Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

THEO DÕI BỆNH TÍCH PHỔI HEO KHI ÁP DỤNG HAI QUI TRÌNH PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.68 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THEO DÕI BỆNH TÍCH PHỔI HEO KHI ÁP DỤNG HAI QUI
TRÌNH PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THANH THỦY
Lớp: DH05DY
Ngành: Dược thú y
Niên khóa: 2005 - 2010

Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

TRẦN THỊ THANH THỦY

THEO DÕI BỆNH TÍCH PHỔI HEO KHI ÁP DỤNG HAI QUI
TRÌNH PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú y chuyên ngành
Dược Thú y
Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH



Tháng 08/2010

 
 

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Em tên là Trần Thị Thanh Thủy
Từ ngày 15/01/2010 đến ngày 15/08/2010 dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị
Phước Ninh em đã tiến hành đề tài “Theo dõi bệnh tích phổi heo khi áp dụng hai
qui trình phòng bệnh viêm phổi địa phương”.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

 
 

ii


LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính ghi ơn sâu sắc đến ba mẹ đã hết lòng nuôi dưỡng, dạy dỗ
con nên người và cho con có được ngày hôm nay, và xin cảm ơn tất cả anh chị em
trong gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành nguyện vọng.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Phước Ninh và TS.
Nguyễn Tất Toàn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập
tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Khanh, ThS. Hồ Thị Nga, ThS.

Nguyễn Thị Thu Năm, BSTY Lê Hữu Ngọc, BSTY Đặng Thị Xuân Thiệp, BSTY
Nguyễn Văn Nhã đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tốt
nghiệp.
Xin chân thành ghi ơn Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú
Y cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông
Lâm đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian đại học.
Xin cảm ơn Ban quản lý Bệnh viện Thú Y đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Dược Y 31 và tất cả bạn bè đã động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Trần Thị Thanh Thủy

 
 

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Theo dõi bệnh tích phổi heo khi áp dụng hai qui trình phòng
bệnh viêm phổi địa phương” được tiến hành tại một số trại chăn nuôi heo tại thành
phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, nhằm mục đích đánh giá bệnh tích phổi heo khi
áp dụng hai qui trình phòng bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae. Tất cả các mẫu
phổi của 4 đợt thí nghiệm được chuyển về làm xét nghiệm tại phòng vi sinh Bệnh
viện Thú Y và phòng thí nghiệm Chẩn Đoán (thuộc bộ môn Nội Dược) trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, thời gian từ 15/01/2010 đến ngày 15/08/2010.
Kết quả thu được như sau:
- Đánh giá bệnh tích đại thể
Tỉ lệ phổi xuất hiện bệnh tích qua 4 đợt giết mổ ở lô QT1 lần lượt là 100 %;

92,31 %; 80 % và 100 % còn lô QT2 lần lượt là 100 %; 100 %; 76,92 % và 100 %.
Mức độ tổn thương của phổi có bệnh tích chung ở lô QT1 qua 4 đợt lần lượt
là 45,68 %; 20,17 %; 31,76 % và 16,57 % còn ở lô QT2 lần lượt là 46,07 %; 16 %;
27,12 % và 25,15 %.
Mức độ tổn thương của phổi do nhục hóa cao nhất ở lô QT1 là 3,85 % và ở
lô QT2 là 5,07 %.
Tổng số bệnh tích nhục hóa, viêm có ổ mủ, viêm dính và xẹp xuất hiện qua 4
đợt mổ ở lô QT1 là 111 còn ở lô QT2 là 105 bệnh tích.
-

Đánh giá bệnh tích vi thể
Điểm đánh giá bệnh tích vi thể của phổi chủ yếu tập trung ở điểm 1 và 2.

Điểm trung bình bệnh tích vi thể ở lô QT1 là 1,96 còn ở lô QT2 là 0,9.
Hướng chẩn đoán bước đầu các bệnh nghi ngờ phụ nhiễm thông qua đánh
giá bệnh tích vi thể chủ yếu là MH phụ nhiễm với PRRSv và Pasteurella spp trong
đó phụ nhiễm với PRRSv cao nhất ở lô QT1 và lô QT2 đều là 28,57 % ; còn phụ
nhiễm với Pasteurella spp chỉ có lô QT1 với tỉ lệ 40 % còn lô QT2 không xảy ra
phụ nhiễm.
 
 

Số lượng tế bào trong dịch rửa khí phế quản qua 4 đợt khảo sát
iv


Ở lô QT1 số lượng tế bào cao nhất là 2428 tế bào/mm3 và thấp nhất là 721 tế
bào/mm3
Ở lô QT2 số lượng tế bào cao nhất là 1443 tế bào/mm3 và thấp nhất là 600 tế
bào/mm3

Đại thực bào chiếm tỉ lệ cao nhất
-

Kết quả phân lập một số vi sinh vật hiện diện ở mẫu phổi: chúng tôi chưa

phân lập được một số vi sinh vật như Actinobaccillus pleuropneumoniae,
Pasteurella multocida, Haemophilus parasuis.

