BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
--------------------------
HOÀNG THỊ HIỀN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN PHÍ KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn thạc sĩ do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của người hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được
tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hiền
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4
5. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................................ 4
6. Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 6
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI ................................................. 6
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC .............................................. 10
1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÃ THỰC HIỆN ...... 12
1.4 KHE HỔNG TRONG NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÍ
KIỂM TOÁN BCTC & CÁC VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN
TRONG LUẬN VĂN ........................................................................................................ 16
1.4.1 Khe hổng trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC ...... 16
1.4.2 Các vấn đề tiếp tục nghiên cứu và thực hiện trong luận văn .................................... 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 18
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 19
2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÍ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ........................... 19
2.1.1 Báo cáo tài chính ..................................................................................................... 19
2.1.1.1 Khái niệm về báo cáo tài chính ............................................................................. 19
2.1.1.2 Mục đích của báo cáo tài chính ............................................................................ 21
2.1.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính ................................................................................ 22
2.1.2 Kiểm toán báo cáo tài chính .................................................................................. 23
2.1.2.1 Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính ................................................................. 23
2.1.2.2 Mục đích kiểm toán báo cáo tài chính................................................................... 23
2.1.3 Phí kiểm toán báo cáo tài chính ............................................................................ 24
2.2 LÝ THUYẾT NỀN .................................................................................................... 25
2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) ....................................................................... 25
2.2.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric theory) ........................................... 28
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÍ KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ..................................................................................... 29
2.3.1 Mô hình nghiên cứu Simunic (1980)........................................................................ 29
2.3.2 Mô hình nghiên cứu Francis và Simon (1987) ......................................................... 30
2.3.3 Mô hình nghiên cứu của Yidi Xu (2011) ................................................................. 31
2.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................................................... 32
2.4.1 Nhân tố Quy mô công ty được kiểm toán ................................................................ 32
2.4.2 Sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh của các công ty được kiểm toán ............ 34
2.4.3 Nhân tố rủi ro kiểm toán của công ty được kiểm toán ............................................. 35
2.4.4 Nhân tố lợi nhuận của công ty được kiểm toán ........................................................ 36
2.4.5 Nhân tố Danh tiếng doanh nghiệp kiểm toán ........................................................... 37
2.4.6 Nhân tố Nhiệm kỳ của kiểm toán viên ...................................................................... 38
2.4.7. Nhân tố phí kiểm toán báo cáo tài chính ................................................................. 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 41
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 42
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .................. 42
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 42
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................ 43
3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 43
3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................................... 43
3.2.2 Phương trình hồi quy tổng quát ................................................................................ 45
3.3 CÁCH THỨC THU THẬP, XỬ LÝ DỮ LIỆU ...................................................... 46
3.3.1. Cách thức thu thập dữ liệu ....................................................................................... 46
3.3.2. Công cụ xử lý và phân tích dữ liệu .......................................................................... 48
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 48
3.4.1 Phân tích thống kê mô tả .......................................................................................... 48
3.4.2 Phân tích tương quan ................................................................................................ 49
3.4.3 Phân tích hồi quy đa biến ......................................................................................... 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 51
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................................. 52
4.1 THỰC TRẠNG PHÍ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2013 – 2015 .......................................................................................................... 52
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............................................................ 54
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả ....................................................................................... 54
4.2.1.1 Mô tả các biến trong mô hình................................................................................ 54
4..2.1.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................................................... 54
4.2.2 Phân tích tương quan giữa các biến ..................................................................... 58
4.2.3 Phân tích hồi quy .................................................................................................... 60
4.2.3.1 Phương pháp nhập các biến thành phần trong mô hình hồi quy bội .................... 60
4.2.3.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội .......................... 61
4.2.3.3. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội .................................. 62
4.2.3.4 Phương trình hồi quy .......................................................................................... 62
4.2.4. Kiểm định các giả thuyết trong mô hình hồi quy bội ......................................... 64
4.2.4.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy........................................ 64
4.2.4.2. Kiểm định giả thuyết về phương sai của sai số không đổi ................................... 64
4.2.4.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................................... 66
4.2.4.4 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư........................................................ 66
4.2.2.5 Kiểm định về tính độc lập của phần dư ............................................................... 67
