Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

TÀI LIỆU THUẾ VÀ TÁC DỤNG CỦA THUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.03 KB, 67 trang )

Lưu hành nội
bộ

Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng
CHƯƠNG 5

TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ
5.1. TỔNG QUAN VÊ THUẾ
5.1.1. Khái niệm thuế
Thuế có lịch sử rất lâu đời. Thuế đã phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với
sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Từ khi có nhà nước là phải có thuế.
Tuy nhiên, môi trường tồn tại của thuế phải là nền kinh tế hàng hoá, tuỳ theo cách
tiếp cận có khái niệm thuế như sau:
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân và doanh nghiệp cho một
hoạt động vì lợi ích chung nào đó. Khoản thu từ thuế sẽ được sử dụng để mua các
đầu vào cần thiết nhằm sản xuất các hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ hoặc để
phân phối lại sức mua giữa các cá nhân.
“thuế là gì?” không đơn thuần chỉ là một cầu hỏi mang tính học thuật, nó
còn mang những ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Thuế có hai đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, nó mang tính bắt buộc chứ không có tính chất tự nguyện..
Thứ hai, thuế là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp.
Những đặc điểm này cho thấy, thuế thường bị coi là tạo ra gánh nặng lớn
hơn so với giá cả. Vì thế, trong những trường hợp có thể được thì tài trợ cho các
khoản chi tiêu bằng giá cả sẽ có lợi thế hơn là bằng thuế. Nhưng có những loại
hàng hóa và dịch vụ không thể tài trợ được bằng cách đặt giá như nhiều loại hàng
hóa công cộng và ngoại ứng, vì thế bắt buộc phải sử dụng thuế như một công cụ
quan trọng để tạo dựng nguồn thu.
Thuế có một số vai trò như sau:
Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách quốc gia.
Thuế là một công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội.
Thuế là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã


hội.
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của
thuế

1


Lưu hành nội
bộ

Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng

Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của
thuế

2


5.1.2. Các nguyên tắc cơ bản khi đánh thuế
a./ Nguyên tắc lợi ích và nguyên tắc khả năng thanh toán.
Nguyên tắc lợi ích cho rằng nên đánh thuế các cá nhân tỷ lệ theo mức lợi ích
mà họ nhận được từ các chương trình của Chính phủ. Theo quan điểm này, nếu như
các cá nhân phải trả tiền túi cho các hàng hóa cá nhân tương ứng với lượng tiêu
dùng hàng hóa đó của họ, Chính phủ cũng nên bắt họ phải trả thuế tương ứng với
mức độ sử dụng các hàng hóa công cộng của họ như đường sá, công viên.
Nguyên tắc khả năng thanh toán: Nguyên tắc này phát biểu rằng, thuế mà
người dân phải đóng nên tùy thuộc vào khả năng chi trả, tức là phụ thuộc vào thu
nhập và của cải tích lũy được của họ. Cá nhân nào có khả năng đóng thuế cao hơn
thì sẽ có nghĩa vụ nộp thuế nhiều hơn so với những người có khả năng chi trả thấp.
Theo nguyên tắc này, việc phân chia nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân hoàn toàn

không phụ thuộc vào mức lợi ích biên mà các cá nhân nhận được từ các dịch vụ của
Chính phủ.
b

./ Nguyên tắc công bằng ngang và công bằng dọc.

Cho dù được tổ chức theo nguyên tắc lợi ích hay khả năng thanh toán thì các
hệ thống thuế hiện đại đều cố gắng phản ánh quan niệm về công bằng. Nhắc lại
rằng, bất kể một chính sách nào cũng cần được xem xét theo hai tiêu chuẩn về
công bằng: Tiêu chuẩn công bằng ngang cho rằng các cá nhân có năng lực kinh
tế như nhau thì phải chịu thuế như nhau. Như vậy, nếu hệ thống thuế được xây
dựng trên nguyên tắc lợi ích, thì hai người hưởng thụ các dịch vụ hoàn toàn
như nhau, từ đường cao tốc đến công viên, sẽ phải trả thuế như nhau. Còn nếu hệ
thống thuế xây dựng theo nguyên tắc khả năng thanh toán, công bằng ngang đòi
hỏi những người có thu nhập như nhau sẽ phải đóng thuế như nhau. Tiêu chuẩn
gây nhiều tranh cãi hơn là công bằng dọc vì nó cho rằng những người có năng lực
kinh tế khác nhau sẽ phải trả những mức thuế khác nhau. Tuy nhiên, trả thuế
khác nhau như thế nào được coi là công bằng là một vấn đề rất mơ hồ.



