BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH PHỨC HỢP HÔ HẤP
CỦA VACCIN RHINANVAC®CERDOS
TRÊN HEO SAU CAI SỮA
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ XƯƠNG
Lớp: DH05TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2005 - 2010
Tháng 8 năm 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************
TRẦN THỊ XƯƠNG
HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH PHỨC HỢP HÔ HẤP
CỦA VACCIN RHINANVAC®CERDOS
TRÊN HEO SAU CAI SỮA
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cắp bằng Bác sỹ thú y
Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS Lâm Thị Thu Hương
Tháng 8 năm 2010
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: Trần Thị Xương
Tên luận văn: “Hiệu quả phòng bệnh phức hợp hô hấp của vaccin
Rhinanvac®cerdos trên heo sau cai sữa”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày…………
Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS Lâm Thị Thu Hương
ii
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên Ba mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ và còn là điểm tựa
vững chắc cho con khôn lớn, ngàn lời cảm ơn và yêu thương vô hạn.
Luôn luôn khắc ghi trong lòng ơn của các anh, chị, em và những người thân đã
không ngừng động viên, giúp đỡ để em có được như ngày hôm nay.
Chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Ban Chủ
Nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y đã giúp đỡ và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập.
Vô cùng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lâm Thị Thu Hương đã tận tình truyền đạt
những kinh nghiệm và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập cũng như viết luận văn.
Chân thành biết ơn đến chị Thanh Dung, chủ trại heo, đã hết lòng giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong suốt thời gian
thực tập.
Xin cảm ơn đến tất cả các bạn, các em trong khoa Chăn Nuôi Thú Y và đặc biệt là
tập thể lớp Thú Y 31, đã không ngừng chia sẽ những buồn vui và hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ
động viên tôi trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành đề tài.
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Để tài “Hiệu quả phòng bệnh phức hợp hô hấp của vaccin Rhinanvac®cerdos trên
heo sau cai sữa” được tiến hành tại trại chăn nuôi heo Thanh Dung, huyện Củ Chi,
Thành Phố Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 20 tháng 2 đến ngày 25 tháng 5 năm
2010. Thí nghiệm được tiến hành trên 50 con ở lô TN và 22 con ở lô ĐC, chúng tôi
tiến hành tiêm vaccin trên lô TN 2 lần, lần một lúc 7 ngày tuổi (1 ml/con) và lần 2
cách lần một 2 – 3 tuần sau (2 ml/con). Kết quả đạt được như sau:
Tỷ lệ ngày con hô hấp trong giai đoạn từ lúc sơ sinh đến cai sữa ở hai lô
không khác biệt nhau. Giai đoạn cai sữa đến 70 ngày tuổi ở hai lô rất khác nhau lần
lượt là 5,3 % ở lô TN và 12,5 % ở lô ĐC.
Tỷ lệ heo biểu hiện các triệu chứng khác ngoài hô hấp ở hai lô không khác
nhau.
Tỷ lệ chết ở lô ĐC và lô TN trong giai đoạn theo mẹ, giai đoạn cai sữa đến
70 ngày tuổi không khác nhau. Tỷ lệ loại thải trong giai đoạn theo mẹ ở hai lô
không khác nhau nhưng giai đoạn từ cai sữa đến 70 ngày tuổi thì khác nhau.
Trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa và tăng trọng trung bình của những
heo ở lô ĐC và lô TN trong giai đoạn theo mẹ không khác biệt nhau. Khi heo được
70 ngày tuổi thì những heo ở lô TN có trọng lượng trung bình lúc 70 ngày tuổi là
27,82 kg/con và lô ĐC là 25,45 kg/con, tăng trọng trung bình lô TN là 21,28 kg/con
và lô ĐC là 19,15 kg/con, tăng trọng tuyệt đối lô TN là 397,38 g/con/ngày và lô ĐC
là 363,57 g/con/ngày.
Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của heo lô TN là 712,10 g/con/ngày và lô
ĐC là 638,85 g/con/ngày. Hệ số chuyển hóa thức ăn ở lô TN là 1,77 và hệ số
chuyển hóa thức ăn của lô ĐC là 1,86.
Trên những heo được mổ khám do có biểu hiện hô hấp ở lô ĐC thì bệnh tích
phổi bị gan hóa, gan sưng, thận khô và teo nhỏ là 100 %; bệnh tích sưng hạch màng
treo ruột, xương loa mũi nới rộng ra và màng bao quanh tim viêm sợi huyết có mủ
là 50 %.
