Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

TỶ LỆ BỆNH DA VÀ BỆNH DA DO THIỂU NĂNG TUYẾN GIÁP TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỶ LỆ BỆNH DA VÀ BỆNH DA DO THIỂU NĂNG TUYẾN
GIÁP TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐẶNG HOÀI AN
Lớp: DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khoá: 2005 – 2010

Tháng 08/ 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************

NGUYỄN ĐẶNG HOÀI AN

TỶ LỆ BỆNH DA VÀ BỆNH DA DO THIỂU NĂNG
TUYẾN GIÁP TRÊN CHÓ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI CHI CỤC THÚ Y THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. LÂM THỊ THU HƯƠNG

Tháng 08/ 2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Đặng Hoài An
Tên luận văn: Tỷ lệ bệnh da và bệnh da do thiểu năng tuyến giáp
trên chó khám và điều trị tại Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ……….
Giáo viên hướng dẫn

ii


LỜI CẢM TẠ
Con mãi ghi nhớ công ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và động
viên con để con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành biết ơn
-

Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

-


Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi- Thú y

-

Bộ Môn Bệnh Lý- Ký Sinh

Cùng quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
-

PGS. TS. Lâm Thị Thu Hương

-

BSTY. Võ Văn Bùi, BSTY. Nguyễn Thị Bích Hồng, BSTY. Lê
Ngọc An, BSTY. Đặng Văn Hướng…

Đã hết lòng chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn:
-

Ban lãnh đạo Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh

-

Các cô chú, anh chị tại Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm và Điều trị Chi
cục Thú y TP.Hồ Chí Minh


Đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, những người đã cùng tôi học tập, phấn
đấu và đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Nguyễn Đặng Hoài An

iii


TÓM TẮT
Đề tài “ TỶ LỆ BỆNH DA VÀ BỆNH DA DO THIỂU NĂNG TUYẾN
GIÁP TRÊN CHÓ KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI CHI CỤC THÚ Y THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH” được tiến hành khảo sát từ ngày 01/01/2010 đến ngày
01/06/2010 tại 1 địa điểm khám và điều trị của Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm
và Điều trị Chi cục Thú y TP. HCM, chúng tôi đã ghi nhận được các kết quả:
Tổng số chó đến khám là 3637 con, trong đó có 412 con chó có biểu
hiện bệnh trên da, chiếm tỷ lệ là 11,32%.
Tỷ lệ nhiễm Demodex (31,08%), Sarcoptes (1,35%) và nấm da (2,7%)
Tỷ lệ nhiễm Demodex theo giống: nhóm chó ngoại (33,96%), chó ta (23,8%)
Tỷ lệ nhiễm Demodex theo giới tính: chó cái (33,33%), chó đực (28,12%)
Tỷ lệ nhiễm Demodex theo nhóm tuổi: < 1 năm (71,42%), 1- 2 năm (64,7%),
>2 năm (14%).
Chỉ 1 trường hợp nhiễm Sarcoptes ở chó cái, giống ngoại, <1 năm..
Hai trường hợp nhiễm nấm đều thuộc nhóm chó ngoại, thuộc nhóm
>4năm, tỷ lệ nhiễm nấm theo giới tính: chó đực (3,12%), chó cái (2,38%) .
Trong tổng số 48 con chó được xét nghiệm máu, 28 con có biến đổi hàm
lượng T3, T4 trong máu, chiếm tỷ lệ 58,33%.
Tỷ lệ chó có biến đổi T3, T4 theo giống: chó ngoại (68,75%), chó ta
(37,5%)
Tỷ lệ chó có biến đổi T3, T4 ở nhóm chó cái đã cắt tử cung cao nhất

(90%)
Tỷ lệ chó có biến đổi T3, T4 theo nhóm tuổi: ≤ 4 năm (26,66%), > 4 – 10
năm (76,66%), >10 năm (33,33%)
Tần số xuất hiện triệu chứng lâm sàng trên chó được xét nghiệm máu:
da ửng đỏ, nổi mụn là cao nhất (72,72%), lười vận động là thấp nhất (17,85%)
Tỷ lệ chó có biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu: giảm hồng
cầu (57,14%), giảm hemoglobin (75%), giảm hematocrit 46,42%), tăng bạch
cầu (60,71%), giảm bạch cầu lympho (64,28%), giảm bạch cầu trung tính
(35,71%), tăng cholesterol (7,14%), giảm glucose (92,85%).

