Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHUYÊN ĐỀ CẤU TRÚC TẾ BÀO Sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.88 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

CHUYÊN ĐỀ CẤU TRÚC TẾ BÀO
Sinh học 10

Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị công
tác:

Nguyễn Thị Nhung
Giáo viên môn Sinh học
Trường THPT Trần Hưng Đạo

Năm học 2018-2019
CHUYÊN ĐỀ 1: CẤU TRÚC TẾ BÀO


I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm các bài chương II, thuộc phần 2 – Sinh học tế bào- Sinh
học 10 THPT
Bài 7. Tế bào nhân sơ
Bài 8,9,10. Tế bào nhân thực
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
1. Đặc điểm chung, cấu tạo của tế bào nhân sơ
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
- Kích thước nhỏ(1/10 kích thước tế bào nhân thực).
- Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:


+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh.
+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng
nhanh.II. * Cấu tạo tế bào nhân sơ
Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần cơ bản là màng sinh chất, tế bào chất và
vùng nhân.
a. Thành tế bào
- Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican (Cấu tạo từ
các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn).
- Vai trò: quy định hình dạng của tế bào.
Vi khuẩn được chia làm 2 loại:
+ VK Gram dương: có màu tím, thành dày.
+ VK Gram âm: có màu đỏ, thành mỏng.
-> Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
b. Màng sinh chất
- Cấu tạo: phôtpholipit 2 lớp và prôtein.
- Chức năng: trao đổi chất và bảo vệ tế bào
c. Lông và roi
- Roi (Tiên mao) cấu tạo từ prôtein có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di
chuyển.
- Lông: giúp vi khuẩn bám chặt trên mặt tế bào người.
d. Tế bào chất


- Vị trí: nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân
- Gồm 2 phần:
+ Bào tương (dạng keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác)
không có hệ thống nội màng, không các bào quan có màng bọc và khung tế bào
+ Ribôxôm (Cấu tạo từ prôtein và rARN) không có màng, kích thước nhỏ, là
nơi tổng hợp prôtein.
e. Vùng nhân

- Không có màng bao bọc.
- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng không liên kết với pr hitson.
-Một số vi khuẩn có ADN dạng vòng nhỏ khác là plasmit.
2. Cấu tạo, chức năng của các bào quan tế bào nhân thực
2.1. Nhân tế bào
a. Cấu trúc
- Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5micrômet.
- Phía ngoài bao bọc bởi 2 lớp màng. Trên màng có các lỗ nhân.
- Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết với prôtein) và nhân
con.
b. Chức năng
- Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
- Là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau
chia tế bào chất ra thành nhiều xoang chức năng.
2.2.Lưới nội chất
- Là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau
chia tế bào chất ra thành nhiều xoang chức năng.
- Gồm 2 loại:
+ Lưới nội chất hạt: trên màng có nhiều hạt ribôxôm, tham gia quá trình tổng
hợp prôtein để đưa ra ngoài TB và các pr cấu tạo nên màng TB.
+ Lưới nội chất trơn: trên màng không có đính hạt ribôxôm, có vai trò tổng hợp
lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại.
2.3. Ribôxôm
a. Cấu trúc
- Không có màng bao bọc.
- Gồm các phân tử rARN và prôtein.


b. Chức năng: Tổng hợp prôtein của tế bào.
2.4. Bộ máy Gôngi

- Cấu trúc: gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt
nhau theo hình vòng cung.
- Chức năng: thu gom, đóng gói, biến đổi và phân phối sản phẩm từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ hay để xuất bào.
2.5. Ti thể
*Cấu trúc
Ti thể có 2 lớp màng bao bọc:
- Màng ngoài trơn không gấp khúc.
- Màng trong gấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào chất nền, trên đó có các
enzim hô hấp.
- Chất nền có chứa AND và ribôxôm.
* Chức năng
Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng ATP.
2.6. Lục lạp (chỉ có ở thực vật)
* Cấu trúc
- Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc.
- Phía trong: +Chất nền không màu có chứa AND và ribôxôm.
+ Hệ túi dẹt gọi là tilacoit -> Màng tilacôit có chứa chất diệp lục và enzim
quang hợp. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là Grana. Các
Grana nối với nhau bằng hệ thống màng.
*Chức năng
- Có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá
học
- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật.
2.7. Một số bào quan khác
a. Không bào
- Cấu trúc: Phía ngoài có một lớp màng bao bọc. Trong là dịch bào chứa chất
hữa cơ và ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.
- Chức năng: tuỳ từng loại tế bào và tuỳ loài.
+ Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải.

+ Giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn trùng(TBTV).


+ ở ĐV nguyên sinh có không bào tiêu hoá và không bào co bóp phát triển.
b. Lizôxôm
- Cấu trúc: Có dạng túi nhỏ, cso 1 lớp màng bao bọc, chứa enzim thuỷ phân.
- Chức năng: Phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục
hồi, bào quan già. Góp phần tiêu hoá nội bào.
2.8. Màng sinh chất (Màng tế bào)
a. Cấu trúc
- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm gồm phôtpholipit và
prôtein
- Phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước và nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài.
Phân tử phôpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ
dàng di chuyển.
- Prôtein gồm prôtein xuyên màng và prôtein bán thấm.
- Các phân tử colesterôn xen kẽ trong lớp phôtpholipit tăng tính ổn định của
màng
- Các lipôprôtein và glicôprôtein làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn
nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
2.2. Chức năng
- TĐC với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.
- Thu nhận thông tin lí hoá học từ bên ngoài(nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng
kịp thời.
- Nhờ glicôprôtein để tế bào nhận biết tế bào lạ.
2.9. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
a. Thành tế bào
Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào.
+ TBTV: Xenlulôzơ.
+ TB nấm: Kitin.

+ TB vi khuẩn: peptiđoglican.
b. Chất nền ngoại bào
- Cấu trúc: gồm glicôprôtein, chất vô cơ và chất hữu cơ.
- Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và
giúp tế bào thu nhận thông tin.
3. Thời lượng
Số tiết học trên lớp: 04 tiết


II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc của tế bào nhân sơ
- Trình bày được cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào động vật và tế
bào thực vật
- Chỉ ra được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của loại bào quan
- So sánh được cấu trúc siêu hiển vị của tế bào động vật và tế bào thực vật
- Phân tích được mối quan hệ giữa các bào quan trong quá trình tổng hợp và tiết
protein của tế bào
- So sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và nhân thực
1.2. Kỹ năng
- Kĩ năng phân tích và so sánh đặc điểm cơ bản của tế bào nhân sơ.
- Kĩ năng so sánh, phân tích đặc điểm tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
1.3. Thái độ
Giáo dục cho HS biết được ý nghĩa của sự biến đổi cấu tạo ở cơ thể phù hợp với
chức năng và điều kiện môi trường.
Giáo dục lòng yêu thích môn học.
1.4. Định hướng phát triển năng lực trong chuyên đề
- Tri thức về sinh học: Hiểu biết về đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân sơ, nhân
thực.

- Năng lực nghiên cứu
+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: quan sát hình ảnh tế bào nhân sơ, tế
bào thực vật, tế bào động vật đã được nhuộm màu sau đó vẽ hình ảnh quan sát
được và mô tả
+ Năng lực thu nhận và xử lý thông tin: đọc hiểu các sơ đồ, bảng biểu
+ Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, tìm mối quan hệ giữa các bào quan,
đưa ra tiên đoán
+ Năng lực tư duy: phát triển tư duy phân tích so sánh thông qua việc so sánh
các loại tế bào: tế bào thực vật và động vật, tế bào nhân sơ và nhân thực
+ Năng lực ngôn ngữ: phát triển ngôn ngữ nói và viết thông qua trình bày, tranh
luận, thảo luận về tế bào
2. Phương tiện học tập
2.1. Giáo viên: Giáo án, máy tính, phiếu học tập


2.2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập, tìm hiểu bài trước ở nhà
3. Phương pháp dạy học
Phương pháp vấn đáp + trực quan + làm việc cá nhân+ làm việc nhóm
4. Tiến trình dạy học chuyên đề
Nội dung hoạt động
Mục tiêu
Phần 1: Tìm hiểu khái quát về tế bào, cấu trúc tế bào nhân sơ (1 tiết)
(tiết dạy minh họa)
Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục đích
- Làm bộc lộ những hiểu biết sẵn có của học sinh, tạo mối
liên tưởng kiến thức cũ về các giới sinh vật với kiến thức bài
học về đặc điểm chung tế bào nhân sơ
- Kích thích sự tò mò
- Giúp GV kiểm tra học sinh có hiểu biết gì về những vấn đề

