Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRÊ PHÚ QUỐC (Clarias sp.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC CÁ TRÊ PHÚ QUỐC (Clarias sp.)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH TÂM
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 7/ 2010


MỘT SỐ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CÁ TRÊ PHÚ QUỐC (Clarias sp.)

Tác giả

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành Nuôi trồng thủy sản

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tư

Tháng 07 năm 2010
i



CẢM TẠ
Qua cuốn luận văn này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
– Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
– Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý thầy cô đã truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt thời gian học tại trường.
– Con xin cám ơn ba mẹ và gia đình đã luôn ủng hộ và động viên con trong thời
gian qua.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
– Thầy Nguyễn Văn Tư đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài.
– Thầy Trần Văn Minh đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu.
– Cô Đặng Thị Khánh Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến
ngư tỉnh Kiên Giang cùng các anh chị cán bộ kỹ thuật của trung tâm đã giúp đỡ chúng
tôi trong thời gian tiến hành đề tài.
– Cùng với cán bộ địa phương, người dân huyện đảo Phú Quốc
– Anh Phạm Gia Điệp và bạn Phan Văn Lượng cùng toàn thể các anh chị, các
bạn trong và ngoài lớp DH06NT đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian
qua.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và kiến thức còn hạn chế nên không tránh
khỏi những sai sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
quý thầy cô, các anh chị và các bạn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Một số nghiên cứu bước đầu về đặc điểm sinh học cá trê Phú Quốc
(Clarias sp.)” được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2010 tại trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài được thực hiện với các nghiên cứu về đặc
điểm sinh học của cá trê Phú Quốc. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thu được

kết quả như sau:
Cá trê Phú Quốc có thân thon dài, cá sống có màu nâu, đậm ở phần lưng và trên
các vây lẻ (vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn), nhạt hơn ở phần bụng. Cá có 4 đôi
râu, trên đường bên có 15 – 17 hàng đứng, mỗi hàng có 2 – 5 điểm trắng nhỏ hiện
diện, và một dãy không đều các điểm màu trắng lớn hơn chạy dọc theo thân cá và phía
dưới đường bên.
Cá trê Phú Quốc có 84 – 103 tia vây lưng, 74 – 92 tia vây hậu môn, 6 tia vây
bụng. Vây ngực có 1 gai nhỏ và 8 tia vây. Gai vây ngực có 19 – 25 gờ nhỏ ở cạnh
trước và nhẵn ở cạnh sau. Cuống đuôi ngắn. Vây đuôi tròn. Vây lưng, vây đuôi và vây
hậu môn không dính liền nhau.
Cá trê Phú Quốc có 5 đôi cung mang, cung mang thứ nhất có 17 – 20 lược
mang. Ngoài ra, cá cũng có cơ quan hô hấp phụ là hoa khế.
Cá trê Phú Quốc có dạ dày rất phát triển và ruột ngắn, là điển hình của những
loài ăn động vật với tỷ lệ Li/Lo là 0,61 ± 0,11. Thức ăn là cá chiếm tỷ lệ khá cao trong
dạ dày (88,33%) nên có thể dự đoán đây là loại thức ăn ưa thích của cá trê Phú Quốc.
Phương trình tương quan chiều dài và trọng lượng của cá: W = 0,0037 L3,0747
với hệ số R2 = 0,9833 đã thể hiện mối tương quan khá chặt chẽ (L = 8,8 – 46,0 cm; P
= 2,6 – 420 g).
Cá trê Phú Quốc có một số đặc điểm sinh học rất khác biệt so với các loài cá trê
đã được nghiên cứu và đây là một loài mới chưa được định danh của giống Clarias.

iii


ABSTRACT
“Preliminary study of biological characteristics of Phu Quoc Clarias catfish
(Clarias sp.)” was carried out from January to July, 2010. Fish samples were collected
from Phu Quoc Insland of Kien Giang Province and examined at the Fisheries Faculty,
Nong Lam University, Ho Chi Minh City.
The body of the fish is anguilliform and cylindrical. Dorsal and lateral surfaces

of head and body of the fish are dark gray, fading to pale gray on ventral surfaces.
There are fifteen to seventeen vertical rows of two to five white spots, subtended
ventrally by two irregular rows of white spots running below lateral line.
Long dorsal fin with 84 – 103 rays covered by thick layer of skin. Long anal fin
with 74 – 92 rays. Pelvic fin with 6 rays. Pectoral fin with small spine, sharply pointed
at tip, and 8 rays. Caudal peduncle short. Caudal fin rounded. Dorsal fin, caudal fin
and anal fin are not confluent.
They have five branchial arches, the first branchial arch with 17 – 20 gill rakers.
The fish possesses a big stomach and short intestine with Li/Lo ratio of 0.61.
Feeding prey of the fish is mainly small fish (account for 88,33% in stomach).
The relationship between of body length and weight is expressed by following
formula: W = 0.0037 L3,0747 with R2 = 0.9833.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii


