Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.15 KB, 10 trang )

Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các chứng khoán. Sự bấp bênh của môi 
trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi... là 
những nhân tố của rủi ro hệ thống. Trong rủi ro hệ thống, trước hết phải kể đến rủi ro thị trường. Rủi
ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các NĐT đối với các hiện tượng trên thị trường. Những sự 
sụt giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các NĐT và họ sẽ cố gắng rút 
vốn, tạo phản ứng dây chuyền, khiến giá cả chứng khoán rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. 
Tiếp đến là rủi ro lãi suất, là trường hợp giá cả chứng khoán thay đổi do lãi suất thị trường dao động
thất thường. Giữa lãi suất thị trường và giá cả chứng khoán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất
thị trường tăng, NĐT có xu hướng bán chứng khoán để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đến giá 
chứng khoán giảm và ngược lại. 
Một nhân tố rủi ro hệ thống khác là rủi ro sức mua. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát tới các 
khoản đầu tư. Lợi tức thực tế của chứng khoán đem lại là kết quả của lợi tức danh nghĩa sau khi 
khấu trừ đi lạm phát.
Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là chỉ 
liên quan đến một loại chứng khoán cụ thể nào đó. Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh
và rủi ro tài chính. 
Trong quá trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như kế hoạch gọi là rủi ro kinh doanh,
chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến. Rủi ro kinh doanh được cấu thành 
bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại của công ty. Rủi ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty 
hoạt động. Rủi ro bên ngoài bao gồm những tác động nằm ngoài sự kiểm soát của công ty làm ảnh 
hưởng đến tình trạng hoạt động của công ty như chi phí tiền vay, thuế, chu kỳ kinh doanh... 
Rủi ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của 
công ty. Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ trả lãi của công ty. 
Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay nợ. 
2. Xác định mức bù rủi ro 
Một trong những phương pháp định lượng rủi ro và xác định doanh lợi yêu cầu là sử dụng mức lãi 
suất không rủi ro cộng với mức bù của từng loại rủi ro một. Đầu tiên, chúng ta xác định mức lãi suất 
không rủi ro (thông thường lãi suất tín phiếu Kho bạc được coi là lãi suất không rủi ro), sau đó xác 
định mức bù rủi ro cho mỗi thị trường. Tổng số rủi ro liên quan đến chứng khoán bao gồm rủi ro hệ 
thống và rủi ro không hệ thống. Trong đó, rủi ro không hệ thống có thể được loại trừ thông qua việc 


đa dạng hoá đầu tư, còn rủi ro hệ thống thì không thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá.
3. Quản lý rủi ro 
Việc quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro. Thông 
thường, quản lý rủi ro được chia thành 5 bước
Bước 1: Nhận dạng rủi ro, là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Cách đơn 
giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro. Cách làm rõ bản 
chất của rủi ro là việc nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro như lãi suất, lạm phát, 
tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế. Tiếp theo là tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, như 
việc Ngân hàng Trung ương tăng lãi sẽ suất tác động đến giá cả CK như thế nào. Sau đó, NĐT cần 
kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác nữa hay không.
Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro. Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với 
các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. 
Bước 3: Đánh giá tác động của rủi ro. Để đánh giá rủi ro, người ta thường làm bài toán chi phí và lợi


tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty như tiền bạc và thời gian. Do 
đó, cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí
bỏ ra để thực hiện nó hay không.
Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro. Để quản lý rủi ro có 
hai chiến lược. Thứ nhất là dựa vào một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế một giải 
pháp quản lý rủi ro cụ thể, thích hợp với chiến lược quản lý của công ty. Chiến lược khác là công ty 
tự thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ CK phái sinh như chứng quyền, 
chứng khế, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... đồng thời xây dựng một đội ngũ 
nhân viên có khả năng lập và thực hiện hàng rào chống rủi ro. Vấn đề này đòi hỏi nhân viên công ty 
vừa phải thiết kế đúng lại vừa phải thực hiện tốt chương trình phòng chống rủi ro bởi quản lý rủi ro 
cần phải được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời với sự biến đổi của thời gian. 
Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp. Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc 
xây dựng chiến lược quản lý rủi ro. Trong bước này, nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể. 
Chẳng hạn, đối với các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương 
lai, hợp đồng quyền chọn, swap làm công cụ phòng chống rủi ro, các công cụ này có ưu điểm là có 

