Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

khảo sát một số biện pháp can thiệp lấy thai trên chó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.46 MB, 52 trang )



iv

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Khảo Sát Một Số Biện Pháp Can Thiệp Lấy Thai Trên
Chó”, được tiến hành tại Trạm Phòng Chống Dịch và Kiểm Dịch Động vật – Chi Cục
Thú Y TP.Hồ Chí Minh. Thời gian thực tập từ ngày 18/2/2008 – 31/5/2008. Mục tiêu
của đề tài là khảo sát một số biện pháp can thiệp lấy thai trên chó.
Qua khảo sát 105 chó cái mang thai được đem đến khám và can thiệp tại Trạm
Phòng Chống Dịch và Kiểm Dịch Động Vật chúng tôi ghi nhận được 84 trường hợp
lấy thai bằng phẫu thuật, chiếm tỷ lệ 80,01 %, 3 trường hợp dùng oxytoxin hỗ trợ,
chiếm tỷ lệ 2,85 %, có 18 trường hợp can thiệp lấy thai bằng tay, chiếm tỷ lệ 17,14 %.
Trong 84 trường hợp phẫu thuật lấy thai có 48 trường hợp phẫu thuật lấy thai
theo chỉ định của bác sĩ và 36 trường hợp phẫu thuật lấy thai theo yêu cầu chủ nuôi.
Trong đó, giống chó có tầm vóc nhỏ như Chihuahua và Fox trong độ tuổi ≤ 2
năm, ở lứa thứ nhất có tỷ lệ đẻ khó cao nhất cũng như có tỷ lệ phẫu thuật lấy thai cao
nhất.
Nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó được ghi nhận trong quá trình khảo sát là:
khung xương chậu chó mẹ hẹp (30,55 %), thai to (25 %), tử cung co bóp kém (19,45
%), thai chết (13,9 %).
Triệu chứng thường xuất hiện ở chó đẻ khó là: rặn liên tục nhưng thai không ra
(27,77 %), chảy nước ối (22,22 %), chảy sản dịch màu xanh đen(19,44 %).
Tai biến thường gặp sau quá trình phẫu thuật là: nhiễm trùng vết thương không
đứt chỉ khâu có 17 trường hợp (50 %), nhiễm trùng vết thương kèm theo đứt chỉ khâu
13 trường hợp (38,23 %), kích ứng chỉ có 4 trường hợp (11,77 %).
Kết quả mổ lấy thai được ghi nhận thời gian lành vết thương đạt 59,52 % trong
khoảng ngày thứ 7 – 10, và 23,8 % trong khoảng ngày thứ 11 – 14.










v

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ii
Cảm tạ iii
Tóm tắt iv
Mục lục v
Danh sách các bảng viii
Danh sách các hình ix
Danh sách các biểu đồ x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC ĐÍCH 1
1.3 YÊU CẦU 1
CHƯƠNG 2: TỒNG QUAN 2
2.1 CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC CHÓ CÁI 2
2.1.1 Noãn sào hay buồng trứng 2
2.1.2 Ống dẫn trứng 3
2.1.3 Tử cung 3
2.1.4 Âm đạo 4
2.1.5 Tiền đình 4
2.1.6 Âm hộ 4

2.2 CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI 5
2.2.1 Thời kỳ trước động dục 5
2.2.2 Thời kỳ động dục 6
2.2.3 Thời kỳ sau động dục 6
2.2.4 Thời kỳ nghỉ ngơi 6
2.3 SỰ SINH ĐẺ 8
2.3.1 Khởi động sự sinh đẻ 8
2.3.2 Dấu hiệu sắp sinh 8
2.3.3 Sinh đẻ 8


vi

2.3.4 Phục hồi tử cung 9
2.3.5 Gây sinh đẻ 10
2.4 SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THAI VÀ KHẢ NĂNG ĐẺ
KHÓ CỦA CHÓ 10
2.4.1 Phương pháp lâm sàng 10
2.4.2 Phương pháp chụp X quang 10
2.4.3 Phương pháp siêu âm 10
2.5 SỰ ĐẺ KHÓ 13
2.5.1 Một số dấu hiệu của sự đẻ khó 14
2.5.2 Một số nguyên nhân dẫn đến đẻ khó 14
2.5.3 Một số biện pháp can thiệp lấy thai đối với chó đẻ khó 15
2.5.3.1 Biện pháp can thiệp bằng tay 15
2.5.3.2 Biện pháp can thiệp bằng oxytoxin 16
2.5.3.3 Biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật 17
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 18
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 18
3.1.1 Thời gian 18

3.1.2 Địa điểm 18
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 18
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 18
3.4 PHƯƠNG TIỆN KHẢO SÁT 18
3.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 19
3.6 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT 23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 GHI NHẬN CÁC TRƯỜNG HỢP LẤY THAI BẰNG TAY, OXYTOXIN,
PHẪU THUẬT 25
4.2 GHI NHẬN TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP LẤY THAI DO CHỈ ĐỊNH VÀ
DO YÊU CẦU CHỦ NUÔI 27
4.2.1 Ghi nhận trường hợp chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó
theo giống 31
4.2.2 Ghi nhận trường hợp chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó


vii

theo tuổi 32
4.2.3 Ghi nhận trường hợp chỉ định phẫu thuật lấy thai do chó đẻ khó
lứa đẻ 33
4.3 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THẤY TRÊN CHÓ ĐẺ KHÓ 34
4.4 GHI NHẬN MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐẺ KHÓ 35
4.5 GHI NHẬN TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT LẤY THAI THEO YÊU CẦU
CHỦ NUÔI 37
4.5.1 Ghi nhận trường hợp phẫu thuật lấy thai do yêu cầu chủ nuôi
theo giống 37
4.5.2 Ghi nhận trường hợp phẫu thuật lấy thai do yêu cầu chủ nuôi
theo tuổi 38
4.5.3 Ghi nhận trường hợp phẫu thuật lấy thai do yêu cầu chủ nuôi

theo lứa đẻ 39
4.6 THỜI GIAN LÀNH VẾT THƯƠNG 40
4.7 TAI BIẾN SAU PHẪU THUẬT 41
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1 KẾT LUẬN 42
5.2 HẠN CHẾ 42
5.3 ĐỀ NGHỊ 43
TAI LIỆU THAM KHẢO 44






viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một vài số liệu về sinh lý sinh sản của chó cái 6
Bảng 2.2: Sự phát triển của thai 13
Bảng 4.1: Tỷ lệ của các trường hợp lấy thai bằng tay, oxytoxin, phẫu thuật 25
Bảng 4.2: Tỷ lệ can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật theo chỉ định và theo yêu cầu 27
Bảng 4.3: Tỷ lệ can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật do chó đẻ khó theo giống……. 31
Bảng 4.4: Tỷ lệ can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật do chó đẻ khó theo tuổi……… 32
Bảng 4.5: Tỷ lệ can thiệp lấy thai bằng phẫu thuật do chó đẻ khó theo lứa đẻ…… 33
Bảng 4.6: Tỷ lệ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó………… 34
Bảng 4.7: Một số nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó…………………………….35
Bảng 4.8: Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai do yêu cầu chủ nuôi theo giống………………37
Bảng 4.9: Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai do yêu cầu chủ nuôi theo tuổi……………… 38
Bảng 4.10: Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai do yêu cầu chủ nuôi theo lứa đẻ…………….39

Bảng 4.11: Thời gian lành vết thương…………………………………………… 40
Bảng 4.12: Tai biến sau khi phẫu thuật…………………………………………… 41












ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái……………………………………… 5
Hình 3.1: Thai 28 ngày tuổi…………………………………………….………… 20
Hình 3.2: Thai 45 ngày tuổi…………………………………………………………20
Hình 3.3: Chẩn đoán thai 50 ngày tuổi bằng phương pháp đo chiều dài thân………20
Hình 3.4: Đo đường kính lưỡng đỉnh thai 50 ngày tuổi…………………………… 21
Hình 3.5: Chẩn đoán thai chết bằng phương pháp đo dao động của thai……… …21
Hình 3.6: Thai không phát triển………………………………………………… …21
Hình 3.7: Thai chết phân rã……………………………………………………….…22
Hình 3.8: Thai chết lưu……………………………… ……………………….….…22
Hình 3.9: Thai 58 ngày tuổi… ………………………………………………… 23
Hình 3.10: Thai 59 ngày tuổi……………………………………………………… 23

Hình 4.1: Bọc ối chứa thai bộc lộ ra ngoài âm đạo…………………………….……26
Hình 4.2: Xé vỡ bọc ối rồi lau nhớt miệng và mũi chó con…………………………26
Hình 4.3: Kéo thai ra……………………………………………………………… 27
Hình 4.4: Kẹp rốn, cắt rốn………………………………………………………… 27
Hình 4.5: Cố định chó trên bàn mổ, cạo lông, sát trùng vị trí mổ………………… 28
Hình 4.6: Chích lidocain 2% tại vị trí mổ……………………………………………28
Hình 4.7: Thực hiện đường mổ qua da, mô liên kết, lớp mỡ tới lớp cơ………… 29
Hình 4.8: Tạo vết thủng trên thân tử cung, kẹp tử cung với thành bụng……… …29
Hình 4.9: Dò tìm thai………………………………………………………… … 29
Hình 4.10: Kéo bọc ối ra và xé vỡ bọc ối……………………………………… ….30
Hình 4.11: Lau sạch đàm nhớt ở miệng và mũi, cột rốn…………………………… 30
Hình 4.12: Lau sạch tử cung rồi may lại…………………………………………… 30
Hình 4.13: Tử cung đã được may xong…………………………………………… 31
Hình 4.14:Thai to bị vỡ ối kẹt ở khung xương chậu…………………………… 35
Hình 4.15:Thai chết phân rã………………………………………………………….36
Hình 4.16:Thai chết hóa gỗ……………………………………………………… 37
Hình 4.17: Thai dị tật phù toàn thân………………… …………………………… 37


x

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Sự kiểm soát quá trình lên giống do tác dụng của hormone 7
Biểu đồ 2.2: Tác động của kích thích tố khi sinh 9
Biểu đồ 4.1: Can thiệp lấy thai bằng tay, oxytoxin, phẫu thuật 25
Biểu đồ 4.2: Phẫu thuật lấy thai do chỉ định và do yêu cầu chủ nuôi 27
Biểu đồ 4.3: Chỉ định phẫu thuật lấy thai theo giống 31
Biểu đồ 4.4: Chỉ định phẫu thuật lấy thai theo tuổi 32
Biểu đồ 4.5: Chỉ định phẫu thuật lấy thai theo lứa đẻ 33

Biểu đồ 4.6: Yêu cầu phẫu thuật lấy thai theo giống 38
Biểu đồ 4.7: Yêu cầu phẫu thuật lấy thai theo tuổi 38
Biểu đồ 4.8: Yêu cầu phẫu thuật lấy thai theo lứa đẻ 39
Biểu đồ 4.9: Thời gian lành vết thương 40
Biểu đồ 4.10: Tai biến sau phẫu thuật 41


















1



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự tiến bộ, văn minh của xã hội, đời sống vật chất cũng như tinh thần
của con người ngày càng được cải thiện, song song đó nhu cầu vui chơi giải trí của con
người trong cuộc sống ngày càng nâng cao.
Chó là con vật thông minh, trung thành, rất mến chủ. Nhờ vậy, chó không chỉ
đơn thuần là những vật nuôi thông thường mà trở thành thú cưng, làm bạn, thành viên
trong gia đình của con người.
Tuy nhiên, chó được chăm sóc nhiều nhưng vẫn khó tránh khỏi những trường
hợp khó khăn như bệnh tật và khó khăn trong việc sinh đẻ. Vì thế, việc chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe cho chó cũng rất được quan tâm và xem trọng hiện nay.
Xuất phát từ việc yêu thích động vật và tinh thần muốn tìm hiểu, học hỏi những
biện pháp, kỹ thuật ngoại khoa can thiệp, giúp đỡ chó trong việc sinh đẻ cùng với
mong muốn bảo vệ cho những chó cưng sắp được làm mẹ và giúp những chó con
được sinh ra an toàn và khỏe mạnh, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi- Thú Y,
Trạm Chẩn Đoán-Xét Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y Tp.HCM, dưới sự hướng
dẫn của Th.S. Nguyễn Văn Phát và BSTY. Lê Phạm Bảo Châu, chúng tôi xin được
tiến hành đề tài:
“KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP LẤY THAI TRÊN CHÓ”
Đề tài được thực hiện với mục đích và yêu cầu
1.2. MỤC ĐÍCH
Khảo sát một số biện pháp can thiệp lấy thai trên chó
1.3. YÊU CẦU
Ghi nhận tỷ lệ lấy thai chó với biện pháp can thiệp bằng tay
Ghi nhận tỷ lệ lấy thai chó với biện pháp can thiệp bằng oxytoxin
Ghi nhận tỷ lệ phẫu thuật lấy thai chó do yêu cầu chủ nuôi theo giống, tuổi, lứa đẻ
Ghi nhận tỷ lệ phẫu thuật lấy thai chó theo giống, tuổi, lứa đẻ do chỉ định của bác sĩ.


