Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tương lai của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

---------------

NGUYỄN THỊ NGỌC VÂN

TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN VỀ SỰ CHÊNH
LỆCH GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ ĐỐI VỚI VIỆC DỰ
ĐOÁN THU NHẬP TRONG TƢƠNG LAI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

---------------

NGUYỄN THỊ NGỌC VÂN

TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN VỀ SỰ CHÊNH
LỆCH GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ ĐỐI VỚI VIỆC DỰ
ĐOÁN THU NHẬP TRONG TƢƠNG LAI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số : 8340301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Xuân Hƣng

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

-

Tên đề tài: ― Tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán
và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tƣơng lai của các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh‖

-

Giảng viên hƣớng dẫn:

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hƣng

-

Tên học viên:

Nguyễn Thị Ngọc Vân

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Xuân Hƣng. Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài

luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Các kết
quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Đồng thời, tất cả những phần kế thừa nghiên cứu trƣớc đề có trích dẫn và nguồn
cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2018
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Vân


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 3

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ................................................................................. 3
Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 3
3.


Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 5

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 5

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 6

Ý nghĩa khoa học...................................................................................................... 6
Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 6
7.

Bố cục của luận văn ......................................................................................... 6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... …7
1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài........................................................................... 7
1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc……………………………………………………9
1.3. Nhận xét……………………………………………………………………..15
1.4. Kết luận .......................................................................................................... 16
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC........17
2.1. Sự chênh lệch giữa kế toán và thuế ................................................................ 17
2.2. Các loại khác nhau về chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính
thuế……………………………………………………………………………….27



2.3. Thu nhập doanh nghiệp và thuế TNDN ......................................................... 32
2.4. Sự cần thiết của việc dự báo thu nhập tƣơng lai của doanh nghiệp ............... 37
2.5. Mức độ liên quan của nội dung thông tin về số liệu kế toán ......................... 40
Tóm tắt chƣơng 2 .................................................................................................... 42
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 43
3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ....................................................................... 43


Biến số phụ thuộc ........................................................................................... 44



Các biến số độc lập ........................................................................................ 44

3.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 47
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 47
3.3.1.

Xử lý dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 47

3.3.2.

Phƣơng pháp ƣớc lƣợng hồi quy .............................................................. 48

3.3.3.

Các kiểm định để lựa chọn mô hình ......................................................... 50

3.3.4.


Trình tự thực hiện nghiên cứu định lƣợng................................................ 51

3.4. Tóm tắt chƣơng 3 ........................................................................................... 52
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 53
4.1. Thu nhập của doanh nghiệp cùng với chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu
nhập chịu thuế tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai ................... 53
4.1.1. Kết quả phân tích tƣơng quan các biến trong mô hình ................................ 53
4.1.2. Kết quả mô hình hồi quy .............................................................................. 54
4.1.3. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy ............................................................. 56
4.2. Thu nhập của doanh nghiệp cùng với chênh lệch tạm thời giữa thu nhập kế
toán và thu nhập chịu thuế tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai.61
4.2.1. Kết quả phân tích tƣơng quan các biến trong mô hình ................................ 61
4.2.2. Kết quả mô hình hồi quy: ............................................................................. 63
4.2.3. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy: ............................................................ 65


4.3. Thu nhập của doanh nghiệp, tài sản cố định, chênh lệch giá trị kế toán vốn chủ
sở hữu cùng với nợ dài hạn tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai71
4.3.1. Kết quả phân tích tƣơng quan các biến trong mô hình: ............................... 71
4.3.2. Kết quả mô hình hồi quy: ............................................................................. 73
4.3.3. Kết quả kiểm định mô hình hồi quy: ............................................................ 75
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 84
5.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản cố định tại các doanh nghiệp .................. 84
5.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ....................... 86
5.3. Nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí doanh nghiệp ...................... 90
5.4. Lựa chọn nguồn tài trợ dài hạn hợp lý ....................................................... 96
5.5. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp........................ 97
5.6. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu................................... 98
5.7. Tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh .. 100

KẾT LUẬN……………………………………………………………………..102
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

DN

Doanh nghiệp

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

FDI

Foreign Direct Investment ( Đầu Tƣ
Trực Tiếp Nƣớc Ngoài)

WTO

World Trade Organization (Tổ chức
Thƣơng Mại Thế Giới)

TPP


Trans-Pacific

Strategic

Economic

Partnership Agreement (Hiệp định đối
tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng)
GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản
phẩm quốc nội)

