Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TRÂU ĐỰC TƠ VỚI CÁC KHẨU PHẦN KHÁC NHAU TRONG GIAI ĐOẠN NUÔI VỖ BÉO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN - NUÔI THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TRÂU ĐỰC
TƠ VỚI CÁC KHẨU PHẦN KHÁC NHAU TRONG
GIAI ĐOẠN NUÔI VỖ BÉO

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐỨC DUY
Lớp:

DH06CN

Ngành:

Chăn nuôi

Niên khóa:

2006 - 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN - NUÔI THÚ Y
***************



NGUYỄN ĐỨC DUY

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA TRÂU ĐỰC
TƠ VỚI CÁC KHẨU PHẦN KHÁC NHAU TRONG
GIAI ĐOẠN NUÔI VỖ BÉO

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. LÊ ĐĂNG ĐẢNH

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Duy
Tên luận văn: “Khảo sát khả năng tăng trưởng của trâu đực tơ với các khẩu
phần khác nhau trong giai đoạn nuôi vỗ béo”.
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét, đóng
góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày ……………

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Lê Đăng Đảnh

ii



LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đ ã tận tình
hỗ trợ và chỉ dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam cùng tất cả các anh chị
trong phòng Sinh Lý Gia Súc Lớn đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn tất
đề tài này.
Kính dâng lòng biết ơn lên
Cha mẹ, các em là những người đã đi cùng tôi trên những con đường khó
khăn nhất, luôn động viên giúp đỡ tôi để có được ngày hôm nay.
Chân thành biết ơn
Thầy Lê Đăng Đảnh, anh Đoàn Đức Vũ đã hướng dẫn tận tình trong suốt
quá trình tôi hoàn tất đề tài.
Chân thành cảm ơn
Ban Lãnh Đạo xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang và tất cả
các hộ tham gia đề tài của xã đã cùng hợp tác tạo mọi thuận lợi giúp tôi triển khai
thực hiện đề tài.
Và cuối cùng xin gửi đến
Tất cả bạn bè đặc biệt tập thể lớp Chăn Nuôi 32, những người đã sát cánh
cùng tôi trong suốt bốn năm học với một tình cảm sâu sắc nhất!

Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Đức Duy

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Thí nghiệm “Khảo sát khả năng tăng trưởng của trâu nghé với các khẩu
phần khác nhau trong giai đoạn nuôi vỗ béo” thực hiện tại xã Lương Nghĩa,
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang được tiến hành thí nghiệm trên 25 trâu đực tơ
(không thiến) có trọng lượng trung bình, kích thước vòng ngực trung bình, dài thân
chéo trung bình lần lượt là: 302,60 kg, 155 cm, 115 cm, được tiến hành trong thời
gian hai tháng từ ngày 01/06/2010 đến ngày 30/07/2010. Địa điểm thực hiện tại xã
Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Trâu thí nghiệm được chia làm 3 lô
số lần lặp lại ở các lô I, II, III lần lượt là: 5, 10, 10. Trong các lô tương đối đồng
đều về giống, tuổi, tình trạng sức khỏe, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
một yếu tố (thức ăn).
Lô I (đối chứng) trâu được chăn thả tự do, sử dụng cỏ tự nhiên không bổ
sung thức ăn tinh.
Lô II Chăn thả tự do kết hợp bổ sung thức ăn tinh với tỉ lệ thấp.
Lô III Chăn thả tự do kết hợp thức ăn bổ sung với tỉ lệ cao.
Kết quả thu được trâu ở lô II có khả năng tăng trọng cao nhất. Cụ thể như
sau: lô II có tăng trọng tích lũy là 27,80 kg so với -0,60 kg lô I (đối chứng) và 12,90
kg ở lô II.
Tăng trọng tuyệt đối lô II cũng cao nhất 447 g/con/ngày so với lô II
210g/con/ngày, lô I hầu như không tăng trọng.
Chiều đo vòng ngực phát triển cao nhất ở lô II với 4,20 cm; lô III là 2,30 cm;
lô I đối chứng hầu như không có sự gia tăng đáng kể nào.
Kích thước dài thân chéo cũng tương tự, tăng cao nhất ở lô III (5,00 cm); lô
II (4,70 cm) cuối cùng là lô I (2,40 cm).
Tiêu tốn thức ăn tinh ở lô III lại cao hơn rất nhiều so với lô II cụ thể để có 1
kg tăng trọng trong khẩu phần lô III cần bổ sung th êm 9,25 kg so với 2,26 kg của lô
II, dẫn đến chi phí thức ăn ở lô III cũng cao hơn rất nhiều so với lô II.

