BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH TRẦM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH TRẦM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phạm Ngọc Toàn
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu trong luận văn là trung thực. Những kết quả của luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TPHCM, ngày
tháng
năm
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Trầm
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 3
6. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................... 4
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...................................... 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................................... 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước ......................................................................................... 9
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu ............................................................................ 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 22
2.1 Tổng quan về DVKT ................................................................................................ 22
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ ...................................................................... 22
2.1.2 DVKT .................................................................................................................... 24
2.1.2.1 Khái niệm DVKT ............................................................................................... 24
2.1.2.2 Các sản phẩm của các công ty cung cấp DVKT ................................................ 25
2.2 Các lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách hàng .............. 25
2.2.1 Lý thuyếtvề hành vi người tiêu dùng củaPhilip Kotler (2013) ............................. 25
2.2.2 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ....................................................................... 27
2.2.3 Lý thuyết về hành vi được hoạch định (TPB) ....................................................... 28
2.2.4 Lý thuyết nguồn lực (resource-based theory) ....................................................... 29
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT ......................................... 30
2.3.1 Tính chất đặc thù của DNPM ............................................................................... 31
2.3.2 Lợi ích .................................................................................................................. 33
2.3.3 Giá phí dịch vụ ...................................................................................................... 34
2.3.4 Độ tin cậy .............................................................................................................. 35
2.3.5 Trình độ chuyên môn ............................................................................................ 36
2.3.6 Thương hiệu .......................................................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 39
3.1 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................. 39
3.1.1 Nguồn dữ liệu ........................................................................................................ 39
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 39
3.1.3 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 40
3.2 Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................................... 41
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 41
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo .......................................... 41
3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .............................................................................. 43
3.3 Nghiên cứu chính thức ............................................................................................. 46
3.3.1 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 46
3.3.2 Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu chính thức.......................................................... 46
3.3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu ...................................................................................... 46
3.3.3.1 Phân tích mô tả .................................................................................................... 46
3.3.3.2 Kiểm định và đánh giá thang đo ......................................................................... 46
3.3.3.3 Phân tích hồi quy bội ......................................................................................... 48
3.3.3.4 Xây dựng giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
DVKT của các DNPM TP. HCM .................................................................................. 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................... 51
4.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát ...................................................................... 51
4.2 Kiểm tra độ tin cậy của các thangđo ........................................................................ 51
4.3 Phân tích nhân tố ...................................................................................................... 55
4.4 Phân tích hồi quy đa biến ......................................................................................... 60
4.4.1 Mô hình hồi quy tổng thể ...................................................................................... 60
4.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .............................................................. 61
4.4.3 Kiểm định trọng số hồi quy ................................................................................... 61
4.4.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................................... 62
4.4.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư ............................................... 63
4.4.6 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư ......................................................... 63
4.4.7 Kiểm định giải định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ......................... 65
4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu .................................................................................... 66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 70
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 70
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 70
5.2.1 Độ tin cậy ............................................................................................................. 71
5.2.2 Trình độ chuyên môn ............................................................................................ 71
