Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNGBỆNH TRÊN HEO NÁI MANG THAI, HEO NÁI ĐẺ VÀ TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.41 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH TRÊN HEO NÁI
MANG THAI, HEO NÁI ĐẺ VÀ TIÊU CHẢY
TRÊN HEO CON THEO MẸ

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG
Lớp

: DH05TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2005-2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y




NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH TRÊN HEO NÁI
MANG THAI, HEO NÁI ĐẺ VÀ TIÊU CHẢY
TRÊN HEO CON THEO MẸ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN
PGS.TS.TRẦN THỊ DÂN

Tháng 08/2010


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG
Tên luận văn: “Khảo sát một số chứng/bệnh trên heo nái mang thai, heo nái
đẻ và tiêu chảy trên heo con theo mẹ”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ngày…….tháng…….năm 2010.
Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN TẤT TOÀN

PGS.TS. TRẦN THỊ DÂN


i


LỜI CẢM ƠN
 Kính dâng cha mẹ
Những cố gắng phấn đấu của con, niềm kính yêu và biết ơn vô hạn trước những
khó khăn vất vả của cha, mẹ để cho con yên tâm học tập có được ngày hôm nay.
 Thành kính ghi ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý Thầy Cô trong khoa
đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa học.
 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Tất Toàn và PGS.TS. Trần Thị Dân đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này.
 Chân thành cảm ơn
Ban Giám Đốc trại chăn nuôi heo công nghiệp ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương và cùng toàn thể cô chú, anh chị trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin cám ơn các bạn trong và ngoài lớp đã gắn bó chia sẽ vui buồn và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2010.
Xin chân thành cảm ơn!

NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số chứng/bệnh trên heo nái mang thai, heo

nái đẻ và tiêu chảy trên heo con theo mẹ” được tiến hành tại trại chăn nuôi heo
huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương, thời gian từ ngày 22/02/2010 đến ngày
22/06/2010.
Qua thời gian khảo sát, chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:
Nhiệt độ và ẩm độ có sự khác biệt giữa các tháng khảo sát. Nhiệt độ trung
bình của trại dao động từ 29,84 – 31,010C, ẩm độ từ 78,69 – 81,25%, phù hợp cho
heo con theo mẹ nhưng cao hơn mức yêu cầu của nái.
Tỷ lệ một số chứng/bệnh trên nái giai đoạn mang thai tương đối cao 29,63%,
trong đó không đậu thai chiếm tỷ lệ cao nhất 20,83%, nái viêm tử cung 6,48%, sẩy
thai và viêm khớp xảy ra với tỷ lệ thấp (lần lượt là 1,85% và 0,93%). Tỷ lệ nái mắc
bệnh đường sinh dục xảy ra nhiều ở lứa 3 trở lên, tỷ lệ nái không đậu thai cao nhất ở
lứa 1 (35,71%) sau đó giảm dần đến lứa 3 và tăng lại từ nái lứa 4 trở đi.
Tỷ lệ viêm tử cung trên nái sau khi sinh cao 35% (21/60 nái). Tỷ lệ mắc bệnh
tập trung ở những nái đẻ lứa đầu (44,44%) và nái đẻ sau lứa > 5 (41,67%). Trong đó
nái viêm dạng mủ chiếm tỷ lệ cao (61,90%), kế đến là nái viêm nhờn (33,33%),
thấp nhất là nái viêm mủ máu (4,76%) và không ghi nhận được tình trạng nái viêm
vú trên nái sau khi sinh.
Số heo con đẻ ra trên ổ và trọng lượng bình quân heo sơ sinh không có sự
khác biệt theo mức độ viêm tử cung của nái nhưng trọng lượng heo cai sữa, tỷ lệ
nuôi sống và tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo thể trạng nái thì có sự khác biệt rõ rệt.
Vi khuẩn Staphylococcus spp. và Streptococcus spp. phân lập được từ mẫu
dịch viêm trên nái, E.coli và Salmonella từ mẫu phân heo con tiêu chảy. Qua thử
kháng sinh đồ thì các vi khuẩn này đề kháng mạnh với một số loại kháng sinh như
streptomycin, cefuroxime acetil, chỉ còn nhạy cảm với một số ít kháng sinh như
cephalexin, norfloxacin nhưng với tần suất không cao (40 – 80%).

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................ ii
Lời cảm tạ................................................................................................................. iii
Tóm tắt .................................................................................................................... iv
Mục lục..................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... x
Danh sách các bảng ................................................................................................. xi
Danh sách các biểu đồ .............................................................................................. xi
Danh sách các hình .................................................................................................. xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ......................................................................... 2
1.2.1 Mục đích .............................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI .............................................................. 3
2.1.1 Lịch sử hình thành................................................................................ 3
2.1.2 Vị trí địa lý ........................................................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu đàn............................................................................................ 3
2.1.4 Hệ thống chuồng trại ............................................................................ 3
2.1.5 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................... 4
2.1.5.1 Thức ăn ..................................................................................... 4
2.1.5.2 Nước sử dụng ........................................................................... 4
2.1.5.3 Quy trình chăm sóc heo trong trại ........................................... 4
2.1.6 Quy trình vệ sinh và thú y .................................................................... 6
2.1.6.1 Quy trình vệ sinh sát trùng ....................................................... 6

