Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) THÂM CANH TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 87 trang )

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN
TRẮNG (Penaeus vannamei) THÂM CANH TẠI
HUYỆN QUỲNH LƯU TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện bởi

THÁI THỊ SINH

Khóa luận được đệ trình hoàn tất yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nuôi Trồng Thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN THỊ BẠCH MAI

Thành phố Hồ Chí Minh
- 07/ 2010 -


TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)
thâm canh tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” đã được thực hiện từ tháng 3 đến
tháng 7 năm 2010.
Chúng tôi tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nuôi tôm tại ba
xã Quỳnh Xuân, Quỳnh Liên và Mai Hùng bằng biểu mẫu soạn sẵn để tìm hiểu, đánh
giá tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu. Qua đó xác định những
thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An..
Về kinh tế - xã hội: hộ nuôi tôm nằm trong khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản
của huyện và tỉnh. Đất dùng để nuôi chủ yếu là đất giao khoán từ chính quyền địa
phương. Diện tích của các nông hộ từ 10.000 - 40.000 m2 là chủ yếu và chiếm 82 %
tổng số hộ điều tra. Các chủ hộ nuôi tôm có tuổi phân bố đều ở các lứa tuổi từ 28 - 60,
trình độ học vấn của các nông hộ ở mức khá. Giữa diện tích nuôi và lao động gia đình


không thể hiện được mối quan hệ, ở đây nuôi với quy mô lớn nên lao động gia đình rất
ít. Kinh nghiệm nuôi chủ yếu từ 4 – 7 năm phân bố đều ở các độ tuổi, chiếm 52%.
Về kỹ thuật nuôi: Mặc dù chưa thực sự nắm vững được kỹ thuật nuôi tôm thẻ
chân trắng, nhưng đã nắm bắt được một số kỹ thuất cơ bản và có nhiều kinh nghiệm
nuôi tôm thâm canh. Biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong nuôi
trồng thủy sản, các cấp chính quyền địa phương và nông hộ luôn chú trọng công tác
quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm. Tại vùng điều tra, các bệnh tôm nuôi thường
gặp phải là đốm trắng, đóng rong, đỏ đuôi…
Khó khăn trong nuôi tôm: Ý thức cộng đồng, tính tự giác của người dân chưa
cao. Khi ao nuôi bị bệnh, một số hộ đã xả trộm nước chưa được xử lý ra môi trường
ngoài. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác và làm ô nhiễm môi trường.
Thị trường tôm ngày càng bấp bênh, nhất là giá tôm thẻ ngày càng giảm trong khi đó
giá nguyên vật liệu trong nuôi tôm lại tăng cao. Giá con giống tăng cao, chất lượng
nguồn giống đôi lúc không ổn định. Con giống sản xuất ra tại địa phương không đáp
ứng được đầy đủ nhu cầu nuôi của bà con. Khó vay vốn ngân hàng để phát triển nuôi
ii


tôm. Việc sản xuất chịu ảnh hưởng của thời tiết khá nhiều và dịch bệnh vẫn thường
xảy ra và diễn biến phức tạp.
Thuận lợi trong nuôi tôm: Nuôi tôm với quy mô lớn nên việc xây dựng cơ sở hạ
tầng luôn được chú trọng, trang thiết bị được đầu tư kỹ lưỡng. Khâu chuẩn bị ao đã
được chú trọng nên dịch bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và năng suất của
tôm nuôi (tính trên toàn khu vực được điều tra). Nguồn giống được các trại giống đưa
từ miền trung ra khá nhiều, được thuần dưỡng và bán cho dân nuôi. Quy mô nuôi lớn
nên ít bị thương lái ép giá.
Về hiệu quả kinh tế: Kết quả điều tra cho thấy năng suất đạt được trung bình là
10.103 kg/ ha/vụ đã mang lại lợi nhuận trung bình cho các nông hộ là 191.756.000
đồng và thu nhập bình quân là 197.151.000 đồng.


iii


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
- Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Khoa Học,
Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt
khóa học.
- Cô Nguyễn Thị Bạch Mai đã hướng dẫn, góp ý kiến trong quá trình làm đề tài.
- Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tỉnh Nghệ An, Chi Cục Bảo Vệ
Nguồn Lợi Thủy Sản tỉnh Nghệ An, Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
huyện Quỳnh Lưu, Phòng Thống Kê huyện Quỳnh Lưu, các cô chú cán bộ trong ủy
ban xã Quỳnh Xuân, Quỳnh Liên, Mai Hùng và các hộ nông dân đã nhiệt tình giúp đỡ
cung cấp số liệu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
- Gia đình đã động viên và giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần trong suốt thời
gian học tập, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để con hoàn thành khóa luận
này.
- Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã động viên,
giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua và thời gian thực hiện đề tài này.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên quyển khóa luận này
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đón nhận được những ý kiến đóng góp của
quí thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh mục các bảng ..................................................................................................... viii
Danh mục các hình .........................................................................................................ix
Danh mục các biểu đồ .....................................................................................................x
Chương I GIỚI THIỆU ...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài: ..........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1 Sơ Lược Về Tôm Thẻ Chân Trắng...........................................................................3
2.1.1 Phân loại .................................................................................................................3
2.1.2 Phân bố ...................................................................................................................3
2.1.3 Chu kỳ sống của tôm ..............................................................................................3
2.1.4 Một số đặc điểm sinh học và sinh sản của tôm thẻ chân trắng ..............................4
2.1.5 Sinh trưởng .............................................................................................................5
2.1.6 Điều kiện môi trường sống thích hợp cho tôm thẻ chân trắng ...............................6
2.1.7 Một số bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng.......................................................6
2.2 Tình Hình Nuôi Tôm Trên Thế Giới .........................................................................7
2.3. Tình Hình Nuôi Tôm Ở Việt Nam ...........................................................................8
2.4. Tình Hình Nuôi Tôm Ở Nghệ An...........................................................................10
2.5 Điều Kiện Tự Nhiên và Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An..11
2.5.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................11
2.5.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội....................................................................................15
2.6 Hiện Trạng Nuôi Thủy Sản Ở Huyện Quỳnh Lưu ..................................................17
2.6.1 Các mô hình nuôi thủy sản nước mặn lợ ở huyện Quỳnh Lưu ............................18
2.6.2 Tình hình nuôi tôm thẻ .........................................................................................20
v