tính thanh khoản cao và có hiệu quả về giá. Tuy nhiên, chúng không linh động, không khắc phục 
được rủi ro cố hữu mà chi phí theo dõi lại khá tốn kém.
• 3. 7.1.1 Đầu tư chứng khoán Đầu tư chứng khoán là việc bỏ vốn tiền tệ ra mua các chứng khoán 
để kiếm lời từ thu nhập cổ tức, trái tức từ chênh lệnh giá Mục tiêu của đầu tư chứng khoán là nhằm 
kiếm lời từ hai nguồn thu nhập nói trên, nhưng an toàn về vốn trong đầu tư là vấn đề quan trọng. 
• 4. 7.1.2 Rủi ro trong đầu tư chứng khoán Rủi ro về mặt chính sách của nhà nước. Rủi ro lãi suất 
Rủi ro sức mua Rủi ro thị trường Rủi ro phá sản Rủi ro thanh khoản Rủi ro tỷ giá hối đóai Rủi ro về 
tái đầu tư 
• 5. 7.1.3 Rủi ro và hệ số Bêta Một cổ phiếu có: Hệ số Bêta = 1: mức biến động của toàn bộ thị 
trường. Hệ số Bêta < 1: mức biến động nhỏ hơn mức biến động của thị trường Hệ số Bêta > 1: mức
biến động lên xuống cao hơn mức biến động của thị trường 
• 6. Hệ số Bêta đo tính sự tương quan giữa mức sinh lời của một loại chứng khoán với mức sinh lời 
của toàn bộ thị trường. Hệ số Bêta có thể là một số dương hoặc một số âm. Cổ phiếu có hệ số Bêta
là dương thì thu nhập của nó có mối quan hệ thuận chiều với thu nhập của thị trường và ngược lại. 
7.1.3 Rủi ro và hệ số Bêta 
• 7. 7.1.3 Rủi ro và hệ số Bêta Mức sinh lời kỳ vọng đối với một loại chứng khoán như sau: = + * 
Mức sinh lời kỳ vọng đối với một loại CK Mức lãi suất không rủi ro hiện thời Hệ số Bêta của CK Mức
bù rủi ro quá khứ của thị trường 
• 8. 7.1.4 Thước đo rủi ro Để phân tán rủi ro, các chuyên gia thường khuyên nhà đầu tư “Đừng nên 
bỏ tất cả các quả trứng của bạn vào cùng một giỏ” (Don’t put all your eggs in one basket), tức là nên
đa dạng hóa danh mục đầu tư với nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không có 
tương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo, nhờ vậy biến động giảm lợi nhuận của chứng 
khoán này có thể được bù đắp bằng biến động tăng lợi nhuận của chứng khoán khác. 
• 9. Ngoài ra, người ta còn đa dạng hóa nhằm cắt giảm rủi ro bằng cách đầu tư vào thị trường 
chứng khoán quốc tế thay vì chỉ tập trung đầu tư vào thị trường chứng khoán của một quốc gia nào 
đó. Ta giả thiết rằng có 100 triệu đồng để đầu tư, chúng ta sẽ mua cổ phiếu của hai công ty A và B 
mà lãi suất đạt được trong 4 năm gần đây là: 7.1.4 Thước đo rủi ro 
• 10. 7.1.4 Thước đo rủi ro NĂM LÃI SUẤT THỰC HIỆN(%) Cty A Cty B Đầu tư theo DM 2005 40 



