Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ SAU KHI TIÊM PHÒNG NEWCASTLE VÀ NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ TỪ 10 ĐẾN 26 TUẦN TUỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ SAU KHI TIÊM
PHÒNG NEWCASTLE VÀ NHỮNG BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ TỪ
10 ĐẾN 26 TUẦN TUỔI

Sinh viên thực hiện: PHẠM THÁI NGUYÊN
LỚP: DH05TY
Ngành Thú y
Niên khóa: 2005 – 2010

THÁNG 08/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

PHẠM THÁI NGUYÊN

KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ SAU KHI TIÊM
PHÒNG NEWCASTLE VÀ NHỮNG BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ TỪ
10 ĐẾN 26 TUẦN TUỔI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y



Giáo viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Thị Thu Năm

THÁNG 08/2010

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực hiện: Phạm Thái Nguyên.
Tên luận văn: “Khảo sát hiệu giá kháng thể sau khi tiêm phòng Newcastle và những
bệnh thường gặp trên gà từ 10 đến 26 tuần tuổi”. Đã hoàn thành luận văn theo đúng
yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng
chấm thi Khoa Chăn Nuôi Thú Y ngày…..tháng…..năm 2010.
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Nguyễn Thị Thu Năm

ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính biết ơn Cha Mẹ!
Là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ, lo lắng và tạo mọi điều kiện
cho con có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
™ Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP. HCM. Ban chủ nhiệm khoa
chăn nuôi thú y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng day, hướng dẫn truyền

đạt những kiến thức cùng những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại Trường.
™ Cô Nguyễn Thị Thu Năm đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
™ Các anh chị phòng xét nghiệm Vi sinh – Bệnh viện Thú y.
™ Anh Nguyễn Tấn Lộc chủ trại gà đã tạo điền kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thực tập khóa luận tốt nghiệp.
™ Tất cả các bạn lớp DH05TY và những người bạn cùng khóa đã gắn bó và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 08 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Phạm Thái Nguyên

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát hiệu giá kháng thể sau khi tiêm phòng Newcastle và những
bệnh thường gặp trên gà từ 10 đến 26 tuần tuổi”, được thực hiện tại trại chăn
nuôi gà đẻ thương phẩm ở Ấp 1 – xã Hiệp Thạnh – huyện Châu Thành – tỉnh Long
An. Thực hiện phản ứng HI tại phòng xét nghiệp Vi sinh - Bệnh Viện Thú Y –
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM. Kết quả khảo sát cho thấy:
- Kháng thể chống bệnh Newcastle
Sau tiêm ngừa lần 3 5 tuần (77 ngày tuổi) MG = 120, %BH = 100%.
Trước tiêm ngừa lần 4 3 ngày (116 ngày tuổi) MG = 60, %BH = 95,7%.
Sau tiêm ngừa lần 4 3 tuần (140 ngày tuổi) MG = 91, %BH = 95,8%.
Lấy máu sau lần 3 một tháng MG = 74, %BH = 100%.
- Trong quá trình khảo sát có 4 nghi bệnh xảy ra ở trại: CRD, Marek’s, tụ huyết
trùng, thương hàn. Tỷ lệ chết ghi nhận được trong toàn quá trình khảo sát là 0,71%.

- Cách điều trị của trại: với CRD trại dùng các kháng sinh Enro 5%; Resplex +
Bromhexine. Với bệnh tụ huyết trùng và thương hàn trại dùng Ditrimoral
suspensison; Cotrim để diều trị.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt luận văn.........................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh sách các hình.................................................................................................. viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ......................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích .................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Sơ lược các bệnh thường gặp trên gà. ............................................................... 3
2.1.1. Bệnh do virus ............................................................................................. 3
2.1.1.1 Bệnh Newcastle (dịch tả gà) ................................................................ 3
2.1.1.2 Bệnh Marek’s .....................................................................................10
2.1.2 Bệnh do vi trùng .......................................................................................14
2.1.2.1 Bệnh tụ huyết trùng ............................................................................14
2.1.2.2 Bệnh hô hấp mãn tính – CRD ............................................................17
2.2 Sơ lược về hệ thống miễn dịch. .......................................................................23
2.2.1 Khái niệm về hệ thống miễn dịch. ............................................................23