2.6.3 Hậu cần dịch vụ thủy sản......................................................................................21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU ....................................23
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu.......................................................................23
3.2 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu ................................................................24
3.2.1 Phương pháp điều tra............................................................................................24
3.2.2 Thu thập số liệu ....................................................................................................24
3.3 Phương Pháp Phân Tích Kết Quả và Xử Lý Số Liệu..............................................24
3.4 Phân tích hiệu quả kinh tế .......................................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................26
4.1 Một Vài Đặc Trưng Về Kinh Tế - Xã Hội Của Nông Hộ .......................................26
4.1.1 Thông tin về nông hộ............................................................................................26
4.1.2 Kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ .......................................................................31
4.1.3 Mối liên hệ giữa tuổi và kinh nghiệm nuôi ..........................................................32
4.2 Các Đặc Trưng Về Kỹ Thuật Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tai Quỳnh Lưu, Nghệ
An ..................................................................................................................................33
4.2.1 Điều kiện ao nuôi..................................................................................................33
4.2.2 Công tác chuẩn bị và cải tạo ao ............................................................................39
4.2.3 Chọn giống ...........................................................................................................42
4.2.4 Mật độ và thời vụ thả............................................................................................43
4.2.5 Chăm sóc và quản lý.............................................................................................44
4.2.6 Tình hình dịch bệnh tại khu vực điều tra năm 2009.............................................49
4.2.7 Thu hoạch .............................................................................................................49
4.3 Những thuận lợi và khó khăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu50
4.3.1 Thuận lợi...............................................................................................................50
4.3.2 Khó khăn...............................................................................................................51
4.4 Hiệu Quả Kinh Tế ...................................................................................................52
4.4.1 Mức đầu tư ban đầu cho một hecta nuôi tôm .......................................................52
4.4.2 Kết Quả -Hiệu Quả Kinh Tế Trên Một Hecta Nuôi Tôm ....................................53
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGH ...........................................................................56
5.1 Kết Luận ..................................................................................................................56

5.1.1 Kinh tế - xã hội .....................................................................................................56
vi


5.1.2 Kỹ thuật ................................................................................................................56
5.1.3 Thuận lợi – khó khăn và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm thẻ. ............................57
5.2 Đề Nghị....................................................................................................................57
5.2.1 Đối với cơ quan chức năng...................................................................................57
5.2.2 Đối với nông hộ ....................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Sự phân bố độ tuổi của các chủ hộ nuôi tôm .................................................27
Bảng 4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi tôm. ........................................................28
Bảng 4.3 Số lao động của nông hộ trực tiếp nuôi tôm ..................................................29
Bảng 4.4 Mối liên hệ giữa diện tích và số lao động ......................................................30
Bảng 4.5 Mối liên hệ giữa tuổi và kinh nghiệm nuôi tôm.............................................32
Bảng 4.6 Diện tích mặt nước của nông hộ ....................................................................36
Bảng 4.7 Diện tích ao lắng của nông hộ........................................................................39
Bảng 4.8 Mật độ thả trong ao nuôi của các nông hộ .....................................................44
Bảng 4.9 các chỉ tiêu phù hợp cho tôm thẻ chân trắng..................................................45
Bảng 4.10 Thông tin về các loại thức ăn sử dụng .........................................................48
Bảng 4.11 Sản lượng tôm của nông hộ .........................................................................50
Bảng 4.12 Các khó khăn gặp phải trong quá trình nuôi tôm.........................................51
Bảng 4.13 Các khoản đầu tư ban đầu cho 1 hecta ao nuôi tôm.....................................52
Bảng 4.14 Chi phí sản xuất cho 1 hecta ao nuôi tôm ....................................................53

Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế của 1 hecta ao nuôi tôm....................................................54

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ Chu kỳ sống và phát triển của tôm thẻ chân trắng (theo Nguyễn Nhật
Phong, 2007)....................................................................................................................4
Hình 2.2 Bản đồ quy hoạch nuôi trồng thủy sản Nghệ An ...........................................10
Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu ......................................23
Hình 4.1 Cách bố trí quạt trong ao hình vuông ở Quỳnh Lưu ......................................34
Hình 4.2 Cách bố trí quạt trong ao hình chữ nhật .........................................................34
Hình 4.3 Ao lắng và hệ thống cống, ống bơm nước từ ao lắng qua ao nuôi.................38
Hình 4.4 Nhãn hiệu Chlorine sử dụng...........................................................................40
Hình 4.5 Loại phân gà thường sử dụng .........................................................................41
Hình 4.6 Hỗn hợp phân ủ để gây màu...........................................................................41
Hình 4.7 Chạy quạt cho ao nuôi tôm.............................................................................46
Hình 4.8 Cho tôm ăn .....................................................................................................47
Hình 4.9 Thức ăn được sử dụng trong nuôi tôm ...........................................................48

