Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thuốc thú y tại công ty TNHH y s p việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------

TRẦN THỊ VÂN ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHUỖI CUNG ỨNG THUỐC THÚ Y TẠI
CÔNG TY TNHH Y.S.P VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------

TRẦN THỊ VÂN ANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHUỖI CUNG ỨNG THUỐC THÚ Y TẠI
CÔNG TY TNHH Y.S.P VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TẠ THỊ MỸ LINH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi
cung ứng thuốc thú y tại Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Tạ
Thị Mỹ Linh.
Cơ sở lý luận sử dụng với mục đích tham khảo ở các tài liệu đã trình bày ở phần
tài liệu tham khảo, những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này do tôi tự
tìm hiểu, phân tích một cách trung thực và khách quan, không sao chép của bất cứ
công trình nghiên cứu nào trước đây.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2018

Người thực hiện luận văn

TRẦN THỊ VÂN ANH


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................5
1.5. Các nghiên cứu có liên quan.................................................................................5
1.5.1. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................5
1.5.2. Nghiên cứu nước ngoài ..................................................................................7
1.6. Ý nghĩa và những đóng góp mới của luận văn ...................................................13
1.7. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................15
2.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng ..............................................................................15
2.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng ...........................................................................15
2.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng ..............................................................................16
2.1.3. Các thành phần của chuỗi cung ứng ............................................................17
2.2. Nội dung các hoạt động của chuỗi cung ứng .....................................................21
2.2.1. Mô hình các hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR) .........................................21
2.2.2. Phân tích các hoạt động của chuỗi cung ứng ...............................................22
2.2.2.1 Hoạt động lập kế hoạch ......................................................................... 22
2.2.2.2 Nguồn cung ứng .................................................................................... 24


2.2.2.3 Hoạt động sản xuất ................................................................................ 25
2.2.2.4 Hoạt động phân phối ............................................................................. 26

2.2.2.5 Hoạt động thu hồi, đổi trả ...................................................................... 27
2.3. Bài học rút ra từ các nghiên cứu trong và ngoài nước........................................28
2.2.1. Bài học rút ra từ các nghiên cứu trong nước ................................................28
2.2.2. Bài học rút ra từ các nghiên cứu nước ngoài ...............................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................40
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................41
3.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................41
3.1.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................41
3.1.2. Nghiên cứu sơ bộ .........................................................................................42
3.1.3. Nghiên cứu chính thức .................................................................................42
3.1.4. Xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................................44
3.2. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................45
3.2.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ.............................................................................45
3.2.2. Kết quả nghiên cứu chính thức ....................................................................46
3.2.3. Kết quả khảo sát ...........................................................................................70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................76
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
THUỐC THÚ Y TẠI CÔNG TY TNHH Y.S.P VIỆT NAM ..............................77
4.1. Cơ sở đưa ra đề xuất mô hình chuỗi cung ứng và giải pháp hoàn thiện chuỗi
cung ứng thuốc thú y tại Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam .......................................77
4.1.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng và mô hình các hoạt động chuỗi cung ứng
(SCOR) ..................................................................................................................77
4.1.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các nghiên cứu trong và ngoài nước ............78
4.1.3. Kết quả nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức ...................................79
4.1.4. Định hướng phát triển của ngành thú y Việt Nam .......................................80
4.1.5. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam ......................82
4.2. Đề xuất mô hình chuỗi cung ứng........................................................................84
4.2.1. Mô hình đề xuất cho chuỗi cung ứng đầu vào .............................................84
4.2.2. Mô hình đề xuất cho chuỗi cung ứng đầu ra ................................................87



4.2.3. Mô hình đề xuất cho chuỗi cung ứng thuốc thú y của Công ty TNHH Y.S.P
Việt Nam ................................................................................................................92
4.2.4. So sánh hiệu quả giữa mô hình chuỗi cung ứng hiện tại và mô hình chuỗi
cung ứng đề xuất ....................................................................................................94
4.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thuốc thú y của Công ty
TNHH Y.S.P Việt Nam .............................................................................................96
4.3.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện hoạt động lập kế hoạch .........................................96
4.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện nguồn cung ứng ....................................................98
4.3.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện hoạt động sản xuất ..............................................101
4.3.4. Giải pháp 4: Hoàn thiện hoạt động phân phối ...........................................103
4.3.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện hoạt động thu hồi, đổi trả....................................105
4.4. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo................................105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................107
KẾT LUẬN .............................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
STT

TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

1


A(H7N9)

Virus cúm A phân nhóm H7N9

2

CP

Cổ phần

3

NCC

Nhà cung cấp

4

NVL

Nguyên vật liệu

5

NPL

Nguyên phụ liệu

6


QLDN

Quản lý doanh nghiệp

7

TGD

Tổng giám đốc

8

TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

9

TP.

