Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐỐI VỚI BỆNH VIÊM MÓNG VÀ VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA Ở HUYỆN HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.84 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC CHĂM
SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐỐI VỚI BỆNH VIÊM MÓNG
VÀ VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA Ở HUYỆN
HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM NHUNG
Lớp: DH06CN
Ngành: Chăn Nuôi
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN THỊ KIM NHUNG

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC CHĂM
SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐỐI VỚI BỆNH VIÊM MÓNG
VÀ VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA Ở HUYỆN
HÓC MÔN, TP. HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi



Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. LÊ ĐĂNG ĐẢNH
ThS. PHẠM HỒ HẢI

Tháng 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ KIM NHUNG
Tên luận văn: “ Khảo sát ảnh hưởng của phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng đối với
bệnh viêm móng và viêm vú trên bò sữa ở huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến đóng
góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày ……………………….
Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS LÊ ĐĂNG ĐẢNH

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc lên ba mẹ và những người thân đã nuôi
dưỡng, giúp đỡ và động viên để con có được ngày hôm nay.
Em xin chân thành cám ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm
khoa Chăn Nuôi - Thú Y, cùng tập thể quý thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến
thức, cùng những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường.

PGS. TS Lê Đăng Đảnh, Bộ môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa; Th.S Phạm Hồ
Hải, Phòng Nghiên Cứu Sinh Lý Động Vật, Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam.
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu cho em
trong thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Kỹ sư Võ Văn Quí cùng các cô
chú chăn nuôi bò sữa trên địa bàn hai xã Đông Thạnh và Tân Xuân đã tạo điều kiện
thuận lợi cũng như giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn bạn Thật lớp Chăn Nuôi 32, cùng tập thể
lớp đã chia sẽ những buồn vui trong thời gian còn học tập tại trường.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 07 năm 2010.
Sinh viên
Nguyễn Thị Kim Nhung

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng đối với
bệnh viêm móng và viêm vú trên bò sữa ở huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh” được
tiến hành ở 30 hộ chăn nuôi bò sữa tại 2 xã Đông Thạnh và Tân Xuân của huyện
Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh, thời gian từ 05/01/2010 đến 30/04/2010.
Kết quả thu được sau thời gian thực hiện như sau:
(1) Chuồng trại được xây dựng khá kiên cố, ở các mức THI: <81, 81 - 82,
>82 thì tỷ lệ bò bệnh viêm móng có khuynh hướng gia tăng lần lượt là 13,64; 13,79;
13,91 % (P > 0,05). Mật độ nuôi càng cao tỷ lệ bò bệnh viêm móng càng cao, với
mật độ nuôi <4 m2/con có tỷ lệ bệnh 16,04 %, với mật độ nuôi ≥4 m2/con có tỷ lệ
bệnh 12,43 %.
(2) Tỷ lệ bệnh viêm móng có khuynh hướng tăng theo số lần dọn vệ sinh
chuồng trại, với 2, 3, 4 lần dọn vệ sinh trên ngày tỷ lệ bệnh tương ứng là 13,48;

15,38; 15,79 %. Có sát trùng chuồng trại làm giảm tỷ lệ bệnh viêm móng, có sát
trùng chuồng trại tỷ lệ bệnh là 13,64 % so với không sát trùng là 14,29 %, (P >
0,05).
(3) Tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của bò ở quy mô nhỏ cao hơn quy
mô vừa (62,53 % so với 56,36 %), (P > 0,05).
(4) Tỷ lệ bò bệnh viêm móng ở quy mô nhỏ cao hơn quy mô vừa là 22,22 %
so với 10,31 %, (P < 0,01).
(5) Tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn ở những bò bệnh viêm móng cao hơn so với tỷ lệ
viêm vú tiềm ẩn ở những bò không bị viêm móng, 86,67 % so với 81,36 % (P >
0,05).

iv


SUMMARY
Study on the effects of care and raise procedures on the laminitis and mastitis,
was investigated on the dairy cattle herd in Hoc Mon district, Ho Chi Minh city. It
was carried out from 5th January to 30th May, 2010. On 30 dairy household farms in
Dong Thanh and Tan Xuan villages.
The results of the survey indicates that:
(1) When THI was high, the heat stress would be appear on cows, THI <81; 81
– 82; >82 and the rate of laminitis tended to increase respectively 13,64; 13,79;
13,91 % (P > 0,05). Higher cow density would be higher laministis rate, density <4
m2/cow the rate of laminitis cows was 16,04 %, ≥4 m2/cow the rate of laminitis
cows was 12,43 %.
(2) The rate of chronic laminitis tended to increase with the times of washing
barn, with 2, 3, 4 times/day the rate of laminitis were 13,48; 15,38; 15,79 %.
Disinfecting the barn might be reduce the rate of laminitis (13, 64 % in comparing
with 14,29 %), (P > 0,05).
(3) The concentrate to forage ration small scale dairy farms was 62,53 %

higher than that of medium scale was 56,36 %, (P > 0,05).
(4) Laminitis rate at the small scale was higher than the medium scale, (22,22
% in comparing with 10,31 %), (P < 0,01).
(5) The mastitis effected more easily on the laminitis cows than that at the
cows, free from laminitis, 86,67 % in comparing with 81,36 % (P > 0,05).