­20 10 2006 ­10 50 20 2007 35 ­9 13 2008 ­5 39 17 Lãi suất trung bình 15 15 15 Độ lệch tiêu chuẩn 
26 35 4 
• 11. PA1: Đầu tư 100% vào Công ty A Lãi suất trung bình đạt được trong 4 năm qua là: Độ lệch tiêu
chuẩn: 7.1.4 Thước đo rủi ro 
• 12. PA2: Đầu tư 100% vào Công ty B Lãi suất trung bình đạt được trong 4 năm qua là: Độ lệch tiêu
chuẩn: 7.1.4 Thước đo rủi ro 
• 13. PA3: Đầu tư 50% vào Công ty A và 50% vào Công ty B Lãi suất trung bình đạt được trong 4 
năm qua là: Độ lệch tiêu chuẩn: 7.1.4 Thước đo rủi ro 
• 14. Qua ví dụ trên ta thấy PA3 là phương án đầu tư tốt nhất. Điều này nói lên rằng việc đầu tư 
theo danh mục đã làm giảm rủi ro của từng phương án đầu tư riêng lẻ. 7.1.4 Thước đo rủi ro 
• 15. 7.2.1 Lựa chọn chiến lược đầu tư Các vấn đề cần phải xem xét Tổng quỹ đầu tư là bao nhiêu? 
Là nguồn nhàn rỗi dài hay ngắn hạn Xác định mục đích đầu tư và rủi ro có thể chấp nhận được. Lựa
chọn tập chứng khoán thích hợp trong các hàng hóa trên thị trường. Lựa chọn thời điểm mua bán 
và công ty môi giới phục vụ mình. 
• 16. 7.2.1 Lựa chọn chiến lược đầu tư Các chiến lược đầu tư 1. Chiến lược mau để hưởng cổ tức 
2. Chiến lược chi phí thấp hơn giá trung bình 3. Chiến lược tổng giá trị đầu tư cố định 4. Chiến lược 
duy trì tỷ lệ không đổi giữa cổ phiếu và trái phiếu 6. Chiến lược mua trả chậm 5. Chiến lược bán 
khống 
• 17. 7.2.2 Lựa chọn loại chứng khoán 7.2.2.1 Đầu tư cổ phiếu: Lợi nhuận đầu tư cổ phiếu. Lựa 
chọn cổ phiếu. Lợi nhuận khi mua cổ phiếu. Những trường hợp nên bán cổ phiếu. 
• 18. 7.2.2 Lựa chọn loại chứng khoán 7.2.2.2 Đầu tư trái phiếu: Trái phiếu an toàn hơn cổ phiếu ở 
hai điểm: ­ Dù làm ăn thua lỗ công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi ­ Không cắt giảm hoặc bỏ như cổ phiếu.
Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, trái chủ được trả tiền trước người có cổ phần ưu đãi
và cổ phần thường. Nhưng nếu công ty có lợi nhuận cao, công ty có thể chia thêm cổ tức cho cổ 
đông thì trái chủ vẫn chỉ được hưởng ở mức đã định. 
• 19. Bất lợi khi đầu tư trái phiếu: Khi nhận được tiền lãi phải lo đầu tư số tiền đó vì rất ít công ty có 
chương trình tái đầu tư tiền lãi trái phiếu. Trong khi đó cổ đông có thể mua thêm cổ phần được miễn
sở phí, có khi còn được mua cổ phần với giá rẻ hơn giá thị trường. Giá trái phiếu công ty cũng biến 
động khá mạnh trên thị trường: giá trái phiếu sẽ hạ khi lãi suất thị trường lên cao hơn lãi suất trái 
phiếu, khi có sự mất mát thị trường, vỡ nợ…. Và giá trái phiếu cũng sẽ giảm đi khi có ít người mua. 

