Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT VÀ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG TRUYỀN THÔNG, TIẾP THỊ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HAY KHU VỰC PHÍA NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.24 KB, 33 trang )

Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHẢO SÁT SỰ HIỂU BIẾT
VÀ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG MẠNG XÃ HỘI
TRONG TRUYỀN THÔNG, TIẾP THỊ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH HAY KHU VỰC PHÍA NAM
NHÓM NGHIÊN CỨU
LIÊU THÁI VĂN UYÊN( NHÓM TRƯỞNG )
PHAN THỊ THANH HƯƠNG
VI TRẦN THANH THẢO
HOÀNG NHẬT NAM
TRỊNH HOÀNG QUÂN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ HOÀNG TRỌNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 06 Năm 2012

Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
2


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên


địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

TÓM LƯỢC
Trong những năm gần đây, có thể nói kinh tế là một trong những đề tài luôn được dư luận quan
tâm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn đưa những tin tức mới nhất, nóng hổi về đề
tài này. Nhưng dù cho kinh tế phát triển xa đến đâu đi nữa thì nó luôn hướng tới một mục tiêu
cuối cùng đó chính là hoạt động vì lợi nhuận. Chính vì vậy, các nhà quản lí doanh nghiệp lớn
nhỏ luôn phải đối mặt với một bài toán đó là tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Nghe
có vẻ đơn giản nhưng thực tế thì không như vậy. Chúng ta biết rằng để duy trì cho một tổ chức
hoạt động lâu dài đòi hỏi rất nhiều chi phí như: chi phí sản xuất, quản lí, quảng cáo, bán
hàng,v..v.. Bản chất của chi phí là sự đánh đổi, nghĩa là chúng ta chấp nhận mất một khoảng chi
phí nhất định để đạt được những kì vọng trong tương lai như: sản phẩm hoàn chỉnh; chất lượng
tốt hơn; doanh thu tăng lên; thương hiệu, v..v.. Do đó, chi phí bỏ ra để đạt được lợi nhuận là
điều không tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể tác động làm giảm chi phí từ đó lợi nhuận có thể
tăng lên.
Thế nhưng có lẽ công việc tối thiểu hóa chi phí đó càng khó thực hiện hơn trong thời buổi
khủng hoảng tài chính như hiện nay, giá cả cứ theo đà phát triển của kinh tế mà leo thang.
Doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình ghi dấu vào tư tưởng người tiêu dùng thì phải áp dụng
những chiến lược tiếp thị, truyền thông thích hợp. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng như: ti vi, báo chí, áp phích... là những hình thức quen thuộc với các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và ở khu vực phía Nam/ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Thế nhưng những
hình thức quảng cáo đó có thực sự tiết kiệm ngân sách cho các doanh nghiệp hay không?
Bên cạnh những phương tiện thông tin đại chúng đấy, mạng xã hội ra đời như một cách giải
mới cho bài toán này của các doanh nghiệp. Giờ đây, các doanh nghiệp có thể làm quen với
một hình thức truyền thông, tiếp thị không quá đắt đỏ mà lại có thể mang lại hiệu quả cao hơn
cả. Mạng xã hội có những ưu điểm gì có thể giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiên lợi nhuận
của mình? Song với tất cả những ưu điểm của mình, tại sao mạng xã hội chưa được các doanh
nghiệp quan tâm đến?v..v.. Để trả lời được những thắc mắc đó, đề tài “Khảo sát sự hiểu biết và
mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh/ Khu vực phía Nam” ra đời. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu mà

đối tượng hướng đến là những vị giám đốc hay chủ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh hay khu vực phía Nam sẽ cho nhóm chúng tôi cái nhìn bao quát về tình hình các
doanh nghiệp hiên nay xung quanh đề tài về mạng xã hội. Sau đó nghiên cứu định lượng và sử
lí số liệu bằng phương pháp thống kê sẽ cho ra những kết quả nhất định về vấn đề mà các
doanh nghiệp vấp phải khi lựa chọn hình thức này cũng như là nguyên nhân kiến họ do dự
không chọn mạng xã hội là phương tiện truyền thông, tiếp thị. Để rồi dựa trên những kết quả
này, nhóm chúng tôi sẽ đưa ra những đề xuất nhằm giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn sử
dụng mạng xã hội để phát triển kinh doanh cũng như là định vị thương hiệu của họ.
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
3


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

MỤC LỤC
Trang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO................................................................................................................2
TÓM LƯỢC...............................................................................................................................................3
MỤC LỤC..................................................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..............................................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................................................6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................................7
CHƯƠNG 1...............................................................................................................................................8
CHƯƠNG 2.............................................................................................................................................14
CHƯƠNG 4.............................................................................................................................................26
CHƯƠNG 5.............................................................................................................................................27
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................34


Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
4


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
5


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
6


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MXH: Mạng Xã Hội
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
Việt Nam: VN


Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
7


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu kết nối với nhau của mọi người trong cuộc sống hội nhập, do đó,
mạng xã hội ngày càng được nhiều người quan tâm, sử dụng. Chính vì ngày càng có nhiều
người biết đến và sử dụng mạng xã hội hơn nên việc vận những những trang mạng đó để truyền
thông và tiếp thị cho các doanh nghiệp hay công ty là một môi trường lí tưởng để phát huy.
Mạng xã hội ngày càng chứng minh được khả năng kết nối mọi người của nó, đáp ứng nhu cầu
của mọi người. Ngày nay, khi tham gia vào một trang mạng xã hội nào đó, chúng ta dễ dàng
thấy được các mẩu quảng cáo, rao vặt của một số công ty, doanh nghiệp nhằm mong muốn thu
hút được sự chú ý của mọi người và từ đó họ sẽ biết đến công ty mình, hàng hóa hay dịch vụ
của mình hay đối với những công ty đã có chỗ đứng trên thị trường thì đây cũng là một phương
tiên để họ thông báo tới khách hàng của mình mỗi khi công ty tung ra những đợt hàng mới hay
dịch vụ mới, khuyến mãi,v..v..
Ở một số nước đã phát triển hiện nay như Mỹ chẳng hạn, việc vận dụng mạng xã hội như một
trong những kênh truyền thông chính để tiếp thị cho tên tuổi công ty họ đã không còn là một
vấn đề xa lạ nữa.
Nhưng ở Việt Nam, các doanh nghiệp hầu như chưa quen với việc sử dụng mạng xã hội làm
phương tiện truyền thông, tiếp thị cho doanh nghiệp của mình, đa phần các công ty áp dụng
mạng xã hội vào việc kinh doanh của mình lại là các công ty liên doanh, hay có vốn đầu tư
nước ngoài. Vậy lí do vì sao các công ty nội địa lại không phổ biến một hình thức quảng cáo
giá rẻ nhưng lại hiệu quả như thế này? Để trả lời cho câu hỏi đó nhóm nghiên cứu khoa học
chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài về “Khảo sát về sự hiểu biết và mức độ vận dụng

mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh với khu vực phía Nam” để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên. Đồng thời có được
cái nhìn toàn diện về các doanh nghiệp Việt Nam và mạng xã hội hiện nay.
1.2 PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam nói chung và khu vực phía Nam nói riêng, loại hình quảng cáo mà các doanh
nghiệp vẫn thường sử dụng để quảng cáo cho doanh nghiệp mình là quảng cáo qua các phương
tiện như: ti vi, báo chí, quảng cáo ngoài trời,...Và những năm gần đây thì quảng cáo bằng
Internet bắt đầu phát triển, hay người ta còn gọi là “Quảng Cáo Trực Tuyến” - Bách Khoa
Toàn Thư Mở Wikipedia. Nhưng cho tới nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn khá lạ lẫm với
tân binh trong lĩnh vực truyền thông, tiếp thị này. Đó là do họ chưa biết đến mạng xã hội rõ,
Liêu Thái Văn Uyên – Phan Thị Thanh Hương _ Vi Trần Thanh Thỏa – Hoàng Nhật Nam – Trịnh Hoàng Quân
8