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ....................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................. ii
Lời cảm tạ ............................................................................................................... iii
Tóm tắt .................................................................................................................... iv
Mục lục .....................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt.........................................................................................x
Danh sách các bảng ................................................................................................. xi
Danh sách các hình ................................................................................................ xii
Chương 1 Đặt vấn đề ..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ...........................................................................................2
1.2.1 Mục đích ..........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................2
Chương 2 Tổng quan ..............................................................................................3
2.1 Cấu tạo và chức năng của da...............................................................................3

2.1.1 Cấu tạo da.........................................................................................................3
2.1.1.1 Biểu bì ...........................................................................................................3
2.1.1.2 Chân bì ..........................................................................................................4
2.1.1.3 Hạ bì ..............................................................................................................4
2.1.2 Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da .....................................................4
2.1.2.1 Mạch máu ......................................................................................................4
2.1.2.2 Mạch bạch huyết ...........................................................................................4
2.1.2.3 Thần kinh ......................................................................................................4
2.1.3 Những tuyến phụ thuộc da ...............................................................................4
2.1.3.1 Tuyến bã ........................................................................................................4
2.1.3.2 Tuyến mồ hôi ................................................................................................5
2.1.3.3 Tuyến sữa ......................................................................................................5

v


2.1.4 Lông .................................................................................................................5
2.1.4.1 Thân lông ......................................................................................................5
2.1.4.2 Chân lông ......................................................................................................5
2.1.5 Chức năng sinh lý của da .................................................................................5
2.2 Các bệnh da thường gặp trên chó .......................................................................6
2.2.1 Bệnh chảy mủ ngoài da ....................................................................................6
2.2.2 Bì viêm .............................................................................................................6
2.2.3 Sực tróc vảy ở da..............................................................................................6
2.2.4 Ngứa do nhiều nguyên nhân ............................................................................6
2.2.5 Bệnh chàm da ...................................................................................................7
2.2.6 Rối loạn hormone .............................................................................................7
2.2.7 Viêm nang chân lông .......................................................................................7
2.2.8 Bệnh do rối loạn dinh dưỡng ...........................................................................8
2.2.9 Nhiễm ve và bọ chét ........................................................................................8

2.2.9.1 Ve ..................................................................................................................8
2.2.9.2 Bọ chét ..........................................................................................................9
2.2.10 Bệnh nấm da...................................................................................................9
2.2.11 Bệnh do Demodex ..........................................................................................9
2.2.12 Bệnh do Sarcoptes .........................................................................................9
2.3 Giới thiệu về Demodex canis, Sarcoptes scabei var canis và nấm da
trên chó ......................................................................................................................9
2.3.1 Demodex canis .................................................................................................9
2.3.1.1 Phân loại học .................................................................................................9
2.3.1.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo .....................................................................10
2.3.1.3 Vòng đời......................................................................................................10
2.3.1.4 Triệu chứng .................................................................................................11
2.3.1.5 Điều trị ........................................................................................................12
2.3.2 Sarcoptes scabei var canis .............................................................................12
2.3.2.1 Phân loại học ...............................................................................................12
2.3.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo .....................................................................12
2.3.2.3 Vòng đời......................................................................................................13

vi


2.3.2.4 Triệu chứng .................................................................................................14
2.3.2.5 Điều trị ........................................................................................................14
2.3.3 Nấm da ...........................................................................................................14
2.3.3.1 Phân loại học ...............................................................................................14
2.3.3.2 Triệu chứng .................................................................................................15
2.3.3.3 Điều trị ........................................................................................................15
2.4 Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ...............................................................16
2.4.1 Một số chỉ tiêu sinh lý máu ............................................................................16
2.4.1.1 Hồng cầu .....................................................................................................16

2.4.1.2 Hemoglobin.................................................................................................16
2.4.1.3 Hematocrit ...................................................................................................17
2.4.1.4 Bạch cầu ......................................................................................................17
2.4.2 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu .........................................................................18
2.4.2.1 Glucose........................................................................................................18
2.4.2.2 Protein tổng số ............................................................................................19
2.4.2.3 Cholesterol ..................................................................................................19
2.5 Hội chứng rụng lông do thiểu năng tuyến giáp.................................................20
2.5.1 Cấu tạo và chức năng tuyến giáp ...................................................................20
2.5.1.1 Cấu tạo tuyến giáp ......................................................................................20
2.5.1.2 Chức năng tuyến giáp .................................................................................21
2.5.1.3 Rối loạn hoạt động tuyến giáp ....................................................................22
2.5.2 Bệnh thiểu năng tuyến giáp trên chó..............................................................23
2.5.2.1 Nguyên nhân gây bệnh thiểu năng trên chó ................................................23
2.5.2.2 Biểu hiện lâm sàng của bệnh thiểu năng tuyến giáp trên chó .....................24
2.5.2.3 Dấu hiệu phi lâm sàng.................................................................................25
2.5.2.4 Chẩn đoán ...................................................................................................26
2.5.2.5 Điều trị ........................................................................................................26
2.6 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu bệnh da do Demodex,
Sarcoptes, nấm da và thiểu năng tuyến giáp ...........................................................26
2.6.1 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu bệnh da do Demodex,
Sarcoptes, nấm da ..................................................................................................26

vii


2.6.2 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu bệnh da do thiểu năng tuyến
giáp ..........................................................................................................................27
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..............................................31
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................31