2




Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC CHÓ CÁI
2.1.1. Noãn sào hay buồng trứng
Chức năng: Là nơi tạo noãn và sản xuất kích thích tố.
Hình thái: Có hai noãn sào, hình hạt đậu, nằm hai bên của xoang bụng, là nơi
sản xuất trứng, tổng hợp và phân tiết hormone sinh dục cái. Mặt ngoài của noãn sào
tròn lồi, mặt trong là đường đi vào của các mạch máu, dây thần kinh, gọi là tể noãn.
Đầu trước liên hệ với đầu tua của ống dẫn trứng. Đầu sau hay đầu ống dẫn trứng liên
kết với ống dẫn trứng nhờ vào “dây noãn sào”. Noãn sào dính với thắt lưng nhờ vào
phần trước của dây rộng tử cung, phần này gọi riêng là màng treo noãn sào và dây
noãn ở phía sau.
Cấu trúc
- Phần lớn noãn sào được lớp màng bụng bao phủ, ở mặt trong, nơi mạch
máu và thần kinh đi vào gọi là tể noãn, chỗ này không có màng bụng bao phủ tới.
- Mô liên kết tạo nên sườn của noãn sào. Xen kẽ với hệ thống mô liên kết
này có nhiều nang noãn chứa noãn ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Các noãn
còn non được bao quanh bởi một nang dày, gồm nhiều lớp tế bào. Noãn chính hay
noãn trưởng thành có kích thước lớn, lớp bao bên ngoài mỏng dần do các lớp tế bào
tiêu biến đi và có chứa một lượng dịch nhất định. Noãn bào chín gọi là nang Graaf và
trồi lên bề mặt của noãn sào, có thể thấy được bằng mắt thường. Khi nang Graaf vỡ, sẽ
phóng thích noãn gọi là sự rụng trứng. Khi nang noãn vỡ, xoang của nang sẽ đọng máu
gọi là hồng thể. Sau đó, lớp tế bào của nang phát triển và tích nhiều mô mỡ gọi là thể
vàng hay hoàng thể. Nếu có sự thụ thai, hoàng thể sẽ phát triển rất lớn và tồn tại lâu,
nếu không có sự thụ thai, hoàng thể sẽ teo dần và cuối cùng tạo thành một sẹo gọi là
bạch thể.





3


2.1.2. Ống dẫn trứng
Chức năng: vận chuyển giao tử (noãn, tinh trùng) và là nơi thụ tinh.
Hình thái
- Ống dẫn trứng là ống ngoằn ngoèo, nối chuyển từ buồng trứng đến tử
cung. Ở đầu sau, ống dẫn trứng có đường kính nhỏ, nhưng càng về phía noãn sào càng
lớn dần, đến buồng trứng nỡ rất rộng, bao phủ phần lớn noãn sào, phần mở rộng này
gọi là loa vòi hay phễu ống dẫn trứng. Ở khoảng giữa loa có một nếp gấp thông với
một lỗ nhỏ gọi là lỗ bụng vòi.
- Trứng rụng sẽ rơi vào phễu, vào ống dẫn trứng và đi tiếp vào tử cung.
- Sự thụ tinh xảy ra ở khoảng 1/3 trên của ống dẫn trứng
Cấu tạo của ống dẫn trứng gồm 3 lớp
- Lớp áo trơn bên ngoài, dính trực tiếp với màng treo ống dẫn trứng.
- Lớp cơ gồm hai lớp: cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở trong.
- Lớp niêm mạc trong cùng có nhiều nếp gấp, cấu tạo bằng những tế bào
trụ có tiêm mao, các tiêm mao có chức năng hướng trứng về phía tử cung.
2.1.3. Tử cung
Chức năng
- Thân tử cung và cổ tử cung giữ và nuôi dưỡng phôi thai.
- Cổ tử cung: ngừa vi sinh vật xâm nhập vào tử cung và dự trữ tạm thời và
nuôi dưỡng tinh trùng.
Hình thái: tử cung là một ống cơ rỗng, nằm phần lớn trong xoang bụng, phần
sau nằm trong xoang chậu chia làm 3 phần:
- Sừng tử cung: gồm 2 sừng cho 2 ống dẫn trứng phía trước, các sừng nằm
hoàn toàn trong xoang bụng, các sừng thường bị ép sát vào thành bụng, các sừng nhỏ ở
phía trước và thường rộng dần về phía sau.
- Thân tử cung: nằm một phần trong xoang bụng, một phần trong xoang

chậu, đường kính lớn hơn sừng nhưng ngắn hơn. Thân là nơi tiếp nhận hai sừng, mặt
trên tiếp giáp với trực tràng, mặt dưới với bàng quang.
- Cổ tử cung: là phần hẹp ở phần sau, nhưng có thành rất dày, cổ tử cung
nối với âm đạo.