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

không nắm bắt được phương thức hoạt động của nó. Hay họ không tin tưởng vào loại hình
quảng cáo này vì thường người ta quan niệm “chất lượng đi đôi với giá trị” mà quảng cáo qua
các trang mạng xã hội là một loại hình giá rẻ, chính vì thế mà các doanh nghiệp không tin
tưởng vào kết quả mà nó có thể mang lại cho họ hay chăng? Và đối với các doanh nghiệp có sử
dụng mạng xã hội để quảng cáo và tiếp thị cho tên tuổi thì họ dành bao nhiêu phần trăm ngân
sách truyền thông hằng năm và họ có cân nhắc việc sử dụng chuyên viên phụ trách mảng tiếp
thị, truyền thông qua mạng xã hội hay không?
Thông qua việc khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội của các doanh nghiệp
phía Nam nói chung và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng để có thể tìm hiểu kĩ
hơn về các nguyên nhân mà các nhà doanh nghiệp hiện nay ngần ngại sử dụng mạng xã hội từ
đó nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ đề ra các giải pháp có thể giúp họ cải thiện tầm nhìn và tin
tưởng sử dụng mạng xã hội như một “kim chỉ Nam” giúp họ tăng lợi nhuận.
1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mọi người có thể thấy, ngay từ tên đề tài, nhóm nghiên cứu khoa học của chúng tôi đã nên lên
rất rõ mục tiêu của cuộc nghiên cứu, đó là: “Khảo sát về sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng
xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
với khu vực phía Nam”. Chúng tôi mong muốn qua cuộc khảo sát có thể tìm hiểu sự hiểu biết
và mức độ vận dụng mạng xã hội của doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía
Nam, cũng như biết được nguyên nhân vì sao mạng xã hội chưa được sử dụng phổ biến trong
tiếp thị, truyền thông.
Cũng như chúng tôi đã nêu một cách cụ thể ở các phần trên, thông qua cuộc nghiên cứu để giải
quyết những phần chưa được giải đáp về tỷ lệ doanh nghiệp biết về mạng xã hội; tỷ lệ doanh
nghiệp sử dụng mạng xã hội để tiếp thị, truyền thông; tỷ lệ doanh nghiệp có chuyên viên phụ
trách mảng tiếp thị, truyền thông qua mạng xã hội và phần trăm ngân sách mà họ dành cho việc
này là bao nhiêu?
Ngay từ những ý tưởng sơ khai ban đầu, chúng tôi đã thấy được rằng đề tài cùa chúng tôi
hướng đến các chủ doanh nghiệp, hay chí ít là những người có quyền hành trong công ty, vì
những người này mới nắm rõ tình hình chung, thực tế của công ty họ như thế nào. Dưới sự giúp
đỡ của thầy hướng dẫn, nhóm nghiên cứu khoa học chúng tôi có cơ hội tiếp cận được các
doanh nghiệp tham gia vào “Hội Doanh Nghiệp hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” diễn ra dịp
đầu năm 2012 này để thực hiện việc khảo sát của nhóm. Những kết quả từ việc nghiên cứu này,
sẽ là những bước đệm cho nhóm chúng tôi đi đến những kết luận cuối cùng cho những câu hỏi
đã nêu ra ở trên.
1.4 NHU CẦU NGHIÊN CỨU
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
9


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

Đồng hành cùng với sự phát triển kinh tế hiện nay là sự tăng lên một cách chóng mặt của giá cả
do đồng tiền bị mất giá. Theo báo điện tử Dân Trí thì năm 2011 là một năm đánh dấu nhiều

biến động đối với lịch sử kinh tế nước Mỹ. Các công ty đồ sộ thay phiên nhau phá sản mà điển
hình là MF Global Holdings, một công ty môi giới chứng khoáng lớn nhất phố Wall ở Mỹ.
“MF Global bị thua lỗ tới 191,6 triệu USD do đầu tư quá nhiều vào các khoản nợ xấu tại các
quốc gia châu Âu. Cuối tháng 10/2011, công ty này đã nộp đơn xin phá sản và hiện đang thanh
lý tài sản trên toàn thế giới”. “Khủng hoảng tài chính”, “suy thoái kinh tế” đã không còn là
những cụm từ xa lạ đối với bất kì ai trong chúng ta hiện nay. Đầu tư tiền tài một cách thông
minh luôn là một vấn đề nóng trong xã hội ngày nay. Giá cả ngày càng đắt đỏ mà nhu cầu phát
triển của doanh nghiệp không bao giờ dừng lại thì làm sao vừa có thể đầu tư càng ít tiền mà
hiệu quả mang lại vẫn như vậy thậm chí còn cao hơn luôn được các chủ doanh nghiệp băn
khoăn, trăn trở.
Chúng ta biết rằng hầu hết các doanh nghiệp sử dụng hình thức truyền thông, tiếp thị để mọi
người biết đến tên tuổi, sản phẩm của công ty mình. Thế nhưng không phải phương tiện truyền
thông nào cũng tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và không phải luôn luôn tạo được hiệu quả
đáng mong muốn. Ví dụ khi ta đăng kí quảng cáo trên báo hay tạp chí, có bao nhiêu người thực
sự để ý đến mẩu quảng cáo của chúng ta hay họ chỉ để ý đến những bản tin tức được in trên
báo? Quảng cáo qua ti vi là một trong những hình thức tốn kém nhưng đôi khi không gây ấn
tượng với người xem mà còn mang lại cho họ những phiền hà không đáng có với những mẫu
quảng cáo dai dẳng và quá sự thật hay những mẩu quảng cáo chen ngang qua chương trình mà
họ theo dõi, họ có thể chuyển sang một kệnh khác, chờ hết quảng cáo rồi quay lại kênh khi nãy
theo dõi tiếp chương trình. Như vậy, doanh nghiệp vừa tốn kém vừa không phục vụ được khách
hàng của mình.
Biết được nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận này của mỗi doanh nghiệp, và biết được rằng mạng xã
hội chất chưa tiềm năng này nên nhóm chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế để có thể phát hiện
thêm nữa những ưu điểm của mạng xã hội có thể giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu lợi
nhuận của mình và hơn hết cả là nhóm chúng tôi mong muốn tìm ra được những giải pháp tích
cực để có thể giúp các doanh nghiệp nhận ra được khả năng mà mạng xã hội có thể mang lại
cho họ.
1.5 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU
Trước tiên, về phía nhóm nghiên cứu khoa học chúng tôi, ý nghĩa khoa học mà chúng tôi nhận
được trong suốt quá trình nghiên cứu, đó chính là khả năng đo lường thị trường, biết cách

chuyển các yêu cầu của kinh doanh – quản lí thành yêu cầu nghiên cứu. Phát biểu nghe có vẻ
đơn giản, như không hẳn là như vậy. Làm sao có thể đo lường thị trường một cách chính xác
khi mà những thông tin thu thập chỉ mang tính chất tham khảo? Làm sao có thể chuyển những
yêu cầu kinh doanh – quản lí thành yêu cầu nghiên cứu nếu không ai nói cho chúng ta biết về
Liêu Thái Văn Uyên – Phan Thị Thanh Hương _ Vi Trần Thanh Thỏa – Hoàng Nhật Nam – Trịnh Hoàng Quân
10