4.2.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội .......................................................... 67
4.2.5.1 Kiểm tra giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ............................. 67
4.2.5.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ............................................. 68
4.3. MỘT SỐ BÀN LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 70
4.3.1 Quy mô của công ty được kiểm toán ......................................................................... 71
4.3.2 Sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh của các công ty được kiểm toán ................ 71
4.3.3 Tỷ số nợ phải thu cộng hàng tồn kho trên tổng tài sản .............................................. 72
4.3.4 Danh tiếng doanh nghiệp kiểm toán .......................................................................... 72
4.3.5 Ý kiến kiểm toán viên ............................................................................................... 73
4.3.6 Lợi nhuận của công ty được kiểm toán...................................................................... 73
4.3.7 Nhiệm kỳ kiểm toán viên .......................................................................................... 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................................. 74
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 75
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 75
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 76
5.2.1 Đối với các công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC ............................................ 76
5.2.2 Đối với các doanh nghiệp kiểm toán ........................................................................ 76
5.2.3 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước .................................................................... 77
5.2.4 Đối với hiệp hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA) ............................................ 78
5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI ... 78
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu............................................................................................ 78
5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai ........................................................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................ 80
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nôi dung
ACCA
Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (the Association of
Chartered Certified Accountants)
BCTC
Báo cáo tài chính
BCTN
Báo cáo thường niên
BIG4
Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới: KPMG, PWC
(Pricewaterhouse Coopers), E&Y (Ernst & Young), Deloitte
BTC
Bộ tài chính
CPA
Kế toán viên công chứng (Certified Public Accountants)
FASB
Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Tài chính
IAS
Chuẩn mực kế toán Quốc tế
IASB
Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính quốc tế
KTV
Kiểm toán viên
Non BIG 4
OLS
Các công ty kiểm toán không thuộc nhóm 4 công ty kiểm
toán hàng đầu thế giới
Bình phương tối thiểu thông thường
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK
Thị trường chứng khoán
VACPA
VAS
Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên gọi
Bảng
Trang
Bảng 1.1
Bảng tóm tắt các nghiên cứu có liên quan đến luận văn
14
Bảng 3.1
Tóm tắt các nhân tố tác động và kỳ vọng
45
Bảng 3.2
Bảng trình bày quá trình thu thập mẫu dữ liệu
47
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Tóm tắt tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp kiểm toán
trong giai đoạn 2013 – 2015
Thống kê doanh nghiệp có công ty con, chi nhánh, đơn vị trực
thuộc và các công ty liên kết, liên doanh
52
54
Bảng 4.3
Thống kê loại ý kiến của kiểm toán viên
55
Bảng 4.4
Thống kê lợi nhuận công ty
56
Bảng 4.5
Thống kê loại công ty kiểm toán
56
Bảng 4.6
Thống kê các biến định lượng trong mô hình
57
Bảng 4.7
Thống kê mô tả mẫu các biến trong mô hình
57
Bảng 4.8
Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
59
Bảng 4.9
Phương pháp nhập các biến vào phần mềm SPSS
60
Bảng 4.10
Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội
61
Bảng 4.11
Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội
62
Bảng 4.12
Bảng kết quả hồi quy
63
Bảng 4.13
Kết quả phân tích tương quan Spearman giữa các biến độc lập
và biến phụ thuộc
65
Bảng 4.14
Kết quả chạy Durbin –Watson
67
Bảng 4.15
Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số
67
Bảng 4.16
Bảng so sánh kết quả mô hình và kỳ vọng
70
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình
Tên gọi
Trang
Hình 3.1
Quy trình nghiên cứu của luận văn
43
Hình 3.2
Mô hình nghiên cứu
44
Hình 4.1
Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy
68
Hình 4.2
Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa
69
Hình 4.3
Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa
69
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển cần xác định rõ nguồn lực và xu hướng phát triển của thị
trường, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp để đạt mục tiêu lợi nhuận. Để
đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp thì việc xây dựng hệ thống thông tin tài chính của
các doanh nghiệp phải đáng tin cậy, minh bạch, hợp lý đòi hỏi phải có chất lượng trong
kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Theo điều 37 của Luật kiểm toán độc lập năm 2011: “Doanh nghiệp, tổ chức mà
pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi
nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo
Luật các tổ chức tín dụng; Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm; Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh
chứng khoán. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh
doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: Doanh nghiệp nhà
nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo
quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm; Doanh
nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà
nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật
phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; Doanh nghiệp, tổ
chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy
định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán
dự án hoàn thành; Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước
ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm”. Mặt khác,
để cải thiện sự đáng tin cậy của BCTC và bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông thì vào mỗi
năm, các công ty phải ký hợp đồng kiểm toán với các doanh nghiệp kiểm toán. Trong hợp
2
đồng kiểm toán, ngoài việc xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên, thì công ty và
doanh nghiệp kiểm toán còn phải xác định mức phí kiểm toán phù hợp với công việc của
các kiểm toán viên và đặc điểm của công ty được kiểm toán. Nguyên nhân là vì phí kiểm
toán không những thể hiện mối quan hệ và lợi ích giữa hai bên là doanh nghiệp kiểm toán
và các công ty khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán, mà nó còn tác động đến lợi nhuận
của cả hai bên.
Theo VACPA (2015), có một số công ty khiếu nại lên hiệp hội về việc cạnh tranh
không lành mạnh bằng cách giảm phí kiểm toán. Quan điểm của hiệp hội và Bộ Tài chính
là việc thỏa thuận giá phí giữa công ty được kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán, do đó
nhà nước không can thiệp. Bộ Tài chính khuyến khích các công ty tố giác các doanh
nghiệp kiểm toán giảm giá phí, có hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, Bộ Tài chính
cũng tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với những công ty
có biểu hiện giảm giá phí nhiều mà chất lượng kiểm toán không đảm bảo. Quan điểm của
các doanh nghiệp kiểm toán hàng đầu việc giảm giá phí là việc cạnh tranh không lành
mạnh khi các doanh nghiệp kiểm toán hạ giá phí cũng ngầm hạ chất lượng kiểm toán để
có được khách hàng từ các doanh nghiệp kiểm toán khác. Tức là, khoản phí kiểm toán
giảm so với mức thông thường báo hiệu một sự suy giảm trong chất lượng kiểm toán.
Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ lại cho rằng, các doanh nghiệp kiểm toán
hàng đầu tăng phí kiểm toán cao hơn mức thực tế nhằm gia tăng lợi nhuận (gọi là phí
“danh tiếng”). Do đó không thể yêu cầu họ tăng phí kiểm toán giống như các doanh
nghiệp kiểm toán lớn được. Chính vì có sự không thống nhất đó, nên việc xác định phí
kiểm toán như thế nào?, những nhân tố nào tác động đến phí kiểm toán? là một việc làm
rất quan trọng. Thêm nữa, việc xác định phí kiểm toán thông thường hiện nay, chưa có
mô hình nào tại Việt Nam được áp dụng rộng rãi. Mặt khác, phí kiểm toán cũng là một
trong những nhân tố quyết định đến chất lượng của báo cáo kiểm toán. Nếu mức phí kiểm
toán quá thấp sẽ dẫn đến các kiểm toán viên không có đủ điều kiện để thực hiện một quy
trình kiểm toán đầy đủ, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo kiểm toán.
Trước thực trạng hiện nay, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến
3
phí kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là phân tích các nhân tố tác động đến phí kiểm
toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó
đề xuất ra một số giải pháp và kiến nghị giúp các công ty kiểm toán có thể xác định phí
kiểm toán phù hợp hơn với đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh và công việc của kiểm toán viên trong thời gian tới.
Để đáp ứng được yêu cầu này, các mục tiêu cụ thể sẽ là:
-
Nhận diện các nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-
Xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến phí kiểm toán BCTC của các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-
Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các công ty kiểm
toán tại Việt Nam và các doanh nghiệp xác định được mức phí kiểm toán phù hợp.
Từ những vấn đề được trình bày ở trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã
giới thiệu, luận văn đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu như sau:
-
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào tác động đến phí kiểm toán BCTC của các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
-
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đến phí kiểm toán BCTC của các
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
-
Câu hỏi 3: Giải pháp nào để giúp các công ty kiểm toán tại Việt Nam và các
doanh nghiệp xác định được mức phí kiểm toán phù hợp?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu trong Luận văn này là phí
kiểm toán báo cáo tài chính và các nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC của các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể được thu thập thông qua hợp
4
đồng kiểm toán, báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
b. Phạm vi khảo sát
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện đối với các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Bài nghiên cứu với số liệu được khảo sát từ năm 2013 đến
2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm phương pháp định tính
và định lượng để phân tích các nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC của các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp định tính: Thực hiện lượt khảo các kết quả nghiên cứu trước trên thế
giới và ở Việt Nam để tìm hiểu sâu về các nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC của
các doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận và trao
đổi trực tiếp với các chuyên gia nhằm khẳng định sự cần thiết của các biến trong mô hình
nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng: Thực hiện khảo sát các nhân tố tác động đến phí kiểm
toán BCTC của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng các số liệu
trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Ngoài ra, luận văn cũng tiến hành đo lường các
nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp để xây dựng mô hình
hồi quy phản ánh mối tương quan giữa các nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC của
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa của nghiên cứu
-
Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề sau:
+ Hệ thống hóa lý thuyết về phí kiểm toán BCTC và các nhân tố tác động đến phí
kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5
+ Xây dựng được hệ thống thang đo các nhân tố tác động đến phí kiểm toán
BCTC phù hợp với bối cảnh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
-
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề sau:
+ Mức độ tác động của các nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC của các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thông qua kết quả nghiên cứu, các đề xuất đưa ra có cơ sở thực tiễn hơn nhằm
hỗ trợ cho các công ty kiểm toán có thể xác định phí kiểm toán phù hợp hơn với đặc điểm
của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và công việc của kiểm toán
viên trong thời gian tới.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về phí kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, ở Việt
Nam hiện có rất ít công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Các nghiên cứu với mục đích
xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến phí kiểm toán BCTC từ đó
có những đề xuất, giải pháp nhằm giúp các công ty kiểm toán tại Việt Nam và các doanh
nghiệp xác định được mức phí kiểm toán phù hợp. Ở mỗi môi trường kinh tế khác nhau
thì các nhân tố tác động cũng khác nhau. Để có một cái nhìn toàn cảnh về những nghiên
cứu có liên quan, luận văn chọn lựa và giới thiệu một số công trình nghiên cứu có tính
tiêu biểu liên quan đến vấn đề này. Qua đó sẽ rút ra khe hổng nghiên cứu đối với luận
văn.
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
Phí kiểm toán đã được tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán kiểm toán bằng
nhiều cách nhìn từ mọi góc độ từ nhiều năm trước đây ở nhiều nước trên thế giới như:
Năm 1980, Simunic với nghiên cứu có tên gọi “The pricing of audit services:
theory and evidence”, (Journal of Accounting Research), đã đề cập đến việc định giá các
dịch vụ kiểm toán, cụ thể Ông dựa vào phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để xây
dựng mô hình phí kiểm toán. Các nhân tố trong mô hình bao gồm: quy mô tài sản, quy
mô chi nhánh, quy mô ngành nghề kinh doanh, khoản phải thu và hàng tồn kho, khoản lỗ
ít nhất trong 3 năm cuối cùng, ý kiến kiểm toán viên và danh tiếng công ty kiểm toán
(công ty có thuộc nhóm BIG8 hay không). Ông đã thực hiện việc khảo sát với cuộc điều
tra mẫu của 397 công ty ở Mỹ được tiến hành trong năm 1977. Kết quả dữ liệu thu thập
được là 187 công ty kiểm toán có doanh thu nhỏ hơn 125 triệu đô và 210 công ty kiểm
toán có doanh thu lớn hơn 125 triệu đô và 289 công ty được kiểm toán BCTC bởi BIG8
và 108 công ty không được kiểm toán BCTC bởi BIG8. Kết quả nghiên cứu cho thấy
nhân tố quy mô tài sản của công ty được kiểm toán là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh
hưởng nhất đến phí kiểm toán.