iv



Theo số liệu mổ khảo sát đã thu được tỉ lệ thịt xẻ thu được cao nhất ở lô III
(44,88 %), xếp thứ 2 là lô I (43,63 %) và cuối cùng là lô II (43,53 %). Tuy nhiên sự
khác nhau này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
Tỉ lệ thịt tinh cao nhất là ở lô II (34,57 %), kế tiếp lô III (32,25 %) cuối c ùng
là lô I (31,63 %); và sự khác biệt này là có ý nghĩa về thống kê (P < 0,05).
Hiệu quả kinh tế tính sơ bộ sau khi trừ chi phí thức ăn tiền lời thu được:
358.080 đồng/con. Tóm lại qua mô hình cho thấy được hiệu quả của phương pháp
vỗ béo với khẩu phần thức ăn vừa phải.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn.............................................................................ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................iii
Tóm tắt luận văn ........................................................................................................ iv
Mục lục ...................................................................................................................... vi
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................ ix
Danh sách các bảng .................................................................................................... x
Danh sách các hình .................................................................................................... xi
Danh sách các biểu đồ ..............................................................................................xii
Chương 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN.......................................................................................... 3
2.1 Cơ sở lí luận.......................................................................................................... 3

2.2 Tóm lược lịch sử ngành chăn nuôi trâu ở nước ta ................................................ 4
2.2.1 Lịch sử phát triển ngành chăn nuôi trâu nước ta ............................................... 4
2.2.2 Tình hình chăn nuôi trâu nước ta hiện nay ........................................................ 5
2.3 Khái quát bộ máy tiêu hóa của trâu ...................................................................... 7
2.4 Các phương thức vỗ béo ....................................................................................... 8
2.4.1 Hệ thống khẩu phần thức ăn tinh cao ................................................................ 8
2.4.2 Hệ thống khẩu phần thức ăn thô cao ................................................................. 8
2.5 Đặc điểm ngoại hình giống trâu địa phương ........................................................ 9
2.6 Giới thiệu sơ lược về địa điểm thực hiện đề tài.................................................. 10
2.6.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên..................................................................... 10

vi


2.6.1.1 Vị trí địa lí..................................................................................................... 10
2.6.1.2 Thổ nhưỡng................................................................................................... 10
2.6.1.3 Khí hậu.......................................................................................................... 10
2.6.2 Tổng quát về tình hình chăn nuôi trâu tại địa phương..................................... 11
2.6.3 Cơ cấu đàn trâu ở địa phương vào thời điểm hiện tại...................................... 12
2.6.4 Chuồng trại chăn nuôi...................................................................................... 12
2.6.5 Nguồn thức ăn và nước uống........................................................................... 13
2.6.5.1 Nguồn thức ăn............................................................................................... 13
2.6.5.2 Nguồn nước uống ......................................................................................... 14
2.6.6 Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho trâu.............................................. 14
2.7 Tóm lược một số công trình nghiên cứu trong nước .......................................... 14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 17
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm....................................................................... 17
3.1.1 Thời gian.......................................................................................................... 17
3.1.2 Địa điểm........................................................................................................... 17
3.2 Đối tượng thí nghiệm.......................................................................................... 17

3.3 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 18
3.4 Thức ăn thí nghiệm ............................................................................................. 19
3.5 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng .................................................................... 20
3.5.1 Chuồng trại ...................................................................................................... 20
3.5.2 Công tác thú y và phòng bệnh ......................................................................... 21
3.5.3 Dụng cụ thí nghiệm ......................................................................................... 21
3.5.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng ................................................................................. 21
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi và cánh tính....................................................................... 21
3.6.1 Sự phát triển các chiều đo................................................................................ 21
3.6.1.1 Dài thân chéo ................................................................................................ 21
3.6.1.2 Vòng ngực .................................................................................................... 22
3.6.2 Chỉ tiêu tăng trọng ........................................................................................... 22
3.6.2.1 Tăng trọng tích lũy........................................................................................ 22

vii


3.6.2.2 Tăng trọng tuyệt đối ..................................................................................... 22
3.6.3 Tiêu tốn thức ăn tinh trên 1 kg tăng trọng ....................................................... 22
3.6.4 Chỉ tiêu mổ khảo sát ........................................................................................ 22
3.6.4.1 Tỉ lệ thịt xẻ.................................................................................................... 22
3.6.4.2 Tỉ lệ thịt tinh ................................................................................................. 22
3.6.5 Hiệu quả kinh tế............................................................................................... 23
3.7 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu ................................................................ 23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 24
4.1 Sự phát triển các chiều đo................................................................................... 24
4.1.1 Chiều đo vòng ngực......................................................................................... 24
4.1.2 Dài thân chéo ................................................................................................... 26
4.2 Khả năng tăng trọng............................................................................................ 28
4.2.2 Tăng trọng tích lũy........................................................................................... 28

4.2.3 Tăng trọng tuyệt đối......................................................................................... 30
4.3 Tiêu tốn thức ăn tinh cho 1 kg tăng trọng........................................................... 32
4.4 Kết quả mổ khảo sát ........................................................................................... 33
4.5 Tính sơ bộ hiệu quả kinh tế ................................................................................ 34
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 36
5.1 Kết luận............................................................................................................... 36
5.2 Đề nghị................................................................................................................ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 38
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 40