 
 

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .......................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ........................................................................ ii
Lời cảm tạ....................................................................................................................... iii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iv
Mục lục........................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. ix
Danh sách các bảng ......................................................................................................... x
Danh sách các hình......................................................................................................... xi
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................... xi
Danh sách các sơ đồ ....................................................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 Cấu tạo cơ thể học của hệ hô hấp và các yếu tố liên quan bệnh đường hô hấp
trên heo ............................................................................................................................ 3

2.1.1 Cấu tạo cơ thể của hệ hô hấp ................................................................................. 3
2.1.2 Các yếu tố liên quan bệnh đường hô hấp .............................................................. 3
2.2 Bạch cầu và hệ thống phòng vệ đường hô hấp ......................................................... 4
2.3 Bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm ................................................................ 6
2.3.1 Lịch sử và phân bố địa lý ....................................................................................... 7
2.3.2 Căn bệnh................................................................................................................. 8
2.3.3 Truyền nhiễm học ................................................................................................ 10
2.3.3.1 Loài vật mắc bệnh ............................................................................................. 10
2.3.3.2 Chất chứa mầm bệnh ......................................................................................... 10
2.3.3.3 Đường truyền lây .............................................................................................. 11
2.3.3.4 Cách sinh bệnh .................................................................................................. 11
2.3.4 Triệu chứng .......................................................................................................... 12
 
 

vi


2.4.4.1 Thể cấp tính ....................................................................................................... 12
2.3.4.2 Thể mãn tính ..................................................................................................... 13
2.3.5 Bệnh tích .............................................................................................................. 13
2.3.5.1 Bệnh tích đại thể................................................................................................ 13
2.3.5.2 Bệnh tích vi thể ................................................................................................. 14
2.3.6 Chẩn đoán............................................................................................................. 14
2.3.6.1 Chẩn đoán lâm sàng .......................................................................................... 14
2.3.6.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm ............................................................................ 15
2.3.7 Điều trị ................................................................................................................. 17
2.3.8 Phòng bệnh ........................................................................................................... 18
2.3.8.1 Vệ sinh phòng bệnh........................................................................................... 18
2.3.8.2 Phòng bệnh bằng vaccine .................................................................................. 19

2.4 Giới thiệu tổng quát về vaccine RespiSure One và Kháng sinh Draxxin ............... 20
2.4.1 Vaccine RespiSure One........................................................................................ 20
2.4.2 Kháng sinh Draxxin ............................................................................................. 20
2.5 Sơ lược một số nghiên cứu liên quan đến bệnh viêm phổi do MH......................... 23
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................ 25
3.1 Thời gian và địa điểm.............................................................................................. 25
3.2 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 25
3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 25
3.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 26
3.5 Xử lý số liệu và phân tích thống kê......................................................................... 33
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 34
4.1 Kết quả đánh giá mức độ tổn thương của phổi thông qua đánh giá bệnh tích đại
thể .................................................................................................................................. 34
4.1.1 Đánh giá tỉ lệ phổi xuất hiện bệnh tích ................................................................ 34
4.1.2 Đánh giá tỉ lệ tổn thương trên phổi có bệnh tích.................................................. 35
4.1.3 Khảo sát tỉ lệ các loại bệnh tích xuất hiện trên phổi ............................................ 39
4.1.4 Khảo sát tỉ lệ tổn thương do nhục hóa ................................................................. 41
 
 

vii


4.2 Kết quả đánh giá mức độ tổn thương của phổi thông qua đánh giá bệnh tích vi
thể .................................................................................................................................. 42
4.2.1 Kết quả đánh giá bệnh tích vi thể ......................................................................... 42
4.2.2 Hướng chẩn đoán bước đầu các bệnh nghi ngờ phụ nhiễm qua bệnh tích vi thể 46
4.3 Kết quả kiểm tra số lượng số lượng, tỉ lệ các loại tế bào trong dịch rửa khí – phế
quản ............................................................................................................................... 49
4.4 Kết quả phân lập một số vi sinh vật hiện diện trên mẫu phổi và thử kháng sinh

đồ ................................................................................................................................... 55
4.4.1 Kết quả phân lập một số vi khuẩn ........................................................................ 55
4.4.2 Kết quả thử kháng sinh đồ ................................................................................... 56
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 59
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 63

 
 

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APP: Actinobacillus pleuropneumoniae
CFU: Colony Forming Unit
ĐK: Đề kháng
ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
FITC: fluorescein isothiocyanate
kDa: kilo Dalton
MH: Mycoplasma hyopneumoniae
MIC: Minimum Inhibition Concentration
MPS: Mycoplasma pneumonia of swine
PCR: Polymerase Chain Reaction
PPLO : Pleuro Pneumoniae Like Organism
ppm: part per million
PPRSv: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome virus
QT1: Qui trình 1
QT2: Qui trình 2
TG: Trung gian

TMRI: tetramethylrhodamine isothiocyanate

 
 

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Thành phần tế bào dịch phế quản - phế nang ở heo ......................................6
Bảng 2.2 Dược động học của tulathromycin (Draxxin) ở huyết tương và phổi heo
sau khi tiêm với liều 2,5mg/kg thể trọng ....................................................................21
Bảng 2.3 MIC của tulathromycin đối với một số vi sinh vật .....................................22
Bảng 3.1 Qui trình thử nghiệm các trại ......................................................................27
Bảng 3.2 Bố trí đánh giá các chỉ tiêu trên phổi heo thí nghiệm .................................27
Bảng 4.1 Tỉ lệ phổi có có bệnh tích qua 4 đợt thí nghiệm..........................................34
Bảng 4.2 Tỉ lệ tổn thương phổi đợt 1..........................................................................36
Bảng 4.3 Tỉ lệ tổn thương phổi đợt 2..........................................................................36
Bảng 4.4 Tỉ lệ tổn thương phổi đợt 3..........................................................................37
Bảng 4.5 Tỉ lệ tổn thương phổi đợt 4..........................................................................37
Bảng 4.6 Tỉ lệ tổn thương phổi qua 4 đợt thí nghiệm ................................................38
Bảng 4.7 Tỉ lệ từng loại bệnh tích xuất hiện trên phổi ...............................................39
Bảng 4.8 Tỉ lệ tổn thương phổi do nhục hóa ..............................................................41
Bảng 4.9 Mức độ tổn thương mô phổi của 4 đợt thí nghiệm qua bệnh tích vi thể .....43
Bảng 4.10 Chẩn đoán các bệnh nghi ngờ phụ nhiễm thông qua bệnh tích vi thể ......46
Bảng 4.11 Số lượng và tỉ lệ các tế bào trong dịch rửa khí - phế quản đợt 1 ..............50
Bảng 4.12 Số lượng và tỉ lệ các tế bào trong dịch rửa khí - phế quản đợt 2 ..............50
Bảng 4.13 Số lượng và tỉ lệ các tế bào trong dịch rửa khí - phế quản đợt 3 ..............51
Bảng 4.14 Số lượng và tỉ lệ các tế bào trong dịch rửa khí - phế quản đợt 4 ..............51