2.2.2 Đặc điểm hệ thống miễn dịch trên gia cầm ..............................................24
2.2.3 Kháng nguyên (Antigen) ..........................................................................25
2.2.4 Kháng thể (Antibody) ...............................................................................26
2.2.5 Sự kết hợp kháng nguyên kháng thể .........................................................26

v


2.6 Khái niệm về vaccine ......................................................................................27
2.3 Sơ lược về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà hậu bị.......................................27
2.3.1 Chọn gà con ..............................................................................................27
2.3.2 Chuồng trại và trang thiết bị .....................................................................28
2.3.3 Thức ăn nước uống ...................................................................................28
2.3.4 Chăm sóc và quản lý .................................................................................29
2.3.5 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng trong trại......................................29
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................32
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................................32
3.2 Đối tượng khảo sát ..........................................................................................32
3.3 Dụng cụ và vật liệu khảo sát ...........................................................................32
3.4 Nội dung khảo sát ............................................................................................32
3.5 Phương pháp khảo sát......................................................................................33
3.5.1 Kiểm tra kháng thể chống bệnh Newcastle .............................................33.
3.5.2 Các biểu hiện bệnh thường gặp, tỷ lệ chết ở đàn gà khảo sát ...................38
3.7 Công thức tính toán .........................................................................................40
3.8 Xử lí số liệu .....................................................................................................40
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................41
4.1 Hiệu giá kháng thể chống bệnh Newcastle trên đàn gà được khảo sát. ..........41
4.2 Các biểu hiện bệnh thường gặp, tỷ lệ chết trong quá trình theo dõi ...............42
4.3 Bệnh tích mổ khám..........................................................................................47
4.4 Cách điều trị và hiệu quả điều trị ở trại ...........................................................53

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................56
5.1 Kết luận ...........................................................................................................56
5.2 Đề nghị ............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................57

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

F: Protein F (Fusion)

-

CEF: Chicken Embryo Fibroblast

-

HN: Haemagglutinin Neuraminidase

-

CPE: Cytopathic Effect

-

CEK: Chicken Embryo Kidney

-


NDV: Newcastle Disease Virus

-

HVT: Virus Herpese Turkey

-

IBDV: Infetious Bronchitis Disease Virus

-

MD: Marek’s Disease

-

MATSA: Marek’s Disease Tumor – Associated Surface Antigen

-

CRD: Chronic Respiratory Disease

-

CCRD: Coli Chronic Respiratory Disease

-

MG: Mycoplasma gallisepticum


-

HA: Haemagglutination

-

HI: Haemagglutination Inhibition test

-

RIA: Radio Immunoassay

-

ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

-

RIA: Radio Immuno Assay

-

MG: Medica Geometrica

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG

Hình 3.1 Gà lúc 10 tuần tuổi ..................................................................................... 38
Hình 3.2 Gà lúc 26 tuần tuổi ..................................................................................... 38
Hình 4.1 Cổng ra vào trại .......................................................................................... 43
Hình 4.2 Gà ốm yếu, liệt không đứng được .............................................................. 44
Hình 4.3 Gà chết đột ngột, tiêu chảy phân xanh ...................................................... 45
Hình 4.4 Gà đi phân trắng lỏng bết hậu môn ........................................................... 46
Hình 4.5 Khí quản nhiều dịch nhày ......................................................................... 47
Hình 4.6 Túi khí dày đục .......................................................................................... 47
Hình 4.7 Khối u ở thận ............................................................................................. 48
Hình 4.8 Dạ dày tuyến sưng to, viêm các tuyến ...................................................... 48
Hình 4.9 Xâm nhập lympho vào mô gan ................................................................. 49
Hình 4.10 Lympho xâm nhập vùng vỏ thận ............................................................. 50
Hình 4.11 Lympho đầy khắp trong mô lách ............................................................ 50
Hình 4.12 Lympho xâm nhập dạ dày tuyến ............................................................. 51
Hình 4.13 Xuất huyết lớp mỡ xoang bụng, mỡ vành tim xuất huyết........................ 51
Hình 4.14 Gan sưng, buồng trứng méo mó .............................................................. 52

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
2

Bảng 2.1 Mật độ nuôi gà hậu bị (đơn vị tính: con/m ) .............................................29
Bảng 2.2 Quy trình phòng bệnh của trại ..................................................................31
Bảng 3.1 Thời điểm và lượng mẫu huyết thanh gà. ..................................................33
Bảng 3.2 Sơ đồ thực hiện phản ứng HA. ..................................................................35
Bảng 3.3 Sơ đồ thực hiện phản ứng HI .....................................................................37
Bảng 4.1 Hệ số MG và %BH ........................................................................................... 40

Bảng 4.2 Số gà chết theo tuần tuổi............................................................................42