7.2.2 Lựa chọn loại chứng khoán 
• 20. 7.2.2 Lựa chọn loại chứng khoán Những điều cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu: Trước khi mua 
trái phiếu cần tìm hiểu hai điều: chiều hướng lên xuống của lãi suất và uy tín của công ty phát hành. 
Nên mua trái phiếu lúc lãi suất đang ở thời điểm cao nhất và đang trên đà giảm dần. Và nên mua 
trái phiếu dài hạn để có thể được hưởng lãi suất cao trong một thời gian dài. Ngược lại, lúc lãi suất 
đang ở mức thấp nhất và bắt đầu tăng, nên bán trái phiếu dài hạn đi để mua vào trái phiếu trung 
hạn. 
• 21. 7.2.2.3 Đầu tư chứng chỉ quỹ: Chứng chỉ quỹ: chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà 
đầu tư (NĐT) đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Quỹ đại chúng: hình thành từ vốn góp 
của NĐT, mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài 
sản đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro, trong đó NĐT không có quyền kiểm soát hàng ngày đối 
với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. 7.2.2 Lựa chọn loại chứng khoán 
• 22. Về bản chất, chứng chỉ quỹ giống như cổ phiếu. Tuy nhiên, có 3 điểm khác nhau giữa chúng: 
Cổ phiếu: phương tiện huy động vốn của công ty kinh doanh ngành nghề cụ thể, chứng chỉ quỹ là 


phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư CK, mà ngành nghề hoạt động chính là đầu tư 
CK. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay quản lý công ty còn NĐT sở hữu 
chứng chỉ quỹ không có quyền tương tự, mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định. 
Khi đầu tư riêng lẻ vào cổ phiếu hay trái phiếu, NĐT chủ yếu dựa vào sự đánh giá của mình để ra 
quyết định đầu tư và theo dõi khoản đầu tư, còn chứng chỉ quỹ, sẽ do công ty quản lý quỹ thay mặt 
NĐT thực hiện. 7.2.2 Lựa chọn loại chứng khoán 
• 23. Ưu điểm: đa dạng hóa đầu tư ­ phân tán rủi ro và có một đội ngũ quản lý quỹ chuyên nghiệp 
đứng ra đầu tư. Nhược điểm : NĐT trở nên thụ động, gián tiếp vì không có quyền quyết định đầu tư 
và mọi rủi ro hay thành công đều phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người quản lý quỹ. Một 
số điểm cần lưu ý khi mua chứng chỉ quỹ: NĐT sẽ ủy thác cho công ty quản lý quỹ thực hiện việc 
quản lý và đầu tư số tiền bằng với số tiền NĐT đã mua chứng chỉ quỹ. Cần đọc và phân tích các tài 
liệu liên quan đến việc phát hành chứng chỉ quỹ. Cân nhắc yếu tố chi phí của quỹ đầu tư và tỷ lệ chi 
phí /thu nhập khi quyết định mua hoặc bán chứng chỉ quỹ. NĐT phải biết chấp nhận rủi ro. 7.2.2 Lựa
chọn loại chứng khoán 

