tỉ lệ ngày con bị tiêu chảy ...............................................................................22
3.5.6 Tỷ lệ chết và loại thải .......................................................................................22
3.5.7 Độ dày mõ lưng...............................................................................................22
3.5.8 Tính sơ bộ hiệu quả kinh tế..............................................................................23
3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................24
4.1 Trọng lượng trung bình của heo..........................................................................24
4.2 Tăng trọng tuyệt đối ............................................................................................27
4.3 LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ ........................................................................28


vi


4.4 HỆ SỐ CHUYỂN BIẾN THỨC ĂN ..................................................................29
4.5 DÀY MỠ LƯNG ................................................................................................32
4.6 TỶ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY .....................................................................34
4.7 TỶ LỆ CHẾT VÀ LOẠI THẢI ..........................................................................34
4.8 HIỆU QUẢ KINH TẾ.........................................................................................35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................37
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................37
5.2. ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................39
PHỤ LỤC .................................................................................................................42

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADF

Acid Deuterant Fibre

Chất xơ acid

CSBCTA
DDGS

Chỉ số biến chuyển thức ăn
Distiller Dried Grains With Solube


Bã rượu khô

ĐV

Đơn vị

ĐDML

Độ dày mỡ lưng

ELISA

Enzyme-linked immunosorbent assay

EU

Europe Union

Liên Minh Châu Âu

FMD

Foots and Mouth Disease

Bệnh lở mồm long móng

HPLC

High Pressure Liquid Chromatography Sắc ký lỏng cao áp


ME

Metabolizable energy

Năng lượng trao đổi

TATT

Thức ăn tiêu thụ

TL

Trọng lượng

TT

Tăng trọng

TTTĐ

Tăng trọng tuyệt đối

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng DDGS..................................................................6
Bảng 2.2: Kết quả phân tích nấm mốc DDGS thí nghiệm..........................................7
Bảng 2.3: Thành phần DDGS do Cromwell phân tích 1993 ......................................8

Bảng 2.4: Tổng số đầu con toàn trại .........................................................................12
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm.......................................................................................15
Bảng 3.2: Thành phần nguyên liệu và dưỡng chất thức ăn số 6 ...............................16
Bảng 3.3: Thành phần nguyên liệu và dưỡng chất thức ăn số 7 ...............................17
Bảng 3.4: Thành phần nguyên liệu thức và dưỡng chất thức ăn số 8 .......................18
Bảng 3.5 Nhiệt độ trung bình trong thời gian nuôi thí nghiệm oC............................20
Bảng 3.6: Lịch tiêm phòng vaccine cho heo thịt.......................................................21
Bảng 4.1: TL của heo qua các giai đoạn thí nghiệm.................................................24
Bảng 4.2: TTTĐ của heo qua các giai đoạn thí nghiệm ...........................................27
Bảng 4.3: Lượng thức ăn tiêu thụ của heo thí nghiệm..............................................29
Bảng 4.4: HSCBTA của heo thí nghiệm...................................................................30
Bảng 4.5: Độ dày mỡ lưng của heo lúc kết thúc thí nghiệm.....................................32
Bảng 4.6: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo thí nghiệm ...........................................34
Bảng 4.7: Tỷ lệ heo chết và loại thải.........................................................................35
Bảng 4.8: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng .........................................................35

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Biểu đồ 4.1: TTBQ qua các mức % DDGS ..............................................................26
Biểu đồ 4.2: HSBCTA toàn thí nghiệm ....................................................................30
Biểu đồ 4.3: HSBCTA qua các mức % DDGS.........................................................31
Biểu đồ 4.4: ĐDML qua các mức % DDGS.............................................................33
Hình 2.1: Màu sắc của nguyên liệu DDGS.................................................................6