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

những yêu cầu kinh doanh – quản lí đó? Thu thập được những thông tin bổ ích này là điều này
rất đỗi quan trọng và cần thiết đối với chúng tôi, những sinh viên sắp ra trường, có một hành
trang, một vốn luyến mà nhà trường dành cho chúng tôi để chúng tôi có thể vững bước vào môi
trường làm việc thực thụ. Chúng ta, ai cũng biết rằng mục tiêu cuối cùng của việc học là làm
việc, nếu những gì chúng ta được học, không giúp được cho chúng ta trong môi trường làm
việc thì điều đó đã đi ngược lại với mục tiêu dạy và học. Cho nên, thông qua việc phải đi khảo
sát để có được kết quả, sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, tiếp xúc với những con người đã
và đang làm việc, như vậy chúng tôi sẽ có một cái nhìn mới và toàn diện hơn về môi trường
sống và làm việc đó, để sau khi ra trường, chúng tôi không phải tốn thêm thời gian để thích
nghi với môi trường đó mà có thể thoải mái, tự tin thể hiện bản thân, chứng tỏ năng lực. Thời
gian là quý báu, vì thế đừng nên lãng phí nó.
Thứ hai, những kết quả mà chúng tôi đút kết được trong suốt quá trình nghiên cứu mang lại ý
nghĩa khoa học đối với đề tài nghiên cứu, đó chính là song song với việc nêu bật lên ưu điểm
của mạng xã hội với các doanh nghiệp, chúng ta sẽ biết được phần nào lí do họ chưa sử dụng
phổ biến hình thức truyền thông, tiếp thị qua mạng xã hội, những trở ngại ngăn cản họ tiếp cận
với hình thức quảng cáo tuyệt vời này. Và từ những kết quả đó, chúng tôi có thể đề xuất và kiến
nghĩ những giải pháp có thể, giúp các doanh nghiệp tương tác với khách hàng của họ nhiều hơn
thông qua mạng xã hội, có thể nói, một trang mạng xã hội vững mạnh là dựa vào số lượng
người biết đến nó, theo dõi nó. Lí do vì sao một công ty tuy rằng đã dày dặn kinh nghiệm, tồn

tại lâu năm nhưng vẫn ít người biết đến? Nhưng những công ty “trẻ”, mới mọc lên, nhưng lại
nhiều người biết đến, sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của công ty đó? Chỉ có một câu trả lời, đó
là công ty lâu năm kia chưa thật sự tận dụng hết khả năng truyền thông của họ, họ ít xuất hiện
trên mặt báo, trên cái tấm bảng bill board treo trên các tòa nhà, hay poster treo tường, tờ rơi,
các hoạt động quảng cáo ngoài trời hoặc tài trợ cho một chương trình nào đó thu hút số lượng
lớn khán giả, hay công ty đó chưa cân nhắc đến việc sẽ thành lập một trang mạng xã hội để
tương tác với khách hàng của họ,... Còn công ty trẻ kia, tuy không đủ khả năng về tài chính, có
thể đầu tư tiền tài vào nhiều lĩnh vực truyền thông như những công ty lâu năm kia nhưng họ có
một trợ thủ đắc lực là trang mạng xã hội. Chi phí sử dụng chúng không hề đắt đỏ, tất cả những
gì chúng ta cần là có một nhân viên chuyên trách trang mạng xã hội của chúng ta, người có đủ
trình độ và phẩm chất đảm nhiệm, luôn luôn cập nhật những tin tức mới nhất, đương nhiên
không phải là thông tin cơ mật của công ty lên trang web của họ, để gia tăng tần suất xuất hiện
của họ, ghi dấu ấn vào trí nhớ của khách hàng từ khắp nơi trên toàn quốc, kích thích trí tò mò
của mọi người tìm đến sử dụng sản phẩm của công ty. Có thể nói, chúng tôi mong mỏi đem lại
cho các doanh nghiệp mà chúng tôi khảo sát những cái nhìn mới, khác hơn về mạng xã hội,
những khả năng tiềm ẩn nó có thể mang lại cho quý doanh nghiệp. Chỉ cần một số ít doanh
nghiệp tin dùng mạng xã hội, thì một số khác cũng sẽ như vậy và nhân lên, mọi người rồi sẽ
thay đổi cách nhìn của mình về mạng xã hội.
Nói chung, mạng xã hội không chỉ là nơi mà giới trẻ có thể giao lưu, gặp gỡ, tìm kiếm thêm
bạn mới từ khắp nơi trên thế giới mà nó còn là một kênh truyền thông tiềm năng mà các doanh
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
11


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

nghiệp có thể khai thác. Trong thời buổi kinh tế phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt như
ngày hôm nay, mục tiêu cuối cùng của kinh doanh là lợi nhuận có thể bị tụt giảm do giá cả theo
đà phát triển của kinh tế mà leo thang. Chính vì thế, việc cân nhắc thật kĩ nên đầu tư đồng tiền