• 24. 7.2.2 Lựa chọn loại chứng khoán 7.2.2.4 Đầu tư chứng khoán phái sinh: Khái niệm. Có 4 loại 
chứng khoán phái sinh cơ bản: Hợp đồng tương lai (future) Hợp đồng kỳ hạn (forward) Quyền chọn 
(options) Hợp đồng hoán đổi (swaps) 
• 25. 7.3.1 Quản lý danh mục đầu tư trái phiếu Quản lý thụ động Các bước tiến hành khi thực hiện 
chiến lược đầu tư thụ động : Lựa chọn chỉ số trái phiếu Phương pháp đầu tư Phương pháp chia 
nhỏ( Cell Approach) Phương pháp tối ưu hóa( Optimization Approach) 
• 26. Phương pháp quản lý bán chủ động: Trung hòa rủi ro ( Immunization) Nguyên tắc loại bỏ rủi ro 
Các cách thức loại bỏ rủi ro Cho từng danh mục đầu tư Cho toàn bộ tổng tài sản quản lý 7.3.2 Quản
lý bán chủ động 
• 27. Chiến lược đầu tư chủ động 1. Khái niệm cơ bản. 2. Những đặc điểm cơ bản trong đầu tư chủ 
động mà nhà đầu tư thường áp dụng. 3. Những điều kiện cần thiết nhất để nhà đầu tư có thể sử 
dụng chiến lược đầu tư chủ động. 4. Một số phương pháp được áp dụng. 7.3.2 Quản lý bán chủ 
động 
• 28. Quản lí thụ động. Phương pháp xây dưng danh mục cổ phiếu thụ động. Chiến lược quản lí chủ
động. Quy trình quản lý danh mục đầu tư chủ động. 7.3.3 Quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu 
• 29. 7.3.4 Quản lý danh mục đầu tư hỗn hợp Phương pháp thụ động Thiết lập danh mục cổ phiếu 
thụ động. Xác định mục tiêu rủi ro của tòan bộ danh mục để có chiến lược đầu tư. Quản lý chủ động
Kiến thức chứng khoán nâng cao (9): Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán 
Khởi tạo bởi: tailieu | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 17/04/2009 13:31
E­mail | Bản in | Lưu xem sau
Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy để đạt 
được tỷ lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro 
này.
Rủi ro là kết quả không mong đợi vì nó luôn đi cùng với những khoản đầu tư chứng khoán (CK). Rủi
ro trong đầu tư CK được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận mong đợi, do vậy để đạt được tỷ 
lệ lợi nhuận cao trong đầu tư chứng khoán, vấn đề đặt ra là phải quản lý được mức rủi ro này.
1. Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán



Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các CK. Sự bấp bênh của môi trường 
kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi... là những 
minh chứng cho rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến sự dao động giá cả của các CK 
trên thị trường.
Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng
của các nhà đầu tư đối với các hiện tượng trên thị trường. Những sự sút giảm đầu tiên trên thị 
trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn. Phản ứng dây 
truyền này làm tăng số lượng bán, giá cả CK sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở.
Tiếp đến là rủi ro lãi suất. Giá cả CK thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường gọi là rủi ro
lãi suất. Giữa lãi suất thị trường và giá cả CK có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất thị trường 
tăng, người đầu tư có xu hướng bán CK để lấy tiền gửi vào ngân hàng dẫn đến giá CK giảm và 
ngược lại.
Ngoài hệ quả trực tiếp đối với giá CK, lãi suất còn ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu (CP) 
thường. Khi lãi suất tăng làm giá CP giảm vì các nhà đầu cơ vay mua ký quỹ sẽ bị ảnh hưởng. 
Nhiều công ty kinh doanh CK hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay thì với mức lãi suất tăng cũng làm 
cho chi phí vốn tăng.
Một yếu tố rủi ro hệ thống khác không kém phần quan trọng là rủi ro sức mua. Rủi ro sức mua là tác
động của lạm phát tới các khoản đầu tư. Lợi tức thực tế của CK đem lại là kết quả giữa lợi tức danh
nghĩa sau khi khấu trừ đi lạm phát. Như vậy, khi có tình trạng lạm phát thì lợi tức thực thế giảm. Giải
thích theo lý thuyết hiện tại hoá, một đồng lợi tức của hôm nay thì trong tương lai không còn giá trị 
một đồng do tác động của lạm phát.
Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm tài sản, nghĩa là rủi 
ro này chỉ liên quan đến một loại CK cụ thể nào đó. Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh 
doanh và rủi ro tài chính. Trong quá trình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như theo kế
hoạch gọi là rủi ro kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến.
Rủi ro kinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty. Rủi ro nội tại 
phát sinh trong quá trình công ty hoạt động. Rủi ro bên ngoài bao gồm những tác động nằm ngoài 
sự kiểm soát của công ty làm ảnh hưởng đến tình trạng hoại động của công ty như chi phí tiền vay, 
thuế, chu kỳ kinh doanh...
Rủi ro tài chính cũng là một loại rủi ro không hệ thống. Rủi ro tài chính liên quan đến đòn bẩy tài 