iv



2.1.6.2 Quy trình thú y ......................................................................... 7
2.2 TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ NÁI MANG THAI ............................................ 8
2.2.1 Sự thành thục và động dục ................................................................... 8
2.2.1.1 Sự thành thục ............................................................................ 8
2.2.1.2 Dấu hiệu động dục .................................................................... 8
2.2.2 Nuôi dưỡng chăm sóc nái mang thai.................................................... 8
2.2.2.1 Sự mang thai ............................................................................. 8
2.2.2.2 Giai đoạn nái mang thai ............................................................ 8
2.3 MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH TRÊN NÁI MANG THAI ................................ 9
2.3.1 Không đậu thai .................................................................................... 9
2.3.2 Viêm đường sinh dục ........................................................................... 10
2.3.3 Sẩy thai ................................................................................................. 10
2.3.4 Viêm khớp ............................................................................................ 11
2.4 VIÊM TỬ CUNG VÀ VIÊM VÚ TRÊN NÁI SAU KHI SINH ................. 12
2.4.1 Viêm tử cung trên nái........................................................................... 12
2.4.1.1 Nguyên nhân gây viêm tử cung ................................................ 12
2.4.1.2 Phân loại các dạng viêm tử cung .............................................. 13
2.4.1.3 Tác hại của viêm tử cung .......................................................... 14
2.4.1.4 Biện pháp phòng và điều trị viêm tử cung................................ 15
2.4.2 Viêm vú trên nái ................................................................................... 15
2.4.2.1 Nguyên nhân gây viêm vú ........................................................ 16
2.4.2.2 Bệnh pháp phòng và trị viêm vú ............................................... 16
2.5 TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ ................................................ 17
2.5.1 Nguyên nhân gây tiêu chảy .................................................................. 17
2.5.2 Phòng ngừa và điều trị bệnh ................................................................ 18
2.6 LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ......... 19
2.6.1 Công trình nghiên cứu một số bệnh trên nái mang thai ....................... 19
2.6.2 Công trình nghiên cứu viêm tử cung, viêm vú trên nái sau khi
sinh và tiêu chảy trên heo con theo mẹ ......................................................... 19


v


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .............................. 21
3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ........................................................ 21
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ........................................................................... 21
3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT ............................................................................ 21
3.4 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................................................... 21
3.4.1 Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ của trại nái mang thai và trại nái đẻ ........ 21
3.4.1.1 Dụng cụ ............................................................................................. 21
3.4.1.2 Phương pháp tiến hành...................................................................... 21
3.4.1.3 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ................................................... 22
3.4.2 Khảo sát một số chứng bệnh trên nái trong giai đoạn mang thai......... 22
3.4.2.1 Phương pháp khảo sát ............................................................... 22
3.4.2.2 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính........................................... 23
3.4.3 Khảo sát tình hình viêm tử cung, viêm vú trên nái sau khi sinh .......... 23
3.4.3.1 Phương pháp khảo sát ............................................................... 23
3.4.2.2 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính........................................... 23
3.4.4 Khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng, tình hình tiêu chảy trên heo con
theo mẹ .......................................................................................................... 24
3.4.4.1 Dụng cụ ..................................................................................... 24
3.4.4.2 Phương pháp khảo sát ............................................................... 24
3.4.4.3 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính........................................... 24
3.4.5 Phân lập và thử kháng sinh đồ của một số vi khuẩn trong mẫu dịch
viêm tử cung và mẫu phân heo con tiêu chảy ............................................... 25
3.4.5.1 Dụng cụ và hóa chất ................................................................. 25
3.4.5.2 Phương pháp tiến hành ............................................................. 25
3.4.5.3 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính .......................................... 26
3.4.6 Khảo sát hiệu quả điều trị bệnh trên nái của trại.................................. 26

3.4.6.1 Thuốc sử dụng ................................................................................... 26
3.4.6.2 Phương pháp khảo sát ....................................................................... 26
3.4.6.3 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính ................................................... 27

vi


3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................ 27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 28
4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ TRẠI NÁI .................... 28
4.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG BỆNH TRÊN NÁI MANG
THAI ................................................................................................................... 30
4.2.1 Tỷ lệ một số chứng/bệnh trên nái khảo sát .......................................... 30
4.2.2 Tỷ lệ của từng loại chứng/bệnh trên nái theo lứa đẻ ............................ 31
4.2.4 Ảnh hưởng của nái mắc chứng/bệnh đến tỷ lệ đậu thai trên nái .......... 34
4.3 KHẢO SÁT VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ TRÊN NÁI SAU KHI SINH .. 35
4.3.1 Tỷ lệ viêm tử cung và viêm vú trên heo nái sau khi sinh .................... 35
4.3.2 Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên nái khảo sát ................................. 36
4.3.3 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung ................................................................ 37
4.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, TÌNH
HÌNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON THEO MẸ ........................................... 39
4.4.1 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển heo con theo
thể trạng nái .................................................................................................. 39
4.4.2 Tỷ lệ nuôi sống heo con đến 24 ngày tuổi theo thể trạng nái .............. 41
4.4.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo thể trạng nái ......................................... 42
4.5 PHÂN LẬP VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ MỘT SỐ VI KHUẨN TRONG
MẪU DỊCH VIÊM TỬ CUNG VÀ MẪU PHÂN HEO CON TIÊU CHẢY ......... 43
4.5.1 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ trong mẫu dịch viêm tử
cung trên nái sinh sản .................................................................................... 44
4.5.1.1 Kết quả phân lập vi khuẩn trong mẫu dịch viêm ...................... 44