liên quan tới bài học: hiện tượng kháng thuốc kháng sinh
2. Nội dung
GV đưa ra một tình trạng hiện nay đó là hiện tượng kháng
thuốc kháng sinh của một số loại vi khuẩn gây bệnh. Vậy
cấu tạo của vi khuẩn có điểm gì đặc biệt có thể kháng lại
thuốc kháng sinh
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- Học sinh nêu được vi khuẩn là tế bào nhân sơ
- Vi khuẩn sinh sản nhanh nên kháng sinh không tiêu diệt
được
4. Kĩ thuật tổ chức
Kích thích khả
GV đưa một số hình ảnh vi khuẩn gây bệnh có khả năng
năng tư duy, phân
kháng kháng sinh và yêu cầu học sinh cho biết vi khuẩn là
tích, liên hệ thực tế
loại tế bào gì? Vi khuẩn có đặc điểm cấu tạo gì đặc biệt có
để giải quyết vấn
thể giúp nó kháng lại thuốc kháng sinh
đề
HS trả lời: vi khuẩn là tế bào nhân sơ. Vi khuẩn sinh sản
nhanh nên kháng sinh không tiêu diệt được
GV: VK là loại tế bào nhân sơ, một số loại vi khuẩn hiện nay
có khả năng kháng thuộc kháng sinh. Vậy nguyên nhân do
đâu bài học sẽ giải đáp thắc mắc.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
1. Mục đích
- HS nêu được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Trình bày được cấu tạo của tế bào nhân sơ
- Giải thích được vì sao vi khuẩn kháng được thuốc kháng

sinh
2. Nội dung


I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
II. Cấu tạo tế bào nhân
1. Thành tế bào
2. Màng sinh chất
3. Lông và roi
4. Tế bào chất
5. Vùng nhân
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1 về đặc điểm chung
của tế bào nhân sơ và phiếu học tập số 2: cấu tạo tế bào nhân

4. Kỹ thuật tổ chức
GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã được học ở bài 1, 2
chương trình Sinh học 10, trả lời câu hỏi:
- Vì sao tế bào là cấp tổ chức cơ bản nhất của hệ thống sống?
Có mấy loại tế bào? Đó là những loại nào?
2. GV: Trong hệ thống 5 giới sinh vật, sinh vật thuộc giới
nào được cấu tạo bởi tế bào nhân sơ? Trong giới đó gồm có
nhưng sinh vật nào? Sv thuộc giới nào là sinh vật nhân thực?
- GV nêu vấn đề: Ngoài tế bào thực vật, động vật còn có tế
bào nhân sơ, vậy làm thế nào để xác định 1 tế bào là nhân
thực hay nhân sơ? HS cùng hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 1
- GV chiếu sơ đồ cấu trúc hiển vi của tế bào vi khuẩn có chú
thích các bộ phận cơ bản. Yêu cầu học sinh quan sát, kết hợp
với những kiến thức đã có về tế bào thực vật, động vật, trao
đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1

3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung
SGK, quan sát sơ đồ cấu tạo vi khuẩn, trao đổi nhóm hoàn
thành
GV tổng kết nội dung phiếu học tập và nhấn mạnh lại cấu
tạo tế bào vi khuẩn
+ Dựa vào cấu trúc của thành tế bào người ta chia thành 2
nhóm vi khuẩn: Gram + và Gram – giúp chúng ta có thể sử
dụng thuốc kháng sinh đúng đối tượng.
+ Trong vùng nhân của tế bào vi khuẩn, có phân tử ADN
dạng vòng trần kép và một cấu trúc chứa gen là plasmid nhỏ,
cấu trúc đơn giản, dễ bị đột biến
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục đích
Học sinh dựa vào kiến thức vừa học để giải thích một số vấn
đề
2. Nội dung

Giúp HS huy động
kiến thức cũ,
những hiểu biết
sẵn có về nội dung
bài học

Rèn kĩ năng quan
sát, phân tích hình
ảnh, tổng hợp kiến
thức, trình bày kiến
thức
Rèn kĩ năng làm
việc nhóm