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu
thực phẩm trong nước. Những năm gần đây chăn nuôi heo gia tăng về quy mô đàn
và năng suất trên cơ sở cải tiến về chất lượng đàn giống, chế độ nuôi dưỡng chăm
sóc và quan trọng đó là một khẩu phần tốt. Vì thức ăn chiếm 70% giá thành sản
phẩm.
Trên thực tế đó đã thúc đẩy nhà nghiên cứu dinh dưỡng và nhà chăn nuôi tìm
ra nguồn thức ăn để tổ hợp những khẩu phần hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận cho
nhà chăn nuôi.
DDGS là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất ethanol công nghiệp. Tại EU
và Mỹ những nguồn năng lượng sạch rất được ưa chuộng, chính điều này đã thúc
đẩy phát triển ngành công nghiệp sản xuất ethanol. Sự phát triển đó làm xuất hiện
một nguồn DDGS trên thị trường thức ăn chăn nuôi. Do có hàm lượng chất dinh
dưỡng cao, khả năng sấy khô và chế biến tốt nên DDGS có thể được sử dụng làm
thức ăn trong chăn nuôi heo nhất là heo thịt.
Từ thực tế đó, được sự đồng ý của Bộ Môn Dinh Dưỡng khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với sự giúp đỡ
của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo Phú Sơn và sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi
Huy Như Phúc chúng tôi đã thực hiện đề tài “KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG DDGS
(Distiller Dried Grains with Solubles) TRONG KHẨU PHẦN HEO THỊT TỪ
70 ĐẾN 150 NGÀY TUỔI ”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá một số chỉ tiêu khi bổ sung tỉ lệ DDGS khác nhau trong khẩu
phần heo thịt từ 70 đến 150 ngày tuổi như: khả năng tăng trọng, khả năng chuyển

biến thức ăn, độ dày mỡ lưng và sức khỏe của heo.
1.2.2. Yêu cầu
Thử nghiệm với khẩu phần có tỉ lệ DDGS khác nhau.
Thu thập các số liệu liên quan đến các chỉ tiêu theo dõi như tăng trọng bình
quân, tăng trọng tuyệt đối, chỉ số chuyển biến thức ăn, tỉ lệ ngày con bị tiêu chảy,
độ dày mỡ lưng.
Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm.

2


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Distiller Dried Grains with Solubles (DDGS)
2.1.1 Giới thiệu chung
DDGS (Distiller Dried Grains with Solubles) là sản phẩm phụ của quá trình sản
xuất ethanol công nghiệp tại các nhà máy sản xuất ethanol. Nó là sản phẩm thu
được sau khi chưng cất rượu ethanol ra khỏi tinh bột đã lên men và sấy khô ít nhất
75% lượng bã còn lại. Bắp là nguồn tinh bột lên men rất tốt do đó là loại ngũ cốc
chính được sử dụng để sản xuất ethanol. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu đất đai tại
một số nơi người ta còn sử dụng: lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, lúa miến hoặc
hỗn hợp các loại ngũ cốc để sản xuất ethanol.
Nghị định thư Kyoto năm 2002 cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính
và giá xăng dầu tăng là sức ép buộc nhiều nước phải tìm nguồn năng lương thay thế
xăng, dầu, và ethanol đã dược chọn.
Nền công nghiệp sản xuất ethanol đã xuất hiện từ những năm 90 và rộ lên những
năm gần đây. Với kỹ thuật sấy hiện đại đã tạo ra lượng phụ phẩm lớn, có giá trị
dinh dưỡng và giá rẻ để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ hạt ngũ cốc (chủ yếu là từ bắp) là loại
nhiên liệu có thể tái sinh được, tương đối sạch với môi trường. Trong những năm

gần đây ngành công nghiệp sản suất ethanol đang phát triển nhanh chóng.
Hiện nay, Mỹ là quốc gia sản xuất ethanol từ ngũ cốc lớn nhất thế giới, tiếp theo
sau đó là Liên Minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản. EU khuyến khích phát triển nhiên
liệu sinh học nhằm đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, giảm hiệu ứng nhà kính, giảm
sự phụ thuộc vào dầu mỏ và tạo việc làm ở nông thôn.
Ở Việt Nam chúng ta cũng có nền công nghiệp sản xuất ethanol nhưng chủ yếu
là sản xuất từ khoai mì. Hiện nay, chỉ có nhà máy ethanol Đồng Xanh đi vào sản