4

Cấu tạo: Từ ngoài vô trong, tử cung cấu tạo gồm 3 lớp
- Lớp áo trơn: liên tục với dây rộng tử cung.
- Lớp cơ: là cơ trơn gồm cơ dọc ở ngoài mỏng và cơ vòng ở trong dày hơn.
Giữa hai lớp cơ có một mô liên lết chứa rất nhiều mạch máu. Áo cơ dày nhất ở cổ tử cung.
- Lớp niêm mạc có màu hồng, với nhiều tế bào tiết dịch nhầy và có lông
mao, khi cơ hoạt động các tiêm mao đẩy dịch nhờn về phía sau.
Sự cố định: hai màng treo tử cung hay màng rộng ở hai bên, liên kết tử cung với
thành trên của xoang bụng và xoang chậu. Trên dây rộng này có chứa rất nhiều mạch
máu và thần kinh. Dây tròn xuất phát ở cạnh dưới sừng tử cung, đến nối với đáy thành
bụng chỗ vòng bẹn sau của kênh bẹn.
2.1.4. Âm đạo
Phần nối tiếp phía sau của cổ tử cung, nằm hoàn toàn trong xoang chậu, cũng là
một ống cơ, tiết diện có thể dãn nở rất lớn. Nếu nhìn từ phía ngoài thì rất khó phân biệt
ranh giới giữa âm đạo và tử cung.
Phía trên âm đạo tiếp xúc với trực tràng, phía dưới với bàng quang và ống thoát tiểu.
Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp
- Áo trơn ở bên ngoài, gồm phần lớn là mô liên kết đàn hồi, phía trước
được phần sau màng bụng bao phủ.
- Áo cơ gồm 2 lớp: cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong.
- Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc, nhờ đó âm đạo có thể tăng đường
kính rất lớn.
2.1.5. Tiền đình

Là giới hạn của phần cuối âm đạo và âm hộ phía sau. Phía trước tiền đình có
một nếp gấp gọi là màng trinh. Sau màng này phía dưới có lỗ mở ra của ống thoát tiểu,
hai bên ống thoát tiểu có hai tể xốp, chứa nhiều mạch máu và có thể cương lên như
dương vật.
2.1.6. Âm hộ
Là cửa sau của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn, bên ngoài là lớp da
chứa sắc tố. Cửa mở của âm hộ có hình bầu dục, hai bên là hai môi.


5


(Nguồn:

Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái
2.2. CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI
Theo Trần Thị Dân (2001) tuổi thành thục hoặc tuổi trưởng thành sinh dục trên
thú cái là tuổi bắt đầu động dục hay tuổi bắt đầu xuất noãn, hoặc khi thú cái mang thai
nhưng không ảnh hưởng xấu đến thú. Tuổi thành thục lần đầu khi chó được 6 - 12
tháng tuổi tùy theo từng cá thể, tùy theo giống.
Chu kỳ động dục có hai pha: pha nang noãn và pha thể vàng. Pha nang noãn
gồm thời kỳ trước động dục và thời kỳ động dục. Pha thể vàng gồm thời kỳ sau động
dục và thời kỳ nghỉ ngơi, pha này dài hơn pha nang noãn.
2.2.1. Thời kỳ trước động dục: nang noãn phát triển do tác động của FSH và LH,
estrogen được tăng tiết dần từ nang noãn để đạt đủ lượng trong máu cho việc khởi
động hành vi động dục. Trên chó, progresteron lại cần thiết cho biểu hiện động dục và
thể vàng phát triển sớm.
Thời gian: khoảng 9 ngày



6

Chó thường có những biểu hiện: âm hộ ướt, sưng, có dịch và xuất huyết vào
cuối thời kỳ.
2.2.2. Thời kỳ động dục: thú động dục, nang noãn trưởng thành và xuất noãn.
Thời gian kéo dài: khoảng 7 - 9 ngày
Chó thường có những biểu hiện: tìm kiếm chó đực, đứng yên cho đực nhảy và
chờ đợi sự phối giống. Âm hộ giảm sự trương phồng, ướt, bớt tím tái, tiết dịch không
có máu.
2.2.3. Thời kỳ sau động dục: thể vàng bắt đầu phát triển và tiết progresteron dưới
ảnh hưởng của LH.
Thời gian kéo dài: khoảng 2 tháng
Chó thường có những biểu hiện: chó cái có biểu hiện từ chối đực, âm hộ trở về
trạng thái và kích thước bình thường.
2.2.4. Thời kỳ nghỉ ngơi: thể vàng tiết nhiều progresteron để chuẩn bị cho thời kỳ
mang thai nếu chó phối đậu. Thời kỳ này chấm dứt khi thể vàng thoái biến và lượng
progresteron trong máu giảm.
Thời gian kéo dài: khoảng 4 tháng.
Chó thường có những biểu hiện: chó không còn những biểu hiện tính dục, sự
tiết dịch có ít hay không có, âm hộ trở lại kích thước ban đầu.
Bảng 2.1: Một vài số liệu về sinh lý sinh sản của chó cái
Stt

Chỉ tiêu Bình quân Biến động
1
2
3
4
5
6

7
8
Tuổi thành thục của chó cái
Tuổi trưởng thành
Thời gian động dục
Khoảng cách giữa 2 kỳ động dục
Số con trong một lứa
Thời gian cho sữa
Mùa phối giống
Tuổi thọ
10 tháng
1 năm
9 ngày
6 - 8 tháng
3 - 8 con
6 - 8 tuần
Tháng 1,2
13 - 17 năm
7 - 13 tháng
7 - 13 tháng
6 - 10 ngày
59 - 66 ngày
1 - 10 con
5 - 8 tuần
5 - 8 tuần
1 - 34 năm
(Nguồn: Trần Thị Dân, 2001)


7





Trưởng thành sinh dục Thần kinh











FSH LH LTH Oxytoxin Vasopresin


Trưởng thành Rụng trứng
nang noãn


ức chế Estrogen Hoàng thể PGF
2∝


Nội mạc tử cung

ức chế Progresterone

(Nguồn: Lâm Quang Ngà, 1999)
Sơ đồ 2.1: Sự kiểm soát quá trình lên giống do tác động của hormon


Khứu giác
Xúc giác
Vị giác
Thính giác
Th
ị giác

Hạ tầng thị giác
(hypothalamus)
Tuyến yên

Tiền yên Hậu yên


8

2.3. SỰ SINH ĐẺ
2.3.1. Khởi động sự sinh đẻ
Tiến trình sinh đẻ bắt đầu từ việc tiết cortisol từ thai. Người ta giả thiết rằng
việc thiếu chỗ trong tử cung và nhu cầu biến dưỡng cao của thai là yếu tố gây tiết
cortisol (yếu tố stress). Thay đổi hàm lượng cortisol trong máu, thai ảnh hưởng sự tạo
kích thích tố của nhau.
Cortisol kích thích sản xuất prostaglandin từ nhau. PGF
2∝
đi vào dịch mô của tử
cung và kích thích co cơ tử cung, và đến thể vàng để gây thoái biến thể vàng.