5.1.3. Các cách phân loại thuế
a./ Thuế trực thu và thuế gián thu.
Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào các cá nhân hoặc các doanh
nghiệp. Ví dụ, về thuế trực thu là thuế thu nhập, thuế bảo hiểm xã hội, các loại thuế
đánh vào lương khác, thuế thừa kế và thuế quà tặng. Thuế thu nhập doanh nghiệp
cũng được coi là thuế trực thu vì mọi người nhận thu nhập từ doanh nghiệp.
Thuế gián thu là thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ, tức là chỉ đánh gián tiếp
vào các cá nhân. Chẳng hạn như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế tài sản,
thuế giá trị gia tăng là các loại thuế gián thu.

b

./ Thuế phổ cập và thuế chọn lọc.

Để giải thích về cách phân loại này, cần bắt đầu với khái niệm về cơ sở tính
thuế. Cơ sở tính thuế là một khoản mục hay một hoạt động kinh tế mà dựa vào đó,
Chính phủ đánh thuế. Cơ sở tính thuế thường được chia làm ba loại chính là thu
nhập, tiêu dùng và của cải. Ba loại cơ sở tính thuế này có quan hệ mật thiết với
nhau. Thuế đánh vào các cơ sở này có thể là thuế phổ cập hay thuế chọn lọc.
Thuế phổ cập là loại thuế đánh vào tất cả các bộ phận cấu thành của một cơ
sở tính thuế, và không chấp nhận một trường hợp nào được loại trừ, được miễn
hoặc giảm thuế từ cơ sở tính thuế đó.
Thuế chọn lọc là loại thuế chỉ đánh vào một phần của cơ sở tính thuế, hoặc
nó cho phép có các trường hợp miễn giảm thuế khỏi cơ sở tính thuế chung.
c./ Thuế lũy tiến, lũy thoái và thuế tỷ lệ
Một cách phân loại thuế cũng rất phổ biến khác là phân loại thuế theo thuế
suất thành thuế lũy tiến, lũy thoái và thuế tỷ lệ. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý ở
đây là thuế suất dùng làm căn cứ phân loại là thuế suất trung bình (Average tax
rate – ATR) là tỷ số giữa tổng số tiền thuế phải trả chia cho giá trị bằng tiền của
cơ sở tính thuế. Còn thuế suất biên (Marginal tax rate – MTR) là doanh thu thuế
thu được thêm trên giá trị tăng thêm của cơ sở tính thuế khi cơ sở tính thuế tăng
lên.


Dựa vào thuế suất trung bình, thuế được chia làm ba loại:


Thuế tỷ lệ: là loại thuế mà thuế suất trung bình không thay đổi theo giá trị
của cơ sở tính thuế. Ví dụ, thuế 10% đánh vào mọi mức thu nhập là thuế tỷ lệ, vì
thuế suất trung bình đối với người có thu nhập 100.000 đồng hay 1 triệu đồng đều