 
 

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 4.1 Phổi có bệnh tích nhục hóa đối xứng ..........................................................42
Hình 4.2 Mô lympho tăng sinh quanh tiểu phế quản .................................................44
Hình 4.3 Viêm phổi mô kẽ có vách liên tiểu thùy dày lên nhiều, nghi ngờ phụ
nhiễm PRRSv .............................................................................................................. 47
Hình 4.4 Phế nang dày lên rất nhiều, nghi ngờ phụ nhiễm PRRSv ...........................48
Hình 4.5 Viêm tương dịch sợi huyết lan rộng trên phổi.............................................48
Hình 4.6 Các tế bào trong dịch rửa khí - phế quản ....................................................55

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1 Số lượng tế bào qua 4 đợt thí nghiệm .....................................................52
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ đại thực bào trong dịch rửa khí phế quản qua 4 đợt thí nghiệm .....52

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
TRANG
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ nuôi cấy phân lập APP, Heamophillus parasuis ..............................31
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ nuôi cấy phân lập Pasteurella multocida .........................................32

 
 


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển theo hướng công nghiệp là xu thế hiện nay của ngành chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi heo nói riêng đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành
chăn nuôi heo trong nước, giúp người chăn nuôi tiết kiệm chi phí và thu nhiều lợi
nhuận hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, đặc biệt là khi bệnh truyền
nhiễm xuất hiện trong đàn sẽ gây lây lan nhanh và thiệt hại sẽ vô cùng lớn nếu
không khống chế kịp thời.
Trong các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi thì các
bệnh đường hô hấp chiếm vị trí khá quan trọng. Theo Christensen và Mousing
(1922), đến khi giết mổ thì hầu như không có heo nào không bị bệnh đường hô hấp.
Bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm do Mycoplasma hyopneumoniae
(MH) là bệnh đường hô hấp phổ biến, lây lan nhanh và thường xảy ra ở thể mãn
tính trên các đàn heo nuôi tập trung ở quy mô lớn và mật độ cao. Mặc dù bệnh
không gây tỉ lệ chết cao nhưng gây thiệt hại kinh tế một cách đáng kể vì heo sẽ
chậm lớn, tăng tỉ lệ loại thải, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, kéo dài thời gian nuôi
và tăng chi phí thuốc điều trị (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006). Heo có tỉ lệ mắc
bệnh khá cao từ 50 – 100 % nhưng có tỉ lệ chết thường thấp khoảng 16 % nếu
không ghép với bệnh truyền nhiễm khác (Trần Thanh Phong, 1996). Tuy nhiên, trên
thực thế khi heo bị mắc bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm thường là điều
kiện thuận lợi cho các vi trùng cơ hội xâm nhập, gây tỉ lệ chết cao và thiệt hại kinh
tế lớn. Các vi khuẩn thường hiện diện trong trường hợp kế phát là: Actinobaccillus

 
 


1


pleuropneumoniae, Pasteurella multocida, Haemophilus parasuis, Streptococcus,
Staphylococcus, Bordetella bronchiseptica… (Nguyễn Ngọc Nhiên, 1996).
Hiện nay, nhiều biện pháp phòng bệnh được đưa ra như vệ sinh chuồng trại,
chăm sóc quản lý đàn, chủng ngừa bằng vaccin, dùng kháng sinh điều trị… trong đó
việc chủng ngừa bằng vaccine kết hợp với kháng sinh đem lại hiệu quả thiết thực
nhất.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Phước Ninh chúng tôi tiến hành đề tài: “Theo dõi bệnh tích phổi heo khi áp dụng
hai qui trình phòng bệnh viêm phổi địa phương”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá bệnh tích phổi heo khi áp dụng hai qui trình phòng bệnh do MH,
làm cơ sở cho công tác phòng và trị bệnh viêm phổi địa phương trên heo.
1.2.2 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm thành 2 lô: Qui trình 1 (QT1) và Qui trình 2 (QT2).
Theo dõi bệnh tích phổi qua các chỉ tiêu sau:
- Đánh giá mức độ tổn thương của phổi qua đánh giá bệnh tích đại thể
- Đánh giá mức độ tổn thương của phổi qua đánh giá bệnh tích vi thể
- Kiểm tra số lượng tế bào, tỉ lệ các loại tế bào trong dịch rửa khí - phế quản
- Nuôi cấy, phân lập một số vi khuẩn hiện diện ở mẫu phổi (APP,
Heamophilus parasuis và Pasteurella multocida) và thử kháng sinh đồ.