Thành phố

10

VP

Văn phòng

TIẾNG ANH

STT

Từ viết tắt

1

ARV

2

AIDS

3

AMP

4

API

5

6

CPTPP

CO. LTD

Tên đầy đủ tiếng Anh


Tên đầy đủ tiếng Việt

Antiretroviral

Thuốc kháng virus HIV/ AIDS

Acquired immunodeficiency

Hội chứng suy giảm miễn dịch

syndrome

mắc phải

Average Manufacturer’s Price

Giá trung bình của nhà sản xuất

Active Pharmaceutical
Ingredients

Hoạt chất dược

Comprehensive and

Hiệp định Đối tác Toàn diện và

progressive agreement for trans

Tiến bộ xuyên Thái Bình


– Pacific Partnership

Dương

Company limited

Công ty TNHH


Hoạch định nguồn lực doanh

7

ERP

Enterprise resource planning

8

EMAIL

Electronic mail

Thư điện tử

9

FAX


Facsimile

Điện thư

10

GLP

Good laboratory practice

Thực hành kiểm nghiệm tốt

11

GMP

Good manufacturing practice

Thực hành sản xuất tốt

12

GSP

Good storage practices

Thực hành bảo quản tốt

13


GPS

Global positioning system

Hệ thống định vị toàn cầu

14

HIV

Human immunodeficiency

Virus suy giảm miễn dịch ở

virus infection

người

15

IT

Information technology

Công nghệ thông tin

16

INC.


Incorporated

Tập đoàn

17

ISO

18

KPI

19

MERS-CoV

20

International organization for
standardization
Key performance indicator

nghiệp

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Chỉ số đo lường hiệu quả công
việc

Middle East respiratory


Hội chứng viêm đường hô hấp

syndrome coronavirus

ở Trung Đông

MTO

Make To Order

Sản xuất theo đơn đặt hàng

21

MNC

Multinational Corporation

Tập đoàn đa quốc gia

22

MOH

Ministry of Health

Bộ y tế

23


NPRA

National Pharmaceutical

Cơ quan quản lý dược phẩm

Regulatory Agency

quốc gia

24

Thuốc không cần ghi đơn của

OTC

Over The Counter

25

PTE LTD

Private limited

Doanh nghiệp/ Công ty tư nhân

26

PBM


Pharmacy Benefits Managers

Quản lý lợi ích dược phẩm

bác sĩ


27

P.T

Perseroan terbatas

Công ty TNHH ở Indonesia

28

QA

Quality assurance

Đảm bảo chất lượng

29

QC

Quality control

Quản lý chất lượng


30

R&D

Research & development

Nghiên cứu và phát triển

31

RA

Ringgit Malaysia

Đơn vị tiền tệ của Malaysia

32

SCC

Supply chain council

Hội đồng chuỗi cung ứng

33

SCOR

Supply chain operations


Mô hình hoạt động chuỗi cung

reference

ứng

34

SDN. BHD

Sendirian Berhad

35

WHO

World Health Organization

36

WMS

37

WAC

Wholesale Acquisition Cost

Chi phí mua bán buôn


38

Y.S.P SAH

Y.S.P. Southeast Asia Holding

Y.S.P SAH

Warehouse Management
System

Loại hình kinh doanh ở
Malaysia
Tổ chức Y tế Thế giới
Hệ thống quản lý kho


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2015 đến 2017 .......49
Bảng 3.2. Chi phí sản xuất ...............................................................................49
Biểu đồ 3.1. Phân loại khách hàng ...................................................................70
Biểu đồ 3.2. Doanh số trung bình mỗi năm khách hàng đạt được ...................70
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát nội dung lập kế hoạch ..........................................71
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát nội dung nguồn cung ứng.....................................72
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát nội dung hoạt động sản xuất ................................72
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát nội dung hoạt động phân phối ..............................73
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát nội dung hoạt động thu hồi, đổi trả ......................74



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Luồng phân phối thuốc trong khu vực công.......................................7
Hình 1.2. Nguồn cung cấp thuốc thú y cho vùng Afar.....................................11
Hình 1.3. Chuỗi cung ứng thuốc thú y ở vùng Afar .........................................12
Hình 2.1. Các thành phần trong chuỗi cung ứng ..............................................17
Hình 2.2. Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng ...............................................21
Hình 2.3. Mô hình chuỗi cung ứng đầu ra của Công ty TNHH Mebipha ........29
Hình 2.4. Sơ đồ chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long
..........................................................................................................................30
Hình 2.5. Cấu trúc thị trường cùng chuỗi cung ứng dược phẩm tại Malaysia .36
Hình 2.6. Mô hình chuỗi cung ứng thuốc theo toa ...........................................37
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................41
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam năm 2017 .....48
Hình 3.3. Mô hình chuỗi cung ứng đầu vào hiện tại của Công ty TNHH Y.S.P
Việt Nam ..........................................................................................................57
Hình 3.4. Mô hình chuỗi cung ứng đầu ra hiện tại của Công ty TNHH Y.S.P
Việt Nam ..........................................................................................................62
Hình 3.5. Mô hình chuỗi cung ứng hiện tại của Công ty TNHH Y.S.P Việt
Nam ..................................................................................................................68
Hình 4.1. Mô hình đề xuất cho chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty TNHH
Y.S.P Việt Nam ................................................................................................84
Hình 4.2. Mô hình đề xuất cho chuỗi cung ứng đầu ra của Công ty TNHH
Y.S.P Việt Nam ................................................................................................87
Hình 4.3. Mô hình đề xuất cho chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Y.S.P Việt
Nam ..................................................................................................................93