iv
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ......................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt luận văn.........................................................................................................iv
Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... x
Danh sách các bảng ....................................................................................................xi
Danh sách các hình................................................................................................... xii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu trại ..................................................................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lí .................................................................................................... 3
2.1.2 Lịch sử trại ................................................................................................... 3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức.............................................................................................. 3
2.1.4 Nhiệm vụ và chức năng của trại................................................................... 3
2.2 Công tác chăn nuôi – thú y tại trại thực tập ....................................................... 3
2.2.1 Điều kiện chăn nuôi ..................................................................................... 3
2.2.2 Cơ cấu đàn ................................................................................................... 3
2.2.3 Hệ thống chuồng trại .................................................................................... 4
2.2.4 Qui trình vệ sinh phòng bệnh ....................................................................... 4
2.2.5 Chế độ dinh dưỡng ....................................................................................... 5
2.2.6 Qui trình nuôi dưỡng .................................................................................... 5
2.3 Sơ lược về hệ hô hấp của heo............................................................................. 6
2.3.1 Đặc điểm và chức năng của đường hô hấp .................................................. 6
2.3.2 Các thể hô hấp .............................................................................................. 6
2.4 Một số bệnh có triệu chứng hô hấp trên heo ...................................................... 7
2.4.1 Bệnh viêm phổi địa phương ......................................................................... 7
2.4.1.1 Căn bệnh................................................................................................. 7
2.4.1.2 Dịch tễ .................................................................................................... 8
v
2.4.1.3 Triệu chứng ............................................................................................ 8
2.4.1.4 Bệnh tích ................................................................................................ 8
2.4.1.5 Điều trị ................................................................................................... 9
2.4.1.6 Phòng bệnh ............................................................................................. 9
2.4.2 Bệnh tụ huyết trùng heo (Pasteurellosis) ...................................................10
2.4.2.1 Căn bệnh...............................................................................................10
2.4.2.2 Dịch tễ ..................................................................................................11
2.4.2.3 Triệu chứng ..........................................................................................11
2.4.2.4 Bệnh tích ..............................................................................................11
2.4.2.5 Điều trị .................................................................................................12
2.4.2.6 Phòng bệnh ..........................................................................................13
2.4.3 Bệnh do Haemophilus parasuis (bệnh Glasser).........................................13
2.4.3.1 Căn bệnh...............................................................................................13
2.4.3.2 Dịch tễ .................................................................................................13
2.4.3.3 Triệu chứng ..........................................................................................14
2.4.3.4 Bệnh tích ..............................................................................................14
2.4.3.5 Điều trị .................................................................................................14
2.4.3.6 Phòng bệnh ...........................................................................................15
2.4.4 Bệnh viêm teo xương mũi truyền nhiễm (Atrophic rhinitis) .....................15
2.4.4.1 Căn bệnh...............................................................................................16
2.4.4.2 Dịch tễ .................................................................................................16
2.4.4.3 Triệu chứng ..........................................................................................16
2.4.4.4 Bệnh tích ..............................................................................................16
2.4.4.5 Điều trị .................................................................................................16
2.4.4.6 Phòng bệnh ...........................................................................................16
2.4.5 Bệnh do Streptococcus suis ............................................................................. 17
2.4.5.1 Căn bệnh ..............................................................................................17
2.4.5.2 Dịch tễ .................................................................................................17
2.4.5.3 Triệu chứng ..........................................................................................17
2.4.5.4 Bệnh tích ..............................................................................................18
2.4.5.5 Điều trị .................................................................................................18
vi
2.4.5.6 Phòng bệnh ...........................................................................................18
2.4.6 Bệnh do Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) ....................................... 18
2.4.6.1 Căn bệnh ..............................................................................................18
2.4.6.2 Dịch tễ .................................................................................................19
2.4.6.3 Triệu chứng ..........................................................................................19
2.4.6.4 Bệnh tích ..............................................................................................19
2.4.6.5 Điều trị .................................................................................................20
2.4.6.6 Phòng bệnh ...........................................................................................20
2.4.7 Hội chứng rối loạn sinh sản – hô hấp (Porcine Respiratory Reproductive
Syndrome = PRRS) ........................................................................................................... 20
2.4.7.1 Căn bệnh ..............................................................................................20
2.4.7.2 Dịch tễ .................................................................................................21
2.4.7.3 Triệu chứng ..........................................................................................21
2.4.7.4 Bệnh tích ..............................................................................................22
2.4.7.5 Điều trị .................................................................................................22
2.4.7.6 Phòng bệnh ...........................................................................................22
2.4.8 Bệnh cúm heo .................................................................................................... 23