7
Do nhận thấy khả năng dự đoán mô hình của Simunic (1980) chưa cao, nên năm
1984, Francis đã mở rộng nghiên cứu của Simunic với bài nghiên cứu “The effect of audit
firm size on audit prices: A study of the Australian market”, (Journal of Accounting and
Economics) tác giả đã thêm các biến có quan hệ với phí kiểm toán như: hệ số thanh toán
nhanh, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI). Với dữ liệu
được thu thập từ các công ty ở Úc, kết quả nghiên cứu của Francis đã chỉ ra được có sự
khác biệt về phí kiểm toán đối với các công ty kiểm toán lớn (các công ty kiểm toán
thuộc BIG8 có phí kiểm toán cao hơn so với các công ty kiểm toán không thuộc BIG8),
đồng thời Ông cho rằng phí kiểm toán cao làm cho chất lượng kiểm toán tăng lên.
Năm 1986, Palmrose đã tiến hành nghiên cứu “Audit fees and auditor size”
(Journal of Accounting Research) để bổ sung thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa quy
mô kiểm toán với phí kiểm toán dựa vào việc phân các công ty kiểm toán thành hai
nhóm: BIG8 và các công ty còn lại. Kết quả nghiên cứu của ông phù hợp với Simunic
(1980) trừ việc không thống nhất với nhau về khoản phí phụ trội của các công ty thuộc
BIG8. Palmrose cho rằng không có khoản phí phụ trội của các công ty thuộc BIG8.
Năm 1987, Francis và Simon đã tiến hành nghiên cứu "A Test of Audit Pricing in
the Small-Client Segment of the U.S. Audit Market" (Accounting Review 62, January,
page 145-157) đã tập trung vào xem xét hai nhận định trái chiều của Simunic (1980) và
Palmrose (1986). Hai nghiên cứu này công bố kết quả khác nhau về sự tồn tại của phí
kiểm toán tăng thêm của tám công ty kiểm toán lớn của Hoa Kỳ (BIG8) đối với phân
khúc khách hàng “nhỏ”. Các tác giả đã khảo sát mẫu gồm 220 công ty niêm yết có doanh
thu dưới 125 triệu đô la, dữ liệu thu thập từ các năm tài chính bắt đầu 01/01/1984 và kết
thúc 30/6/1985. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tồn tại một phí kiểm toán tăng thêm
trong phân khúc các công ty niêm yết nhỏ. Sự tồn tại của phí kiểm toán tăng thêm hàm ý
rằng có sự khác biệt trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của BIG8, ít nhất là trong
phân khúc các công ty niêm yết nhỏ. Ngoài ra các tác giả còn cho thấy hợp đồng kiểm
toán năm đầu tiên được định giá thấp hơn đáng kể so với các hợp đồng kiểm toán năm
tiếp theo, tăng cường bằng chứng về hành vi cắt giảm phí kiểm toán. Tuy nhiên, nghiên
8
cứu cũng cho thấy không có mối quan hệ giữa việc cắt giảm phí kiểm toán với chất lượng
kiểm toán.
Nghiên cứu của Hong Hang Choi và Cộng sự (2010) “Audit Office Size, Audit
Quality, and Audit Pricing” (A Journal of Practice & Theory, Vol. 29, No.1, May, pp 7379). Nghiên cứu này điều tra về mối quan hệ của quy mô của doanh nghiệp kiểm toán và
giá phí kiểm toán đến chất lượng kiểm toán. Tác giả đã sử dụng dữ liệu khảo sát được thu
thập từ một mẫu lớn khách hàng của các doanh nghiệp kiểm toán từ năm 2000 - 2005.
Kết quả khảo sát cho thấy quy mô của doanh nghiệp kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến
chất lượng kiểm toán và giá phí kiểm toán. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho rằng giá
phí kiểm toán phụ thuộc vào quy mô công ty khách hàng, tính phức tạp và rủi ro của quá
trình kiểm toán.
Năm 2011, Yidi Xu đã tiến hành nghiên cứu “The determinants of audit fees: an
empirical study of China’s listed companies”, Master Thesis, Lund University, đã đề cập
đến các nhân tố quyết định đến phí kiểm toán của các công ty tại Trung Quốc. Cụ thể
Ông dựa vào phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để xây dựng mô hình phí kiểm
toán. Các nhân tố trong mô hình bao gồm: Quy mô công ty được kiểm toán, sự phức tạp
của công ty được kiểm toán, rủi ro kiểm toán, cạnh tranh của công ty kiểm toán và nhiệm
kỳ của kiểm toán viên với 8 giả thuyết được đưa ra. Ông đã sử dụng phương pháp định
lượng và thực hiện cuộc điều tra mẫu với 191 công ty tại Trung Quốc trong năm 2010.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố trong 5 nhân tố được đưa ra quyết định đến phí
kiểm toán BCTC của các công ty tại Trung Quốc đó là Quy mô công ty được kiểm toán,
sự phức tạp của công ty được kiểm toán và cạnh tranh của công ty kiểm toán. Tác giả cho
rằng các công ty được kiểm toán có quy mô càng lớn (tổng tài sản càng lớn) thì phí kiểm
toán càng cao, công ty được kiểm toán có số lượng các công ty con, chi nhánh, đơn vị
trực thuộc và các công ty liên kết, liên doanh càng nhiều thì phí kiểm toán càng cao và
Các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big 4 thì phí kiểm toán cao hơn so
với các công ty không được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big 4.