GV hỏi: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào
nhân sơ?
3. Dự kiến sản phẩm
Rèn kĩ năng tư
Hs giải thích: vì cấu tạo tế bào đơn giản, kích thước nhỏ nên duy, phân tích, giải
tế bào nhân lên nhanh hơn
quyết vấn đề
4. Kỹ thuật tổ chức
GV hỏi: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào
nhân sơ?
Hs giải thích: vì cấu tạo tế bào đơn giản, kích thước nhỏ nên
tế bào nhân lên nhanh hơn
GV giải đáp, phân tích: Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện
tích bề mặt (màng sinh chất) (S) trên thể tích của tế bào (V)
sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi
trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và
sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng
nhưng có kích thước lớn hơn. Ngoài ra, kích thước tế bào
nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế
bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng
nhanh và phân chia nhanh.
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng
1. Mục đích
Giúp học sinh sử dụng kiến thức lí thuyết được học giải
thích được một số vấn đề thực tiễn
2. Nội dung
Rèn kĩ năng tư
GV: Dựa vào cấu tạo vi khuẩn giải thích hiện tượng kháng

duy, phân tích, giải
kháng sinh
quyết tình huống
3. Dự kiến sản phẩm
thực tế
HS: Do vi khuẩn có thể sinh sản nhanh vì cấu trúc ADN đơn
giản
4. Kỹ thuật tổ chức
GV: Dựa vào cấu tạo vi khuẩn giải thích hiện tượng kháng
kháng sinh
HS: Do vi khuẩn có thể sinh sản nhanh vì cấu trúc ADN đơn
giản
GV: Do đột biến, tức là chính thuốc kháng sinh đã làm đột
biến hệ vật chất di truyền của vi khuẩn làm cho hệ vật chất
này bị biến đổi. Cụ thể ở đây là DNA của vi khuẩn bị biến
đổi. Sự biến đổi này theo hướng kháng lại thuốc kháng sinh
và gen bị biến đổi này được gọi là gen kháng thuốc.
Phần 2: Tìm hiểu cấu trúc, chức năng của các bào quan: Nhân tế bào, lưới nội
chất, riboxom, bộ máy golgi, ty thể, lục lạp, không bào, lizoxom, màng sinh chất,
thành tế bào, chất nền ngoại bào (3 tiết)
Tiết 1
HS huy động kiến


- GV chiếu sơ đồ cấu trúc điểm hình bắt buộc của tế bào
động vật, tế bào thực vật không chú thích, mà chỉ đánh thứ
tự. Yêu cầu học sinh nêu tên các bộ phận đã biết
- GV chiếu sơ đồ cấu trúc đầy đủ, chia lớp thành 5 nhóm,
giao nhiệm vụ, chuẩn bị bài trình bày:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của nhân tế bào

+ Nhóm 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của riboxom,
lưới nội chất, bộ máy golgi. So sánh được sự khác nhau của
lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn, chỉ ra được mối quan
hệ giữa các bào quan này trong hoạt động của tế bào
+ Nhóm 3: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của màng sinh
chất
+ Nhóm 4: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của ti thể, lục
lạp.
+ Nhóm 5: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của không bào,
lizoxom, thành tế bào và chất nền ngoại bào
- GV: Để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, yêu cầu mỗi học
sinh về nhà phải hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
HS: Hoàn thành nhiệm vụ (trong và ngoài giờ trên lớp) và
trình bày dưới dạng power point hoặc A0 hoặc poster trong
tiết đầu tiên
Tiết số 2: Nhóm 1, 2 trình bày và thảo luận. Các nhóm đánh
giá bài trình bày, giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết
Tiết 3: Nhóm 3,4,5 trình bày và thảo luận. Các nhóm đánh
giá bài trình bày, giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết
- Các sản phẩm sẽ được đánh giá và chia sẻ với tất cả các
nhóm
- Khắc sâu kiến thức: GV chiếu lại hình tế bào thực vật và tế
bào động vật, yêu cầu học sinh so sánh cấu trúc tế bào động
vật và tế bào thực vật.
GV chiếu hình ảnh tế bào thực vật và tế bào động vật đã
được nhuộm màu, các bào quan đã được nhuộm màu mở
rộng thêm kiến thức thực tế cho học sinh: muốn quan sát tế
bào, bào quan đều phải nhuộm màu
và giới thiệu


thức cũ đã học ở
THCS nêu được
các thành phần cấu
trúc của tế bào
- Rèn luyện kĩ
năng hợp tác, tìm
hiểu, khai thác, xử
lý thông tin, trình
bày dữ liệu, thuyết
trình
- Giúp HS hứng
thú hơn với bài học
- Hình thành tư
duy tổng hợp về sự
phù hợp giữa cấu
tạo và chức năng
của các bào quan
trong tế bào, sự
phối hợp hoạt động
của các bào quan
trong hoạt động
tổng hợp protein
Rèn kĩ năng quan
sát, phân tích, so
sánh, tổng hợp
Rèn kĩ năng thuyết
trình, sử dụng ngôn
ngữ nói,, kỹ năng
đánh giá