2.4.8.1 Căn bệnh ..............................................................................................23
2.4.8.2 Triệu chứng ..........................................................................................24
2.4.8.3 Bệnh tích ..............................................................................................24
2.4.8.4 Điều trị .................................................................................................24
2.4.8.5 Phòng bệnh ...........................................................................................24
2.4.9 Bệnh gây ra do Circovirus (Hội chứng ốm còi trên heo sau cai sữa:
PMWS) ......................................................................................................................24
2.4.9.1 Căn bệnh..............................................................................................24
2.4.9.2 Dịch tễ .................................................................................................25
2.4.9.3 Triệu chứng ..........................................................................................25
2.4.9.4 Bệnh tích ..............................................................................................25
2.4.9.5 Điều trị .................................................................................................26
2.4.9.6 Phòng bệnh ...........................................................................................26
vii
2.5 Sơ lược về bệnh phức hợp hô hấp trên heo (PRDC: Porcine Respiratory
Disease Complex) .............................................................................................................. 26
2.5.1 Nguyên nhân ............................................................................................26
2.5.2 Cơ chế truyền bệnh ................................................................................27
2.5.3 Triệu chứng .............................................................................................27
2.5.4 Bệnh tích .................................................................................................27
2.5.5 Điều trị ....................................................................................................27
2.5.6 Phòng bệnh ..............................................................................................27
2.6 Lược duyệt các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................ 28
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................29
3.1 Thời gian tiến hành ..........................................................................................29
3.2 Địa điểm thí nghiệm ......................................................................................... 29
3.3 Đối tượng khảo sát và số mẫu xét nghiệm .......................................................29
3.4 Vật liệu thí nghiệm ...........................................................................................29
3.5 Nội dung thí nghiệm.........................................................................................30
3.6 Phương pháp tiến hành .....................................................................................31
3.6.1 Bố trí thí nghiệm .........................................................................................31
3.6.2 Theo dõi thí nghiệm ...................................................................................31
3.6.3 Công thức tính các chỉ tiêu theo dõi ..........................................................32
3.6.4 Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................33
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................34
4.1 Kết quả đánh giá hiệu quả vaccin trên biểu hiện lâm sàng của heo.................34
4.1.1 Tỷ lệ ngày con hô hấp qua các giai đoạn nuôi ...........................................34
4.1.2 Tỷ lệ heo con biểu hiện các triệu chứng khác ngoài hô hấp ......................36
4.1.3 Tỷ lệ heo con loại thải và chết qua các giai đoạn nuôi ..............................37
4.2 Kết quả đánh giá hiệu quả của vaccin Rhinanvac®cerdos trên một số chỉ tiêu
tăng trưởng của heo con ............................................................................................38
4.2.1 Trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa, tăng trọng trung bình heo con
giai đoạn theo mẹ ......................................................................................................38
4.2.2 Tăng trọng trung bình và tăng trọng tuyệt đối heo con lúc cai sữa đến 70
ngày tuổi ....................................................................................................................39
viii
4.2.3 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn.................................40
4.3 Kết quả ghi nhận triệu chứng và bệnh tích trên heo bị bệnh đường hô hấp
được mổ khám ...........................................................................................................41
4.3.1 Ghi nhận triệu chứng và bệnh tích trên heo bị hô hấp được mổ khám ......41
4.3.2 Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên heo được mổ khám do có biểu hiện bệnh hô
hấp .............................................................................................................................45
4.3.3 Kết quả phân lập vi khuẩn từ phổi heo có triệu chứng hô hấp và thử kháng
sinh đồ .......................................................................................................................46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................49
5.1 Kết luận ............................................................................................................49
5.2 Đề nghị ............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50
PHỤ LỤC .................................................................................................................54
ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PCV2
: Porcine circovirus type 2
PMWS
: Postweaning Multisystermic Wasting Syndrome
ELISA
: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
PCR
: Polymerase Chain Reaction
ADN
: Acid Deoxyribonucleic
ARN
: Acid Ribonucleic
PRRS
: Porcine Respiratory Reproductive Syndrome
UV
: Tia cực tím
PRDC
: Porcine Respiratory Disease Complex
MH
: Mycoplasma hyopneumoniae
CFU
: Colony – Forming Unit
ĐC
: Đối chứng
TN
: Thí nghiệm
FCR
: Hệ số chuyển hóa thức ăn
T/C
: Tiêu chảy
S
: Sensible
I
: Intermediate
R
: Resistance
x
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Lịch tiêm phòng trên các loại heo của trại.................................................. 4
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại cám dùng trong trại theo từng giai
đoạn nuôi của heo........................................................................................................ 5
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................31
Bảng 4.1 Tỷ lệ ngày con hô hấp qua các giai đoạn nuôi...........................................34
Bảng 4.2 Tỷ lệ heo con biểu hiện các triệu chứng khác ngoài hô hấp ......................36
Bảng 4.3 Tỷ lệ heo con loại thải và chết qua các giai đoạn nuôi ..............................37
Bảng 4.4 Tăng trọng trung bình heo con giai đoạn theo mẹ .....................................38
Bảng 4.5 Tăng trọng trung bình và tăng trọng tuyệt đối heo con lúc cai sữa đến 70
ngày tuổi ....................................................................................................................39
Bảng 4.6 Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa thức ăn giai đoạn cai sữa đến
70 ngày tuổi ...............................................................................................................40
Bảng 4.7 Tỷ lệ xuất hiện bệnh tích trên heo được mổ khám do có biểu hiện hô hấp
...................................................................................................................................45
Bảng 4.8 Kết quả phân lập vi khuẩn từ heo có triệu chứng hô hấp được mổ khám .....
...................................................................................................................................46
Bảng 4.9 Kết quả thử kháng sinh đồ của vi khuẩn Streptococcus phân lập được .......
