Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN BỆNH VÀ LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ TRÊN HEO CAI SỮA TẠI TRẠI HEO Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.34 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN BỆNH VÀ LIỆU PHÁP
ĐIỀU TRỊ TRÊN HEO CAI SỮA TẠI TRẠI HEO
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện: TRẦN ĐÌNH BẢO
Lớp: DH05TY
Ngành: Thú y
Niên khóa: 2005 – 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
***************

TRẦN ĐÌNH BẢO

KHẢO SÁT CÁC BIỂU HIỆN BỆNH VÀ LIỆU PHÁP
ĐIỀU TRỊ TRÊN HEO CAI SỮA TẠI TRẠI HEO
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn:


BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp

Tháng 08/2010


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Trần Đình Bảo
Tên luận văn: “Khảo sát các biểu hiện bệnh và liệu pháp điều trị trên heo
cai sữa tại trại heo ở tỉnh Bình Dương”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu và các ý kiến nhận xét, đóng góp của hội
đồng thi tốt nghiệp ngày…../…../…..
Giáo viên hướng dẫn

BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp


Lời cảm tạ
Chân thành cám ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng
quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y, đặc biệt quý thầy cô Bộ Môn Nội Dược đã
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Ban Giám Đốc của trại heo tỉnh Bình Dương và toàn thể anh chị em công nhân
trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực tập.
TS. Nguyễn Tất Toàn và BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Gia đình và những người thân đã động viên và khích lệ cho con có được ngày
hôm nay.
Tất cả các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và

hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Sinh viên: Trần Đình Bảo

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát tình hình bệnh và liệu pháp điều trị trên heo cai sữa từ 24 –
70 ngày tuổi tại trại heo ở tỉnh Bình Dương”.
Thời gian tiến hành đề tài từ ngày 22/02/2010 đến 22/06/2010 bằng phương
pháp quan sát và ghi nhận chúng tôi thu được kết quả như sau:
Nhiệt độ trung bình trong 4 tháng khảo sát là 29,590C, cao nhất là 30,990C,
thấp nhất là 28,780C và ẩm độ trung bình trong 4 tháng khảo sát là 79,22 %, cao
nhất là 83,72 %, thấp nhất là 76,63 %.
Tỷ lệ heo tiêu chảy (55,82 %), tỷ lệ ngày con tiêu chảy (3,29 %).
Tỷ lệ heo bị bệnh hô hấp, trong đó tỷ lệ thở bụng (52,85 %) và tỷ lệ ngày con
thở bụng (5,08 %), kế đến là tỷ lệ heo ho (7,96 %) và tỷ lệ ngày con ho (0,32 %) và
thấp nhất là tỷ lệ ho – thở bụng (7,12 %), tỷ lệ ngày con ho – thở bụng (0,22 %).
Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp (4,63 %), viêm da (0,48 %) và co giật (0,48 %).
Tỷ lệ khỏi bệnh tiêu chảy và hô hấp lần lượt chiếm 77,44 %, 80 %. Tỷ lệ tái
phát bệnh tiêu chảy và hô hấp lần lượt chiếm 29,95 %, 24,72 % và tỷ lệ chết chiếm
23,99 %.
Tỷ lệ nhiễm E.coli và Salmonella trong mẫu phân lần lượt là 100 % và 20 %.
Vi khuẩn E.coli đề kháng mạnh với các kháng sinh ampicillin, amoxicillin,
streptomycin, tobramycin với tỷ lệ (90 – 100 %). Vi khuẩn Salmonella đề kháng
mạnh với các kháng sinh ampicillin, amoxicillin, streptomycin, tobramycin với tỷ lệ
amoxicillin, streptomycin, doxycicllin với tỷ lệ 100 %.
Bệnh tích phổi có định hướng do Mycoplasma và Haemophilus parasuis.

ii



MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm tạ ...................................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ....................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH..................................................................................... vii
Chương 1 .................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................ 2
2.1 Mục đích................................................................................................................ 2
2.2 Yêu cầu.................................................................................................................. 2
Chương 2 .................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ............................................................................................................ 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo Bình Dương. ......................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 3
2.1.2 Nhiệm vụ và chức năng...................................................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................... 3
2.1.4 Cơ cấu đàn .......................................................................................................... 3
2.1.5 Công tác giống ................................................................................................... 4
2.2 Qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc ........................................................................ 4
2.2.1 Chuồng trại ......................................................................................................... 4
2.2.2 Thức ăn............................................................................................................... 5
2.2.3 Nước uống .......................................................................................................... 6
2.2.4 Nuôi dưỡng và chăm sóc .................................................................................... 6
2.2.4.1 Nái khô ............................................................................................................ 7
2.2.4.2 Nái chữa .......................................................................................................... 7