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Summary .....................................................................................................................v
Mục lục...................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viêt tắt ...........................................................................................x
Danh sách các bảng ................................................................................................... xi
Danh sách các hình................................................................................................... xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP ...............................................................3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................3
2.1.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................3
2.1.1.2 Đất đai .............................................................................................................3

2.1.1.3 Khí hậu ............................................................................................................3
2.1.2 Điều kiện chăn nuôi ...........................................................................................4
2.1.2.1 Phương thức nuôi dưỡng .................................................................................4
2.1.2.2 Đặc điểm chuồng trại ......................................................................................4
2.1.2.3 Thức ăn............................................................................................................4
2.1.2.4 Nước uống .......................................................................................................5
2.1.2.5 Vệ sinh ............................................................................................................5

vi


2.1.2.6 Công tác thú y .................................................................................................5
2.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................................5
2.2.1 Chuồng trại .........................................................................................................5
2.2.1.1 Yêu cầu đối với chuồng nuôi bò sữa ...............................................................6
2.2.1.2 Vài kiểu hình chuồng trại ................................................................................7
2.2.1.3 Stress nhiệt ở bò sữa........................................................................................7
2.2.2 Thức ăn trong nuôi dưỡng bò sữa ......................................................................9
2.2.2.1 Thức ăn thô......................................................................................................9
2.2.2.2 Thức ăn tinh ....................................................................................................9
2.2.2.3 Thức ăn bổ sung ..............................................................................................9
2.2.3 Bệnh viêm vú (Mastitis) ...................................................................................10
2.2.3.1 Định nghĩa viêm vú .......................................................................................10
2.2.3.2 Phân loại viêm vú ..........................................................................................10
2.2.3.3 Hậu quả của viêm vú .....................................................................................11
2.2.4 Bệnh viêm móng (Laminitis) ...........................................................................12
2.2.4.1 Nguyên nhân gây bệnh ..................................................................................13
2.2.4.1.1 Chuồng trại, nhiệt độ, ẩm độ và vệ sinh chuồng nuôi...............................13
2.2.4.1.2 Dinh dưỡng và khẩu phần ..........................................................................14
2.2.4.2 Tác hại của bệnh viêm móng ........................................................................15

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................16
3.1 Địa điểm và thời gian ..........................................................................................16
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................16
3.3 Nội dung khảo sát................................................................................................16
3.4 Phương pháp khảo sát .........................................................................................16
3.4.1 Cấu trúc chuồng trại .........................................................................................16
3.4.1.1 Dụng cụ khảo sát ...........................................................................................16
3.4.1.2 Phương pháp tiến hành ..................................................................................17
3.4.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính .........................................................17
3.4.2 Vệ sinh chuồng trại ..........................................................................................17

vii


3.4.2.1 Dụng cụ khảo sát ...........................................................................................17
3.4.2.2 Phương pháp tiến hành ..................................................................................17
3.4.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính .........................................................18
3.4.3 Khẩu phần ăn....................................................................................................19
3.4.3.1 Dụng cụ khảo sát ...........................................................................................19
3.4.3.2 Phương pháp khảo sát ...................................................................................19
3.4.5.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính .........................................................19
3.4.4 Bệnh viêm móng ..............................................................................................19
3.4.4.1 Phương pháp xác định viêm móng................................................................19
3.4.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính .........................................................20
3.4.5 Quan hệ giữa viêm móng và viêm vú tiềm ẩn .................................................20
3.4.5.1 Dụng cụ khảo sát ...........................................................................................20
3.4.5.2 Phương pháp tiến hành ..................................................................................20
3.4.5.3 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính .........................................................21
3.5 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................22