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

H0,H1,H2,H3,H4

Gỉa thuyết 0, gỉa thuyết 1, giả thuyết 2,
giả thuyết 3, giả thuyết 4



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả các nghiên cứu trƣớc .................................................................. 14
Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình .................................................... 43
Bảng 4.1: Kết quả phân tích tƣơng quan .................................................................. 50
Bảng 4.2: Kết quả mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Chênh
lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế (BTDt) tác động đến Thu nhập
doanh nghiệp trong tƣơng lai (EPSt+1) ................................................................... 51
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định White đối với mô hình hồi quy các biến thu nhập
doanh nghiệp (EPTs), chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế
(BTDt) tác động đến thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai (EPS t+1) ................ 53
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tự tƣơng quan mô hình hồi quy các biến Thu nhập
doanh nghiệp (EPSt), Chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế
(BTDt) tác động đến thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai (EPS t+1) ............... 55
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Wald biến EPSt ......................................................... 55
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Wald biến BTDt ........................................................ 56
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Ramsey Reset đối với mô hình hồi quy các biến thu
nhập doanh nghiệp (EPSt), Chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế
(BTDt) tác động đến thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai ................................. 57
Bảng 4.8: Kết quả phân tích tƣơng quan .................................................................. 59
Bảng 4.9: Kết quả mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Chênh
lệch tạm thời giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế (TEBTDt) tác động đên
Thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai (EPSt +1) .................................................. 60
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định White đối với mô hình hồi quy các biến Thu nhập
doanh nghiệp (EPSt), Chênh lệch tạm thời giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu
thuế (TEBTDt) tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai (EPSt +1) .. 62
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Wald biến EPSt ........................................................ 64
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Wald biến TEBTDt .................................................. 65
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định Ramsey Reset đối với mô hình hồi quy các biến Thu
nhập doanh nghiệp (EPSt), Chênh lệch tạm thời giữa thu nhập kế toán và thu nhập



chịu thuế (TEBTDt) tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai (EPSt+1)
................................................................................................................................... 66
Bảng 4.15: Kết quả phân tích tƣơng quan ................................................................. 68
Bảng 4.16: Kết quả mô hình hồi quy các biến Thu nhập doanh nghiệp (EPSt), Tài
sản cố định (GFAt), Logarit của tổng tài sản (NLTAt), Chênh lệch giá trị kế toán
của vốn chủ sở hữu (BTMTt), Nợ dài hạn (Lt) tác động đến Thu nhập doanh nghiệp
trong tƣơng lai (EPSt +1) .......................................................................................... 68
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định White đối với mô hình hồi quy các biến Thu nhập
doanh nghiệp (EPSt), Tài sản cố định (GFAt), Logarit của tổng tài sản (NLTAt),
Chênh lệch giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu (BTMt), Nợ dài hạn (Lt) tác động đến
Thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai (EPSt+1) .................................................... 73
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định tự tƣơng quan đối với mô hình hồi quy các biến Thu
nhập doanh nghiệp (EPSt), Tài sản cố định (GFAt), Logarit của tổng tài sản
(NLTAt), Chênh lệch giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu (BTMt), Nợ dài hạn (Lt)
tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai (EPSt +1) .......................... 73
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định Wald biến EPSt ........................................................ 74
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định Wald biến GFAt ....................................................... 75
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định Wald biến NLTAt .................................................... 75
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Wald biến BTMt .................................................... 75
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Wald biến Lt ............................................................ 77
Bảng 4.24: Kết quả kiểm định Ramsey Reset đối với mô hình hồi quy các biến Thu
nhập doanh nghiệp (EPSt), Tài sản cố định (GFAt), Logarit của tổng tài sản
(NLTAt), Chênh lệch giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu (BTMt), Nợ dài hạn (Lt)
tác động đến Thu nhập doanh nghiệp trong tƣơng lai (EPSt+1) ............................ 78


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO từ năm 2007 tính đến nay đƣợc
10 năm và đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó, tăng trƣởng GDP duy trì ở
mức bình quân 6.29%/ năm trong 10 năm qua ( Báo Công Thƣơng, 2017)1. GDP
bình quân đầu ngƣời tăng và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, cụ thể
là, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tốc độ tăng giá
trị xuất nhập khẩu qua các năm lần lƣợt tăng dần nhƣ năm 2007-2012 tăng gấp 2
lần, từ năm 2012-2015 tăng gấp 1,5 lần và từ năm 2015-2016 tăng gấp 1,16 lần
(Nguyễn Tuyền, 2017)2. Đây là một trong những điểm sáng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài Foreign Direct Investment (FDI).
Ngoài ra, cùng với việc tham gia vào Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình
Dƣơng (TPP) vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 giúp cho Việt Nam có những cơ hội có
thể tiếp cận các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ với mức thuế suất bằng 0. Lợi ích này không
những chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng đang có thế mạnh xuất khẩu mà Việt
Nam đang chú trọng nhƣ dệt may, giầy dép… mà nó còn là động lực để những
nhóm mặt hàng mà trƣớc đây chƣa có kim ngạch đáng kể cũng có điều kiện phát
triển và tăng sức cạnh tranh. Nói một cách cụ thể, thì lợi thế này mang lại những
tiềm năng trong tƣơng lai cho Việt Nam.
Hơn nữa, với TPP, Việt Nam cũng có các lợi thế nhằm khai thác đƣợc tại thị
trƣờng trong nƣớc, nhƣ lợi ích từ các việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nƣớc
của TPP; từ những khoản đầu tƣ dịch vụ đến từ nƣớc Mỹ và các nƣớc đối tác trong
TPP; từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng đòi hỏi chung của TPP; từ