iii


2.2.4.3 Nái đẻ và nuôi con........................................................................................... 7
2.2.4.4. Heo con theo mẹ............................................................................................. 8
2.2.4.5 Heo con cai sữa ............................................................................................... 9
2.2.5 Vệ sinh thú y ...................................................................................................... 9
2.2.6 Qui trình tiêm phòng ........................................................................................10
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................................11
2.3.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo cai sữa .......................................................11
2.3.2 Đặc điểm hô hấp sinh lý của heo cai sữa .........................................................12
2.3.2.1 Đặc điểm hô hấp sinh lý bình thường của heo cai sữa..................................12
2.3.2.2 Đặc điểm hô hấp sinh lý bệnh của heo cai sữa .............................................13
2.3.3 Các bệnh thường gặp trên heo sau cai sữa ......................................................13
2.3.3.1 Bệnh tiêu chảy ...............................................................................................13
2.3.3.2. Các bệnh thường gặp trên đường hô hấp của heo cai sữa ............................16
2.4. Lược duyệt một số công trình nghiên cứu có liên quan .....................................20
CHƯƠNG 3..............................................................................................................22
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .................................................22
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..............................................................................22
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................................................22
3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT ....................................................................................22
3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..........................................................................22
3.4.1 Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi ...................................................................22
3.4.1.1 Dụng cụ khảo sát ...........................................................................................22
3.4.1.2 Phương pháp .................................................................................................22
3.4.1.4 Công thức tính ...............................................................................................23
3.4.2 Khảo sát tình hình bệnh xảy ra trên heo cai sữa ..............................................23
Phương pháp..............................................................................................................23

Chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................................23
Công thức tính ...........................................................................................................24
3.4.3 Phân lập, định danh vi khuẩn và thử kháng sinh đồ ........................................24

iv


3.4.3.1 Dụng cụ khảo sát ...........................................................................................24
3.4.4 Khảo sát hiệu quả của liệu pháp điều trị ..........................................................25
3.4.4.1 Thuốc.............................................................................................................25
3.4.4.2 Phương pháp .................................................................................................25
3.4.4.4 Công thức tính ...............................................................................................25
3.5 Mổ khám ghi nhận triệu chứng, bệnh tích của heo .............................................25
3.5.1 Vật liệu và công cụ...........................................................................................25
3.5.2 Phương pháp.....................................................................................................25
3.6 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................25
Chương 4 ..................................................................................................................26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................26
4.1 Chỉ tiêu về tiểu khí hậu chuồng nuôi ..................................................................26
4.2 Tình hình bệnh xảy ra trên heo ...........................................................................27
4.2.1 Tỷ lệ bệnh tiêu chảy, tỷ lệ ngày con tiêu chảy .................................................27
4.2.2 Tỷ lệ số con ho và ngày con ho ........................................................................29
4.2.3 Tỷ lệ số con thở bụng và ngày con thở bụng ...................................................30
4.2.4 Tỷ lệ con ho – thở bụng và ngày con ho – thở bụng ........................................31
4.2.5 Tỷ lệ các triệu chứng khác ...............................................................................32
4.3. Kết quả phân lập, định danh vi khuẩn và thử kháng sinh đồ .............................33
4.4. Hiệu quả liệu pháp điều trị .................................................................................34
4.5 Kết qủa khảo sát triệu chứng, bệnh tích đại thể ..................................................38
CHƯƠNG 5..............................................................................................................42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................42

5.1. Kết luận ..............................................................................................................42
5.2 Đề nghị ................................................................................................................42
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................43
Tiếng việt...................................................................................................................43
Phụ Lục .....................................................................................................................46

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong 4 tháng khảo sát ........................26
Bảng 4.2 Tỷ lệ bệnh tiêu chảy ...............................................................................27
Bảng 4.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................28
Bảng 4.4 Tỷ lệ số con ho và ngày con ho..............................................................29
Bảng 4.5 Tỷ lệ số con thở bụng và ngày con thở bụng .........................................30
Bảng 4.6 Tỷ lệ con ho – thở bụng và ngày con ho – thở bụng..............................31
Bảng 4.7 Tỷ lệ các triệu chứng khác .....................................................................32
Bảng 4.8 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn E.coli .....................................33
Bảng 4.9 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn Salmonella .............................34
Bảng 4.10 Tỷ lệ khỏi bệnh ....................................................................................36
Bảng 4.11 Tỷ lệ tái phát ........................................................................................36
Bảng 4.12 Tỷ lệ chết. ……………………………………………………………39
Bảng 4.13 Kết quả khảo sát triệu chứng (n = 10)..................................................38
Bảng 4.14 Kết quả khảo sát bệnh tích đại thể của heo ..........................................39

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Heo bị tiêu chảy kéo dài ............................................................................. 40

Hình 4.2 Heo bị hô hấp kéo dài.................................................................................38
Hình 4.3 Nhục hóa phổi ............................................................................................40
Hình 4.4 Viêm phổi dính sườn ..................................................................................40
Hình 4.5 Viêm phổi dính sườn ..................................................................................40
Hình 4.6 Viêm ruột ...................................................................................................41
Hình 4.7 Lách nhồi huyết hình răng cưa ...................................................................41
Hình 4.8 Gan bị viêm ................................................................................................41

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp rất phong phú và
đa dạng. Trong đó chăn nuôi heo là một bộ phận góp phần không nhỏ vào sự phát
triển của đất nước. Tại các trại chăn nuôi heo giống cũng như heo thương phẩm, vấn
đề đang ngày càng được quan tâm là công tác giống, điều kiện chuồng trại, chăm
sóc nuôi dưỡng và phòng điều trị bệnh…Mục đích là tạo ra các sản phẩm chất
lượng cao cho người tiêu dùng và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các nhà
chăn nuôi. Vì vậy các nhà chăn nuôi không ngừng chọn giống, lai giống để tạo ra
những đàn heo có tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn kém, khả năng kháng bệnh
tốt, phù hợp với điều kiện ngoại cảnh.
Trong chăn nuôi heo, giai đoạn heo từ cai sữa đến giai đoạn chuyển thịt là giai
đoạn đòi hỏi việc lựa chọn loại thức ăn và cho heo con ăn đúng phương pháp là rất
quan trọng, vì trong giai đoạn này heo chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường và
hàng loạt các stress do phải xa mẹ, ghép bầy, chuyển chuồng, thay đổi điều kiện
thức ăn, điều kiện môi trường...(Võ Văn Ninh, 2007) nên thường xảy ra một số
bệnh gây ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Với nhiều nguyên nhân trên, nên công
tác chẩn đoán cũng như đề xuất biện pháp phòng điều trị bệnh còn đang gặp rất