chính, hay nói cách khác liên quan đến cơ cấu nợ của công ty. Sự xuất hiện các khoản nợ trong cấu
trúc vốn sẽ tạo ra nghĩa vụ trả nợ trả lãi của công ty. Công ty phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ (gồm trả
nợ ngân hàng và trả nợ trái phiếu) trước việc thanh toán cổ tức cho cổ đông. Điều này ảnh hưởng 
không nhỏ đến giá cả CP công ty. Rủi ro tài chính có thể tránh được nếu công ty không vay nợ chút 
nào.
2. Xác định mức bù rủi ro
Một trong những phương pháp định lượng rủi ro và xác định doanh lợi yêu cầu là sử dụng mức lãi 
suất không rủi ro cộng với mức bù của từng loại rủi ro một. Đầu tiên, chúng ta xác định mức lãi suất 
không rủi ro (thông thường lãi suất tín phiếu Kho bạc được coi là lãi suất không rủi ro), sau đó xác 
định mức bù rủi ro cho mỗi thị trường. Tổng số rủi ro liên quan đến CK bao gồm rủi ro hệ thống và 


rủi ro không hệ thống. Trong đó, rủi ro không hệ thống có thể được loại trừ thông qua việc đa dạng 
hoá đầu tư, còn rủi ro hệ thống thì không thể loại trừ bằng cách đa dạng hoá.
3. Quản lý rủi ro
Việc quan trọng nhất trong quản trị rủi ro là phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro. Thông 
thường, quản lý rủi ro được chia thành 5 bước:
Bước 1: Nhận dạng rủi ro: Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Cách 
đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro.
Cách làm rõ bản chất của rủi ro là:
­ Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ 
giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế...
­ Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ việc Ngân hàng Trung ương tăng lãi
sẽ suất tác động đến giá cả CK như thế nào?
­ Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác hay 
không, chẳng hạn công ty có biểu hiện rủi ro trong trường hợp không được tín nhiệm của khách 
hàng...
Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro: Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với 
các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu có nhân tố rủi 
ro thì công ty được gì và mất gì.

Bưóc3: Đánh giá tác động của rủi ro: Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài toán chi phí và lợi 
tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty như tiền bạc và thời gian, do đó 
cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ 
ra để thực hiện nó hay không.
Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro. Để quản lý rủi ro có 
hai chiến lược:
­ Thứ nhất: Dựa vào một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế một giải pháp quản lý rủi 
ro cụ thể, thích hợp với chiến lược quản lý của công ty.
­ Thứ hai: Tự công ty đứng ra thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ CK phái
sinh như chứng quyền, chứng khế, quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai... đồng thời 
xây dựng một đội ngũ nhân viên của công ty có khả năng lập và thực hiện hàng rào chống rủi ro. 
Vấn đề này đòi hỏi nhân viên công ty vừa phải thiết kế đúng lại vừa phải thực hiện tốt chương trình 
phòng chống rủi ro bởi quản lý rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời với
sự biến đổi của thời gian.
Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp: Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc 
xây dựng chiến lược quản lý rui ro. Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể. 
Chẳng hạn, đối với các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương 
lai, hợp đồng quyền chọn, swap... làm công cụ phòng chống rủi ro, công cụ này có ưu điểm là có 
tính thanh khoan cao và có hiệu quả về giá. Tuy nhiên, công cụ này không linh động, không khắc 
phục được rủi ro cố hữu mà chi phí theo dõi lại khá tốn kém.


Trong đầu tư nói chung, các ngành khác nhau có rủi ro khác nhau, thậm chí một công ty
cũng có nhũng rủi ro đặc thù. Tuy nhiên, bài viết này đề cập đến một số rủi ro phổ biến mà
nhà đầu tư sẽ luôn gặp phải dù cho anh ta đang đầu tư vào ngành nào.