4.1 Cơ cấu đàn bò khảo sát .......................................................................................22
4.2 Cấu trúc chuồng trại ............................................................................................23
4.2.1 Đặc điểm chuồng trại ......................................................................................23
4.2.2 Chỉ số nhiệt - ẩm (THI) ...................................................................................24
4.2.3 Mật độ nuôi .....................................................................................................26
4.3 Vệ sinh chuồng trại .............................................................................................28
4.3.1 Ảnh hưởng của vệ sinh chuồng trại lên bệnh viêm móng...............................28
4.3.1.1 Số lần dọn vệ sinh chuồng trại ......................................................................28
4.3.1.2 Sát trùng chuồng trại .....................................................................................29
4.3.1.3 Định kỳ sát trùng chuồng trại ........................................................................29
4.3.2 Vi sinh nền chuồng...........................................................................................30
4.3.2.1 Số mẫu nền chuồng đem phân lập vi sinh vật ..............................................30
4.3.2.2 Kết quả phân lập vi sinh vật của các mẫu nền chuồng ở hai quy mô đàn ....30

viii


4.4 Khẩu phần ăn của bò ở các hộ khảo sát ..............................................................31
4.4.1 Số lượng, thành phần các dưỡng chất của các thực liệu trong khẩu phần .......31
4.4.2 Tỷ lệ thức ăn tinh .............................................................................................34
4.3 Bệnh viêm móng .................................................................................................35
4.5 Quan hệ giữa viêm móng và viêm vú tiềm ẩn ....................................................36
4.5.1 Số bò bệnh viêm móng trong tổng bò thử CMT .............................................36
4.5.2 Quan hệ giữa bệnh viêm móng (VM) và viêm vú tiềm ẩn (VVTA)................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................40
5.1 Kết luận ...............................................................................................................40
5.2 Tồn tại và đề nghị ................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................41
PHỤ LỤC .................................................................................................................43


ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIÊT TẮT
CMT

: California mastitis test

CF

: Xơ thô

CP

: Protein thô

ĐNB

: Đông Nam Bộ

ME

: Năng lượng trao đổi

MPN

: Most probable number

TĂHH


: Thức ăn hỗn hợp

THI

: Temperature humidity index

TSTK

: Tham số thống kê

VCK

: Vật chất khô

VM

: Viêm móng

vsv

: Vi sinh vật

VVTA

: Viêm vú tiềm ẩn

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Mối tương quan giữa nhiệt độ và ẩm độ với chỉ số THI .............................8
Bảng 2.2 Những thiệt hại bởi viêm vú lâm sàng.......................................................11
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của viêm vú đến chất lượng sữa và thành phần sữa ...............12
Bảng 3.1 Giải thích kết quả CMT .............................................................................20
Bảng 4.1 Số hộ khảo sát ............................................................................................22
Bảng 4.2 Cơ cấu đàn bò khảo sát ..............................................................................23
Bảng 4.3 Cấu trúc chuồng trại...................................................................................23
Bảng 4.4 Cao nóc và cao mái ở các hộ khảo sát .......................................................24
Bảng 4.5 Kết quả THI của các hộ khảo sát ở hai quy mô đàn ..................................25
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của THI trong chuồng nuôi lên bệnh viêm móng...................26
Bảng 4.7 Mật độ nuôi của các hộ ở hai quy mô đàn ................................................26
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên bệnh viêm móng....................................27
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của số lần dọn vệ sinh chuồng trại lên bệnh viêm móng........28
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của sát trùng chuồng trại lên bệnh viêm móng.....................29
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của định kỳ sát trùng chuồng trại lên bệnh viêm móng .......29
Bảng 4.12 Số mẫu nền chuồng đem đếm vi sinh vật ở các hộ khảo sát ..................30
Bảng 4.13 Số lượng E.coli và Streptococcus spp trên nền chuồng ở hai quy mô đàn
...................................................................................................................................30
Bảng 4.14 Số lượng sử dụng của từng loại thức ăn trong khẩu phần ......................31
Bảng 4.15 Thành phần dưỡng chất của các thực liệu trong khẩu phần ...................34
Bảng 4.16 Tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của bò ở hai quy mô đàn ............34
Bảng 4.17 Tỷ lệ bệnh viêm móng ở hai quy mô đàn ................................................35
Bảng 4.18 Tình trạng bệnh viêm móng của những bò có thử CMT ở hai quy mô ..36
Bảng 4.19 Quan hệ giữa bò bị viêm móng và bò bị viêm vú tiềm ẩn.......................36

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1 Sơ đồ các vị trí lấy mẫu vsv nền chuồng ...................................................18
Hình 4.1 Thức ăn thô khô (rơm) ............................................................................... 33
Hình 4.2 Thức ăn thô xanh (cỏ voi) .......................................................................... 33
Hình 4.3 Thức ăn tinh ............................................................................................... 33
Hình 4.4 Thức ăn tinh ............................................................................................... 33
Hình 4.5 Thức ăn tinh (hèm bia) ............................................................................... 33
Hình 4.6 Thức ăn tinh (xác mì) ................................................................................. 33
Hình 4.7 Bò có tư thế đứng khác thường, lưng cong ................................................38
Hình 4.8 Bò có tư thế đứng khác thường, lưng cong, vùng da quanh móng sưng đỏ
...................................................................................................................................38
Hình 4.9 Vùng da tiếp giáp giữa phần móng và chân sưng đỏ .................................39
Hình 4.10 Mặt dưới của móng chân loang lỗ và có màu đen ...................................39