Cortisol kích thích tổng hợp enzym của nhau để chuyển progresterone thành
estrogen, giảm progresterone và tăng estrogen làm co thắt cơ tử cung.
2.3.2. Dấu hiệu sắp sinh
Song song với việc to bụng, tuyến vú phát triển căng đầy và bắt đầu tiết sữa
trong vài ngày trước khi sinh. Âm môn cương lên và thường tiết chất nhầy. Hông và
hai bên khấu đuôi có vẻ sụp xuống. Gần đến giờ sinh, thú mẹ trở nên mất bình tĩnh,
bồn chồn, tìm nơi vắng vẻ, cào ổ.
2.3.3. Sinh đẻ
Giai đoạn chuẩn bị: Tử cung co bóp nên tăng áp lực lên dịch ối và cổ tử cung
dãn rộng, dịch ối được phóng thích. Thú không yên, đứng lên ngồi xuống. Thú tơ có
thời gian dãn dài hơn thú đã đẻ nhiều lứa. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 – 12 giờ.
Giai đoạn trục bào thai: Co thắt cơ tử cung do tác dụng của Oxytoxin đẩy thai
đến âm đạo. Khi ấy, sự co thắt tử cung được hổ trợ bởi co thắt cơ thành bụng. Trong
giai đoạn cuối của trục thai, cuống rốn có thể bị ép giữa thai và thành âm đạo nên giảm
cung cấp oxy cho thai và có thể gây chết thai trong vài trường hợp.
Giai đoạn trục nhau: Tử cung tiết PGF
2∝
, chất này cùng với oxytoxin gây co
thắt cơ tử cung để đẩy nhau ra. Thông thường, nhau được bài xuất trong khoảng thời
gian ngắn sau khi sinh; tuy nhiên, nhau có thể đi kèm theo thú con hoặc trong vài
trường hợp lại được tống ra trước bào thai. (Nguồn: Nguyễn Văn Thành, 2000)






9





Relaxin


ACTH

Adrenalin


Giảm Corticosteroid thượng thận
progresterone
của nhau
Estrogen nhau thai





Phóng thích PGF
2∝


Oxytoxin tác dụng
Giảm progresteron
huyết thanh
oxytoxin

Phản xạ Kích thích âm đạo
Ferguson và c

ổ tử cung


Co thành bụng
(Nguồn: Trần Thị Dân, 2006)
Sơ đồ 2.2: Tác động của kích thích tố khi sinh
2.3.4. Phục hồi tử cung
Phục hồi tử cung xảy ra nhanh chóng. Tử cung nhỏ lại, chủ yếu do giảm khối
lượng máu. Phần nhau ổ biểu mô chó mẹ cũng được loại thải ra ngoài. Phục hồi tử

Dãn và mềm cổ tử cung

và gân vùng ch
ậu


Tuyến thượng
thận thai
Núm nhau / cơ tử cung

Co cơ tử cung

Thùy sau tuyến yên


Trục thai ra

Thoái biến
thể vàng


Tăng kích thích
cơ tử cung
Thai
trưởng thành
Vùng dưới đồi thai

Tuyến yên thai


10

cung thường đi đôi với loại thải những chất tiết có máu, tế bào biểu mô bị tróc và chất
nhầy.Việc phục hồi đường sinh dục xảy ra trong 3 tuần.
Sau khi trục nhau, sự cân bằng kích thích tố có nhiều biến đổi, đặc biệt là mất
tác dụng ức chế của estrogen và progesterone lên thùy trước tuyến yên. Do đó, tuyến
yên tiếp tục phân tiết các kích dục tố Gn để chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản kế tiếp, và
tiết prostaglandin khơi mào việc tiết sữa.
2.3.5. Gây sinh đẻ
Kiến thức về thay đổi trước khi sinh đã được ứng dụng trong gây đẻ theo yêu
cầu, quản lý. Dùng glucocorticoid vào cuối thai kỳ sẽ làm thú sinh trong khoảng 3 ngày.
2.4. SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỂ PHÁT HIỆN THAI
VÀ KHẢ NĂNG ĐẺ KHÓ CỦA CHÓ
2.4.1. Phương pháp lâm sàng
Kiểm tra thể trạng, tình trạng chung như tim mạch, thân nhiệt, nhịp thở.
Kiểm tra các biểu hiện ở đường sinh dục, hiện tượng rặn đẻ, tình trạng sữa,
kiểm tra dịch ối.
Kiểm tra âm đạo: phải tuyệt đối giữ vệ sinh khi tiến hành thăm khám âm đạo,có
thể sử dụng găng tay vô trùng. Kiểm tra sự đàn hồi, co giãn của âm đạo, sự hiện diện
của thai, các chất tiết, sự đóng hay mở của cổ tử cung.
2.4.2. Phương pháp chụp X-quang

Kiểm tra sự có thai, số lượng thai, tư thế thai.
2.4.3. Phương pháp siêu âm
Chẩn đoán thai và sự phát triển của thai (Trích dẫn bởi Nguyễn Phúc Bảo
Phương, 2005)
Siêu âm được dùng trong việc chẩn đoán sớm sự mang thai. Theo phương pháp
khám truyền thống, việc phát hiện thai sớm do tử cung giãn nở và sự hiện diện của túi
thai trong khoảng từ 21 – 35 ngày sau khi phối. Đây là thời điểm phát hiện thai sớm
nhất và chính xác nhất. Nếu khám sớm hơn thì tử cung chưa nở sẽ khó phát hiện. Quá
35 ngày, túi thai khó có thể sờ nắn được vì kích thước tử cung quá lớn.
Trong khi đó, X- quang có thể chứng minh sự giãn nở của tử cung đi đôi với sự
mang thai nhờ vào sự cốt hóa thai từ ngày thứ 45 sau khi lượng LH cao nhất và ngày
thứ 36 – 45 của túi thai. Siêu âm được sử dụng để phát hiện thai sớm từ sau khi phối