Abstract

iv

Mục lục

v

Danh sách các hình

vii

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các biểu đồ

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt Vấn Đề

1


1.2

Mục Tiêu Đề Tài

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Giới Thiệu Sơ Lược Về Vườn Quốc Gia Phú Quốc

3

2.1.1

Lịch sử hình thành

3

2.1.2

Vị trí địa lý

4

2.1.3


Vai trò

4

2.1.4

Đa dạng sinh học

4

2.2

Giới Thiệu Họ Cá Trê Clariidae

5

2.3

Đặc Điểm Sinh Học Một Số Loài Cá Trê

6

2.3.1

Cá trê đen (C. fuscus)

6

2.3.2


Cá trê trắng (C. batrachus)

7

2.3.3

Cá trê vàng (C. macrocephalus)

8

2.3.4

Cá trê phi (C. gariepinus)

9

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12

3.1

Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện

12

3.2

Vật Liệu Phục Vụ Công Tác Nghiên Cứu


12

3.3

Phương Pháp Nghiên Cứu

13

3.3.1

Khảo sát đặc điểm hình thái và định danh cá

14

v


3.3.2

Khảo sát đặc điểm dinh dưỡng

16

3.3.2.1 Cơ quan bắt mồi và cơ quan tiêu hóa

16

3.3.2.2 Tính ăn của cá

16


3.3.2.3 Chỉ số độ no

17

3.3.3

Khảo sát đặc điểm sinh trưởng

17

3.3.4

Khảo sát đặc điểm sinh học sinh sản

18

3.3.4.1 Tuổi và kích thước thành thục sinh dục

18

3.3.4.2 Khảo sát mùa vụ sinh sản

18

3.3.5

19

Phương pháp xử lý số liệu


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

4.1

Định Danh Và Khảo Sát Môi Trường Sống

19

4.1.1

Mô tả hình thái và màu sắc

19

4.1.2

Các chỉ tiêu hình thái và định danh cá

24

4.1.3

Môi trường sống

30

4.1.4


Hoạt động khai thác và tiêu thụ

36

4.2

Đặc Điểm Sinh Học Cá Trê Phú Quốc

39

4.2.1

Cơ quan hô hấp

39

4.2.2

Đặc điểm dinh dưỡng

41

4.2.2.1 Hệ thống tiêu hóa

41

4.2.2.2 Thức ăn

45


4.2.2.3 Chỉ số độ no

47

4.2.3

Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng

48

4.2.4

Đặc điểm sinh học sinh sản

49

4.2.4.1 Xác định giới tính

49

4.2.4.2 Khảo sát mùa vụ sinh sản

50

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

52

5.1


Kết Luận

52

5.2

Đề Nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

PHỤ LỤC
vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 3.1: Bản đồ Phú Quốc và các vị trí thu mẫu

13

Hình 3.2: Hình minh họa một số chỉ tiêu đo trên C. gariepinus


14

Hình 3.3: Hình minh họa chỉ tiêu đo phiến răng trên cá trê

15

Hình 4.1: Hình dạng ngoài của cá trê Phú Quốc

19

Hình 4.2: Hình dạng chẩm của (a) C. nigricans; (b) C. nieuhofii
và (c) cá trê Phú Quốc

20

Hình 4.3: Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn tách rời nhau

21

Hình 4.4: Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn của cá dính liền nhau

21

Hình 4.5: Hình dạng gai ngực của (a) C. nigricans; (b) C. nieuhofii
và (c) Cá trê Phú Quốc

22

Hình 4.6: Các đốm trắng đứng trên thân ở (a) cá trê Phú Quốc
và (b) C. nieuhofii


24

Hình 4.7: Môi trường sống của cá bị thu hẹp vào suối và bưng trong rừng

31

Hình 4.8: Nước suối có màu nâu nhưng trong, có thể nhìn thấy đáy

31

Hình 4.9: Một dòng suối trong rừng đã khô cạn

32

Hình 4.10: Nơi ở của cá chỉ là một vũng nước rất nhỏ vào mùa khô

33

Hình 4.11: Môi trường sống của cá được mở rộng hơn khi bắt đầu mùa mưa

34

Hình 4.12: Nơi ở của cá mở rộng vào mùa mưa

35

Hình 4.13: Môi trường sống của cá bị thu hẹp vào các suối cuối mùa mưa

36


Hình 4.14: Lợp dùng để bắt cá

37

Hình 4.15: Mồi dùng để đặt lợp

37

Hình 4.16: Vị trí đặt lợp vào mùa mưa

38

Hình 4.17: Vị trí đặt lợp vào mùa khô

38

Hình 4.18: Cá nuôi tại một hộ dân ở đảo

39

Hình 4.19: Cơ quan hoa khế của cá trê Phú Quốc

40

Hình 4.20: Hình dạng phiến răng lá mía và phiến răng tiền hàm

42

Hình 4.21: Cung mang thứ nhất của cá trê Phú Quốc


43

Hình 4.22: Ống tiêu hóa của cá trê Phú Quốc

43

vii


Hình 4.23: Thức ăn của cá trê Phú Quốc là (a) cá và (b) giáp xác

45

Hình 4.24: Phân biệt đực, cái ở cá trê Phú Quốc với (a) cá đực và (b) cá cái

50

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: So sánh các đặc điểm khác nhau của ba loài C. fuscus, C. batrachus
và C. gariepinus