1


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Việc mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực và thế giới thông
qua việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do ngày càng sâu rộng, cụ
thể là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),
được ký ngày 09/ 03 /2018 không chỉ là “chiếc chìa khóa vàng” mở cánh cửa phát
triển mới cho nền kinh tế mà còn mở rộng cánh cửa chào đón đầu tư của các nước
vào Việt Nam. Điều này vừa mang đến nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức lớn
cho tất cả các ngành, trong đó phải kể đến ngành nông nghiệp Việt Nam, một trong
những ngành sản xuất vật chất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
không chỉ ở Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Và một trong
những thế mạnh của nông nghiệp hiện nay đang được quan tâm rất nhiều đó là ngành
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, cụ thể ngành chăn nuôi cả nước tính đến thời điểm
tháng 07/ 2018, đàn trâu giảm 1,2%; đàn bò tăng 2,3%; đàn gia cầm tăng 5,4%; đàn
lợn giảm 2,8% nhưng từ 04/ 2018 giá thịt lợn hơi đã tăng trở lại và hiện đang ở mức
46.000 đồng/kg - 50.000 đồng/kg, là mức giá người chăn nuôi có lãi. Sản lượng thủy
sản nuôi trồng trong tháng 07/ 2018 ước tính đạt 376,7 nghìn tấn, tăng 7% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 243 nghìn tấn, tăng 6,2%; tôm đạt 89,6 nghìn tấn,
tăng 12% (Tình hình Kinh tế Xã hội, 2018). Sự phát triển của ngành chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản trong những năm qua có đóng góp vô cùng to lớn của ngành sản
xuất, kinh doanh thuốc thú y.
Bên cạnh đó, các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể bị lây lan giữa các quốc gia
một cách nhanh chóng thông qua các con đường như buôn lậu động vật qua biên giới,
hoặc qua người du lịch từ nước này sang nước khác, cụ thể bệnh cúm A (H7N9) ghi
nhận từ năm 2013 tại Trung Quốc đến nay vẫn chưa khống chế được. Theo thông báo
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến ngày 12/ 01/ 2018, số người bị nhiễm virus
cúm này tại Trung Quốc đã lên tới hơn 1.624 người, trong đó có 621 ca tử vong



2

(Thành Trung, 2018). Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ xâm nhập vào
nước ta vì Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc, đặc biệt dịch bệnh lại
xảy ra tại tỉnh Quảng Đông – nơi có sự giao lưu thương mại rất lớn với nước ta, trong
khi việc buôn bán gia cầm nhập lậu giữa hai quốc gia diễn ra thường xuyên và khó
kiểm soát (Bộ Ngông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2018); dịch bệnh MERS-CoV
có nguy cơ bùng phát và lan rộng, tại Hàn Quốc với 186 trường hợp nhiễm, trong đó
có 36 trường hợp tử vong và tại Thái lan ngày 23/ 01/ 2016, đã ghi nhận trường hợp
thứ hai nhiễm căn bệnh chết người này (Trà Long, 2016). Hay vấn đề biến đổi khí
hậu, những tác nhân gây ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều
loại bệnh có nguồn gốc từ động vật có khả năng lây sang người ngày càng tăng cao.
Ngay cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày nay cũng chính là vấn đề nóng cần
được giải quyết, đặc biệt là những thực phẩm có nguồn gốc động vật. Trong tương
lai không xa con người sẽ phải đối mặt với các dịch bệnh từ động vật lây sang người
rất lớn, đặc biệt là những dịch bệnh do siêu vi trùng gây ra. Cho nên, lĩnh vực thú y
và khoa học thú y ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội ngày nay.
Tuy nhiên đến nay ở nước ta, thị trường thuốc thú y khá đa dạng và phức tạp
cùng chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm còn kém. Nguyên nhân là do
lợi nhuận cao nên đã thu hút một số cơ sở sản xuất đưa thức ăn chăn nuôi, thuốc thú
y giả, kém chất lượng ra thị trường (Ngọc Dân, 2017). Công tác quản lý thuốc thú y
chưa đủ năng lực để theo kịp sự phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu; chưa đánh giá
được chất lượng thuốc thú y lưu hành trên thị trường cũng như chưa giám sát được
việc bán lẻ thuốc thú y. Việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của các
doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y gặp nhiều khó khăn về vốn và con người. Tính đến
tháng 09/ 2017, theo Cục Thú y nước ta có 66 công ty thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP
để sản xuất thuốc (Danh sách công ty thuốc thú y đạt GMP, 2017). Trong khi đó các
đại lý, cửa hàng bán thuốc thú y lại không đạt tiêu chuẩn này dẫn đến thuốc được sản
xuất ra từ các nhà máy thì rất tốt nhưng điều kiện bảo quản tại các đại lý, cửa hàng
bán lẻ không tốt khiến chất lượng thuốc bị giảm sút ảnh hưởng nghiêm trọng (Nguyễn