11

10 ngày ở chó. Một nghiên cứu gần đây trên 55 con chó, so sánh giữa siêu âm và X
quang trong chẩn đoán và ước lượng số thai. Chẩn đoán thai bằng X quang chính xác
100% trong vòng 20 ngày cuối thai kỳ và 93% trong việc đếm số thai. Chẩn đoán bằng
siêu âm chính xác 88% khi khám thai. Thông thường, siêu âm không thể đếm chính
xác số lượng thai, đặc biệt là ở giai đoạn sớm và trễ của thời kỳ mang thai. Để ước
lượng số thai, tốt nhất là vào khoảng ngày 28- 35. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ chỉ
một phần nhỏ của đường sinh dục được nhìn thấy khi siêu âm. Và vậy, những thai có
thể được đếm trùng lặp hay bị bỏ sót. Trên thực tế, sự ước lượng số con bằng siêu âm
cũng không hoàn toàn chính xác (theo tài liệu của Bondestam).
Sự rụng trứng xảy ra từ 24 – 72 giờ sau khi LH đạt đỉnh điểm. Kỳ động dục
ngắn khoảng 5 - 9 giờ. Trong kỳ động dục, có thể có một hoặc nhiều cơ hội phối
giống. tinh trùng chó mạnh và có thể vẫn có khả năng thụ tinh từ 5 – 7 ngày. Do đó
khó xác định được thời gian mang thai và tuổi thai. Điều này làm cho việc dự đoán
tuổi thai và ngày sinh trong việc khám và đo thai bằng phương pháp siêu âm trở nên

khó khăn. Nhưng cũng có thể tử cung giãn nở do bị ảnh hưởng bởi hormon mà không
có thai (hiện tượng thai giả).
Dấu hiệu xác định sự mang thai đầu tiên là túi thai. Túi thai chỉ đơn giản là một
túi tế bào trưởng thành bên trong chứa phôi đang phát triển. Thời kỳ này, túi thai rất
nhỏ, đường kính chỉ vài mm nhưng có thể phát hiện dưới những điều kiện tốt nhất. Ở
chó, ngày thứ 20 sau khi phối là thời gian sớm nhất có thể nhận thấy túi thai. Tuy
nhiên, sự mang thai sớm có thể bị bỏ sót khi chỉ mới có một hoặc hai phôi hiện diện
bởi vì chúng có thể bị che lấp bởi hơi ruột hay những lý do khác. Trên thực tế, chúng
tôi đề nghị đợi cho đến 30 ngày sau khi phối thì mới đi siêu âm thai khi mà chắc chắn
đã có túi thai sống. Sau 30 ngày kể từ lần phối cuối cùng nghĩa là sự mang thai không
thể ít hơn 23 – 35 ngày bởi vì đó là thời gian tối đa mà tinh trùng của chó vẫn còn khả
năng thụ tinh. Thai có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian ngắn đáng kinh ngạc, xác
định tuổi thai hoặc túi thai sau khi LH cao nhất là khoảng 65 ± 1 ngày.
Theo Nyland và Mattoon (1995), hai nghiên cứu có giá trị gần đây của siêu âm
là xem xét sự phát triển của thai và xác định tuổi thai. Túi thai được phát hiện trong
sừng tử cung vào ngày thứ 20 sau khi LH đạt đỉnh điểm. Ơ giống Beagles (ngày thứ 18
sau khi trứng rụng). Lúc này túi thai khoảng 2mm, có hồi âm trống (chủ yếu là lượng


12

dịch trong màng đệm) được bao quanh bởi một vách mỏng hồi âm tăng. Lớp biểu mô
tử cung xung quanh túi thai trở nên dày và có hồi âm tăng.
Từ ngày thứ 23 – 25 phôi có hồi âm hình quả trám dài khoảng vài mm, lệch
khỏi vị trí khi túi thai giãn nở quá nhanh. Túi thai được bao quanh bởi một lớp mỏng
hồi âm tăng của tử cung, đồng thời nhau đang phát triển. Túi thai tách riêng vào ngày
thứ 27 – 30, khá rõ vào ngày thứ 36. Phôi di chuyển ra khỏi thành tử cung, gắn vào
màng noãn vào ngày thứ 25 – 28. Để chẩn đoán sự mang thai thì cần dò tìm túi thai,
xem xét tim thai và sự hoạt động của thai nhằm xác định sự sống của thai. Hoạt động
tim thai tăng hoặc giảm biểu thị tình trạng thai. Nhịp tim tăng chứng tỏ thai khỏe có

thể chống lại Stress. Thai di chuyển khoảng 10 ngày sau đó.
Thai phát triển nhanh từ ngày thứ 30 trở đi. Đầu thai có hồi âm trống trung tâm.
Xương thai từ ngày thứ 33 - 39 có hồi âm tăng với bóng lưng. Đầu tiên, phát hiện đầu,
xương ống, xương sườn, đốt sống cổ và khung xương. Từ ngày thứ 35 – 39, bàng
quang và dạ dày là những cơ quan đầu tiên trong ổ bụng xuất hiện hồi âm trống trung
tâm.
Phổi có hồi âm biến đổi trong suốt thời gian phát triển. Gan, phổi có đồng hồi âm
trong giai đoạn đầu nên không phân biệt rõ ràng được. Có thể định hướng nhờ vị trí
của tim, dạ dày và bàng quang. Phổi trở nên hồi âm tăng khi thai phát triển tới ngày 38 – 42.
Thận và mắt có vào ngày thứ 39 – 47. Thận có hồi âm giảm so với hồi âm kém
của bể thận. Theo thời gian, dần dần vùng vỏ và vùng tủy thận được phân biệt và bể
thận ít giãn nở hơn.
Tim từ hồi âm kém đến hồi âm trống với những hiện diện của hồi âm giúp phân
biệt vách và van tim. Có thể thấy rõ buồng tim vào ngày thứ 40. Vài ngày sau, có thể
thấy mạch máu lớn của tim. Ruột được thấy sau ngày thứ 57 – 63 ngày. Đo và ước
lượng tuổi thai, đường kính túi thai được đo để tính tuổi thai khi được 20 – 37 ngày.
Từ ngày thứ 38 – 60, đo đường kính lưỡng đỉnh để tính tuổi thai chính xác nhất nhưng
độ dài vùng mông và độ dài thân cũng được sử dụng.
Đo đường kính túi thai (Gestation Sac Diamester) đo đường kính túi thai khi
thai < 40 ngày hoặc đường kính túi thai < 33,33 mm.
GA = (6 × (GSD / 10)) + 20


13

Đo độ dài vòng mông (Crown Rump Length) đo cách này khi thai < 40 ngày
hoặc độ dài vòng mông < 43,33 mm
GA = (3 × (CRL / 10 )) + 27
Đo đường kính lưỡng đỉnh (Head Diameter) khi thai > 40 ngày hoặc đường
kính lưỡng đỉnh > 13,33 mm.