3


xuất từ tháng 9 năm 2009 còn lại bốn nhà máy thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam
và nhà máy Orient Bio Fuels liên doanh với Nhật Bản vẫn chưa hoạt động.
Sở dĩ Mỹ sử dụng bắp làm nguyên liệu để sản xuất ethanol là do có sản lượng và
diện tích trồng bắp lớn nhất trên thế giới; mỗi năm họ xuất khẩu 50% tổng lượng
bắp xuất khẩu trên thế giới. Nhưng dự trù của Bộ Canh Nông Mỹ năm 2006 là 50%
tổng sản lượng dùng để nuôi gia súc, 20% xuất khẩu, 20% dùng sản xuất ethanol,
10 % cho người và kĩ nghệ chế biến nông sản.
Tình hình sản xuất DDGS hiện nay: Với nền công nghiệp sản xuất ethanol ở Mỹ
ước tính sẽ sản xuất được 15-35 triệu tấn (Food and Argiculture Policy Reseach
Institute (FAPRI), 2008) chưa kể đến những nước Châu Âu và Nhật Bản.
2.1.2 Quy trình sản xuất và đặc điểm sản phẩm
Thức ăn được lên men có những lợi ích đối với tiêu hóa như sau:
Nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của thức ăn: Có mùi thơm hấp
dẫn, thức ăn được làm mềm nên kích thích ngon miệng và làm tăng tỷ lệ tiêu hóa.
Đồng thời tăng cường sự chuyển hóa và tổng hợp thành thức ăn có giá trị dinh
dưỡng cao như tăng vitamin nhóm B, tăng hàm lượng acid amin không thay thế.
Ngăn ngừa thối rữa trong đường ruột: Thức ăn lên men có tác dụng ngăn cản
các vi khuẩn gây thối rữa và kiềm hãm các vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
Cứ 100kg bắp dùng sản xuất ethanol thì có 36 lít ethanol, 32 kg carbon dioxit và

32 kg DDGS.
Đến năm 2012 khi Nghị Định Thư Kyoto có giá trị thì toàn thế giới sẽ sử dụng
79,3 tỷ lít ethanol để làm nhiên liệu. Tương đương sẽ là 70,5 triệu tấn DDGS được
dùng để làm thức ăn chăn nuôi.
2.1.2.1 Quy trình sản xuất
• Bước một: Nghiền nhỏ nguyên liệu: Nguyên liệu là bắp sau khi được kiểm
tra kĩ về số lượng, chất lượng thì được cho vào máy nghiền. Việc kiểm tra nguyên
liệu rất là quan trọng, vì nếu nguyên liệu không tốt thì DDGS sẽ có chất lượng rất
xấu. Trong quá trình nghiền nhiên liệu, nếu như bắp được nghiền kĩ hay thời gian
nghiền đủ thì trong quá trình lên men rượu sẽ xảy ra tốt hơn.