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Kinh nghiệm nuôi của chủ hộ ....................................................................32
Biểu đồ 4.2 Hình dạng ao nuôi......................................................................................33
Biểu đồ 4.3 Diện tích ao nuôi ........................................................................................36
Biểu đồ 4.4 Số ao lắng...................................................................................................37


x


Chương I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Những năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn có sự chuyển
dịch mạnh mẽ từ đầu tư phát triển theo chiều rộng sang đầu tư phát triển theo chiều
sâu. Sản xuất nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến tạo ra những sản phẩm có giá
trị cạnh tranh được với những sản phẩm ngoài nước. Trên cơ sở các chính sách,
chương trình kinh tế mục tiêu, với lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái các địa
phương đã chủ động chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu
quả và bền vững. Đối với những vùng đầm phá ven biển, nơi có nguồn thủy sản phong
phú và diện tích mặt nước rộng lớn thì cùng với khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản
đã trở thành ngành nghề sản xuất phổ biến ở nông thôn trong cả nước được Chính phủ
và người dân chú trọng đầu tư.
Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, với bờ biển dài 82 km. Có 6 cửa
lạch, nhiều sông ngòi và hồ đập, ruộng trũng lớn là những điều kiện thuận lợi cho phát
triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Ở Nghệ An có diện tích tiềm năng NTTS là 59.369
ha bao gồm 56.669 ha nuôi ngọt và 2.700 ha nuôi mặn lợ. Theo số liệu điều tra năm
2008 thì diện tích NTTS đạt 21.131 ha, chỉ mới chiếm 35,6% so với diện tích tiềm
năng. Trong đó, diện tích nuôi mặn đạt 159 ha, nuôi lợ đạt 1.517 ha và nuôi ngọt đạt
19.455 ha. Tổng sản lượng NTTS ngày càng tăng cao, năm 2008 tổng sản lượng nuôi
trồng đạt 31.313 tấn tăng 9,37% so với năm 2007, dự tính năm 2010 tổng sản lượng
nuôi trồng đạt 35.500 tấn.
Trong những năm gần đây nghề sản xuất giống thủy sản và nuôi tôm thịt đã giải
quyết được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Bên cạnh đó, hoạt
động nuôi trồng thủy sản cũng giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho lao động
dư thừa và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên cũng có nhiều hộ nông dân vì

nuôi tôm mà gặp không ít khó khăn, nợ ngày càng lớn và không có khả năng chi trả,
1


một số hộ có khả năng tái nghèo. Nguyên nhân là do hoạt động nuôi chưa chú trọng
mạnh đến vấn đề kỹ thuật và bảo vệ môi trường nuôi nên còn nhiều rủi ro. Do đó, việc
đánh giá để tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm là một trong
những vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng của địa phương và được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm
Khoa Thủy Sản đề tài: Tìm hiểu hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus
vannamei) thâm canh tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
+ Đánh giá hiện trạng sản xuất nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trong khu vực điều
tra.
+ Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của các nông hộ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ Lược Về Tôm Thẻ Chân Trắng
2.1.1 Phân loại
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidea
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei
Tên tiếng Anh: White Leg shrimp
Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng
2.1.2 Phân bố

Tôm thẻ chân trắng phân bố chủ yếu ở vùng nước ven bờ phía đông biển Thái
Bình Dương từ phía bắc Peru đến biển phía nam Mexico. Tôm phân bố tập trung ở
vùng biển ven bờ của Ecuador và Hawaii. Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã được nhân
giống ra nhiều vùng trên thế giới. Tại Việt Nam, tôm thẻ chân trắng được nuôi chủ yếu
ở vùng biển miền trung.
2.1.3 Chu kỳ sống của tôm
Cũng như các loài khác thuộc họ tôm he, tôm thẻ chân trắng cái ký thác hoặc
rải trướng ra môi trường ngoài thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Trứng nở ra ấu
trùng, phát triển qua sáu giai đoạn Nauplius, ba giai đoạn Zoea, ba giai đoạn Mysis kế
đó là hậu ấu trùng, ấu niên và phát triển thành tôm trưởng thành và sau đó thành tôm
bố mẹ để thực hiện chức năng giao vỹ và đẻ trướng tiếp tục nối lại vòng đời của nó.

3


Trứng (khoảng 12 - 16 giờ)
Tôm bố/mẹ

Nauplius (2 ngày)

Zoea (4 - 5 ngày)

Thu hoạch

Mysis (3 - 4 ngày)

Tôm trưởng thành

Postlavae (10 - 15 ngày)
3 - 5 tháng


Hình 2.1 Sơ đồ Chu kỳ sống và phát triển của tôm thẻ chân trắng (theo Nguyễn
Nhật Phong, 2007)
2.1.4 Một số đặc điểm sinh học và sinh sản của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng có chủy dài, phía trên chủy có 8 - 9 răng và ở dưới chủy có
2 răng.
Mũi khứu giác và râu là cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm.
Tôm có chân hàm dùng để lấy thức ăn và bơi lội, chân ngực lấy thức ăn và bò,
chân bụng dùng để bơi.
Đuôi tôm có tác dụng như một mái chèo dùng để điều chỉnh hướng bơi của tôm.
Tôm thẻ chân trắng có tính ăn tạp, nhu cầu protein của tôm thẻ thấp hơn tôm sú,
loại thức ăn ưa thích là những thức ăn có mùi tanh của xác động vật, ngoài tự nhiên thì
ưa ăn xác nhuyễn thể, giun tơ.
Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển
có độ sâu 70 m với nhiệt độ 26 - 280C, độ mặn khá cao (35‰). Trứng nở ra ấu trùng
và vẫn sống trôi nổi ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ
4