11


Bảng 4.1: So sánh số tia vây của cá trê Phú Quốc với một số loài cá trê khác

23

Bảng 4.2: So sánh một số điểm khác nhau về chỉ tiêu hình thái giữa cá trê
Phú Quốc với C. nieuhofii, C. pseudonieuhofii và C. nigricans

25

Bảng 4.3: Tỷ lệ Li/Lo của cá trê Phú Quốc

44

Bảng 4.4: Loại thức ăn và tỷ lệ bắt gặp trong dạ dày cá trê Phú Quốc

46

Bảng 4.5: Chỉ số độ no các cấp ở cá trê Phú Quốc

47

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang


Biểu đồ 4.1: Tần số xuất hiện các loại thức ăn trong dạ dày

46

Biểu đồ 4.2: Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá trê Phú Quốc

48

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Hiện nay, ngành thủy sản đã và đang có vị trí quan trọng, đặc biệt là trong vấn đề
an ninh lương thực trên toàn thế giới. Cá là một trong những nguồn lợi thủy sản đã
được biết đến và nghiên cứu từ rất lâu với trên 30.000 loài đã được định danh. Cho đến
nay, các nhà khoa học đã phát hiện được thêm khoảng 600 loài mới và còn rất nhiều
loài vẫn chưa được tìm thấy.
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về các loài cá cũng chỉ mới bắt đầu từ năm
1954 đến nay và sau năm 1975 đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố với
thành phần các loài cá biển và cá nước ngọt rất đa dạng và phong phú. Tổng số loài
sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong đó cá có 2.458 loài với
khoảng 130 loài có giá trị kinh tế (Viện Nghiên cứu Hải sản, 2006). Lãnh thổ nước ta
có bờ biển dài 3.260 km với nhiều khu hệ sinh thái thủy vực đa dạng đã góp phần tạo
nên sự phong phú về số lượng cũng như thành phần loài của các loài cá.
Trong nhiều năm qua, việc suy giảm đa dạng sinh học đang là mối lo chung của
nhân loại. Bên cạnh việc bảo vệ các nguồn lợi thủy sản trước áp lực về dân số cũng
như những tác động xấu của môi trường thì ngành thủy sản đã tiến hành những hoạt
động nghiên cứu và phát hiện thêm nhiều loài mới. Do đó, để ngành thủy sản nước ta

phát triển bền vững thì ngoài việc tìm hiểu các đặc điểm sinh học để tiến hành quản lý,
bảo vệ nguồn lợi cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm đa dạng hóa mô hình
nuôi và đối tượng nuôi bên cạnh các loài cá đã thuần hóa.
Từ lâu, người dân ở đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã phát hiện và đang khai
thác từ tự nhiên một loài cá trê mà họ gọi là “cá chình Phú Quốc” với hình dáng thon
1