5.2.3 Thương hiệu ......................................................................................................... 72
5.2.4 Giá phí dịch vụ ..................................................................................................... 73
5.2.5 Lợi ích .................................................................................................................. 73
5.2.6 Tính chất đặc thù của DNPM ................................................................................ 74
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .................................................. 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................. 76
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNPM: Công nghiệp phần mềm
CNTT: Công nghệ thông tin
DN: Doanh nghiệp
DNNVV: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNPM: Doanh nghiệp phần mềm
DVKT: Dịch vụ kế toán
GTGT: Giá trị gia tăng
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ..............15
Bảng 3.1: Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................... 42
Bảng 3.2: Thang đo nghiên cứu ............................................................................43
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả mẫu khảo sát ........................................................51
Bảng 4.2: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo .................................................... 52
Bảng 4.3: KMO and Bartlett's Test của các nhân tố ban đầu ................................ 55
Bảng 4.4: Ma trận xoay của nhân tố khám phá ......................................................56
Bảng 4.5: Tổng phương sai trích của các nhân tố khám phá ................................. 57
Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc ................... 59
Bảng 4.7: Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc ............................. 59
Bảng 4.8: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ............................................................. 60
Bảng 4.9: Bảng tóm tắt mô hình hồi quy ............................................................... 61
Bảng 4.10:Bảng ANOVA ...................................................................................... 61
Bảng 4.11: Bảng trọng số hồi quy ..........................................................................62
Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT của các
DNPM TP. HCM ................................................................................................... 70
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Ly (2013) .........11
Hình 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giảNguyễn Thị Hạnh (2017) ...... 13
Hình 1.3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến Trinh (2017) ........14
Hình 2.1: Mô hình quy trình mua hàng của Philip Kotler (2013) .......................... 26
Hình 2.2: Lý thuyết hành động hợp lý ................................................................... 28
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB ................................................29
Hình 2.4: Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm ................................................ 32
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..............................................................................40
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................42
Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa .......................................... 64
Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa .............................................. 65
Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ...................66
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực trạng toàn cầu hoá kinh tế, tăng trưởng của thị trường, tăng nhu cầu của
khách hàng, thay đổi công nghệ nhanh chóng đã tạo nên môi trường kinh doanh
ngày càng phức tạp, khó dự đoán, mức độ cạnh tranh cao (Kamyabi & Devi, 2011).
Trong môi trường đó, quản trị kinh doanh trở nên khó khăn và phức tạp hơn
(Lamminmaki, 2007; Espino-Rodríguez & Padrón-Robaina, 2004). Trong một môi
trường kinh doanh như vậy các doanh nghiệp rất dễ bị tổn thương và phải đối mặt
với những thách thức đáng kể của cạnh tranh, kể cả những khó khăn liên quan đến
hạn chế trong nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp (Kamyabi & Devi, 2011). Để
khắc phục những khó khăn như vậy, các doanh nghiệp đượckhuyên rằng nếu DN
không đủ nguồn lực để thực hiện một chức năng chuyên môn nào đó thì tốt hơn nên
thuê ngoài chức năng này (Lamminmaki, 2008; Kotabe & Mol, 2009) và đặc biệt là
các chức năng kế toán, thông qua các công ty DVKT chuyên nghiệp(Kamyabi &
Devi, 2011).Do đó, quyết định lựa chọn DVKT là cơ hội để các DN tập trung vào
nguồn lực hiện có, năng lực cốt lõi để tiếp tục cạnh tranh trong môi trường kinh
doanh (Jayabalan và cộng sự, 2009; Everaert và cộng sự, 2010) nhưng vẫn đảm bảo
chức năng kế toán. Thêm vào đó khi DN thiếu các nguồn lực, kỹ năng và chuyên
môn cần thiết để thực hiện kế toán nội bộ (Kamyabi & Devi, 2011), việc tiếp cận
kiến thức và kỹ năng của kế toán viên bên ngoài là một trong các lý do quan trọng
để DN quyết định lựa chọn DVKT (Everaert và cộng sự, 2007).
Ngày 11/08/2017 Bộ chính trị đã ra chỉ thị 58/CT-TW về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, và Chính
phủ ra Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng vàphát triển công nghiệp phần
mềm (CNPM) trong đó xác định “CNPM là ngành công nghiệp được đặc biệt
khuyến khích đầu tư, Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các doanh nghiệp
làm CNPM”, đến nay có thể nói CNPM đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích
lệ, tuy nhiên ngành công nghiệp non trẻ này cũng đang đối mặt với không ít khó
khăn.Ngoài một số ít doanh nghiệp hàng đầu như FPT, TMA, CSC Việt Nam,... thì
2
những DNPM còn lại chủ yếu tồn tại với quy mô nhỏ, thực hiện những dự án gia
công phần mềm với trị giá thấp hoặc sản xuất phần mềm với doanh thu không cao,
tổ chức bộ máy kế toán tốn nhiều chi phí nhưng không tận dụng được hết những ưu
đãi thuế mà Nhà nước hỗ trợ. Trong điều kiện đó việc quyết định lựa chọn thuê
ngoài DVKT để thực hiện các chức năng kế toán là rất cần thiết, qua đó một mặt
giúp DN đảm bảo các chức năng kế toán cũng như các quy định liên quan đến Pháp
luật thuế, mặt khác các DNPM có thể tập trung toàn lực vào năng lực cốt lõi, nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh liên quan đến cung cấp, gia công phần mềm,…
Hiện nay trên thị trường cung cấp DVKT có nhiều công ty cung cấp DVKT
mà các DN thuê DVKT khó có thể lựa chọn được DN phù hợp về chất lượng DV,
giá cả,… nhất là am hiểu về đặc thù ngành như ngành CNPM.