Năm 2012, Walid El-Gammal với bài nghiên cứu “The determinants of audit fee:
Evidence from Lebanon” (International Business Research; Vol. 5, No. 11; 2012), tác giả
9
đã dựa trên các bài nghiên cứu trước để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phí kiểm
toán và chia ra thành hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố thuộc đặc tính của khách hàng
(công ty được kiểm toán) và nhóm nhân tố đặc tính của công ty kiểm toán. Mô hình
nghiên cứu của tác giả đề xuất như sau: Đối với nhóm nhân tố thuộc công ty được kiểm
toán bao gồm các đặc tính như: quy mô, sự phức tạp, rủi ro và lợi nhuận; Đối với nhóm
nhân tố thuộc công ty kiểm toán bao gồm các đặc tính như: Quy mô, kinh nghiệm, danh
tiếng, cạnh tranh, Big 4. Nghiên cứu này được dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát
được tiến hành ở Lebanon. Một câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm từ
không hoàn toàn đồng ý (1) đến hoàn toàn đồng ý (5) để thu thập dữ liệu liên quan đến
các nhân tố quyết định phí kiểm toán ở Lebanon. Các mẫu được lựa chọn bao gồm các
kiểm toán viên bên ngoài, và đại diện khách hàng (kế toán, kiểm soát tài chính và kiểm
toán viên nội bộ của công ty được kiểm toán). Tác giả đã thu thập được 80 mẫu trong đó
46 mẫu là kiểm toán viên bên ngoài và 34 mẫu đại diện khách hàng. Kết quả nghiên cứu
theo thống kê mô tả thì nhân tố công ty kiểm toán thuộc Big 4 là nhân tố quan trọng nhất
quyết định đến phí kiểm toán ở Lebanon.
Amba, S.M, Al – Hajeri, F.K. (2013), “Determinants of audit fees in Bahrain: an
empirical study”, (Journal of Finance and Accountancy, 13, pp. 1 – 10), tác giả đã tập
trung nghiên cứu năm nhân tố trong việc xác định chi phí kiểm toán như số lượng giao
dịch, số tiền của tài khoản phải thu và hàng tồn kho, sự phức tạp của hệ thống công nghệ
thông tin, số lượng các công ty con và các quy định về kế toán. Nghiên cứu này sử dụng
một bảng câu hỏi liên quan đến năm nhân tố, có 22 thang đo. Có 50 công ty trả lời khảo
sát bao gồm 20 công ty kiểm toán và 30 công ty phi kiểm toán từ các công ty lớn ở
Bahrain và thu thập được 61 câu hỏi. Các câu hỏi chứa đựng những câu hỏi liên quan sẽ
có tác động vào nhân tố quyết định chi phí kiểm toán sử dụng thang đo Likert 5 điểm từ
không hoàn toàn đồng ý (1) đến hoàn toàn đồng ý (5). Kết quả nghiên cứu này kết luận
rằng tất cả năm nhân tố i) số lượng giao dịch ii) tổng của khoản phải thu và hàng tồn kho,
iii) sự phức tạp của hệ thống công nghệ thông tin, iv) số lượng các công ty con và v) quy
định có ảnh hưởng lớn trong việc xác định chi phí kiểm toán ở Bahrain.
10
Năm 2014, Hassan Yahia Kikhia đã nghiên cứu “Determinants of Audit Fees:
Evidence from Jordan” (Accounting and Finance Research), tác giả đã phân thành hai
nhóm: nhóm công ty được kiểm toán và nhóm công ty kiểm toán. Mô hình nghiên cứu tác
giả đề xuất như sau: đối với nhóm công ty được kiểm toán bao gồm các đặc điểm: quy
mô, sự phức tạp, rủi ro, lợi nhuận, ngành nghề kinh doanh; đối với nhóm công ty kiểm
toán bao gồm các đặc điểm: nhiệm kỳ kiểm toán viên và quy mô công ty kiểm toán. Tác
giả đã thu thập được cỡ mẫu là 126 công ty ở Jordan và sử dụng sử dụng hồi quy bình
phương tối thiểu (OLS) là phương pháp phân tích dữ liệu. Kết quả của nghiên cứu này
nêu rằng có nhân tố quy mô của công ty được kiểm toán là nhân tố tác động mạnh nhất,
quyết định đến phí kiểm toán BCTC của các công ty tại Jordan.
1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Đề tài luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh “Xây dựng
cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam” (2011) tác
giả luận án Trần Khánh Lâm. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề xây dựng cơ chế
kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập, đề tài đã đề xuất cơ chế kiểm soát chất
lượng kiểm toán đối với doanh nghiệp kiểm toán, nội dung và phương pháp kiểm tra.
Trong quan điểm nêu ra ở công trình nghiên cứu này, tác giả đưa ra một ý kiến về phí
kiểm toán, trong đó cho rằng việc giảm giá phí kiểm toán sẽ làm giảm chất lượng kiểm
toán. Từ đó đề xuất ra công thức tính phí kiểm toán bình quân nhằm tránh việc cạnh tranh
không lành mạnh từ phía các công ty kiểm toán nhỏ. Tuy nhiên, việc đề xuất này chưa
được kiểm nghiệm trong thực tế.