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam từ xưa đến nay, ngành nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng trong
nền kinh tế của đất nước, trong đó có ngành chăn nuôi. Ngoài việc cung cấp thịt,
trứng, sữa,…chăn nuôi còn tạo ra nguồn thu nhập to lớn cho con người. Ngành chăn
nuôi gà công nghiệp cũng chiếm một phần khá quan trọng trong việc cung cấp thực
phẩm cho cả nước và hướng tới xuất khẩu trong tương lai không xa.
Nhờ sự phát triển của thành tựu khoa học kỹ thuật về các lĩnh vực như: di
truyền, sinh hóa, dinh dưỡng…. Các giống gia cầm nói chung, các giống gà công
nghiệp nói riêng được tạo ra với mức độ chuyên hóa rất cao, nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế góp phần tăng nhanh nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
con người. Gà công nghiệp có những ưu điểm nổi bật: tốc độ sinh trưởng nhanh,
tiêu tốn thức ăn thấp, chu kỳ sản xuất ngắn, xoay vòng vốn nhanh, tạo sản phẩm có
giá trị sinh học cao, tiết kiệm diện tích chăn nuôi,….
Bên cạnh những ưu điểm đó, chăn nuôi gà công nghiệp ngày nay cũng gặp
không ít khó khăn như dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây thiệt hại kinh tế cho nhà
chăn nuôi và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Nguyên nhân gây bệnh cho gà công nghiệp đặc biệt là nhóm gà hậu bị rất đa
dạng và đã gây nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán điều trị, làm giảm hiệu quả kinh
tế của nhà chăn nuôi. Trong chăn nuôi gà thường gặp những dịch bệnh nguy hiểm
như Newcastle, Gumboro, thương hàn, tụ huyết trùng, C.CRD, IB (Infetious
Bronchitis),…. Trong đó, Newcastle là mối lo ngại của nhiều nhà chăn nuôi gà vì
gây tổn thất kinh tế lớn. Vì thế việc theo dõi hiệu giá kháng thể của đàn gà sau khi
tiêm phòng vaccine và biểu hiện của các bệnh thường gặp trên đàn gà hậu bị cũng


1


sẽ góp phần không nhỏ vào công tác chẩn đoán và điều trị của trại để giảm thiệt hại
kinh tế.
Được sự đồng ý của bộ môn Vi Sinh - Truyền Nhiễm khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, anh Nguyễn Tấn Lộc Ấp 1-Xã Hiệp ThạnhChâu Thành-Long An, cùng với sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Thu Năm
chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát hiệu giá kháng thể sau khi tiêm phòng
Newcastle và những bệnh thường gặp trên gà từ 10 đến 26 tuần tuổi”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống lại bệnh Newcastle sau khi tiêm phòng và
bệnh thường gặp trên đàn gà từ 10 đến 26 tuần tuổi. Nhằm theo dõi hiệu quả quy
trình tiêm phòng tại trại, cũng như các bệnh thường gặp trên đàn gà khảo sát.
1.2.2. Yêu cầu
- Lấy máu, sử dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI
(Haemagglutination Inhibition Test) để định hiệu giá kháng thể (HGKT) chống
bệnh Newcastle trên đàn gà sau khi tiêm phòng.
- Theo dõi tình hình bệnh của đàn gà trong quá trình quan sát, ghi nhận tỷ lệ chết
và kết quả điều trị tại trại.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược các bệnh thường gặp trên gà
2.1.1. Bệnh do virus
2.1.1.1 Bệnh Newcastle (dịch tả gà giả)

¾ Đặc điểm chung
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất lây lan. Đặc điểm chủ yếu của bệnh là gây
xáo trộn và gây bệnh tích trên đường hô hấp, tiêu hoá và thần kinh (Nguyễn Phước
Ninh, 2009).
¾ Lịch sử bệnh
Phát hiện vào giữa năm 1920 và nhanh chóng trở thành mối đe dọa nghiêm
trọng cho nền chăn nuôi gà công nghiệp của thế giới.
Năm 1926, Doyle đã phát hiện bệnh này gần thành phố Newcastle (Anh) và
được đặt tên theo địa danh. Sau đó bệnh đã có mặt khắp nơi trên thế giới: Châu Á,
Châu Phi và Bắc Mỹ. Tuy nhiên bệnh ở Châu Á, Châu Phi thường nặng, còn ở Bắc
Mỹ thường ở thể nhẹ.
Ở Việt Nam năm 1933, Phạm Văn Huyến mô tả một bệnh ở Bắc Bộ và gọi là
bệnh dịch tả gà giả ở Đông Dương. Năm 1938, Vittor mô tả một bệnh dịch tả trên
gà ở Nam Bộ có triệu chứng giống bệnh Newcastle. Năm 1949, Jacotot và cộng sự
đã chứng minh bệnh Newcastle có ở Nha Trang. Năm 1956, Nguyễn Lương và Trần
Quang Nhiên khẳng định sự có mặt của bệnh này ở các tỉnh phía bắc nước ta (Trích
dẫn bởi Nguyễn Phước Ninh, 2009).
¾ Căn bệnh
+ Phân loại
Họ Paramyxoviridae
Giống Rubulavirus