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi bò sữa đã và đang phát triển
trong các cơ sở chăn nuôi tập trung cũng như trong khu vực gia đình ở nước ta.
Trong chăn nuôi bò sữa, chúng ta đã có một số thành tựu về lai tạo một số
giống bò sữa cao sản nhập ngoại với đàn bò cái nền lai Sind và đã áp dụng một số
kỹ thuật tiến bộ mới trong nuôi dưỡng để nâng cao chất lượng đàn bò sữa, sản
lượng sữa nhằm đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên chúng ta còn có một
số khó khăn nhất định về mặt kỹ thuật chăn nuôi cũng như biện pháp phòng chống
dịch bệnh vẫn chưa được giải quyết triệt để. Việc cân đối khẩu phần không hợp lý
so với nhu cầu của bò là nguyên nhân chính của một số bệnh làm giảm khả năng
sản xuất cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản ở bò. Thêm vào đó,

vệ sinh, cấu trúc chuồng trại vẫn chưa được quan tâm, bò chủ yếu được nuôi nhốt
nên ít vận động, đã góp phần làm gia tăng trường hợp bò bệnh viêm móng nói riêng
và bệnh chân móng nói chung.
Từ yêu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của bộ môn Chăn Nuôi Chuyên
Khoa - khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh kết
hợp với Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê
Đăng Đảnh và ThS Phạm Hồ Hải chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng
của phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng đối với bệnh viêm móng và viêm vú trên bò
sữa ở huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh”.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát ảnh hưởng của cấu trúc chuồng trại, điều kiện vệ sinh, tỷ lệ thức ăn
tinh trong khẩu phần ăn đến bệnh viêm móng và ảnh hưởng của bệnh viêm móng
lên bệnh viêm vú.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và thu thập số liệu liên quan đến:
 Cấu trúc chuồng trại, nhiệt độ, ẩm độ, chỉ số THI
 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa ở từng hộ khảo sát
 Số cá thể bò bệnh viêm móng
 Số cá thể bò bệnh viêm móng bị viêm vú tiềm ẩn khi thử CMT
 Khẩu phần cho ăn và thành phần dưỡng chất trong khẩu phần
 Cách tính, phân loại, đánh giá các chỉ tiêu theo dõi

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
- Huyện Hóc Môn nằm ở phía Tây Bắc Thành Phố Hồ Chí Minh.
 Bắc giáp huyện Củ Chi
 Đông giáp tỉnh Bình Dương
 Nam giáp quận 12 và huyện Bình Chánh
 Tây giáp tỉnh Long An
- Diện tích tự nhiên 10.952 ha. Hiện nay, huyện Hóc Môn có 11 xã và 1 thị
trấn. Thị trấn Hóc Môn là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện.
2.1.1.2 Đất đai
- Đất đai của Huyện Hóc Môn rất phì nhiêu, màu mỡ và được chia thành 3
vùng: vùng đất gò, vùng đất triền và vùng đất trũng ven sông.
2.1.1.3 Khí hậu
- Nhìn chung khí hậu mang rõ nét của khí hậu miền Đông Nam Bộ, do ảnh
hưởng gió mùa nhiệt đới nên có hai mùa mưa nắng rõ rệt.
 Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.
 Mùa khô: bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa trung bình 1.550 mm.
- Nhiệt độ trong khoảng 25,70 – 28,800C cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất
vào tháng 12 trong năm.

3


- Ẩm độ không khí:



Ẩm độ mùa mưa 80 – 86 %.



Ẩm độ mùa khô 70 – 75 %.