1

Báo công thƣơng (2017) , Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO: Những thành tựu khả quan, số ngày 21/04

2

Nguyễn Tuyền (2017), Xuất nhập khẩu tăng gấp 4 lần sau 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, số ngày 05.03


1


việc mở cửa thị trƣờng mua sắm công; từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động,
môi trƣờng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nƣớc, Thành phố Hồ Chí Minh
cũng phát triển vƣợt bậc. Số lƣợng doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh ngày một
tăng lên. Năm 2014, TP.HCM phát triển 25.000 doanh nghiệp, sang năm 2015 con
số này tăng lên 31.300 và lên 36.300 doanh nghiệp trong năm 2016 và trong năm
2017, dự kiến số doanh nghiệp thành lập mới sẽ đạt khoảng 43.500 (Việt Âu,
2017)3.
Để hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh phải tuân
thủ pháp luật. Trong đó, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo Luật Thuế, Nghị
Định Thuế và thông tƣ về Thuế. Về phía doanh nghiệp, kế toán cần theo dõi lợi
nhuận kế toán doanh nghiệp theo khung pháp lý kế toán là chuẩn mực kế toán và
chế độ kế toán. Do có sự khác nhau về quy định trong công tác kiểm tra số liệu của
doanh nghiệp giữa kế toán và thuế có sự khác nhau dẫn đến sự chênh lệch là không
tránh khỏi và tình trạng này thƣờng xuyên xuất hiện tại các doanh nghiệp trên cả
nƣớc và đặc biệt là ở địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Mỗi loại chênh lệch tạm thời và
chênh lệch vĩnh viễn giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế có thể dẫn đến
các ảnh hƣởng khác nhau để dự đoán kết quả trong tƣơng lai. Chênh lệch giữa lợi
nhuận kế toán và thu nhập tính thuế tạm thời cung cấp thông tin về sự bền bỉ của
thu nhập của công ty và về quản lý thu nhập (Hanlon, 2005)4, chênh lệch vĩnh viễn
của chênh lệch về kế toán và thuế cần đƣợc xác định phù hợp để có thể quản lý
đƣợc thu nhập từ kế toán và thu nhập từ thuế (Frank, Lynch, và Rego, 2009)5. Hơn

3

Việt Âu (2017), Tp. Hồ Chí Minh với mục tiêu 500,000 doanh nghiệp: Cụ thể hóa chính sách phát triển, số


ngày 20/04
4

Hanlon, 2005 .The Persistence and Pricing of Earnings, Accruals and Cash Flows When Firms Have Large

Book-Tax Differences. The Accounting Review, 80(1), 137-166.
5

Frank, Lynch, và Rego, (2009), Tax Reporting Aggressiveness and Its Relation to Aggressive Financial

Reporting.
2


nữa, việc kiểm tra các mức chênh lệch kế toán- thuế theo hƣớng tích cực hay tiêu
cực cũng cho thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của vốn, dòng tiền, tài sản của doanh nghiệp
đƣợc thể hiện trong báo cáo tài chính. Do đó, mỗi loại chênh lệch kế toán - thuế có
thể mang đến những kết quả khác nhau trong thu nhập tƣơng lai của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, các quy định
về việc ghi nhận doanh thu và chi phí của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập
doanh nghiệp có sự khác biệt trong nguyên tắc của kế toán và luật thuế quy định.
Do đó, điều này tạo ra sự chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
thông qua báo cáo kết quả kinh doanh. Sự chênh lệch này không chỉ ảnh hƣởng đến
tình hinh kinh doanh của doanh nghiệp mà còn dẫn đến những thông tin sai lệch
trên thị trƣờng, gây bất lợi cho các bên đối tác. Thông qua bài nghiên cứu này, tác
giả sẽ phân tích thực trạng sự chênh lệch về thuế và kế toán đối với thu nhập tƣơng
lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nhằm đƣa ra các giải pháp
gia tăng thu nhập trong tƣơng lai của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Bài luận văn nhằm nghiên cứu tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa
số liệu kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tƣơng lai của doanh
nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm gia tăng thu
nhập trong tƣơng lai của doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể
Bằng việc phân tích mức độ tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế
toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tƣơng lai giai đoạn 2011 – 2017
của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, luận văn đƣa ra các mục tiêu
nghiên cứu sau:
Dự đoán thu nhập trong tƣơng lai nhằm mục đích:
3


- Thu nhập là một trong những két quả cƣối cùng mà bất cứ doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh nào cũng hƣớng tới. Mọi chính sách mọi biện pháp của doanh
nghiệp đều xoay quanh vấn đề làm thế nào để có đƣợc Thu nhập và lơi nhuận cao
nhất, mục đích của sản xuất kinh doanh là Thu nhập
Thu nhập là một trong những chỉ tiêu phản ánh cụ thể và chính xác nhất, từ
đó chúng ta còn đánh giá đƣợc hiệu qủa hành động của Doanh nghiệp nhờ vào chỉ
tiêu này. Do vậy xác định đúng đắn, chính xác Thu nhập là cơ sở đánh gía hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp dựa trên các loại Thu
nhập có các phƣơng hƣớng phấn đấu phù hợp với khả năng, tạo điều kiện để doanh
nghiệp phát huy tốt các mặt mạnh hạn chế các mặt yếu.
Công tác thống kê Thu nhập cũng cần thiết và quan trọng nó cung cấp số liệu
để doanh nghiệp phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó
có thể dự báo tình hình kinh doanh cho những thời kỳ kế tiếp.
 Xác định tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối
với việc dự đoán thu nhập trong tƣơng lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ
Chí Minh.