3


Loài Newcastle Disease Virus (NDV)
+ Hình thái và cấu trúc
Là một ARN virus, sợi đơn, có vỏ bọc bằng lipid. Kích thước đường kính của
hạt virus từ 100 - 500 nm. Trên vỏ virus có hai loại gai Glycoprotein, đó là gai HN
(Haemagglutinin - neuraminidase) và gai F (Fusion). Gây ngưng kết hồng cầu một

số loài: gia cầm, lưỡng thê, bò sát, người, chuột và chuột lang (Nguyễn Phước Ninh,
2009).
+ Nuôi cấy
NDV thường nuôi cấy trên môi trường tế bào sợi phôi gà (Chicken Embryo
Fibroblast – CEF), tế bào thận phôi gà (Chicken Embryo Kidney – CEK).
Trên môi trường tế bào tạo bệnh tích tế bào đặc hiệu (CPE) là những thể vùi
(inclusion bodies) và syncytia làm cho tế bào chết và tróc ra.
Virus sinh sản tốt trong phôi gà gà 9 – 11 ngày tuổi, đường tiêm vào xoang niệu
mô (allantois) (Nguyễn Phước Ninh, 2009).
+ Độc lực của virus
Độc lực của virus Newcastle được chia làm 3 nhóm:
Cường độc (Velogene): gây bệnh trên phôi gà thời gian gây chết phôi < 60 giờ.
Virus nhóm này thường có tính phủ tạng, gây bệnh tích nặng trên đường tiêu hoá,
điển hình là thể Doyle. Ngoài ra, chúng còn có tính hướng phổi và hướng thần kinh
như thể hô hấp – thần kinh mà J.R.Beach đã mô tả.
Độc lực vừa (Mesogene): gây bệnh trên phôi gà thì gây chết phôi trong vòng 60
– 90 giờ. Virus nhóm này cũng có tính hướng phổi và có thể kết hợp ngẫu nhiên với
dấu hiệu thần kinh, được Beaudette mô tả năm 1946.
Độc lực yếu (Lentogene): gây bệnh trên phôi thì không gây chết phôi hoặc làm
chết phôi sau 90 giờ. Virus có tính hướng phổi, ít độc hay không độc, được Hitchner
mô tả năm 1948. Thể ruột không có triệu chứng (Nguyễn Phước Ninh, 2009).

4


+ Sức đề kháng
- Virus dễ bị phá huỷ bởi các tác nhân vật lý, hóa học như nhiệt độ, tia cực tím,
các chất oxy hóa, pH và các chất hóa học.
- Trong điều kiện khô sống được nhiều tháng. Bảo quản ở nhiệt độ thấp sống lâu
trong thịt, da, não và tuỷ sống. Ở nhiệt độ 1 – 4oC tồn tại 3 – 6 tháng, ở nhiệt độ 22oC tồn tại ít nhất là một năm. Trên nền chuồng, ổ rơm ẩm ướt, xác chết, thịt thối

rữa, phân ủ kỹ virus chết nhanh chóng không quá 24 giờ. Ở pH = 2 – 10, có khả
năng gây nhiễm được nhiều giờ.
Các chất sát trùng thông thường như: NaOH 2%, formol 1%, crezil 5%, sữa vôi
10% tiêu diệt virus nhanh chóng (Nguyễn Phước Ninh, 2009).
¾ Truyền nhiễm học
- Loài cảm thụ: trong thiên nhiên, gà là loài cảm thụ mạnh nhất, vịt ngỗng có
nhiễm nhưng có rất ít hay không có dấu hiệu của bệnh mặt dù chủng virus gây chết
cho gà.
Tuổi mắc bệnh: mọi lứa tuổi đều cảm thụ với bệnh tuy nhiên gà càng non thì
cảm thụ càng mạnh với virus.
- Chất chứa mầm bệnh: phổi và não là nơi chứa virus nhiều nhất. Ngoài ra, hầu
hết các cơ quan phủ tạng, các chất bài tiết đều chứa căn bệnh, máu chứa virus
nhưng không thường xuyên. Trứng được đẻ ra từ gà bị bệnh thường chết phôi vào
ngày ấp thứ 4 - 5 của đầu thời kỳ ấp trứng.
- Đường xâm nhập: virus chủ yếu xâm nhập qua đường hô hấp, tiêu hoá, có thể
qua niêm mạc (Nguyễn Phước Ninh, 2009).
- Phương thức truyền lây: theo Lê Anh Phụng (2004), bệnh Newcastle lây lan
theo hai phươg thức sau:
+ Trực tiếp: tiếp xúc giữa gà khỏe và gà bệnh hay gà mang trùng.
+ Gián tiếp: qua yếu tố trung gian truyền lây sinh vật và không sinh vật.
- Các yếu tố trung gian truyền lây sinh vật như: gia súc, côn trùng, tiết túc,
chuột, chim hoang dại, con người,..