bằng nhau là 10%.
Thuế lũy tiến: là loại thuế mà thuế suất trung bình tăng lên khi giá trị cơ sở
tính thuế tăng lên. Thông thường, một biểu thuế lũy tiến thường bao gồm nhiều
thuế suất biên khác nhau, mỗi thuế suất được áp dụng cho các mức thu nhập nằm
trong một giới hạn nhất định mà người ta gọi là khoang thuế. Khoang thuế càng cao
thì thuế suất biên phải chịu thường là càng lớn. Ví dụ, một người đang quyết định
làm nhiều giờ hơn, và lợi ích ròng mà người đó nhận được là phần thu nhập khả
dụng sau thuế của anh ta. Nếu thu nhập của anh ta phải chịu thuế suất biên là 50%
thì anh ta chỉ có khả năng giữ lại cho mình một nửa thu nhập đó, sau khi đã trả
thuế. Tuy nhiên, vì chi khi thu nhập vượt quá một mức giới hạn nhất định thì mới
chịu 50% thuế, nên thuế suất trung bình của anh ta sẽ thấp hơn 50%.
Thuế lũy thoái: là loại thuế mà thuế suất trung bình giảm xuống khi giá trị
cơ sở tính thuế tăng lên. Một số người cho rằng, nếu thu nhập cao hơn là do con
người làm việc chăm chỉ hơn thì đánh thuế thu nhập lũy thoái có thể làm tăng tính
hiệu quả, vì những người làm việc có hiệu suất đã được xã hội “thưởng” bằng một
thuế suất thấp hơn khi họ lao động hăng say hơn. Tuy vậy, thuế lũy thoái lại bị rất
nhiều người khác coi là không tiến bộ vì nó đã vi phạm nguyên tắc khả năng thanh
toán, cho rằng thu nhập cao hơn thì khả năng trả thuế của cá nhân cũng cao hơn, vì
thế người có thu nhập cao cần đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Trong thuế lũy
thoái, người giầu trả một tỷ lệ thuế thấp hơn trong thu nhập của mình so với người
nghèo, nhưng điều đó không có nghĩa là họ trả một mức thuế tuyệt đối nhỏ hơn
người nghèo.
5.1.4. Phạm vi ảnh hưởng của thuế
Phạm vi ảnh hưởng của thuế là một khái niệm chung để chỉ tác động của
thuế đến sự thay đổi thu nhập của các đối tượng có liên quan. Người ta thường đề



cập đến hai loại phạm vi ảnh hưởng của thuế. Phạm vi ảnh hưởng luật định của
thuế là khái niệm để chỉ ai là đối tượng phải có nghĩa vụ trả thuế theo luật định.

Sự thay đổi trong thu nhập thực tế của các cá nhân do thuế gây ra gọi là
phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế. Như vậy, chỉ có phạm vi ảnh hưởng kinh tế,
chứ không phải phạm vi ảnh hưởng luật định, mới cho chúng ta biết thực chất gánh
nặng thuế đã được phân chia như thế nào giữa các cá nhân trong xã hội. Từ đây, khi
nói đến phạm vi ảnh hưởng của thuế nghĩa là chúng ta ngầm định về phạm vi ảnh
hưởng kinh tế.
5.1.5. Sự chuyển thuế
Sự khác nhau giữa phạm vi ảnh hưởng luật định và phạm vi ảnh hưởng kinh
tế của thuế được gọi là chuyển thuế. Có thể có hai dạng chuyển thuế.
Chuyển thuế thuận chiều: là sự chuyển thuế từ người sản xuất, khi họ là
người chịu thuế theo luật định, sang cho người tiêu dùng dưới dạng nâng cao giá
hàng.
Chuyển thuế nghịch chiều: là sự chuyển thuế từ người tiêu dùng, khi họ là
đối tượng chịu thuế luật định, sang cho người sản xuất hay người bán hàng bằng
cách làm giảm giá hàng hóa chịu thuế.
5.1.6. Thuế đơn vị và thuế theo giá trị
Thuế đánh vào các hàng hóa được trao đổi trên thị trường có thể thuộc về
một trong hai loại: Thuế đơn vị và thuế theo giá trị.
Thuế đơn vị là thuế đánh vào một lượng cố định trên từng đơn vị sản phẩm
được bán.
Thuế theo giá trị là thuế đánh theo một tỷ lệ phần trăm nhất định của giá bán.
Như khái niệm của loại thuế này cho thấy, thuế theo giá trị phụ thuộc vào giá bán.



5.2. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN PHÂN PHỐI THU NHẬP
5.2.1. Phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế bằng mô hình cân bằng
cục bộ.
5.2.1.1. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo

.

a./ Tác động của thuế đơn vị.
Chúng ta bắt đầu bằng việc phân tích tác động của thuế đơn vị. Giả sử Chính

phủ công bố, để hạn chế việc uống rượu, Chính phủ quyết định đánh thuế T đồng
vào mỗi chai rượu được mua trên thị trường. Nhưng liệu trong thực tế, có phải bây
giờ người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho mỗi chai rượu cao hơn trước đây T đồng
hay không? Điều này sẽ được làm rõ qua hình 5.1.
Hình 5.1: Phạm vi ảnh hưởng của thuế đơn vị đánh vào người tiêu dùng
P(đ)
Pm
P0
Pb

S

T

H
G

E
F
D
D’

Q1

Q0


(Chai rượu)