Phiếu học tập số 1: Dùng dấu (x) đánh dấu vào các bộ phận mà các tế bào

Thành phần cơ
bản
Màng sinh chất

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực
Tế bào thực vật Tế bào động vật


Tế bào chất
Màng nhân
Vật chất di truyền
Phiếu học tập số 2: Hoàn thành cấu trúc, chức năng các thành phần trong
tế bào nhân sơ
Thành phần cấu trúc
Thành tế bào
Màng sinh chất
Tế bào chất
Vùng nhân
Lông
Roi

Cấu tạo

Chức năng

Phiếu học tập số 3: Hoàn thành cấu trúc, chức năng các thành phần trong

tế bào nhân thực
Thành phần cấu trúc
Nhân tế bào
Riboxom
Lưới nội chất
Bộ máy Golgi
Ty thể
Lục lạp
Màng sinh chất
Lizoxom
Không bào
Thành tế bào
Chất nền ngoại bào

Cấu tạo

Chức năng

5. Kiểm tra đánh giá
5.1. Ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Nhận biết

Thông hiểu

Mô tả được
thành phần
cấu trúc của
tế bào nhân



Giải thích
được kích
thước nhỏ
đem lại
những lợi ích
gì cho tế bào
nhân sơ

Vận dụng
thấp
Giải thích
được ý nghĩa
của việc
nhuộm bằng
phương pháp
gram đối với
chủng vi
khuẩn

Vận dụng cao Năng lực
hướng tới
Phân tích
Năng lực vận
được vì sao
dụng kiến
một số loại vi thức giải
khuẩn có khả quyết vấn đề,
năng kháng
giải quyết
thuốc

tình huống
Liên hệ được thực tiễn
những ứng


Trình bày
được cấu trúc
và chức năng
của các bào
quan của tế
bào nhân
thực

So sánh được
cấu trúc và
chức năng
của ty thể và
lục lạp, lưới
nội chất hạt
và lưới nội
chất trơn
- Giải thích
được cấu trúc
khảm động
của màng
sinh chất
- So sánh
được cấu trúc
của tế bào
nhân sơ và

nhân thực, tế
bào thực vật
và tế bào
động vật

dụng của con
người với khả
năng sinh sản
nhanh của
VK
Xác định
Lấy được ví
được bào
dụ về các loại
quan có nhiều tế bào trong
trong loại tế
cơ thể có cấu
bào nào
tạo phù hợp
với chức
năng của tế
bào tại cơ
quan

Năng lực
quan sát,
phân tích,
tổng hợp kiến
thức


5.2. Câu hỏi kiểm tra
Tế bào nhân sơ
Câu 1. Ghép các từ ở cột A với các chỗ trống ở cột C sao cho phù hợp và ghi
đáp án vào cột B
Cột A
A. Màng nhân
B. vật chất di
truyền
c. cấu trúc
d. ba
e. hai
f. nhân hoàn chỉnh
g. nhân thực
h. nhân sơ

Cột B
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Cột C
- Căn cứ vào …..1….. người ta chia tế bào
thành …. (2)…. loại đó là tế bào ….. (3)…..
và tế bào …..(4)….. Tế bào nhân sơ chưa
có…..(5)….. , tế bào nhân thực đã có ….

(6)….. ngăn cách chất nhân với tế bào chất.
- Cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều
có ….(7)….. thành phần cấu trúc cơ bản là
màng sinh chất, …..(8)….. và nhân hoặc
vùng nhân chứa ….(9)…..


i. tế bào chất
Câu 2.

9.