...................................................................................................................................47
xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Viêm phổi cata có những vùng bị gan hóa đối xứng hai bên.................... 9
Hình 2.2 Viêm phổi dày đặc, cứng và nhạt màu ...................................................... 9
Hình 2.3 Viêm phổi thùy.......................................................................................... 11
Hình 2.4 Viêm phổi có vùng bị gan hóa .................................................................. 11
Hình 2.5 Viêm phổi dính vào lồng ngực .................................................................. 12
Hình 2.6 Viêm phổi có những abcess ...................................................................... 12
Hình 2.7 Bệnh Glasser do Haemophilus .................................................................. 14
Hình 2.8 Bệnh phổi dính sườn do APP .................................................................... 20
Hình 2.9 Heo nái bầm tím vành tai .......................................................................... 21
Hình 2.10 Heo con sưng mắt.................................................................................... 21
Hình 2.11 Sẩy thai trên heo nái ................................................................................ 22
Hình 2.12 Heo thịt biểu hiện khó thở ....................................................................... 22
Hình 2.13 Da có những vết xuất huyết .................................................................... 22
Hình 2. 14 Phổi tụ huyết, xuất huyết........................................................................ 22
Hình 3.1 Vaccin Rhinanvac® cerdos ........................................................................ 30
Hình 4.1 Ruột có những nốt trắng ............................................................................ 42
Hình 4.2 Phổi bị gan hóa ở thùy đỉnh ...................................................................... 42
Hình 4.3 Gan sưng ................................................................................................... 42
Hình 4.4 Thận khô và teo nhỏ .................................................................................. 42
Hình 4.5 Xương loa mũi nới rộng ra ........................................................................ 42
Hình 4.6 Hạch ruột hơi sưng .................................................................................... 42
Hình 4.7 Lớp mỡ bao quanh tim dày lên ................................................................. 43
Hình 4.8 Màng bao quanh tim viêm sợi huyết có mủ .............................................. 43
Hình 4.9 Thận khô, xơ hóa vùng chậu ..................................................................... 43
Hình 4.10 Phổi dai, sưng phồng, gan hóa cục bộ..................................................... 43
Hình 4.11 Gan sưng to gấp 2 lần bình thường, bề mặt gan căng bóng, màu đỏ, nặng
hơn vì chứa nhiều máu ............................................................................................. 43
xii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Số lượng heo được chăn nuôi ở nước ta đã và đang gia tăng một cách rõ rệt,
năm 1990 với 12.260.500 đầu heo đến năm 2009 là 27.627.729 đầu heo. Qua đó cho
thấy ngành chăn nuôi ở nước ta ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu thực
phẩm của người dân trong nước. Vì vậy, làm thế nào để nuôi heo đạt hiệu quả cao
nhất, chất lượng thịt tốt nhất là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Một trong những khó khăn mà nhà chăn nuôi heo thường gặp là các bệnh
trên đường hô hấp và hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp. Các bệnh trên đường hô
hấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột
ngột, chăm sóc quản lý kém và do vrus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng,…những
nguyên nhân này tác động lên đường hô hấp heo gây nên những bệnh về đường hô
hấp điển hình như một số bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma
hyopneumoniae (MH), viêm phổi do Pasteurella multocida, bệnh do Actinobacillus,
bệnh Glasser do Haemophilus parasuis.
Ở đây bệnh mà chúng tôi đặc biệt quan tâm đó là bệnh phức hợp hô hấp trên
heo (PRDC: Porcine Respiratory Disease Complex), bởi nó tác động mạnh lên nền
kinh tế của các nhà chăn nuôi trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
PRDC có các đặc điểm như heo chậm phát triển, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn,
biếng ăn, sốt, ho, khó thở và tử vong,… các nhà nghiên cứu ước tính, mỗi con heo
bị nhiễm PRDC thì mỗi ngày giảm tăng trọng khoảng 17 % (0,14 kg/1 ngày tăng
trọng) và tăng chi phí thức ăn lên 14 % (0,4 kg thức ăn/1 ngày) (Nguồn:
/>=89).
Trước tình hình các bệnh trên đường hô hấp không ngừng phát triển và việc
theo dõi biểu hiện bệnh trên đường hô hấp, hiệu quả điều trị cũng như công tác
chủng ngừa chưa được chú trọng. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của
khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Lâm Thị Thu Hương
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
1
“Hiệu quả phòng bệnh phức hợp hô hấp của vaccin Rhinanvac®cerdos trên
heo sau cai sữa”
1.2 Mục đích
Đánh giá hiệu quả phòng bệnh phức hợp hô hấp của vaccin Rhinanvac®
cerdos trên heo sau cai sữa.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi biểu hiện lâm sàng
Theo dõi tỷ lệ ngày con có biểu hiện bệnh hô hấp, tỷ lệ heo con biểu hiện
các triệu chứng khác ngoài hô hấp, tỷ lệ chết và loại thải.
Theo dõi một số chỉ tiêu tăng trưởng trên đàn heo
Ghi nhận khả năng tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển hóa
thức ăn ở cả hai lô.
Mổ khám heo có biểu hiện hô hấp, ghi nhận triệu chứng và bệnh tích. Phân lập,
định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu trại
2.1.1 Vị trí đại lí
Vị trí: ấp 4, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trại nằm trên khu đất ruộng rộng 1hecta, với ba mặt giáp ruộng, mặt còn lại
có đường nhựa rộng 5 m nên cũng khá thuận tiện cho việc lưu thông.
2.1.2 Lịch sử trại
Trại được thành lập cách đây 4 năm nhưng với quy mô nhỏ và chăn nuôi heo
thịt là chủ yếu, qua hình thức làm ăn kinh tế có lãi và để giảm bớt rủi ro chị đã
chuyển sang nuôi heo nái với quy mô lớn dần.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Chị Thanh Dung là chủ trại, chị vừa quản lý vừa trực tiếp làm các công việc
trong trại. Anh Hậu là nhân viên của công ty Cargill hỗ trợ phần kỹ thuật. Gieo tinh
cho đàn nái thì thuê thú y của xã làm.
2.1.4 Nhiệm vụ và chức năng của trại
Hiện nay trại chuyên sản xuất heo con cho các hộ chăn nuôi lân cận.
2.2 Công tác chăn nuôi – thú y tại trại thực tập
2.2.1 Điều kiện chăn nuôi
Nguồn nước sử dụng hoàn toàn là nước giếng.