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP. Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
Qua nghiên cứu luận văn góp phần xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP. HCM, đồng thời đề xuất một số
các kiến nghị đến các đối tượng liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quyết định lựa
chọn DVKT của các DN này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP. HCM.
Để thực hiện mục tiêu chung vừa nêu, luận văn đưa ra các mục tiêu cụ thể
gồm:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các
DNPM tại TP. HCM.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn
DVKT của các DNPM tại TP. HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn bao gồm:
3
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM
tại TP. HCM?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến quyết định lựa chọn DVKT của
các DNPM tại TP. HCM như thế nào?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP. HCM.
Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: tác giả nghiên cứu cácDNPM tại TP. HCM.
+ Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành năm
2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp định tính: Thông qua tổng hợp, phân tích các công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài, cũng như cơ sở lý thuyết liên quan đến DVKT, các
lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn dịch vụ, tác giả nhận diện, đề xuấtcác
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP. HCM.
Thêm vào đó thông qua thảo luận chuyên gia, tác giả hoàn thiện mô hình nghiên
cứu chính thức, đồng thời xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức về các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP. HCMđể tiếp tục
thực hiện nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Khảo sát các cácDNPM tại TP. HCM liên quan đến quyết định lựa chọn
DVKT của các doanh nghiệp nàythông quabảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa
trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT.
4
+ Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach’s Alpha
và phân tích nhân tố khám phá (EFA).
+ Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng phương pháp
phân tích hồi quy tuyến tính bội.
6. Ý nghĩa của đề tài
Qua nghiên cứu luận văn góp phần xác định và đo lường tác động của các
nhân tố đếnquyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP. HCM. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng góp phần đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảquyết định
lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP. HCM. Luận văn cũng là tài liệu tham khảo
hữu ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vựcquyết định lựa chọn DVKT của các
DNPM.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận văn được
thực hiện gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương này tác giả trình bày một số các nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan đến quyết định lựa chọn DVKT ở các doanh nghiệp, bao gồm các nghiên
cứu nước ngoài, nghiên cứu trong nước, từ đó rút ra những nhận xét và khe hổng
nghiên cứu của mảng đề tài này.
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Hunt và cộng sự (1999) với nghiên cứu “Marketing of accounting services
to Professional vs small Business Owners: Selection and Retention Criteria of
these client Groups”. Để thực hiện nghiên cứu tác giả đã khảo sát 81 đối tượng
trong đó có 48 người là chuyên gia, và 33 người là chủ các DNNVV nhằm xác định
được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty DVKT của các nhóm
khách hàng này. Kết quả nghiên cứu cho ra 12 nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết
định lựa chọn DVKT của nhóm khách hàng DNNVV và lựa chọn của các chuyên
gia với dịch vụ này. Cụ thể 12 nhân tố bao gồm: Có mối quan hệ cá nhân với nhà
cung cấp dịch vụ; Nhận thức được chuyên môn nhà cung cấp; Giá phí đề xuất; Kiến
thức nhà cung cấp về ngành nghề của khách hàng; Quy mô nhà cung cấp; Trình bày
bằng miệng của nhà cung cấp; Trình bày bằng văn bản của nhà cung cấp; Sự giới
thiệu từ các khách hàng của nhà cung cấp; Quen biết từ trước với nhà cung cấp; Vị
trí; Cung cấp các dịch vụ quốc tế. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các chuyên gia và
các DNNVV trong lựa chọn công ty DVKT đó là ở thứ tự và mức độ tác động của
các nhân tố kể trên đến quyết định lựa chọn DVKT của họ.