5


- Các yếu tố trung gian truyền lây không sinh vật như: phân, chất độn chuồng,
xác gà chết, đất, nước, không khí, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận
chuyển,….
- Cách sinh bệnh

+ Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá và hô hấp, NDV nhân lên ở tế bào biểu
mô của đường hô hấp trên. Nhóm virus có độc lực yếu (avirulent) khu trú ở đó
thành nhiễm trùng ẩn (subclinical) nếu không có nhiễm trùng thứ hai xảy ra, ví dụ:
do Mycoplasma gallisepticum, E. coli,…
+ Những chủng NDV có độc lực (Mesogene và Velogene) thì nhân lên cả ở bên
ngoài tế bào biểu mô hô hấp rồi lan truyền qua máu, tới tấn công vào các cơ quan,
phủ tạng. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện trong 2 – 15 ngày tùy thuộc vào độc lực
của virus (Nguyễn Phước Ninh, 2009).
¾ Triệu chứng
Thời gian nung bệnh của Newcastle trung bình 5 – 6 ngày, nhưng có thể thay
đổi từ 2 – 15 ngày. Bệnh bao gồm 4 thể chính: Thể Doyle, thể Beach, thể Beaudette
và Hitchner.
+ Hướng nội tạng (thể Doyle)
Bệnh xuất hiện một cách thình lình, thỉnh thoảng có những con gà chết mà
không có triệu chứng gì.
Biểu hiện đầu tiên là gà buồn bã, sốt cao đến 43o C, bỏ ăn, khát nước, khó thở,
kiệt sức dần.
Có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu. Phân lỏng màu xanh, thỉnh thoảng
có vấy máu.
Chết sau 4 – 8 ngày, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100%.
+ Hướng nội tạng – thần kinh (thể Beach)
Thể này chủ yếu xuất hiện ở Mỹ nên còn được gọi là thể Mỹ. Bệnh xuất hiện
một cách thình lình, và lan truyền một cách nhanh chóng. Gà bệnh thở khó, ngáp
gió, ho, giảm ăn, giảm đẻ. Gà không tiêu chảy, sau 1-2 ngày hay chậm hơn có thể
xuất hiện triệu chứng thần kinh.

6


+ Hướng hô hấp (thể Beaudette)

Bệnh hô hấp trên gà lớn, biểu hiện chủ yếu là ho, giảm ăn, giảm đẻ (nếu kéo dài
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng). Có thể xuất hiện triệu chứng thần kinh.
+ Thể Hitchner
Hiếm gặp bệnh trên gà lớn. Dấu hiệu hô hấp (âm rale) chỉ có thể thấy khi gà ngủ
hay bị quấy rối. Gà nhỏ mẫn cảm với bệnh hơn. Không thấy dấu hiệu thần kinh
(Nguyễn Phước Ninh, 2009).
¾ Bệnh tích
- Bệnh tích đại thể (thể Doyle)
Bệnh tích đặc trưng của bệnh là xuất huyết kết hợp với hoại tử trên các mảng
lympho của thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng (hạch amygdale). Xuất huyết
trên bề mặt các tuyến của dạ dày tuyến, có thể xuất huyết trên dạ dày cơ. Xuất huyết
làm bể lòng đỏ vào trong xoang bụng, những nang trứng trong buồng trứng thường
mềm nhão thoái hóa. Xuất huyết thường làm nhạt màu cơ quan sinh sản.
- Cùng với các thể khác của bệnh Newcastle có bệnh tích đường hô hấp như:
tích dịch viêm ở mũi, khí quản, thanh quản, xung huyết và xuất huyết khí quản. Có
thể viêm phổi, túi khí dày đục nhất là gà con có thể tích dịch viêm và casein
(Nguyễn Phước Ninh, 2009).
¾ Chẩn đoán
- Lâm sàng: bệnh lây lan mạnh, cảm thụ với mọi lứa tuổi, tỷ lệ chết cao, triệu
chứng rối loạn hô hấp, tiêu hóa, thần kinh.
- Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:
Phương pháp chẩn đoán: phát hiện kháng nguyên và phát hiện kháng thể.
+ Phát hiện kháng nguyên (virus gây bệnh): bằng cách phân lập virus trên môi
trường phôi trứng.

7


Bệnh Phẩm
(não, phổi, ruột, phân, khí quản, chất tiết đường hô hấp)



Nước muối sinh lý (hay BPS)

Nghiền nát

Kháng sinh + chất chống nấm

Huyễn dịch 10 – 20%
Lọc
Tiêm vào phôi gà 9 – 11 ngày tuổi
Liều tiêm 0,1 – 0,2 ml/phôi
Đường tiêm: xoang niệu mô (allantois) hay túi lòng đỏ
Sơ đồ 2.1 Phương pháp phát hiện virus Newcastle
(Nguồn: Nguyễn Phước Ninh, 2009)
Sau khi tiêm 26 – 48 giờ, toàn bộ phôi và nước trứng đều chứa virus.
Bệnh tích trên phôi là tụ huyết, xuất huyết da và tổ chức liên kết dưới da.
Lấy nước trứng làm phản ứng huyết thanh học với kháng thể chuẩn (Nguyễn
Phước Ninh, 2009).
+ Phát hiện kháng thể: bằng phản ứng huyết thanh học.
Có thể phát hiện kháng thể trên gà bị bệnh Newcastle với mẫu bệnh phẩm là
huyết thanh kiểm tra bằng phản ứng huyết thanh học như sau:
Trung hoà virus (VN: Viral Neutralisation): nhằm xác định HGKT kháng lại
virus Newcastle trên gà dựa vào đặc tính ngăn cản sự nhân lên của virus Newcastle
và gây bệnh tích trên môi trường nuôi cấy.
HI (Hemagglutination Test): nếu trong huyết thanh gà có chứa kháng thể đặc
hiệu chống bệnh Newcastle, gặp kháng nguyên sẽ xảy ra phản ứng kháng nguyên –
kháng thể. Vì thế khi thêm hồng cầu gà vào thì không xảy ra hiện tượng ngưng kết
hồng cầu. Phản ứng này dùng để xác định HGKT kháng lại virus Newcastle trên gà.