4.5.1.2 Kết quả thử kháng sinh đồ trên mẫu dịch viêm ........................ 45
4.5.2 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ từ mẫu phân heo
con tiêu chảy ................................................................................................. 47
4.5.2.1 Kết quả phân lập vi khuẩn trong mẫu phân tiêu chảy .............. 47
4.5.2.2 Kết quả thử kháng sinh đồ trên những mẫu phân heo con tiêu
chảy ....................................................................................................... 48

vii


4.6 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN NÁI CỦA TRẠI ........ 49
4.6.1 Hiệu quả điều trị bệnh trên nái ở trại mang thai .................................. 49
4.6.1.1 Liệu pháp điều trị ...................................................................... 49
4.6.1.2 Kết quả điều trị ........................................................................ 50
4.6.2 Hiệu quả điều trị viêm tử cung trên nái sau khi sinh của trại .............. 51
4.6.2.1 Liệu pháp phòng và điều trị ...................................................... 51
4.6.2.2 Kết quả điều trị ........................................................................ 51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 53
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................. 53
5.2 ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 55
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 58

viii


CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT
AĐTBTN: Ẩm độ trung bình trong ngày
AĐTBTT: Ẩm độ trung bình trong tuần
AĐTBTTh: Ẩm độ trung bình trong tháng

FMD : Foot and Mouth disease
NĐTBTN: Nhiệt độ trung bình trong ngày
NĐTBTT: Nhiệt độ trung bình trong tuần
NĐTBTTh: Nhiệt độ trung bình trong tháng
MMA: Metritis Mastitis Agalactiae
PRRS: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome
TLTLBTN: Tỷ lệ từng loại bệnh trên nái

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Lịch tiêm phòng vaccine cho đàn heo của trại ......................................... 7
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ trại nái mang thai............................. 28
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát nhiệt độ và ẩm độ trại nái đẻ ......................................... 28
Bảng 4.3 Tỷ lệ một số chứng/bệnh trên nái mang thai ............................................ 30
Bảng 4.4 Tỷ lệ của từng loại chứng/bệnh trên nái mang thai theo lứa đẻ ............... 31
Bảng 4.5 Sự liên hệ giữa nái mang thai mắc chứng/bệnh với tỷ lệ đậu thai............ 33
Bảng 4.6 Tình hình sức khỏe trên nái sau khi sinh .................................................. 35
Bảng 4.7 Tỷ lệ viêm tử cung theo lứa đẻ trên nái khảo sát ...................................... 36
Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển trên heo con theo thể trạng nái ..... 39
Bảng 4.9 Tỷ lệ nuôi sống heo con đến 24 ngày tuổi theo thể trạng nái ................... 41
Bảng 4.10 Kết quả phân lập vi sinh vật trong mẫu dịch viêm ................................. 44
Bảng 4.11 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn Staphylococcus spp ................ 45
Bảng 4.12 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn Steptococcus spp .................... 46
Bảng 4.13 Kết quả phân lập vi sinh vật trong mẫu phân ......................................... 47
Bảng 4.14 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn E.coli ...................................... 48
Bảng 4.15 Hiệu quả điều trị bệnh trên nái mang thai của trại ................................. 50


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Tần suất các dạng viêm tử cung trên nái viêm ..................................... 37
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo thể trạng nái .......................................... 43
Biểu đồ 4.3 Phân bố heo nái khỏi viêm theo thời gian điều trị ................................ 51

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Nái mang thai viêm tử cung ..................................................................... 32
Hình 4.2 Dịch viêm tử cung dạng mủ ...................................................................... 32
Hình 4.3 Nái sẩy thai lúc 35 ngày ........................................................................... 33
Hình 4.4 Thai sẩy của nái sẩy thai ........................................................................... 33
Hình 4.5 Nái mang thai bi sưng khớp ...................................................................... 34
Hình 4.6 Khớp sưng đang bị hoại tử ........................................................................ 34

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm trở lại đây, nhờ nắm bắt được xu hướng phát triển của xã
hội và không ngừng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất
làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng
được nâng lên. Nhu cầu về thực phẩm cũng tăng theo, từ chỗ chỉ cần ăn no đã
chuyển sang phải ăn ngon và đảm bảo an toàn chất lượng. Cho nên ngành chăn
nuôi của nước ta không chỉ mở rộng về mặt qui mô mà còn nâng cao cả về số lượng

và chất lượng với mục đích hạ thấp giá thành sản tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước
đồng thời xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới. Và để cung cấp con
giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại và các hộ gia đình, các nhà khoa
học đã không ngừng nghiên cứu, lai tạo ra được nhiều giống vật nuôi mới có
năng suất cao, sức đề kháng bệnh tốt, chất lượng thịt cao, an toàn cho sức khỏe
người tiêu dùng (Đỗ Cường Thịnh, 2005).
Trong lĩnh vực chăn nuôi heo, khâu chăm sóc, quản lý heo nái sinh sản và
heo con theo mẹ có ảnh hưởng lớn đến thành tích sinh sản của nái và hiệu quả
kinh tế chăn nuôi. Mặc dù việc chăm sóc và phòng ngừa các bệnh về đường sinh
sản của heo nái và các bệnh trên heo con theo mẹ luôn được người chăn nuôi đặc
biệt quan tâm. Song do điều kiện khí hậu nước ta nóng ẩm, công tác chăm sóc quản
lý còn nhiều hạn chế nên dễ phát sinh bệnh trên nái và tiêu chảy trên heo con theo
mẹ (Nguyễn Văn Út, 2007).