dài và phẩm chất thịt rất ngon. Loài cá này có thể phân biệt với loài cá trê đã được mô
tả trong các tài liệu “Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của Mai
Đình Yên (1978), “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” của Mai Đình Yên và ctv.
(1992), “Định loại cá nước ngọt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” của Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), “Fishes of the Cambodian Mekong” của
Rainboth (1996) và “Field guide to fishes of the Mekong delta” của Chavalit (2008).
Theo một số nghiên cứu về các loài cá nước ngọt Phú Quốc cho rằng loài cá này là C.
nieuhofii – tên tiếng Việt là cá trê đuôi vẹo niêu (Nguyễn Thị Thu Hè, 2003). Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào trên đối tượng này ở trong
nước. Nhằm tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của loài cá mới này, đồng thời tiến
hành khảo sát về đặc điểm môi trường sống của cá trong Vườn quốc gia Phú Quốc.
Với những lý do trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản – Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài “Một số nghiên cứu bước đầu
về đặc điểm sinh học cá trê Phú Quốc (Clarias sp.)”. Đề tài được thực hiện và hoàn
thành từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2010.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
– Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và tìm hiểu môi trường sống của cá trê Phú
Quốc ngoài tự nhiên.
– Dựa trên các kết quả nghiên cứu để xác định đây là loài mới so với các loài cá
trê đã được định danh trước đây.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Vườn Quốc Gia Phú Quốc
2.1.1 Lịch sử hình thành
Đảo Phú Quốc có diện tích 56.200 ha, là hòn đảo lớn nhất trong cả quần đảo
gồm 14 đảo nhỏ. Đảo Phú Quốc nằm trong khu vực Vịnh Thái Lan, cách vùng đất liền
của Việt Nam khoảng 40 km về phía tây.
Năm 1986, Phú Quốc được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích
5.000 ha (Bộ NN&PTNT, 1997) với mục tiêu bảo tồn khu rừng còn lại trên đảo với sự
phong phú các loài cây họ Dầu như Sao (Hopea sp.) (Cao Văn Sung, 1995). Khu bảo
tồn thiên nhiên Phú Quốc đã được thành lập và hoạt động trong suốt thời kỳ 1986 –
1992 (Anon, 1998). Ngày 3/4/1996, UBND tỉnh Kiên Giang ra Quyết định về việc sát
nhập hai Khu rừng phòng hộ đầu nguồn và Khu bảo tồn thiên nhiên. Trong đó, Khu
bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc có diện tích là 14.957 ha và Khu phòng hộ đầu nguồn có
diện tích là 35.873 ha (Anon, 1998).
Theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
08/06/2001 về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc thành Vườn quốc
gia Phú Quốc, khu vực này được mở rộng bao gồm cả một phần của rừng phòng hộ
đầu nguồn Phú Quốc. Do đó, tổng diện tích Vườn quốc gia Phú Quốc là 31.422 ha,
trong đó, bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 8.786 ha, phân khu phục hồi sinh
thái 22.603 ha và phân khu hành chính, dịch vụ là 33 ha.
Ngày 17/01/2002, UBND tỉnh Kiên Giang đã ra Quyết định số 01/2002/QĐ-UB
thành lập Vườn quốc gia Phú Quốc.

3



2.1.2 Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Phú Quốc nằm ở phía đông bắc đảo, ranh giới phía bắc và đông
chạy dọc theo bờ biển. Vườn quốc gia Phú Quốc trải dài từ 10°12' đến 10°27' vĩ Bắc
và từ 103°50' đến 104°04' kinh Đông, nằm trên địa phận các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm,
Cửa Cạn và một phần các xã Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ, và thị trấn Dương
Đông thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Vườn quốc gia Phú Quốc có địa hình đồi núi, độ dốc không lớn. Điểm cao nhất
là núi Chúa cao 603 m. Đây là nơi tập trung nhiều suối, nhưng chủ yếu chỉ có nước
theo mùa. Chỉ có một con sông khá lớn trên đảo là rạch Cửa Cạn, chảy về phía nam
của Vườn quốc gia và đổ ra bờ biển phía tây của đảo.
2.1.3 Vai trò
Vườn quốc gia Phú Quốc được thành lập nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt
đới hải đảo, nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng
tự nhiên, độc đáo cũng như duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng để
đảm bảo chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, phát triển bền vững kinh tế, xã hội của
huyện Phú Quốc. Ngoài ra, việc thành lập Vườn quốc gia cũng góp phần củng cố an
ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh cho tuyến phòng thủ tây nam Việt Nam.
2.1.4 Đa dạng sinh học
Hiện nay có ít thông tin về khu hệ động vật đảo Phú Quốc. Thảm thực vật nơi
đây là rừng thường xanh trên địa hình đồi núi thấp. Vườn quốc gia Phú Quốc có đến
12.794 ha rừng, trên các đai cao rừng có độ che phủ cao, còn ở các đai thấp rừng bị
suy thoái nhiều, chiếm ưu thế là các cây họ đậu (Fabaceae). Đến nay, các nhà nghiên
cứu đã thống kê được 929 loài thực vật trên đảo.
Rừng có nhiều hệ sinh thái quý hiếm như: rừng cây gỗ lớn họ dầu, rừng tràm tập
trung, rừng tràm rải rác xen lẫn đồng cỏ tranh, rừng tái sinh sau nương rẫy. Theo các
tài liệu nghiên cứu, hiện Vườn quốc gia Phú Quốc có khoảng 503 loài thực vật và 150
loài động vật. Năm 2007, Vườn Quốc gia Phú Quốc phát hiện thêm hai loài lan mới là
nhẵn diệp và kiều lan lưỡi phiếm đơn – đây là một trong những loài lan hiếm trên thế
giới.
4