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
VKHKTNNMN: Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
KP: Khẩu phần
ĐC: Đối chứng
BQ/TC: Bình quân/Tổng cộng
CĐVN: Chiều đo vòng ngực
DTC: Dài thân chéo
TLTB: Trọng lượng trung bình
TN: Thí nghiệm
SL: Số lượng

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Quy mô đàn trâu một số vùng trong những năm gần đây........................... 5
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 18
Bảng 3.2 Bổ sung thức ăn tinh lô II.......................................................................... 18
Bảng 3.3 Bổ sung thức ăn tinh lô III ........................................................................ 19
Bảng 3.4 Thành phần dưỡng chất thức ăn thí nghiệm.............................................. 19
Bảng 4.1 Sự phát triển vòng ngực trung bình qua các tháng nuôi ........................... 24
Bảng 4.2 Sự phát triển kích thước chiều dài thân chéo qua các tháng nuôi ............. 26
Bảng 4.3 Tăng trọng tích lũy của 3 lô sau 2 tháng nuôi .......................................... 28
Bảng 4.4 Tăng trọng tích lũy trung bình hằng tháng của các lô............................... 29
Bảng 4.5 Tăng trọng tuyệt đối trung bình qua các tháng nuôi ................................. 30
Bảng 4.6 Lượng thức ăn tinh tiêu thụ ....................................................................... 32
Bảng 4.7 Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt trâu .................................................... 33

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình.2.1 Cấu trúc bộ máy tiêu hóa của trâu ............................................................... 7
Hình 2.2 Trâu địa phương........................................................................................... 9
Hình 2.3 Chuồng trại chăn nuôi................................................................................ 13
Hình 3.1 Chuồng trại thí nghiệm .............................................................................. 20

xi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Tăng trọng tuyệt đối qua các tháng ....................................................... 31
Biểu đồ 4.2 Kết quả mổ khảo sát trên từng lô .......................................................... 34


xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nền kinh tế đất nước đang từng bước chuyển mình, minh chứng cụ thể là thu
nhập bình quân đầu người đang tăng dần đồng nghĩa với việc đời sống vật chất
người dân ngày càng được cải thiện kéo theo những nhu cầu cơ bản đòi hỏi cũng
cao hơn, ở đây tôi đang đề cập riêng đến khía cạnh chất lượng những bữa ăn hằng
ngày. Người dân bây giờ không còn đơn giản chỉ có nhu cầu ăn no nữa mà chuyển
dần sang ăn ngon, ăn uống giờ đây đã trở thành nhu cầu thưởng thức.
Để có được một bữa ăn ngon điều trước tiên phải đòi hỏi chất lượng các loại
thực phẩm phải cao, phải luôn luôn được cải thiện cả về chất lượng lẫn số lượng,
trong đó đặc biệt là nguồn thịt chất lượng cao và chiếm một tỉ lệ lớn đồng thời có
xu hướng tăng dần về nhu cầu là thịt đỏ và trong số đó tôi muốn nhắc tới thịt trâu.
Thịt trâu ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá đúng vị trí
của nó trên thị trường vì nhiều nạc, ít mỡ và ít cholesterol. Hơn nữa, chất lượng thịt
trâu không thua kém thịt bò, tỷ lệ thịt xẻ 42 – 45 %, tỷ lệ nước, thành phần hóa học
và các vitamin không thua kém thịt bò.
Xuất phát từ thực tế như vậy đồng thời kết hợp với thưc trạng như hiện nay:
nhu cầu thịt trâu cả nước nói chung, khu vục ĐBSCL nói riêng đang ngày một tăng
mạnh. Theo kết quả điều tra của Viện Chăn Nuôi năm 1996, ở thị trường Hà Nội
thịt trâu chiếm 52,4 % trong tổng số thịt trâu, bò. Tuy nhiên một thực tế tồn tại từ
trước đến giờ và chính thực tế này đã hạn chế việc phát triển ngành chăn nuôi trâu
theo hướng lấy thịt ở nước ta đó là phần lớn thịt trâu được tiêu thụ trên thị trường
đều bắt nguồn từ số trâu loại thải khi đã hết khả năng khai thác sức kéo khi đó