một cách thông minh là điều không thể tránh khỏi, và chúng ta có thể thấy rằng quảng cáo qua
các trang mạng xã hội hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi
nhuận,...Việc này rất có ý nghĩa với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp nào
cũng muốn tối thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận.
1.6 CÁC MẶT GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Như những gì nhóm chúng tôi nêu lên ở mục 1.3 về mục đích nghiên cứu, đối tượng chúng tôi
hướng đến là những chủ doanh nghiệp ở khu vực phía Nam nói chung và trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và cụ thể hơn là các doanh nghiệp tham gia vào “Hội Doanh
Nghiệp hàng Việt Nam Chất Lượng Cao”. Một điều tất yếu là rất khó có thể tiếp cận được
những vị này đối với những sinh viên năm ba như chúng tôi, nếu không có được sự giúp đỡ từ
phía thầy hướng dẫn, Thạc sĩ Hoàng Trọng. Nhưng ngay cả khi có cơ hội được tiếp cận những
vị chủ doanh nghiệp này thì liệu họ có sẵn lòng cung cấp cho nhóm chúng tôi những thông tin
đúng, chính xác hay là những thông tin mang tính chất tham khảo. Nhận được sự giúp đỡ từ
thầy hướng dẫn, song quãng đường mà nhóm còn phải đi còn rất dài mới tới được thành quả
mà nhóm mong muốn. Do đó, để có thể thuyết phục được những vị chủ doanh nghiệp, các vị
giám đốc này chấp nhận hợp tác, chúng tôi phải đầu tư kĩ lưỡng vào bản câu hỏi, được sử dụng
để thu thập thông tin từ họ. Bản câu hỏi có chỉnh chu, bắt mắt và toát lên vẻ chuyên nghiệp thì
những vị chủ doanh nghiệp hay giám đốc ấy mới có thể vui lòng hợp tác với nhóm nghiên cứu
chúng tôi. Bộ phận thu thập thông tin có tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình thì những
bộ phận sau như xử lí, sàng lọc thông tin; phân tích thông tin;v..v.. mới có thể làm tốt việc của
họ. Thông tin càng chính xác thì kết luận đút kết ra mới khiến cho người đọc tin tưởng.
Biết được những khó khắn có thể đến với nhóm nghiên cứu chúng tôi như vậy, nên ngay từ
những thời gian đầu tiên khi làm đề tài này, thầy hướng dẫn đã luôn nhắc nhở chúng tôi là phải
làm thật kĩ đề cương chi tiết, để có thể theo sát tiến độ thực hiện, biết được là trong quá trình
như thế, chúng tôi thực hiện còn thiếu sót những phần nào, có bổ sung thì bổ sung ở đâu, như
thể nào. Và quan trọng nhất là bản câu hỏi, muốn bản câu hỏi hoàn thiện, không sai sót gì thì
từng thành viên trong nhóm phải nắm bắt rõ được mục tiêu nghiên cứu và mục đích cuối cùng
mà nhóm sẽ nhắm tới là gì để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Tất nhiên, “chín người mười ý”, đã làm việc nhóm thì sẽ phải có nhiều luồng ý tưởng khác
nhau, có những ý tưởng giao nhau, nhưng cũng có nhiều ý tưởng song song nhau, không có

điểm chung. Vì vậy đôi khi, tranh cãi là phần tất yếu của làm việc theo nhóm, nhất là với nhóm
nghiên cứu chúng tôi, có người đến thì chuyên ngành Marketing, có người học khoa Thương
Mại Quốc Tế. Những gì được học, có khi không giống nhau. Nhưng mỗi ý kiến mà bất kì thành
viên nào đưa ra đều đáng để cân nhắc và xem xét, chính vì vậy mới có những cuộc họp nhóm,
Liêu Thái Văn Uyên – Phan Thị Thanh Hương _ Vi Trần Thanh Thỏa – Hoàng Nhật Nam – Trịnh Hoàng Quân
12


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

cùng lắng nghe ý kiến của nhau, cùng phân tích, nhận xét và rút ra ý kiến cuối cùng. Bởi vì, tất
cả đều có chung một mục địch chính, đó là hoàn thành một cách tốt nhất đề tài mà chúng tôi đã
chọn, trả lời được những câu hỏi được đặt ra trước cuộc nghiên cứu cũng như có được cái nhìn
toàn diện, khách quan về tình hình các doanh nghiệp hiện nay xoay quanh đề tài về mạng xã
hội như thế nào.
1.7 GIỚI THIỆU CÁC CHƯƠNG TIẾP THEO
Chương 2: Các công trình nghiên cứu trước đây.
Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
13


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam


CHƯƠNG 2
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
A. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY:
1) Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước:
a) Ngoài nước:
Sáng 10/6/2011, trong khuôn khổ hội thảo về Mạng Xã hội cho các Giám đốc Marketing do
Trung tâm Pháp - Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) tổ chức tại Hà Nội. Phó giáo sư trường IAE
Paris Marc Divine đã dẫn ra kết quả một cuộc khảo sát do ông thực hiện đối với 200 công ty
quốc tế như IBM, L'Oreal, Unilever về sử dụng mạng xã hội trong hoạt động tiếp thị.
Theo đó, có tới 54% trong số các công ty này từ lâu đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ
Marketing. Trang mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất không phải là Facebook (đứng thứ hai)
mà lại là LinkedIn. Đứng thứ ba là trang Viadeo, rồi đến Youtube, Twitter và đứng thứ sáu là
Dailymotion. Còn tại Mỹ có 70,3% doanh nghiệp dùng Facebook để quảng cáo, 58% dùng
Linkedin, 40% dùng Twitter và 26,8% dùng Youtube.
Như vậy, các giám đốc marketing ngoài việc sử dụng các mạng xã hội để quảng bá thương
hiệu, tạo hiệu ứng lan truyền , tìm kiếm khách hàng tiềm năng, v.v..., còn để thu thập phản hồi
của khách hàng và tạo nên sự gắn kết với đội ngũ nhân viên hiện thời và thu hút các nhân viên
tiềm năng.
(Nguồn: />
b) Trong nước:
Mạng xã hội đổ bộ vào Việt Nam lập tức tạo nên làn sóng người sử dụng. Theo báo cáo khảo
sát về mạng xã hội tháng 6 năm 2011 của công ty Vinalink media (thực hiện từ 5000 mẫu điều
tra trong 2 tháng theo phương pháp online) thì 54,3% người sử dụng internet của Việt Nam có
xem/tra cứu thông tin trên mạng xã hội. Trong đó, trang có số lượng người truy cập nhiều nhất
là Youtube (73,4%), Facebook (66,3%), Zing(me) (59%), viết nhật ký cá nhân trên Yahoo
(28,2%) và Google (20,8%)… Các thành viên mạng tham gia thảo luận nhiều nhất theo thứ tự
là trên mạng xã hội (74,5%), diễn đàn âm nhạc (60,3%), diễn đàn phim (49,1%), diễn đàn học
tập (48,5%), diễn đàn công nghệ (47,5%)...
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân

14


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

Cũng theo khảo sát của Vinalink media về việc người sử dụng mạng tìm hiểu thông tin trước
khi mua hàng hóa/dịch vụ ở đâu, có đến 87% cho biết là họ tìm kiếm trên trang Google, 56,8%
vào thẳng trang web của các công ty, 40,6% vào các trang mạng xã hội mua bán như chodientu,
vatgia, 5giay, enbac... Tỷ lệ như vậy cho thấy thông tin quảng bá thương hiệu, sản phẩm hay
dịch vụ trên các mạng xã hội có thể tiếp thị rất hiệu quả đến người tiêu dùng.