2.2.2 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 20/5/2010 cơ cấu của trại gồm:
- Tổng đàn: 210 con
- Nọc thí tình: 1 con
- Nái sinh sản: 48 con
- Nái hậu bị:5 con
- Heo con theo mẹ: 60 con
- Heo cai sữa: 96 con
3
2.2.3 Hệ thống chuồng trại
Trại được lợp bằng tole, kiểu nóc đôi, vật liệu làm chuồng là thép mạ kẽm,
có quạt khi nhiệt độ vượt quá mức qui định. Để phù hợp với đặc điểm sinh lý và kĩ
thuật chăm sóc, mỗi dãy chuồng có những điểm riêng như:
Dãy chuồng nái mang thai được thiết kế kín, chuồng cá thể bằng thép trên
nền xi măng, máng ăn bằng xi măng.
Dãy chuồng nái đẻ là dạng kín, chuồng sàn, sàn bằng nhựa, có hệ thống quạt,
máng ăn bằng inox, có đèn để sưởi ấm cho heo con.
Dãy chuồng cai sữa là dạng kín, chuồng tập thể, sàn nhựa, máng ăn bằng
inox, có đèn sưởi ấm.
2.2.4 Qui trình vệ sinh phòng bệnh
Sát trùng trại hàng tuần bằng Farm Fluid®s (100 cc/10 lít). Sát trùng trại cai
sữa và giống sau chuyển chuồng bằng nước vôi, để trống chuồng khoảng 1 tuần đối
với trại giống và ít nhất 3 ngày đối với trại cai sữa. Quy trình tiêm phòng cho heo
đựơc trình bày qua bảng 2.1
Bảng 2.1 Lịch tiêm phòng trên các loại heo của trại
Loại heo
Nái đẻ
Loại vaccin
Thời điểm
Dịch tả
15 – 16 ngày sau khi sinh
x
22 – 25 ngày sau khi sinh
x
Nái mang thai
2 tuần trước khi sinh
Heo con theo mẹ
15 – 16 ngày
x
Heo cai sữa
40 – 45 ngày tuổi
x
E.coli
x
47 – 52 ngày tuổi
Heo hậu bị
FMD
x
Lần 1: 15 - 16 ngày
x
Lần 2: 40 – 45 ngày
47 – 52 ngày tuổi
x
4
2.2.5 Chế độ dinh dưỡng
Trại sử dụng thức ăn hỗn hợp của công ty Cargill có thành phần dinh dưỡng
được trình bày qua bảng 2.2
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại cám dùng trong trại theo từng giai
đoạn nuôi của heo
Loại cám
1042
1052
8002
(Nái chửa)
(Nái nuôi con)
(Heo cai sữa)
Đạm tối thiểu (%)
14
16
20
Xơ tối đa (%)
9
6
5
P tối thiểu (%)
0,6
0,7
0,7
Ẩm độ tối đa (%)
14
14
14
0,8 – 1,2
0,8 – 1,2
0,8 – 1,2
0,3 – 1
0,3 – 1
0,2 – 0,5
2.900
3.000
3200
-
-
-
-
-
-
Thành phần
Ca trong khoảng (%)
Muối trong khoảng (%)
Năng lượng trao đổi tối thiểu
(Kcal/kg)
CTC hoặc florfenicol
(mg/kg)
Tylosin hoặc lincomycin
(mg/kg)
Colistin hoặc neomycin
(mg/kg)
60 max hoặc
80 max
110 max hoặc
110 max
80 max hoặc
400 max
(Nguồn: Tài liệu kỹ thuật của công ty Cargill, 2010)
2.2.6 Qui trình nuôi dưỡng
+ Nuôi dưỡng heo con theo mẹ
Sau khi heo mẹ đẻ được 4 – 5 con thì cho heo con bú sữa đầu. Đẻ được 1
ngày thì tiến hành bấm răng, cắt đuôi, cho uống cầu trùng (1 cc/con), tiêm Catosal
lần 1 (1 ml/con), tiêm Excede (0,2 cc/con). Được 3 ngày thì tiến hành tiêm Fe lần 1
(1 ml/con), 7 ngày thì thiến, 10 ngày tiêm Fe lần 2 (1 ml/con), 28 ngày tiêm Catosal
lần 2 (1 ml/con), 30 ngày cai sữa.
5
Heo con bị tiêu chảy tiêm Baytril (1 ml/10 kg P) ngày một lần trong 2 - 3
ngày liên tục kết hợp truyền glucose 5 %, tiêm thuốc bổ Catosal (1 ml/10 kg P).
+ Nuôi dưỡng heo cai sữa
Trước khi chuyển heo vào, chuồng cai sữa và máng ăn phải được vệ sinh, sát
trùng sạch sẽ bằng nước vôi.
Quá trình cho ăn như sau: sử dụng thức ăn 8002 của Cargill và phối hợp trộn
acid Pak – 4 – way (1 kg/1 tấn thức ăn) để ngừa và trị tiêu chảy.
Heo bị ho thì tiêm Genta - tylo (5 ml/10 kg) kết hợp tiêm Catosal (1 ml/10
kg), viêm khớp tiêm lincomycine (1 ml/20 kg), viêm da tiêm Shotapen (1 ml/10 kg).