nhiều khó khăn.
Do đó, để đánh giá tình hình bệnh trên heo, xác định nguyên nhân và đề ra các
biện pháp điều trị phòng ngừa là một công việc rất cần thiết hiện nay, để làm giảm
tỷ lệ bệnh trên heo, bảo vệ sức khoẻ đàn heo, từ đó làm giảm thiệt hại cho trại nói
riêng và cho nền kinh tế nói chung. Xuất phát từ yêu cầu trên, được sự chấp thuận
của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
và dưới sự hướng dẫn của BSTY. Đặng Thị Xuân Thiệp chúng tôi tiến hành đề tài

1


“Khảo sát các biểu hiện bệnh và liệu pháp điều trị trên heo cai sữa tại trại heo
ở tỉnh Bình Dương”.
2 Mục đích và yêu cầu
2.1 Mục đích
Tìm hiểu các bệnh thường gặp trên heo cai và liệu pháp điều trị, để từ đó
đưa ra các biện pháp phòng và điều trị tốt hơn.
2.2 Yêu cầu
Ghi nhận tiểu khí hậu chuồng nuôi: nhiệt độ và ẩm độ
Ghi nhận tình hình bệnh trong giai đoạn khảo sát
Phân lập, định danh vi khuẩn và thử kháng sinh đồ
Ghi nhận hiệu quả liệu pháp điều trị của trại
Ghi nhận triệu chứng và mổ khám bệnh tích
.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu sơ lược về trại chăn nuôi heo Bình Dương
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi heo thuộc xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương,
cách chợ Bến Cát 3 km, cách thị xã Thủ Dầu Một 20 km. Diện tích 7 hecta.
2.1.2 Nhiệm vụ và chức năng
Cung cấp các giống nuôi thịt, heo thịt thương phẩm, heo đực và cái hậu bị cho
thị trường chăn nuôi. Ngoài ra, trại còn tập trung thực hiện tốt công tác theo dõi đàn
hậu bị sẵn có để thay thế và tăng đàn.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Trại heo Bình Dương

Giám Đốc trại
Kế toán, Thủ kho

Tổ đực giống

Tổ cai sữa

Kỹ thuật

Bảo vệ

Tổ hậu bị, thịt

Tổ nái khô, chữa Tổ nái đẻ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự của trại
2.1.4 Cơ cấu đàn
Đực làm việc: 16 con
Nái sinh sản và nái hậu bị mới phối: 800 con

Heo thịt: 2000 con
Heo cai sữa: 1200 con

3


Heo con theo mẹ: 1108 con
2.1.5 Công tác giống
Mục đích là cung cấp heo giống, do đó trại luôn chú trọng đưa công tác giống
lên hàng đầu. Khi chọn làm giống hậu bị thì trại xem gia phả, ngoại hình của chúng
như dựa vào thành tích sinh sản, sức sinh trưởng của những con tổ tiên (bố mẹ, ông
bà). Đồng thời thường xuyên chọn lọc duy trì những cá thể tốt.
2.2 Qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc
2.2.1 Chuồng trại
Được xây theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với các dãy chuồng nằm song
song nhau nhằm tránh gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng tránh được mưa và gió
Tây Nam, tránh được nắng hướng Đông buổi sáng và nắng hướng Tây buổi chiều
rọi vào chuồng.
Trại được chia thành từng khu riêng biệt: 2 chuồng nái khô chữa và hậu bị, 3
chuồng nái đẻ và nuôi con, 4 chuồng heo cai sữa, 6 chuồng heo thịt, khu cách ly heo
mới nhập về và khu bán heo. Ở mỗi dãy có hố sát trùng và quạt thông gió, nóc
chuồng được lợp bằng tole, heo sử dụng núm uống tự động, có tủ để thuốc, dụng cụ
điều trị riêng, mỗi dãy chuồng có cửa ra vào và lối đi ở giữa, nước thải mỗi dãy
được đổ về hệ thống cống chung chạy qua 2 đầu mỗi dãy rồi đổ về bể chứa, lọc
được xây phía sau cánh đồng trống.
Dãy nuôi nái đẻ và heo con theo mẹ, chuồng được làm bằng sắt sàn cách nền
chuồng khoảng 30 – 40 cm, heo nái nằm giữa cách heo con hai bên bằng các thanh
sắt để giảm tình trạng heo con bị heo mẹ đè. Mỗi ô chuồng đều lót bao bố và đèn
úm để sưởi ấm cho heo con, máng ăn và máng uống tự động được lắp riêng cho heo
con và heo mẹ.

Dãy nuôi nái mang thai và hậu bị, chuồng được làm bằng sắt, có máng ăn tự
động và máng uống tự động, có rảnh nước chảy qua bên dưới, trên nền có những
tấm xi măng có khe để phân thoát được dễ dàng. Chuồng được xây kín để tránh
mưa tạc và tránh gió lùa.