1



đương nhiên chất lượng thịt sau khi đã trãi qua thời gian sử dụng là rất thấp chính
điều đó đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh thịt trâu trên thị trường, tạo nên một cảm
giác không mấy thiện cảm của người tiêu dùng về thịt trâu. Vì vậy dưới sự hướng
dẫn của thầy Lê Đăng Đảnh, cùng với sự cho phép của khoa Chăn Nuôi Thú Y
thuộc trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Lãnh Đạo Tỉnh
Hậu Giang kết hợp với Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
(VKHKTNNMN) chúng tôi đã đi tới quyết định thực hiện đề tài: “Khảo sát khả
năng tăng trọng của trâu đực tơ với các khẩu phần khác nhau trong giai đoạn
nuôi vỗ béo” nhằm đưa ra một số cơ sở khoa học để có thể mở ra một hướng mới
trong chăn nuôi trâu: nuôi trâu hướng thịt.
Tuy đó là một hướng đi mới nhưng nó bắt nguồn từ một tập quán rất cũ là:
chăn thả truyền thống trên đồng cỏ tự nhiên kết hợp với việc bổ sung thêm thức ăn
tinh cùng với phụ phẩm nông nghiệp.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của trâu đực tơ với phươmg thức bán chăn
thả kết hợp với các khẩu phần thức ăn tinh khác nhau, khả năng sản xuất thịt, đánh
giá hiệu quả kinh tế mô hình mang lại, cuối cùng là đưa ra một số cơ sở khoa học
để nhân rộng và phát triển chăn nuôi trâu tại địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, thu thập chính xác các số liệu liên quan tới: khả năng tăng trọng,
phát triển các chiều đo, lượng thức ăn tiêu thụ, khả năng sản xuất thịt và sơ bộ hiệu
quả kinh tế mang lại của mô hình.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 Cơ sở lí luận
Khu vực ĐBSCL của nước ta nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng có các
đặc điểm tự nhiên khá phù hợp cho việc phát triển đàn trâu như: khí hậu, đất đai,
sông ngòi, nguồn thức ăn, tập quán canh tác … Tuy vậy trong những năm gần đây
số lượng trâu cũng như sản lượng thịt ở khu vực này có xu hướng giảm mạnh, cụ
thể theo số liệu thống kê của Cục Chăn Nuôi (2009) trung bình quy mô đàn trâu ở
đây giảm 8,12 % năm, một tỉ lệ khá cao, đó cũng chính là hệ quả của cơ giới hóa.
Chúng ta biết rằng cơ giới hóa trong nông nghiệp là một điều tất yếu và những
chính sách, nghiên cứu nhằm tăng số lượng và chuyển dần sang hướng khai thác
thịt thay vì khai thác sức kéo là giải pháp khá tốt hiện nay.
Hậu Giang là vựa lúa lớn vì vậy lượng phụ phẩm nông nghiệp mang lại là rất
lớn việc tận dụng nguồn thức ăn này đồng thời kết hợp với phương pháp chăn thả
truyền thống tận dung những tháng đồng trống kết hợp với bổ sung thêm một lượng
thức ăn tinh phù hợp chắc chắn hứa hẹn mang lại khả năng tăng trọng cao, chất
lượng thịt cũng được cải thiện và cuối cùng là hiệu quả kinh tế mang lại cũng sẽ
cao.
Quan trọng nhất vẫn là chăn thả ra sao, bổ sung thêm phụ phẩm như thế nào,
sử dụng khẩu phần thức ăn tinh với tỉ lệ nào để mang lại tăng trọng cao nhất đồng
thời giảm chi phí trên 1 kg tăng trọng ở mức tối thiểu đó cũng là hướng nguyên cứu
chính của đề tài.
Nội dung nghiên cứu của đề tài hứa hẹn sẽ tạo nên một cơ sở khoa học đáng
tin cậy trong số rất ít những tài liệu về con trâu mà chúng ta có được hiện nay để
phát triển đàn trâu.