Nghiên cứu của Phan Thanh Trúc (2013),“Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng
kiểm toán tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn xem xét mối quan hệ giữa chất lượng hoạt động kiểm toán và khoảng
cách mong đợi trong kiểm toán, từ đó liên hệ thực trạng về chất lượng kiểm toán và
khoảng cách mong đợi đối với nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam. Trong quá trình
nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, phí kiểm toán là một nhân tố được đối tượng khảo sát
đánh giá là kém quan trọng đối với chất lượng kiểm toán. Từ đó, tác giả đưa ra các đề
11
xuất để các công ty xây dựng khung giá phí kiểm toán nhằm hạn chế cạnh tranh không
lành mạnh từ việc thỏa thuận phí kiểm toán với khách hàng, khiến chất lượng kiểm toán
sụt giảm mà nguyên nhân chính là khách hàng chưa ý thức được tầm quan trọng của phí
kiểm toán ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên nhận định này của tác giả còn
mang tính chủ quan, chưa có bằng chứng thực nghiệm.
Nghiên cứu của Phan Văn Dũng (2015), Các nhân tố tác động đến chất lượng
kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng
lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra nhân tố giá phí kiểm toán
có tác động đến chất lượng kiểm toán. Nhân tố giá phí kiểm toán bao gồm các biến: Giá
phí phù hợp với khả năng đáp ứng, chi trả của doanh nghiệp; Giá phí đảm bảo sự kỳ
vọng về thu nhập của doanh nghiệp kiểm toán; Giá phí cạnh tranh. Từ kết quả nghiên
cứu, tác giả đã cho rằng nhân tố giá phí kiểm toán có tác động dương đến chất lượng
kiểm toán, giá phí kiểm toán càng cao thì chất lượng kiểm toán càng tăng.
Nghiên cứu của Phạm Trường Quân (2015) “Nghiên cứu mức độ tác động của phí
kiểm toán và các nhân tố liên quan tác động đến chất lượng kiểm toán BCTC của các
doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra mô hình
các nhân tố tác động đến phí kiểm toán bao gồm: quy mô của doanh nghiệp được kiểm
toán, sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp được kiểm toán, tổng hàng
tồn kho và nợ phải thu của doanh nghiệp được kiểm toán, ý kiến của kiểm toán viên,
danh tiếng doanh nghiệp kiểm toán. Tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng, thu
thập dữ liệu của các công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long
An trong giai đoạn 2012 – 2014. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện, kết quả thu thập được
là 123 công ty. Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng các nhân tố quy mô của
doanh nghiệp được kiểm toán, sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp
được kiểm toán, tổng hàng tồn kho và nợ phải thu của doanh nghiệp được kiểm toán, ý
kiến của kiểm toán viên, danh tiếng doanh nghiệp kiểm toán đều tác động đến phí kiểm
12
toán BCTC nhưng trong đó thì nhân tố quy mô của doanh nghiệp được kiểm toán có tác
động mạnh nhất đến phí kiểm toán BCTC.
Năm 2015, bài báo nghiên cứu khoa học của hai tác giả Nguyễn Thị Phương Hồng
và Trần Lê Hoàng My đã nghiên cứu về “Các nhân tố quyết định đến phí kiểm toán của
các công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam”. Dựa vào mô hình của các nghiên cứu
trước, tác giả đã đề xuất có 5 nhóm nhân tố quyết định đến phí kiểm toán đó là: quy mô
của công ty được kiểm toán, sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh của công ty được
kiểm toán, rủi ro của công ty được kiểm toán, tình hình tài chính của công ty được kiểm
toán và các nhân tố liên quan đến kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Tác giả đã đưa ra
10 giả thuyết được rút ra từ 5 nhân tố nêu trên. Dữ liệu thu thập của nghiên cứu này được
lấy từ các BCTC, hợp đồng kiểm toán, báo cáo thường niên của các công ty cổ phần đại
chúng ở Việt Nam năm 2013, số cỡ mẫu thu thập được là 71 công ty. Tác giả đã dựa vào
phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để xây dựng mô hình phí kiểm toán và sử dụng
phần mềm SPSS 20 để tiến hành xử lý số liệu và kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu này, tác giả đã cho rằng chỉ có 3 trong 10 nhân tố quyết định đến phí kiểm
toán đó là quy mô của công ty được kiểm toán, sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh
của công ty được kiểm toán và danh tiếng của công ty kiểm toán.
1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÃ THỰC HIỆN
Những nghiên cứu nước ngoài:
Theo thời gian các nghiên cứu trên thế giới nhờ kế thừa các nghiên cứu trước nên
ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nội dung và ý nghĩa, các kết luận đưa ra có giá trị và cơ
sở minh chứng hơn. Nhìn chung, các nghiên cứu trước và sau ở nước ngoài có những đặc
điểm như sau:
(1) Hầu hết các nghiên cứu trước là những khởi xướng nhằm đưa ra một số nhân tố
tác động đến phí kiểm toán BCTC tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. Trong
những nghiên cứu đầu tiên, chủ yếu xem xét các nhóm nhân tố một cách chung chung,
chưa có sự phân nhóm các nhân tố. Càng về sau, các nghiên cứu tiếp theo đã xem xét các
nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC được phân nhóm cụ thể, rõ ràng hơn, với cách
nhìn có tính hệ thống và toàn diện.
13
(2) Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong các nghiên cứu đã thực hiện là
phương pháp nghiên cứu định lượng và kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, với cỡ
mẫu ngày càng mở rộng. Độ tin cậy cũng như các nhóm nhân tố tác động đến phí kiểm
toán BCTC ở những nghiên cứu sau đưa ra những phát hiện có tính mới hơn cũng như
những lý luận và bằng chứng được các nhóm tác giả đưa ra có tính thuyết phục cao, khắc
phục dần những hạn chế của các nghiên cứu trước.