8


ELISA (Enzyme Linked Immuno Sorbent Assays): dựa trên cơ sở liên kết đồng
hoá trị của phức hợp enzyme và kháng thể. Kháng thể sẽ gắng với kháng nguyên
được trình diện và phức hợp liên kết này được đo bởi sự chuyển màu của cơ chất
(Nguyễn Phước Ninh, 2009).
¾ Điều trị
Cung cấp các chất điện giải và vitamin để nâng đề kháng. Dùng kháng sinh để
làm giảm các vi khuẩn kế phát tấn công.
¾ Phòng bệnh
Chỉ nhập con giống từ vùng không có dịch bệnh.
Đàn gà mới nhập về phải được cách ly theo dõi khoảng 2 tuần.
Thường xuyên vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại, vật dụng chăn nuôi và môi
trường xung quanh bằng dung dịch NaOH 2%, dung dịch formol 1 – 2% hay xông
hơi bằng formaldehyde,….
Phải có sự kết hợp với công tác quản lý, vì công tác quản lý rất có ý nghĩa trong
công tác phòng bệnh như trang bị quần áo bảo hộ, giày ống, sát trùng kỹ phương
tiện vận chuyển, lối đi,….
Phòng bệnh bằng vaccine: có 2 loại vaccine sống nhược độc và vaccine chết
hay bất hoạt.
+ Vaccin sống nhược độc
Độc lực yếu (live lentogene): có thể sử dụng HB1, F, La-Sota thường được dùng
cho gà con nhưng cũng có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, được chủng bằng nhiều
đường như nhỏ mắt, nhỏ mũi, uống, tiêm IM, chích màng cánh hay phun sương.
Độc lực trung bình (live mesogene): Vaccin M (Mukteswa) chỉ chủng ngừa cho
gà 2 tháng tuổi trở lên với đường tiêm SC, IM.
+ Vaccin chết (killed vaccin, Inactivated)
Virus vaccine được bất hoạt bằng formol, crystal voilet, propiolactone.
Chất bổ trợ là keo phèn hay phèn chua hoặc nhũ tương dầu.

Được dùng để chủng ngừa cho gà đẻ, đường tiêm IM hay SC.

9


2.1.1.2 Bệnh Marek’s
¾ Khái niệm
Marek’s là bệnh u lympho của gà với sự xâm nhiễm, tăng sinh cao độ tế bào
lympho và sự hủy myelin của thần kinh ngoại biên, do đó gây rối loạn cơ năng vận
động, làm bại liệt (Nguyễn Phước Ninh, 2009).
¾ Lịch sử bệnh
Jozef Marek’s (1906) phát hiện chứng viêm đa dây thần kinh (polyneuritis) tại
Hungary, từ năm 1924 – 1926 tác giả đã xác định bệnh này là do virus.
Biggs và Churchill (1967) đã xác định MDV thuộc nhóm Herpese B.
Calnek và cộng sự (1969) tìm thấy virion hoàn thiện nằm trong các tế bào nang
lông có thể gây bệnh cả invivo và invitro. Cùng năm này Chrchill (1969) đã chế tạo
thành công vaccine bằng cách cấy chuyển đời virus cường độc trên môi trường tế
bào thận gà.
Một tác giả khác là Okazaki đã phân lập được virus Herpese trên gà tây (HVT).
Hiện nay HVT được sử dụng làm vaccine rộng rãi.
Ở Việt Nam, Lê Thanh Hòa (1982) và Hồ Đình Chúc (1983) đã phát hiện bệnh
Marek’s ở Miền Bắc. Sau đó, Hồ Đình Chúc đã phân lập được virus Marek’s
(Nguyễn Phước Ninh, 2009).
¾ Căn bệnh
- Phân loại
Virus thuộc Họ Herpeseviridae
Họ phụ γ – Herpeseviriae
Giống Herpesevirus
- Cấu trúc
Acid nhân DNA 2 sợi, kích thước 100 – 120 nm, có vỏ bọc bằng lipid.

- Các serotype: Có 3 serotype
Serotype 1: những chủng có khả năng tạo u, độc lực thay đổi từ ít độc đến độc
và rất độc.