3


2.2 Tóm lược lịch sử ngành chăn nuôi trâu ở nước ta
2.2.1 Lịch sử phát triển ngành chăn nuôi trâu nước ta

Trâu là gia súc lớn nhai lại hay gia súc lớn có sừng, lớp động vật có vú
(Mammali), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng
rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài trâu (Bubalus bubalis). Người ta chia ra hai
dạng chính: trâu sông (River buffalo) và trâu đầm lầy (Swamp buffalo), chúng khác
nhau ở bộ nhiễm sắc thể.
Theo nhiều nghiên cứu về con trâu Việt Nam từ trước đến nay đã rút ra kết
luận là: trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy (Swamp buffalo) có nguồn gốc từ
việc thuần hóa trâu rừng Bubalus arnee cách đây khoản hơn 4 nghìn năm. Bubalus
arnee là loài trâu khỏe mạnh, có tầm vóc lớn, khối lượng cao do vậy về bản chất
trâu nhà cũng có những tiềm năng sinh học tương tự.
Từ khi được thần hóa, trâu đầm lầy được sử dụng chính vào việc làm đất
(đầu tiên là giẫm đạp, quần ruộng bùn cho ngấu, sau là kéo, cày, bừa), do vậy việc
thuần hóa nuôi dưỡng từ trước đến giờ vẫn theo hướng lấy sức kéo, phân bón là
chính.
Chăn nuôi trâu hiện nay chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống, quảng
canh, tận dụng nuôi trâu để lấy sức kéo và phân bón. Chăn nuôi trâu của nước ta
chủ yếu theo các quy mô sau:
- Chăn nuôi nông hộ, phân tán các vùng miền núi chiếm tỉ lệ cao. Sử dụng
thức ăn tận dụng (sử dụng cỏ tự nhiên hỗn hợp trên bờ đê, bờ ruộng, rơm rạ và một
số vùng có sử dụng thức ăn ủ xanh, ủ urê...) và lao động phụ trong gia đình.
- Chăn nuôi trang trại với quy mô trên 10 trâu sinh sản ở một số tỉnh miền
núi phía bắc (Hà Giang, Tuyên Quang); Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Thanh Hóa) và
phía Nam (Bình Phước).
Tóm lại nhìn chung trước đây chăn nuôi trâu ở nước ta chỉ dừng lại ở chỗ
chủ yếu lấy sức kéo, phân bón tận dụng nguồn thịt từ trâu loại thải và môi trường
chăn nuôi là rất lạc hậu. Tuy nhiên những năm gần đây quan niệm đó dần dần được

4



thay đổi, thịt trâu đang dần được coi là đặc sản ở nhiều vùng ngày càng được người
tiêu dùng ưa chuộng.
2.2.2 Tình hình chăn nuôi trâu nước ta hiện nay
Theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê (2009) thì quy mô đàn trâu của nước ta
và một số vùng một vài năm gần đây như Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Quy mô đàn trâu một số vùng trong những năm gần đây (nghìn con)
Khu vực

2004

2005

2006

2007

2008

Cả nước

2869,8

2922,2

2921,1

2996,4

2897,7


Đồng bằng sông Hồng

216,4

209,1

184,1

176,9

171,6

1589,1

1616,3

1639,4

1697,2

1624,4

hải miền Trung

867,0

894,6

906,8


931,9

908,9

Tây Nguyên

68,8

71,9

79,0

84,7

88,6

Đông Nam Bộ

92,1

91,5

73,0

67,6

61,1

Đồng bằng sông Cửu Long


36,4

38,8

38,8

38,1

43,1

Hậu Giang

1,0

1,2

1,6

1,5

1,7

Trung du và miền núi phía
Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên

(Nguồn: tổng cục thống kê, 2009)

Đàn trâu của nước ta tập trung chủ yếu ở miền Bắc chiếm 87,91 %, tập trung
ở các vùng: Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc; miền Nam chỉ có 12,09 % tập

trung ở khu vực: duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Các tỉnh có số lượng đàn
trâu nhiều nhất trên cả nước tập trung ở khu vực Bắc Trung Bộ, Đông Bắc và Tây
Bắc (Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Sơn La...). Vùng Đông Bắc có số lượng trâu
nhiều nhất chiếm 41,97 %, Bắc Trung Bộ chiếm 25,44 % và ít nhất là khu vực đồng

5


bằng sông Cửu Long 1,33 %. Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ có sinh thái phù
hợp với con trâu. Hơn nữa, sức kéo dùng trong sản xuất nông nghiệp, nương rẫy thì
con trâu thực sự là “máy kéo” nhỏ của nhà nông. Hơn 80 % tổng số trâu của cả
nước tập trung ở miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Mặc dù, số lượng đàn trâu có xu hướng giảm nhưng sản lượng thịt trâu vẫn
tăng, năm 2000 đạt 48,1 nghìn tấn, năm 2005 đạt 59,8 nghìn tấn, tốc độ tăng trung
bình đạt 4,45 %/năm. Tuy nhiên, sản lượng thịt trâu thấp nhất so với thịt bò và thịt
lợn. Sản lượng thịt trâu của hầu hết các vùng có xu hướng tăng, nhưng vùng Đông
Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh, tốc độ giảm tương ứng là 2,83
%/năm và 2,33 %/năm. Ngược lại, sản lượng thịt trâu của khu vực Tây Nguyên và
Bắc Trung Bộ tăng mạnh (11,92 %/năm và 12,25 %/năm).
Tuy nhiên, trong thực tế sản lượng thịt trâu có khác so với số liệu thống kê.
Do giá bán thịt bò cao nên nhiều nơi thịt trâu được bán lẫn với thịt bò mà người tiêu
dùng không phân biệt được. Theo số liệu thống kê đàn trâu nước ta trên 2,9 triệu
con, hàng năm có 13 % đàn trâu giết thịt tương đương với 390 - 400 nghìn con, nếu
khối lượng giết thịt trung bình là 280 – 300 kg thì sản lượng thịt trâu hàng năm phải
từ 100 - 110 nghìn tấn. Sản lượng thịt trâu năm 2005 của nước ta đạt 59 ngàn tấn
chủ yếu cung cấp từ các vùng: Đông Bắc (33,25 %), Bắc Trung Bộ (21,28 %) và ít
nhất là đồng bằng sông Cửu Long (2,87 %).
Trâu cung cấp nguồn sức kéo quan trọng đối với nông nghiệp và nông thôn,
trâu cày kéo ở tất cả mọi địa hình: ruộng nước, bậc thang và kéo gỗ trong rừng,
dưới suối. Một nước nông nghiệp trồng lúa nước như Việt Nam vai trò của con trâu