 Đo lƣờng mức độ tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và
thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tƣơng lai của các doanh nghiệp trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề giải quyết các mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu thì vấn đề đặt ra cho tác
giả:
 Thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế tác động đối với việc dự
đoán thu nhập trong tƣơng lai nhƣ thế nào?

4


 Mức độ tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối
với việc dự đoán thu nhập trong tƣơng lai của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ
Chí Minh?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc nghiên cứu cần phải xác định rõ đối tƣợng và phạm vi
nghiên cứu sau:
 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tác động của thông tin về sự chênh
lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tƣơng lai của các
doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
 Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
+ Thời gian: đoạn từ năm 2011 đến năm 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng. Trong đó, bằng cách sử dụng
phân tích hồi quy trên dữ liệu bảng. Dựa trên cơ sở lý thuyết về sự chênh lệch giữa
kế toán và thuế và các yếu tố ảnh hƣởng đƣợc xác định để xây dựng giả thuyết, sau
đó tiến hành thu thập dữ liệu và xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến thông

tin về sự chênh lệch giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tƣơng
lai của doanh nghiệp.
Từ những giả thuyết nghiên cứu đặt ra, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp ƣớc
lƣợng hồi quy theo cả 2 chiều (cross sectional – dữ liệu chéo) và thời gian (time
series). Random, Fixed effects, sử dụng kiểm định F-test đế kiểm tra sự phù hợp của
mô hình, kiểm định T-test để kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô
hình, kiểm định Hausman đƣợc lựa chọn giữa mô hình tác động ngẫu nhiên và mô
hình tác động cố định. Từ việc bác bỏ hay chấp nhận các giả thuyết, các kết quả
cũng nhƣ những kết luận chính xác đƣợc rút ra cho nghiên cứu.

5


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Đề xuất phƣơng pháp đánh giá tác động của thông tin về sự chênh lệch giữa
kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tƣơng lai của các doanh nghiệp
trên địa bàn Tp. HCM.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá tác động của thông tin về sự chênh lệch
giữa kế toán và thuế đối với việc dự đoán thu nhập trong tƣơng lai của các doanh
nghiệp trên địa bàn Tp. HCM
Kết quả nghiên cứu giúp đƣa ra các dự đoán trong tƣơng lai về việc cung
cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ, các chủ nợ về lợi nhuận hiện
tại của công ty và dòng tiền trong tƣơng lai để đƣa ra những quyết định và kế hoạch
sắp tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn
đƣợc chia thành 5 chƣơng:
Lời mở đầu

Chƣơng 1: Tổng quan về nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc.
Chƣơng 3: Mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị.

6


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Một số nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến đề tài bài luận:
Theo nghiên cứu của Lillian Mills, Kaye Newberry và William B. Trautman,

(2002) tại đại học Arizona, một trong những trƣờng đại học nghiên cứu hàng đầu
của Mỹ về chủ đề ―Trends in Book-Tax Income and Balance Sheet Differences‖
(dịch nghĩa: Các khuynh hƣớng trong thu nhập thuế và kế toán và sự chênh lệch
trong bảng cân đối kế toán) đã nêu rõ về sự khác nhau giữa thuế và kế toán đồng
thời cũng thể hiện sự chênh lệch trong bảng cân đối kế toán6. Nắm đƣợc sự chênh
lệch này có thể giúp các đơn vị quản lý thuế xác định rủi ro tuân thủ. Canellos và
Kleinbard (2002) lập luận rằng nắm đƣợc mức độ sự khác biệt về thu nhập thuế và
kế toán cũng mang lại lợi ích cho ngƣời sử dụng báo cáo tài chính thông qua tăng
tính minh bạch của báo cáo tài chính.Với phƣơng pháp thống kê dữ liệu thu nhập
với dữ liệu Compustat và tác giả mong muốn đƣợc thảo luận thêm với Nhóm dự án
đối sánh SOI_CS (Compustat). Tác giả xác nhận các chỉ dẫn trƣớc đây (Kho bạc
1999, Manzon và Plesko 2002, Desai 2002) rằng sự khác biệt về thu nhập từ thuế
thu nhập tăng lên trong suốt những năm 1990. Ngoài ra, tác giả kiểm tra sự tăng
trƣởng về chênh lệch thuế giữa các phân đoạn dữ liệu, bao gồm các công ty thua lỗ

và thua lỗ, các công ty đa quốc gia và đa quốc gia và theo ngành. Tác giả nhận thấy
rằng sự khác biệt về thu nhập từ thuế thu nhập rõ ràng nhất đối với các doanh
nghiệp có đặc điểm đa quốc gia. Trong số năm nhóm ngành của tác giả, sự tăng
trƣởng về chênh lệch thu nhập từ thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất trong ngành
dịch vụ tài chính. Theo dự kiến, các công ty có lợi nhuận có chênh lệch thu nhập
thuế lớn hơn các công ty thua lỗ. Hạn chế của bài viết là sự không đồng nhất của kế
toán hợp nhất đa quốc gia về lợi nhuận thuế có thể cản trở việc sử dụng chênh lệch
bảng cân đối để điều tra các giao dịch ngoại bảng. Nếu vậy, yêu cầu tiết lộ chi tiết
6