4


• Bước hai: Quá trình Nấu. Tại những nhà máy sản xuất lớn nhiên liệu được
nấu tiếp tục sau quá trình nghiền, nhưng đối với những nhà máy nhỏ nguyên liệu
sau khi nghiền được chia thành những mẻ nhỏ. Tại đây nguyên liệu được bơm thêm
nước sau đó hòa tan thêm men để một thời gian. Thời gian này là bí mật của từng
nhà máy. Sau đó hỗn hợp này được làm mát.
• Bước ba: Quá trình phối trộn. Quá trình phối trộn này phụ thuộc nhiều vào
loại nấm men sử dụng. Nó cần sự phối trộn số lượng và chất lượng của các loại nấm
men sử dụng thật chuẩn xác. Thời gian là yếu tố cần thiết để quá trình phối trộn
được thực hiện tốt. Quá trình này cần nhiệt độ không quá cao vì nhiệt độ cao sẽ làm
mất tác dụng của nấm men.
• Bước bốn: Quá trình pha loãng tiếp tục được xảy ra. Tại đây hỗn hợp sẽ
được pha loãng với nước. Quá trình này phụ thuộc vào thể tích của thùng chứa dùng
để đựng hỗn hợp khi pha loãng.
• Bước năm: Quá trình lên men xảy ra. Đây là khoảng thời gian nguyên liệu
lên men để chuyển hóa tinh bột thành rượu. Quá trình phụ thuộc rất nhiều vào số
lượng, chất lượng nấm men sử dụng. Trong quá trình này chúng ta phải kiểm soát

lượng acid sinh ra nếu không acid sẽ kìm hãm nấm men hoạt động. Yếu tố nhiệt độ
và thời gian luôn luôn được quan tâm.
• Bước sáu: Quá trình bay hơi. Luôn giữ đúng nhiệt độ bay hơi để tạo ra
lượng hơi rượu cần thiết và kiểm soát sự thay đổi thể tích khi rượu bay hơi.
• Bước bảy: Quá trình nhào trộn. Phần bã còn lại sau khi làm bay hơi rượu
được nhào trộn. Quá trình nhào trộn gồm có đứng yên, quay, rung. Ngoài ra, còn sử
dụng máy nén, máy li tâm.
• Bước tám: Đây là quá trình sấy khô. Nếu như ở quá trình này bã rượu bị
sấy ở nhiệt độ quá cao và thời gian quá lâu sẽ làm cho nguyên liệu có màu vàng sậm
không bắt mắt.
(nguồn Olentine,1986)
2.1.2.2 Đặc điểm sản phẩm
Màu sắc DDGS có màu vàng đậm.

5


Mùi của DDGS có mùi rượu nhẹ.
Màu và mùi là do:
o Màu tự nhiên của nguyên liệu sản xuất ethanol
o Thời gian sấy và nhiệt độ sấy.
o Do loại nấm men sử dụng.
Thành phần dinh dưỡng của DDGS thí nghiệm:
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng DDGS
Thành phần

Tỉ lệ (%)

Protein thô


26,4

Chất béo

13,6

Chất xơ

6,76

Khoáng tổng số

4,74

Nguồn: Bộ môn dinh dưỡng- Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM

Hình 2.1: Màu sắc của nguyên liệu DDGS
Mẫu DDGS thí nghiệm cũng đã được gửi đến phòng thí nghiệm của Đại Học
Kỹ Thuật Chaoyang của Đài Loan để phân tích nấm mốc và cho kết quả như sau

6


Bảng 2.2: Kết quả phân tích nấm mốc DDGS thí nghiệm
Tên nấm mốc

Phương pháp phân tích

Nồng độ


Aflatoxin

ELISA, Flourometer

Không tìm thấy (ppb)

Zearalenone

ELISA, Flourometer

0,31

(ppm)

Fumonisin

ELISA, Flourometer

0,60

(ppm)

Deoxynivalenol

ELISA, HPLC

170

(ppb)