2.3 Sơ lược về hệ hô hấp của heo
2.3.1 Đặc điểm và chức năng của đường hô hấp
Hệ hô hấp bao gồm hệ thống ống dẫn khí và hai lá phổi. Hệ thống ống dẫn
khí do đường dẫn khí phân nhánh tạo thành và dẫn không khí tới biểu mô phế nang
để trao đổi khí. Đường dẫn khí ở heo bao gồm xoang hốc mũi, xoang miệng, vùng
hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và tiểu phế quản. Khí quản khi đi vào lồng
ngực thì chia thành hai phế quản gốc, mỗi phế quản gốc đi vào một lá phổi. Phế
quản gốc chia ống hẹp hơn gọi là tiểu phế quản. Tiếp theo tiểu phế quản là tiểu phế
nang tận cùng. Phế nang là phần chấm dứt của tiểu phế tận cùng. Ngoại trừ xoang
miệng và vùng hầu, phía trong lòng ống dẫn khí là hệ thống tế bào có lông rung tiết
chất nhày. Tác dụng của tế bào có lông rung là bẩy bắt và loại bỏ các vi sinh vật và
vật lạ xâm nhập theo đường hô hấp (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).
Hai lá phổi nằm trong lồng ngực, mỗi lá phổi được chia thành các thùy: thùy
đỉnh, thùy giữa và thùy hoành cách mô, riêng lá phổi phải có thêm thùy phụ nằm ở
mặt bụng của thùy cách mô (Frandson và ctv, 2003).
2.3.2 Các thể hô hấp
Theo Nguyễn Văn Phát (2006), thể hô hấp gồm có thở thể hỗn hợp, thở thể
ngực và thở thể bụng. Bình thường gia súc thở thể hỗn hợp (trừ chó), khi thở thành
ngực và thành bụng cùng hoạt động nhịp nhàng. Thành ngực hoạt động rõ, còn
thành bụng và cơ hoành hoạt động ít hay không hoạt động là kiểu thở thể ngực, chó
khỏe thở thể này. Khi thở thể bụng, thành bụng của gia súc hoạt động rõ còn thành
ngực hoạt động yếu hay không hoạt động.
6
Gia súc có thể mắc một số bệnh làm thay đổi thể hô hấp. Ví dụ gia súc (trừ
chó) thở thể ngực có thể do viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, bị thương ở cơ hoành,
dãn dạ dày, chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột; gia súc thở thể bụng trong trường
hợp viêm màng phổi, khí thủng phổi, tràn dịch màng phổi, liệt cơ liên sườn, gãy
xương sườn.
2.4 Một số bệnh có triệu chứng hô hấp trên heo
2.4.1 Bệnh viêm phổi địa phương
Là bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma thường xảy ra ở thể mãn tính, lưu
hành ở một địa phương, với đặc điểm gây viêm phế quản, phổi tiến triển chậm. Tỷ
lệ mắc bệnh khá cao, tuy nhiên tỷ lệ chết thường thấp nếu không ghép với các bệnh
khác. Bệnh phát hiện vào năm 1933 ở Đức, sau đó xuất hiện lần lượt ở các quốc gia
Châu Âu, Châu Úc (1964), Châu Á, Châu Phi,…
Ở nước ta, bệnh phát hiện vào năm 1959 ở miền Bắc. Hiện nay bệnh thường
gặp ở các trại chăn nuôi cả nước (Trần Thanh Phong, 1996).
2.4.1.1 Căn bệnh
Thuộc họ: Mycoplasmataceae, giống: Mycoplasma.
Đặc điểm chung: Mycoplasma có hình cầu, hình bầu dục hoặc hình sợi (đa
hình thái do thành rất mỏng manh), kích thước 200 – 500 nm, rất nhạy cảm với các
tác nhân vật lý hóa học do không có thành peptido – glycan, có hai loại axit nhân là
ADN và ARN, khi nuôi cấy đòi hỏi môi trường nhiều dưỡng chất.
Đặc điểm của Mycoplasma hyopneumonia: là Mycoplasma có khả năng sản
sinh cytotoxin, thời gian tăng trưởng dài hơn so với các Mycoplasma khác, kích
thước khuẩn lạc 200 – 400 μm , nhưng không lồi lên ở giữa, không sử dụng đường
và không gây dung huyết.
Đặc điểm của Mycoplasma hyorhinis: là Mycoplasma có thể nuôi cấy trên
phôi gà 6 - 7 ngày tuổi, gây chết phôi 4 – 12 ngày sau khi tiêm với bệnh tích viêm
ngoại tâm mạc, khuẩn lạc rất nhỏ, ở giữa lồi. Dễ bị ngăn trở nếu thêm Lactose,
Sucrose, Dextrose, Maltose, Mannitol vào môi trường (Trần Thanh Phong, 1996).
7
2.4.1.2 Dịch tễ học
Mycoplasma hyopneumonia gây bệnh viêm phổi địa phương truyền nhiễm
trên heo ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi cảm thụ mạnh nhất là khoảng 2 tháng tuổi. Bệnh
làm tăng chỉ số tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng 12 – 15 %. Do đó thời gian nuôi
thịt sẽ kéo dài, tử số tăng, tốn kém kháng sinh điều trị và thuốc sát trùng (Pointons
và ctv, 1985; Muirhead, 1989; trích dẫn bởi Quách Tuyết Anh, 2003).
2.4.1.3 Triệu chứng
Bệnh do Mycoplasma là một bệnh mãn tính có bệnh số cao và tử số thấp.
Thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần. Bệnh được ghi nhận vào lúc 2 tuần tuổi
(Holmgren, 1974) nhưng lan truyền rất chậm nên nhiều heo không có triệu chứng
cho đến khi 3 – 6 tuần tuổi.
Heo nhiễm Mycoplasma có triệu chứng chính là ho kinh niên và chậm lớn.
Khi bệnh bắt đầu thì heo ho kéo dài và liên tục vài tuần cho đến cả tháng, mặc dù
vài heo không ho hoặc ho chút ít. Cường độ ho lớn nhất được nhận thấy trên heo vỗ
béo. Triệu chứng ho thường xuất hiện cùng lúc với sự biến đổi của huyết thanh
(Leon và ctv, 2000). Phổ biến là ho trong lúc di chuyển trừ khi bệnh tích lan rộng
trên phổi, đặc biệt là các trường hợp nhiễm vi khuẩn kế phát. Thú có thể chết do
nhiễm các vi khuẩn kế phát và stress xảy ra lúc heo 4 - 6 tháng (Ross, 1992), (trích
dẫn bởi Đặng Thị Thu Hường, 2005).
2.4.1.4 Bệnh tích
Bệnh tích trên phổi đặc trưng là viêm phổi nhục hóa và thường có tính đối
xứng giữa các thùy hai bên phổi (Kobisch, 2000). Kwon và ctv (2002) mô tả bệnh
tích đại thể trên heo bệnh viêm phổi địa phương gồm những vùng rắn chắc màu đỏ
sậm đến tím. Bệnh tích thường xuất hiện ở phần bụng của thùy giữa và thùy đỉnh,
thùy phụ và thùy đỉnh của thùy hoành cách mô. Các vùng tổn thương có ranh giới
rất rõ với các vùng khác (Robert, 2003). Trên những heo khác nhau mức độ và
phạm vi tổn thương ở phổi cũng khác nhau. Dịch nhày trắng được tìm thấy ở khí
quản, phế quản và tiểu phế quản. Hạch lympho quanh phế quản, tiểu phế quản và
quanh mạch máu triển dưỡng.
Khảo sát bệnh tích vi thể trên heo viêm phổi điạ phương cho thấy một lượng
lớn bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa hình thái và dịch phù tích trong phế nang,
8
đường thở (Kwon và ctv, 2002). Có sự xâm nhiễm tế bào lympho vào trong các tiểu
động mạch và tiểu tĩnh mạch (Whitlestone, 1972), (trích dẫn bởi Đặng Thị Thu
Hường, 2005).
Hình 2.1 Viêm phổi cata có những vùng
Hình 2.2 Viêm phổi dày đặc,
bị gan hóa đối xứng hai bên
cứng và nhạt màu
( />2.4.1.5 Điều trị
Bệnh có thể điều trị bằng các loại kháng sinh thuộc nhóm quinolones,
tetracycline hoặc macrolides. Khi trong đàn heo có triệu chứng ho nhiều cần trộn
một trong các loại thuốc sau đây vào thức ăn, cho heo ăn liên tục từ 7 - 10 ngày: Bio
- speclin, Bio anti – mycoplasma. Trên các heo có triệu chứng ho nhiều, sốt cao,
khó thở nên tách ra khỏi đàn và tiến hành điều trị bằng cách tiêm một trong các loại
thuốc sau: Bio - anflox 100 + Bio – bromhexine hoặc Bio – marcosone + Bio bromhexine. Thuốc kháng viêm: Bio - dexa, thuốc hạ sốt: Bio - anazin. Để tăng sức
đề kháng cho heo nên cấp thêm: Bio – b.complex. Lịch trình điều trị trung bình 5 7 ngày.
( />2.4.1.6 Phòng bệnh
Phòng bệnh bằng biện pháp quản lý
Chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ.
Sát trùng chuồng, máng ăn, máng uống thật kỷ lưỡng.
Hạn chế tắm heo, chỉ tắm trong trường hợp trời nắng nóng.
Không nuôi nhốt với mật độ cao. Không nuôi heo ở các lứa tuổi khác nhau
9
trong cùng một ô chuồng.
Áp dụng biện pháp cùng vào cùng ra.
Trường hợp sử dụng thức ăn bột, nên làm ẩm trước khi cho ăn để tránh bụi.
Phòng bệnh bằng thuốc
Trộn kháng sinh vào thức ăn heo thịt trong 4 - 5 ngày, định kỳ 3 - 4 tuần/đợt.
Đặt biệt trộn kháng sinh vào thức ăn heo nái trước khi sanh 2 tuần trong 4 5 ngày nhằm hạn chế sự lây lan Mycoplasma từ nái sang con.
( />Phòng bệnh bằng vaccin
Tiêm phòng vaccin Myco-Pac cho heo con một mũi duy nhất 2 ml vào lúc
21 ngày tuổi và có thể bảo hộ đến khi xuất chuồng (chỉ tiêm ngừa cho các heo con
khỏe mạnh) (Nguồn: Hội Thảo Chuyên Đề “Bước đột phá mới trong phòng trị bệnh
hô hấp phức hợp trên heo” của Schering – Plough Animal Health, 2007).