1


Trong đó, những chứng/bệnh thường gặp trên nái mang thai như không đậu
thai, viêm đường sinh dục, sẩy thai,…viêm vú, viêm tử cung trên nái ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng sinh sản của nái, làm giảm số lứa đẻ trong năm thậm chí có
thể làm mất hẳn khả năng sinh sản của nái. Không những thế đây còn là một trong
những nguyên nhân gây tỷ lệ tiêu chảy ở heo con theo mẹ tăng cao do thành phần
sữa mẹ thay đổi (Nguyễn Văn Thanh, 2007).
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ môn Nội Dược, Khoa
Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tất Toàn và PGS.TS.Trần Thị Dân, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Khảo sát một số chứng/bệnh trên heo nái mang thai, heo nái đẻ và
tiêu chảy trên heo con theo mẹ”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu các bệnh thường xảy ra trên nái sinh sản (nái mang thai và nái nuôi
con), ảnh hưởng của bệnh trên đến sinh trưởng phát triển của heo con để có biện
pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát ẩm độ và nhiệt độ chuồng nuôi
Ghi nhận tỷ lệ các chứng/bệnh xảy ra trên nái trong thời gian mang thai.
Theo dõi và ghi nhận nái viêm tử cung, viêm vú sau khi sinh và tiêu chảy
trên heo con theo mẹ.
Khảo sát mối liên quan giữa một số chứng/bệnh trên nái đối với sinh trưởng,
phát triển của heo con.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI
2.1.1 Lịch sử hình thành
Cơ sở được thành lập năm 2000, dựa trên nền tảng là cơ sở chăn nuôi Long
Nguyên. Đến quý I năm 2005, cơ sở Long Nguyên chính thức được thành lập, lấy
tên là “Công ty TNHH Gia Nam”. Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất heo thịt
cung cấp cho thị trường. Ngoài ra công ty còn nuôi thêm đà điểu và các sấu, để lấy
trứng và thịt.
Sau hai năm hoạt động đến quý IV năm 2007, công ty TNHH Gia Nam
chuyển nhượng lại cho công ty TNHH Long Châu Đồng Nai, cơ sở vẫn giữ nhiệm
vụ cung cấp heo thịt, trứng đà điểu và cá sấu thịt cho thị trường.
2.1.2 Vị trí địa lý
Cơ sở tọa lạc ở ấp Bưng Thuốc, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương. Cách thị trấn Mỹ Phước 3 km theo hướng Đông Tây.

2.1.3 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 17/06/2010, tổng đàn heo của trại là 4078 con, trong đó:
Đực giống

: 17 con

Nái sinh sản

: 707 con

Heo con theo mẹ : 705 con
Heo sau cai sữa : 1043 con
Heo thịt

: 1606 con

2.1.4 Hệ thống chuồng trại
Trại gồm 2 khu chăn nuôi heo: khu 1 có 6 dãy, khu 2 có 9 dãy, khu nọc nằm
dọc giữa khu 1 và khu 2, ngoài ra còn có khu vực nuôi đà điểu và nuôi cá sấu phía

3


sau khu chăn nuôi heo. Chuồng xây dựng theo hướng đông tây, bố trí theo chiều
dọc, so le nhau. Tất cả chuồng nuôi đều dạng 2 mái lợp bằng tole, chuồng kín dành
cho nái sinh sản, nọc, cai sữa. Riêng heo thịt được nuôi ở kiểu chuồng hở.
Nền chuồng heo con cai sữa, hai bên của ô chuồng nái đẻ thiết kế bằng nhựa
cứng. Nền chuồng nái mang thai, phần giữa ô chuồng nái đẻ, đực giống, heo thịt
làm bằng xi măng. Trần nhà: nái đẻ, nái mang thai, đực giống, heo con cai sữa căng
la phông bằng bạt nilon, xung quanh là cửa kính có thể đóng mở được.

Chuồng nái nuôi con: chuồng cá thể, mỗi ô gồm 03 phần: phần giữa làm
bằng đan ximăng dành cho heo mẹ có các thanh chắn hạn chế heo mẹ đè heo con.
Hai phần ở 2 bên bằng nhựa cứng dành cho heo con gồm 1 phần to và 1 phần nhỏ.
Ở cuối ô chuồng phía phần to là nơi úm heo con. Chuồng nái mang thai, cái hậu bị
chờ phối làm bằng lồng sắt đặt trên nền đan ximăng, có máng ăn bằng thiếc cứng và
vòi uống tự động riêng ở mỗi đầu chuồng. Ở khu 1 nái cai sữa về được nhốt tập
trung ở khu vực bên ngoài, không nằm trong dãy chuồng.
2.1.5 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
2.1.5.1 Thức ăn
Trại sử dụng thức ăn của công ty Thức ăn gia súc Long Châu, Đồng Nai, cho
ăn theo từng lứa tuổi, giai đoạn mang thai. Riêng heo con từ tập ăn đến cai sữa và 2
tuần sau cai sữa ăn cám Right - Track Red của công ty Cargill.
Định mức thức ăn và thành phần dinh dưỡng của từng loại thức ăn được
phân theo từng giai đoạn phát triển của heo, được trình bày chi tiết ở phần phụ lục.
2.1.5.2 Nước sử dụng
Nước uống lấy từ nguồn nước giếng khoan, được bơm lên bồn chứa rồi theo
hệ thống ống dẫn tới các dãy chuồng cho heo uống bằng núm uống tự động gắn ở
đầu mỗi ô chuồng và sử dụng vào việc vệ sinh sát trùng chuồng trại.
2.1.5.3 Quy trình chăm sóc heo trong trại
Nái mang thai
Công nhân cho nái ăn 2 lần/ngày, lúc 7 giờ 15 và 15 giờ. Lượng thức ăn cho
ăn tùy theo giai đoạn nái mang thai, tùy theo thể trạng của nái. Sau khi cho ăn, dọn