Lillian Mills, Kaye Newberry và William B. Trautman (2002), Trends in Book-Tax Income and Balance

Sheet Differences
7


hơn về sự khác biệt về thuế trong sách có thể giúp các cơ quan thuế trong nỗ lực xác
định rủi ro tuân thủ. Canellos và Kleinbard (2002) lập luận rằng việc tiết lộ thêm
các khác biệt về thuế - nếu đƣợc công bố - cũng có thể mang lại lợi ích cho ngƣời
sử dụng báo cáo tài chính bằng cách tăng tính minh bạch của báo cáo tài chính.
Bài viết về ―Sự tác động của thông tin đến sự chênh lệch thuế và kế toán cho
việc dự đoán thu nhập tƣơng lai: Dẫn chứng từ Những nƣớc Mỹ- La Tinh‖ R.Cont
Fin, (2006)7. Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra xem liệu sự chênh lệch thuế
và kế toán có hữu ích để dự đoán thu nhập trong tƣơng lai của công ty tại 5 quốc gia
Châu Mỹ Latinh. Điều này có thể xảy ra vì những khác biệt này truyền tải thông tin
về các thành phần tạm thời của thu nhập, có thể đƣợc các nhà đầu tƣ sử dụng để dự
đoán thu nhập trong tƣơng lai. Tuy nhiên, đã có rất ít nghiên cứu về vấn đề này.
Mẫu phân tích ở đây bao gồm 580 công ty tại 5 quốc gia Argentina, Brazil, Chilê,
Mexico và Peru với các thông tin hoạt động từ 2002 đến 2013. Trong nghiên cứu
phƣơng pháp phân tích hồi quy đƣợc sử dụng để tìm ra một kết nối giữa sự chênh

lệch thuế và kế toán và thu nhập trên mỗi cổ phiếu hiện tại và trong tƣơng lai. Các
hệ số của mô hình đƣợc ƣớc tính thông qua các kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng: các
hiệu ứng cố định, ngẫu nhiên. Các kết quả thu đƣợc gợi ý rằng sự chênh lệch thuế
và kế toán cho việc dự đoán thu nhập tƣơng lai có liên quan đến dự đoán thu nhập
trong tƣơng lai. Chênh lệch tổng số, vĩnh viễn và tạm thời góp phần vào sự không
chắc chắn trong dự đoán về thu nhập trong tƣơng lai, các kết quả mang tính tạm
thời hơn và ít bền bỉ trong những năm có sự chênh lệch thuế và kế toán cao hơn.
Mô hình nghiên cứu:
EPSit

+ 1

= β0 + β1 EPSit + β2 BTDit + β3 GFAit + β4 NLTAit

+ β5 ΔBTMit + β6 Lit + ε t+1
Trong đó:

7

R.Cont Fin (2006), Sự tác động của thông tin đến sự chênh lệch thuế và kế toán cho việc dự đoán

thu nhập tƣơng lai: Dẫn chứng từ Những nƣớc Mỹ- La Tinh
8


EPSit + 1 = giá trị lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t +
1.
EPSit = giá trị lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t.
BTDit = tổng chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế của
công ty i trong năm t.

GFAit = mức tài sản cố định của công ty i trong năm t (tổng tài sản cố định
cộng với tài sản vô hình bằng tổng tài sản);
NLTAit = logarit tự nhiên của tổng tài sản của công ty i vào cuối năm t (cho
biết kích thƣớc công ty);
ΔBTMit = chênh lệch giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu của công ty i từ năm
t-1 đến năm t;
Lit = Sự biến động về đòn bẩy của công ty i từ năm t-1 đến năm t. L đƣợc
tính bằng nợ dài cho năm t-1;
ε t + 1 = sai số.