4


Dãy chuồng để nuôi heo đực giống là chuồng nền, mỗi con được nhốt riêng
một ô, ngăn cách bằng những song sắt lớn, diện tích mỗi ô khoảng 2 x 2 m2, chuồng
được làm mát bằng hệ thống quạt.
Dãy chuồng nuôi heo cai sữa, chuồng được thiết kế dạng chuồng lồng sắt liên
tiếp nhau, cách sàn xi măng khoảng 40 – 50 cm, máng ăn được làm bằng sắt đặt
giữa 2 ô, 1 ô nhốt từ 6 – 8 con, có 2 núm uống tự động cho mỗi ô.
Dãy nuôi heo thịt, hai đầu được xây bằng tường cao, có chỗ để thức ăn cho
heo, cửa mỗi ô chuồng cao khoảng 1 m, chuồng được làm bằng những song sắt
chạy dọc theo lối đi, diện tích mỗi ô khoảng 36 m2 nuôi khoảng 20 – 25 con, thức
ăn được đổ trực tiếp ra sàn và máng ăn tròn đặt giữa 2 ô, có 4 núm uống tự động và
bể nước để cho heo tắm khi trời ôi bức, nước thải chảy xuống 2 rãnh chảy dọc dãy
nhà sau đó đổ ra bể chứa.
Dãy nuôi nái chờ phối, chuồng nuôi nái khô có nền bằng xi măng, xây ngang
với mặt đất, bên trên là những song sắt ngăn cách, kích thước mỗi ô chuồng 5 x 4
m2, nuôi khoảng 8 – 10 con, có núm uống tự động và quạt làm mát.
2.2.2 Thức ăn
Nguồn thức ăn của trại được nhập từ công ty thức ăn gia súc Cargill. Tùy lứa
tuổi, loại heo mà cám có các loại số khác nhau với thành phần nguyên liệu các loại
khác nhau.
Thức ăn nái mang thai: cám F69
Thức ăn cho heo thịt và heo hậu bị: cám F39, F49, F59.
Thức ăn cho heo con tập ăn là cám viên đỏ Cargill.

Thức ăn cho heo cai sữa là: cám đỏ Cargill, cám F19 và F29.
Thức ăn cho nái đẻ và nuôi con là: cám F69.
Thức ăn cho heo đực giống là cám F89.

5


Bảng 2.1 Định mức thức ăn cho các loại heo trong trại
Loại heo

Định mức (kg/con/ngày)

Loại cám

Nái đẻ và nuôi con

6,5 – 7 kg

F69

Đực hậu bị và làm việc

2 – 3 kg

F89

Heo con theo mẹ

Ăn hạn chế


Cargill

Heo con cai sữa

Ăn tự do

Cargill, F19 và F29

Heo thịt 20 – 40 kg

Ăn tự do

F39, F49, F59

0 – 42 ngày

2 – 2,2 kg

F69

42 - 70 ngày

2,2 – 2,5 kg

70 – 100 ngày

3 kg

40 kg – xuất chuồng
Nái khô và nái chữa


(Nguồn: từ phòng kỹ thuật của trại heo ở tỉnh Bình Dương, 2010)
2.2.3 Nước uống
Nước được bơm lên từ nguồn nước ngầm ở độ sâu 20 – 30 m từ giếng khoan
và được xử lý trước khi đưa lên bồn chứa, các bồn đặt trên cao 10 m so với mặt đất.
Ở mỗi dãy chuồng đều có bồn chứa nước riêng biệt cho heo uống, nước vệ sinh
chuồng trại được bơm trực tiếp từ lòng đất không qua xử lý.
2.2.4 Nuôi dưỡng và chăm sóc
Nái khô và nái chữa được cho ăn hai lần trong ngày, lần thứ nhất lúc 7 giờ 30
sáng, lần thứ hai lúc 15 giờ.

6


2.2.4.1 Nái khô
Công nhân chăn nuôi hàng ngày cho heo ăn, theo dõi tình hình sức khoẻ đàn
heo, cào gom phân đóng vào bao tập trung ra bên ngoài. Chuồng luôn được đảm
bảo chuồng thông thoáng và sạch sẽ. Heo được tắm vào buổi chiều.
Hằng ngày vào buổi sáng cán bộ Thú y phụ trách phối giống thả heo nọc để
kiểm tra phát hiện động dục, đánh dấu và tiến hành phối giống. Buổi chiều 4 giờ
tiến hành phối lại hoặc những con buổi sáng chưa đúng thời điểm phối, ghi chép
báo cáo. Đối với heo đực sau mỗi lần lấy tinh được bồi dưỡng 2 quả trứng gà.
2.2.4.2 Nái chữa
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của thai, heo nái chữa được cung cấp
khẩu phần thức ăn cho phù hợp để bào thai phát triển tốt.
Trong vòng từ 0 – 42 ngày tùy theo thể trọng nái để định lượng thức ăn
khoảng 2 – 2,2 kg/con/ngày. Giai đoạn từ 42 – 70 ngày khẩu phần tăng lên khoảng
2,2 – 2,5 kg/con/ngày. Giai đoạn từ 70 – 100 ngày tăng khẩu phần lên khoảng 3
kg/con/ngày. Giai đoạn từ 100 ngày đến một tuần trước khi sinh giảm khẩu phần
xuống ½ kg.