và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác
biệt: nhiều thức ăn hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn … Sau một vài tháng, tôm
con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản
làm trọn chu kỳ sống của loài.
Tôm thẻ cái thường có kích thước lớn hơn tôm đực, bộ phận sinh dục nằm ở
dưới bụng. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ
bên ngoài. Cơ quan sinh dục phụ của tôm đực là petasma, nằm giữa gốc chân bò thứ
nhất, giúp cho việc đưa bó tinh từ tôm đực sang tôm cái. Cơ quan sinh dục phụ của
tôm cái là thelycum, nằm ở gốc chân bò thứ 5. Thelycum gồm một tấm giữa và hai tấm
bên, là nơi nhận và lưu giữ các bó tinh từ tôm đực chuyển qua.
Cơ quan sinh dục của tôm đực gồm: Một đôi tuyến tinh phân nhiều thùy, một

đôi ống dẫn tinh và một đôi túi tinh. Túi tinh đổ ra gốc chân bò thứ 5.
Cơ quan sinh dục của tôm cái là một đôi buồng trứng phân thùy và ống dẫn
trứng mở ra ở gốc đôi chân bò thứ 3.
Tuổi thành thục: Tuổi thành thục của tôm thẻ chân trắng nhỏ hơn tôm sú,
khoảng 4 - 5 tháng. Trọng lượng thành thục của tôm thẻ thường khoảng 35 - 40g trở
lên. Sự thành thục sinh dục của tôm thẻ chân trắng phụ thuộc vào sự tác động của
hormone tuyến nội tiết, cụ thể là tế bào thần kinh ở cơ quan X của cuống mắt.
Khi tôm cái vừa lột xác, tôm đực thường giao vĩ, đưa tinh cho tôm cái: các bó
tinh với sự giúp đỡ của petasma được đưa vào thelycum.
Số lượng trứng của tôm cái nhiều hay ít phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng
và trọng lượng cá thể tôm: trọng lượng lớn cho nhiều trứng hơn. Nếu tôm cái có trọng
lượng từ 30 - 45g thì số lượng trứng khoảng từ 100.000 - 250.000 trứng, trứng có
đường kính khoảng 0,22mm. Sự phát triển của trứng từ sau khi đẻ đến giai đoạn đầu
của Nauplius diễn ra trong khoảng 14 giờ ở 26 - 280C.
2.1.5 Sinh trưởng
Tôm thuộc họ Penaeus sinh trưởng rất nhanh, khoảng 4 - 5 tháng là tôm đạt
mức trưởng thành, trọng lượng khoảng 28 gr. Trong tự nhiên, tôm nước mặn tới mùa
sinh sản chúng tiến ra biển nơi có độ mặn cao để đẻ trứng. Trứng nở ra ấu trùng theo
sóng dạt vào các cửa sông, nơi có độ mặn thấp, thích hợp cho sự tăng trưởng của ấu
trùng. Tại môi trường nước lợ, ấu trùng tiến sang qua thời kỳ hậu ấu trùng
5


(Postlarvae), sau đó chuyển qua thời kỳ ấu niên (Juvenile) đồng thời bơi ra biển tiếp
tục tăng trưởng, sinh sản và tiếp tục chu kỳ sống của loài (theo Vũ Thế Trụ, 1999).
Tôm thẻ chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng
trưởng 3g, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái
thường lớn nhanh hơn tôm đực (theo Nguyễn Nhật Phong 2007).
Tôm lúc nhỏ thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm lớn thì cần khoảng
1 - 2 ngày. Trong khi tôm lột xác thì hàm lượng kiềm và oxy hòa tan trong môi trường

giảm rất nhanh.
2.1.6 Điều kiện môi trường sống thích hợp cho tôm thẻ chân trắng
Một số yếu tố môi trường phù hợp đối với tôm thẻ chân trắng:
Độ mặn:

15 - 25‰

Nhiệt độ:

22 - 280C

pH:

7.5 - 8.5

Oxy hòa tan:

4 – 7 mg/l

Độ kiềm:

100 – 180 (mg CaC03/l)

Nồng độ H2S

< 0.1 mg/l

Nồng độ NH3

< 0.5 mg/l


2.1.7 Một số bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng
Theo nhận định chung của Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy sản Nghệ An
(2009) thì tôm thẻ chân trắng thường mắc các bệnh sau:
™ Bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus): Bệnh do white spot
baculovirus.
™ Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease YH): Bệnh do virus Yellow head
Virus.
™ Bệnh còi (Monodon Type Baculovirus Disease): Do Monodon Type
Baculovirus.
™ Bệnh đóng rong: đây là bệnh do sinh vật bám (Fouling Disesse): Có 3
nhóm chính gây bệnh là vi khuẩn, nguyên sinh động vật và tảo có kích thước tương
đối lớn.
Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004):
6


™ Bệnh đen mang (Black Gill Disease): Bệnh đen mang có thể do nhiễm
nấm Fusarrium spp,…nhưng cũng có thể là do sự tác động của các yếu tố vô sinh như
các khí độc, ion kim loại nặng tác động làm tổn thương tế bào mang tôm, gây đen
mang.
™ Bệnh đỏ thân ở tôm (Red Disease In Penaeid Shrimp): Tôm bị bệnh này
thường hay xuất hiện màu đỏ ở đuôi, các phần phụ, mang và khi nặng cho thấy hiện
tượng đỏ toàn thân.
™ Bệnh mềm vỏ ở tôm (Soft Shell Disease), bệnh thường gặp ở tôm nuôi
thương phẩn. Khi bị bệnh này, dấu hiệu nhận biết đó là sau khi lột xác 24 - 48 giờ mà
vỏ kitin không cứng lại được.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi tôm còn gặp thêm một số bệnh khác như tôm sú
là bệnh thối đuôi, bệnh cong thân – cong đuôi và một số bệnh khác.
2.2 Tình Hình Nuôi Tôm Trên Thế Giới