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TP.HCM)
2.1.2 Điều kiện chăn nuôi
2.1.2.1 Phương thức nuôi dưỡng
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các hộ chăn nuôi đều nuôi nhốt, không có
điều kiện chăn thả và cũng như không có sân chơi cho bò. Chúng tôi ghi nhận lại
cách thức nuôi dưỡng bò của các hộ chăn nuôi như sau:
Đa số hộ cho ăn 2 lần/ngày: sáng 5 – 6 giờ, chiều 14 giờ 30 – 16 giờ 30, thức
ăn tinh và thức ăn thô được cho ăn riêng biệt. Thức ăn tinh (cám, hèm bia, xác mì)
được cho bò ăn trước hoặc ngay khi vắt sữa bò, tất cả thức ăn tinh nêu trên cho vào
trong máng uống đã được bơm đầy nước sạch, sau đó quậy đều. Thức ăn thô (rơm,
cỏ voi, hay cỏ tự nhiên) được cho ăn sau thức ăn tinh.
Bò vắt sữa 2 lần/ngày: sáng 5 giờ 30 – 7 giờ, chiều 3 giờ 30 – 5 giờ. Đa số
các hộ khảo sát thuê người vắt sữa và sữa được công ty Vinamilk thu mua.
2.1.2.2 Đặc điểm chuồng trại
Chuồng trại của các nông hộ được xây dựng theo kiểu bán kiên cố, kết cấu
nền xi măng, có máng ăn, uống, kiểu chuồng một mái hay hai mái, mái lợp bằng
tole và có phủ thêm lá dừa để làm giảm nhiệt độ trong chuồng vào buổi trưa. Riêng
hộ ông Phạm Ngọc Minh (ấp Chánh 2, Tân Xuân) có lắp quạt trong chuồng và hệ
thống phun nước trên mái.
Rảnh thoát nước ở các hộ khảo sát đa phần là hở, chỉ riêng hộ Lê Minh Xuân
(ấp 4, xã Đông Thạnh) rảnh thoát nước kín, nước dọn rửa chuồng theo hệ thống ống
ngầm dẫn vào hố cách chuồng 10 m.
2.1.2.3 Thức ăn
Thức ăn thô:



Thức ăn thô xanh: chủ yếu là cỏ voi và cỏ tự nhiên.



Thức ăn thô khô: rơm.

4


Thức ăn tinh:
 Cám hỗn hợp sản phẩm của các nhà máy thức ăn gia súc.
 Các phụ phẩm như xác mì và hèm bia.
2.1.2.4 Nước uống
Hầu hết các hộ chăn nuôi đều sử dụng nguồn nước giếng khoan dùng để cho
uống, rửa chuồng, tắm bò,…
2.1.2.5 Vệ sinh
Chuồng trại được vệ sinh 3 – 4 lần/ngày, hốt phân, dọn rửa và tắm bò 2
lần/ngày trước khi vắt sữa, các lần còn lại chủ yếu là tắm mát vào buổi trưa và rửa
chuồng sau khi vắt sữa.
2.1.2.6 Công tác thú y
Công tác phòng ngừa dịch bệnh do cán bộ thú y địa phương phụ trách. Bò
được tiêm phòng các bệnh lỡ mồm long móng và tụ huyết trùng 2 lần/năm vào thời
điểm giao mùa (tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10).
2.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2.1 Chuồng trại
Phương thức nuôi bò sữa trong các hộ gia đình hiện nay chủ yếu là nuôi
nhốt. Thời gian bò sữa sống trong chuồng chiếm gần như toàn bộ thời gian trong
một ngày đêm. Chuồng trại bò sữa vì vậy đòi hỏi yêu cầu cao hơn nhiều so với

chuồng trại vẫn hay sử dụng cho bò thịt và bò cày kéo.
Đối với xứ nóng như thành phố Hồ Chí Minh, chuồng nuôi bò sữa có ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất sữa, sức khỏe, khả năng sinh trưởng phát triển và vệ
sinh sữa. Chuồng trại với máng ăn và máng uống đúng qui cách sẽ đảm bảo vệ sinh
và chất lượng thức ăn cho bò.
Cũng như chuồng trại chăn nuôi các gia súc khác, chuồng nuôi bò sữa phải
được nghiên cứu kỹ lưỡng về vị trí, hướng chuồng, kiểu chuồng, độ cao nền
chuồng, diện tích chuồng và sân chơi cho bò vận động, vật liệu xây dựng. Thiết kế
hợp lý hệ thống chứa phân và xử lý nước thải.

5


Tùy theo điều kiện kinh tế và quy mô số lượng đàn bò mà chuồng nuôi bò
sữa được làm đơn giản, bán kiên cố hay kiến cố. Dù mức độ kiên cố khác nhau
nhưng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
2.2.1.1 Yêu cầu đối với chuồng nuôi bò sữa
 Thoáng mát
Bò sữa có máu ngoại càng cao thì khả năng chịu khí hậu nóng ẩm càng kém.
Khi xây dựng chuồng trại cần phải chọn nơi thoáng mát trên nền đất cao không bị
ngập nước vào mùa mưa. Nền chuồng cao thuận lợi cho việc thoát nước khi vệ sinh
chuồng trại. Hướng chuồng theo hướng Đông Bắc – Tây Nam để tránh những yếu
tố bất lợi của thời tiết. Chuồng không cần xây bít kín xung quanh mà để thông
thoáng tự nhiên. Mái phải cao so với nền, cao hơn 3 m. Mái chuồng có thể thiết kế
dạng 2 tầng giúp tăng đối lưu không khí, giảm độ ẩm trong chuồng. Diện tích bình
quân cho một bò sữa là 4 – 8 m2. Gần chuồng bò nên trồng một số cây có bóng mát
để giảm nhiệt xung quanh chuồng.
 Sạch sẽ
Chuồng trại dơ bẩn tạo môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, do
vậy bò sữa sống trong môi trường chuồng trại dơ bẩn dễ bị bệnh. Sữa vắt ra không