Phần biển Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, các rặng san hô bắt gặp ở quanh
các đảo nằm ở phía nam, chiếm đến 41% diện tích. Khu hệ cá trong các rặng san hô rất
phong phú, các loài họ cá mú (Serranidae), họ cá bướm (Chaetodontidae) và nhiều loài
có giá trị kinh tế khác. Các nhà khoa học đã thống kê được 89 loài san hô cứng, 19 loài
san hô mềm, 125 loài cá ở rặng san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài
rong biển, trong đó nhiều loài quan trọng như trai tai tượng (Tridacna squamosa) và ốc
đụn cái (Trochus nilotichus).
Ngoài ra, với cảnh quan đẹp và hoang sơ, Vườn quốc gia Phú Quốc hiện đang là
điểm thu hút du khách đến hòn đảo này. Tuy nhiên, tiềm năng du lịch của Vườn quốc
gia Phú Quốc và vùng biển xung quanh vẫn chưa thực sự được nhận thức một cách
đầy đủ.
2.2 Giới Thiệu Họ Cá Trê (Clariidae)
Họ cá trê (Clariidae) là một trong những họ cá lớn trên thế giới. Ngày nay, các
nhà khoa học đã định danh được 16 giống với 113 loài khác nhau (Ferraris, 2007).
Trong đó, giống cá trê (Clarias) có thành phần loài đa dạng với 56 loài (Ferraris,
2007) hầu hết đều phân bố trong tự nhiên ở Châu Phi và Châu Á. Một số nghiên cứu
gần đây như của Lim và Ng (1999), Teugels và ctv. (2001), Sudarto và ctv. (2003) và
Ng (2004) đã cho thấy sự đa dạng và phong phú về thành phần loài cá trê ở Châu Á,
đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, vẫn còn nhiều loài cá trê mới đang tiếp
tục được tìm thấy trong một số kết quả nghiên cứu gần đây của Ng và Kottelat (2008).
Hiện nay, có 18 loài cá trê ở Châu Á đã được định danh bao gồm: Clarias
batrachus (Linnaeus, 1758), C. fuscus (La Cepède, 1803), C. nieuhofii (Valenciennes,
1840), C. meladerma (Bleeker, 1846), C. leiacanthus (Bleeker, 1851), C.
macrocephalus (Gunther, 1864), C. olivaceus (Fowler, 1904), C. batu (Lim và Ng,
1999), C. anfractus (Ng, 1999), C. planiceps (Ng, 1999), C. microstomus (Ng, 2001),
C. intermedius (Teugels, Pouyaud và Sudarto, 2001), C. insolitus (Ng, 2003), C.
nigricans (Ng, 2003), C. kapuasensis (Sudarto, Teugels và Pouyaud, 2003), C.
pseudoleiacanthus (Sudarto, Teugels và Pouyaud, 2003), C. sulcatus (Ng, 2004), C.

pseudonieuhofii (Sudarto, Teugels và Pouyaud, 2004). Nhìn chung, các loài này được
phân thành hai nhóm loài khác nhau dựa vào hình thái cơ thể của chúng. Trong đó,
5


những loài có thân thon dài hơn được xếp vào nhóm gần giống với C. nieuhofii
(Sudarto và ctv, 2003). Những loài có hình thái gần giống với C. nieuhofii hiện nay
bao gồm ba loài: C. nieuhofii (Valenciennes, 1840), C. nigricans (Ng, 2003) và C.
pseudonieuhofii (Sudarto, Teugels và Pouyaud, 2004).
Theo Mai Đình Yên và ctv. (1992), cá trê có thân dài, dẹp ngang dần về phía
đuôi. Đầu dẹp đứng. Miệng rộng, răng lá mía kết thành dải hình lưỡi liềm. Có bốn đôi
râu. Không có vây mỡ. Vây đuôi tròn. Vây lưng dài, không có vây cứng và không liền
với vây đuôi. Vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Cá sống ở nước ngọt,
chủ yếu ở ao, hồ, ruộng, lạch,…
Cá trê là loài có khả năng chịu đựng cao do có cơ quan hoa khế nên cá có khả
năng thích hợp được với nhiều loại hình nuôi như: ao tù, mương rãnh và có thể nuôi ở
nơi có hàm lượng oxy thấp.
Đây là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên, cá trê ăn côn
trùng, giun, ốc, cua, tôm, cá,… hoặc có thể cho cá ăn các phụ phẩm của trại chăn nuôi,
các nhà máy chế biến thực phẩm,… (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2002).
Về mặt phân loại cá trê có một giống: giống cá trê Clarias Scopoli 1977. Theo
tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong nước thì ở Việt Nam có 3 loài cá trê là cá trê
đen (C. fuscus) phân bố chủ yếu ở miền Bắc (Mai Đình Yên, 1978), cá trê trắng (C.
batrachus) và cá trê vàng (C. macrocephalus) phân bố chủ yếu ở miền Nam (Mai Đình
Yên và ctv., 1992; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Vào những năm
1970 của thế kỷ 20, Việt Nam đã nhập nội loài cá trê phi (C. gariepinus). Hiện nay,
nước ta đã thành công trong việc sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê lai (C.
gariepinus X C. macrocephalus). Việc nuôi cá trê lai đã góp phần cải thiện đời sống
của người nuôi cá và tạo ra nguồn thực phẩm thủy sản quan trọng cho xã hội.
2.3 Đặc Điểm Sinh Học Một Số Loài Cá Trê