Sự khác nhau giữa cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram dương và Gram
âm?
Thành tế bào của 2 nhóm vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau ở
những điểm chủ yếu sau:
Gram dương

Gram âm

- Không có màng ngoài

- Có màng ngoài

- Lớp peptiđôglican dày

- Lớp peptiđôglican mỏng

- Có axit teicoic


- Không có axit teicoic

- Không có khoang chu chất - Có khoang chu chất
Câu 3.
a) Hãy phân biệt về cấu tạo và hoạt động của vi khuẩn Gram dương với vi
khuẩn Gram âm.
b) Nêu ý nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này.
Hướng dẫn trả lời
a) Phân biệt vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm:
Vi khuẩn Gram dương

Vi khuẩn Gram âm

- Nhuộm Gram có màu tím.

- Nhuộm Gram có màu đỏ.

- Thành peptiđôglican dày.

- Thành peptiđôglican mỏng.

- Mẩn cảm với thuốc kháng sinh
pênixilin

- ít mẫn cảm với thuốc kháng sinh
pênixilin

- Đại diện : trực khuẩn lao, hủi,
than...


- Đại diện : E. coli, trực khuẩn ho gà.ẳ.

b)
Ý
nghĩa:
-Biết được vi khuẩn Gram dương hay Gram âm để sử dụng các loại thuốc kháng
sinh đặc hiệu tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
- Các kháng sinh được chia thành kháng sinh phổ hẹp (chỉ chống được vi khuẩn
Gram dương, ví dụ như pênixilin) và kháng sinh phổ rộng (chống được cả vi
khuẩn Gram dương và Gram âm, ví dụ như steptômixin).
- Dùng trong phân loại để phân biệt các vi sinh vật khác nhau.
Câu 4. Tại sao vi khuẩn “biết” kháng thuốc?


Sự kháng lại thuốc kháng sinh của vi khuẩn về cơ bản là do gen. Tức là vi
khuẩn “tự nhiên” có những gen kháng thuốc trong tế bào. Nhờ có gen kháng
thuốc mà vi khuẩn có đủ năng lực chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Do
đột biến, tức là chính thuốc kháng sinh đã làm đột biến hệ vật chất di truyền của
vi khuẩn làm cho hệ vật chất này bị biến đổi. Cụ thể ở đây là DNA của vi khuẩn
bị biến đổi. Sự biến đổi này theo hướng kháng lại thuốc kháng sinh và gen bị
biến đổi này được gọi là gen kháng thuốc. Không phải là dễ dàng mà vi khuẩn
có được sự đột biến này. Sự đột biến chỉ xảy ra khi thuốc được dùng với liều
lượng không quy chuẩn và vi khuẩn có thể sống sót sau đợt điều trị. Những
“con” vi khuẩn sống sót này sẽ nhận biết, cảm hoá và biến đổi DNA để chống
lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Và thế là gen kháng thuốc được tạo thành.
Tế bào nhân thực
Câu 1. Cho các ý sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan

(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 2: Đặc điểm không có ở tế bào nhân thực là?
A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan
B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt
C. Có thành tế bào bằng peptidoglican
D. Các bào quan có màng bao bọc
Câu 3: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép
B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm ADN liên kết với protein
C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân
D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng
Câu 4: Trong thành phần của nhân tế bào có?


A. Axit nitric
B. Axit phôtphoric
C. Axit clohidric
D. Axit sunfuric
Câu 5: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 6: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?

A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
B. Chuyển hóa đường trong tế bào
C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
D. Sinh tổng hợp protein
Câu 7: Bảo quản riboxom không có đặc điểm?
A. Làm nhiệm vụ tổng hợp protein
B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein
C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé
D. Được bao bọc bởi màng kép phôtpholipit
Câu 8: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một
protein ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
C. Bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
D. Riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
Câu 9: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
A. Tế bào biểu bì
B. Tế bào gan
C. Tế bào hồng cầu
D. Tế bào cơ
Câu 10: Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ?
A. Giúp tế bào di chuyển


B. Nơi neo đậu của các bào quan
C. Duy trì hình dạng tế bào
D. Vận chuyển nội bào
Câu 11: Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể?
A. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP cung cấp cho
tế bào hoạt động

B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể
C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất
D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?
A. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau
B. Trong ti thể có chứa ADN và riboxom
C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp
D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn
Câu 13: Lục lạp có chức năng nào sau đây?
A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit
Dùng dữ liệu dưới đây để trả lời các câu 14 → 16
(1) Có màng kép trơn nhẵn
(2) Chất nền có chứa ADN và riboxom
(3) Hệ thống enzim được đính ở lớp màng trong
(4) Có ở tế bào thực vật
(5) Có ở tế bào động vật và thực vật
(6) Cung cấp năng lượng cho tế bào
Câu 14: Có mấy đặc điểm chỉ có ở lục lạp?
A. 2
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 15: Có mấy đặc điểm chỉ có ở ti thể?