3.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................31
3.3 Nội dung nghiên cứu .........................................................................................31
3.3.1 Nội dung 1 ......................................................................................................31
3.3.2 Nội dung 2 ......................................................................................................31
3.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................31
3.4.1 Đánh giá tình hình bệnh da trên chó ..............................................................31
3.4.1.1 Dụng cụ và hóa chất ....................................................................................32
3.4.1.2 Phương pháp tiến hành................................................................................32
3.4.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính.......................................................36
3.4.2 Khảo sát sự biến đổi lâm sàng và phi lâm sàng trên chó bệnh da do thiểu
năng tuyến giáp .......................................................................................................36
3.4.2.1 Dụng cụ và hoá chất ....................................................................................36
3.4.2.2 Phương pháp tiến hành................................................................................37
3.4.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính.......................................................38
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................38
Chương 4 Kết quả và thảo luận ...........................................................................39
4.1 Kết quả khảo sát tình hình bệnh da trên chó tại Chi cục Thú y TP. HCM .......39
4.1.1 Kết quả khảo sát tình hình bệnh da ................................................................39
4.1.2 Tỷ lệ chó nhiễm Demodex, Sarcoptes và nấm da .........................................40
4.1.3 Tỷ lệ chó nhiễm Demodex, Sarcoptes và nấm da theo giống ........................41
4.1.4 Tỷ lệ chó nhiễm Demodex, Sarcoptes và nấm da theo lứa tuổi .....................43
4.1.5 Tỷ lệ chó nhiễm Demodex, Sarcoptes và nấm da theo giới tính....................44
4.2 Tỷ lệ chó thay đổi chỉ tiêu T3, T4 tại Chi cục Thú y TP. HCM ........................47
4.2.1 Tỷ lệ chó thay đổi chỉ tiêu T3, T4 tuyến giáp..................................................47
4.2.2 Triệu chứng lâm sàng trên chó được xét nghiệm máu ...................................47
4.2.3 Tỷ lệ chó thay đổi T3, T4 theo giống ..............................................................49
4.2.4 Tỷ lệ chó thay đổi T3, T4 theo lứa tuổi ...........................................................50
viii



4.2.5 Tỷ lệ chó thay đổi T3, T4 theo giới tính ..........................................................51
4.2.6 Tỷ lệ chó có thay đổi chỉ tiêu sinh lý máu trên chó .......................................52
4.2.7 Tỷ lệ chó có thay đổi chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó ....................................53
4.2.8 Sự biến động chỉ tiêu sinh lý máu theo nhóm chó .........................................57
4.2.8 Sự biến động chỉ tiêu sinh lý máu theo nhóm chó .........................................59
Chương 5 Kết luận và đề nghị .............................................................................61
5.1 Kết luận .............................................................................................................61
5.2 Đề nghị ..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................63
PHỤ LỤC ...............................................................................................................66

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
EDTA: ethylene diamine tetra-acetic acid
T3: Tri-iodothyronine
T4: Tetra-iodothyronine

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của chó ........................................19
Bảng 2.2 Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh thiểu
năng tuyến giáp .......................................................................................................24
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó nhiễm Demodex, Sarcoptes và nấm da trên tổng số chó
được xét nghiệm ......................................................................................................40
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó nhiễm Demodex, Sarcoptes, nấm da theo giống .....................42

Bảng 4.3 Tỷ lệ chó nhiễm Demodex, Sarcoptes, nấm da theo lứa tuổi ..................43
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó nhiễm Demodex, Sarcoptes, nấm da theo giới tính .................44
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó thay đổi T3, T4 trên tổng số chó xét nghiệm ............................47
Bảng 4.6 Tần số xuất hiện các triệu chứng trên chó bệnh da đã xét nghiệm máu ..48
Bảng 4.7 Tỷ lệ chó thay đổi T3, T4 theo giống .......................................................50
Bảng 4.8 Tỷ lệ chó thay đổi T3, T4 theo lứa tuổi ....................................................50
Bảng 4.9 Tỷ lệ chó chó thay đổi T3, T4 theo giới tính ............................................51
Bảng 4.10 Tỷ lệ chó thay đổi chỉ tiêu sinh lý ........................................................52
Bảng 4.11 Tỷ lệ chó thay đổi chỉ tiêu sinh hóa.......................................................54
Bảng 4.12 Sự biến động chỉ tiêu sinh lý máu theo nhóm chó ................................58
Bảng 4.13 Sự biến động chỉ tiêu sinh hóa máu theo nhóm chó ..............................60

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo da...................................................................................................3
Hình 2.2 Hình thái của Demodex canis ..................................................................10
Hình 2.3 Vòng đời của Demodex canis ..................................................................11
Hình 2.4 Hình thái của Sarcoptes scabei var canis ................................................12
Hình 2.5 Vòng đời của Sarcoptes scabei var canis ................................................13
Hình 2.6 Vị trí tuyến giáp .......................................................................................21
Hình 2.7 Chó bị béo phì ..........................................................................................25
Hình 2.8 Chó bị rụng lông ......................................................................................25
Hình 2.9 Chó tăng sắc tố da ....................................................................................25
Hình 2.10 Chó rụng lông đuôi ................................................................................25
Hình 3.1 Chó nhiễm Demodex cục bộ ....................................................................33
Hình 3.2 Chó nhiễm Demodex toàn thân ................................................................33
Hình 3.3 Chó nhiễm Sarcoptes ...............................................................................34
Hình 3.4 Chó nhiễm nấm ........................................................................................34