Trước khi sinh một tuần heo được vệ sinh sạch sẽ, tắm ghẻ…và được chuyển
lên chuồng nái đẻ. Chuồng nái đẻ được rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng ít nhất 3
lần trước khi chuyển heo lên.
2.2.4.3 Nái đẻ và nuôi con
Ở chuồng nái đẻ, công nhân trực 3 ca liên tục nên nái được thường xuyên theo
dõi. Khi thấy có dấu hiệu sắp đẻ: ăn ít hoặc bỏ ăn, kêu, phá chuồng, mông sụp, đi
phân, đi tiểu nhiều lần, thở nhiều, bầu vú căng lúc nặng thấy sữa tiết ra…thì vệ sinh
sạch sẽ vùng âm hộ, bầu vú, cắt lông đuôi. Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như
dây cột rốn, pen, kéo, kềm bấm răng, cồn iod sát trùng. Bột lăn Mistrans giúp heo
con mau khô, thùng sưởi heo con…Khi heo con được sinh ra phải mau chóng lau
sạch màng bao quanh thân, móc sạch nhớt trong mũi, miệng đảm bảo cho heo con
thở được. Cho heo con vào bột Mistrans để giúp làm ấm và heo con mau khô hơn,

7


cột, cắt và sát trùng cuống rốn cho heo con, rồi bỏ vào lồng úm. Cắt răng heo con
nhằm ngăn ngừa gây viêm vú cho heo mẹ.
Can thiệp bằng tay khi heo con quá to, heo mẹ già kiệt sức hoặc nái đẻ lứa đầu.
Chỉ được phép dùng oxytocin khi đã vỡ ối mà heo con chưa ra được, heo mẹ cố gắn
rặn mà heo con không ra. Sau khi kiểm tra nhau đã ra hết thì chích thêm oxytocin
cho heo mẹ để giúp tử cung co bóp đẩy sản dịch còn tồn đọng ra ngoài đồng thời
chích kháng sinh amoxicillin hoặc tetracycilline để phòng viêm nhiễm.
Nếu khi sinh xong nái có dấu hiệu mệt hoặc bỏ ăn thì truyền dung dịch glucose
5 % cho heo mẹ tới khi heo mẹ có thể ăn được. Trong 3 – 5 ngày đầu sau khi sinh
heo mẹ đều được thụt rửa bằng Biodin 1 ‰ ngày 2 lần và đến cuối giờ chiều đặt
kháng sinh penicillin G vào trong tử cung.
Nái nuôi con cho ăn ngày khoảng 4 lần: lần đầu khoảng 5 giờ, lần 2 khoảng 10
giờ, lần 3 khoảng 15 giờ và lần cuối khoảng 21 giờ. Trước khi cai sữa một tuần heo
mẹ được chích ADE và đã được tiêm phòng vaccine một cách đầy đủ theo qui định

trước khi chuyển qua chuồng nái khô. Ngày heo nái đẻ cho ăn khoảng 0,5
kg/con/ngày, nước uống tự do. Từ ngày đẻ thứ hai, ba, tư tăng dần lượng thức ăn 1,
2, 3 kg/con/ngày. Ngày đẻ thứ 5 đến ngày đẻ thứ 7: 4 kg/con/ngày. Sau ngày thứ 7
cho ăn tự do khoảng 6 – 7 kg/con/ngày. Trước cai sữa 3 ngày giảm dần lượng thức
ăn cho heo nái. Ngày cai sữa cho heo mẹ nhịn ăn.
2.2.4.4 Heo con theo mẹ
Heo con sau khi được sinh ra dùng khăn lau sạch nhớt trong miệng và mũi của
heo con sơ sinh, sau đó nhún heo con vào bột Mistrans, bấm răng và cho heo con
vào ổ úm. Trong trường hợp heo con sinh ra còn nằm trong bọc thì nhanh chóng
phá vở bọc tránh việc heo con bị chết ngạt. Quan sát khi thấy heo con sơ sinh lanh
lợi thì bắt đầu cho heo con bú sữa đầu. Trong trường hợp heo con sơ sinh nhiều
không đủ vú để bú, kĩ thuật viên phải chia heo làm hai nhóm và cho bú luân phiên
đảm bảo cho heo con nhận được sữa đầu từ mẹ rồi sau đó tiến hành ghép heo. Khi
ghép heo phải chọn những heo có trọng lượng gần bằng với heo con của nái đẻ ít

8


con, đảm bảo con bắt ghép phải được bú sữa đầu từ mẹ ruột, khoảng cách thời gian
đẻ của hai nái không quá một ngày.
Heo con sau khi đẻ sẽ được bấm răng, còn việc bấm tai và cắt đuôi sẽ được
thực hiện vào ngày nghiệm thu thông thường 1 ngày sau khi sinh. Tiêm Baytril
(enrofloxacin) cho heo con ba ngày đầu sau khi sinh liều 0,5 cc/con, sắt được tiêm
vào lúc 1 ngày tuổi với liều 3 cc/con. Heo con được tập ăn vào lúc 7 ngày tuổi bằng
thức ăn Cargill đỏ và được thiến lúc heo con được 10 - 15 ngày tuổi. Trong trường
hợp heo con đã được 5 - 6 ngày tuổi mà vẫn gầy ốm, tiêu chảy heo mẹ ít sữa thì đổi
mẹ. Khi cai sữa những con nhỏ, yếu ghép vào bầy khác cho bú tiếp.
2.2.4.5 Heo con cai sữa
Heo con được cai sữa khoảng 21 – 28 ngày tuổi và chuyển qua chuồng cai sữa.
Khi cai sữa, tách heo mẹ để heo con quen khi không có heo mẹ và tránh cho heo