 
 


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 CẤU TẠO CƠ THỂ HỌC CỦA HỆ HÔ HẤP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN HEO
2.1.1 Cấu tạo cơ thể học của hệ hô hấp
Hệ hô hấp bao gồm hệ thống ống dẫn khí và hai lá phổi. Hệ thống ống dẫn
khí do đường dẫn khí phân nhánh tạo thành và dẫn không khí tới biểu mô phế nang
để trao đổi khí. Đường dẫn khí ở heo bao gồm hốc mũi, xoang miệng, vùng hầu,
thanh quản, khí quản, phế quản và tiểu phế quản. Khí quản khi đi vào lồng ngực thì
chia thành hai phế quản gốc, mỗi phế quản gốc đi vào một lá phổi. Phế quản gốc
chia ống hẹp hơn gọi là tiểu phế quản. Tiếp theo tiểu phế quản là tiểu phế quản tận
cùng. Phế nang là phần chấm dứt của tiểu phế quản tận cùng. Ngoại trừ xoang
miệng và vùng hầu, phía trong lòng ống dẫn khí là hệ thống tế bào có lông rung.
Tác dụng của tế bào có lông rung là bẫy bắt và loại bỏ các vi sinh vật và các vật lạ
xâm nhập theo đường hô hấp (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).
Hai lá phổi nằm trong lồng ngực, mỗi lá phổi chia thành các thùy: thùy đỉnh,
thùy giữa và thùy hoành cách mô. Riêng lá phổi phải có thêm thùy phụ nằm ở mặt
bụng của thùy hoành cách mô (Frandson và ctv, 2003).
2.1.2 Các yếu tố liên quan bệnh đường hô hấp
Bộ máy hô hấp là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài,
do đó nếu hàng rào bảo vệ (niêm mạc, hệ thống lông rung…) bị tổn thương thì bệnh
hô hấp rất dễ xảy ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây suy yếu bộ máy hô hấp của heo:
 Dinh dưỡng

 
 


3


Khẩu phần dinh dưỡng kém là nguyên nhân cho rất nhiều bệnh khác nhau
trong đó có bệnh đường hô hấp. Theo Nguyễn Như Pho (1995) khi cơ thể thiếu
vitamin A thì tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm
sức bền, từ đó gia súc dễ mắc bệnh đường hô hấp.
Sự mất cân đối tỉ lệ Ca/P trong khẩu phần gây hậu quả là giảm hấp thu các
chất khoáng ở ruột và biến dạng xương lồng ngực ảnh hưởng chức năng hô hấp. Sự
xay nhuyễn làm tăng độ bụi của thức ăn tổng hợp làm heo dễ hắt hơi gây viêm phổi
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
Vitamin C cần thiết để làm tăng sức đề kháng của heo chống lại các tác nhân
gây bệnh (Võ Văn Ninh, 2003).
Theo Christensen và Mousing (1992), dinh dưỡng không chứa đủ lượng calo
tiêu thụ, không đầy đủ các nguyên tố đa lượng, vi lượng, không thêm dầu để hạn
chế bụi trong thức ăn sẽ làm ảnh hưởng mức độ nhiễm bệnh hô hấp trên heo.
 Môi trường
Các yếu tố như: nguồn cung cấp nước, nhiệt độ, ẩm độ, tiểu khí hậu chuồng
nuôi… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe vật nuôi. Ngoài ra còn là điều kiện cho
các tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển.
 Việc chăm sóc, quản lí tốt làm tăng sức đề kháng của cơ thể và ngược lại.
 Vi sinh vật
Đường hô hấp ấm, ẩm, giàu dinh dưỡng là nơi lí tưởng để vi sinh vật phát
triển chính vì vậy có rất nhiều vi sinh vật trong đường hô hấp và trong môi trường.
Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập, gia tăng số lượng và gây nên các
bệnh đường hô hấp. Vi sinh vật có thể đóng vai trò nguyên phát hay thứ phát trong
các bệnh đường hô hấp.
 Một vài yếu tố khác như di truyền, kí sinh trùng…
2.2 BẠCH CẦU VÀ HỆ THỐNG PHÒNG VỆ ĐƯỜNG HÔ HẤP

Bạch cầu là những tế bào hoàn chỉnh, có bào tương, nhân và màng tế bào. Là
những tế bào có khả năng vận động, được tạo ra phần lớn trong tủy xương và một
phần trong các mô bạch huyết. Sau khi được tạo ra bạch cầu di chuyển vào máu và
 
 

4


đi đến khắp nơi trong cơ thể nhất là các vùng viêm nhiễm (Lâm Thị Thu Hương,
2005).
Phân loại bạch cầu
- Nhóm bạch cầu có hạt: bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm.
- Nhóm bạch cầu không hạt: bạch cầu lympho và bạch cầu đơn nhân.
Chức năng chung của bạch cầu là bảo vệ cơ thể thông qua khả năng thực bào
và thực hiện các phản ứng miễn dịch. Ngoài ra, bạch cầu còn có khả năng tiết ra các
enzyme phân hủy protein, các chất diệt khuẩn… (Hoàng Văn Tiến, 1995; trích dẫn
bởi Hồ Thị Nga, 2007). Sự thay đổi tỉ lệ các loại bạch cầu thường đi đôi với những
xáo trộn chức năng của cơ quan tạo máu và biểu hiện tình trạng bệnh lí của cơ thể.
Đối với heo sạch bệnh số lượng tế bào trong 1 ml dịch phế quản, phế nang là
khoảng 107 tế bào, còn heo bình thường không biểu hiện bệnh cao hơn 1,2 - 4 lần và
đối với heo viêm phổi thì cao hơn gấp 23 lần (Gehrke và Pabst, 1990).
Đại thực bào chiếm tỉ lệ cao trong dịch phế quản - phế nang, khoảng 80 %
đối với heo sạch bệnh và heo không có biểu hiện bệnh. Đối với heo bị viêm phổi thì
tỉ lệ khoảng 50 %, tuy tỉ lệ thấp hơn nhưng số lượng cao hơn khoảng 3 - 9 lần so với
heo sạch bệnh và heo không có triệu chứng bệnh (Gehrke và Pabst, 1990). Đại thực
bào mô phổi có vai trò chính trong cơ chế phòng vệ đường hô hấp với các chức
năng: Thực bào vật lạ và xác tế bào, phá hủy tế bào ung thư, sản sinh protein có
hoạt tính sinh học, sắp xếp và trình diện kháng nguyên với lympho T. Vì thế đại
thực bào là nguồn gốc khởi động cho miễn dịch chuyên biệt trên đường hô hấp heo