RỦI RO GIÁ HÀNG HÓA
Rủi ro giá hàng hóa hiểu đơn giản là rủi ro gặp phải khi giá hàng hóa biến động, gây ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh. Các công ty bán hàng hoá được hưởng lợi khi giá lên, nhưng sẽ chịu ảnh
hưởng tiêu cực khi giá xuống. Trong khi đối với các công ty sử dụng loại hàng đó làm nguyên liệu

đầu vào thì sẽ chịu tác động theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, ngay cả các công ty không có liên
quan gì đến buôn bán hàng hóa vẫn phải đối mặt với rủi ro. Khi giá cả hàng hóa leo thang, người
tiêu dùng có xu hướng hạn chế chi tiêu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, bao gồm
cả các khối kinh tế dịch vụ.

RỦI RO TRUYỀN THÔNG
Rủi ro truyền thông đề cập tới tác động tiêu cực của truyền thông đến việc kinh doanh của một công
ty. Dòng thông tin vô tận cập nhật liên tục trên toàn thế giới đặt ra những rui ro cho mọi công ty. Ví
dụ như tin tức về cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima, năm 2011 đã ảnh hưởng xấu đến giá
cổ phiếu của tất cả doanh nghiệp có liên hệ đến hạt nhân, từ ngành khai thác Uranium đến các công
ty điện hạt nhân tại Mĩ. Một thông tin xấu có thể dẫn đến một phản ứng tiêu cực của thị trường đối
với một công ty cụ thể hoặc toàn bộ ngành. Một loạt các thông tin xấu - như cuộc khủng hoảng nợ
tại một số quốc gia khu vực châu Âu trong năm 2010 và 2011 - có thể làm sụp đổ toàn bộ nền kinh
tế, chứ không riêng bất kì cổ phiếu nào. Thậm chí ngay cả nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ chịu ảnh
hưởng một cách rõ nét.


RỦI RO XẾP HẠNG
wRủi ro xếp hạng xảy ra khi một doanh nghiệp được đánh giá và xếp hạng tín dụng. Chỉ số xếp
hạng tín dụng rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Xếp hạng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến lãi
suất mà doanh nghiệp phải trả khi vay vốn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp niêm yết còn một
chỉ số khác quan trọng hơn chỉ số xếp hạng tín dụng. Đó là chỉ số đánh giá của các nhà phân tích.
Mọi sự thay đổi trong chỉ số này đối với một cổ phiếu sẽ gây tác động tâm lí mạnh mẽ tới các nhà
đầu tư. Những thay đổi trong xếp hạng, dù tiêu cực hay tích cực, đều gây ra biến động lớn hơn
nhiều so với bản thân sự kiện ban đầu – nguyên nhân khiến các nhà phân tích điều chỉnh xếp hạng
của một công ty.

RỦI RO LỖI THỜI
Lỗi thời là rủi ro kinh doanh khi một doanh nghiệp không đổi mới và cải tiến. Rất ít doanh nghiệp tồn
tại đến 100 năm, và trong số rất ít đó không một doanh nghiệp nào còn giữ lại quy trình kinh doanh

từ ngày đầu thành lập. Nguy cơ lỗi thời lớn nhất xuất hiện khi một doanh nghiệp khác có thể sản
xuất sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn. Cạnh tranh toàn cầu khiến hiểu biết công nghệ trở nên ngày
càng sâu sắc và khoảng cách kiến thức ngày càng thu hẹp. Rủi ro lỗi thời vì thế ngày càng cao.

RỦI RO KIỂM TOÁN
Rủi ro kiểm toán xuất hiện khi kiểm toán viên, quy trình tuân thủ nội bộ, thanh tra hoặc cơ quan có
thẩm quyền khác không kịp thời phát hiện những sai phạm trong công ty. Có thể do có lãnh đạo biển


thủ tiền của công ty, thu nhập không rõ nguồn gốc hoặc bất kì hình thức gian lận tài chính nào
khác. Thị trường sẽ nhanh chóng phản ứng tiêu cực một khi tin tức được công bố. Rủi ro kiểm toán
có thể hủy hoại nghiêm trọng thanh danh của doanh nghiêp và rất khó để cứu vãn. Doanh nghiệp có
thể sẽ phá sản nếu những gian lận tài chính thật sự nghiêm trọng như trong trường hợp của Enron,
Bre-X, ZZZZ Best, hay Crazy Eddie’s tại Mĩ.