Huệ, 2017). Việc lưu hành, sử dụng các loại thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất


3

lượng trên thị trường không những làm ảnh hưởng tới kết quả phòng trị bệnh cho gia
súc, gia cầm và thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm của người sử dụng mà còn góp
phần tạo lên môi trường kinh doanh thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh thuốc thú y. Nhận thức được những khó khăn, trở ngại của thị trường
thuốc thú y hiện nay và qua quá trình tìm hiểu chuỗi cung ứng của Công ty TNHH
Y.S.P Việt Nam cũng như khảo sát thực tế khách hàng của công ty, tác giả nhận thấy
một số vấn đề trong các hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty cụ thể như: việc
định mức nhu cầu thị trường và lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, sản xuất hiện
tại chưa chính xác. Nguồn dự trữ nguyên vật liệu luôn xảy ra tình trạng đứt hàng và
thiếu hụt trầm trọng, sản xuất chưa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng vào mùa cao
điểm và nhu cầu của khách hàng phát sinh đột xuất. Việc bố trí, sắp xếp và bảo quản
nguyên vật liệu cũng như thành phẩm chưa khoa học gây khó khăn cho việc kiểm tra,
kiểm kê kho định kỳ ảnh hưởng đến công việc nhập xuất hàng và lập kế hoạch mua
hàng. Công tác giao nhận hàng hóa chưa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, vẫn
còn đơn hàng bị giao nhầm về sản phẩm, số lượng và quy cách, giao hàng trễ và phụ
thuộc rất lớn vào các NCC dịch vụ vận tải nên vẫn chưa đảm bảo tốt nhất chất lượng
hàng hóa cũng như những rủi ro như vỡ, rách,… trong quá trình vận chuyển dẫn đến
tình trạng hàng hóa bị trả về ảnh hưởng lớn đến uy tín của công ty. Nguyên nhân quan
trọng dẫn đến những vấn đề này là do chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Y.S.P Việt
Nam chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty
TNHH Y.S.P Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế như nguồn cung nguyên vật liệu
thiếu hụt nghiêm trọng vào mùa cao điểm, năng lực sản xuất chưa đáp ứng tốt nhu
cầu của khách hàng, giá thành sản phẩm cao,…, chuỗi cung ứng đầu ra cũng tồn tại
một số hạn chế như chi phí vận chuyển cao, quá trình giao nhận chưa đáp ứng tốt nhu
cầu của khách hàng, tồn kho thành phẩm nhiều khi thị trường chăn nuôi giảm mạnh,...

Chính vì thế, việc phân tích và đánh giá để hoàn thiện chuỗi cung ứng là điều cần thiết
với Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam ngay lúc này để cắt giảm chi phí, hoàn thiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đáp ứng những
yêu cầu cao nhất của khách hàng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn


4

thiện chuỗi cung ứng thuốc thú y tại Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ, với mong muốn đóng góp một số giải pháp nhằm giải
quyết những vấn đề còn tồn tại trong các hoạt động chuỗi cung ứng của công ty góp
phần đem lại lợi thế cạnh tranh quan trọng cho Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam nói
riêng và Tập đoàn Y.S.P SAH nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này như sau:
Thứ nhất, tổng quan về cơ sở lý luận của chuỗi cung ứng và các bài học kinh
nghiệm đối với nghiên cứu các hoạt động của chuỗi cung ứng.
Thứ hai, đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng thuốc thú y, mô hình chuỗi cung
ứng đầu vào và chuỗi cung ứng đầu ra của Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam và xác
định các vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân.
Thứ ba, đề xuất mô hình chuỗi cung ứng thuốc thú ý đầu vào và đầu ra cho Công
ty TNHH Y.S.P Việt Nam.
Thứ tư, đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thuốc thú y của Công ty
TNHH Y.S.P Việt Nam trong giai đoạn tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chuỗi cung ứng thuốc thú y của Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu các thành phần trong chuỗi cung ứng thuốc thú y
của Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam

Về thời gian:
Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng số liệu từ các tạp chí, bài báo kinh tế, báo cáo
nghiên cứu trong và ngoài nước, sách báo, website uy tín, có trích dẫn chi tiết trong
khoảng thời gian chủ yếu 2001 – 2018. Và các số liệu, báo cáo tình hình hoạt động
kinh doanh tại Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam từ năm 2015 đến 2017.
Đối với dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua bảng khảo sát gửi đến 190 khách
hàng trong chương trình “Annual Party” thường niên của công ty, tổ chức vào ngày