10


Serotype 2: gồm những chủng ngoài tự nhiên không gây bệnh tích, không tạo
khối u.
Serotype 3: những chủng không tạo u và virus Herpese trên gà tây (HVT).
- Gen và kháng nguyên của virus
Gen có liên quan đến sinh khối u (oncogenicity – relate genes) pp38 (38 kD)
hiện diện trong các tế bào và các khối u.
Gen glycoprotein: Gen gC mã hóa kháng nguyên A, kích thích sự sản xuất
kháng thể kết tủa khuyết tán trên thạch. Gen B mã hóa cho kháng nguyên B, làm
tăng miễn dịch bảo vệ (kháng thể trung hòa). Kháng nguyên MATSA (Marek’s
Disease Tumor – Assoiated) trên bề mặt tế bào T.
- Đặc điểm nuôi cấy
Môi trường tế bào: MDV sinh trưởng tốt trong môi trường tế bào thận gà hoặc tế
bào thai gà 1 lớp. Sau khi nuôi cấy 4 – 5 ngày hình thành bệnh tích tế bào đặc hiệu
(CPE). Tế bào bị tác động vón nhỏ lại thành từng đám nhỏ gọi là những syncytium,
có từ 2 đến nhiều nhân. Tạo những plaque có đường kính < 1mm và những thể bao
hàm trong nhân type A (CowdryA).
Trên phôi trứng gà: MDV còn được nuôi cấy trên môi trường phôi trứng gà 4 – 6
ngày tuổi, đường tiêm là túi lòng đỏ, bệnh tích trên phôi trứng gà là thủy thủng và
tạo nốt pock trên màng nhung niệu sau 11 – 14 ngày.
- Sức đề kháng
Virus bị bất hoạt ở điều kiện pH = 3 hay pH = 11 trong 10 phút, 4oC trong 2
tuần, 25oC trong 4 ngày, 37oC trong 18 giờ và 56o C trong 30 phút.
Tồn tại trong phân gà 6 tháng, trong nang lỗ chân lông gà 4 – 5 tháng.

¾ Truyền nhiễm học
- Loài mắc bệnh: Trong thiên nhiên gà, gà tây, trĩ, vịt, thiên nga, ngỗng,… đều
cảm thụ với bệnh.
Gà là loài cảm thụ mạnh nhất.
Gà con một ngày tuổi cảm thụ mạnh hơn gà lớn.
Gà mái cảm thụ mạnh hơn gà trống.

11


Gà thường phát bệnh vào 3 – 6 tháng tuổi.
Cũng có ảnh hưởng trên gà dò 3 – 6 tuần tuổi.
- Chất chứa căn bệnh
MDV tồn tại trong tế bào nang lông. Sự phát tán virus từ những tế bào này trong
không khí lây lan bệnh.
Virus cũng được thải qua phân.
Không thấy virus truyền qua phôi trứng.
- Đường xâm nhập
Đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống và dụng cụ bị ô nhiễm)
Đường hô hấp là nguy hiểm nhất (Nguyễn Phước Ninh, 2009).
¾ Triệu chứng
- Thể mãn tính
Chủ yếu trên gà 2 - 7 tháng tuổi, tỷ lệ chết có thể lên đến 10 – 15%, thời gian
nung bệnh 3 – 4 tuần.
Thể thần kinh:
Gà đi lại khó khăn, liệt nhẹ đến liệt hoàn toàn, liệt cánh 1 hoặc 2 bên, đuôi có
thể bị liệt.
Thể mắt:
Chứng mù do viêm mống mắt kéo dài, mất khả năng điều tiết ánh sáng, đồng tử
bị biến đổi: méo mó, nhiều góc cạnh, lệch sang một bên có khi chỉ còn một vòng

tròn nhỏ, mống mắt vàng cam đến màu xám đen.
- Thể cấp tính
Chủ yếu trên gà 6 – 9 tuần tuổi, gà 3 – 4 tuần tuổi cũng bị bệnh.
Tỷ lệ chết cao hơn thể mãn tính 10 – 30%.
Gà bệnh ít có triệu chứng điển hình, thường chết đột ngột, gà suy yếu, liệt rồi
chết.
¾ Bệnh tích
+ Bệnh tích đại thể:
Thể mãn tính

12


Viêm tăng sinh: dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh đùi, dây thần kinh hông
– chậu, cánh sưng to gấp 4 – 5 lần, mất vân óng ánh, có màu trắng đục và dễ đứt.
Mống mắt viêm, đổi màu, con ngươi bị biến dạng.
Khối u trên cơ quan nội tạng, da và cơ.
Thể cấp tính
Có khối u ở cơ quan nội tạng, da và cơ
+ Bệnh tích vi thể:
• Dạng A: khối u là sự tăng sinh của các tế bào bạch huyết, tế bào nguyên
thủy, tế bào lưới và lympho bào.
• Dạng B: viêm dây thần kinh, phù, tế bào schwan tăng sinh. Tập trung ở mức
độ vừa và nhẹ của tương bào và tế bào lympho dạng nhỏ.
• Dạng C: tập trung nhẹ tế bào lympho và tương bào ở một số vùng nhỏ.
Dạng bệnh tích A và B phá hủy myelin của thần kinh dẫn đến gây bại liệt
(Nguyễn Phước Ninh, 2009).
¾ Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt: phân biệt với bệnh Lymphoid Leukosis (LL)
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:

- Dựa trên bệnh tích đại thể và vi thể.
Phân lập virus trên môi trường tế bào, trên môi trường phôi trứng gà 4 – 6 ngày
tuổi (Nguyễn Phước Ninh, 2009).
¾ Phòng bệnh và điều trị
Điều trị: chưa có thuốc điều trị.
Phòng bệnh:
Có thể phòng bệnh cho gà bằng cách áp dụng chế độ dinh dưỡng, quản lí đàn, vệ
sinh thú y thật tốt, lai tạo ra các dòng gà kháng bệnh.
Dùng vaccine
Vaccine gồm 3 serotype: là vaccine sống giảm độc dạng đông khô hay dạng
đông lạnh, dùng một liều lúc gà 1 ngày tuổi.
Vaccine serotype 1

13


Giảm độc chủng HPRS – 16.
Giảm độc nhóm có độc lực nhẹ chủng CVI – 988 (Rispens), được nuôi cấy trên
môi trường tế bào giúp gà chống lại virus độc và rất độc, dùng một mình hay kết
hợp với HVT.
Vaccine serotype 2: chủng SB – 1. Chống lại virus độc nhưng không chống lại
được rất độc thường dùng kết hợp với HVT.
Vaccine serotype 3: HVT chủng FC – 126. Chống lại virus độc có hiệu quả
nhưng không chống lại rất độc, thường dùng kết hợp với serotype 1 và 2.
2.1.2 Bệnh do vi trùng
2.1.2.1 Bệnh tụ huyết trùng
¾ Khái niệm
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm. Bệnh thường xuất hiện như là
một bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.
Bệnh thường xảy ra ở miền nhiệt đới phổ biến hơn ở miền ôn đới

Ở Việt Nam bệnh thường xảy ra vào thời gian giao mùa gây chết nhiều gia cầm.
¾ Căn bệnh
Pasteurella multocida bắt màu Gram âm, cầu trực khuẩn không di động không
bào tử bắt màu lưỡng cực
Yếu tố độc lực: Pasteurella multocida sản xuất nội độc tố, Paseurella multocida
có khả năng xâm lấn và sinh sản trong vật chủ, tăng lên bởi sự có mặt của capsule,
mất capsule sẽ mất độc lực.
Sức đề kháng: bị tiêu diệt dễ dàng bởi các chất sát trùng, sự khô ráo, sức nóng
(formol 1%, acid fenic,…)
Ở 56oC chết trong vòng 15 phút, 60oC chết trong vòng 10 phút.

14


¾ Truyền nhiễm học
- Động vật cảm thụ
Tất cả gia cầm đều cảm thụ với bệnh, gà tây cảm thụ với bệnh mạnh hơn gà rồi
đến vịt, ngỗng, chim hoang dã (quạ, chim sẻ, sáo…). Gà lớn mẫn cảm với bệnh hơn
gà nhỏ.
Trong phòng thí nghiệm: thỏ, chuột bạch, chuột lang rất nhạy cảm với bệnh.
Chất chứa căn bệnh
Máu, phổi và các chất tiết của đường hô hấp.
Điều kiện thích hợp để vi khuẩn tăng độc lực và gây bệnh thay đổi khí hậu, thay
đổi thức ăn, vệ sinh kém, sức đề kháng giảm sút.
- Đường xâm nhập
Chủ yếu qua đường hô hấp, lây qua đường tiêu hóa: qua thức ăn, nước uống bị ô
nhiễm.
Cách lây lan
Trực tiếp do gà bệnh nhốt chung với gà lành.
Gián tiếp do chất thải của gà bệnh, gà mang trùng….

Trong thiên nhiên: thỏ có thể lây bệnh của gà, ít có trường hợp lây từ gà sang
trâu, bò, bệnh có thể lây từ gà sang heo, bệnh ít lây từ trâu bò, heo sang gà (Nguyễn
Phước Ninh, 2009).
¾ Triệu chứng
Thời gian nung bệnh ngắn, thường khoảng 1-2 ngày.
+ Cấp tính
- Triệu chứng: xuất hiện vài giờ trước khi chết, sự chết là biểu hiện đầu tiên của
bệnh
Gà sốt cao (42 – 43oC), bỏ ăn xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng.
Phân tiêu chảy, có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây và chứa chất
nhầy. Gà chết: mào, yếm tím bầm do ngạt thở.
+ Mãn tính

15


×