Mehmet Aga, Okan Veli Safakli (2007) với nghiên cứu “An Empirical
Investigation of Service Quality and Customer Satisfaction in Professional
Accounting Firms: Evidence from North Cyprus”. Problems and Perspectives in
Management / Volume 5, Issue 3, 2007. Đây là nghiên cứu thực nghiệm về chất
lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng trong các công ty kế toán chuyên
nghiệp hoạt động ở Bắc Cyprus. Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng thang đo
SERVQUAL - một công cụ thường xuyên sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ
tiêu dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ của các công ty kế toán chuyên nghiệp và
6
xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với DVKT. Ngoài
ra, nghiên cứu cũng khám phá mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng, chất
lượng dịch vụ, hình ảnh công ty và giá dịch vụ. Kết quả của nghiên cứu thực
nghiệm chỉ ra rằng (1) thang đoSERVQUAL là thích hợp trong đo lường chất lượng
dịch vụ của các công ty DVKT chuyên nghiệp ; (2) chất lượng dịch vụ có ảnh
hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng, (3) hình ảnh công ty và giá dịch vụ
có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng và (4) giá dịch vụ ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Thứ tự tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của
khách hàng từ thấp đến cao gồm: hình ảnh công ty, giá cả và chất lượng dịch vụ.
Jayamalathi Jayabalan, Magiswary Dorasamy (2009) “Outsourcing of
Accounting Functions amongst SME Companies in Malaysia: An Exploratory
Study”. Accountancy Business and the Public Interest, Vol. 8, No. 2, 2009, 96-114.
Những thách thức trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh trong thế giới doanh nghiệp
mà các doanh nghiệp phải đối mặt đã trở thành một mối quan tâm lớn hiện nay. Các
doanh nghiệp đang áp dụng các công nghệ tiên tiến và thực tiễn tốt nhất để chiến
thắng những thay đổi nhanh chóng trên thế giới. Các chức năng kinh doanh khác
nhau đang được tái cấu trúc cho mục đích này. Chức năng kế toán đóng vai trò quan
trọng trong các doanh nghiệp, tuy nhiên, một số DNNVVgặp khó khăn trong việc
thực hiện các chức năng kế toán ở đơn vị, điều này được giải thích là do các doanh
nghiệp thiếu chuyên môn trong việc thực hiện công tác kế toán (chức năng kế toán
không chỉ đòi hỏi kiến thức về các quy tắc kế toán được chấp nhận, quy định về
thuế, mà còn yêu cầu người làm kế toán phải biết cách áp dụng các quy tắc trong
môi trường kinh doanh nhất định), từ đó nhu cầu đối với các doanh nghiệp này là
thuê ngoài DVKT. Tác giả đã gửi phiếu khảo sát trực tuyến đến 1500 công tySME
ở Malaysia, tuy nhiên chỉ thu về có 164 bảng trả lời trực tuyến hợp lệ. Các dữ liệu
được phân tích để xem xét mức độ thuê ngoài DVKT của SME ở Malaysia. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, do những hạn chế liên quan đến chức năng kế toán nên có 2/3
số doanh nghiệp được khảo sát quyết định thuê ngoài DVKT. Đồng thời cũng có
27,4% công ty được khảo sát không hài lòng khi sử dụng DVKT nguyên nhân là do
7
thái độ phục vụ của công ty DVKT, chất lượng dịch vụ không như mong đợi, tính
bảo mật không cao với nguy cơ công ty DVKTsử dụng tài sản trí tuệ hoặc bí mật
thương mại của công ty.
Magiswary Dorasamy và cộng sự (2010) “Critical factors in outsourcing of
accounting functions in Malaysian small medium-sized enterprises (SMES)”.