(Euzeby, 1993; trích dẫn bởi Hồ Thị Nga, 2007).
Tế bào lympho trong dịch phế quản - phế nang heo viêm phổi chiếm tỉ lệ
khoảng 20 % và cao hơn 11 - 12 lần so với heo sạch bệnh hay heo không có triệu
chứng bệnh (Gehrke và Pabst, 1990).
Các tế bào có hạt thường vắng mặt trong dịch phế quản - phế nang heo sạch
bệnh và heo không có triệu chứng nhưng đối với heo viêm phổi thì chiếm tỉ lệ
khoảng 30 % (Gehrke và Pabst, 1990). Tổng số tế bào và số bạch cầu trung tính ở

 
 

5


nhóm heo có sức khỏe kém thì cao hơn so với nhóm heo có trạng thái sức khỏe tốt
(Jolie và ctv, 2000).
Bảng 2.1 Thành phần tế bào dịch phế quản - phế nang ở heo (Nguồn: Theo
Famillie, 2006)
Đối tượng
Heo sạch bệnh
3 tuần tuổi
Heo sạch bệnh
15 - 20 kg
Heo sạch bệnh
Heo sạch bệnh
6 - 12 tuần tuổi
Heo sạch bệnh
19 - 30 kg
Heo khỏe bình
thường

Heo khỏe bình
thường
Heo khỏe bình
thường

Đại thực

BC trung

BC

BC ưa

bào (%)

tính (%)

lympho (%)

acid (%)

94,1 ± 2,7

2,5 ± 1,9

3,5 ± 2,1

-

80 - 90


3-6

4-6

-

98

-

-

-

99

-

-

-

90,1 ± 6,4

5,9 ± 5,8

3,0 ± 3,3

0,3 ± 0,9


70

-

30

-

55 ± 7

5±3

3,8 ± 5

1±1

70 - 80

8 - 12

11 - 18

0-5

Nguồn
Mayer và
Lam, 1984
Heillman và
Muller, 1987

Leengoed và
Kamp, 1989
Leengoed và
ctv, 1989
Ganter và ctv,
1990
Charley, 1977
Harmsen và
ctv, 1979
Neumann và
ctv, 1985

2.3 BỆNH VIÊM PHỔI ĐỊA PHƯƠNG TRUYỀN NHIỄM
Bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm hay còn gọi là bênh viêm phổi
dịch vùng hay bệnh suyễn heo do Mycoplasma hyopneumoniae (MH) gây ra. Bệnh
thường biểu hiện dưới dạng mãn tính với đặc điểm viêm phế quản phổi tiến triển
chậm. Đặc điểm của bệnh là tỉ lệ mắc bệnh cao nhưng tỉ lệ chết thấp khi không ghép
với các bệnh khác. Ở thể nhẹ, viêm phổi mãn tạo cơ hội cho các vi khuẩn tấn công

 
 

6


nhất là Pasteurella multocida làm cho bệnh phức tạp hơn (Ross, 1986; trích dẫn bởi
Nguyễn Tất Toàn, 2004).
Bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm là bệnh đường hô hấp trên heo phổ
biến nhất và gây thiệt hại kinh tế nhiều nhất ở tất cả các nước chăn nuôi heo trên thế
giới. Thiệt hại còn nghiêm trọng hơn khi đi cùng các tác nhân cảm nhiễm khác,

quản lí kém và vệ sinh môi trường không tốt.
Thiệt hại do MH gây ra trên heo là rất lớn, heo từ 50 - 85 kg nhiễm MH sẽ
giảm sức tăng trưởng khoảng 12,7 % (Pointon và ctv, 1985; trích dẫn bởi Nguyễn
Thị Phước Ninh, 2006). Heo con tiếp xúc với heo mẹ mang trùng thì giảm sức tăng
trưởng khoảng 15,9 % (từ lúc 8 - 85 kg) và chuyển hóa thức ăn giảm 13,8 % (từ lúc
10 - 25 kg) (Ross, 1999; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Phước Ninh, 2006).
2.3.1 Lịch sử và phân bố địa lý
Năm 1892 hai nhà bác học Nocard và Roux phát hiện loài sinh vật này trên
bò bị viêm phổi. Năm 1898 hai ông đã phân lập được loài này trên phổi những bò bị
viêm phổi và đặt tên là PPLO (Pleuro - Pneumoniae - Like - Organism). Mãi đến
năm 1929, hai ông mới đề nghị đặt tên là Mycoplasma (Trần Thị Bích Liên và Tô
Minh Châu, 2001).
Năm 1933, Kobe (Đức) phát hiện bệnh viêm phổi mãn tính trên heo và ông
gọi dưới tên là cúm heo (trích dẫn bởi Đỗ Tiến Duy, 2004).
Nghiên cứu của Pullar (1948), Gulrajani và Beveridge (1951) đã mô tả đặc
điểm của bệnh viêm phổi địa phương và phân biệt với bệnh cúm heo (Ross, 1992;
trích dẫn bởi Nguyễn Tất Toàn, 2004). Năm 1948, Pullar phát hiện ra bệnh này ở
khắp lục địa châu Úc, bệnh còn tìm thấy ở nước Anh do Gulrajani (1991) và Ben
(1952, 1956). Sau đó có rất nhiều công bố khác cho thấy bệnh xuất hiện ở khắp các
nước như Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Hungary, Bỉ, Phần Lan. Bệnh cũng thấy ở châu Á
như Trung Quốc, Nhật Bản vào năm 1963 và châu Phi (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Bệnh viêm phổi địa phương đã được ghi nhận khắp thế giới và được xem như là
nguyên nhân quan trọng gây thiệt hại kinh tế trên heo (Ross, 1992; trích dẫn bởi
Nguyễn Tất Toàn, 2004).
 