Hình 3.5 Chó thiểu năng thuyến giáp tăng sắc tố da ..............................................34
Hình 3.6 Chó rụng lông đuôi và lan dần ra hai bên hông .......................................34
Hình 3.7 Demodex xem tươi ở độ phóng đại 10x10 ...............................................35
Hình 3.8 Sarcoptes xem tươi ở độ phóng đại 10 x 10 ............................................36
Hình 3.9 Khuẩn lạc nấm sau 10 ngày nuôi cấy.......................................................36
Hình 4.1 Chó nhiễm Demodex cục bộ ....................................................................45
Hình 4.2 Chó nhiễm Demodex da ửng đỏ, rỉ dịch ..................................................46
Hình 4.3 Chó nhiễm nấm ........................................................................................46
Hình 4.4 Phần bụng của chó bệnh thiểu năng tuyến giáp tăng sắc tố da
nổi mụn đỏ ..............................................................................................................55
Hình 4.5 Chó bệnh thiểu năng tuyến giáp da ửng đỏ, rụng lông, lông xơ xác .......55
Hình 4.6 Chó bệnh thiểu năng tuyến giáp ửng đỏ, hơi dày lên ở mặt
và ngón chân ...........................................................................................................56
Hình 4.7 Chó rụng lông ở đuôi và tăng sắc tố mông ..............................................56

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tại nước ta hiện nay, số lượng chó được nuôi dưỡng tại các hộ gia đình
ngày càng gia tăng một cách đáng kể với sự xuất hiện của nhiều giống chó
ngoại được nhập về kết hợp với các giống chó ta, chó lai đã có sẵn. Song song
với sự phát triển ấy, các bệnh trên chó cũng ngày một gia tăng khiến các chủ
nuôi vô cùng lo lắng và khó chịu. Để đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng và chăm sóc
của chủ nuôi, ngành thú y Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu các
phương thức điều trị tốt hơn đối với các bệnh cũ và bước đầu tìm hiểu thêm
một số bệnh mới giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn, từ đó công tác
điều trị sẽ dễ dàng và mang lại hiệu quả cao hơn.

Một trong số các căn bệnh trên chó khiến chủ nuôi và cả bác sỹ thú y đều lo
lắng chính là các bệnh ngoài da trên chó. Tuy những căn bệnh này không gây
nguy hiểm đến tính mạng của chó nhưng khiến chó xấu xí, rụng lông khắp nhà,
đôi khi bốc mùi hôi thối…trong khi thời gian điều trị lại khá dài. Các công tác
nghiên cứu về bệnh trên da chó đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước nghiên cứu, trong đó bệnh da do thiểu năng tuyến giáp trên chó là một
trong những nguyên nhân cần được chú ý.
Xuất phát từ những nhu cầu trên cùng với sự đồng ý của bộ môn Bệnh lýKý sinh, được sự hướng dẫn của Phó giáo sư - Tiến sĩ Lâm Thị Thu Hương,
được sự giúp đỡ của Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm và Điều trị - Chi cục thú y
thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tỷ lệ bệnh da
và bệnh da do thiểu năng tuyến giáp trên chó đến khám và điều trị tại Chi
cục thú y thành phố Hồ Chí Minh”.

-1-


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá tình hình bệnh da trên chó tại 1 địa điểm khám và điều trị
thuộc Trạm Chẩn đoán, Xét nghiệm và Điều trị - Chi cục thú y thành phố Hồ
Chí Minh đồng thời cung cấp thêm thông tin về bệnh da do thiểu năng tuyến
giáp, góp phần vào việc chẩn đoán và điều trị.
1.2.2 Yêu cầu
-

Khảo sát tỷ lệ chó mắc bệnh ngoài da theo nhóm nguyên nhân.

-

Theo dõi những biểu hiện lâm sàng và biến đổi phi lâm sàng trên chó bị


bệnh da do thiểu năng tuyến giáp..

-2-


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Cấu tạo và chức năng của da
2.1.1 Cấu tạo da

Hình 2.1 Cấu tạo da
(Nguồn: phuongthaoherbal.com)
2.1.1.1 Biểu bì
Biểu bì là biểu mô lát kép hóa keratin (sừng) mạnh, bề dày của lớp này
thay đổi tuỳ nơi. Lớp này không có mạch máu, dinh dưỡng thực hiện nhờ sự
thẩm thấu từ các mao mạch ở bên dưới.
Lớp này có tác dụng: lót mặt ngoài và bảo vệ cơ thể nhờ sự sừng hoá,
chứa hắc tố bào là những tế bào tạo ra sắc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể đối với
những tia bức xạ và biểu bì không chứa mạch máu nên vi khuẩn không thể xâm
nhập vào cơ thể nếu vết thương chưa sâu đến lớp chân bì.