Qua các phân tích trên, có thể thấy rằng cần thận trọng khi xem xét các kết quả
nghiên cứu, không phải chỉ dựa vào các kết quả nghiên cứu để khẳng định kết quả nào
đúng, kết quả nào sai, kết quả nào là phù hợp mà cần có sự xem xét một cách toàn diện
để có cách nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn ở mỗi kết quả nghiên cứu nhằm vận dụng một
cách hợp lý trong môi trường và nền kinh tế ở Việt Nam. Sự khác nhau ở một số kết quả
nghiên cứu có thể là do những nguyên nhân như: sự khác biệt ở việc lựa chọn mẫu
nghiên cứu khi thực nghiệm (nghiên cứu ở những quốc gia khác nhau có thể có một số
khác biệt về văn hóa, kinh tế, chính trị, tập quán dẫn đến những kết quả khác nhau), sự
khác biệt ở cỡ mẫu nghiên cứu khi thực nghiệm (các nghiên cứu sau thường có cỡ mẫu
rộng và đa dạng hơn các nghiên cứu trước nên kết quả có thể toàn diện hơn), sự khác biệt
ở các thời điểm nghiên cứu (các khoảng thời gian được chọn để lấy mẫu nghiên cứu cũng
như với thời gian lựa chọn khác nhau dẫn đến các khác biệt về kiến thức, tầm nhìn, trình
độ, kỹ thuật và công cụ phân tích…), sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế của các
nước ở những giai đoạn thời gian khác nhau v.v…
Những nghiên cứu trong nước:
Tại Việt Nam có rất ít bài nghiên cứu đề cập tới phí kiểm toán nói chung và chỉ có
hai bài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC nói riêng, một phần
là do phí kiểm toán BCTC là một vấn đề nhạy cảm. Nhìn chung, các nghiên cứu trước và
sau ở Việt Nam có đặc điểm: Hầu hết các nghiên cứu trước mới chỉ nêu ra được công
thức tính phí kiểm toán mà chưa nêu được các nhân tố tác động đến phí kiểm toán hoặc
có nêu thì các nghiên cứu này chỉ chung chung chưa phân rõ thành các nhóm nhân tố tác
động giống như các nghiên cứu của nước ngoài.
14
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến luận văn
S
T
T
Tác giả
Tên đề tài
Mục tiêu nghiên
cứu
Phương pháp nghiên
cứu
Kết quả nghiên
cứu
1
Simunic
1980
The pricing
of audit
services
Tác giả định giá
các dịch vụ kiểm
toán, nghiên cứu
các nhân tố tác
động đến phí
kiểm toán BCTC.
Sử dụng phương pháp
hồi quy tuyến tính để
xây dựng mô hình phí
kiểm toán. Ông đã thực
hiện cuộc khảo sát với
cuộc điều tra mẫu của
397 công ty ở Mỹ tiến
hành trong năm 1977.
Kết quả nghiên
cứu cho thấy nhân
tố quy mô tài sản
của công ty được
kiểm toán là nhân
tố quan trọng nhất,
tác động mạnh
nhất đến phí kiểm
toán.
2
Francis
1984
The effect
of audit
firm size on
audit prices
Nghiên cứu xem
xét sự ảnh hưởng
của quy mô công
ty kiểm toán với
giá phí kiểm toán.
Tác giả xây dựng mô
hình nghiên cứu dựa
vào mô hình của
Simunic và thêm một số
biến có quan hệ với phí
kiểm toán như: hệ số
thanh
toán
nhanh,
ROI… Sử dụng phương
pháp hồi quy tuyến tính
và dữ liệu thu thập là
các công ty ở Úc.
Tác giả đã chỉ ra
được có sự khác
biệt về phí kiểm
toán đối với các
công ty kiểm toán
lớn (các công ty
kiểm toán thuộc
BIG8 có phí kiểm
toán cao hơn so với
các công ty kiểm
toán không thuộc
BIG8)
3
Francis
A Test of
và Simon Audit
1987
Pricing in
the SmallClient
Segment of
the U.S.
Audit
Market
Xem xét hai nhận
định trái chiều
của
Simunic
(1980)
và
Palmrose (1986).
Hai nghiên cứu
này công bố kết
quả khác nhau về
sự tồn tại của phí
kiểm toán tăng
thêm của tám
công ty kiểm toán
lớn của Hoa Kỳ
(BIG8) đối với
phân khúc khách
hàng “nhỏ”
Tác giả xây dựng mô
hình phí kiểm toán. sau
đó khảo sát mẫu gồm
220 công ty niêm yết có
doanh thu dưới 125
triệu đô la, dữ liệu thu
thập từ các năm tài
chính
bắt
đầu
01/01/1984 và kết thúc
30/6/1985.
Tồn tại một phí
kiểm toán tăng
thêm trong phân
khúc các công ty
niêm yết nhỏ. Sự
tồn tại của phí
kiểm toán tăng
thêm hàm ý rằng
có sự khác biệt
trong việc cung
cấp dịch vụ kiểm
toán của BIG8, ít
nhất là trong phân
khúc các công ty
niêm yết nhỏ
15
4
Yidi Xu
2011
The
determinant
s of audit
fees
Nghiên cứu các
nhân tố quyết
định đến phí kiểm
toán của các công
ty
tại
Trung
Quốc, mức độ tác
động của từng
nhân tố đến phí
kiểm toán BCTC.