Đây là mảnh đất màu mỡ để quảng bá mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết tận dụng lợi
thế để đem lại lợi ích cho mình. Con số đáng buồn là hiện tại chỉ có 0,4% doanh nghiệp Việt
Nam dùng Facebook (khoảng 2.000 doanh nghiệp) cho mục đích kinh doanh, 0,07% dùng
Youtube, khoảng 0,2% dùng LinkedIn, Twitter... và các mạng xã hội khác. Có khoảng 5.000
doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội bao gồm cả diễn đàn, nhật ký cá nhân (chiếm 1% tổng số
doanh nghiệp Việt Nam). Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ nói họ chưa biết hoặc chưa nghĩ tới
việc dùng mạng xã hội để tiếp thị.
(Nguồn: />
2) So sánh công trình nghiên cứu trước đây với đề tài nghiên cứu của nhóm:
Công trình nghiên cứu về “Mức độ sử dụng mạng xã hội của giới trẻ khu vực thành phố Hồ
Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với việc truyền thông, tiếp thi” của Khóa 14, khoa Thương Mại
là một trong những cơ sở ban đầu cho nhóm chúng tôi hình thành nên ý tưởng nghiên cứu.
Song điểm khác nhau cơ bản của đề tài chúng tôi và đề tài trên là, chúng tôi tập trung nghiên
cứu về sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh
nghiệp trên địa bàn TP.HCM hay khu vực phía Nam. Còn đề tài của nhóm sinh viên khóa 14
tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mạng xã hội tới giới trẻ.
Chúng tôi muốn thông qua cuộc nghiên cứu này để tìm kiếm một giải pháp thích hiện để đề
xuất cho các doanh nghiệp một phương pháp truyền thông mới nhưng hiệu quả hơn trong kinh

doanh.
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân

15


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

3) Tóm lược cơ sở lý luận:
Sự ra đời của mạng xã hội thay đổi hoàn toàn phương pháp cư dân mạng liên kết với nhau và
trở thành một phần tất yếu mỗi ngày của hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Trên các
trang mạng xã hội này, các thành viên có thể tìm kiếm bạn bè, đối tác dựa theo nhóm (ví dụ tên
trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (địa chỉ e-mail, tên), hoặc dựa trên sở
thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua
bán...
Hơn nữa, nhiều cá nhân hay hộ gia đình đã biết sử dụng mạng xã hội để quảng cáo mua hay
bán hàng hóa thì đa phần doanh nghiệp Việt Nam chưa biết nhiều về mạng xã hội. Với con số
90% doanh nghiệp Việt Nam chưa có chức danh giám đốc tiếp thị (CMO) và nhiều lãnh đạo
doanh nghiệp không biết về mạng xã hội nên khu vực này còn bị bỏ ngỏ do không có người tư
vấn.
Việc tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của MXH đối với doanh nghiệp và tìm hiểu mức độ sử
dụng mức độ truyền thông tiếp thị là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Giới trẻ Việt Nam ngày
càng tiếp xúc sâu với mạng xã hội, Youtube và ngày một sử dụng nó hiệu quả hơn. Vì vậy,
MXH là “mảnh đất màu mỡ” để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Mà các doanh nghiệp Việt
Nam nên học cách tận dụng hiệu quả hơn.
B. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
1) MẠNG XÃ HỘI (MXH):
a) Thế nào là MXH
Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia cho biết: “Mạng xã hội hay còn gọi là mạng ảo (Social

Network) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhiều mục đích
không phân biệt không gian và thời gian”.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của Internet, quảng cáo Online trên các Website
cũng ngày càng được nhiều người sử dụng hơn. Nó được biết đến dưới cái tên “Quảng cáo trực
tuyến”.
Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì quảng cáo trực tuyến “Cũng như các loại hình
quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhay tiến độ giao dịch
giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên trang Web khắc hẳn quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng tương tác với quảng cáo.
Khách hàng có thể nhấp vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
16


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo Online trên
Website. Quảng cáo trực tuyến tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách
hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người
tiêu dùng. Các phương tiện thông tin đại chúng khác cũng có khả năng nhắm chọn, nhưng chỉ
có mạng Internet mới có khả năng tuyệt vời như vậy”.
b) MXH hình thành như thế nào:
Mạng xã hội được hình thành khi một nhóm người khởi xướng gửi đi thông điệp mời những
người quen gia nhập và thành bạn bè trong trang của mình. Các thành viên mới sẽ lặp lại quá
trình trên và tạo nên một mạng liên kết rộng lớn. Website mạng xã hội đầu tiên là
SixDegrees.com được hình thành từ năm 1997. Nhưng phải đến 2003, những trang liên kết bạn
bè như SixDegrees.com mới thực sự phổ biến nhờ sự nổi lên của Friendster với hàng trăm
nghìn thành viên ở nhiều quốc gia khác nhau.
Với 140 triệu người dùng, MySpace được coi là MXH thành công nhất thế giới hiện nay. Năm

ngoái, MySpace còn đạt số lượt truy cập cao hơn cả Google. Với đủ các mối quan hệ từ các
hoạt động thương mại, tìm kiếm đối tác, quảng bá phim ảnh đến các hình thức kiếm tiền, giới
thiệu bản thân, có người đã so sánh Myspace là "một nước Mỹ thu nhỏ".
Sau thành công của Myspace, Yahoo phát hành dịch vụ Yahoo 360o vào tháng 7/2005 như một
chiến lược mới của mình nhắm vào thị trường MXH. Với nền tảng là hệ thống Blog, Yahoo
360o hiện đang là MXH phổ biến nhất ở VN với cái tên quen thuộc Blog yahoo 360o. "Do
Yahoo 360o là một MXH đơn giản dưa trên nền tảng chính là blog nên mọi người gọi là blog
Yahoo 360o, có thể so với các nhà chuyên môn đánh giá thì chưa được chuẩn xác vì nó là một
MXH nhưng xét trên khía cạnh blogger, người sử dụng bình thường thì đây là từ chấp nhận
được", theo ông Vũ Kiêm Văn nhận xét.
Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 200 MXH với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Sự thành công
của các trang này đã khiến MXH đang trở thành một chiến lược phát triển Internet với nguồn
lợi nhuận khổng lồ. Không chỉ có Yahoo phát hành dịch vụ Yahoo 360o, tháng 7/2005, hãng
truyền thông News Corp đã mua lại MySpace với cái giá 580 triệu USD hay một MXH tại Anh
là Bebo.com đang được Viacom và Yahoo "dòm ngó" với cái giá 1 tỷ USD.
c) Những ưu điểm của quảng cáo trực tuyến:
Cũng theo Wikipedia thì Quảng cáo trực tuyến có những ưu điểm như sau:
• Khả năng nhắm chọn
Nhà quảng cáo trên mạng có rất nhiều khả năng nhắm chọn mới. Họ có thể nhắm vào các công
ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng như họ có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho
tiếp thị trực tiếp. Họ cũng có thể dựa vào sở thích cá nhân và hành vi của người tiêu dùng để
nhắm vào đối tượng thích hợp.
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân

17


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam


• Khả năng theo dõi
Các nhà tiếp thị trên mạng có thể theo dõi hành vi của người sử dụng đối với nhãn hiệu của họ
và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng.
Các nhà quảng cáo cũng có thể xác định được hiệu quả của một quảng cáo (thông qua số lần
quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành quảng cáo,…) nhưng điều
này rất khó thực hiện đối với kiểu quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng thông
báo.
• Tính linh hoạt và khả năng phân phối
Một quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến
dịch quảng cáo có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể
theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể
thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí,
chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất
cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên.
• Tính tương tác
Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ.
Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm,
kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua. Ví dụ, một quảng cáo cho phần mềm máy
tính có thể đưa khách hàng tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp.
Nếu khách hàng thích phần mềm đó, họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại
chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không
gặp trở ngại nào như mạng Internet.