Nghiên cứu của Nor Shaipah Abdul Wahab and Kevin Holland, (2014) về đề
tài ―The Persistence of Book-Tax Differences‖ (Dịch nghĩa: Tồn tại sự chênh lệch
giữa thuế và kế toán) đã nghiên cứu về sự chênh lệch thuế và kế toán thông qua việc
nghiên cứu về các công ty chứng khoán tại London từ năm 2005 đến năm 2010 để
đƣa ra kết luận về bản chất của chênh lệch thuế và kế toán đồng thời quan sát về tài
sản các doanh nghiệp qua các năm và sử dụng việc chênh lệch thuế và kế toán nhƣ
là sự đo lƣờng lợi nhuận của doanh nghiệp8.Với kiến thức của các tác giả, bài viết
này là bài đầu tiên để kiểm tra BTD và các thành phần của chúng nhƣ sự chênh
vĩnh viễn, sự chênh lệch tạm thời và ảnh hƣởng của sự khác biệt giữa thuế suất luật
định ở nƣớc Anh và nƣớc ngoài hành xử theo thời gian. Các dữ liệu cần thiết đƣợc
tiết lộ theo IAS 12 Thuế thu nhập (IASB, 2010) chỉ đƣợc công khai công khai ở
Anh kể từ năm 2005.Tóm lại, kết quả chỉ ra rằng mức độ chênh lệch phụ thuộc vào
8

Nor Shaipah Abdul Wahab and Kevin Holland (2014), The Persistence of Book-Tax Differences,
9


bản chất của sự khác biệt giữa mức thuế suất theo luật định giữa nƣớc Anh và các
nƣớc khác.


1.2.

Các nghiên cứu trong nƣớc
Theo Chúc Anh Tú, (2009) nghiên cứu về đề tài những vấn đề cơ bản về

thuế thu nhập doanh nghiệp đã trình bày sự khác nhau giữa lợi nhuận kế toán và thu
nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và nêu lên chênh lệch tạm thời phải chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp và chênh lệch tạm thời đƣợc khấu trừ (Tạp chí kiểm toán
ngày 20/10/2009) . Theo chuẩn mực kế toán số 17 của chuẩn mực kế toán Việt
Nam.
Luận văn kế toán ― Hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại Việt Nam‖ của Vũ
Thị Phƣơng Thảo (2011) Đại học kinh tế Hồ Chí Minh đã phân tích về việc thực
hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trƣớc và sau khi có VAS 17 để đƣa ra
phƣơng hƣớng hoàn thiện chuẩn mực, đƣa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thành
VAS 17. Luậ văn đã tìm ra phƣơng hƣớng kết hợp giữa Luật thuế với chuẩn mực,
chế độ. Giúp ta có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về mục đích, ý nghĩa và đối
tƣợng mà BCTC của doanh nghiệp cung cấp thông tin chứ không chỉ đơn thuần là
cung cấp thông tin cơ quan thuế. Phân tích đánh giá thực trạng áp dụng Chuẩn mực
kế toán thuế TNDN. Hạn chế của luận văn là chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp tối ƣu
cho việc hoàn thiện kế toán thuế tại doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Bùi Anh Thƣ, (2013) tại Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí
Minh đã nghiên cứu đề tài về chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thực
trạng việc áp dụng và giải pháp nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện các chuẩn mực
kế toán thuế hiện hành9. Nghiên cứu cơ sở lý luận của thuế thu nhập doanh nghiệp
theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nghiên cứu các phƣơng pháp kế toán thuế
thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán , chế độ kế toán hiện hành ở Việt
9

Bùi Anh Thƣ (2013), Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thực trạng việc áp dụng và


giải pháp nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán thuế hiện hành
10


Nam.Tìm hiểu chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số nƣớc trên
thế giới nhằm rút kinh nghiệm cho việc hoàn thiện áp dụng chuẩn mực kế toán thuế
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Phân tích thực trạng kế toán thuế trƣớc và sau
khi có chuẩn mực đƣa ra nhận định nguyên nhân dẫn tới những khó khan và thuận
lợi khi áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Phƣơng pháp
nghiên cứu : Đề tài thực hiện theo phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhƣ sử dụng
các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, so sánh đối chiếu từ các nguồn văn bản
…Kết quả nghiên cứu nhằm giúp các Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuế TNDN.
Nêu lên những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán thuế. Hạn chế của nghiên
cứu là tập trung quá nhiều vào các chuẩn mực và các văn bản hiện hành.
Nghiên cứu điều tra của Vũ Thị Hòa, (2016) tại Đại Học Kinh Tế và Quản
Trị Kinh Doanh Thái Nguyên về thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp đã đƣa ra kết luật rằng chính sự khác biệt giữa chế độ kế toán và
chính sách thuế đã tạo ra sự chênh lệch trong ghi nhận doanh thu và chi phí cho một
kỳ kế toán nhất định và dẫn đến sự chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong
kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng10. Dựa
vào Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 đƣa ra cách ứng xử đối với những khoản
chênh lệch tạm thời thông qua hai khái niệm: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Qua việc nghiên cứu Chuẩn mực kế toán số 17
trong công tác kế toán thuế tại Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí chỉ ra rằng,
công tác kế toán thuế TNDN hiện nay vẫn còn khá nhiều hạn chế trong việc phân
biệt lợi nhuận kế toán với thu nhập chịu thuế, dẫn đến việc phản ánh thuế TNDN
trong kỳ không chính xác và theo dõi không đầy đủ các khoản mục về thuế trên báo
cáo tài chính.Để khắc phục những hạn chế nêu trên, kế toán cần nghiên cứu kỹ hơn
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17. Đồng thời, thƣờng xuyên cập nhật kịp thời

những thay đổi trong chính sách thuế của Nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả hạch
toán thuế TNDN nói riêng và các loại thuế nói chung, hạn chế những sai sót trong