A. 2
B. 3

C. 4
D. 5
Câu 16: Có mấy đặc điểm chỉ có ở ti thể và lục lạp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 17: Loại tế bào có khả năng quang hợp là?
A. Tế bào vi khuẩn lam
B. Tế bào nấm rơm
C. Tế bào trùng amip
D. Tế bào động vật
Câu 18: Trong các yếu tố cấu tạo sau đây, yếu tố nào có chứa diệp lục và
enzim quang hợp?
A. Màng tròn của lục lạp
B. Màng của tilacoit
C. Màng ngoài của lục lạp
D. Chất nền của lục lạp
Câu 19: Cấu trúc nằm bên trong tế bào gồm một hệ thống túi màng dẹp
xếp chồng lên nhau được gọi là?
A. Lưới nội chất
B. Bộ máy Gôngi
C. Riboxom
D. Màng sinh chất
Câu 20: Cho các ý sau đây:
(1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào
(2) Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau
(3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)
(4) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp lipit
(5) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp protein



Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và
mạng lưới nội chất hạt?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 21: Heemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxi trong máu gồm 2 chuỗi
poolipeptit α và 2 chuỗi poolipeptit β. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp
protein cung cấp cho quá trình tổng hợp hemoglobin là?
A. Ti thể
B. Bộ máy Gôngi
C. Lưới nội chất hạt
D. lưới nội chất trơn
Câu 22: Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để
trở thành ếch. Bào quan chứa enzim phân giải làm nhiệm vụ tiêu hủy tế
bào đuôi là?
A. Lưới nội chất
B. Bộ máy Gôngi
C. Lizoxom
D. Riboxom
Câu 23: Lưới nội chất trơn không có chức năng?
A. Tổng hợp bào quan peroxixom
B. Tổng hợp lipit, phân giải chất độc
C. Tổng hợp protein
D. Vận chuyển nội bào
Câu 24: Cho các phát biểu sau về riboxom. Phát biểu nào sai?
A. Lizoxom được bao bọc bởi lớp màng kép
B. Lizoxom chỉ có ở tế bào động vật

C. Lizoxom chứa nhiều enzim thủy phân
D. Lizoxom có chức năng phân hủy tế bào già và tế bào bị tổn thương.
Câu 25: Testosteron là hoocmon sinh dục nam có bản chất là lipit. Bào
quan làm nhiệm vụ tổng hợp lipit để phục vụ quá trình tạo hoocmon này
là?


A. Lưới nội chất hạt
B. Riboxom
C. Lưới nội chất trơn
D. Bộ máy Gôngi
Câu 26: Cho các nhận định sau về không bào, nhận định nào sai?
A. Không bào ở tế bào thực vật có chứa các chất dự trữ, sắc tố, ion khoáng và
dịch hữu cơ...
B. Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gôngi
C. Không bào được bao bọc bởi lớp màng kép
D. Không bào tiêu hóa ở động vật nguyên sinh khá phát triển.
Câu 27: Cho các đặc điểm về thành phần và cấu tạo màng sinh chất?
(1) Lớp kép photpholipit có các phân tử protein xen giữa
(2) Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbohidrat
(3) Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động quanh vị trí
nhất định của màng
(4) Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử colesteron
(5) Xen giữa các phân tử photpholipit là các phân tử glicoprotein
Có mấy đặc điểm đúng theo mô hình khảm - động của màng sinh chất?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 28: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ?

A. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển
B. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào
C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động
D. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động
Câu 29: Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất?
A. Do sự tiếp giáp của hai lớp màng sinh chất
B. Được hình thành trong các phân tử protein nằm trong suốt chiều dài của
chúng
C. Là các lỗ nhỏ hình thành trong các phân tử lipit