4


phân trên nền chuồng, rửa sạch máng ăn của nái, rửa sạch sàn chuồng. Nái mang
thai được tắm 2 lần/tuần, tắm vào buổi sáng sau khi cho ăn xong. Nái mới cai sữa
về nhốt ở khu vực riêng được tắm mỗi ngày.
Quan sát heo phát hiện heo bệnh, bỏ ăn, viêm đường sinh dục, nghi không

đậu thai hoặc không đậu thai, viêm khớp, đau móng.... vào đầu buổi sáng và đầu giờ
trưa mỗi ngày để điều trị kịp thời. Đánh dấu nái bị viêm đường sinh dục, không đậu
thai chuyển ra khu vực chờ phối hoặc tập trung ở một phần dãy chuồng để tiện cho
việc theo dõi và điều trị. Theo dõi thường xuyên, phát hiện nái lên giống lại và phối
lại đúng lúc.
Nái mang thai trước khi sinh 7 – 10 ngày so với dự kiến được chuyển từ dãy
chuồng nái mang thai sang dãy chuồng nái đẻ. Chuồng trống phải được rửa sạch,
phun vôi sát trùng và bỏ trống vài ngày trước khi chuyển nái đến.
Nái đẻ và nái nuôi con
Trước khi sinh 7 – 10 ngày nái được đưa lên chuồng đẻ, heo nái được cho
ăn thức ăn A 70. Giảm dần lượng thức ăn trên nái xuống còn khoảng 2 kg/con/ngày
vào 3 ngày trước khi sinh và 1,0 – 1,5 kg/con/ngày trước khi sinh 1 – 2 ngày. Khi
nái có dấu hiệu sắp sinh, công nhân chuẩn bị bao bố mềm để lót ở phía sau nái và để
lau heo con, chuẩn bị lồng úm, đèn úm, thuốc kháng sinh và thuốc trợ sức.
Để cho nái đẻ bình thường, chỉ tiến hành các biện pháp can thiệp đối với
những nái có dấu hiệu đẻ khó, khoảng cách đẻ giữa hai con lâu, nái rặn mạnh nhiều
nhưng không ra con... thì tiêm 40 – 50 UI Bio - oxytocin (1000UI), mát – xa bầu vú
mà heo vẫn không đẻ thì mới can thiệp bằng tay, móc heo.
Tiêm Multibio (thành phần ampicilin, colistin, dexamethasone) sau khi nái
đẻ con đầu tiên. Nái đẻ được 2 – 3 con thì tiêm mũi thứ nhất Bio - oxytocin liều 40
– 50 UI/nái. Tiếp tục tiêm mũi thứ hai Bio - oxytocin khi nái đẻ được 7 – 8 con, liều
chích giảm xuống 20 – 30 UI/nái. Trợ sức cho những nái có biểu hiện rặn đẻ kém,
mệt, thở nhiều bằng 500 – 1000 ml Glucose 5% kết hợp Bio - Cevit (thành phần
Ascortic acid), kết hợp thêm với Bio – Calcimax trong trường hợp nái yếu hay run
chân.

5


Sau khi nái đẻ xong theo dõi tình hình ra nhau của nái tránh tình trạng sót

nhau dễ gây viêm nhiễm tử cung. Tùy vào tình trạng sức khỏe và sức ăn của nái mà
công nhân quyết định cho nái ăn ít hay không ăn trong ngày nái sinh, sau đó tăng
dần lượng thức ăn đến ngày thứ năm thì cho nái ăn tự do.
Nái sau khi sinh ngày thứ 2 được tiêm Multibio, Bio - oxytocin liều 20 – 25
UI/2 lần/ngày. Trong quá trình nuôi con, nếu nái có hiện tượng chảy dịch viêm
(viêm tử cung), sốt thì tiêm Multibio liên tục trong 3 – 5 ngày tùy vào thể viêm. Nái
sốt thì hạ sốt cho nái bằng Bio - Cevit hoặc Bio - Anazin C (thành phần dipyron,
vitamin C).
Heo con theo mẹ
Heo con sinh ra được lau sạch dịch nhờn trong miệng, rãi bột Mistral lên
mình heo con để hạn chế mất nhiệt, đặt heo con vào lồng úm, cho heo con bú sữa
đầu tự do. Sau 24 giờ bấm răng, bấm đuôi, bấm số tai, cân trọng lượng và tiêm sắt
cho heo con. Tập ăn cho heo con vào ngày thứ 5 bằng cám Right - Track Red 1012
của công ty Cargill. Sau 7 – 10 ngày thiến heo đực. Tiêm vaccine Mycoplasma cho
heo con 1 và 3 tuần tuổi.
Heo con được cai sữa lúc 24 - 28 ngày tuổi tùy vào sức khỏe của mẹ và heo
con. Những con yếu, không đủ trọng lượng sẽ được giữ lại, ghép chung bầy để tiếp
tục cho mẹ nuôi thêm 1 thời gian.
Trong thời gian heo con theo mẹ, phải theo dõi hằng ngày để phát hiện kịp
thời những heo con bị tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp...và có liệu pháp điều trị
thích hợp. Định kỳ tiêm thuốc bổ Bio - B complex cho những heo con ốm yếu, còi
cọc, những heo con mới qua điều trị nhằm tăng sức đề kháng của heo con.
2.1.6. Quy trình vệ sinh và thú y
2.1.6.1 Quy trình vệ sinh sát trùng
Công nhân và khách thăm quan
Công nhân được trang bị quần áo và ủng bảo hộ lao động trong khi làm việc,
trước khi xuống trại công nhân phải vào phòng thay đồ bảo hộ lao động, mang ủng.
Công nhân chỉ nên di chuyển trong khu vực được phân công chăm sóc, hạn chế từ