5

15/ 11/ 2017. Và phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia là các cấp quản lý, lãnh đạo
cấp cao của Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam trong tháng 09/ 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và so sánh: thông qua các dữ liệu, số
liệu từ các báo cáo, thống kê của các Bộ, của công ty để phân tích, đánh giá thực trạng
chuỗi cung ứng thuốc thú y tại Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp để tổng hợp lý thuyết chuỗi cung ứng áp dụng cho
Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam
- Phương pháp suy diễn để biện luận và giải thích các hoạt động, đặc điểm trong
các mô hình minh họa.
- Phương pháp định tính: thảo luận với các chuyên gia đang làm việc tại Công
ty TNHH Y.S.P Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua bảng câu hỏi để khảo sát khách
hàng của công ty nhằm hiểu rõ và đánh giá đúng các mặt hạn chế còn tồn tại trong
các hoạt động của chuỗi cung ứng.
1.5. Các nghiên cứu có liên quan
1.5.1. Nghiên cứu trong nước
1.5.1.1. Nghiên cứu “Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng đầu ra Công ty
TNHH MEBIPHA tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020” của Huỳnh Thị

Vân Anh, 2017
Công ty TNHH Mebipha có trụ sở chính ở 18/8A Đường 143 Quang Trung,
Phường 14, Quận Gò Vấp, TP.HCM và nhà máy sản xuất ở Tây Ninh chuyên sản
xuất và kinh doanh các loại thuốc – dinh dưỡng – Premix cho thú y và thủy sản.
Nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng đầu ra của
Công ty TNHH Mebipha.
Tác giả sử dụng phương pháp định tính phỏng vấn chuyên gia và khảo sát 170
khách hàng của Công ty TNHH Mebipha. Từ kết quả về thực trạng chuỗi cung ứng
đầu ra của công ty và kết quả khảo sát khách hàng, tác giả Huỳnh Thị Vân Anh đã
đưa ra mô hình chuỗi cung ứng đầu ra nói chung và mô hình các thành viên, dòng vật


6

chất, dòng thông tin, dòng tài chính, mô hình định vị trung tâm phân phối nhằm giúp
công ty ổn định doanh thu và tăng trưởng bền vững, tiết kiệm chi phí, thời gian và
nhân sự trong giao nhận.
Tác giả đã tham khảo và kế thừa linh hoạt các thông tin về các thành viên tham
gia chuỗi cung ứng đầu ra và dòng vật chất, dòng tài chính, dòng thông tin di chuyển
giữa các thành viên từ mô hình chuỗi cung ứng hiện tại cũng như đề xuất về mô hình
chuỗi cung ứng đầu ra trong nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Vân Anh để xây dựng
mô hình đề xuất cho chuỗi cung ứng đầu ra của công ty là cơ sở nâng cao hiệu quả
mô hình toàn chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam.
1.5.1.2. Nghiên cứu “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty CP
Dược phẩm Cửu Long” của Nguyễn Thanh Bình, 2015
Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm của
tỉnh Cửu Long (nay tách ra thành hai tỉnh Vĩnh Long - Trà Vinh) được thành lập năm
1976. Đến tháng 08/ 2004, Công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công
ty cổ phần và có trụ sở chính của công ty tại 150 đường 14/ 9, Phường 5, Thị xã Vĩnh
Long. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu trực

tiếp: dược phẩm, capsule, các loại dụng cụ, trang thiết bị y tế cho ngành dược, ngành
y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, hóa chất, nguyên liệu và các loại sản
phẩm bao bì dùng trong ngành dược.
Nghiên cứu phân tích 7 nội dung cơ bản của chuỗi cung ứng gồm lập kế hoạch,
cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng, tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh
nghiệp, kế hoạch giảm chi phí, dịch vụ khách hàng và 4 tiêu chuẩn đo lường hiệu quả
gồm giao hàng, chất lượng, thời gian, chi phí. Qua đó tác giả đưa ra những vấn đề
còn tồn tại ở mỗi tiêu chí và giải pháp hoàn thiện gồm:
 Hoàn thiện công tác dự báo và lập kế hoạch
 Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu
 Hoàn thiện công tác sản xuất
 Hoàn thiện công tác giao hàng
 Giải pháp tối ưu hóa tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp


7

 Hoàn thiện kế hoạch cắt giảm chi phí
 Hoàn thiện công tác dịch vụ khách hàng
Tác giả tham khảo và vận dụng một số phát biểu trong các nội dung như lập kế
hoạch, cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng để vận dụng vào nghiên cứu của
mình cũng như tham khảo những giải pháp đề xuất của tác giả Nguyễn Thanh Bình
cho các nội dung đó.
1.5.2. Nghiên cứu nước ngoài
1.5.2.1. Nghiên cứu “Các giải pháp chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc
phân phối nhóm thuốc ARV đến các phòng khám ở khu vực nông thôn: Một nghiên
cứu tình huống của huyện QwaQwa”, Mamolise Mokheseng và cộng sự, 2017
Bài nghiên cứu này đã dựa trên các nghiên cứu trước được thực hiện tại huyện
QwaQwa thuộc tỉnh Free State, Nam Phi về việc phân phối nhóm thuốc ARV đến
bệnh viện Manapo ở khu vực cũng như giữa bệnh viện và các phòng khám bên ngoài

bị gián đoạn.
Tác giả Mamolise Mokheseng và cộng sự của cô đã đưa ra mô hình luồng di
chuyển thuốc ARV trong khu vực công như hình 1.1 dưới đây:

Thủ tục đấu thầu

Nhà sản xuất thuốc

Kho của nhà sản xuất

Kho chứa hàng ở khu vực tỉnh

Bệnh viện địa phương

Phòng khám

Hình 1.1. Luồng phân phối thuốc trong khu vực công
Nguồn: Mamolise Mokheseng và cộng sự, 2017


8

Sở y tế tỉnh sau khi kết thúc đợt mở thầu, sẽ chỉ định các nhà thầu thành công
với tư cách là nhà thầu chịu trách nhiệm mua thuốc ARV từ các nhà sản xuất và cung
cấp cho các kho dược phẩm. Và mỗi bệnh viện sẽ phân bổ ngân sách được sử dụng
để đặt hàng thuốc ARV từ các kho dược phẩm này.
Mục đích của bài viết là để khám phá tính hiệu quả của việc cung cấp thuốc
ARV giữa kho dược phẩm, bệnh viện và phòng khám.
Phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp chọn mẫu: lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất.

Kích thước mẫu: 21 dược sĩ và trợ lý dược sĩ tham gia vào việc phân phối thuốc
ARV tại bệnh viện Manapo ở Quận QwaQwa.
Tác giả thực hiện nghiên cứu theo tiến trình sau: Chuẩn bị bảng câu hỏi gồm
34 câu hỏi mở  Gửi bảng hỏi đến 5 dược sĩ để thử nghiệm  ghi nhận kết quả để
điều chỉnh và viết lại một số nội dung câu hỏi  Bảng câu hỏi chính thức.
Phương pháp thu thập: tác giả gửi trực tiếp bảng câu hỏi kèm thư giới thiệu
được niêm phong trong phong bì cho các dược sĩ, trợ lý dược sĩ được khảo sát tại
bệnh viện Manapo. Với những dược sĩ, trợ lý dược sĩ được khảo sát đã nghỉ hưu hay
chuyển công tác thì tác giả gửi email, thư, hoặc fax.
Kết quả nghiên cứu:
65% nhân viên bệnh viện đặt mua hàng vào ngày đặt hàng định kỳ quy định
70% nhân viên phòng khám đặt hàng vào ngày đặt hàng định kỳ quy định
25% nhân viên bệnh viện đặt mua hàng khi tồn kho đạt mức an toàn
20% nhân viên phòng khám mua hàng khi tồn kho đạt mức an toàn
10% nhân viên bệnh viện đặt hàng khi cần
10% nhân viên phòng khám đặt hàng khi cần
Kết quả cho thấy hầu hết nhân viên của bệnh viện, phòng khám còn thụ động
trong quá trình đặt hàng, đều đặt hàng vào ngày đặt hàng định kỳ quy định, không
quan tâm đến số lượng hàng hóa có đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đó là một trong
những lý do chính tại sao hàng hóa không được giao kịp thời và thường xuyên xảy ra
tình trạng hết hàng.


9

45% đặt hàng bằng phương pháp thủ công
25% đặt hàng qua hệ thống máy tính
30% đặt hàng qua cả hai hình thức trên
Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến 35% số người được hỏi không có thông
tin về thời gian thực hiện đơn hàng, 65% không thể truy cập thông tin về ngày giao

hàng dự kiến. Số liệu cho thấy mức độ chia sẻ thông tin giữa các đối tác trong chuỗi
cung ứng rất thấp.
Đối với lý do giao hàng trễ thì:
35% cho rằng thiếu hàng tại kho dược phẩm
32% cho rằng thiếu nhân viên giao hàng tại kho dược phẩm
18% cho rằng không có sẵn phương tiện vận chuyển (vì 78% đối tượng khảo
sát sử dụng phương tiện vận chuyển nội bộ để đưa thuốc từ bệnh viện đến phòng
khám và 22% sử dụng cả phương tiện thuê ngoài và nội bộ)
14% đổ lỗi do đặt hàng trễ
Do đó, tình trạng thiếu hàng thường xuyên xảy ra và kéo dài từ 1 đến 3 tháng,
ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu sử dụng thuốc của khách hàng và nhất là những bệnh
nhân HIV/ AIDS đang trong đợt thử nghiệm thuốc.
Tóm lại, tác giả Mamolise Mokheseng và cộng sự của cô đã đưa ra một số vấn
đề tồn tại trong chuỗi cung ứng bao gồm:
 Thực hiện không chính xác và không thống nhất về quản lý đơn đặt hàng của
bệnh viện và các phòng khám
 Thiếu phương tiện vận chuyển
 Quản lý hàng tồn kho kém
 Sự trao đổi thông tin trong chuỗi còn rất hạn chế
Và tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm giúp bệnh nhân có thể tiếp cận nguồn
cung không bị gián đoạn bao gồm:
 Cải thiện quá trình lập kế hoạch và tuân thủ theo mô hình chuỗi cung ứng đã
thiết kế
 Cải thiện quản lý hàng tồn kho và chất lượng kho bãi bảo quản