-3-


2.1.1.2 Chân bì
Chân bì là mô liên kết sợi vững chắc, có nhiều mạch máu và thần kinh.
Chân bì thường lồi lên biểu bì và tạo thành những nhú chân bì. Chân bì được
phân ra 3 lớp: lớp nhú, lớp bình diện và lớp dạng gân.
2.1.1.3 Hạ bì

Mô liên kết mỡ được ngăn thành nhiều thùy và tiểu thùy bởi những bó
sợi tạo keo. Trong hạ bì chứa những tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch và mạch
bạch huyết, dây thần kinh , đầu thần kinh trần và đầu thần kinh bọc như tiểu thể
Ruffini.
2.1.2 Sự tuần hoàn và hệ thống thần kinh của da
2.1.2.1 Mạch máu
Những động mạch hay tĩnh mạch của da nối với nhau thành lưới mạch
máu chạy song song với bề mặt của da. Chính nhờ cấu trúc này mà da đảm
nhận được nhiều chức năng. Hệ động mạch và tĩnh mạch sẽ tạo thành hai lưới
mạch: lưới nông và lưới sâu.
2.1.2.2 Mạch bạch huyết
Bắt đầu từ những mao mạch kín đầu nằm trong nhú chân bì sau đó đổ
vào lưới mao mạch bạch huyết dưới nhú đến tầng sâu của chân bì, nằm giữa hai
lưới mạch máu nông và sâu. Từ lưới này lại đổ vào tĩnh mạch bạch huyết rồi
xuyên qua hạ bì để đến tĩnh mạch bạch huyết dưới da.
2.1.2.3 Thần kinh
Những nhánh thần kinh của da có hai nguồn gốc: giao cảm và não tủy.
Chúng tạo thành đám rối nằm ở hạ bì và có hai loại: đám rối thần kinh có
myelin và đám rối thần kinh không có myelin.
2.1.3 Những tuyến phụ thuộc da
2.1.3.1 Tuyến bã
Tuyến bã là tuyến chế tiết ra chất làm mềm da và lông gọi là chất bã.
Tuyến này có ở khắp mặt da trừ đầu vú, da mũi, gan bàn chân và sừng móng…
Tuyến này thường nằm giữa chân lông và cơ dựng lông.

-4-


Hoạt động: chất bã của da chứa nhiều acid béo tự do, một ít cholesterin
và các ester của nó. Lúc mới tiết, chất bã lỏng sau đó cô đặc rất nhanh. Các sợi

đàn hồi ở bao liên kết luôn co rút nhẹ để đẩy sản phẩm ra bề mặt da.
2.1.3.2 Tuyến mồ hôi
Tuyến mồ hôi là những tuyến ống nằm sâu trong lớp chân bì.
Tuyến mồ hôi thường được chia thành ba đoạn: tiểu cầu mồ hôi là phần
chế tiết ra mồ hôi, ống bài xuất và đường mồ hôi.
Tuyến mồ hôi được chia làm hai loại tùy theo tính chất của chất tiết: loại
tiết dịch loãng không mùi thường có ở vùng ít lông hay không có lông và loại
tiết dịch đậm đặc phân bố trên toàn bộ mặt da có nhiều hạt protid có mùi riêng
biệt đối với từng loài, có khi với từng cá thể.
2.1.3.3 Tuyến sữa
Tuyến sữa là loại tuyến mồ hôi biến đổi để thích ứng với chức phận tạo
ra sữa. Tuyến này chỉ phát triển mạnh ở thú cái. Tuyến sữa là một khối tròn dẹt
nằm trong hạ bì, đẩy da phồng lên. Tùy loại thú mà vị trí và số lượng tuyến
thay đổi.
2.1.4 Lông
Lông là sự biến dạng của lớp biểu bì. Biểu bì chạy lồng vào lớp bì và
các tế bào của nó bị hoá sừng. Lông có hình trụ dài, cắm sâu vào trong da, gồm
có: thân lông và chân lông.
Thân lông trồi lên mặt da, cấu tạo gồm 3 lớp: tủy lông, vỏ lông và màng
vỏ lông.
Chân lông nằm sâu trong da, đó là vùng dinh dưỡng sinh trưởng của
lông. Ở một số gia súc còn có những lông mang tính chất xúc giác như lông ở
môi, mí mắt, mũi. Lông của gia súc thường được thay thường xuyên hoặc theo
mùa.
2.1.5 Chức năng sinh lý của da
Chức năng của da bao gồm:
Bảo vệ cơ thể tránh bị tổn thương bởi những yếu tố bên ngoài như các
tác nhân cơ học (cọ xát, đè nén…), các tác nhân hoá học, vi khuẩn, vi sinh vật
gây bệnh, tia tử ngoại…