Nghề nuôi tôm mới thực sự phát triển từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước và
phát triển rầm rộ vào cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90. Nghề nuôi tôm trên thế giới
tuy đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế của
các nước ở châu Á và Mỹ la tinh nhưng đi kèm với nó là những vấn đề rất lớn như
dịch bệnh tôm đang bùng nổ ở diện rộng và gây tổn thất to lớn, thảm rừng ngập mặn
quý giá bị triệt phá nghiêm trọng, ô nhiễm nước và đất, mặn hóa các vùng đất nông
nghiệp, môi trường xuống cấp…..
Nhìn chung, nghề nuôi tôm phục vụ xuất khẩu hiện nay chỉ tập trung ở 3 khu
vực Đông Nam Á, Nam Á và Mỹ La tinh. Nghề nuôi tôm hiện nay tập trung nhiều
nhất ở Châu Á (chiếm 87% sản lượng tôm thế giới), sau đó là Mỹ La tinh. Việt Nam
được xem là một trong những nước có sản lượng tôm sú lớn và tăng nhanh nhất.
Theo số liệu của FAO năm 2002 và năm 2003, sản lượng tôm của Châu Á ước
đạt 1,4 triệu tấn, tăng 11% so với sản lượng năm 2002 và 15% sản lượng thực tế của
năm 2001. Riêng Trung Quốc, sản lượng ước đạt 390.000 tấn, tăng 15% so với sản
lượng ước tính năm 2002 và 28% sản lượng thực tế năm 2001.
Tiếp đến là Thái Lan có sản lượng 280.000 tấn, giảm 9% so với sản lượng năm
2000. Sản lượng tôm của Việt Nam tăng nhanh từ 50.000 tấn năm 2001 đến 194.000
tấn năm 2002 và năm 2003 là 224.000 tấn.
7


Sản lượng tôm he chân trắng đã đạt khoảng 33% sản lượng tôm nuôi của Châu
Á năm 2003, các nước nuôi là Trung Quốc, Đài Loan và Inđônêxia. Tôm sú vẫn tiếp
tục chiếm ưu thế trong nuôi tôm ở Châu Á với khoảng 50% sản lượng.
Trong số 390.000 tấn tôm nuôi của Trung Quốc năm 2003, có khoảng hơn 60%
là tôm he chân trắng. Năm 2004, Trung Quốc tiếp tục phát triển nuôi tôm, tăng sản
lượng lên trên 400.000 tấn, chủ yếu là tôm he chân trắng. Nghề nuôi tôm ở Trung
Quốc có lợi thế là giá thành sản xuất có tính cạnh tranh, chỉ 2,6 USD/kg so với 3,2 3,4 USD/kg. Khó khăn lớn nhất trong suất xuất nuôi tôm thẻ chân trắng ở Trung Quốc
là nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
Ở Philipin và Malaixia, sản xuất tôm sú vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, và cấm sản

xuất tôm thẻ chân trắng.
Ở Ấn Độ, tình hình đang không rõ ràng. Người nuôi đang chờ đợi vào chính
sách của chính phủ, do hiệu quả kinh tế từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng ở các vùng
khác nhau có sự sai biệt rất lớn. Mặc dù chỉ giới hạn ở một vài bang nhất định nhưng
sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Ấn Độ năm 2003 vẫn đạt kết quả cao.
Sản lượng tôm nuôi thế giới năm 2004 đã tăng 2,5 lần so với năm 1995. Dẫn
đầu vẫn là tôm thẻ chân trắng tăng 8 lần, tôm sú tăng 1,2 lần
2.3. Tình Hình Nuôi Tôm Ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi. Nguồn lao động dồi dào với
3.260 km bờ biển và trên 4.000 hòn đảo lớn vùng ven bờ trải dài từ Quảng Ninh đến
Kiên Giang cùng 10 vạn đầm phá, 10 vịnh nhỏ, khoảng 24 vạn ha rừng ngập mặn, 29
ha bãi triều là tiềm năng to lớn cho nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ. Dựa vào điều
kiện sinh thái và khí hậu, có thể chia khu vực nuôi tôm ở nước ta thành 3 khu vực
chính: khu vực phí Bắc, khu vực Miền Trung và khu vực phía Nam.
Việt Nam cũng đã bắt đầu đa dạng hóa các loại tôm nuôi bằng việc nuôi tôm
thẻ chân trắng. Năm 2003, Việt Nam đã sản xuất 15.000 tấn, năm 2004 là 40.000 tấn
tôm he chân trắng cùng với 200.000 tấn tôm sú. Năm 2005 Việt Nam sản xuất hơn
100.000 tấn tôm he chân trắng.
Với những ưu điểm về điều kiện tự nhiên, trong những năm gần đây phong trào
nuôi tôm đang phát triển mạnh mẽ, từ quảng canh với năng suất thấp chuyển dần sang
quảng canh cải tiến và bán thâm canh, thâm canh năng suất cao.
8


So với các ngành kinh tế khác, ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh.
Tỷ trọng xuất khẩu của ngành thủy sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng từ
2,9% năm 1995 lên 3,4% năm 2000 và đạt 3,93% vào năm 2003. Năm 2003 sản lượng
tôm sú tăng vọt lên 200.000 tấn theo số liệu đã công bố của tổng cục thống kê, tỉ trọng
xuất khẩu của ngành thủy sản giai đoạn 1995 đến 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên
24.125 tỷ đồng.