 

7



Tác nhân gây bệnh này có thể qua được lọc nên thuật ngữ viêm phổi do virus
trên heo được sử dụng rộng rãi nhưng sau đó Mare, Switer, Goodwin và ctv (1965)
đã phân lập một loại Mycoplasma trên phổi heo bị viêm và gây bệnh thực nghiệm,
từ đó đề nghị đặt tên là Mycoplasma hyopneumoniae (trích dẫn bởi Lâm Chí Hiếu,
2004).
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Như Pho (2003) bệnh được phát hiện vào năm
1957 từ đàn heo nhập ngoại vào miền Bắc, sau đó lan nhanh. Hiện nay, bệnh xảy ra
phổ biến ở hầu hết các trại heo trong cả nước.
2.3.2 Căn bệnh
Theo nhiều tác giả Goodwin (1965), Parageorgion (1968), Hodges (1969),
MH là nguyên nhân chính gây bệnh viêm phổi và dẫn đến sự nhiễm trùng thứ phát
làm bệnh diễn biến phức tạp và có thể gây nhiều thiệt hại hơn như: Enterovirus,
Adenovirus, virus cúm, virus Aujeszky, Rickettsia, Chlamydia, Haemophilus,
Bordetella bronchiseptica, Salmonella, Escherichia coli… đặc biệt là Pasteurella
multocida (Trần Thanh Phong, 1996).
Theo Razin và ctv (1998) Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes vì Mycoplasma
không có thành tế bào, được bao bọc bởi màng nguyên sinh chất có 3 lớp. Trong
phân loại, việc thiếu thành tế bào được dùng để phân biệt Mycoplasma với các vi
khuẩn khác. Hiện nay có 183 loài trong lớp Mollicutes và 105 loài trong giống
Mycoplasma đã được báo cáo (Waites và ctv; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Phước
Ninh, 2007).
Theo bảng phân loại của Bergeys (1995)
Giới: Bacteria
Ngành: Firmicutes
Lớp: Mollicutes
Bộ: Mycoplasmatales
Họ: Mycoplasmataceae
Giống: Mycoplasma
Loài: Mycoplasma hyopneumoniae
 

 

8


Theo Rosenbusch (1994), có 13 loài Mycoplasma trên heo đã được xác định,
trong đó 3 loài gây bệnh phổ biến là Mycoplasma hyopneumoniae (gây viêm phổi
địa phương), Mycoplasma hyorhinis (gây viêm khớp, viêm phổi và viêm thanh
mạc), Mycoplasma hyosynoviae (gây viêm khớp) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Phước
Ninh, 2006).
 Đặc điểm chung của Mycoplasma
Theo Quinn và cộng tác viên (1998), Mycoplasma thuộc lớp Mollicutes, là
những prokaryotes nhỏ nhất, bộ gen của Mycoplasma khoảng 5.108 dalton nhỏ hơn
nhiều so với vi khuẩn (2.109 dalton). Chúng thiếu gen tổng hợp thành tế bào, màng
tế bào giống như màng tế bào chất của vi khuẩn. Màng này gồm protein,
glycoprotein, glycoplipid và phospholipid. Vì không có thành tế bào nên chúng
mềm yếu và có nhiều hình dạng như hình cầu, que, dạng xoắn, dạng vòng.
Mycoplasma sinh sản bằng cách phân đôi, một số sinh sản dạng kéo dài và cắt đứt
thành những thể nhỏ có đường kính khoảng 0,3 µm. Mycoplasma có thể qua lọc với
kích thước lỗ lọc 0,22 µm. Mycoplasma có đặc điểm hình thành khuẩn lạc rất nhỏ
có dạng hình trứng chiên trên môi trường thạch, hầu hết là sống kị khí không bắt
buộc hoặc kị khí. Mycoplasma bắt màu gram âm yếu nên không thể phát hiện bằng
phương pháp nhuộm gram, phương pháp nhuộm thường dùng là Giemsa và
Romanowsky, pH môi trường sống tốt nhất của Mycoplasma ở 7,5, khuẩn lạc nhỏ
đường kính 0,1 - 0,6 mm.
Phân bố tự nhiên: trong tự nhiên, dạng tự do sống hoại sinh hay kí sinh,
những loại gây bệnh hay không gây bệnh đều tìm thấy trên màng nhày đường hô
hấp, tiêu hóa, sinh dục và tuyến vú. Mycoplasma rất nhạy cảm với tác nhân vật lý,
hóa học do không có thành peptidoglycan, bị vô hoạt 48 giờ trong điều kiện khô
nhưng có thể tồn tại 17 ngày trong môi trường nước mưa ở nhiệt độ 2 - 70C. Trong

phổi, Mycoplasma tồn tại 2 tháng ở -250C và 9 - 11 ngày ở nhiệt độ 1 - 60C và chỉ 3
- 7 ngày ở nhiệt độ 17 - 250C. Khả năng phân tán trong không khí của Mycoplasma
trong không khí với bán kính 3 - 3,2 km (Trần Thanh Phong, 1996).
 Đặc điểm của Mycoplasma hyopneumoniae
 