-5-


Duy trì tính chất không đổi của môi trường bên trong cơ thể nhờ da có
tính không thấm nước và ngăn cản sự mất nước của cơ thể
Điều hoà thân nhiệt nhờ lớp mỡ dưới da
Da cung cấp những cảm giác về áp lực, nhiệt độ, đau, tiếp xúc do chứa
nhiều đầu thần kinh cảm giác
Tham gia quá trình trao đổi chất nhờ mạng lưới mao mạch và các tuyến
Tổng hợp 7-dehydrocholesterol để chuyển thành vitamin D3 bởi tia cực
tím từ mặt trời.
2.2 Các bệnh da thường gặp trên chó
2.2.1 Bệnh chảy mủ ngoài da
Do nhiễm trùng da trên một diện tích rộng hoặc ăn sâu xuống thịt, xung
quanh nơi da bị nhiễm trùng thường có mủ màu xanh hay trắng đục, bệnh
thường gặp ở chó con. Mủ thường thấy ở dưới cằm, môi, tai, mép, ở cạnh sườn
bụng, mủ ở quanh miệng thường chảy ra nhất là ở môi trong cạnh các răng
hàm. Đôi khi mép âm hộ của con vật cũng có mủ do những chó cái có tầm vóc
lớn, sinh sản nhiều thường mắc bệnh này.
2.2.2 Bì viêm
Bệnh do dị ứng hoặc có thể do trầy xước da, các tổn thương ở da gây
nên. Các nguyên nhân trên làm da sưng lên, rách hoặc phù, từ đó làm rỉ ra chất
nước nhờn. Chó trở nên ngứa rất khó chịu. Dị ứng ngoài da có thể làm da sưng
phù, nguyên nhân của bệnh thường do nơi ở, côn trùng hoặc do ve, bọ chét
cắn…
2.2.3 Sự tróc vảy ở da
Da tróc vảy dạng như gàu thường do viêm da làm tăng tiết chất bã nhờn,
rụng lông, da có vảy, nhờn và viêm. Lớp bì bên ngoài da bị dày lên bất thường,
bệnh này thường do thay đổi thứ phát của các bệnh khác.
2.2.4 Ngứa do nhiều nguyên nhân

Thường xảy ra trên những chó có cơ địa dị ứng hay nhạy cảm bất
thường, có thể tạo thành tình trạng mãn tính về ngứa nếu lặp lại nhiều lần.
Ngứa có thể do các nguyên nhân: tổn thương trên da hay sự nhiễm trùng. Da

-6-


chó tăng tính mẫn cảm đối với các tác nhân như chất hoá học, môi trường, thức
ăn, sự xâm nhập các ngoại ký sinh như ve và bọ chét…
2.2.5 Bệnh chàm da
Chàm da là chứng viêm da cấp tính ở biểu bì. Bệnh tiến triển từng đợt,
hay tái phát, rất phức tạp và dai dẳng. Đặc điểm của nó là nổi mẫn trên da
những mụn nước và mụn mủ, sau đó là hiện tượng da đóng vảy, dày lên. Ở chó
thường biểu hiện bệnh ở sống mũi, cổ và khuỷu chân, môi trên, mí mắt và xung
quanh tai. (Theo Phạm Ngọc Thạch, 2006, Bệnh nội khoa gia súc)
2.2.6 Rối loạn hormone
Các biến đổi trên da đựoc biểu thị đặc tính bởi sự đối xứng hai mặt, mát
lông và bất dưỡng lớp thượng bì.
Bội estrogen: da mất lông ở vùng hông và đối xứng hai mặt của chân,
cổ, móng, hông và đôi khi khắp cơ thể. Lông trở nên giòn, dễ nhổ hay chà cho
rụng và không được thay thế.
Trạng thái não thùy – nang thượng thận: biểu hiện qua lớp lông thô và
rụng lông. Bốn chân có các vùng không lông lan ra hông, mông. Lông thô và
khô, dễ nhổ và phủi đi. Cơ có thể giãn ra và yếu. Thú tiểu nhiều và tỷ trọng
nước tiểu thấp. (Theo NguyễnVăn Khanh, 2005, Thú y bệnh học chuyên khoa)
- Thiểu năng tuyến giáp trạng: tuyến giáp phân tiết kích tố không đủ dẫn

đến sự thiếu hụt hormone tuyến giáp trạng, làm cho sự chuyển hoá năng lượng
trong tế bào bị giảm tại hầu hết các mô trong cơ thể. Triệu chứng: chó bị rụng
lông có tính đối xứng ở đuôi, hai bên tai và dần lan ra bắp đùi, bụng và cổ,

vùng rụng lông có hiện tượng chai sần, sậm màu, da vùng mặt và trán dày lên,
có nhiều nếp gấp ở mí mắt, chó béo phì, lười vận động.
2.2.7 Viêm nang chân lông
Da dày lên, chai cứng và không có lông. Lớp bì nằm bên trên thường
loét do thú gặm hay cào. Có sự biến đổi hoại tử và viêm phần sâu của nang
chân lông.