Trong thập niên qua, nghề nuôi tôm đã phát triển khá mạnh ở một số tỉnh duyên
hải Miền Trung và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long trong đó: 10 tỉnh từ Phú Yên
đến Kiên Giang có diện tích nuôi tôm khoảng 208 ngàn ha chiếm 89% diện tích nuôi
tôm cả nước (234.689 ha) mà hình thức nuôi quảng canh chủ yếu chiếm 78% và quảng
canh cải tiến là 19% (riêng các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 50%)
Diện tích mặt nước nuôi tôm ở nước ta tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu
thống kê năm 1990, ở Việt nam có 96 ngàn ha diện tích mặt nước nuôi tôm với tổng
sản lượng là 32.740 tấn. Đến năm 1995 diện tích mặt nước nuôi tôm đã tăng 216.675,5
ha và sản lượng 55.593 tấn, chỉ riêng ở Đồng Bằng sông Cửu Long diện tích nuôi tôm
chiếm 19.102,5 ha với tổng sản lượng là 47.121 tấn. Chiếm 84,76% tổng sản lượng cả
nước. So với một số nước có điều kiện mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) tương tự
thì năng suất nước ta còn thấp, chất lượng tôm chưa cao chứng tỏ trình độ kỹ thuật
công nghệ, trình độ lao động của chúng ta còn thấp. Do đó vấn đề đặt ra là phải tìm
biện pháp để đẩy mạnh thâm canh, đặc biệt là nâng cao năng lực của người nuôi tôm
nói riêng và NTTS nói chung để hoạt động nuôi trồng đạt hiệu quả, năng suất tăng cao
tương xứng với tiềm năng của đất nước.

9


2.4. Tình Hình Nuôi Tôm Ở Nghệ An

Hình 2.2 Bản đồ quy hoạch nuôi trồng thủy sản Nghệ An
Nghệ An có bờ biển dài 82km, là vùng có địa giới hành chính của 48 xã phường
thuộc 6 huyện, thành, thị: Quỳnh Lưu (23 xã), Diện Châu (9 xã), Nghi Lộc (7 xã), Cửa
Lò (7 phường), thành Phố Vinh (xã Hưng hòa), Hưng Nguyên (xã Hưng Lợi) với diện
tích tự nhiên là 29.240,6 ha chiếm 1,78% diện tích của toàn tỉnh. Vùng ven biển Nghệ
An chịu tác động trực tiếp của nước biển và thủy triều. Địa hình vùng ven biển Nghệ
An được chia làm từng vùng rõ rệt, phần ven biển Quỳnh Lưu, Diện Châu thấp, bằng
phẳng và bị chia cắt bởi những lạch nhỏ, một phần thấp thường hay bị ngập lụt và

phần có địa hình cao hơn gồm những đồi và các cồn cát chảy dài theo hướng bắc nam.
Bờ biển Nghệ an có 6 cửa sông, lạch đổ ra biển thông với vịnh như vịnh lạch Cờn,
10


lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, cửa Lò, cửa Hội trung bình cứ 14km bờ biển có 1 cửa
lạch (theo Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Tỉnh nghệ An, 2005).
Năm 2009, sản lượng thủy sản Nghệ An đạt 37.500 tấn bằng 112% kế hoạch và
tăng 20% so với năm 2008. Trong đó, nuôi ngọt đạt 32.000 tấn bằng 114% kế hoạch
và bằng 117% so với năm 2008, nuôi mặn - lợ đạt 5.500 tấn bằng 100% kế hoạch và
bằng 140% so với năm 2008.
So với một số vùng trong nước thì năng suất của nuôi tôm của Nghệ An phát
triển tương đối. Nếu năm 2006 diện tích nuôi tôm của Nghệ An là 1.445 ha, trong đó
nuôi thâm canh và bán thâm canh là 865 ha với năng suất bình quân khoảng từ 2 – 5
tấn/ ha (tôm sú) và 6 – 9 tấn/ ha (tôm thẻ chân trắng). Thì năm 2007 diện tích nuôi tôm
đã tăng lên 2.110 ha, trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh là 1.759 ha. Tuy
nhiên, tốc độ phát triển vẫn chưa đều và chưa có tính bền vững. Nguyên nhân là do
Nghệ An là một tỉnh vùng Bắc trung bộ có thời tiết tương đối khắc nghiệt, nắng lắm,
mưa nhiều và những tháng rét thường kéo dài. Một nguyên nhân khác nữa là do ý
thức, nhận thức về việc nuôi tôm của người dân chưa đồng đều.
2.5 Điều Kiện Tự Nhiên và Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
2.5.1.1 Vị trí địa lý (theo Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Quỳnh
Lưu, 2009)
Huyện Quỳnh Lưu là một trong những huyện ven biển của tỉnh Nghệ An, có
diện tích tự nhiên là 607 km2, gồm 41 xã và 2 thị trấn.
Huyện Quỳnh Lưu nằm ở phía đông bắc của tỉnh, có tọa độ địa lý:
Từ 19o đến 19o5’ độ vĩ bắc
Từ 105o đế 105o45’ độ kinh đông

Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa
Phía tây giáp huyện Yên Thành và Nghĩa Đàn
Phía nam giáp huyện Diễn Châu
Phía đông giáp vịnh bắc bộ
Quỳnh Lưu có bờ biển dài 20 km, có nhiều cửa lạch như: Lạch Cờn, lạch Quèn
và lạch Thơi. Ở đây có 3 con sông lớn là sông Ông Độ, sông Mai Giang và sông Dừa
11


và nhiều sông, rạch nhỏ khác. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở Quỳnh Lưu.
2.5.1.2 Thời tiết và khí hậu (theo Cục Khí Tượng Thủy Văn Nghệ An, 2010)
a. Khí hậu
Quỳnh Lưu là huyện thuộc vùng ven biển nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
chịu tác động trực tiếp của gió mùa tây - nam (tháng 4 - tháng 8) và gió mùa đông bắc (tháng 11 - tháng 3 năm sau). Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào
tháng 1.
Khí hậu ở đây chia làm 4 mùa rõ rệt trong năm, mùa xuân mát mẻ bắt đầu từ
cuối tháng 12 đến cuối tháng 3 âm lịch, mùa hạ oi bức và nóng nực bắt đầu từ đầu
tháng 4 đến đầu tháng 8 âm lịch, mùa thu se lạnh từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 âm
lịch, thời gian còn lại trong năm là một mùa đông buốt giá. Thời tiết trong năm biến
đổi liên tục và phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nuôi trồng thủy sản và
các hoạt động sản xuất khác.
b. Nhiệt độ
Tùy theo mùa mà nhiệt độ cũng thay đổi rất khác nhau, vào mùa hạ nhiệt độ
luôn ở mức cao trung bình khoảng 34 - 370C, có lúc lên đến trên 400C - 410C. Mùa
đông thì ngược lai, nhiệt độ luôn ở mức thấp trung bình khoảng 13 - 170C nhiều giai
đoạn nằm dưới 100C và có lúc xuống nhiệt độ âm. Mùa thu và mùa xuân nhiệt độ
tương đối dễ chịu khoảng từ 17 - 280C và có sự xê dịch không đáng kể.
c. Chế độ mưa
Lượng mưa ở Quỳnh Lưu là thấp nhất trong toàn tỉnh. Tổng lượng mưa hàng

năm của huyện Quỳnh Lưu vào khoảng 1.736,3 mm, tập trung vào mùa mưa (80%) từ
giữa tháng 6 - tháng 10. Những tháng còn lại có lượng mưa khoảng 200 mm nên
thường bị hạn vào cuối vụ đông.
Quỳnh Lưu có thời gian khô nắng gần 8 tháng (từ tháng 11 - tháng 6 năm sau)
đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm.
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm khoảng từ 900 - 1.200 mm, độ ẩm không khí trung
bình khoảng 81%, thấp nhất là 72% và cao nhất là 93% là điều kiện thuận lợi để phát
triển nông nghiệp.

12


d. Chế độ nắng
Nắng khá nhiều và số giờ nắng cao, trung bình khoảng 150 - 175 ngày nắng,
tương đương 1.500 - 1800 giờ/năm. Cao nhất vào mùa hạ 10 - 13 giờ/ngày và thấp
nhất vào mùa đông (tháng 11 - 1 năm sau) khoảng 2 - 3 giờ/ngày, thậm chí có lúc 5 - 7
ngày liên tục không có nắng. Đây cũng có thể coi là hạn chế lớn nhất của việc phát
triển nuôi thủy sản của vùng.
2.5.1.3 Thủy văn
Huyện Quỳnh Lưu có 3 cửa lạch thông ra biển: lạch Cờn (tráp) là cửa sông Mai
Giang, lạch Quèn là cửu sông Ông Độ, lạch Thơi là cửa sông Dừa. Hầu hết diện tích
nuôi trồng thủy sản của huyện đều nằm trong lưu vưc 3 con sông này. Thủy triều của
vùng chủ yếu là nhật triều - Bán nhật triều không đều. Biên độ thủy triều thấp từ 1,5 2m. Thời gian triều dâng, triều rút thường ngắn. Khả năng thay đổi khối nước trong
sông kém, làm giảm chất lượng nước trong từng khu vực.
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng triều của cửa lạch Cờn gồm các xã: Quỳnh
Lộc, Quỳnh Di, Quỳnh Phương, Quỳnh Thuận, Quỳnh Thanh, Quỳnh Xuân, Quỳnh
Liên, Quỳnh Đôi, Quỳnh Yên và Mai Hùng. Đây được xem là khu vực khá thuận lợi
cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện.
2.5.1.4 Địa hình - Thổ những
a. Địa hình (theo Phòng Địa Chính Huyện Quỳnh Lưu, 2010)

Nằm trong khu vực đồng bằng ven biển, Quỳnh Lưu có địa hình tương đối bằng
phẳng, hơi dốc ttheo hướng tây - đông. Dân cư tập trung khá đông đúc, cơ sở hạ tầng
ngày được nâng cao, hệ thống giao thông, thủy lợi được chú trọng xây dựng và phát
triển mạnh. Khu vực đông và đông nam có địa hình thấp, bằng phẳng độ mặn tương
đối ổn định, thuận lợi cho việc bố trí nuôi trồng thủy sản theo hướng tăng tỉ trọng nuôi
thâm canh, bán thâm canh và khai thác ruộng muối.
b. Thổ nhưỡng (theo Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Quỳnh Lưu, 2009)
Nếu phân theo sự phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, có thể phân vùng huyện
Quỳnh Lưu theo kết cấu đất như sau:
Vùng I (vùng đồi thấp): Đây là vùng ngọt hoàn toàn, phần lớn đất thuộc vùng
này là đất feralit sói mòn trở thành sỏi đá và một phần đất thịt. Với diện tích là 27.048
ha, chiếm 44,56% diện tích tự nhiên, đất đai màu mỡ và dễ bị khô cằn. Vùng này
13