Ông đã sử dụng phương
pháp định lượng và
thực hiện cuộc điều tra
mẫu với 191 công ty tại
Trung Quốc trong năm
2010, dựa vào phương
pháp hồi quy tuyến tính
đa biến để xây dựng mô
hình phí kiểm toán.
Có 3 nhân tố trong
5 nhân tố được đưa
ra quyết định đến
phí kiểm toán
BCTC của các
công ty tại Trung
Quốc đó là Quy
mô công ty được
kiểm toán, sự phức
tạp của công ty
được kiểm toán và
cạnh tranh của
công ty kiểm toán.
5
Walid
ElGammal
The
determinant
s of audit
fee
Nghiên cứu các
nhân
tố
ảnh
hưởng đến phí
kiểm toán và chia
ra thành hai nhóm
nhân tố: nhóm
nhân tố thuộc đặc
tính của khách
hàng (công ty
được kiểm toán)
và nhóm nhân tố
đặc tính của công
ty kiểm toán
Một câu hỏi được thiết
kế theo thang đo Likert
5 điểm từ không hoàn
toàn đồng ý (1) đến
hoàn toàn đồng ý (5) để
thu thập dữ liệu liên
quan đến các nhân tố
quyết định phí kiểm
toán ở Lebanon. Tác giả
đã thu thập được 80
mẫu trong đó 46 mẫu là
kiểm toán viên bên
ngoài và 34 mẫu đại
diện khách hàng
Nhân tố công ty
kiểm toán thuộc
Big 4 là nhân tố
quan trọng nhất
quyết định đến phí
kiểm
toán
ở
Lebanon.
Nghiên cứu
mức độ tác
động
của
phí
kiểm
toán và các
nhân tố liên
quan
tác
động
đến
chất lượng
kiểm toán
BCTC của
các doanh
nghiệp trên
địa
bàn
TP.HCM và
các tỉnh lân
cận.
Xem xét mức độ
tác động phí kiểm
toán tác động như
thế nào đến chất
lượng kiểm toán,
từ đó gợi ý một số
giải pháp nhằm
góp phần nâng
cao chất lượng
của hoạt động
kiểm toán độc lập
ở Việt Nam.
Tác giả sử dụng phương
pháp hỗn hợp bao gồm
phương pháp định
lượng và định tính. Thu
thập dữ liệu thông qua
các BCTC, BCTN của
123 DN trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh lân cận
trong giai đoạn 20122014.
Phí kiểm toán bất
thường có mối liên
hệ với chất lượng
kiểm toán theo
chiều hướng tăng
lên, nếu tăng phí
kiểm toán thì chất
lượng kiểm toán
tăng lên và ngược
lại. Và trong mô
hình phí kiểm toán
thì nhân tố quy mô
của doanh nghiệp
được kiểm toán có
tác động mạnh
nhất đến phí kiểm
toán.
2012
6
Phạm
Trường
Quân
2015
16
1.4
KHE HỔNG TRONG NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
PHÍ KIỂM TOÁN BCTC & CÁC VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
HIỆN TRONG LUẬN VĂN
1.4.1 Khe hổng trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC
Như vậy sau khi xem xét một số nghiên cứu đã được công bố trong nước cũng như
trên thế giới liên quan đến chủ đề luận văn dự kiến thực hiện, tác giả nhận thấy còn
những khe hổng mà căn cứ vào đó để tiến hành nghiên cứu. Cụ thể:
Đối với các nghiên cứu đã được công bố trên thế giới, qua việc tổng quát hóa các
kết quả nghiên cứu về Phí kiểm toán và các nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC có
rất nhiều nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC. Các nhân tố đó được xem xét ở
nhiều góc độ khác nhau, từ những quốc gia khác nhau, những nền kinh tế khác nhau thì
sự tác động phí kiểm toán BCTC cũng khác nhau, thậm chí ngược nhau. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này đều được thực hiện ở các nước phát triển, nơi phí kiểm toán được công
khai trên các cơ sở dữ liệu thông tin của doanh nghiệp. Những nghiên cứu tương tự ở các
nước đang phát triển, các nước không công khai phí kiểm toán vẫn chưa có nghiên cứu
nào được công bố trên tạp chí chuyên ngành uy tín.
Đối với các nghiên cứu đã được công bố tại Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập
trung về các nhân tố tác động chất lượng kiểm toán BCTC hay mối quan hệ giữa phí
kiểm toán với chất lượng kiểm toán. Đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm và các
nghiên cứu lượng hóa về được các nhân tố tác động đến phí kiểm toán BCTC là rất ít.
Trong luận văn này tác giả sẽ tổng hợp và xây dựng lại mô hình nghiên cứu cho phù hợp
với quy định pháp luật và thực tế tại Việt Nam. Kế thừa các nhân tố có tác động đến phí
kiểm toán BCTC từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu chọn ra các nhân tố có thể đo
lường dễ dàng; dữ liệu phải có sẵn và dữ liệu thu thập trong giai đoạn 3 năm từ 2013 2015 để nghiên cứu có tính chính xác cao.
1.4.2 Các vấn đề tiếp tục nghiên cứu và thực hiện trong luận văn
Kiểm toán nói chung, phí kiểm toán BCTC nói riêng là một khái niệm đa chiều.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được của các nghiên cứu trước đây. Một số vấn đề cần
được tiếp tục nghiên cứu, nhất là trong các điều kiện cụ thể của từng quốc gia và hạn chế