RỦI RO PHÁP LÍ
Rủi ro pháp lí đề cập đến mối quan hệ thiếu đồng bộ giữa chính phủ và doanh nghiệp. Cụ thể, đó là
khi chính phủ có những hành động nhằm hạn chế hoạt động của một doanh nghiệp hay một ngành.
Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp đó
hoặc ngành đó. Trong thực tế, nguy cơ này có thể xảy ra dưới một số hình thức – các vụ kiện chống
độc quyền, các quy định, các tiêu chuẩn mới hoặc các loại thuế đặc thù... Các ngành phải đối mặt
với rủi ro pháp lí ở các mức độ khác nhau, nhưng rủi ro này tồn tại với mọi ngành sản xuất cũng
như dịch vụ.
Về lý thuyết, chính phủ sẽ đóng vai trò cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và xã hội. Chính phủ sẽ
can thiệp khi hoạt động của doanh nghiệp gây hại cho xã hội và khi doanh nghiệp không tự nguyện
thay đổi. Trong thực tế, chính phủ có xu hướng can thiệp quá mức cần thiết. Pháp luật nhấn
mạnh tầm quan trọng của chính phủ đối với công chúng, cũng như giới thiệu thành viên quốc hội
trước công chúng. Những động lực này làm rủi ro pháp lí trở nên nghiêm trọng hơn.

RỦI RO LẠM PHÁT VÀ RỦI RO LÃI SUẤT

Hai rủi ro này có thể hoạt động độc lập hoặc song song. Rủi ro lãi suất, trong ngữ cảnh này, chính là
những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi vay vốn với lãi suất cho vay tăng cao. Lãi suất
tăng đồng nghĩa với chi phí tăng, các doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động.
Lãi suất cho vay thường leo thang trong thời điểm mà lạm phát xảy ra trầm trọng vì tăng lãi suất là
một biện phát kiềm chế lạm phát thường được sử dụng. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể
thấy rõ chi phí vay vốn của mình tăng cao khi giá trị mà mỗi đồng vốn vay đem về lại giảm mạnh.
Hai rủi ro này không không ảnh hưởng nhiều tới các doanh nghiệp có khả năng chuyển các chi phí
này thành giá mà người tiêu dùng phải trả. Lạm phát cũng làm giảm lòng tin người tiêu dùng. Lãi
suất và lạm phát tăng kết hợp với suy giảm niềm tin của người tiêu dùng sẽ làm suy yếu nền kinh tế,
và trong một số trường hợp sẽ dẫn tới lạm phát đình đốn (stagflation).

RỦI RO MÔ HÌNH
Rủi ro mô hình xảy ra khi các giả định của các mô hình kinh tế và kinh doanh là không đúng với thực
tế. Khi mô hình kinh tế không còn chính xác, các doanh nghiệp phụ thuộc vào những mô hình này
sẽ bị tổn hại. Giống như hiệu ứng domino, các công ty gặp khó khăn sẽ gây khó khăn cho các công
ty phụ thuộc vào họ và cứ tiếp diễn như vậy. Cuộc khủng hoảng thế chấp 2008-2009 là một ví dụ
điển hình của rủi ro mô hình. Trong trường hợp này, một mô hình nguy cơ rủi ro đã không thể hiện
chính xác những gì đáng lẽ nó phải phản ánh.


LỜI KẾT
Không có cổ phiếu cũng như ngành kinh doanh nào là không có rủi ro. Bên cạnh rủi ro thị trường,
mọi cổ phiếu còn tiềm ẩn rủi ro cá biệt cho từng ngành nghề, tuy nhiên, lợi nhuận từ đầu tư vẫn có
thể bù đắp cho các rủi ro này. Là một nhà đầu tư, bạn cần phải biết rõ những rủi ro tiềm ẩn trước khi
mua một cổ phiếu và có kế hoạch dự phòng khi thị trường hỗn loạn.



×