Nguồn: Đại Học Kỹ Thuật Chaoyang Đài Loan
Một nghiên cứu đã được tiến hành do công ty Biomin, 2007 tìm hiểu nấm
mốc bên trong DDGS được tiến hành trên 103 mẫu được lấy từ Mỹ (67%) và Châu
Á. Thí nghiệm cho thấy rằng 99% mẫu có nhiễm nấm mốc một trong 4 loại:
aflatoxin, ochratoxin, fumonisin, zearalenone. Việc lên men đã không phá hủy được
độc tố nấm mốc mà còn làm cho dễ hấp thụ hơn nếu sử dụng 20 % đối với heo thịt.
Bắp chỉ có khoảng 10% Protein thô và với mức năng lượng ME là khoảng
3989 kcal/ kg DM nhưng trong DDGS có khoảng 30% protein thô và ME khoảng
3987 kcal/ kg DM nên nó có thể là nguồn nguyên liệu mới để thay thế bắp và thay
thế một phần khô đậu nành (Pedersen, 2007 trích từ tạp chí chăn nuôi gia cầm).
Các chất xơ trong DDGS có thành phần xơ gần giống trong bắp. Do các
chất xơ trong quá trình lên men rượu ít bị phá hủy. Các chất xơ có thể làm giảm tỉ lệ
tiêu hóa các acid amin (Palm, 2008 trích dẫn từ tạp chí chăn nuôi gia cầm)
Trong DDGS có chứa thành phần photpho dễ tiêu hơn trong bắp do
photpho trong các liên kết phytate đã bị phá hủy trong quá trình lên men do đó sẽ
giảm được việc bổ sung thêm chất bổ sung photpho như dicalciphotpho,
monocalciphotpho.
Thành phần lysine trong DDGS có thể bị phá hủy nếu nhiệt độ quá cao,
thời gian quá lâu trong quá trình sấy khô. Chỉ sử dụng DDGS có lysine tổng số lớn
hơn 2,8%. Khi sử dụng DDGS với tỉ lệ lớn hơn 20% nên bổ sung thêm L-Lysine
với tỉ lệ là 0,015% cho 10% DDGS trong khẩu phần (tạp chí Asian Pork Magazine,
2010). Cromwell và cộng sự (1993) cũng thấy rằng DDGS càng sẫm màu càng ảnh

7


hưởng xấu đến vật nuôi và lý giải rằng do tỷ lệ tiêu hóa giảm trong các mẫu DDGS
sẫm màu.
Thành phần chất béo trong DDGS chủ yếu là chất béo không no (Tạp chí
Asian Pork Magazine, 2010). Hàm lượng chất béo cao trong DDGS sản xuất từ ngô

cho ta năng lượng toàn phần cao, tuy nhiên năng lượng tiêu hóa lại thay đổi và có
thể bị ảnh hưởng bởi Non Starch Protein. Pedersen và cộng sự (2007) cho biết năng
lượng toàn phần trong 10 mẫu DDGS là 5430kcal/kg vật chất khô, cao hơn so với
ngô.
2.1.3 Các công trình nghiên cứu về DDGS:
Việc bổ sung DDGS trong khẩu phần sẽ cải thiện sức khỏe đường ruột và
làm giảm các bệnh viêm hồi tràng. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên
heo cai sữa, chia heo ra làm bốn nhóm cho ăn 4 khẩu phần: đối chứng, bổ sung
DDGS, vỏ đậu nành và ruột cam quít. Kết quả sau một tuần cho thấy heo ăn khẩu
phần có bổ sung DDGS sẽ giảm được các bệnh về đường tiêu hóa.
Theo một nghiên cứu thực hiện năm 1993, Cromwell và cộng sự đã nghiên
cứu thành phần dinh dưỡng của DDGS từ 9 nguồn khác nhau từ các nhà máy sản
xuất đồ uống đến các nhà máy sản xuất nhiên liệu cồn như sau:
Bảng 2.3: Thành phần DDGS do Cromwell phân tích 1993
Thành phần

Tỉ lệ (%)

Protein thô

23,4-28,7

Chất béo

2,9-12,8

Chất xơ trung tính(NDF)

28,8-40,3


Chất xơ acid(ADF)