vô cùng quan trọng đối với việc cày bừa, làm đất ở ruộng sâu cũng như việc làm đất
ở các ruộng bậc thang của các tỉnh miền núi phía Bắc. Bởi chưa có loại máy móc cơ
giới nào có thể thay thế được con trâu trên ruộng bậc thang. Ngoài sức kéo thì phân
bón hữu cơ từ chăn nuôi trâu có ý nghĩa rất lớn đối với các loại cây trồng. Mỗi con
trâu bình quân hàng năm cung cấp cho 3,5 - 4,0 tấn phân hữu cơ. Do đó hàng năm
đàn trâu nước ta cung cấp 9 - 10 triệu tấn phân bón hữu cơ cho trồng trọt. Trâu là
nguồn cung cấp nguyên liệu da chủ yếu cho ngành da giày. Sừng và móng trâu chế

6


tạo thành lược, cúc áo, nhạc cụ, hàng mỹ nghệ cao cấp và đồ trang sức đắt tiền
được khách du lịch ưa chuộng. Lông trâu dùng làm bàn chải, bút lông...
2.3 Khái quát bộ máy tiêu hóa của trâu

Hình 2.1 Cấu trúc bộ máy tiêu hóa của trâu
Sự tiêu hóa thức ăn của trâu nói riêng và của gia súc nhai lại nói chung khác
với các gia súc khác là thức ăn bị phân giải bởi hệ thống vi sinh vật ở dạ cỏ v à dạ tổ
ong để cho chính vi sinh vật sinh sản, phát triển cung cấp các dưỡng chất thiết yếu
cho vật chủ. Đa số được hấp thu vào máu qua thành dạ cỏ. Phần thức ăn còn lại và
xác vi sinh vật được đưa xuống phía dưới để được tiếp tục tiêu hóa ở dạ múi khế và
ruột non như các loài thú khác.
Cấu trúc dạ dày trâu gồm:
+ Dạ cỏ là nơi lớn nhất, chiếm 80 % thể tích dạ dày. Khi thức ăn vào dạ cỏ
thường đều ở trạng thái rất thô vì vậy dạ cỏ phải có một kích thước lớn để chứa
lượng thức ăn đủ thỏa mãn nhu cầu. Toàn bộ bên trong dạ cỏ phủ rất nhiều gai để
tăng tối đa diện tích hấp thụ thức dưỡng chất bị phân giải bởi hệ thống vi sinh vật.
Dạ cỏ không có tuyến tiêu hóa nhưng có hệ thống cơ mạnh để nhào trộn thức ăn với
dung dịch trong dạ cỏ và với hệ vi sinh vật.
+ Dạ tổ ong: nằm phía trước dạ cỏ và ngăn cách với dạ cỏ bằng một nếp gấp lửng

kéo dài từ phải sang trái. Màng nhầy nhô cao tạo thành dạng tổ ong khá đồng nhất.
Dạ tổ ong có một vai trò khá quan trọng trong việc giữ lại các vật lạ mà trâu vô tình
ăn phải.

7


+ Dạ lá sách: nằm bên phải dạ dày, có dạng hình bầu dục. Bên trong có số lượng
lớn các màng hình cong chạy theo chiều dọc giống như các trang của cuốn sách.
Trên màng này có rất nhiều gai giúp gia tăng diện tích bề mặt tăng hiệu quả trong
sự hấp thu nước của thức ăn làm cho thức ăn trở nên khô hơn thuận lợi cho việc
tiêu hóa ở dạ múi khế, 60 % lượng nước của thức ăn được hấp thu ở đây.
+ Dạ múi khế: dạ múi khế có dạng hình ống nối liền dạ lá sách với ruột non.
Màng nhầy của dạ múi khế được gấp thành những nếp theo chiều dọc. Đây là dạ
dày thật của trâu giống như dạ dày ở các loài thú khác.Trong dạ múi khế HCl và
men tiêu hóa pepsin được tiết ra để phân giải, tiêu hóa thức ăn nhất là đạm
+ Sự tiêu hóa ở ruột non tương tự như ở các loài thú khác.
2.4 Các phương thức vỗ béo
Mục đích của nuôi vỗ béo là làm cho trâu, bò tăng trọng nhanh trong thời
gian ngắn để có tỉ lệ thịt xẻ cao và tạo các vân mỡ trong các sớ cơ cải thiện phẩm
chất thịt.
Hiện hai hệ thống vỗ béo được sử dụng phổ biến nhất: hệ thống vỗ béo với
khẩu phần thức ăn tinh cao và hệ thống vỗ béo với tỉ lệ thức ăn thô cao. Cụ thể hai
hình thức như sau:
2.4.1 Hệ thống khẩu phần thức ăn tinh cao
Trong hệ thống này trâu, bò được vỗ béo với khẩu phần có tỉ lệ thức ăn tinh
cao, hệ thống này được sử dụng cho các giống chuyên thịt lớn con. Ích lợi của hệ
thống này là khả năng tăng trọng nhanh, hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao, phẩm
chất thịt cao nhưng giá thành lại khá cao, tuy nhiên khả năng quay vòng vốn nhanh,
trọng lượng hạ thịt lại thấp hơn hệ thống thức ăn thô cao khoảng 25 – 90 kg.