đảm bảo vệ sinh, vì vậy nhanh hư hỏng. Nền chuồng nên có độ dốc 2 – 3 % và
không quá trơn láng để bò không bị trượt té, nền chuồng phải thật chắc thì chuồng
mới bền vững vì bò có trọng lượng lớn và dồn toàn bộ vào bốn chân nhưng khi đi
thì chỉ có hai chân. Chuồng bò sữa phải cách xa nhà ở và nằm ở cuối hướng gió.
Máng ăn và máng uống nên bố trí riêng, không nên xây máng ăn quá sâu dễ gây tồn
đọng thức ăn.
 Đảm bảo vệ sinh môi trường
Cần phải xây dựng hố chứa phân cách xa nhà và gần chuồng bò, để tiện lợi
cho việc quản lý cũng như chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò. Đàn bò sữa gia đình có số
lượng nhỏ nhưng không đồng đều nhau về giống, lứa tuổi, trọng lượng, trạng thái
sinh lý và năng suất sữa. Vì vậy chuồng bò phải đáp ứng yêu cầu riêng biệt cho
từng cá thể.

6


2.2.1.2 Vài kiểu hình chuồng trại
 Kiểu chuồng một dãy
Kiểu chuồng này phổ biến nhất trong chăn nuôi gia đình hiện nay. Chuồng
nhốt một dãy bò. Lối đi, máng ăn, máng uống ở mặt trước. Rảnh thoát nước thải ở
phía sau chuồng. Kiểu chuồng này thuận lợi cho những hộ gia đình có số lượng bò
ít, chi phí xây dựng thấp.
 Kiểu chuồng hai dãy
Kiểu chuồng này có thể nhốt được hai dãy bò hoặc quay đầu vào nhau có lối
đi ở giữa hoặc quay đầu ra hai phía lối đi chung quanh. Thuận lợi cho những hộ gia
đình có số lượng bò lớn. Chi phí xây dựng lớn nhưng tiết kiệm diện tích và thời
gian sử dụng lâu dài.
2.2.1.3 Stress nhiệt ở bò sữa
Nhiệt luôn sinh ra trong cơ thể bò do trao đổi chất và sự lên men thức ăn
trong dạ cỏ. Bò càng cao sản thì nhiệt sinh ra càng nhiều. Đối với đàn bò sống ở

vùng ôn đới thì lượng nhiệt này sẽ giúp ổn định thân nhiệt. Tuy nhiên đối với đàn
bò sống ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam thì lượng nhiệt này cần phải được
thải ra môi trường.
Nhiệt độ môi trường luôn thay đổi, tuy vậy nhiệt độ cơ thể luôn duy trì ổn
định ở 38,4 đến 390C vì cơ thể có cơ chế điều tiết nhiệt. Tuy nhiên, bò đang cho sữa
sự sinh nhiệt hơn gấp đôi bò không cho sữa nên dễ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi
trường, bò càng cao sản càng chịu ảnh hưởng nhiều, đặc biệt tác hại trong giai đoạn
đỉnh cao của chu kỳ sữa. Khi nhiệt độ môi trường kết hợp với nhiệt sinh ra trong cơ
thể lớn hơn sự thải nhiệt từ cơ thể vào môi trường thì thân nhiệt tăng quá 390C xuất
hiện stress nhiệt.
Khả năng thải nhiệt ở bò sữa phụ thuộc vào cả hai yếu tố nhiệt độ và ẩm độ,
được biểu hiện qua chỉ số nhiệt ẩm THI (THI : Temperature – humidity index).