2.4.2 Bệnh tụ huyết trùng heo (Pasteurellosis)
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Pasteurella multocida, bệnh xảy ra với
đặc điểm là bại huyết, xuất huyết và xáo trộn hô hấp, bệnh thường ghép với bệnh
dịch tả heo, viêm phổi địa phương truyền nhiễm. Ở Việt Nam, do điều kiện khí hậu,
đất đai cũng như lối chăn nuôi thường có sự liên quan nhất định giữa các bệnh tụ
huyết trùng trâu bò, gia cầm, heo,,… Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa (tháng 4
– 5, tháng 10 – 11) (Trần Thanh Phong, 1996).
2.4.2.1 Căn bệnh
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc họ Pasteurellaceae,
giống Pasteurella, thuộc serotype 1 trong bảng phân loại của Roberts, hình thái cầu
trực khuẩn 0,3 – 1,2 μm , có giáp mô, không di động (ở 20 – 370C), bắt màu lưỡng
cực.
Pasteurella multocida không gây dung huyết và tạo ra nhiều dạng khuẩn lạc
khác nhau.
• S (Smooth) phát quang độc lực cao.
• M (Muqueuse) nhầy, luôn có giáp mô, độc lực luôn thay đổi.
• R (Rough) xù xì, không độc lực.
10
Trên heo thường gặp 2 serotype A và D: Pasteurella multocida thường phối
hợp gây bệnh với nhiều vi sinh vật gây bệnh khác nhất là Mycoplasma
hyopneumoniae trên heo (trích dẫn bởi Trần Quang Lý, 2005).
2.4.2.2 Dịch tễ học
Heo mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, nhưng thường thấy nhất là heo con cai sữa
(thường mắc thể cấp tính – bại huyết) (Trần Thanh Phong, 1996).
2.4.2.3 Triệu chứng
Thể quá cấp tính: bệnh diễn biến rất nhanh 12 – 24 giờ, vật sốt 410C, nằm
yên một chỗ, bỏ ăn, thở khó, có thể thủy thủng ở hầu.
Thể cấp tính: vật có thể chết sau vài ngày, sốt cao 40,5 – 410C, chảy nhiều
nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần, có thể có mủ hoặc đôi khi có máu, hầu sưng,
da có thể thấy xuất huyết hoặc tụ huyết sưng to đỏ sậm ở vùng bụng, ngực, con vật
lúc đầu bón, sau đó có thể tiêu chảy.
Thể mãn tính: bệnh kéo dài từ 3 – 6 tuần. Vật gầy còm, khó thở, ho nhiều có
thể tiêu chảy liên miên, có khi thấy viêm khớp, da bong vảy, đi đứng không vững
(trích dẫn bởi Trần Quang Lý, 2005).
2.4.2.4 Bệnh tích
Thể quá cấp: thường không điển hình. Thấy tụ huyết, xuất huyết và thấm
dịch ở mô liên kết. Đôi khi có thể thấy tim xuất huyết điểm.
Thể cấp tính: viêm phổi thùy lớn, phổi bị gan hóa, viêm bao tim tích nước,
có khi xuất huyết điểm ở tim. Hạch sưng to thủy thủng, đôi khi có thể gặp thận tụ
máu, dạ dày ruột viêm cata, lách bình thường hoặc bị tụ máu.
Hình 2.3 Viêm phổi thùy lớn
Hình 2.4 Viêm phổi có vùng bị gan hóa
( />11
Thể mãn tính: viêm phổi, màng phổi, viêm màng phổi dính lồng ngực. Hạch
phổi có hoại tử bã đậu, có thể viêm khớp, có bọc mủ trong tủy sống (trích dẫn bởi
Trần Quang Lý, 2005).
Hình 2.5 Viêm phổi dính vào lòng ngực
Hình 2.6 Viêm phổi có những abcess
( />2.4.2.5 Điều trị
Phát hiện kịp thời, cách ly thú bệnh và phòng bệnh cho toàn đàn.
Dùng một trong các sản phẩm sau:
Nova - trimoxin: Hòa tan 2 g/1 lít nước uống, dùng liên tục trong 4 - 5 ngày.
Nova - trimedox: Hòa tan 2 g/3 lít nước uống, dùng liên tục trong 4 - 5 ngày.
Trên heo mắc bệnh chích một trong các loại thuốc kháng sinh sau:
Nova - tylospec: Tiêm bắp 1 ml/5 - 10 kg thể trọng, ngày một lần, trong 3 - 4
ngày.
Nova - gentasone 10 %: IM, 1 ml/15 kg thể trọng, ngày một lần, trong 3 - 4
ngày.
Kết hợp với việc tăng sức kháng bệnh, giúp thú mau hồi phục, tăng hiệu quả điều trị
bệnh bằng cách dùng một trong các chế phẩm sau:
Nova - C.vit: Tiêm bắp 1 ml/10 kg thể trọng, ngày 1 - 2 lần, cho đến khi khỏi
bệnh.
Nova b.complex: Tiêm bắp 5 ml/con, ngày một lần, trong 4 - 5 ngày.
Khi có sốt cao, khó thở, dùng thêm sản phẩm trợ hô hấp, hạ nhiệt:
Nova - anazine 20 %: Tiêm bắp 1 ml/7 - 10 kg thể trọng, ngày một lần, dùng cho
đến khi hết triệu chứng sốt.
Nova – ana c: Tiêm bắp 5 – 7 ml/con/lần, ngày 2 lần, dùng cho đến khi hết sốt.
12