10,3-18,1

Khoáng tổng số

3,4-7,3

Lysin

0,43-0,89

Methionin

0,44-0,55

Threonin

0,89-1,16

Tryptophan

0,16-0,23

8


Các tác giả trên cũng đề xuất rằng hàm lượng ADF có mối tương quan âm
với các giá trị dinh dưỡng và khả năng chuyển hóa của DDGS.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung DDGS trong khẩu phần ăn của

heo sẽ giảm lượng photpho thải ra trong phân. Jerry Shurson (2007) chuyên gia
chăn nuôi heo ở đại học Minesota cho biết DDGS có chứa lượng photpho dễ tiêu
nhiều hơn trong bắp. Cho heo ăn bằng DDGS sẽ giảm lượng photpho cần cung cấp
trong khẩu phần. Shurson cho rằng: “Bắp có 28% photpho nhưng trong số đó heo
chỉ tiêu hóa được 14%. Nhưng khi cho heo ăn DDGS, thì lượng photpho dễ tiêu sẽ
tăng đáng kể. Nếu thêm vào các sản phẩm như phytase sẽ tăng thêm lượng photpho
dễ tiêu cho heo và làm giảm lượng photpho trong phân”.
Theo Kerr và cộng sự (2009) có thể sử dụng 40% DDGS trong khẩu phần
cho heo thịt với khẩu phần ăn cơ bản là bắp và khô đậu nành (Viện Chăn Nuôi dịch
từ Allaboutfeed.net).
Việc bổ sung 20% đến 30% trong khẩu phần heo thịt cho kết quả trên kiểu
hình heo thịt rất tốt (Tạp chí Asian Pork Magazine, 2010).
Theo Whitney, Shurson thì việc bổ sung cho heo thịt theo tỉ lệ 10, 20, 30%
cho thể trạng tốt so với lô 0%.
Trong một công trình nghiên cứu được thực hiện bởi Waldrup và cộng sự
(1982) (trích từ tạp chí chăn nuôi gia cầm tháng 06/2008) thông báo rằng DDGS có
thể bổ sung trong khẩu phần lên đến 25% mà không ảnh hưởng xấu đến tăng trọng
và độ chuyển hóa của thức ăn nếu mức năng lượng được giữ ổn định.
Parsons và cộng sự (1983) đã phát hiện ra là có thể thay 40% lượng protein
trong đậu nành bằng cách sử dụng DDGS nếu tỷ lệ lysine trong DDGS là đủ cho
tăng trưởng vật nuôi( Trích từ Tạp Chí Chăn nuôi Gia Cầm tháng 06/2008).
Các phần tử lên men trong DDGS không cung cấp nhiều vitamine và các
nguyên tố vi lượng. Trái lại, trong DDGS lại chứa nhiều chất hoạt động sinh học
như các nucleotit, mannanoligosacharid, beta-1.3-glucan, beta-1.6-glucan, inositol,
glutamine và các acid nucleic, các hợp chất này đều có tác dụng tăng cường miễn
dịch và sức khỏe cho thú .