không bị stress. Lúc chuyển heo con cân trọng lượng toàn ổ, đếm số con. Heo con
mới lên được chích 1 ml/con Genta-amox (gentamicin – amoxicillin). Ở thời điểm
này heo con rất dễ bị stress do đó cần chăm sóc cẩn thận đảm bảo nhiệt độ, thức ăn
và nước uống thích hợp cho heo ăn 6 lần trong ngày, mỗi lần chỉ cho ăn một lượng
thức ăn vừa đủ. Chủng ngừa vaccine theo lịch: 35 ngày chích ngừa bệnh dịch tả lần
1, 42 ngày chích ngừa lở mồm long móng và 54 ngày chích ngừa bệnh dịch tả lần 2.
Từ ngày 21 trở đi trộn kẽm vào cám cho heo ăn.
2.2.5 Vệ sinh thú y
Trại có cổng lớn dành cho xe lớn, xe máy và cho người. Trước khi vào trại,
người, xe phải đi qua hố sát trùng, sau đó được phun thuốc sát trùng toàn bộ.
Công nhân và khách tham quan trước khi vào chuồng phải thay quần áo mang
ủng của trại. Trước mỗi chuồng có hố sát trùng để nhúng chân trước khi vào và ra
khỏi chuồng, thuốc được thay mỗi ngày.
Hàng tuần trại lên lịch định kỳ phun xịt thuốc sát trùng toàn bộ tại trại ít nhất 1
lần/tuần tùy theo áp lực và tình hình dịch bệnh ở quanh vùng. Trại thay đổi thuốc
sát trùng sau 3 – 4 tháng sử dụng.

9


Các loại thuốc sát trùng có phổ sát khuẩn rộng, an toàn cho người và vật nuôi:
Cid 20, Omnicide. Hàng tháng tắm, xịt ghẻ một lần bởi Tactik – 5 ml/lít nước, hàng
tháng trộn thuốc diệt chuột: Racumin, Lanirat…Mỗi năm định kì sổ lãi 2 lần toàn
trại bằng flubenol 5 % - 600 g/tấn thức ăn (30 ppm) – kéo dài một tuần.
2.2.6 Qui trình tiêm phòng
Qua thời gian khảo sát tại trại chúng tôi thu thập được các qui trình tiêm phòng
vaccine cho heo tất cả các lứa tuổi và được trình bày qua các Bảng 2.2, 2.3, 2.4, 2.5
Bảng 2.2 Qui trình tiêm phòng cho heo hậu bị cái và hậu bị nọc
Thời gian


Vaccine

Phòng bệnh

( ngày tuổi )
112

PRRS Vac

Hội chứng rối loạn sinh

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

2

IM

sản và hô hấp
Farrowsure

Parvo (khô thai )

5


IM

Pestiffa

Dịch tả

2

IM

Porcilis Begonia

Giả dại

2

IM

126

Porcilis App

Viêm phổi dính sườn

2

IM

133


FMD

2

IM

119

140

Lở mồm long móng

LTC

E.coli, Clostridium

2

IM

PRRS Vac

Hội chứng rối loạn sinh

2

IM

sản và hô hấp
(Nguồn: phòng kỹ thuật chăn nuôi tại trại heo ở tỉnh Bình Dương, 2010)


10


Bảng 2.3 Qui trình tiêm phòng cho nái bầu
Thời gian trước

Vaccine

Phòng bệnh

khi sinh (ngày)

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

5 tuần

FMD

Lở mồm long móng

2

IM


4 tuần

Hyopres

Mycoplasma

2

IM

3 tuần

PorcilisBegonia

Giả dại

2

IM

E.coli

2

IM

Dịch tả

2


IM

2 tuần
1 tuần

Pestiffa

(Nguồn: phòng kỹ thuật chăn nuôi tại trại heo ở tỉnh Bình Dương, 2010)
Bảng 2.4 Qui trình tiêm phòng cho heo cai sữa
Thời gian

Vaccine

Phòng bệnh

(ngày tuổi)

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

35

Pestiffa


Dịch tả 1

2

IM

42

FMD

Lở mồm long móng

2

IM

54

Pestiffa

Dịch tả 2

2

IM

(Nguồn: phòng kỹ thuật chăn nuôi tại trại heo ở tỉnh Bình Dương, 2010)
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo cai sữa
Trong thời gian heo con theo mẹ, heo con đã quen với sự tiêu hóa và hấp thu

sữa, từ đó làm gia tăng nhóm vi khuẩn có lợi Lactobacillus spp có trong dạ dày và
đường tiêu hóa. Nhóm vi khuẩn này sử dụng một số đường lactose của sữa để sản
sinh ra acid làm giảm độ pH dạ dày. Sự acid hóa này nhằm làm cho quá trình tiêu
hóa trở nên tốt hơn, ngăn cản sự phát triển của các loài vi sinh vật có hại cho heo.
Sau khi cai sữa chế độ ăn của heo con có sự thay đổi đột ngột, heo chuyển ăn thức
ăn khô với nhiều thành phần khó tiêu hóa hơn sẽ làm tăng pH của đường tiêu hóa do
đó nhóm vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng giảm số lượng và sau đó là sự sinh sôi và
phát triển của các dòng vi khuẩn có hại trong hệ thống đường ruột. Nếu những vi
khuẩn có hại này có cơ hội thuận lợi chúng sẽ gia tăng về số lượng, lấn át các vi
khuẩn có lợi và gây hiện tượng loạn khuẩn đường ruột. Từ đó gây bệnh tiêu chảy và