D. Là nơi duy nhất vận chuyển các chất qua màng tế bào
Câu 30: Ở tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có?
A. Chất nền ngoại bào
B. Lông và roi
C. Thành tế bào
D. Vỏ nhầy
Câu 31: Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?
A. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài
B. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào
C. Tiếp nhận và di truyền thông tin vào trong tế bào
D. Thực hiện troa đổi chất giữa tế bào với môi trường
Câu 32: Thành tế bào thực vật không có chức năng?
A. Bảo vệ, chống sức trương của nước làm vỡ tế bào
B. Quy định khả năng sinh sản và sinh trưởng của tế bào
C. Quy định hình dạng, kích thước của tế bào
D. Giúp các tế bào ghép nối và liên lạc với nhau bằng cầu sinh chất
Câu 33: Không bào lớn, chứa các ion khoáng và chất hữu cơ tạo nên áp
suất thẩm thấu lớn có ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào lông hút

B. Tế bào lá cây
C. Tế bào cánh hoa
D. Tế bào thân cây
Câu 34: Không bào tiêu hóa phát triển mạnh ở?
A. Người
B. Lúa
C. Trùng giày
D. Nấm men
Câu 35: Hình dạng của tế bào động vật được duy trì ổn định nhờ cấu trúc?
A. Lưới nội chất
B. Khung xương tế bào
C. Chất nền ngoại bào
D. Bộ máy Gôngi


ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM TẾ BÀO NHÂN THỰC
Câu 1: B. 4
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Câu 2: C. Có thành tế bào bằng peptidoglican
Câu 3: D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng
Câu 4: B. Axit phôtphoric
Câu 5: B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tb
Câu 6: C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
Câu 7: D. Được bao bọc bởi màng kép photpholipit
Câu 8: A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
Câu 9: B. Tế bào gan
Câu 10: D. Vận chuyển nội bào

Câu 11: 11. C. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP
cung cấp cho tế bào hoạt động
Câu 12: D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn
Câu 13: A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
Câu 14: A. 2
Câu 15: A. 2
Câu 16: A. 2
Câu 17: A. Tế bào vi khuẩn lam
Câu 18: B. Màng của tilacoit
Câu 19: B. Bộ máy Gôngi
Câu 20: B. 3
(1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào
(2) Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau
(3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)
Câu 21: C. Lưới nội chất hạt
Câu 22: C. Lizoxom
Câu 23: C. Tổng hợp protein


Câu 24: A. Lizoxom được bao bọc bởi lớp màng kép
Câu 25: C. Lưới nội chất trơn
Câu 26: C. Không bào được bao bọc bởi lớp màng kép
Câu 27: C. 4
(1) Lớp kép photpholipit có các phân tử protein xen giữa
(2) Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbohidrat
(3) Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động quanh vị trí
nhất định của màng
(4) Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử colesteron
Câu 28: A. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển
Câu 29: B. Được hình thành trong các phân tử protein nằm trong suốt chiều dài

của chúng
Câu 30: C. Thành tế bào
Câu 31: A. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài
Câu 32: B. Quy định khả năng sinh sản và sinh trưởng của tế bào
Câu 33: A. Tế bào lông hút
Câu 34: C. Trùng giày
Câu 35: B. Khung xương tế bào
Câu 36. So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực
Hướng dẫn trả lời
Giống nhau:Đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, vùng
nhân hoặc nhân.
Khác nhau:
Tế bào nhân sơ
Có ở tế bào vi khuẩn
Chưa có nhân hoàn chỉnh, ko có màng
nhân.
Ko có hệ thống nội màng và các bào quan
có màng bao bọc.
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.
Ko có khung xương định hình tế bào.

Tế bào nhân thực
Có ở tế bào động vật nguyên
sinh, nấm, thực vật, động vật.
Nhân được bao bọc bởi lớp
màng, chứa NST và nhân con.
Có hệ thống nội màng chia các
khoang riêng biệt.
Kích thước lớn hơn.
Có khung xương định hình tế

bào.


Câu 37. Dựa vào chức năng của tế bào: hãy điền các dấu + (có số lượng
nhiều) hay dấu – (có số lượng ít) về một số bào quan của các loại tế bào
trong bảng sau:
Loại tế bào
Tế bào tuyến giáp
TB kẽ
TB cơ
TB gan
TB hồng cầu
TB tuyến yên
Hướng dẫn trả lời
Loại tế bào
Tế bào tuyến giáp
TB kẽ
TB cơ
TB gan
TB hồng cầu
TB tuyến yên

LNC hạt

LNC hạt
+
+
+

LNC trơn


Ty thể

Riboxom

LNC trơn
+
+
-

Ty thể
+
+
+
+
+
+

Riboxom
+
+
+



×