10

 Thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chu trình đặt hàng
 Cải thiện quy trình phân phối và vận chuyển hiệu quả

 Cải thiện sự phối hợp giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng và dòng
thông tin tổng thể trong chuỗi
Tác giả đã sử dụng một số nội dung như lập kế hoạch và thiết kế chuỗi cung
ứng, quản lý hàng tồn kho và hoạt động lưu kho, phân phối vận chuyển thành phẩm,
sự phối hợp và chia sẻ thông tin trong chuỗi cung ứng để hoàn chỉnh các phát biểu sử
dụng trong dàn bài khảo sát của mình và tham khảo một số giải pháp về cải thiện quá
trình lập kế hoạch, quản lý tồn kho, quản lý chu trình đặt hàng, cải thiện quy trình
phân phối và vận chuyển, chia sẻ thông tin tổng thể trong chuỗi cho bài nghiên cứu
của mình.
1.5.2.2. Nghiên cứu “Đánh giá chuỗi cung ứng, quản lý và cung cấp thuốc
thú y ở khu vực Đông Bắc Ethiopia” của Angesom Hadush Desta, 2015
Bài nghiên cứu này tập trung đánh giá nhận thức, thái độ, cách thực hành của
những chủ cửa hàng thuốc thú y tư nhân, các cán bộ thú y về các vấn đề quản lý, xử
lý thuốc thú y và xác định chuỗi cung ứng thuốc thú y trong khu vực Đông Bắc
Ethiopia.
Tác giả Angesom Hadush Desta đã tiến hành phỏng vấn 18 cá nhân là chủ cửa
hàng thuốc thú y tư nhân và 18 chuyên gia về thú y tại các trạm thú y công cộng, sở
thú y ở 18 huyện của vùng Afar thông qua bảng câu với nội dung liên quan đến xử lý
và thực hành quản lý thuốc thú y trong quá trình giao nhận, vận chuyển, lưu trữ, pha
chế và xử lý các loại thuốc hết hạn.
Kết quả của bài nghiên cứu: khoảng 63,9% số người được hỏi cho biết họ không
có đủ kiến thức về xử lý và quản lý thuốc an toàn bắt đầu từ việc mua lại từ các nhà
nhập khẩu đến người tiêu dùng cuối cùng để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả
sử dụng thuốc thú y.
Bên cạnh đó, nguồn cung cấp thuốc trong khu vực bị chi phối bởi chính phủ
trong khi nguồn cung cấp từ tư nhân là không đáng kể, cụ thể nguồn cung cấp thuốc
thú y chính trong khu vực Afar từ chính phủ (65%), nguồn tư nhân (5%), các tổ chức


11


phi chính phủ (10%) và các nguồn bất hợp pháp (20%) được thể hiện ở hình 1.2. dưới
đây:
Nguồn chính phủ
(65%)

Tư nhân
(5%)

Thuốc thú y ở
Khu vực Afar

Nguồn phi chính phủ
(10%)

Nguồn bất hợp pháp
(20%)

Hình 1.2. Nguồn cung cấp thuốc thú y cho vùng Afar
Nguồn: Angesom Hadush Desta, 2015
Các loại thuốc thú y từ nguồn chính phủ tiếp cận với người tiêu dùng thông qua
bộ phận mục vụ nông nghiệp và văn phòng phát triển nông thôn ở khu vực đến các
cơ quan nông nghiệp cấp huyện và cuối cùng đến các phòng khám thú y và trạm thú
y ở mỗi huyện.
Các tổ chức phi chính phủ làm việc trong khu vực này cung cấp thuốc thú y hỗ
trợ cho khu vực thông qua các cách thức thực hiện khác nhau. Một số tổ chức phi
chính phủ tặng thuốc thú y cho chính quyền hoặc cơ quan nông nghiệp ở khu vực
nhưng một số tổ chức phi chính phủ khác cung cấp thuốc trực tiếp cho các huyện.
Các chủ thể dịch vụ thú y tư nhân trong khu vực chủ yếu là các chủ cửa hàng
thuốc thú y trong thị trấn và các nhân viên thú y cộng đồng ở nông thôn. Cả hai chủ

thể này bán thuốc cho người tiêu dùng và điều trị cho động vật.
Các nguồn chính phủ, phi chính phủ và tư nhân lấy thuốc từ các nhà phân phối
tại thủ đô của đất nước, Addis Ababa và các thị trấn lân cận khác như Adama, Dessie,
Kombolcha và Mekelle.
Người bán bất hợp pháp mua thuốc thú y từ các nhà bán lẻ không có giấy phép
và từ chợ đen trong và ngoài nước. Chuỗi cung ứng thuốc thú y ở vùng Afar bắt đầu


12

từ các nhà nhập khẩu ở Addis Ababa cho đến người tiêu dùng cuối cùng trong khu
vực, được thể hiện ở hình 1.3. dưới đây:
Nhà nhập khẩu