11


các bệnh khác. Cuối cùng ảnh hưởng đến tăng trọng và sức khoẻ của heo con (Trần
Thị Dân, 2000).
Hơn nữa khi heo con cai sữa bộ máy tiêu hóa của heo con có sự thay đổi, (Trần
Thị Dân, 2003) màng nhày ruột non có những thay đổi, khi heo con được cai sữa 3
– 4 tuần tuổi. So với trước khi cai sữcụ thể là nhung mao (để hấp thu chất dinh
dưỡng) ngắn đi 75 % trong vòng 24 giờ sau khi cai sữa và tình trạng này vẫn tiếp
tục nhưng giảm dần cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa, mào ruột lại sâu hơn bình
thường (mào ruột là nơi mà các tế bào của chúng sẽ di chuyển dần lên đỉnh nhung
mao để trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi nhung mao hấp thu chất dinh
dưỡng). Việc giảm chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của
quần thể tế bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) có thể giải thích tại sao heo cai sữa
tăng nhạy cảm với bệnh do E.coli.
2.3.2 Đặc điểm sinh lý hô hấp của heo cai sữa
2.3.2.1 Đặc điểm sinh lý hô hấp của heo cai sữa
Sự hô hấp là toàn bộ hiện tượng hấp thu, vận chuyển và loại thải O2, CO2 còn
gọi là sự hô hấp bên ngoài. Tiếp đến là sự trao đổi O2 và CO2 giữa các tế bào với

nhau trong các mao quản tạo thành hiện tượng hô hấp trong hay sự hô hấp mô bào.
Hô hấp của phổi chia làm 2 kỳ: kỳ hít vào mang không khí từ ngoài vào phổi và kỳ
thở ra đẩy không khí từ phổi ra ngoài. Hai kỳ hít vào và thở ra gọi là sự thông khí
bởi sự chênh lệch áp lực giữa các phế nang với không khí môi trường xung quanh.
Sự chênh lệch này thực hiện nhờ lồng ngực dãn ra hay xẹp xuống tương ứng với
tăng hay giảm thể tích phổi. Có nhiều lực tham gia vào hiện tượng thông khí phổi:
áp lực bên trong phế nang, áp lực của dịch chất bên trong xoang màng phổi, áp lực
bên trong xoang màng phổi, chất giảm sức căng bề mặt phế nang. Khi hít vào phổi
tăng thể tích, áp lực phế nang trở nên âm, không khí sẽ tràn vào phế nang. Khi thở
ra, thể tích phổi xẹp xuống làm áp lực trong phế nang tăng không khí sẽ thoát ra
ngoài (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006). Mặt khác phổi còn có nhiệm
vụ bảo vệ cơ thể nhờ những tế bào đại thực bào trong vách phế nang. Những tế bào

12


này có khả năng giữ lấy bụi, các sắc tố giải phóng ra từ hồng cầu đã được thực bào
và bắt giữ các vi khuẩn lọt vào phổi (Lâm Thị Thu Hương, 2005).
2.3.2.2 Đặc điểm hô hấp sinh lý bệnh của heo cai sữa
Thể hỗn hợp: gia súc bình thường thở thể này, lúc thú hô hấp thì bụng và thành
ngực hoạt động nhịp nhàng.
Thở thể ngực: lúc thở cơ liên sườn ở vùng ngực hoạt động rõ ràng còn cơ
hoành hay thành bụng không hoạt động hay hoạt động ít. Thú thở thể này khi bị liệt
cơ hoành, bị thương cơ hoành, viêm phúc mạc, lá lách sưng, bàng quang căng…
Thở thể bụng: thành bụng hoạt động rõ ràng còn thành ngực không hoạt động
hay hoạt động yếu. Theo Nguyễn Văn Phát (2006), khi gia súc viêm màng phổi,
tràn dịch màng phổi, tích nước xoang ngực,…sẽ thở thể bụng.
2.3.3. Các bệnh thường gặp trên heo sau cai sữa
2.3.3.1 Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì nhu động ruột diễn ra

bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong lồng ruột non,
ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già
chưa hấp thu được nước…tất cả đều bị tống ra hậu môn với thể lỏng hoặc sền sệt.
Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể bị mất nước nhiều, mất nhiều ion điện tích và ngộ
độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sản sinh ra, con vật suy nhược
rất nhanh, nhất là thú sơ sinh nhỏ tuổi gầy ốm, sức chịu đựng kém.
Nguyên nhân
Do vi sinh vật: theo Nguyễn Bạch Trà (1996) nguyên nhân gây ra bệnh tiêu
chảy là do các loài vi khuẩn: E.coli, Salmonella choleraesuis, Samonella
enteritidis,…trong đó vai trò của E.coli là tác nhân gây bệnh quan trọng của các
bệnh tiêu chảy ở heo con.
Bình thường trong đường tiêu hóa của heo con, hệ vi sinh vật cộng sinh có vai
trò quan trọng trong sự tiêu hóa, khi gặp điều kiện bất lợi cho heo con (thiếu dưỡng
chất, khí hậu không phù hợp) thì một số vi khuẩn trở thành gây bệnh. Vi sinh vật