 

9


Ngoài những đặc điểm chung của giống, MH còn có những đặc điểm riêng
như sau:
Sản sinh cytotoxin (vô hoạt ở 1000C/5 phút), thời gian tăng trưởng dài hơn
các Mycoplasma khác 5 - 7 ngày. Kích thước khuẩn lạc 200 - 400 µm (sau 5 - 10
ngày nuôi cấy), khuẩn lạc không lồi lên ở giữa như các Mycoplasma khác, không có
dạng trứng chiên. Cấu trúc kháng nguyên gồm nhiều loại: lactate dehydrogenase
protein 36 kDa và các protein có khối lượng phân tử 40, 43, 64, 74, 97 kDa giúp
phân biệt với Mycoplasma hyorhinis, Mycoplasma flocculare.
Môi trường nuôi cấy: MH rất khó mọc trên môi trường thông thường, phân
lập phức tạp bởi nhu cầu phát triển cực kỳ kén chọn và dễ bị lấn át bởi các
Mycoplasma khác, mọc tốt nếu có 5 – 10 % CO2, có bổ sung các kháng sinh cản trở
những vi trùng và nấm như: penicillin, bacitracin… (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.3 Truyền nhiễm học
2.3.3.1 Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên: MH chỉ gây bệnh trên heo ở tất cả các lứa tuổi, heo có sức đề
kháng kém thường dễ mắc bệnh. Heo sơ sinh thường cảm nhiễm từ mẹ hoặc từ môi
trường, trong điều kiện môi trường nuôi dưỡng xấu có thể phát bệnh lúc một tháng
tuổi hoặc sau cai sữa. Nghiên cứu gần đây ở Pháp cho thấy giai đoạn truyền lây MH
mạnh nhất là vào khoảng đầu của giai đoạn nuôi thịt khi heo có hàm lượng kháng
thể thụ động thấp (Leon và ctv; trích dẫn bởi Vân Minh Tâm, 2005). Heo nuôi thịt

giai đoạn 30 - 70 kg, giai đọan cuối nuôi thịt cũng dễ mắc bệnh nhưng tỉ lệ giảm
dần, giống heo ngoại nhập nội có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn giống heo lai và heo thuần
giống nội. Trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng heo con từ 10 - 21 ngày tuổi
làm động vật thí nghiệm.
2.3.3.2 Chất chứa mầm bệnh
Mầm bệnh tập trung chủ yếu ở các tổ chức phổi, chất tiết đường hô hấp.
Ngoài ra, trong các hạch bạch huyết dọc khí quản cũng chứa nhiều Mycoplasma, do
đó có thể phân lập Mycoplasma từ các hạch bạch huyết này (Nguyễn Như Pho,
2003).
 
 

10


Theo Goodwin (1982) đã chứng minh rằng Mycoplasma phân lập được từ
mẫu ngoáy mũi của thú bệnh. Trên heo mắc bệnh, trong 1ml chất tiết đường hô hấp
có chứa 7 CFU (colony forming unit) (Gois và ctv, 1974; trích dẫn bởi Vân Minh
Tâm, 2005).
2.3.3.3 Đường truyền lây
Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, heo mang trùng là nguồn lây nhiễm
chính trong chăn nuôi. Theo Ross (1999) MH tồn tại trong đàn bằng cách truyền lây
từ heo mẹ sang heo con, khi heo mẹ nhiễm bệnh (thú mang trùng) thì sự tiếp xúc
trực tiếp giữa heo mẹ và heo con (mũi với mũi). Trên heo thịt sự tiếp xúc trực tiếp
giữa heo khỏe và heo bệnh là đường truyền lây chính. Mặt khác, khi một vài heo
nhiễm bệnh sau các cơn ho sẽ bài xuất mầm bệnh theo các chất tiết lơ lửng trong
không khí, heo khỏe hít phải sẽ mắc bệnh, từ đó hình thành nhiều heo nhiễm bệnh
mới (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Phước Ninh, 2007).
Yếu tố môi trường, dụng cụ chăn nuôi, điều kiện vệ sinh chăm sóc cũng đóng
vai trò quan trọng để mở đường cho MH xâm nhập và gây bệnh (Carlton, 1995;

trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thanh Trúc, 2006).
2.3.3.4 Cách sinh bệnh
Mặt trong của hệ thống phế quản có rất nhiều lông rung, các lông rung này
giữ nhiệm vụ đẩy các chất cặn bẩn trong đường hô hấp ra ngoài. Do Mycoplasma có
đặc tính kết dính và sản sinh độc tố trên tế bào vật chủ nên sau khi theo đường hô
hấp vào trong cơ thể, MH kết dính với lông rung của tế bào biểu mô đường hô hấp
hoặc tiếp xúc trực tiếp với vi nhung mao, sản sinh độc tố, tấn công làm tê liệt hệ
thống lông rung, tạo khuẩn lạc, sau đó gây thoái hóa, hoại tử các lông rung, phá
hỏng hệ thống tiết dịch nhày, thậm chí làm hư hại tế bào biểu mô. Từ đó để lại các
tổn thương trên niêm mạc phế quản tạo nên hiện tượng viêm phế quản và vùng rìa
của các thùy phổi, làm suy giảm chức năng hô hấp và làm chảy nước mũi
(Baskrville, 1972; trích dẫn bởi Đỗ Tiến Duy, 2004).
Chính sự tổn thương ở hệ thống lông rung và tế bào biểu mô tạo điều kiện
thuận lợi cho sự kế phát của các vi sinh vật khác như: Pasteurella, Streptococcus,
 