10

Vũ Thị Hòa (2016), Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
11


quá trình hạch toán thuế tại DN. Ngoài ra, các cơ quan thuế trực thuộc cũng cần có
biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế, công tác tập huấn các chính
sách về thuế cho DN... tại các đơn vị trên địa bàn quản lý, góp phần hạn chế thất
thoát nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nƣớc.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Linh ( 2016) - Đại học Đà Nẵng : ―
Nghiên cứu mối quan hệ giữa đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
trƣờng hợp các công ty viễn thông trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Mục tiêu
của đề tài là đánh giá mối quan hệ giữa đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu
thuế ở các công ty thuộc nhóm ngành viễn thông niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam; qua đó đƣa ra những gợi ý về vận dụng nguyên tắc kế toán và
nguyên tắc thuế trong kế toán thuế của doanh nghiệp. Đối tƣợng và phạm vi nghiên
cứu đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xác định trong đề tài là mối quan hệ giữa đo lƣờng
lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Cụ thể, đề tài xem xét mối quan hệ giữa đo
lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế trên phƣơng diện lý thuyết thông qua
phân tích chênh lệch tạm thời; và trên phƣơng diện thực tế thông qua đánh giá tỷ
suất thuế thực tế và thực tiễn công bố thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp tại
các công ty viễn thông niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Phạm vi
nghiên cứu: Luận văn phân tích các thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp thông
qua báo cáo tài chính năm và năm 2015 đã đƣợc kiểm toán của các công ty viễn
thông niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phân tích định lƣợng đƣợc vận dụng dựa vào cơ sở tính toán tỷ suất thuế thực tế dựa

vào số liệu báo cáo về lợi nhuận và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Số liệu thu
thập từ báo cáo tài chính của các công ty mẫu. Phân tích định tính đƣợc sử dụng để
phân tích nguyên tắc đo lƣờng lợi nhuận kế toán, thu nhập chịu thuế; và phân tích
thông tin cung cấp trong thuyết minh về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các
công ty nghiên cứu. Nhận diện mối quan hệ giữa đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu
nhập chịu thuế có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các nhà hoạch định
chính sách, các cơ quan thi hành mà cả những ngƣời làm công tác kế toán, thuế ơ
doanh nghiệp. Nghiên cứu xác lập một khuôn khổ lý thuyết về mối quan hệ giữa đo
12


lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thông qua nhận diện tỷ suất thuế thực
tế, tỷ suất thuế danh nghĩa và thu nhập hoãn lại. Kết quả phân tích lý thuyết cho
thấy tồn tại mối quan hệ giữa đo lƣờng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế tại
các công ty viễn thông niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu
phân tích thực tế giữa các chỉ tiêu trên thuyết minh báo cáo tài chính cũng đƣa ra
kết quả tƣơng tự. Cả hai hƣớng phân tích đều phản ánh mối quan hệ đo lƣờng lợi
nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế cả về góc độ lý thuyết và góc độ phân tích,
luôn tồn tại sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế do sự đo
lƣờng thu nhập chi phí khác nhau. Xuất phát từ thực tế và kết quả nghiên cứu về sự
khác biệt về lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế tại Việt Nam cũng nhƣ một số
hệ thống kế toán trên thế giới, đối chiếu với thực tiễn kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Việt Nam, đề tài đã đề xuất những hƣớng để phát triển để hoàn thiện kế
toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các năm tới. Hạn chế của nghiên cứu là
phạm vi còn hẹp trong phạm vi các công ty viễn thông trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam.
Nghiên cứu của Trƣơng Thùy Vân, (2017) về chênh lệch giữa lợi nhuận kế
toán và thu nhập chịu thuế: Nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về tỷ suất thuế thực tế của 185
công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam để tiến hành đo lƣờng sự

chênh lệch lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế nảy sinh do chênh lệch vĩnh
viễn. Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng cho quan điểm về sự
chênh lệch giữa thuế và kế toán ở Việt Nam11. Tuy nhiên nghiên cứu còn nhiều hạn
chế khi mới nghiên cứu trong phạm vi các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam.

11

Trƣơng Thùy Vân (2017), báo Kinh Tế & Phát Triển số 239, tháng 5 năm 2017, tr. 65-73
13


1.3.