6



khu này sang khu khác khi không cần thiết. Dẫm lên hố vôi sát trùng ở cửa ra vào
mỗi dãy khi ra vào dãy chuồng.
Khách thăm quan phải thay đồ do trại phát, mang ủng. Trước khi vào khu
vực chăn nuôi, khách phải dẫm vào hố vôi sát trùng và đi thăm quan các dãy
chuồng dưới sự hướng dẫn của quản lý hay nhân viên trại. Xe ra vào trại được sát
trùng ngay đầu cổng trại.
Chuồng trại
Định kỳ phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần với các loại thuốc sát trùng như
biodine, bioxide, TH4…với nồng độ tuỳ vào hướng dẫn của từng thuốc và có sự
luân phiên thay đổi thuốc thường xuyên để tránh sự đề kháng của mầm bệnh đối
với thuốc sát trùng. Phát quang bụi rậm xung quanh trại, vệ sinh hố sát trùng, cống
rãnh.
2.1.6.2 Quy trình thú y
Quy trình tiêm phòng cho đàn heo của trại được trình bày qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Lịch tiêm phòng vaccine cho đàn heo của trại
Loại heo

Nái mang thai

Nái nuôi con
Heo con

Ngày tuổi

Phòng bệnh

Loại vaccine


Liều dùng
ml/con

5 tuần trước khi sinh

FMD

Aftopor

2

4 tuần trước khi sinh

Mycoplasma

M + Pac

2

4,5 tuần trước khi sinh

Giả dại

Porcilis Begonia

2

3 tuần trước khi sinh

E.coli


Porcilis Porcoli

2

2 tuần trước khi sinh

Dịch tả

Colapest

2

1 tuần trước khi sinh

Ký sinh trùng

Ivermectin

2

2 tuần sau khi sinh

PRRS

Porcilis PRRS

2

2,5 tuần sau khi sinh


Parvovirus

Porcilis Parvo

2

1 và 3 tuần tuổi

Mycoplasma

M + Pac

2

7


2.2. TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ NÁI MANG THAI
2.2.1 Sự thành thục và động dục
2.2.1.1 Sự thành thục
Heo cái tơ trưởng thành sinh dục ở khoảng 5 – 7 tháng tuổi, heo cái bắt đầu
động dục, giống heo nội có thể động dục sớm hơn. Lần động dục đầu tiên thường có
thể không rõ trên một số cá thể, khoảng cách giữa hai lần động dục là 21 ngày. Khi
động dục nái thường bỏ ăn, đi lại ngẩn ngơ trong chuồng, hay gặm máng phá
chuồng và chồm nhảy lên lưng những con khác.
2.2.1.2 Dấu hiệu động dục
Nái tơ động dục âm hộ thường sưng to, đỏ và có nước nhờn trong, nái rạ khi
động dục âm hộ có thể không sưng, chỉ ửng hồng và cũng có nước nhờn trong. Đây
là giai đoạn đầu của thời kỳ động dục, giai đoạn này nái thường không chịu cho đực

phối, nếu có phối ép hoặc gieo tinh nhân tạo sẽ không hiệu quả hoặc sinh ít con.
Giai đoạn thứ hai của thời kỳ động dục là giai đoạn quan trọng, âm hộ của
nái bớt sưng, nhăn nheo, tím tái và có nước nhờn đục, dính, khi ấn tay lên mông hay
lưng, nái đứng yên, vểnh tai, vểnh đuôi chờ phối. Đây là giai đoạn mê ì cho đực
phối giống hoặc gieo tinh là thích hợp (Nguyễn Văn Thành, 2002).
2.2.2 Nuôi dưỡng chăm sóc nái mang thai
2.2.2.1 Sự mang thai
Theo Võ Văn Ninh (2006), sau khi phối giống 21 ngày không thấy nái động
dục trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang thai kéo dài từ 114 – 115 ngày.
Nếu nái mang thai nhiều con có khả năng sinh từ ngày 113, nếu ít con có thể sinh từ
ngày 115 – 118. Nhưng nếu nái sinh sớm hơn ngày 108 heo con thường rất khó
nuôi, dù cho có sữa nhưng con rất yếu, sức bú mẹ kém, tỷ lệ nuôi sống thấp.
2.2.2.2 Giai đoạn nái mang thai
Căn cứ vào sự phát triển của thai có thể chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn chửa kỳ 1: thường kéo dài khoảng 60 ngày, thời kỳ này thai còn
nhỏ, sử dụng ít chất trong máu mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa
sau này. Thiếu dưỡng chất trong thức ăn heo nái giai đoạn này ảnh hưởng xấu đến