2) MẠNG XÃ HỘI TRONG TRUYỀN THÔNG VÀ TIẾP THỊ CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM:
a) Tình hình hiện nay:
Trên thực tế, tại Việt Nam đã có một vài ví dụ khá ấn tượng khi quảng cáo qua mạng xã hội
như clip quảng cáo của Vinamilk trên Youtube thu hút tới 10 triệu lượt người xem, chiến dịch
Pond trắng hồng của mỹ phẩm Pond vừa qua do Văn Mai Hương làm chủ clip cũng thu hút gần
500.000 view trên Zing.me trong vài tuần làm tiếp thị lan truyền.

"Nếu biết sử dụng đúng cách mạng xã hội, hiệu quả kinh doanh sẽ rất lớn", ông Hà Tuấn, CEO
Vinalink Media JSC phát biểu. Bởi khảo sát từ phía tác động tới hành vi mua sắm của người
tiêu dùng, nghiên cứu của Vinalink cho biết có đến 35% số người dùng Internet ở Việt Nam
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
18


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

từng tham khảo thông tin trên các diễn đàn và 25,5% từng xem thông tin từ bạn bè, fanpage,
quảng cáo trên các mạng xã hội trước khi mua hàng hay dịch vụ.
Ông Hà Tuấn cũng cho rằng: "Nếu biết phân khúc để đánh đúng đối tượng mục tiêu, việc sử
dụng mạng xã hội không chỉ là bán hàng hay dịch vụ mà còn là phương tiện làm thương hiệu
để kết hợp với các kênh khác tiếp cận tới mục tiêu. Tuy nhiên, quảng cáo các sản phẩm dịch vụ
nên xác định cho khu vực thành thị và những người có thói quen sử dụng mạng xã hội".
Tổng Giám đốc Digimarketing, chị Lê Thúy Hạnh, cho hay, “Đa số các doanh nghiệp có thói
quen truyền tải cùng một thông điệp trên các mạng xã hội khác nhau thay vì phát triển các
hình thức truyền đạt riêng cho mỗi trang này. Trong khi đó, mỗi trang đều có những đặc tính
riêng. Cái được chấp nhận ở Tumblr có thể bị coi là spam trên Facebook. Phong cách viết có
hiệu quả với Twitter có thể thất bại trên FriendFeed”.
"Vì thế, để tối đa hóa tác dụng của mạng xã hội, các doanh nghiệp nên truyền tải những thông
điệp khác nhau trên các phương tiện khác nhau. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên giảm bớt các
"tuyên bố chính thức" mà hướng sâu hơn vào các thông điệp mang tính cá nhân để tạo ra sự
kết nối với khách hàng", bà Lê Thúy Hạnh lưu ý.
c) Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ngần ngại sử dụng MXH trong truyền thông,
tiếp thị?
Có thể nói nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều, nhưng đáng chú ý có một số sau:
• Trình độ ứng dụng công nghệ tin học của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp VN còn yếu
kém. Rất ít người quan tâm đến mạng xã hội, đặc biệt những lãnh đạo trên 40 tuổi, bản

thân họ chưa tham gia mạng xã hội nên nhận thức về mạng xã hội chưa có. Ở nước
ngoài, công việc tiếp thị trực tuyến (online marketing) do Giám đốc tiếp thị (Chief
Marketing Officer) hoặc Phụ trách tiếp thị trực tuyến (Online Marketing Manager)
hoạch định. Nhân vật này sẽ được đi học liên tục để cập nhật phương pháp mới nhất. Vì
thế vấn đề lãnh đạo lớn tuổi không quan trọng mà là nhận thức của lãnh đạo về việc xây
dựng các bộ phận hỗ trợ tiếp thị qua mạng.
• VN chưa có trường/khoa chính quy dạy về tiếp thị trực tuyến như tiếp thị trên mạng xã
hội. Có chăng chỉ là một số khóa học ngắn hạn về tiếp thị trực tuyến một cách sơ sài.
Kiến thức mà doanh nghiệp có được chủ yếu do tự học. Bản thân nhiều giáo viên dạy về
lĩnh vực thương mại điện tử cũng chưa biết rõ các phương pháp tiếp thị này.
• Chỉ có một số du học sinh được đào tạo ở nước ngoài, hoặc tự học, nhưng số này không
nhiều. Điều này dẫn đến việc khi cần hoạch định các chiến dịch tiếp thị, những người
phụ trách do chưa có am hiểu, sợ rủi ro, không biết hoạch định ngân sách bao nhiêu, sử
dụng như thế nào để tiếp thị qua mạng xã hội.
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân

19


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

d) Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng MXH trong truyền thông, tiếp thị:
Với những lợi ích mà MXH mang lại, chúng ta có thể kết luận rằng MXH là con đường dẫn
tới kinh doanh trực tuyến thành công. Các trang mạng xã hội cũng có thể giúp các doanh
nghiệp phát triển. Với số lượng 250 triệu người truy cập Facebook mỗi ngày, tương đương với
2/3 người sử dụng Internet để vào các trang mạng xã hội hàng ngày, các doanh nghiệp có thể
thấy được một cách thức kinh doanh chưa được khai thác rất hữu ích. Một số công ty đã thành
lập các trang MySpace và Facebook với mục đích thu hút được càng nhiều khách hàng càng
tốt.

Một ví dụ điển hình là Dell, có một trang Facebook riêng bao gồm các sản phẩm truyền thông
xã hội của hãng dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, người dùng có thể trở thành người
hâm mộ của công ty trên trang Facebook này, hoặc có thể tham gia vào các mạng xã hội khác
có liên kết với các doanh nghiệp khác nhau.
Cùng với việc tạo một trang mạng xã hội, các công ty còn có thể thêm mục cộng đồng hay các
mục khác, nơi người dùng có thể tham gia đóng góp ý kiến, giao tiếp, viết bài trên trang Web
của họ. Đây thực sự là một cách hiệu quả đối với người dùng, bởi họ có thể giao tiếp với nhau,
làm tăng lượng truy cập của trang. Không chỉ vậy, cách này còn giúp các công ty, doanh nghiệp
có thể tìm kiếm được tài năng cho công ty của mình và khai thác lợi nhuận tốt hơn.
Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp VN đang lúng túng là không biết lựa chọn mạng xã hội
nào có thể lan truyền được thông tin một cách hiệu quả. Zing me thu hút số lượng truy cập khá
tốt nhưng đối tượng sử dụng chủ yếu có độ tuổi từ 13 đến 24, chưa hẳn là đối tượng khách hàng
mà các doanh nghiệp hướng tới. Những khó khăn trong việc truy cập Facebook trong thời gian
vừa qua làm sụt giảm số lượng truy cập.
Ở VN chỉ có một số ít doanh nghiệp biết quảng cáo dạng trả tiền trên Facebook Ads, một
chương trình quảng cáo của Facebook, đã có thời điểm đã vượt qua Google để xếp số một thế
giới về lượt truy cập. Đa phần các doanh nghiệp còn chưa biết tận dụng Youtube hay các trang
chia sẻ video khác để tiếp thị hình ảnh… Điều này có thể lý giải do chi phí sản xuất clip cao và
cũng do chưa biết vận dụng việc tích hợp vào các chiến dịch tiếp thị tổng thể. Hiện nay mới
thấy nổi bật là một số clip quảng cáo của công ty như Samsung, Ford Vietnam, Vinamilk và
Pond’s… tạo hiện ứng khá tốt ở VN.
Trong số các doanh nghiệp bước đầu tận dụng mạng xã hội thì đa số chủ yếu sử dụng các diễn
đàn (forum) để tiếp thị dịch vụ nhưng cũng chưa có được chiến lược bài bản và chuyên nghiệp.
(Nguồn: Sem Vietnam - Theo Lao Động)
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
20