Nhà phân phối/ Nhà bán buôn
Nhà bán lẻ

Khu vực

Người bán bất hợp pháp

Huyện

Phòng khám
bác sĩ thú y

Trạm
thú y

Chợ đen


Tổ chức phi chính phủ

Nhà thuốc thú y tư nhân

Huyện

Khu vực

Người tiêu dùng cuối cùng

Hình 1.3. Chuỗi cung ứng thuốc thú y ở vùng Afar
Nguồn: Angesom Hadush Desta, 2015
Cuộc khảo sát này cho thấy sự thiếu kiến thức về xử lý và quản lý thuốc thú y
trong khu vực ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, an toàn và hiệu quả của thuốc như:
sử dụng phương tiện công cộng để vận chuyển thuốc (91,7%), không lưu trữ thuốc theo
hướng dẫn của nhà sản xuất (61,1%), bán thuốc không kê toa (94,5%) và không tự
kiểm tra chất lượng thuốc (100%), thiếu hiểu biết về tác hại của lạm dụng thuốc;
khoảng 61,1% số người được hỏi sử dụng thuốc hết hạn để điều trị, trong đó 68,2%
sử dụng thuốc hết hạn trong một tháng và khoảng 31,8% sử dụng thuốc hết hạn hơn
một tháng; khoảng 58,3% không ghi ngày hết hạn thuốc trên bao bì/ thùng trong khi
bán. Và xuất hiện những người bán thuốc bất hợp pháp tại các cửa hàng, chợ và tiệm
thuốc tây địa phương, họ mua thuốc thú y từ các nhà bán lẻ không có giấy phép, từ
chợ đen trong và ngoài nước với giá thấp hơn nhiều so với người bán được cấp phép.
Tình trạng này ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc có thể dẫn đến kháng thuốc
và tỷ lệ tử vong ở động vật sẽ tăng lên.
Tác giả đã tham khảo và vận dụng những kết quả của nghiên cứu này về việc
quản lý thuốc thú y trong quá trình mua bán, vận chuyển, lưu trữ, phân phát, xử lý
thuốc hết hạn và đào tạo chuyên môn, nâng cao nhận thức năng lực cho đội ngũ nhân
viên, xây dựng và nâng cấp chương trình đào tạo và đảm bảo thực thi đúng các quy



13

tắc, các quy định trong khu vực về quản lý và kiểm soát thuốc thú y để đề xuất giải
pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thuốc thú y của Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam.
Trong mô hình chuỗi cung ứng thuốc thú y ở vùng Afar, tác giả vận dụng đặc
điểm thuốc thú y sẽ được nhà nhập khẩu bán trực tiếp cho các nhà phân phối/ nhà bán
buôn mà không bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ để xây dựng mô hình chuỗi cung ứng
đầu ra, là một phần quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng của Công ty TNHH
Y.S.P Việt Nam. Nhưng tác giả điều chỉnh “nhà nhập khẩu” thành “nhà sản xuất”, vì
tác giả đang nghiên cứu và phân tích, đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng của một
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nên việc điều chỉnh sẽ phù hợp với nội dung
nghiên cứu.
1.6. Ý nghĩa và những đóng góp mới của luận văn
Các công trình nghiên cứu liên quan đến chuỗi cung ứng thuốc thú y đến nay
còn rất ít, đặc biệt tại Việt Nam chỉ có một số nghiên cứu tập trung phân tích chuỗi
cung ứng dược phẩm cho người hoặc chuỗi cung ứng đầu ra của thuốc thú y, chưa có
một nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu tổng thể chuỗi cung ứng thuốc thú y của
một doanh nghiệp cụ thể để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng thuốc
thú y. Đây là đóng góp mới của nghiên cứu cho ngành thú y tại Việt Nam.
Ý nghĩa học thuật: Sau khi nghiên cứu lý thuyết về chuỗi cung ứng và những
nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả đã xác định được mô hình chuỗi cung ứng
gồm chuỗi cung ứng đầu vào và chuỗi cung ứng đầu ra, các hoạt động tác động đến
hiệu quả chuỗi cung ứng. Dó đó, kết quả của nghiên cứu có những đóng góp nhất định
vào việc khái quát hóa lý thuyết về chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng
thuốc thú y nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đã đề xuất mô hình chuỗi cung ứng đầu vào, đầu
ra và toàn bộ chuỗi cung ứng, phân tích toàn diện các hoạt động của chuỗi cung ứng,
tứ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thuốc thú y của

Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động như hiện
nay, tác giả kỳ vọng nghiên cứu có thể giúp các cấp lãnh đạo, quản lý Công ty TNHH
Y.S.P Việt Nam có được những giải pháp phù hợp để kiểm soát chi phí, nâng cao


14

năng lực cạnh tranh nhằm mang đến hiệu quả kinh tế cao nhất. Công trình nghiên cứu
của tác giả có thể là tài liệu tham khảo cho Công ty TNHH Y.S.P Việt Nam nói riêng
và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc thú y nói chung.
1.7. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần kết luận và danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục
hình vẽ, trích dẫn tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài sẽ được trình bày theo bố cục gồm
4 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thuốc thú y tại Công ty
TNHH Y.S.P Việt Nam


×