8


sự phát triển của phôi thai, quá thừa sẽ làm nái mập mỡ. Nái cai sữa quá gầy ốm lại
không dự trữ đủ dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ bị thiếu sữa khi cho con bú trong
lứa đẻ kế tiếp. Do đó cần cung cấp thức ăn cho nái không chỉ đủ về số lượng mà còn
phải đủ về chất lượng. Vai trò tiểu khí hậu cũng rất quan trọng, nái cần được yên
tĩnh, nhiệt độ ẩm độ chuồng nuôi thích hợp, với điều kiện nước ta độ ẩm trung bình
75 – 80% là đạt yêu cầu. Nhiệt độ quá nóng làm nái tiêu thụ ít thức ăn có ảnh hưởng
xấu đến thai và thai sống (Võ Văn Ninh, 2006).
Giai đoạn chửa kỳ 2: khoảng 54 – 55 ngày, thời kỳ này thai đã lớn sử dụng
nhiều dưỡng chất trong máu của mẹ để phát triển. Thiếu dưỡng chất trong thức ăn

của nái sẽ làm heo con sơ sinh nhỏ vóc, khó nuôi, tỷ lệ hao hụt cao. Nhưng nếu quá
dư thừa dưỡng chất bào thai sẽ tăng trọng nhiều, trở nên lớn vóc làm cho nái đẻ khó,
đẻ không ra, phải can thiệp kéo thai móc thai gây tổn thương bộ phận sinh dục làm
nái viêm nhiễm, mất sữa. Vì vậy ở thời kỳ này cần phân nhóm nái theo thể vóc để
cung cấp mức thức ăn thích hợp (Võ Văn Ninh, 2006).
2.3 MỘT SỐ CHỨNG/BỆNH TRÊN NÁI
2.3.1 Không đậu thai
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai của con cái:
Ảnh hưởng từ con đực
Do di truyền hoặc do bẩm sinh, dịch hoàn đực bị ẩn, phát triển không bình
thường (không phát triển, kém phát triển, phát triển quá mức hoặc bị teo) hay do
đực bị lưỡng tính. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý, chuồng trại dơ bẩn
thiếu ánh sáng, nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng hoặc quá lạnh, khẩu phần dinh
dưỡng không cân đối, khai thác đực quá dày hay quá thưa. Tình trạng sức khỏe của
đực, đực già tinh trùng giảm hoạt lực, đực nhiễm bệnh truyền nhiễm...hoặc do đực
đồng huyết với con cái.
Ảnh hưởng từ con cái
Heo cái hậu bị
Do sai sót trong khâu chọn giống, chọn nhầm heo dị tật bẩm sinh, bộ phận
sinh dục không phát triển, tắc nghẽn ống dẫn trứng. Hoặc heo bị rối loạn nội tiết tố

9


làm chu kỳ động dục không đều. Heo bị viêm nhiễm đường sinh dục.
Nái sinh sản
Do bất thường trong sinh sản: thai to, xương chậu hẹp, nái đẻ khó làm xây sát
bộ phận sinh dục gây ra viêm nhiễm, làm cho nái chậm động dục lại. pH âm đạo của
nái và pH tinh dịch sai biệt lớn làm tinh trùng chết nhiều, hoặc do nái rối loạn nội
tiết tố có chu kỳ sinh dục không đều. Nái già, nái trên 7 – 8 lứa, nái viêm nhiễm

hoặc do nái bị nhiễm bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai (Trần Văn
Dư, 2008).
Do chăm sóc nuôi dưỡng: sử dụng thuốc rửa tử cung không đúng nồng độ,
thụt rửa tử cung không đúng kỹ thuật thuốc chảy ra ngoài không hết theo sừng tử
cung đến ống dẫn trứng tiếp xúc với noãn sào làm noãn sào bị chai hoặc nang. Theo
Hồ Thị Kim Hoa (2008), nhiệt độ tới hạn của heo xấp xỉ 280C, khi nhiệt độ không
khí lên đến 320C heo nái giảm tỷ lệ thụ tinh 30 – 80%, chậm động dục hoặc không
động dục, tỷ lệ rụng trứng giảm, tỷ lệ chết phôi tăng.
2.3.2 Viêm đường sinh dục
Heo nái trong quá trình mang thai vẫn xảy ra tình trạng viêm đường sinh dục.
Hiện tượng viêm chảy mủ trong quá trình mang thai thường là do viêm âm đạo,
viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu. Trong sản dịch viêm thường có sự xuất hiện
của vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus...Dạng viêm này nếu nhẹ thì không ảnh
hưởng đến bào thai còn nặng có thể dẫn đến xảy thai trên nái. Nếu xảy ra trong vài
ngày sau khi phối, nái sẽ không đậu thai (Đỗ Cường Thịnh, 2005).
Công tác phối giống không đúng kỹ thuật nhất là phối giống bằng thụ tinh
nhân tạo, dụng cụ bơm tinh không được vô trùng, khi phối có thể đưa vi khuẩn từ
ngoài vào tử cung gây viêm hoặc heo đực bị viêm đường sinh dục khi giao phối trực
tiếp sẽ lây viêm sang con cái.
2.3.3 Sẩy thai
Bạch Đăng Phong và Nguyễn Hữu Ninh (1994) cho rằng, tất cả các trường
hợp thai bị tống ra trước ngày sinh bình thường được gọi là sẩy thai. Sẩy thai là do
sức sống của thai không mạnh, thai và các bộ phận phụ không bình thường, hoặc do