-7-


2.2.8 Bệnh do rối loạn dinh dưỡng
- Thiếu acid béo: thường gặp trên chó chỉ nuôi bằng thức ăn khô bảo
quản kém, quá hạn. Những chó kém hấp thu ở ruột, suy tụy, suy gan.
Triệu chứng: lông khô, bạc màu, da dày có vảy nhẹ, lâu ngày da tiết bã
nhờn, mở đường cho viêm da có mủ thứ phát nhất là ở giữa các ngón chân.
- Thiếu đạm: tăng sừng hóa, tăng sắc tố lớp biểu bì đi đôi với màu lông
bị nhạt lại. Lông trở nên khô, dễ đứt và mọc chậm. Việc thay lông kéo dài. Các
biểu hiện này còn đi đôi với đóng vảy có thể đối xứng trên đầu, lưng, ngực,
bụng, chân.
- Thiếu hay thừa vitamin A: tăng sừng hoá bề mặt biểu mô, tăng chất
sừng ở các tuyến bã làm tắt đường dẫn và ngưng bài tiết. Có những nốt ửng đỏ,
lông bạc màu, dễ bị viêm nhiễm.
- Thiếu hay thừa vitamin E: dẫn đến tiết bã nhờn giống như bị Demodex.
- Thiếu vitamin nhóm B:
Thiếu Biotine: rụng lông vòng tròn quanh mặt và mắt, nặng hơn sẽ thấy
đóng vảy ở bất kỳ chỗ nào đi đôi với ngủ lịm, tiêu chảy, gầy
Thiếu vitamin B2: bã nhờn khô quanh mắt, bụng
Thiếu Niacine: loét, tiêu chảy, gầy, viêm da ngứa chi sau, bụng
- Thiếu đồng: khiếm khuyết trong tạo sắc tố, hoá sừng không tốt, nang
lông cũ và khô.

- Thiếu kẽm: da ửng đỏ, rụng lông, mưng mủ ở cằm, xung quanh miệng,
mắt, tai, âm hộ, bìu dái, bao quy đầu, vùng xung quanh hậu môn. Lông cũ, tiết
nhiều bã nhờn, vẩy dày ở cùi chỏ. Gan bàn chân có thể phát triển sừng hóa.
2.2.9 Nhiễm ve và bọ chét
2.2.9.1 Ve
Ve trên chó thường thấy nhất là Rhipicephalus sanguineus, có hình quả
lê và màu nâu đen. Ve thường bám trong và ngoài vành tai, vùng cổ, kẽ ngón
chân hoặc khắp cơ thể. Ve bám chặt vào da, cắn và hút máu ký chủ, làm chó
ngứa ngáy, khó chịu. Độc tố do ve tiết ra gây viêm da và ngứa. Nếu gãi thường
xuyên có thể gây ra nhiễm trùng thứ phát, áp xe hay loét.

-8-


2.2.9.2 Bọ chét
Các loài phổ biến: Ctenocephalides canis, Ctenocephalides felis ký sinh
trên chó mèo. Bọ chét hút máu gây ngứa, viêm da, rụng lông làm cho thú luôn
cào gãi.
2.2.10 Bệnh nấm da
Bệnh nấm da ở người và thú do 4 giống gây ra nhưng quan trọng nhất là
giống Trichophyton và Microsporum. Nấm da thích nghi đặc biệt với lớp biểu
bì, sừng và lông, chúng ưa keratin. Khi sống trên da động vật, chúng có đời
sống ký sinh. Trong cơ thể đời sống nấm da ngắn, không quá hai tháng nhưng
do sinh bào tử đốt nên tạo bệnh tích lây lan do hình thành khuẩn lạc mới. Do
vậy bệnh nấm rất dai dẳng, nếu không điều trị có thể kéo dài nhiều năm.
Khi bị nhiễm nấm, chó thường rụng lông dạng vòng tròn, da tróc vảy,
ngứa, đôi khi da có thể bị viêm. Hình dạng bệnh tích trên da rất đa dạng, những
nơi thường bị nhiễm là vùng đầu, chân, đùi và lưng.
2.2.11 Bệnh do Demodex
Demodex còn gọi là mò bao lông, ký sinh trong chân lông. Demodex

thường trú ngụ ở các vị trí như đầu, mặt, mõm, bốn chân…Triệu chứng dễ thấy
nhất là hiện tượng rụng lông quanh mắt còn gọi là chó đeo mắt kiếng. Nếu bị
nặng, nhiều vùng trên cơ thể bị rụng lông, biểu hiện lên toàn thân chó, da ửng
đỏ, rỉ dịch, huyết thanh và dễ dẫn đến nhiễm trùng thứ phát.
2.2.12 Bệnh do Sarcoptes
Triệu chứng là chó ngứa dữ dội, hay gãi hoặc cắn chỗ ngứa, rụng lông
từng đám, lúc đầu nhỏ về sau càng lan rộng, chỗ ngứa nổi mụn bằng đầu kim
hoặc da dày lên, nhăn nheo, hôi thối, thuờng thấy ở vùng mặt, mõm, vành tai.
2.3 Giới thiệu về Demodex, Sarcoptes và nấm da trên chó
2.3.1 Demodex canis
2.3.1.1 Phân loại học
Ngành:

Arthropoda

Lớp:

Arachnida

Bộ:

Acarina

Phân bộ:

Trombidiformes

-9-



Họ:

Demodicidae

Giống :

Demodex

Loài:

Demodex canis

2.3.1.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Demodex nhỏ, cơ thể hơi dài, kích thước 0,1 – 0,39 mm, không có lông.
Bốn đôi chân tiêu giảm rất ngắn. Đầu ngắn hình móng ngựa, gồm có palp (xúc
biện), chelicera (kìm). Palp có ba đốt, đốt cuối có 4 – 5 tơ hình que.