Trước khi có thuế, thị trường cân bằng tại điểm E với giá mỗi chai rượu
được bán là P0 đồng và lượng rượu trao đổi là Q0 chai.
Chú ý rằng, đường cầu D của người tiêu dùng là đường thể hiện mức tối đa
mà các cá nhân sẵn sàng trả cho mỗi chai rượu, không cần biết số tiền phải trả đó
là cho ai, người bán hay Chính phủ. Vì thế, dù có thuế hay không thì tổng mức
sẵn sàng trả của người tiêu dùng vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, nếu trước thuế, họ
chỉ có nghĩa vụ trả tiền cho người bán thì đường cầu D chính là đường cầu thể


hiện mức độ sẵn sàng trả của người tiêu dùng cho người bán. Nhưng khi có thuế,
người


mua biết rằng họ còn có nghĩa vụ nộp thuế T cho Chính phủ. Vì vậy, mức độ sẵn
sàng trả cho người bán của họ tại mọi điểm dọc trên đường cầu ít hơn lúc trước một
lượng bằng T. Kết quả, toàn bộ đường cầu D sẽ dịch chuyển song song xuống dưới
đến đường cầu D’ một khoảng đúng bằng T. Cân bằng thị trường chuyển từ E
xuống F, với số lượng rượu được bán trên thị trường chỉ còn Q1. Mức giá tại F là
mức mà người mua sẵn sàng trả cho người bán sau khi có thuế, được ký hiệu là Pb
để chỉ mức giá mà người bán thực sự nhận được sau khi có thuế, vì người mua còn
phải trả thuế T cho Chính phủ nên mức giá mà người mua thực sự phải trả khi có
thuế là Pm. Nhưng T lại chính là khoảng cách dọc giữa D và D’ nên: Nếu Pb tương
ứng với điểm F thì Pm sẽ tương ứng với điểm H trong hình 5.1
Như vậy, thuế đã tạo ra một sự chênh lệch giữa giá người mua phải trả và giá
người bán được nhận. Khoảng chênh lệch đó chính là thuế Chính phủ thu (T = Pm –
Pb). So với trước thuế, người mua đã phải trả một mức giá cao hơn, nhưng người
bán cũng chỉ nhận được một mức giá thấp hơn. Nói cách khác, tuy về danh nghĩa,

người tiêu dùng trả thuế nhưng thực chất, gánh nặng thuế đã được chia sẻ giữa hai
người. Tổng doanh thu thuế mà Chính phủ thu được bằng T nhân với số chai rượu
bán ra (Q1) hay chính là diện tích hình chữ nhật PbPmHF. Hình chữ nhật này được
chia làm hai phần: Diện tích P0PmHG là gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải
trả, còn diện tích PbP0GF là gánh nặng thuế mà người sản xuất phải trả.
Đến đây người ta sẽ hỏi nếu người trả thuế luật định là người sản xuất thì
phân tích trên có thay đổi gì không? Giả sử Chính phủ vẫn đánh thuế T trên mỗi
chai rượu sản xuất ra, nhưng không thu thuế này tại khâu tiêu thụ mà ngay từ khi
rượu xuất xưởng (ví dụ, đây là thuế doanh thu). Khi đó, người bán sẽ phải trả thuế
theo luật, như đã phản ánh trong hình 5.2. Cân bằng thị trường trước thuế vẫn tại
điểm E. Đường cung S là đường thể hiện mức tối thiếu mà người sản xuất sẵn sàng
bán hàng hóa của mình cho người tiêu dùng. Sau khi có thuế, người sản xuất biết
rằng họ không được giữ lại toàn bộ số tiền mà người tiêu dùng trả cho họ, mà phải
trích T đồng/chai rượu để trả thuế cho Chính phủ. Vì thế tại mọi điểm dọc theo



đường cung, bây giờ người sản xuất chỉ sản sàng bán cho người tiêu dùng với mức
giá cao hơn trước khi có thuế một khoản bằng T.