 

11


Salmonella, Actinobacillus, Haemophilus hoặc các virus gây bệnh trên đường hô
hấp như Aujeszky, virus gây hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp phát triển mạnh, làm
cho diễn biến bệnh nặng hơn, gây các bệnh điển hình như viêm phổi thùy lớn, viêm
màng phổi, viêm phổi hóa mủ… con vật có thể chết nhanh và nhiều hơn.
Theo Trần Thanh Phong (1996), MH theo đường hô hấp vào cơ thể có hai
trường hợp xảy ra: nếu sức đề kháng của cơ thể thú tốt thì MH sẽ bị cô lập và ngược
lại nếu sức đề kháng của cơ thể thú kém (do vệ sinh nuôi dưỡng kém, chuồng trại
dơ bẩn, thời tiết thay đổi đột ngột…) trạng thái cân bằng bị phá vỡ, MH sẽ sản sinh
nhanh tăng độc lực và tấn công thùy tim rồi lan rộng sang thùy đỉnh, thùy hoành
cách mô, tạo bệnh tích hóa gan đỏ, hóa gan xám, nhục hóa, tụy tạng hóa, xuất hiện

những vùng khí thủng. Cơ thể phản ứng bằng cách tăng sinh và huy động bạch cầu
đơn nhân đến để thực bào và tạo kháng thể.
2.3.4 Triệu chứng
Theo Nguyễn Như Pho (2003) thời gian nung bệnh thay đổi từ 1 - 3 tuần,
trung bình từ 10 - 16 ngày trong tự nhiên, 5 - 12 ngày trong phòng thí nghiệm.
2.3.4.1 Thể cấp tính
Thể này ít gặp, chủ yếu phát sinh ở đàn heo chưa từng nhiễm lần nào. Bình
thường tử số rất thấp 2 - 10 %, nhưng nếu gặp điều kiện môi trường nuôi dưỡng
kém, tử số sẽ tăng cao 20 - 80 %.
Một số biểu hiện lâm sàng thể cấp tính như sau: thân nhiệt tăng cao 400C có
khi kéo dài trong nhiều ngày. Vật kém ăn hay bỏ ăn, bỏ bú, da có phần nhợt nhạt,
xuất hiện những xáo trộn hô hấp như hắt hơi, khịt mũi, chảy nhiều nước mũi, ho
nhiều nhất là lúc vận động hoặc sáng sớm, thở nhanh, nhiều và thường thở thể bụng,
ngồi thở dốc (kiểu chó ngồi). Con vật có thể xáo trộn tiêu hóa nhẹ, kiểm tra máu có
thể thấy tăng lymphocyte (Trần Thanh Phong, 1996).

 
 

12


2.3.4.2 Thể mãn tính
Thường thấy nhất, diễn biến trong vòng vài tháng, vật có thể chết đột ngột.
Vật biểu hiện ho khan, ho dai dẳng, không thấy sốt và chảy nước mũi. Thú thở khó,
thở khò khè về đêm, gầy còm, da nhợt nhạt, lông xù. Thú tăng trọng chậm, tăng chỉ
số chuyển biến thức ăn, tuy nhiên thể mãn tính ít gây ra các triệu chứng điển hình
(Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.5 Bệnh tích
2.3.5.1 Bệnh tích đại thể

Bệnh tích đặc trưng do MH là viêm phổi có tính chất đối xứng hai bên, tập
trung ở thùy đỉnh, thùy giữa, thùy phụ và đỉnh của thùy hoành cách mô (Nguyễn
Thị Phước Ninh, 2006). Bệnh tích xuất hiện sớm nhất khoảng 3 ngày sau khi gây
nhiễm thực nghiệm. Phổi xuất hiện những vùng hóa gan đỏ hoặc xám và trở nên
cứng nhạt màu sau 13 ngày nhiễm (nhục hóa phổi), khoảng 10 - 20 ngày sau vùng
nhục hóa có màu đỏ nhạt, vàng nhạt hoặc xám, rất cứng như tụy tạng (tụy tạng hóa
phổi).
Hạch lâm ba phổi sưng gấp 2 - 5 lần bình thường (thủy thủng nhưng không
xuất huyết). Trong giai đoạn đầu và giữa của bệnh, khí quản tiết dịch viêm cata, nếu
có tạp nhiễm trên phổi thấy xuất hiện những ổ mủ, viêm màng phổi hay viêm phổi
dính sườn. Khi không có phụ nhiễm, bệnh tích thường chỉ khoảng 1/10 phổi nhưng
khi có phụ nhiễm, bệnh tích mở rộng có thể lên đến 1/2 - 2/3 phổi. Khi ghép với các
vi khuẩn khác khi đó bệnh sẽ phức tạp hơn như: ghép với Pasteurella multocida gây
viêm nhiều thùy phổi, kể cả những vùng sâu bên trong, phổi viêm và tụ máu; ghép
với các vi khuẩn sinh mủ như Streptococcus suis, Corynebacterium pyogenes gây
viêm phổi hóa mủ; ghép với Actinobacillus pleuropneumoniae gây bệnh tích viêm
màng phổi, viêm phổi dính sườn; ghép với Haemophilus parasuis gây viêm màng
phổi xuất huyết, toàn bộ phổi viêm xuất huyết rất nặng ở vùng trên và nhất là ở thùy
hoành cách mô (Trần Thanh Phong, 1996).

 
 

13


×