2.4.2 Hệ thống khẩu phần thức ăn thô cao
Hệ thống này được sử dụng trong hoàn cảnh có đồng bãi chăn thả tốt, nguồn
phụ phẩm dồi dào và rẻ hơn nhiều so với thức ăn tinh. Hệ thống này có thời gian vỗ
béo kéo dài, thịt có tỉ lệ nạc cao ít mỡ. Thường áp dụng cho con cái không đạt tiêu
chuẩn nhóm giống, tầm vóc nhỏ ở những khu vực có nguồn thức ăn tinh giới hạn.

8


Ưu điểm tận dụng được các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, giá thành thấp
nhưng thời gian vỗ béo kéo dài.
2.5 Đặc điểm ngoại hình giống trâu địa phương
Trâu địa phương có các đặc điểm sau: sừng thon, cong hình bán nguyệt, trán
phẳng, hẹp, mắt lồi, mắt ngắn, mồm rộng, thân ngắn, chân thấp, vai vạm vỡ, ngực
rộng, bụng to, mông thấp, đuôi ngắn, móng xòe, vú bé thích hợp cho việc cày kéo.
Trâu thường có màu xám đen hoặc sẫm hơn, đặc biệt chúng có 2 bợt lông màu nhạt:
một ở dưới hàm, một ở dưới ngực.

Hình 2.2 Trâu địa phương
Trâu Hậu Giang có trọng lượng trưởng thành trung bình ở con cái là 512 kg
và ở con đực là 556 kg; chiều cao vai ở con cái là 134 cm và ở con đực là 136 cm;
dài thân ở con cái là 147 cm và ở con đực là 152 cm; tuổi lên giống lần đầu là 3,42
năm; tuổi phối giống lần đầu là 3,71 năm; tuổi đẻ lứa đầu là 5,01 năm; động dục lại
sau khi đẻ là 3,73 tháng; tỷ lệ đẻ 1 năm 1 lứa, 3 năm 2 lứa và 2 năm 1 lứa lần lượt
là 37,62 – 42,93 – 19,51 %. Với mục đích sử dụng để cày kéo, hiệu quả kinh tế của

9


trâu có thể đạt 267 % (Phạm Tân Nha, 2008). Theo số liệu điều tra của Bộ Nông

Nghiệp: tỉ lệ thịt xẻ bình quân 45 % (42,13 – 47,9 1 %) đối với trâu đực và trung
bình 42,22 % (38,73 – 43,84 %) đối với trâu cái, tỉ lệ thịt tinh trung bình của trâu
đực là 78 %.
2.6 Giới thiệu sơ lược về địa điểm thực hiện đề tài
2.6.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
2.6.1.1 Vị trí địa lí
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, thị xã là Vị
Thanh, cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam.
Tọa độ địa lý: Từ 9030'35'' đến 10019'17'' vĩ độ Bắc và từ 105014'03'' đến
106017'57'' kinh độ Đông.
Phía bắc giáp thành phố Cần Thơ; nam giáp tỉnh Sóc Trăng; đông giáp sông
Hậu và tỉnh Vĩnh Long; tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
2.6.1.2 Thổ nhưỡng
Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4 % diện tích vùng
ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4 % tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam.
Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL. Địa hình có độ
cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.
2.6.1.3 Khí hậu
Hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình là 27 0C không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm.
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 (35 0C ) và thấp nhất vào tháng 12 (20,3 0C).
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 – 97 % lượng mưa
cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm,
lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,10 mm).
Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt,
chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11 %.