Hình 2.2. Hình thái của Demodex canis
(Nguồn: Lê Hữu Khương, 2008)
2.3.1.3 Vòng đời
Demodex ký sinh trong nang lông.
Trải qua bốn giai đoạn: trứng - ấu trùng – thiếu trùng – trưởng thành.
Chu trình này cần khoảng thời gian là 21 – 28 ngày. Giai đoạn ấu trùng
có ba đôi chân, giai đoạn thiếu trùng (gồm 2 giai đoạn protonymph và nymph)
và trưởng thành có bốn đôi chân. Mỗi chân có năm đốt.
Toàn bộ vòng đời của Demodex đều phát triển trên cơ thể chó, lúc đầu
Demodex có ở phần vỏ bọc của thân lông rồi sau đó chui xuống dưới đáy lông.

- 10 -



Con trưởng thành ký sinh
trong nang bao lông, tuyến
dưới da và tuyến mồ hôi của
Thiếu trùng lột xác
thành dạng trưởng
thành có 8 chân ở
trong nang bao lông và
ế

Trứng
trong nang
lông và các
Chó mẹ lây trực
tiếp sang chó con

Ấu trùng lột xác
thành thiếu trùng
có 8 chân

Trứng nở thành ấu
trùng có 6 chân

Hình 2.3 Vòng đời của Demodex canis
(Nguồn: />2.3.1.4 Triệu chứng
Chó nhiễm Demodex có hai dạng:
Dạng cục bộ: tổn thương phân bố từng vùng trên mặt, chân trước, chân
sau hoặc cả hai mí mắt, thường là ở thể nhẹ. Ở dạng cục bộ, một vài nơi trên cơ
thể chó da dày cộm hình tròn, màu đỏ sẫm
Dạng toàn thân: chó bị rụng lông ở nhiều vùng trên cơ thể như đầu, cổ,

bụng, chân và bàn chân, biểu hiện lên toàn thân chó, da đỏ, có nhiều dịch, rỉ
máu và huyết thanh, da sẫm màu, viêm da, rụng lông, da nhăn nheo và dày lên
ở vùng đầu, phần bên trong và phía sau cơ thể chó. Từ những vết viêm này sẽ
tạo ra vết nứt và rỉ dịch bên trong, lông rụng rất nhiều, cơ thể chó có mùi hôi
thối đặc trưng. Nếu không điều trị lâu ngày sẽ có máu mủ, mụn sưng mọng,
chất dịch đặc quánh màu vàng xám do các vi trùng làm mủ ngoài da kế phát
xâm nhập vào. Tại các vùng bệnh tích lúc này có các tổ chức chết cùng thể dịch
lâm ba tiết ra tạo thành các vảy khô cứng, dày cộm. Bệnh nặng làm chó rụng
hết lông, có thể có ổ mủ abcess, thường thấy ở những vùng da mỏng như vùng
bụng, nách và háng.

- 11 -


Triệu chứng điển hình của Demodex là rụng lông quanh mắt, hay còn
gọi là chó đeo mắt kính.
2.3.1.5 Điều trị
Dạng toàn thân điều trị ít có kết quả. Dạng cục bộ có thể trị khỏi khoảng
4 – 8 tuần. Chỉ 10 % dạng cục bộ phát triển thành dạng toàn thân.
Dùng Ivermectin chích dưới da liều 1 cc/ 10 kg mỗi tuần, vị trí tiêm
dưới da, dùng liên tục trong 6 tuần. Kết hợp với việc tắm bằng Amitraz cho kết
quả tốt.
2.3.2 Sarcoptes scabiei var canis
2.3.2.1 Phân loại học
Ngành:

Arthropoda

Lớp:


Arachnida

Bộ:

Acarina

Phân bộ:

Sarcoptiformes

Họ:

Sarcoptidae

Giống:

Sarcoptes

Loài:

Sarcoptes scabei var canis

2.3.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Cơ thể hình tròn hay bầu dục. Kích thước từ 0,2 – 0,5 mm. Trên mình
phủ nhiều lông tơ. Đầu giả (capitulum) hình nón. Mặt lưng có nhiều đường vân
song song, nhiều lông tơ. Bốn đôi chân ngắn nhú ra như búp măng. Mỗi chân
có năm đốt. Cuối bàn chân có giác tròn với ống cán dài và có nhiều lông tơ.

Hình 2.4 Hình thái của Sarcoptes scabei var canis
(Nguồn: Lê Hữu Khương, 2008)


- 12 -


×