7


Mức độ stress nhiệt của bò sữa liên quan chặt chẽ với giá trị THI như sau:
 THI: < 72 : không stress
 THI: 72 – 78 : stress nhẹ
 THI: 78 – 89: stress trung bình
 THI: 89 – 98: stress nặng. (Nguồn: Dr. Frank Wersma (1990))
Bảng 2.1 Mối tương quan giữa nhiệt độ và ẩm độ với chỉ số THI

Nhiệt độ, (0C)

Ẩm độ tương đối, (%)
30

35


40

45

50

55

60

65

70

75

80

85

37,8

84

85

86

87


88

90

91

92

93

94

95

97

36,7

83

84

85

86

87

88


89

90

91

93

94

95

35,6

81

82

83

85

86

87

88

89


90

91

92

93

34,4

80

81

82

83

84

85

86

87

88

89


90

91

33,3

79

80

81

82

83

84

85

85

86

87

88

89


32,2

78

79

79

80

81

82

83

84

85

86

86

87

31,1

76


77

78

79

80

81

81

82

83

84

85

86

30,0

75

76

77


78

78

79

80

81

81

82

83

84

28,9

74

75

75

76

77


78

78

79

80

80

81

82

27,8

73

73

74

75

75

76

77


77

78

79

79

80

26,7

72

72

73

73

74

75

75

76

76


77

78

78

25,6

70

71

71

72

73

73

74

74

75

75

76


76

24,4

69

70

70

71

71

72

72

73

73

74

74

75

Bình thường <74


Báo động 75-78

Nguy hiểm 79-83

(Nguồn: Dr. Frank Wersma (1990))

8

Cấp cứu >84


2.2.2 Thức ăn trong nuôi dưỡng bò sữa
2.2.2.1 Thức ăn thô
Là thức ăn có khối lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Đây là
thức ăn chủ yếu của thú nhai lại có hàm lượng chất xơ lớn hơn 18 %. Thức ăn thô
lại được phân thành các nhóm nhỏ: thức ăn thô xanh, thức ăn ủ tươi, thức ăn phụ
phẩm công – nông nghiệp và thức ăn thô khô như rơm, cỏ khô…
Thành phần chủ yếu của thức ăn thô là chất xơ có hàm lượng cellulose biến
động từ 200 – 300 g/kg chất khô, hàm lượng hemicellulose biến động lớn hơn 100 –
300 g/kg chất khô. Cả hai chất này tăng lên khi cây cỏ càng trưởng thành và sau đó
bị lignin hóa làm giảm khả năng tiêu hóa. Ngoài ra thức ăn thô cũng chứa một ít
tinh bột, các chất đường dễ tan và một lượng đáng kể protein thô, muối khoáng và
các sinh tố.
Đặc điểm chung của các loại thức ăn thô xanh là chúng có chứa nhiều nước
(60 - 80 %) dễ tiêu hóa các dưỡng chất có tỉ lệ khá cân đối, đôi khi có chứa những
chất kích thích sinh trưởng, sinh sản, khả năng tiết sữa và đặc biệt có tính ngon
miệng đối với gia súc.
2.2.2.2 Thức ăn tinh
Là loại thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng dưỡng chất rất cao và có
hàm lượng chất xơ thấp hơn 18 %. Căn cứ vào hàm lượng chất dinh dưỡng chủ yếu

chứa trong thức ăn, người ta chia thức ăn tinh thành hai nhóm nhỏ là thức ăn cung
năng lượng (hàm lượng protein thô nhỏ hơn 20 %) và thức ăn cung đạm (hàm lượng
protein thô lớn hơn 20 %).
Nhưng thức ăn tinh có đặc điểm chung là chứa nhiều chất dinh dưỡng quan
trọng như: chất đạm, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin cũng rất
phong phú, hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng
cao.
2.2.2.3 Thức ăn bổ sung
Là những thứa ăn được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng
một số chất dinh dưỡng như: chất đạm, khoáng và vitamin hoặc những chất có tác

9


dụng kích thích sinh trưởng, kích thích tiết sữa, kích thích tăng trọng. Ngày nay
thức ăn bổ sung được sử dụng dưới dạng các loại premix sinh tố, premix khoáng,
hoặc dưới dạng đá liếm.
2.2.3 Bệnh viêm vú (Mastitis)
2.2.3.1 Định nghĩa viêm vú
Viêm vú là sự viêm một hay nhiều thùy vú với sự hiện diện của một hay
nhiều (2 hoặc tối đa là 3) loài vi khuẩn trong mô vú, dẫn đến sự gia tăng số lượng tế
bào thân (somatic cells) trong sữa đặc biệt là tế bào bạch cầu, đồng thời làm thay
đổi tính chất vật lý và hóa học của sữa. Nó dẫn đến hậu quả là làm giảm sản lượng
sữa, đặc biệt có trường hợp gây chết thú (Nguyễn Văn Phát, 1999).
2.2.3.2 Phân loại viêm vú
 Viêm vú tiềm ẩn
Viêm vú tiềm ẩn là sự nhiễm trùng không lộ rõ của bầu vú, được phát hiện
bởi sự gia tăng số lượng bạch cầu bằng phương pháp gián tiếp là CMT (California
Mastitis Test). Vi khuẩn trong tuyến vú chỉ được phát hiện qua việc cấy vi trùng
hay xét nghiệm sự hiện diện một lượng lớn bạch cầu trong sữa, không có sự thay