Nhận xét
Để dễ dàng theo dõi kết quả định lƣợng của các nghiên cứu trƣớc. Tác giả

tóm lƣợc mối quan hệ giữa các biến số nguyên nhân và kết quả nhƣ sau:
Bảng 1.1: Kết quả các nghiên cứu trƣớc 1
Các biến số độc lập

Tác
động

Tác giả nghiên cứu
trƣớc

Phƣơng
pháp ƣớc
lƣợng

Biến phụ thuộc: Giá trị lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong
năm t + 1 (EPSit + 1)
1. Giá trị lợi nhuận ròng trên mỗi cổ
+
POLS, REM,
R.Cont Fin, (2006)
phiếu của công ty i trong năm t
FEM
(EPSit)
2. Tổng chênh lệch giữa thu nhập kế
toán và thu nhập chịu thuế của công
ty i trong năm t (BTDit)

-

R.Cont Fin, (2006)

3. Mức tài sản cố định của công ty i
trong năm t (GFAit)

-

4. Logarit tự nhiên của tổng tài sản
của công ty i vào cuối năm t
(NLTAit)

-

5. Chênh lệch giá trị kế toán của vốn
chủ sở hữu của công ty i từ năm t-1

đến năm t (ΔBTMit)

-

6. Nợ dài hạn cho năm t-1 (Lit)

-

POLS, REM,
FEM

R.Cont Fin, (2006)

POLS, REM,
FEM

R.Cont Fin, (2006)

POLS, REM,
FEM

R.Cont Fin, (2006)

POLS, REM,
FEM

R.Cont Fin, (2006)

POLS, REM,
FEM


Ghi chú: Chỉ thống kê các biến số chính trong mô hình
Dấu + : tác động cùng chiều; Dấu - : tác động nghịch chiều
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2017

14


Qua các nghiên cứu đƣợc đề cập đến ở trên, có thể thấy rằng sự chênh lệch
giữa kế toán và thuế là một vấn đề rất đƣợc quan tâm kể cả trong và ngoài nƣớc, có
rất nhiều yếu tố tác động đến sự chênh lệch giữa kế toán và thuế, các yếu tố:
EPSit = giá trị lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t.
BTDit = tổng chênh lệch giữa thu nhập kế toán và thu nhập chịu thuế của
công ty i trong năm t.
GFAit = mức tài sản cố định của công ty i trong năm t (tổng tài sản cố định
cộng với tài sản vô hình bằng tổng tài sản);
NLTAit = logarit tự nhiên của tổng tài sản của công ty i vào cuối năm t (cho
biết kích thƣớc công ty);
ΔBTMit = chênh lệch giá trị kế toán của vốn chủ sở hữu của công ty i từ năm
t-1 đến năm t;
Lit = Sự biến động về đòn bẩy của công ty i từ năm t-1 đến năm t. L đƣợc
tính bằng nợ dài cho năm t-1;

1.4.

Tóm tắt chƣơng

Trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay chƣa có nghiên cứu chính thức nào về sự tác
động của thông tin về sự chênh lệch về thuế và kế toán đối với thu nhập tƣơng lai
của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Do đó, tác giả muốn khẳng

định tính cấp thiết của tài nghiên cứu của mình: ―Sự tác động của thông tin về sự
chênh lệch về thuế và kế toán đối với thu nhập tƣơng lai của các doanh nghiệp trên
địa bàn Tp. Hồ Chí Minh‖.

15


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

Sự chênh lệch giữa kế toán và thuế

Chênh lệch về kế toán và thuế đƣợc xác định là chênh lệch giữa thu nhập kế
toán và thu nhập chịu thuế. Các kết quả kế toán có thể khác với kết quả tính thuế do
ít nhất ba lý do:
Thứ nhất, do các mục đích khác nhau của hai hình thức tính kết quả - một
theo các nguyên tắc kế toán đƣợc chấp nhận rộng rãi (GAAP) nhằm giảm sự bất đối
xứng thông tin, và một hình thức khác đƣợc thiết kế để tính toán thu nhập chịu thuế;
tuân theo các luật thuế (Shackelford, Slemrod, & Sallee, 2011). Theo quy định của
chế độ kế toán doanh nghiệp và chế độ tài chính hiện hành, lợi nhuận kế toán đƣợc
xác định bằng doanh thu trừ đi chi phí kinh doanh cộng thu nhập khác, còn theo quy
định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thu nhập chịu thuế đƣợc xác
định bằng doanh thu trừ chi phí đƣợc loại trừ cộng với thu nhập khác. Chính sự
khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán đã tạo ra các khoản chênh lệch
trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định điều này dẫn
đến sự chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ với chi phí
thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng.
Lý do thứ hai là thu nhập từ kế toán và thu nhập chịu thuế có thể khác nhau
trong khi kế toán thuế của công ty đã ghi lại những nguyên tắc cơ bản về kinh tế của
các giao dịch theo một cách khách quan và có thể kiểm chứng đƣợc, kế toán thuế

đƣợc thiết kế nhằm tạo ra hoặc bồi thƣờng cho hành vi cá nhân (Shackelford và
cộng sự, 2011). Ví dụ, đối với mục đích kế toán, giá trị thiết bị của công ty đƣợc
khấu hao (mỗi chi phí làm giảm kết quả của công ty) theo từng thời kỳ dựa trên ƣớc
tính tuổi thọ hữu ích của tài sản này. Đối với mục đích tính thuế, giá trị của thiết bị
này đƣợc khấu hao (giảm thu nhập chịu thuế) theo từng giai đoạn phù hợp với các
quy định của pháp luật, không tính đến sự suy giảm thực sự của hàng hoá. Do định
nghĩa pháp lý này, khấu hao cho các mục đích thuế ít khi trùng với ƣớc tính khấu

16


×