GA = (15 × (HD / 10)) + 20
Đo đường kính thân (Body Diameter) khi thai > 40 ngày hoặc đường kính thân
> 15,71 mm.
GA = (7 × (BD / 10)) + 29
Bảng 2.2 : Sự phát triển của thai
Cấu trúc thai
Số ngày trước khi
LH đạt đỉnh điểm
Số ngày trước
khi sinh
Túi thai
Phôi
Hoạt động của tim
Bao noãn, dạng chữ U
Bao noãn, dạng ống
Sự định hướng thai (đầu, thân)
Sư hoạt động của thai
Xương thai
Dạ dày, bàng quang
Phổi hồi âm tăng giống gan
Thận, mắt
Buồng tim
Ruột
20
23 – 25
23 – 25
25 – 28
27 – 31
28
35

33 – 39
35 – 39
38 – 42
39 – 47
40
57 – 63
45
40 – 42
40 – 42
37 – 40
34 – 38
37
30
26 – 32
26 – 30
23 – 27
18 – 26
25
2 – 8
(Trích dẫn bởi Nguyễn Phúc Bảo Phương, 2005)
2.5. SỰ ĐẺ KHÓ
Theo SilleVM. (1983), khi quá trình đẻ bị kéo dài thì gọi là đẻ khó. Theo Darve
và Linde Forberg (1994), đẻ khó trên chó có thể là do sự tắc nghẽn hoặc do tử cung co


14

bóp yếu, chó mẹ không đủ lực co bóp để tống thai ra ngoài. Đẻ khó thường xảy ra với
con chó đầu tiên trong lứa đẻ (trích dẫn bởi Lê Ngọc Thủy Tiên, 2006).
2.5.1. Một số dấu hiệu của sự đẻ khó

Chó cố gắng rặn thật mạnh nhưng chó vẫn không đẻ được sau 30 – 60 phút.
Thời gian chờ đẻ giữa hai chó con lâu hơn 4 giờ.
Chó thôi không rặn đẻ, mệt mỏi kết hợp thân nhiệt cao hơn 39,5
o
C hoặc thấp
hơn 37,5
o
C.
Âm đạo chó mẹ tiết ra dịch màu xanh đậm hoặc dịch nhầy có máu trước khi
sanh con đầu tiên.
2.5.2. Một số nguyên nhân dẫn đến đẻ khó
2.5.2.1. Thai lớn
Chó con có kích thước ngoại cỡ, thường xuất hiện chỉ vài con trong một lứa đẻ,
đặc biệt ở những lứa đẻ đơn thai. Đôi khi hiện tượng này xuất hiện khi chó cha có kích
cỡ quá lớn so với chó mẹ hoặc do chó con có những dị tật bẩm sinh như bệnh tràn dịch não.
Sự nghẽn thường xảy ra do sự kết hợp của thai lớn và đường sinh dục hẹp.
Những nguyên nhân gây hẹp đường sinh dục bao gồm: hẹp khung xương chậu,
hẹp âm đạo, bướu âm đạo hoặc có tiền sử bị gãy xương chậu.

2.5.2.2. Chết thai
2.5.2.3. Chó mẹ bị bệnh tật
2.5.2.4. Chó con bị dị tật
2.5.2.5. Tư thế bất thường của thai
Tư thế của thai bình thường được gọi là thai thuận. Chó con đưa hai chân trước
và đầu ra trước hoặc là đưa hai chân sau ra trước.
Tư thế của thai bất thường thường là
- Đầu thai vẹo sang một bên, gập xuống ức hoặc ngửa ra sau.
- Tứ chi: chi trước hoặc chi sau co quặp lại, một chi trước hoặc một chi sau
cùng đưa ra ngoài
- Vị trí thai: thai nằm ngửa hay nghiêng

- Hướng thai: thai đưa lưng ra trước hoặc bụng ra trước




15

2.5.2.6. Tử cung co bóp kém
Tử cung co bóp kém do những nguyên nhân nguyên phát
- Tử cung chó mẹ căng quá mức do chứa quá nhiều thai
- Chó mẹ bị stress hay quá lo âu ở lần đẻ đầu tiên
- Chó mẹ bị thiếu calcium
- Chó mẹ suy nhược hay thể trạng kém.
Tử cung co bóp kém do nguyên nhân thứ phát
Thường do cơ thể thú mẹ quá mệt mỏi sau khi cố gắng đẻ trong một thời
gian dài, chó mẹ không còn sức để rặn nữa. Trong trường hợp này, chó mẹ thường
được chỉ định mổ lấy thai.
2.5.3. Một số biện pháp can thiệp đối với chó đẻ khó
2.5.3.1. Biện pháp can thiệp bằng tay
Nếu sau khi kiểm tra âm đạo thấy có sự hiện diện của thai ở xoang chậu thì ta
có thể can thiệp bằng tay, có thể kèm theo dụng cụ hỗ trợ như pince kẹp thai. Phải thực
hiện động tác nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương niêm mạc âm đạo chó mẹ.
Cách can thiệp bằng tay
Đặt chó lên bàn, rồi cột miệng chó lại và nhờ chủ giữ cố định đầu chó.
Bôi trơn âm đạo và tay đã đeo găng tiệt trùng.
Xoa bóp vùng bụng làm tăng hiệu quả, kích thích tử cung co bóp và tạo lực ép
đẩy thai ra ngoài.
 Đối với trường hợp đầu thai đưa ra trước
Đưa ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng kéo đầu chó con ra ngoài cùng với việc
chỉnh sửa đúng tư thế của chó con của tay còn lại, rồi lắc bào thai qua lại để dễ dàng

kéo thai ra ngoài.
Dùng pince đỡ đẻ không có mấu kẹp vào hàm dưới kéo thai ra.
Dùng móc (móc tử cung) đưa qua miệng, móc vào hàm dưới và ngón trỏ tay
còn lại nâng hàm dưới lên nhằm tránh làm đứt hàm dưới hoặc lưỡi của thai.
 Đối với chó con đưa đuôi ra trước
Dùng ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, chèn ngón giữa vào giữa hai chân tại
khuỷu chân, ngón trỏ và ngón áp út áp chặt hai chân chó con vào nhau rồi từ từ kéo
con ra theo cơn rặn của chó mẹ.