thuộc khu vực phía tây và tây bắc của huyện, ở đây chủ yếu là trồng cây công nghiệp,
lúa và hoa màu.
Vùng II (vùng đồng bằng chiêm trũng): Đây là vùng ngọt và mặn ít, đất ở vùng
này chủ yếu là đất thịt và thịt pha cát. Diện tích là 21.800 ha, chiếm 35,91% tổng diện
tích. Đất dai có độ phì nhiêu cao, phần lớn nước là nước ngọt và có nhiễm mặn nhẹ
vào mùa khô nắng. Khu vục này chủ yếu là trồng lúa và hoa màu.
Vùng III (vùng ven biển): Là vùng có nguồn nước mặn quanh năm, khu vực
này có rất nhiều loại đất như: đất cát biển, đất mặn sú vẹt, đất mặn chua và chua mặn,
đất ít mặn và đất thịt. Gồm 11.852 ha chiếm 19,53% tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện.
Tổng diện tích tự nhiên của huyên Quỳnh Lưu là 60.700 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp chiếm 42.750 ha (70,43% diện tích tự nhiên), trong đó cây
hàng năm là 19.790 ha. Phần lớn là trồng lúa và hoa màu, và một số ít loại cây lâu năm
chủ yếu là cây ăn quả và mía. Đất lâm nghiêp 19.067 ha, là rừng phòng hộ ven biển,
rừng phòng hộ phía tây và rừng trồng là các đồi tràm. Đất nuôi trồng thủy sản có 3.207

ha, chủ yếu là đất nuôi thủy sản lợ mặn. Đất ruộng muối là 665ha, còn lại là đất nông
nghiệp khác. Bình quân đất nông nghiệp/người đân là 1.128 m2.
Nhóm đất phi nông nghiệp chiếm 10.663 ha (= 17,57% diện tích tự nhiên),
trong đó đất ở chiếm 1.693,3 ha, bình quân đất ở/người là 44,7 m2. Đất chuyên dùng
chiếm 5.820 ha, bình quân 153,5 m2 /người nhưng chủ yếu là đất công trình công cộng.
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 33 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 362,62 ha, đất sông suối và
mặt nước chuyên dùng là 2.741,86 ha. Bình quân đất ở + công trình dân dụng/ đầu
người là 107 m2, còn lại là đất phi nông nghiệp sử dụng các mục đích khác.
Nhóm chưa sử dụng còn lại là 7.325,21 ha.
Trong những năm gần đây, nhóm đất nông nghiệp có nhiều chuyển biến. Việc
giảm dần diện tích cây lâu năm, diện tích làm muối sang nuôi trồng thủy sản đã và
đang được chú trọng (tăng từ 2.151 ha năm 2005 – 3.207 ha năm 2009). Trong nhóm
đất phi nông nghiệp, các loại đất xây dựng, đất giao thông, đất ở tăng chậm, nhưng đất
thủy lợi lại tăng nhanh.

14


2.5.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội
2.5.2.1 Cơ cấu hành chính
Huyện quỳnh lưu có 41 xã và 2 thị trấn, với 538 khối ấp.
2.5.2.2 Dân số - Lao động và nguồn lực của nông hộ (Theo Phòng Thống Kê huyện
Quỳnh Lưu, 2009)
Với diện tích tự nhiên là 607 km2, tổng dân số là 379.052 người trong đó số
người trong độ tuổi lao động là 216.409 người, mật độ dân số bình quân khoảng 624
người/km2. Tỉ lệ tăng tự nhiên của huyện năm 2009 là 0,95%, tăng nhanh so với các
địa phương khác trong tỉnh và so với tăng tự nhiên của toàn tỉnh Nghệ An, nhưng so
với tốc độ tăng dân số của khu vực và của cả nước lại nằm ở mức tương đối thấp. Mật
độ dân số khá cao so với các địa phương khác nhưng so với khu vực Bắc Trung Bộ thì
lại không quá cao.

Nguồn lao động của huyện được coi là khá dồi dào, khả năng vận dụng linh
hoạt và khả năng thích ứng nhanh. Kiến thức của người lao động ngày càng được nâng
cao trong quá trình hoạt động kinh tế với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, lực
lượng lao động có trình độ cao còn hụt hẫng, người nuôi tôm ít hiểu biết về những kiến
thức cần thiết để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hàng hóa.
Thực trạng nguồn nhân lực trong các hộ dân: Lực lượng lao động tuy dồi dào
nhưng thiếu kiến thức khoa học – kỹ thuật trình độ cao, việc bổ sung lực lượng cán bộ
trợ giúp có trình độ cao còn nhiều hạn chế.
Việc cơ cấu và bố trí lực lượng cán bộ còn mất cân đối, lực lượng cán bộ có
trình độ khoa học kỹ thuật chủ yếu tập trung ở các ngành giáo dục - đào tạo, y tế, công
nghiêp nặng và quản lý nhà nước nhưng trong nông – lâm - thủy sản lại rất ít.
Hàng năm số học viên, sinh viên ra trường về địa phương không nhiều, vì thế
việc nâng cao số lao động có trình độ theo hướng được đào tạo bài bản từ trên xuống
là rất khó. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ cho người lao động cần được chú trọng
theo hướng mở các lớp tập huấn hay đào tạo ngắn hạn cho lao động địa phương,
nhưng việc thực hiện vấn đề này đang gặp rất nhiều khó khăn, vì thế chất lượng lao
động có tăng nhưng không vượt bậc.

15


×