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam


Như cũng đã đề cập ở chương 1, trong khi rất nhiều doanh nghiệp thành công khi sử dụng
phương pháp marketing mới, có nhiều doanh nghiệp vẫn còn loay hoay không biết phải làm gì?
Bạn đã chi nhiều tiền marketing nhưng khách hàng vẫn chưa đến với bạn? Bạn muốn tự làm
công việc tiếp thị để điều chỉnh cho phù hợp với thị hiếu? Đặc biệt bạn muốn cảm thấy hứng
thú với việc làm marketing chứ không phải bị áp lực,v..v.. Đó là lý do chúng ta nên nghiên cứu
phương thức tiếp thị và quảng cáo trên mạng xã hội.
Dưới đây là một số thế mạnh đặc trưng của dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội nổi tiếng
nhất thế giới Facebook do Digimarketing giới thiệu. Chính vì những đặc trưng nổi bật này
mà quảng cáo thông qua Facebook mới hình thành nhưng đã chiếm được cảm tình và sự quan
tâm của đông đảo người dùng:
Lợi ích 1: Luôn hướng đến đúng đối tượng là khách hàng tiềm năng
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều chỉnh hướng đối tượng cho các chiến dịch quảng cáo của
mình. Trong đó bao gồm việc định hướng các đối tượng nào sẽ thấy được quảng cáo như: giới
tính, độ tuổi, quốc gia, ngôn ngữ,...
Lợi ích 2: Chỉ trả tiền khi có người mong muốn sử dụng dịch vụ của bạn
Cũng như những nhà cung cấp quảng cáo tiên tiến khác, Facebook cho chúng ta sự lựa chọn
hình thức quảng cáo CPC (cost per click) hoặc CPM (cost per impression). Với CPC, bạn chỉ
phải trả tiền cho những người click vào quảng cáo của bạn mà thôi. Với CPM bạn cũng chỉ trả
tối thiểu từ 0.03$/1000 lần hiển thị mẫu quảng cáo (tương đượng 600đ/1000 lần hiển thị). Đây
là mức chi phí rất hợp lý.
Lợi ích 3: Tính linh hoạt cao
Điều chỉnh chiến dịch dễ dàng, hoàn toàn có thể chuyển đổi giữa 2 hình thức tra phí từ CPC
sang CPM và ngược lại. Hơn nữa, các thông số cũng được điều chỉnh dễ dàng để chiến dịch
của bạn tối ưu hóa hơn.
Quảng cáo trên Facebook không nhất thiết phải có website mà nó có nhiều hình thức khác để
quảng bá.
Quảng cáo trên Facebook xuất hiện vừa có hình ảnh vừa có chữ giới thiệu kèm theo. Đây là
một hình thức quảng cáo tiên tiến và được nhiều công ty áp dụng để đưa hình ảnh doanh
nghiệp đến với nhiều người.

Lợi ích 4: Không phụ thuộc ngân sách
Như đã điểm qua trong phần ưu điểm của MXH về tính linh hoạt của nó, chiến dịch quảng cáo
có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào nên doanh nghiệp có thể kiểm soát
được chi phí dành cho truyền thông và tiếp thị qua MXH một cách chủ động hơn.
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân

21


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

Song, biết được những lợi ích mà Facebook nói riêng và MXH nói chung có thể mang lại cho
việc kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cũng cần phải biết cách vận dụng nó như thế nào.
e) Doanh nghiệp Việt Nam cần sử dụng MXH như thế nào:
• Những lựa chọn hiểu quả:
Trước tiên doanh nghiệp cần phải đưa ra những lựa chọn sao cho có hiệu quả. Cụ thể là c ác
hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội có thể chia thành hai nhóm chính.
Nhóm thứ nhất là những quảng cáo mang tính truyền thống như banner, lợi dụng việc các mạng
xã hội hiện là nơi tập trung nhiều người dùng nhất trên Internet. Do vậy, việc đưa các quảng
cáo truyền thống lên mạng xã hội còn có lợi thế hơn hẳn các kênh truyền thống khác ở chỗ,
mạng xã hội với đặc trưng lưu giữ rất nhiều dữ liệu cá nhân của người dùng nên có thể cho
phép các quảng cáo hướng chính xác đến đối tượng tiềm năng. Ví dụ, chúng ta có thể hướng
một quảng cáo về ô tô du lịch hạng sang đến các đối tượng đang sống ở các thành phố lớn, tuổi
từ 30 trở lên, học vấn đại học trở lên...
Thứ hai là hình thức viral marketing (quảng cáo truyền khẩu) là loại quảng cáo có hiệu quả rất
cao. Ở các kênh tiếp thị truyền thống, người tiêu dùng có cảm giác mình đang bị các công ty
quảng cáo “dụ dỗ” để mua sản phẩm, dịch vụ của họ. Tuy nhiên, với viral marketing, người
tiêu dùng thấy thông điệp đó được mang đến cho mình bởi những người tiêu dùng khác nên rất
dễ chấp nhận. Qua khảo sát người ta thấy rằng, 90% dân Mỹ tin tưởng vào những thông tin

truyền miệng trên các mạng xã hội như Facebook, Myspace…, kế đến là những website chiếm 70%, trong khi đó quảng cáo trên truyền hình chỉ chiếm 45%. Hiện có thể thấy rất nhiều
thông điệp quảng cáo kiểu này trên You Tube hay Facebook, Myspace (ví dụ các nhóm fan club
của các nghệ sĩ).
Có thể nhận thấy rằng Viral marketing mang tính sáng tạo rất cao. Và mỗi ngày Viral
marketing lại có thêm những hình thức mới.
Dựa trên hai hình hức này, doanh nghiệp có thể lựa chọn và đưa ra hình thức phù hợp nhất với
sản phẩm hay lĩnh vực công ty kinh doanh để truyền bá thương hiệu.
• Những con số biết nói:
Mặc dù được đánh giá là một kênh tiếp thị mang lại hiệu quả cao và được rất nhiều doanh
nghiệp trên thế giới ứng dụng. Nhưng đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang tụt hậu
khá xa so với các nước trong khu vực về sử dụng tiếp thị trên mạng xã hội. Thông thường các
đơn vị này mới chỉ dừng lại ở quảng cáo truyền thống (treo banner) và chút ít viral marketing
theo kiểu lập fan club cho một nhãn hàng nào đó. Hiện vẫn chưa có một con số cụ thể nào đo
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
22