S’

P(đ)
T
H

Pm
P0
Pb


S

G

E
F
D

Q1

Q0

(Chai rượu)

Hình 5.2: Phạm vi ảnh hưởng của thuế đơn vị đánh vào người sản xuất
Kết quả, đường cung sẽ dịch chuyển song song lên trên đúng bằng mức
thuế. Cân bằng mới của thị trường diễn ra tại H, và đó cũng là mức giá Pm mà
người mua thực sự phải trả để mua được hàng hóa. Tuy nhiên, mức giá mà người
sản xuất thực sự nhận được không phải là Pm mà là Pm – T, hay chính là Pb tương
ứng với điểm F. So sánh hình 5.2 và hình 5.1 có thể thấy, cho dù thuế đánh vào
người sản xuất hay người tiêu dùng thì phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế cũng
hoàn toàn tương tự như nhau.
b./ Tác động của thuế theo giá trị.
Tác động của thuế theo giá trị rất giống với thuế đơn vị. Nguyên tắc cơ bản
vẫn là xác định xem thuế làm đường cung và cầu dịch chuyển thế nào, rồi sau đó
tính toán điểm cân bằng mới của thị trường. Chỉ có điều cần nhớ rằng, vì thuế theo
giá trị phụ thuộc vào giá bán, nên khi đường cầu (hoặc cung) dịch chuyển, nó
không thể dịch chuyển song song như trường hợp thuế đơn vị, mà trái lại, các điểm
trên đường cầu (hoặc cung) đó sẽ dịch chuyển cùng một tỷ lệ với mức giá tương
ứng. Có nghĩa là, điểm nào trên đường cầu (hoặc cung) ứng với mức giá càng thấp

thì mức dịch chuyển tuyệt đối của điểm đó xuống dưới (hoặc lên trên) càng ít, cho
đến khi đường cầu (hoặc cung) đó cắt trục hoành thì mức giá tương ứng bằng 0,



nên đường cầu (hoặc cung) mới phải trùng với đường cũ. Còn sự phân chia gánh
nặng thuế vẫn giống như trường hợp thuế đơn vị.
Hình 5.3 (a) và (b) lần lượt mô tả phạm vi ảnh hưởng của thuế theo giá trị
khi nó đánh vào người tiêu dùng và người sản xuất.
P(đ)

S’

D

Pm

P(đ)
H

D’

E

G

P0
Pb

S


Q1

Pm

(Chai rượu)

Hình 5.3 (a): Phạm vi ảnh hưởng của thuế giá
trị đánh vào người tiêu dùng

E

G

Pb

Q0

S

H

P0
F

O

D

F


O

Q1

Q0

(Chai rượu)

Hình 5.3 (b): Phạm vi ảnh hưởng của thuế giá
trị đánh vào người sản xuất

Như vậy, việc phân chia gánh nặng của thuế hoàn toàn không phụ thuộc vào
thuế đó là thuế đơn vị hay thuế theo giá trị, và nó được đánh vào người sản xuất
hay người tiêu dùng.
Nhưng nếu phạm vi ảnh hưởng của thuế không phụ thuộc vào những yếu tố
trên thì yếu tố nào sẽ quyết định gánh nặng thuế phần lớn sẽ rơi vào ai? Như phần
sau sẽ thấy, chỉ có độ co giãn của cung và cầu mới thực sự là yếu tố quyết định.
c./ Độ co giãn của cung và cầu quyết định sự phân chia gánh nặng thuế.
Quy luật chung: Thuế làm lượng hàng hóa được mua bán trên thị trường
giảm xuống, đồng thời làm giá người mua phải trả tăng, giá người bán nhận được
giảm so với trước khi có thuế. Tuy nhiên, giá người mua phải trả tăng bao nhiêu
tùy thuộc vào độ co giãn của cầu. Nếu cầu co giãn nhiều thì với một mức độ tăng
giá cho trước, lượng cầu sẽ giảm nhiều hơn. Nói cách khác, tương ứng với cùng
một độ giảm xuống của lượng cầu thì giá mà người tiêu dùng thực sự phải trả


sẽ tăng ít hơn, và người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt ít hơn. Tương tự, nếu cung
càng ít co



giãn thì tương ứng với cùng một mức độ giảm xuống của lượng, giá mà người sản
xuất thực sự được nhận sẽ giảm nhiều hơn, và người sản xuất sẽ phải chịu thiệt
nhiều hơn. Vì vậy, có thể kết luận rằng cầu càng co giãn và cung càng ít co giãn
thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi vào người sản xuất, và ngược lại, cầu càng ít co
giãn và cung càng co giãn thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi vào người tiêu dùng.
Tính quy luật này được thể hiện trong hình 5.4 (a) và (b). Cả hai trường hợp
này đều lấy thuế đơn vị đánh vào người tiêu dùng làm ví dụ. Bằng trực giác cũng
có thể thấy gánh nặng thuế của người tiêu dùng (P0PmHG) trong hình (a) nhỏ hơn,
tương đối so với gánh nặng thuế của người sản xuất (PbP0GF), và lớn hơn tương
đối trong hình (b).
P(đ)