Kajian Malaysia, Vol. 28, No. 2, 2010. Chức năng kế toán đóng một vai trò quan
trọng trong các doanh nghiệp ngày nay. Kết quả là, các DNVVN cần phải nhận thức
được tính hữu dụng của thông tin kế toán; nó có thể cung cấp thông tin để kiểm soát
quản lý tốt hơn và hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định, giúp các tiếp cận các thị
trường mới và tối đa hóa lợi nhuận của công ty.Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc
thuê ngoài DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia chịu sự tác động
của các nhân tố như: Chi phí DVKT, nguồn lực của doanh nghiệp, năng lực của
doanh nghiệp, quản lý hoạt động, rủi ro liên quan đến lựa chọn DVKT, quy mô
doanh nghiệp; Loại ngành. Nghiên cứu này góp phần cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài DVKT, là cơ sở, căn
cứ khoa học quan trọng cho các nghiên cứu sau này liên quan đến quyết định thuê
ngoài DVKT.
Patricia Everaert (2010) “Using Transaction Cost Economics to explain
outsourcing of accounting”. Small Business Economics. July 2010, Volume 35,
Issue 1, pp 93–112. Nghiên cứu này thực hiện khảo sát thuê ngoài DVKTcủa các
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bỉ. Theo các tác giả này, nếu chi phí thuê ngoài
DVKT là không hiệu quả, không phù hợp so với các chức năng kế toán mà doanh
nghiệp nhận được thì họ không lựa chọn thuê ngoài DVKT. Kết quả nghiên cứu cho
thấy khi cácnghiệp vụ kinh tế - tài chính, kế toán phát sinh một cách thường xuyên
thì các doanh nghiệp không lựa chọn thuê ngoài DVKT, tuy nhiên khi cácnghiệp vụ
kinh tế - tài chínhphát sinh không thường xuyên (kế toán cuối kỳ, lập báo cáo tài
chính) thì quyết định thuê ngoài DVKT là rất cao. Hơn nữa khi hoạt động kinh
doanh, tài sản của doanh nghiệp có tính đặc thù cao, CEO có nền tảng chuyên môn
8
cao, mức độ tin cậy của CEO với các kế toán viên bên ngoài thấp thì thông thường
các công ty này không lựa chọn thuê ngoài DVKT.
Ruhanita Maelah, Aini Aman, Rozita Amirruddin, Sofiah, Md Auzair,
Noradiva Hamzah, (2012) với nghiên cứu “Accounting outsourcing practices in
Malaysia”, Journal of Asia Business Studies, Vol. 6 Issue: 1, pp.60-78. Các tác giả
này nhận định Malaysia là một quốc gia đang rất phát triển về sử dụng DVKT, tuy
nhiên sự hiểu biết về thuê ngoài DVKT, rủi ro và kiểm soát thì chưa được quan tâm,
do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích để khám phá các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng DVKT của các doanh nghiệp. Để thực hiện nghiên
cứu, các tác giả đã thu thập dữ liệu khảo sát bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các
công ty, và đã có 51 công ty tham gia vào nghiên cứu này trong đó khoảng 47,1%
số đối tượng được hỏi có sử dụng DVKT (24/51 công ty thuê ngoài DVKT). Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng các dịch vụ phổ biến nhất mà công ty DVKT cung
cấp liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính và các lý do để các công ty này
quyết định sử dụng DVKT là chất lượng dịch vụ, năng lực cốt lõi và quy mô doanh
nghiệp. Quyết định thuê ngoài DVKT cũng liên quan đến loại hình công ty và lĩnh
vực hoạt động của các công ty. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn những hạn chế
như do kích thước mẫu khảo sát hạn chế nên các phát hiện của nghiên cứu có thể
không được khái quát hóa với tổng thể.