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

lường tiếp thị trên mạng xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng nói chung quảng cáo
trên Internet của Việt Nam vẫn chỉ chiếm chưa tới 2% tổng ngân sách quảng cáo hàng năm của
các công ty, trong khi con số đó trong khu vực là 12%, Mỹ là 20%, Anh có thể lên tới 30 40%.
Có thể lấy mạng xã hội “Tầm tay” (www.tamtay.vn) là một ví dụ. Các hoạt động tiếp thị chính
hiện nay vẫn chủ yếu là qua banner trong khi mạng này có đầy đủ chức năng để trở thành mảnh
đất màu mỡ cho viral marketing phát triển.
Nguyên nhân chính xuất phát từ việc các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa thực sự mặn mà
lắm với loại hình quảng cáo mới này. Hiện cũng đã có một số khách hàng sử dụng viral
marketing và bước đầu mang lại kết quả tốt. Ví dụ một hãng nhập khẩu phim đã mở fan club
trên tamtay.vn để qua đó quảng cáo cho bộ phim họ sắp đem về hoặc đang chiếu. Các thành

viên trong nhóm hoạt động rất sôi nổi và gây sự chú ý lớn tới cộng đồng của tamtay. Ngoài ra
cũng có một số khách hàng đã sử dụng tiếp thị qua blog hoặc ảnh khá hiệu quả. Nhưng nói
chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá bỡ ngỡ trước mô hình viral marketing.
• Mạnh dạn bước theo xu thế chung:
Chúng ta biết rằng tiếp thị đòi hỏi sự nhậy bén, đáp ứng nhanh với những chuyển dịch trong
hành vi của người tiêu dùng. Mạng xã hội và các hình thức tiếp thị trên đó đang là chủ đề nóng
nhất trong ngành tiếp thị trên thế giới.
Những người làm tiếp thị Việt Nam nên nhìn xa hơn đến xu thế toàn cầu, học hỏi từ kinh
nghiệm các nước trong khu vực, nhất là những nước có điều kiện gần giống với Việt Nam như
Trung Quốc. Các doanh nghiệp cũng có thể dành thời gian tham gia một số mạng xã hội để
hiểu cách một thông điệp trên đó đến với người tiêu dùng như thế nào để có những hướng tiếp
thị phù hợp. Một khi đã có kinh nghiệm quốc tế, hiểu được tâm lý người dùng mạng xã hội Việt
Nam, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ tìm được nhiều ý tưởng tiếp thị mới với hiệu quả cao hơn
nhiều so với quảng cáo truyền thống.
Công đoạn thực hiện tiếp thị trên mạng xã hội rất đơn giản bởi hầu hết các mạng này đều cung
cấp rất nhiều phương tiện làm marketing như chia sẻ hình ảnh, video, blog, tạo nhóm, sự
kiện… Điều đặc biệt là hầu hết các công đoạn quảng bá này chi phí đều gần như bằng không vì
mạng xã hội không tính phí khi người dùng đưa nội dung lên. Thường bộ phận bán hàng của
mạng xã hội sẽ tư vấn giúp khách hàng xem làm cách nào để sự kiện của họ trở thành “nổi bật”
trong một thời gian. Đối với những doanh nghiệp chưa hề có kinh nghiệm về marketing trên
mạng xã hội thì cũng có thể thông qua một công ty quảng cáo chuyên về online. Ở Việt Nam
hiện nay cũng đã xuất hiện những công ty như vậy, ví dụ như Admax hay Vietad.
Có thể nói, mạng xã hội là cánh cửa không giới hạn để đến với cộng đồng mạng ngày một đông
Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân

23


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam


đảo. Các doanh nghiệp Việt Nam hãy đừng bỏ lỡ thêm nữa cơ hội mở cánh cửa lớn, từ một cái
click chuột.
Các công ty quyết định đầu tư vào mạng xã hội cần phải hướng đến sự thú vị cũng như đem
đến cho người sử dụng một giá trị khiến họ trở thành người tiêu dùng "thông thái". Bằng cách
này, họ sẽ giúp doanh nghiệp truyền đạt thông điệp của mình đến những người khác. Người
tiêu dùng cũng có những "thương hiệu cá nhân" mà họ rất coi trọng. Vì vậy, khi ở vào vị trí của
một doanh nghiệp, hãy tìm ra những điểm làm nổi bật lên "thương hiệu cá nhân" của khách
hàng. Khi doanh nghiệp giúp cho khách hàng trở nên "thông thái", thú vị và thành công hơn
trong thế giới mạng xã hội của họ, doanh nghiệp đó đã có được thành công từ chiến dịch của
mình.
(Nguồn: Dddn.com.vn)

Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
24


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp phân tích tài liệu: Nhóm thu thập và phân tích các tài liệu sẵn có từ các nguồn tài
liệu liên quan tới các từ khóa trong đề tài như: “mạng xã hội với doanh nghiệp”, “tác dụng của
mạng xã hội”… và từ các bài nghiên cứu về mạng xã hội của các nhóm đi trước.
Nghiên cứu tại bàn: Nhóm phân chia nhau ngồi tại nhà và tìm kiếm thông tin qua các phương
tiên tìm kiếm của Internet. Tuy nhiên do sự rối loạn về thông tin tràn ngập trên mạng. Nhóm đã
chọn lọc rất kĩ và có hệ thi\ọng mọi thông tin. Và có khá nhiều nguồn tin đáng tin cậy từ trang
web có uy tính cũng như thông tin từ chính người cung cấp.
Nghiên cứu tại hiện trường: Với mục tiêu kiểm chứng những thong tin còn sai xót cũng như đề

ra các giải pháp thực tế cho doanh nghiệp nhóm đã lập một bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp
những thông tin quan trọng cần kiểm chứng. Và quan trọng nhất là hỏi đúng đối tượng nghiên
cứu là doanh nghiệp Việt Nam. Khi nghiên cứu tại hiện trường cần phải linh động và tự tin để
có thể trao đổi thẳng thắn, sâu sắc những điều cần nghiên cứu.
Phương pháp thống kê để xử lý thông tin: nhóm chọn phần mềm SPSS (viết tắt của Statistical
Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê.
SPSS được sử dụng rộng rãi trong công tác thống kê xã hội chuyên xử lý các thông tin mang
tính định lượng thu thập được trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Đây là phần mềm được nhiều
người dùng ưu dùng và dễ sử dụng, SPSS cung cấp các công cụ đơn giản để tạo ra các đồ thị.
Nghiên cứu định lượng mà đối tượng hướng đến là các chủ/giám đốc doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về cách tiếp thị của doanh nghệp.
Thu thập dữ liệu: bằng cách phát bản câu hỏi khảo sát.

Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân

25


Khảo sát sự hiểu biết và mức độ vận dụng mạng xã hội trong truyền thông, tiếp thị của các doanh nghiệp trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh / Khu vực phía Nam

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Liêu Thái Văn Uyên - Phan Thị Thanh Hương - Vi Trần Thanh Thảo - Hoàng Nhật Nam - Trịnh Hoàng Quân
26


×