13


nhiễm trực tiếp từ môi trường ngoài vào qua thức ăn, nước uống sẽ chiếm dưỡng
chất trong ruột để sinh sôi, nẩy nở và độc tố làm tổn thương màng nhày ruột non.
Do thức ăn: theo Nguyễn Như Pho (1995), khi nguồn sữa bị cắt đứt heo con
không bú sẽ ăn nhiều hơn, trong khi đó đường tiêu hóa còn yếu, dẫn đến thức ăn
không tiêu hóa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển tiết độc tố gây viêm
ruột dẫn đến tiêu chảy.
Do thành phần của thức ăn không cân đối: quá mặn, nhiều chất xơ, quá nhiều
chất béo mà hệ thống tiêu hóa không đủ khả năng tiêu hóa hết. Nếu quá nhiều xơ thì
chất xơ đi qua hệ thống tiêu hóa nhanh làm nhu động ruột tăng, dẫn đến tiêu chảy
(Võ Văn Ninh, 1992).
Do nước uống: không đủ vệ sinh, nguồn nước bị tạp chất như: clo, NH3, nitrat,
sulfat…và các vi sinh vật có hại khác đều gây bất lợi cho hoạt động đường tiêu hóa

của heo con, làm cho heo dễ bị tiêu chảy (Nguyễn Bạch Trà, 1995).
Do ngoại cảnh: việc chuyển chuồng, tách mẹ, nhập đàn,…môi trường sống
thay đổi làm cho heo dễ bị stress, dẫn đến cơ thể bị suy yếu, nhu động ruột giảm đột
ngột mất nhu động ruột, thức ăn nằm một chỗ, một số vi sinh vật bình thường có hại
như E.coli đột ngột tăng nhanh số lượng trở nên có sức gây bệnh, tạo độc tố làm
tăng nhu động ruột trở lại và gây tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 1997).
Do khí hậu: khả năng điều tiết nhiệt độ của heo con ở các cơ quan cảm thụ
kém, chưa hoàn thiện được cơ chế điều hòa thân nhiệt. Năng lượng dự trữ chủ yếu
là glycogen ở gan, theo Levenski (1993) hàm lượng glycogen dự trữ ở gan heo con
chỉ đủ cho heo con oxy hóa trong môi trường lạnh trong vòng 30 phút mà thôi từ đó
heo con đề kháng yếu dẫn đến tiêu chảy, mất nước rồi chết.
Do vệ sinh chăm sóc: heo con dễ bị tác động bất lợi từ môi trường bên ngoài vì
khả năng chống chọi với các yếu tố của môi trường kém. Nếu vệ sinh chuồng trại
kém sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, tích khí độc (CO2, H2S, NH3…) tạo
bầu khí hậu bất lợi cho heo con cai sữa, cho nên chuồng nuôi heo con phải có mật
độ vừa phải, tuân thủ mọi nguyên tắc thú y là điều kiện khá quan trọng để chúng có
sự sinh trưởng bình thường (Võ Văn Ninh, 1995).

14


Một số nguyên nhân khác: theo Nguyễn Như Pho (1995), việc cung cấp không
đủ chất khoáng như: Fe, Zn, Cu…nhưng quan trọng nhất là Fe, nếu không cung cấp
đủ heo sẽ thiếu máu, giảm tính thèm ăn, còi cọc, tiêu chảy và bệnh khác.
Theo Nguyễn Bạch Trà (1996), việc thiếu một số vitamin: A, B2, B3, B5…làm
niêm mạc ruột bị lở loét và kích thích nhu động ruột mạnh, từ đó dẫn đến tiêu chảy.
Các bệnh tiêu chảy thường gặp trên heo cai sữa
Tiêu chảy do E.coli
Escherichia coli gây bệnh bại huyết, tiêu chảy ở heo con sơ sinh, tiêu chảy
và phù thũng ở heo con sau cai sữa. Bệnh tiến triển nhanh và tỷ lệ chết rất cao

thường xảy ra trong giai đoạn cai sữa hoặc sau cai sữa 1 – 3 tuần. Với các triệu
chứng: heo ăn ít, tiêu chảy phân có màu vàng hay màu ghi nhạt. Da nhợt nhạt, nhăn
nheo do mất nước, xù lông dựng lên, đuôi luôn bết phân vàng. Trong trường hợp
nặng heo con mất phản ứng rõ rệt với các kích thích, run cơ, co giật, có thể chết.
Mổ xác thấy heo con gầy ốm, mất nước trầm trọng. Ruột sưng to, sung
huyết, phù nề, màng treo ruột sung huyết, dạ dày chứa thức ăn không tiêu, hạch ruột
sung huyết. Đặc biệt phù thũng mô dưới da, ruột, dạ dày, phổi, hầu họng, thận,
màng tim. Não phù thũng, nhũn não. Ở thể nặng có những biểu hiện sưng và sung
huyết ở phổi, màng phổi, phúc mạc.
Điều trị: cấp nước và chất điện giải, tiêm kháng sinh Nova - tylospec (tylosin
và spectinomycin), liều 1 ml/5kg thể trọng, giữ ấm, sát trùng chuồng trại hằng ngày
bằng Biodine, nên hạn chế cho ăn trong các ngày tiêu chảy (Nguyễn Như Pho,
2008).
Tiêu chảy do Salmonella
Bệnh có thể gặp trên mọi lứa tuổi của heo nhưng thường gặp ở heo cai sữa
12 – 16 tuần tuổi ở thể viêm ruột cấp tính. Heo bắt đầu bằng triệu chứng sốt cao
40,5 – 41,50C, ăn ít sau đó đi táo bón, bí đại tiện, nôn mửa, tiếp đến là giai đoạn ỉa
chảy rất nặng. Phân lỏng, rất thối, màu vàng, nước có lẫn máu. Con vật kêu la đau
đớn do viêm dạ dày, viêm ruột cấp, sau đó con vật thở khó, ho, suy nhược, mất
nước, tim đập yếu. Cuối thời kỳ bệnh da bụng, da trong đùi, ngực, tai đỏ ửng rồi

15


×