đổi về mặt cảm quan của sữa.
 Viêm vú lâm sàng
Viêm vú lâm sàng là sự nhiễm trùng lộ rõ của một hay nhiều thùy vú và có
thể hiện triệu chứng qua mức độ thay đổi màu sắc, tính chất của sữa. Sự tiến triển
của bệnh được phân biệt như sau:
 Thể quá cấp: biểu hiện sưng, nóng, đau và các chất bất thường trong
tuyến vú được đi kèm với các dấu hiệu của sự xáo trộn toàn thân (trở ngại cơ năng)
như: sốt, suy nhược, biếng ăn, suy yếu và mạch nhanh (yếu).
 Thể cấp tính: các thay đổi trong tuyến vú cũng tương tự như thể quá cấp,
nhưng các dấu hiệu toàn thân ít nghiêm trọng hơn.
 Thể bán cấp tính: không có phản ứng toàn thân và các thay đổi không rõ
ràng.

10


 Thể mãn tính: triệu chứng toàn thân không rõ ràng. Bầu vú có thể mềm
bình thường nhưng có thể sưng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng thậm chí
nhiều năm. Căn bệnh này là hậu quả không phát hiện kịp thời và điều trị không triệt
để.
2.2.3.3 Hậu quả của viêm vú
 Thiệt hại kinh tế
Bệnh viêm vú chiếm 26 % tổng chi phí tất cả bệnh tật của bò sữa, khoảng 70
- 80 % của tổng thiệt hại có liên quan đến viêm vú cận lâm sàng (viêm vú tiềm ẩn),
trong khi đó chỉ có 20 - 30 % thiệt hại là do bệnh viêm vú lâm sàng.
 Thiệt hại sản xuất do lượng tế bào thân cao
Mỗi vú bị nhiễm trùng sẽ sản xuất kém hơn 728 kg sữa trong một chu kỳ
sản xuất sữa so với vú bình thường (Nguyễn Ngọc Nhiên và ctv, 2002)
 Tổn thất bởi viêm vú lâm sàng
Tổn phí trung bình của một bò viêm vú lâm sàng là 107 đô la, sự thiệt hại

này được phân ra như sau:
Bảng 2.2 Những thiệt hại bởi viêm vú lâm sàng
Mục

Thiệt hại cho mỗi bò

Giảm sản lượng sữa

55 đô la

Sữa loại bỏ

35 đô la

Thuốc chữa bệnh

12 đô la

Chăm sóc thú y

2 đô la

Lao động phụ

3 đô la

Tổng cộng

107 đô la


(Nguồn: Nguyễn Ngọc Nhiên và ctv (2002))

11


 Ảnh hưởng đến chất lượng sữa và thành phần sữa
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của viêm vú đến chất lượng sữa và thành phần sữa
1. Lactose

(Tốt)

Giảm 5-20%

2. Tổng số protein

(Tốt)

Hơi giảm

3. Casein

(Tốt)

Giảm 6-18%

4. Globulin miễn dịch

(Tốt)

Tăng


5. Chất rắn không béo

(Tốt)

Giảm 8%

6. Tổng số chất rắn

(Tốt)

Giảm 3-12%

7. Chất béo

(Tốt)

Giảm 5-12%

8. Lipit

(Tốt)

Tăng mùi khét

9. Natri

(Tốt)

Tăng


10. Chlor

(Tốt)

Tăng

11. Canxi

(Tốt)

Giảm

12. Phospho

(Tốt)

Giảm

13. Kali

(Tốt)

Giảm

14. Khoáng chất

(Tốt)

Tăng ít


15. Bơ

(Tốt)

Giảm sự đông vón, độ béo và sản lượng

16. Ổn định nhiệt độ

(Tốt)

Thấp đi

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Nhiên và ctv (2002))
2.2.4 Bệnh viêm móng (Laminitis)
Ngày nay, bệnh chân móng ở bò sữa đang là một trong những biểu hiện bệnh
tật chiếm một phần lớn trong vấn đề sức khỏe bò sữa (Rushen và cộng sự, 2004). Ở
trong nước chưa có một nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng bệnh chân móng bò sữa. Các nghiên cứu liên quan chỉ đề cập đến một
vài khía cạnh nhỏ có thể liên quan đến bệnh.
Do vậy trong phần tổng quan về bệnh chân móng chúng tôi không trình bày
chuyên sâu như các bệnh khác ở bò sữa như bệnh sinh sản, bệnh viêm vú....mà chỉ
trình bày thành ý dựa trên những tài liệu liên quan mà chúng tôi đã tham khảo.

12


×