16

Dùng pince không mấu kẹp vào khuỷu chân sau lần lượt kéo chân trái rồi chân
phải để thai có thể chui qua được hố chậu.
Hướng kéo thai thường song song với xương sống hoặc với giống chó bụng
võng thì kéo theo hướng xéo lên và kéo theo cơn rặn cho tới khi bào thai ra được hố
chậu hoàn toàn.
Khi kéo thai phải chú ý đến tư thế và chiều hướng của thai phải hoàn toàn bình thường.
Đối với trường hợp xác định còn kẹt một con và đã chết (do kẹt và vỡ ối quá
lâu) thì có thể kéo từng mảnh ra ngoài, rồi kết hợp tiêm oxytoxin để giúp tử cung co
bóp thải các sản dịch ra ngoài nhanh chóng chống viêm nhiễm tử cung.
Sau khi kéo được thai ra, cắt rốn thì tiến hành kéo nhau. Khi kéo nhau cần nhẹ
nhàng và ấn tay vào niêm mạc cổ tử cung để ngăn đứt nhau và ngăn lôi, lộn tử cung ra ngoài.
Trong trường hợp sót nhau thì nên dùng kháng sinh đặt vào đường sinh dục để
tránh viêm nhiễm.
2.5.3.2. Biện pháp can thiệp dùng oxytoxin
Người ta thường dùng oxytoxin để kích thích tử cung co thắt trong trường hợp
tử cung co thắt kém và sự hiện diện của thai kế tiếp tại khu vực xương chậu sau khi
khám âm đạo. Nó cũng thúc đẩy sự tống nhau thai cũng như các dịch hậu sản trong
quá trình đẻ.

Liệu pháp này tuyệt đối không được sử dụng trong trường hợp đường sinh dục
bị tắc nghẽn, khung xương chậu hẹp, thai to, tư thế thai bất thường.
Theo Eneroth. (1994), oxytoxin với liều 2 – 5 UI/con thường được sử dụng với
liều tiêm bắp. Sau khi tiêm, thú được cho nghỉ ngơi 10 – 15 phút. Liều nhắc lại có thể
được sử dụng sau 20 – 30 phút. Thông thường liều đầu tiên có thể đạt được hiệu quả
mong muốn.
Thường dùng oxytoxin trong các trường hợp
- Kiểm tra thấy cổ tử cung đã mở.
- Chó đã tự đẻ ra được vài con.
- Qua hình chụp X – quang xác định còn ít con, nằm đúng tư thế và đã di
chuyển xuống xương chậu.
- Sau khi can thiệp kéo thai khi thai lớn, sai tư thế, giúp chó tiếp tục đẻ tự
nhiên cho những con sau.


17

2.5.3.3. Biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật
Sau khi kiểm tra lâm sàng kết hợp với kết quả chụp X – quang hay siêu âm, một
vài trường hợp can thiệp bằng oxytoxin hay bằng tay không hiệu quả, chó được chỉ
định phẫu thuật để cứu mẹ lẫn con hay những giống chó nhỏ được chủ nuôi yêu cầu
phẫu thuật.
Thông thường chó mẹ được chỉ định phẫu thuật do
- Thai lớn
- Chó mẹ suy yếu, bệnh tật
- Thai chết
- Vị trí thai bất thường
- Chó mẹ hẹp khung xương chậu
- Tử cung co bóp kém
Khi quyết định phẫu thuật, vấn đề cần quan tâm là phương pháp vô cảm cho

chó mẹ. Theo Lê Văn Thọ (2006), việc sử dụng thuốc mê cấp qua đường tiêm để mổ
lấy thai dù mổ thật nhanh nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc mê đến chó con
nhưng thực tế chó con vẫn bị ảnh hưởng. Do đó, phương pháp vô cảm được sử dụng
làm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu dùng thuốc an thần kết hợp với gây tê tại chỗ.
Sau khi đã mổ và đem hết chó con ra ngoài, lúc này có thể sử dụng liều gây mê
nhẹ để giảm đau cho chó trong việc may tử cung và thành bụng lại.












18



Chương 3
NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 18/02/2008 đến ngày 31/05/2008.
3.1.2. Địa điểm
Trạm phòng chống dịch và kiểm dịch động vật, số 187 Lý Chính Thắng –

phường 7 – quận 3 – TP. Hồ Chí Minh.
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Chó cái mang thai có dấu hiệu sắp sanh, có dấu hiệu đẻ khó được chủ nuôi đưa đến.
3.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
Tỷ lệ can thiệp lấy thai chó bằng biện pháp phẫu thuật do yêu cầu chủ theo
giống, tuổi, lứa đẻ.
Tỷ lệ can thiệp lấy thai chó bằng biện pháp phẫu thuật do đẻ khó theo giống, tuổi.
Tỷ lệ can thiệp lấy thai bằng tay
Tỷ lệ can thiệp tống thai dùng oxytoxin
3.4. PHƯƠNG TIỆN KHẢO SÁT
3.4.1. Dụng cụ dùng để chẩn đoán lâm sàng: Nhiệt kế, ống nghe, bàn khám, cân.
3.4.2. Dụng cụ và vật liệu dùng trong phẫu thuật
Bàn mổ, nồi hấp khử trùng Autoclave, dao mổ, kéo mổ, nhíp, pince cầm kim,
pince kẹp mạch máu, pince kẹp rốn, kềm đốt điện, băng, gạc, bông, găng tay vô trùng,
khăn trùm giải phẫu, kim, chỉ vô trùng…
3.4.3. Trang thiết bị chẩn đoán:
Máy siêu âm chuyên biệt cho gia súc
Máy chụp X-quang
3.4.4. Dược phẩm
Oxytoxin (Oxytoxin 5 IU/ml)
Thuốc tiền mê: Atropin sulfat 0,025 % (Atropin sulfat 0,25 mg/ml)

×