9



Các kết quả nghiên cứu trên heo thịt với khẩu phần chứa 10% DDGS có tác
động tích cực đến ruột của vật nuôi bằng cách làm giảm thời gian, số lượng và độ
trầm trọng của các tổn thương ở hồi tràng và kết tràng đối với heo bị gây nhiễm
bệnh Lawsonia intracellularis (Whitney và cộng sự, 2006 trích từ tạp chí chăn nuôi
gia cầm tháng 06/2008). Nhờ đó DDGS còn được gọi là: “Yếu tố tăng trưởng không
xác định” (Tsang và Schaible, 1960 trích từ tạp chí chăn nuôi gia cầm tháng
06/2008).
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HEO THỊT
Sau giai đoạn cai sữa heo được chuyển sang nuôi thịt có trọng lượng khoảng
20 kg trở lên. Thời gian nuôi thịt khoảng 3,5 - 4 tháng để heo đạt trọng lượng
khoảng 90-100kg. Đây là trọng lượng xuất chuồng hợp lý nhất vì lúc này heo có
phẩm chất quầy thịt tốt nhất và hiệu quả sử dụng thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu
hướng tích lũy mỡ nhiều, nếu nuôi thêm sẽ không có lợi.
Do chuyển sang một môi trường mới và thay đổi thức ăn nên trong tuần lễ
đâu tiên phải luôn quan sát heo thật kỹ về tình trạng sức khỏe, lượng thức ăn. Theo
Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Đồng Nai (2006) thì những ngày đầu không nên tắm
heo, nên cho ăn ½ nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no. Thời gian đầu sử dụng cùng
loại thức ăn trong thời gian cai sữa sau đó thay đổi từ từ.
2.2.1. Giai đoạn 20 đến 40 kg
Khoảng thời gian tháng đầu tiên đó là khoảng thời gian heo phát triển chiều
dài và chiều cao. Nên heo cần rất nhiều protein, khoáng chất và năng lượng để phát
triển hệ cơ, hệ thần kinh (Võ Văn Ninh, 2001).
Nếu thiếu dưỡng chất heo sẽ chậm lớn, hệ xương không phát triển kéo theo
hệ cơ sẽ kém phát triển, bắp cơ nhỏ, ngắn. Heo dễ tích lũy mỡ ở giai đoạn sau.
Nếu thừa dưỡng chất sẽ gây lãng phí, tăng chi phí thức ăn. Heo dễ viêm
khớp, thừa ure, tích lũy mỡ sớm.
2.2.2 Giai đoạn 40 đến 70 kg
Đây là thời kì heo phát triển mạnh cả về hệ xương và hệ cơ.

10



Giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid và protein hơn. Nhu cầu protein sẽ
cần rất nhiều để phát triển cơ thể. Dư thừa dưỡng chất lúc này chỉ làm chi phí thức
ăn tăng cao và tích lũy mỡ sớm.
2.2.3 Giai đoạn 70 đến 90 kg:
Đây là thời kì cuối trong giai đoạn nuôi thịt.
Giai đoạn này heo cần nhiều glucid và lipid hơn để tăng lượng mỡ vào
trong các xớ cơ và mô liên kết tạo độ mềm ngon cho quầy thịt. Ngoài ra trong giai
đoạn này heo không cần lượng protein cao mà chỉ cần lượng protein để duy trì,
giảm protein trong giai đoạn này là giảm chi phí và tăng hiệu quả. Năng lượng thô
trong giai đoạn này sẽ giảm thấp để tránh cho heo tích mỡ dưới da.
Giai đoạn này nếu ta sử dụng thức ăn kém chất lượng sẽ làm cho phẩm chất
quay thịt kém chất lượng, nhanh ôi thiu.
Nếu giai đoạn này thức ăn thiếu dưỡng chất thì heo sẽ gầy rất nhanh, bắp
cơ dai, thịt có màu nhạt.
2.3 Sơ lược về Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn (CTCPCN Phú Sơn)
2.3.1 Vị trí địa lý
Xí nghiệp chăn heo Phú Sơn nằm trên địa bàn ấp Phú Sơn huyện Trảng Bom
tỉnh Đồng Nai cách đường quốc lộ 1 khoảng 2 km về phía Bắc.
Xí nghiệp được xây dựng trên một sườn dốc theo hướng Bắc Nam, dễ dàng
cho việc thoát nước. Đây là đồi trọc, không sình lún trong mùa mưa do có độ dốc và
đất chai cứng nên nước rút nhanh xuống chân đồi.
Nguồn nước sử dụng cho trại đa số là giếng khoan và giếng đào. Do cấu tạo
thổ nhưỡng đặc biệt nên nguồn nước khá phong phú, mạch nước ngầm rất tốt, nước
trong mát, ít phèn, không hôi thối, lưu lượng rất lớn và đạt vệ sinh nên sử dụng cho
hoạt động chăn nuôi của xí nghiệp.
2.3.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn được thành lập vào tháng 3/1976 theo
Quyết định số 41/UBT của UBND Tỉnh Đồng Nai trên cơ sở trại heo tư nhân có tên