2.3.1 Cá trê đen (Clarias fuscus)
Về hình thái: theo Mai Đình Yên (1978), cá trê đen có đầu dẹp bằng, thân và
đuôi dẹp bên. Có 4 đôi râu dài lớn. Mõm cá tù. Miệng rộng, hướng ra phía trước, hai
hàm đều có răng sắc nhọn. Mắt cá bé ở hai bên đầu. Khoảng cách hai ổ mắt rộng. Hai
lỗ mũi trước sau cách nhau khá xa. Dọc giữa đầu có một đến hai rãnh cạn. Khe mang
6


mở ra ở mặt dưới của đầu. Vây lưng dài, tia vây nhiều, gắn liền với vây đuôi. Vây đuôi
tròn, bé. Vây bụng bé, số tia vây ít. Vây ngực có một gai cứng, cả hai mặt đều có răng
cưa. Tia vây chưa đạt tới vây bụng. Vây bụng kéo dài về sau, quá khởi điểm vây hậu
môn. Đường bên rất rõ.
Về màu sắc: cá có màu đen hay màu nâu đen, bụng xám (màu cá khá thay đổi).
Về phân bố: cá trê đen là loài cá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Chúng
sống nhiều ở hồ, ao, ruộng, những nơi nhiều bùn nước tĩnh, thiếu ánh sáng. Mùa cá đẻ
ở miền Bắc chủ yếu vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9, điều kiện nhiệt độ 25 – 30°C. Cỡ
cá 15 cm có 2.000 trứng, cỡ 17 – 25 cm có 7.600 trứng, cỡ 31 cm có 21.000 trứng.
Đường kính trứng 1,4 mm (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2002).
Về sinh trưởng: cá lớn 3 tuổi thân dài 31 cm, nặng 300 g. Con lớn nhất ở Trung
Quốc dài 47,8 cm, nặng 938 g.
Cá hoạt động chủ yếu vào ban đêm, lúc đi kiếm ăn nó thường phát ra tiếng kêu
“kèn kẹt”, cá thường sống thành đàn lớn, hay phá bờ, khoét lỗ (Ngô Trọng Lư và Lê
Đăng Khuyến, 2002).
2.3.2 Cá trê trắng (C. batrachus)
Về hình thái: theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), đầu rộng,
dẹp bằng, da đầu ở sọ mỏng, xương sọ lộ hẳn ra ngoài. Miệng cận dưới, khe miệng
thẳng, nằm ngang, không co duỗi được, răng hàm nhỏ, mịn. Có 4 đôi râu: một đôi râu
mũi, một đôi râu mép và hai đôi râu cằm dưới. Râu mép và râu hàm dưới kéo dài đến
gốc vây ngực, râu mũi kéo dài đến bờ sau nắp mang. Mắt nhỏ nằm lệch về mặt lưng
của đầu và gần chóp mõm hơn điểm cuối nắp mang. Đầu có hai lỗ thóp, lỗ trước nằm

ngay sau đường thẳng nối hai mắt và lỗ sau nằm phía trước gốc mấu xương chẩm. Gốc
mấu xương chẩm có dạng tam giác, chiều rộng của gốc tương đương với hai lần chiều
cao. Lỗ mang hẹp, hoàn toàn nằm ở mặt bụng của đầu, xương nắp mang kém phát
triển.
Thân dài, phần sau dẹp bên, mỏng. Cuống đuôi rất dẹp bên và rất ngắn. Đường
bên hoàn toàn nằm trên trục ngang giữa thân và vây kéo dài từ mép trên lỗ mang đến
điểm giữa gốc vây đuôi, cơ ở hai gốc vây này phát triển và phủ tới ngọn các tia vây.
7


Các vây ngực to khỏe, cả hai mặt đều có răng cưa hướng xuống gốc, gai ở mặt sau
phát triển hơn mặt trước. Vây đuôi tròn không chẻ hai.
Ngoài ra, theo mô tả của Mai Đình Yên và ctv. (1992), cá trê trắng có vây lưng
và vây hậu môn không nối liền với vây đuôi, khi chết cá màu trắng nhạt. Có thể chịu
được nước phèn.
Về màu sắc: mặt lưng của đầu và thân có màu xám nhạt và lợt dần xuống mặt
bụng. Vây hậu môn, vây lưng có màu xám. Vây bụng màu trắng. Có thể có một số
chấm trắng rải rác trên thân.
Về phân bố: cá có kích thước nhỏ, tối đa chỉ 40 cm. Phân bố khá rộng rãi ở các
thủy vực nước ngọt ở miền Nam. Thường tập trung cao trong các ao hồ, đầm đìa và
mương rạch nhỏ. Là loài cá có giá trị kinh tế cao (Mai Đình Yên và ctv., 1992).
Cá phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanka, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia,
Philippine và Đồng bằng sông Cửu Long nước ta.
Về sinh trưởng: thân thường dài 25 – 45 cm, nặng 150 – 500 g. Cỡ cá 2 tuổi thân
dài 30 cm, nặng 300 g có 40.000 trứng, cỡ cá 210 g có 11.616 trứng (Ngô Trọng Lư và
Lê Đăng Khuyến, 2002).
2.3.3 Cá trê vàng (C. macrocephalus)
Về hình thái: theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê vàng
có đầu rộng, dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng. Miệng cận
dưới, không co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn,