Mohd AzianHusin và cộng sự (2014) với nghiên cứu “The Role of
Accounting Services and Impact on Small Medium Enterprises (SMEs)
Performance in Manufacturing Sector from East Coast Region of Malaysia: A
Conceptual Paper”. Procedia - Social and Behavioral Sciences. Volume 115, 21
February 2014, Pages 54-67. Nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm tra vai trò của
các dịch vụ kế toán và tác động của dịch vụ kế toán đối với các DNNVV, đồng thời
nghiên cứu sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giữa các
công ty kế toán, cũng như quyết định lựa chọn, đánh giá công ty DVKT dựa trên
chất lượng DVKT mà họ cung cấp. Các lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên
cứu này bao gồm mô hình khoảng cách của các dịch vụ, lý thuyết dựa trên tài
9
nguyên (RBT). Qua các lý thuyết này, các tác giả cũng giải thích trong những điều
kiện hạn chế về các nguồn lực bên trong DN thì khi đó lựa chọn DVKT là phù hợp
và cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả hoạt động của DN và căn cứ
để đưa ra lựa chọn chính là dựa trên chất lượng DVKT.
Ajmal Hafeez và Otto Andersen (2014) với nghiên cứu “Factors
Influencing Accounting Outsourcing Practices among SMEs in Pakistan
Context: Transaction Cost Economics (TCE) and Resource-Based Views (RBV)
Prospective”. Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp,
trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được kết hợp với phương pháp nghiên
cứu định lượng. Thực hiện nghiên cứu dựa trên lý thuyết chi phí giao dịch kinh tế
(TCE) và quan điểm dựa trên tài nguyên (RBV). Nghiên cứu tiến hành thực hiện
một cuộc khảo sát với 302 DNNVV Pakistan, bằng cách sử dụng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện, các đối tượng khảo sát bao gồm chủ sở hữu / quản lý / giám đốc tài
chính của các doanh nghiệp đó ở 9 thành phố lớn của Pakistan, mục đích nhằm xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thuê ngoài dịch vụ kế toán và các yếu tố
nào ảnh hưởng lớn hơn đến lựa chọn thuê ngoài dịch vụ kế toán và hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
biến độc lập bao gồm: tần suất các nhiệm vụ thường xuyên, tần suất các nhiệm vụ
không thường xuyên, đặc thù tài sản, không chắc chắn về môi trường, không chắc
chắn hành vi, cơ hội, tín thác kế toán, cam kết, thẩm quyền kế toán, cạnh tranh và
chiến lược thuê ngoài dịch vụ kế toán có tác động đáng kể đến các lựa chọn thuê
ngoài dịch vụ kế toán. Hơn nữa, qua nghiên cứu, các tác giả còn kết luận rằng thuê
ngoài dịch vụ kế toán là một biến độc lập và biến này có tác động tích cực đáng kể
đến đối với hoạt động của doanh nghiệp.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Mai Thị Hoàng Minh(2010)với nghiên cứu“Kế toán và DVKT Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”.Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ,
trường đại học kinh tế TP. HCM.Theo tác giả,thị trường DVKT và kiểm toán thống
nhất đã hình thành trong khu vực Đông Nam Á và thế giới tạo ra nhiều cơ hội và
10
thách thứ cho các công ty DVKT và kiểm toán ở nước ta. Tác giả cũng trình bày
những hạn chế, khó khăn đối với thực trạng DVKT, kiểm toán ở nước ta liên quan
đến những hạn chế như các doanh nghiệp nghiệp kế toán, kiểm toán còn non trẻ, cơ
sở vật chất còn hạn chế, trình độ nhân viên chưa cao, hạn chế trong khả năng quản
lý của các doanh nghiệp. Qua nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất một số các giải pháp
nhằm hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp này
như: khung pháp lý, giám sát chất lượng dịch vụ cung cấp của các công ty, nâng cao
chất lượng dịch vụ cung cấp thông qua cải thiện trình độ, năng lực nhân viên,…
Trần Khánh Ly (2013) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. HCM”. Luận văn
thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. HCM. Nghiên cứu này góp phần trình bày
tổng quan cơ sở lý thuyết của đề tài liên quan đến DVKT và quyết định lựa chọn
dịch vụ của khách hàng. Tiếp đó nghiên cứu giải quyết những câu hỏi như: các nhân
tố nào tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại TP. HCM, và mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. HCM như thế nào. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó nghiên cứu định tính giúp xác định các
nhân tố của mô hình nghiên cứu và nghiên cứu định lượng giúp đo lường tác động
của các nhân tố đến biến phụ thuộc. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên. Tóm tắt về các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến quyết
định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. HCM theo mô hình
dưới đây:
11
Giá phí dịch vụ ( = 0.263)
Khả năng đáp ứng ( = 0.248)
Quyết định lựa
chọn DVKT của
các doanh nghiệp
Lợi ích chuyên môn ( = 0.209)
vừa và nhỏ tại TP.