10



Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77 %) và giá trị độ ẩm trung
bình trong năm là 82 %.
2.6.2 Tổng quát về tình hình chăn nuôi trâu tại địa phương
Theo số liệu thống kê của VKHKTNNMN tổng đàn trâu của Hậu Giang tới
thời điểm 01/10/2008 là 1719 con, với khoảng hơn 500 hộ nuôi, trong đó một số
huyện có tổng đàn trâu lớn là huyện Long Mỹ 858 con, huyện Vị Thủy 498 con và
thị xã Vị Thanh 166 con. Riêng huyện Long Mỹ có một số xã có tổng đàn trâu từ
90 đến 170 con là xã Long Bình, xã Long Trị, xã Vĩnh Thuận Đông, xã Lương
Nghĩa và xã Lương Tâm. Quy mô bình quân của Tỉnh chỉ khoảng 2-3 con/hộ song
cũng có một vài trang trại nuôi trâu như Nguyễn Hồng Ngự, ấp 6, xã Lương Nghĩa,
huyện Long Mỹ, Hậu giang có đến 48 con.
Mục đích chăn nuôi trâu hiện nay chủ yếu là để cày kéo (những khu vực,
đám ruộng mà máy không vào được, trang phẳng lại trước khi sạ, kéo lúa về nhà
…).
Phương thức chăn nuôi trâu chủ yếu tận dụng đồng cỏ tự nhiên và nguồn
phụ phế phẩm. Hầu như chưa có những mô hình đầu tư khoa học kỹ thuật cũng như
mô hình chăn nuôi trâu theo hướng sản xuất thịt trên địa bàn tỉnh.
Bởi phương thức chăn nuôi lạc hậu nên trâu phát triển khá thất thường phụ
thuộc rất nhiều vào đồng cỏ tự nhiên, cụ thể theo số liệu tổng kết của chúng tôi thực
hiện trên 66 trâu hiện nuôi tại xã Lương Nghĩa, tỉnh Hậu Giang trong 3 tháng
(01/03/2010 – 30/05/2010) cho kết quả sau: tỉ lệ trâu có tăng trọng âm trong tháng
3, 4, 5 và trong 3 tháng lần lượt là: 36,42 %, 27,33 %, 22,71 % và 16,74 %. Tỉ lệ
tăng trọng âm cao và giảm dần như vậy có thể giải thích theo hai nguyên nhân
chính như sau:
- Thời gian theo dõi rơi vào thời kì thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, thời gian
này trâu thiếu cỏ do không có đồng trống để chăn thả, nhất là tháng đầu tiên sau đó
lúa được thu hoạch rộ và đồng trống nhiều hơn ở hai tháng tiếp theo cộng với đó là
thời gian bắt đầu mùa mưa, nguồn thức ăn trở nên phong phú tạo điều kiện thuận
lợi cho trâu phát triển.


11


- Tỉ lệ trâu nằm trong độ tuổi khai thác sức kéo chiếm 66,3 0 % và trong thời
gian này việc khai thác tối đa sức kéo là điều không tránh khỏi, hệ quả là thể trạng
trâu giảm sút rõ rệt.
- Đất canh tác nhiễm phèn nặng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng quan trọng
đến khả năng phát triển của trâu, trâu phần lớn sử dụng nguồn nước từ kênh , rạch,
nước ruộng nên một khi đất bị nhiễm phèn thì nguồn nước cũng không tránh khỏi.
- Một điểm đặc thù tại địa phương là vào khoảng tháng 3 – 6 nguồn nước bị
nhiễm mặn nặng. Nước nhiễm mặn một mặt ảnh hưởng trực tiếp đến trâu mặt khác
còn tác động đến nguồn thức ăn, cụ thể là cỏ. Cũng trong khuôn khổ đề tài chúng
tôi có tiến hành khảo sát năng suất cỏ voi được trồng tại địa phương, kết quả cho
thấy cỏ phát triển kém, năng suất thấp: 25 – 30 tấn/ha.
2.6.3 Cơ cấu đàn trâu ở địa phương vào thời điểm hiện tại
Theo số liệu điều tra ngẫu nhiên trên 20 hộ nuôi trâu tại xã Lương Nghĩa
của VKHKTNNMN ở thời điểm hiện tại như sau: tổng số lượng 80 trâu; tỉ lệ
đực/cái: 1/2; tỉ lệ nghé đực/nghé cái: 1/2; tỉ lệ trâu lớn hơn 1 năm tuổi: 74 %; tỉ lệ
trâu cái nằm trong độ tuổi sinh sản: 48,82 %; tỉ lệ trâu đực nằm trong độ tuổi sinh
sản: 25 %.
2.6.4 Chuồng trại chăn nuôi
Chuồng trại chăn nuôi trâu tại địa phương còn ở mức độ khá thô sơ. Vì quy
mô mỗi hộ chỉ khoảng từ 2 – 3 con nên diện tích chuồng cũng khá khiêm tốn
khoảng 15 – 20 m2, thành chuồng hầu hết được kết cấu từ thân cây tràm, nền
chuồng được đắp từ đất bùn, có máng ăn, máng uống, mái chuồng được lợp lá,
quanh chuồng đều được phủ mùng chống muỗi. Đối với những hộ có chuồng cạnh
mé sông phần lớn chất thải đều thải trực tiếp xuống sông.

12



×