11


KYCANOCO. Khi mới thành lập, Công Ty có tên là Công ty Quốc Doanh Chăn
Nuôi Heo Phú Sơn - đơn vị hạch toán độc lập thuộc Ty Nông Nghiệp Đồng Nai.
Năm 1984, Công ty Quốc Doanh Chăn Nuôi Heo Phú Sơn sáp nhập vào Công ty
Chăn Nuôi Đồng Nai theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai.
Tháng 7/1994, Công ty Quốc Doanh Chăn Nuôi Heo Phú Sơn được tách khỏi
Công Ty Chăn Nuôi Đồng Nai, thành đơn vị hạch toán độc lập và đổi tên thành Xí
nghiệp Chăn Nuôi Heo Phú Sơn.
Tháng 12/1994, Công ty tiếp nhận Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Long Thành.
Tháng 1/1997, Công ty tiếp nhận Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đông Phương.
Tháng 11/ 2005, Công ty tiếp nhận Xí Nghiệp Chăn Nuôi Gà Đồng Nai.
Kể từ 01/2005, tên chính thức Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn.
Bảng 2.4: Tổng số đầu con toàn trại (tính đến tháng 06 /2010)
Loại heo

Thương phẩm (con)

Giống gốc (con)

Tổng

Đực giống

8

235


243

Nái sinh sản

2087

935

3022

Hậu bị

398

268

666

Cai sữa

3383

2300

5683

Heo con theo mẹ

2782


999

3781

Hậu bị nhỏ

0

2874

2874

Thịt

6576

0

6576

2.3.3 Mục tiêu của công ty
Xây dựng đàn giống thuần hạt nhân (ông, bà) và đàn giống cơ bản (cha, mẹ)
của 3 giống heo Yorkshire, Landrace và Duroc, để sản xuất theo thương phẩm 3
máu chất lượng cao. Đàn giống được chọn lọc và lai với các giống Yorshire,
Landrace và Duroc, lai cải tiến với giống nhập từ các nước Pháp, Thái Lan (1992),
Mỹ (1995), Úc (2003). Do đó heo thương phẩm của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phú
Sơn có chất lượng tốt, cung cấp heo đực và cái hậu bị cho khu vực tỉnh Đồng Nai và
tỉnh lân cận. Sản xuất một lượng lớn thịt trong nước, hiện nay Xí Nghiệp đã và đang

12



cải tạo xây dựng chuồng nuôi theo mô hình hiện đại nhằm cải tạo được kiểu khí hậu
chuồng nuôi tốt nhất cho đàn heo.

13


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐIẠ ĐIỂM
3.1.1. Thời gian
Thời gian nuôi thí nghiệm là từ: 05/05/2010 - 30/07/2010
3.1.2. Địa điểm:
Trại heo Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai.
3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được thực hiện trên 100 heo cái và đực thiến nuôi thịt có trọng
lượng khoảng 32kg. Heo thuộc nhóm heo lai ba máu được lai giữa các giống:
Duroc, Yorkshire, Landrace.
Thí nghiệm được tiến hành qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ lúc heo 27 kg đến khi heo đạt được khoảng 40 kg (19 ngày).
Giai đoạn 2: từ lúc heo 40 kg đến khi heo đạt được khoảng 75 kg (47 ngày).
Giai đoạn 3: từ lúc heo 75 kg đến khi heo đạt được khoảng 90 kg (20 ngày).
3.3. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố trên 100 con
heo thịt chia làm 4 lô thí nghiệm tương ứng với 4 khẩu phần thức ăn:
Heo ở các lô tương đối đồng đều về giống, giới tính, trọng lượng, tuổi và tình
trạng sức khỏe. Các heo được cho ăn với thời gian và cách thức cho ăn giống nhau
ở 4 lô. Heo được nuôi đến trọng lượng khoảng 90 kg.


14


×