HCM
Sự giới thiệu ( = 0.209)
Lợi ích tâm lý ( = 0.156)
Hình 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Ly (2013)
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Trần Thị Mỹ Linh (2015) với nghiên cứu“Nghiên cứu các yếu tổ ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP
cần Thơ”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Nghiên cứu đặt ra các mục tiêu gồm xác định
các yếu tố, và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định DVKT của
các DNVVN tại TP Cần Thơ. Thêm vào đó nghiên cứu cũng đánh giá sự khác nhau
về giới tính, chức vụ, đối tượng cung cấp dịch vụ, đến quyết định lựa chọn DVKT.
Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó nghiên cứu
định tính được thực hiện qua kỹ thuật thảo luận nhóm lấy ý kiến chuyên gia và dữ
liệu cho nghiên cứu định lượng được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát. Mẫu
khảo sát của nghiên cứu này là 214 DNVVN tại Cần Thơ. Sau quá trình nghiên cứu,
luận văn xác định được 7 yếu tố gồm: hình ảnh nhà cung cấp dịch vụ, lợi ích
chuyên môn, lợi ích cảm nhận, giá phí, khả năng đáp ứng, ảnh hưởng của xã hội,
thói quen tâm lý có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT.
Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015) với nghiên cứu “Các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV tại Việt Nam”.
12
Nghiên cứu trao đổi. Tạp chí Kế toán và kiểm toán số tháng 07/2015. Theo kết quả
nghiên cứu của các tác giả này thì quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV tại
Việt Nam chịu sự tác động của các nhân tố như: Lợi ích chuyên môn, lợi ích tâm lý,
giá phí dịch vụ, khả năng đáp ứng, và sự giới thiệu. Nghiên cứu này sử dụng cỡ
mẫu gồm 107 DNNVV tại Việt Nam, cỡ mẫu này là tương đối nhỏ so với tổng thể
nghiên cứu, thêm vào đó, các tác giả chỉ chủ yếu thu thập dữ liệu từ các doanh
nghiệp ở HCM và Bình Định vì thế tính tổng quát của đề tài không cao. Qua nghiên
cứu, nhóm tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao quyết định lựa
chọn DVKT của các DNNVV tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu cũng góp phần
cung cấp những thông tin hữu ích cho các công ty DVKT trong việc đánh giá các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng, từ đó có biện pháp phù nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị phần,…
Nguyễn Thị Hạnh (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. HCM. Nghiên cứu
được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu gồm: xác định các nhân tố và đánh giá
cường độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó đề xuất kiến nghị liên quan
đến từng nhân tố nhằm giúp các công ty DVKT đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để nghiên cứu, trước
hết bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả xác định được mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời hoàn thiện bảng câu hỏi nghiên cứu để tiếp tục thực
hiện nghiên cứu chính thức. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả kiểm
định mối quan hệ và đo lường mối quan hệ tác động của các nhân tố đến quyết định
lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kết quả
nghiên cứu cho thấy 7 nhân tố gồm: đội ngũ nhân viên, sự giới thiệu, trình độ
chuyên môn, khả năng đáp ứng, giá phí, lợi ích cảm nhận, hình ảnh đối tượng cung
cấp dịch vụ là các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh
13
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua
bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tượng khảo sát được lựa chọn bằng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phi xác suất với kích thước mẫu là 195 quan sát, dữ liệu
được xử lý bằng phần mềm SPSS. Cụ thể mức độ tác động của các nhân tố đến biến
phụ thuộc được thể hiện ở mô hình dưới đây:
Đội ngũ nhân viên ( =
0.279)
Sự giới thiệu ( =0.249)
Trình độ chuyên môn
( =0.274)
Quyết định lựa
chọn DVKT của
các doanh nghiệp
Khả năng đáp ứng ( = 0.224)
trên địa bàn tỉnh
Bình Dương
(R2 hiệu chỉnh =
Giá phí ( = 0.212)
50.4%)
Lợi ích cảm nhận ( = 0.224)
Hình ảnh đối tượng cung cấp
dịch vụ ( = 0.189)
Hình 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giảNguyễn Thị Hạnh (2017)
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Nguyễn Thị Yến Trinh (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tại Tp. HCM”. Luận văn thạc sĩ
kinh tế, trường đại học kinh tế TP. HCM. Các mục tiêu nghiên cứu mà tác giả này
đặt ra gồm: thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài
DVKT của các DNNVV tại Tp. HCM; thứ hai, đo lường mức độ tác động của các
nhân tố đến quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tại Tp. HCM. Nghiên
14
cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, xử lý dữ liệu bằng phần mềm
SPSS, dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối
tượng khảo sát gồm: kế toán trưởng và kế toán viên của các DNNVV ở TP. HCM.
Cụ thể các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc được thể
hiện ở mô hình dưới đây:
Tần suất thực hiện các công việc kế
toán ( = - 0.068)
Tính chất đặc thù của công ty ( =
- 0.079)
Sự phù hợp của giá phí dịch vụ (
= 0.387)
Quyết định thuê
ngoài DVKT của
Uy tín của công ty cung cấp DVKT
( = 0.317)
các DNNVV tại
Tp. HCM
Lợi ích thuê ngoài DVKT
( = 0.431)
(R2 hiệu chỉnh =
81.1%)
Định hướng thuê ngoài ( = 0.072)
Mối quan hệ giữa hai bên ( =
0.327)
Dịch vụ chăm sóc khách hàng ( =
0.080)
Chất lượng báo cáo tài chính ( =
0.122)
Hình 1.3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến Trinh (2017)
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu
15
Bằng việc tổng hợp các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có thể nhận
thấy nghiên cứu về quyết định lựa chọn DVKT đã được thực hiện khá nhiều. Mỗi
tác giả khác nhau lại có những cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu về quyết
định lựa chọn DVKT của khách hàng. Dưới đây tác giả trình bày bảng tổng hợp các
nghiên cứu đã được nêu ở chương này như sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
STT
Tác giả
Nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
Marketing
of
accounting
1.
services
to
Hunt
và Professional
vs
cộng
sự small
(1999)
Business
Owners: Selection
and
Retention
Criteria of these
client Groups
lựa chọn công ty DVKT gồm: Có mối
quan hệ cá nhân với nhà cung cấp dịch
vụ; Nhận thức được chuyên môn nhà
cung cấp; Giá phí đề xuất; Kiến thức nhà
cung cấp về ngành nghề của khách hàng;
Quy mô nhà cung cấp; Trình bày bằng
miệng của nhà cung cấp; Trình bày bằng
văn bản của nhà cung cấp; Sự giới thiệu
từ các khách hàng của nhà cung cấp;
Quen biết từ trước với nhà cung cấp; Vị
trí; Cung cấp các dịch vụ quốc tế.
An
Empirical Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự hài
Investigation
Mehmet
2.
Quality DVKT chuyên nghiệp gồm: hình ảnh
Service
Aga, Okan and
Customer công ty, giá cả và chất lượng dịch vụ.
Veli Safakli Satisfaction
(2007)
of lòng đối với dịch vụ của các công ty
in
Professional
Accounting Firms:
Evidence
from