cứng chắc. Có 4 đôi râu khá phát triển: một đôi râu mũi, một đôi râu mép và hai đôi
râu cằm dưới, râu mép to và dài hơn các râu khác. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu
và gần chót mõm hơn điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có hai lỗ
thóp, một lỗ nằm phía sau đường ngang nối hai mắt, còn hai lỗ kia nằm phía trước gốc
mấu xương chẩm. Mấu xương chẩm tròn, chiều rộng gốc mấu xương chẩm tương
đương 3 – 5 lần chiều cao của nó. Lỗ mang hẹp, nằm ở mặt bụng của đầu, xương nắp
mang kém phát triển.
Thân dài, phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Đường
bên hoàn toàn chạy từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vây đuôi,
phần trước lệch xuống mặt bụng và phần sau nằm trên trục giữa của thân. Vây hậu
8


môn rất dài, phần cuối gần chạm gốc vây đuôi. Cơ gốc vây phát triển, phủ lên gần tới
ngọn các tia vây. Gai vây ngực cứng, nhọn, cả hai đều có răng cưa hướng xuống gốc,
xương đai vây ngực lộ hẳn ra ngoài. Vây đuôi tròn không chẻ hai.
Về màu sắc: mặt lưng của thân và đầu đều có màu xám đến nâu đen và nhạt dần
xuống mặt bụng. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có
khoảng 10 hàng chấm nhỏ màu trắng nằm vắt ngang thân. Ngoài ra, các vây của cá có
màu đen, điểm các đốm thẫm (Mai Đình Yên và ctv., 1992).
Về phân bố: thường có miền Nam nước ta, phân bố ở Philippine, Thái Lan, Lào,
Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam.
Theo Mai Đình Yên và ctv. (1992), cá có kích thước nhỏ, thường gặp cỡ 20 – 30
cm. Thịt ngon, sản lượng nhiều, có giá trị kinh tế cao. Cá phân bố khá rộng trong hầu
hết các thủy vực nước ngọt, chủ yếu sống ở các ao, hồ, mương rạch, đầm,… còn ít gặp
trong các sông lớn.
Về sinh trưởng: Cỡ cá lớn 1 tuổi thân dài 20,5 cm, nặng 70 g. Cỡ cá lớn 2 tuổi,
thân dài 35 cm, nặng 250 g. Cỡ cá lớn nhất đợt điều tra ở miền Nam nước ta dài 45
cm, nặng 495 g. Thân cá dài 37 cm có 35.770 trứng. Thân cá dài 19 cm, có 10.640
trứng. Cá ăn giun, sâu bọ, tôm tép, thịt đã thối rữa,… Nuôi cho ăn thức ăn động vật.

Năng suất đạt 450 – 900 kg/ha (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2002).
2.2.4 Cá trê phi (C. gariepinus)
Về hình thái: Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê phi có râu
mũi dài đến tận gốc vây lưng, có 4 đôi râu. Mấu xương chẩm có dạng tam giác, chiều
rộng mấu xương chẩm tương đương với chiểu cao của nó. Các xương hai bên mấu
xương chẩm kéo dài ra phía sau làm cho mép sau của xương sọ có dạng chữ M trong
khi ở hai loài cá trê vàng (C. macrocephalus) và cá trê trắng (C. batrachus) thì các
xương hai bên xương chẩm trên không phát triển.
Về màu sắc: có thể phân biệt được với gốc vây đuôi có một gạch màu trắng nằm
vắt ngang.
Về phân bố: sống ở hạ lưu các sông đầm, hồ, lớn ở Châu Phi. Đến mùa mưa
ngược lên thượng lưu các vùng ngập nước ven sông để sinh đẻ. Cá phân bố ở sông
Nin, Công Gô, Ai Cập, Châu Phi.
9