10


nái bệnh.
Theo Nguyễn Văn Thành (2002), sẩy thai có thể do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân truyền nhiễm, thú nhiễm các bệnh như Aujeszky’s, bệnh do

Parvovirus, Leptospirosis, Brucellosis ...Chuồng trại chật hẹp, thời tiết nắng nóng
có thể gây rối loạn sinh sản, gia tăng nguy cơ chết thai trong bụng mẹ.
Một số nguyên nhân bên ngoài tác động gây sẩy thai như nhiễm trùng đường
sinh dục: viêm niêm mạc tử cung, viêm âm đạo do vi khuẩn như Staphylococus
aureus có sẵn trong chuồng nuôi hay lây nhiễm theo đường tinh dịch. Nái già, đực
già ảnh hưởng đến khả năng sống của thai. Nhiễm các độc chất, nấm mốc từ thức ăn
hoặc từ không khí như nitrate chì, dioxide, CO...Thú mang thai sẩy thai do bị trượt
té, bị rượt đuổi, chen lấn khi ăn uống, nhảy chuồng, cắn nhau hay stress...Hoặc do
khẩu phần thức ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng như protein, vitamin, muối
khoáng cũng gây sẩy thai.
2.3.4 Viêm khớp
Theo Đặng Hồng Nhung (2000), viêm khớp là bệnh thường xảy ra trên cả
heo con và heo trưởng thành. Khớp thường mắc bệnh nhất là khớp khuỷu chân,
viêm làm nhiễm trùng khớp và các mô xung quanh bởi vi khuẩn. Ngoài ra còn có sự
tham gia của các yếu tố khác như: mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất (tỷ lệ
Ca/P không cân đối, thiếu vitamin D), chấn thương ở chân, thoái hóa xương hoặc có
những thay đổi về khớp.
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997) nhận định rằng vi khuẩn
Streptococcus gây viêm khớp cấp tính và mãn tính cho heo mọi lứa tuổi. Nhưng
bệnh thường xảy ra trên heo con và được coi là hội chứng yếu khớp kết hợp với hội
chứng viêm rốn. Mầm bệnh của viêm khớp thường được tìm thấy trong dịch âm hộ,
dịch đường hô hấp, sữa mẹ. Streptococcus xâm nhập chủ yếu qua đường rốn, qua
những vết thương hở do chuồng trại quá nhám.

2.4 VIÊM TỬ CUNG VÀ VIÊM VÚ TRÊN NÁI SAU KHI SINH

11


2.4.1 Viêm tử cung trên nái

Vào năm 1995, Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho cho rằng heo nái bị viêm
tử cung khi có chảy dịch, mủ từ đường sinh dục (âm môn) là dấu hiệu thường
thấy khi heo nái bị viêm tử cung sau khi sinh thường kéo dài 3 – 7 ngày sau khi
sinh. Tùy thuộc vào mức độ của quá trình viêm mà dịch chảy ra có thể lẫn chất
nhầy hay mủ. Khi tử cung bị viêm sẽ tổn thương lớp niêm mạc, gây ảnh hưởng đến
sự phân tiết prostaglandin làm xáo trộn chu kỳ động dục trên nái sau khi sinh.
2.4.1.1 Nguyên nhân gây viêm tử cung
Do dinh dưỡng
Schenk Kolb (1962) cho rằng nếu thiếu vitamin A sẽ gây sừng hóa niêm
mạc tử cung, làm giảm sức đề kháng niêm mạc tử cung, gây viêm tử cung.
Summer và Ringarb (1960) cho rằng khẩu phần dư đạm, heo nái mập trước và
trong kỳ mang thai dễ gây nên hội chứng M.M.A (Metritis Mastitis Agalactiae)
(trích dẫn Nguyễn Như Pho, 1995). Theo Trần Thị Dân (2003), ít uống nước làm
cho nái phải dự trữ nước của cơ thể bằng cách hấp thu nước từ dịch chất trong lòng
ruột, do đó heo nái có thể bị bón là nguyên nhân gây hội chứng M.M.A.
Do vi sinh vật
Đa số các tác giả cho rằng hội chứng M.M.A không phải là nguyên nhân của
bệnh truyền nhiễm. Những vi sinh vật phân lập được đều là vi sinh vật cơ hội, có
sẵn trong môi trường xung quanh, chuồng trại, nước tiểu, phân...Sau khi sinh, nái
thường mệt, giảm sức đề kháng, cổ tử cung mở, niêm mạc tử cung bị tổn thương, là
điều kiện tốt cho chúng xâm nhập vào bộ phận sinh dục gây viêm nếu chuồng trại
kém vệ sinh. Theo Nguyễn Văn Thành (2002) và Võ Thị Minh Châu (2004), vi
sinh vật trong dịch viêm tử cung heo chủ yếu là Streptococci, E.coli,
Staphylococci.
Do quản lý chăm sóc
Theo Frienes (1970), những yếu tố liên quan đến chăm sóc quản lý như môi
trường, stress, dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng, heo dễ mắc bệnh hơn (trích
dẫn bởi Đặng Đào Thùy Dương, 2006). Đặng Đức Thiệu (1978), cho rằng nái thiếu

12



×