Về sinh trưởng: cá có tốc độ lớn nhanh, 6 tháng bình quân đạt 1 kg/con, cơ thể
to, sản lượng cao. Thân thường dài 35 – 50 cm, nặng 250 – 2.500 g. Có con 2 tuổi lớn
nhất đạt 4.300 g với thân dài 64 cm.
Cá đẻ trong năm, nuôi 3 tháng có thể đạt thương phẩm, thịt mềm. Đang được
nuôi ở Châu Phi, Tây Âu (Hà Lan), ở Trung Quốc nuôi đạt 20 – 40 kg/m2.
Cá trê phi đã nhập vào miền Nam nước ta từ năm 1975 và đến năm 1980 đem ra
nuôi ở miền Bắc. Dựa vào các đặc tính trên đây của các loài cá trê từ 1983, người ta đã
tiến hành lai tạo giữa cá trê phi đực với cá trê vàng cái tạo ra loài cá trê lai lớn nhanh,
thịt ngon có màu sắc hấp dẫn, có thể nuôi 2 – 3 vụ trong 1 năm.
Năm 1984, Trung Quốc lai cá phi đực với cá trê đen cái để có con lai thịt khá
ngon, nuôi 3 – 4 tháng có thể nặng 0,25 – 0,5 kg, con lớn 0,75 kg (Ngô Trọng Lư và
Lê Đăng Khuyến, 2002).
Do đó, để phân biệt cá trê phi với các loài cá trê bản địa, Ngô Trọng Lư và Lê
Đăng Khuyến (2002) đã nêu một số điểm khác nhau giữa ba loài C. gariepinus, C.

batrachus và C. fuscus được trình bày ở Bảng 2.1

10


Bảng 2.1 So sánh các đặc điểm khác nhau của 3 loài cá trê đen (C. fuscus), cá trê trắng
(C. batrachus) và cá trê phi (C. gariepinus)
Giống loài

Trê đen

Trê trắng

Trê phi

Thân dài/ đầu dài (cm)

3,8/4,0

3,7/3,9

4,6/5,2

1,85/2,0

1,85/2,0

2,1/2,3

6-7


3-4

2-3

100-150

150-300

250-1500

20-30

25-35

35-50

Màu sắc

Màu xám nâu

Màu đen tro

Vây lưng

59-65

60-78

66-76


Vây đuôi

44-50

44-50

52-55

Vây ngực

I, 8

I, 8

I, 8-9

Vây bụng

5

5

6

Lược mang

15-18

18-23


52-90

Số đốt sống

16-17 + 40-41

16-17 + 41-42

14-15 + 40-41

Tròn ngắn, đỉnh

Tròn ngắn, đỉnh

Đầu dài và dẹt,

đầu gồ

đầu gồ

đỉnh đầu bằng

Chiều dài đầu / chiều
cao đầu (cm)
Thời gian nuôi (tháng)
Trọng
Cá thương

lượng (g)


phẩm

Chiều dài
(cm)

Số tia vây

Hình dạng đầu

(Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2002)

11

Giữa đen, tro và
có đốm đen


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện
Đề tài được thực hiện và hoàn thành từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 7 năm 2010.
Để tìm hiểu về các đặc điểm sinh học chúng tôi tiến hành thu mẫu từ tự nhiên tại Phú
Quốc và các chỉ tiêu được phân tích trong phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản – Trường
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3.2 Vật Liệu Phục Vụ Công Tác Nghiên Cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã thực hiện 5 lần khảo sát thực địa với 7 lần thu
mẫu (11/10, 22/11 và 22/12 năm 2009, 13/1, 26/2, 13/3 và 9/6 năm 2010) nhằm nghiên
cứu đặc điểm sinh học, tìm hiểu môi trường sống của cá cũng như việc khai thác và
tiêu thụ cá trê Phú Quốc. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đo các chỉ tiêu chất lượng

nước tại môi trường nơi cá sinh sống, đồng thời ghi nhận các đặc điểm môi trường
sống của cá. Sau khi thu mẫu, chúng tôi tiến hành cân đo kích thước, trọng lượng cá và
ghi nhận số liệu thô tại chỗ. Đối với mẫu vật dùng nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng sẽ
được tiến hành mổ lấy nội quan và cố định với dung dịch formol 10% để được tiếp tục
phân tích tại phòng thí nghiệm thuộc Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh.

12














Chú thích:
() Vị trí thu mẫu

Hình 3.1: Bản đồ Phú Quốc và vị trí thu mẫu qua các đợt khảo sát
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu
Các nghiên cứu đặc điểm sinh học cá dựa vào các phương pháp nghiên cứu được
đề xuất bởi Pravdin (1973).
13



3.3.1 Khảo sát đặc điểm hình thái và định danh cá
Cá sẽ được định danh dựa trên các chỉ tiêu hình thái được sử dụng bởi Ng (2003)
và Sudarto và ctv. (2004) được minh họa như Hình 3.2 và Hình 3.3

OPL

OPW

Hình 3.2: Hình minh họa một số chỉ tiêu đo trên C. gariepinus (Teugels, 1986; Turan
và ctv., 2005)

14


×