H

Pm
P

P(đ)

S

H
Pm

E
0

G


P0

Pb

D

F

F

Pb

D’
O

Q1 Q0

(Chai rượu)

S

E

G

D
O

Q1


D’

(Chai rượu)

Q0
Hình 5.4 (a): Phân chia gánh nặng thuế khi cầu
co giãn nhiều, cung co giãn ít

Hình 5.4 (b): Phân chia gánh nặng thuế khi cầu
co giãn ít, cung co dãn nhiều.

5.2.1.2. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường cạnh tranh không
hoàn hảo.
Tác động của việc đánh thuế phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu của thị trường.
Trong phần trước, chúng ta đã nghiên cứu tác động của thuế trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu thị trường là độc quyền hay độc quyền nhóm thì tác
động của thuế lại có nhiều điểm khác biệt. Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục
xem xét hai cơ cấu thị trường này.
Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của
thuế

10


a./ Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong độc quyền.

Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của
thuế

11



Hãng độc quyền luôn tối đa hóa lợi nhuận bằng cách chọn sản xuất ở mức
sản lượng mà tại đó, chi phí biên (MC) = Doanh thu biên (MR).
P(đ)
MC + T

E’

P1’

E

P1

F’

P0’

MC

P0

F

D

MR
O


Q1

Q0’

Q0

Q

Q1’

Hình 5.6: Thuế đơn vị đánh vào hãng độc quyền
Điểm cân bằng của thị trường độc quyền tại điểm E, tại đó, hãng độc quyền
định giá bằng P1 và sản xuất tại Q1. Nếu đây là thị trường cạnh tranh thì thị trường
sẽ cân bằng tại F với giá cân bằng là P0 và sản lượng cung cấp là Q0.
Nếu Chính phủ quyết định đánh thuế T vào từng đơn vị hàng hóa do hãng
độc quyền sản xuất thì đường chi phí biên sẽ tăng lên bằng MC + T. Nếu là thị
trường cạnh tranh thì điểm cân bằng mới sẽ là F’. Sản lượng cân bằng giảm xuống
Q0’ và giá cân bằng tăng lên đến P0’. Nhưng nếu đây là thị trường độc quyền thì
điểm cân bằng mới là E’ đạt tại mức giá P1’ và sản lượng Q1’.
Nhưng, như có thể nhận thấy qua hình 5.6, thuế trong thị trường độc quyền
sẽ làm giá tăng ít hơn và sản lượng giảm ít hơn so với trong thị trường cạnh tranh.
Sở dĩ như vậy là vì đường doanh thu biên dốc hơn đường cầu, khiến cho cùng một
mức thuế sẽ làm giảm sản lượng trong thị trường độc quyền giảm ít hơn so với thị
trường cạnh tranh. Điều này có nghĩa là, người tiêu dùng trong thị trường độc
quyền sẽ chịu gánh nặng thuế thấp hơn so với trong thị trường cạnh tranh.
Nói cách khác, sự chuyển thuế thuận chiều trong môi trường độc quyền ít


hơn trong môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã là điều tốt đối



với người tiêu dùng, vì ngay khi chưa có thuế, họ đã phải trả mức giá độc quyền
cao hơn nhiều so với giá cạnh tranh. Nếu như trong thị trường cạnh tranh, phạm vi
ảnh hưởng của thuế phụ thuộc vào độ co giãn của đường cung và cầu, thì trong thị
trường độc quyền, nó cũng sẽ phụ thuộc vào độ dốc của đường chi phí biên và
đường cầu.
Mọi yếu tố khác không đổi, nếu đường chi phí biên càng dốc, tức là tốc độ
tăng chi phí biên khi sản lượng tăng càng cao, thì khả năng chuyển thuế thuận
chiều của hãng độc quyền càng nhỏ. Điều này có thể thấy rõ khi chúng ta so sánh
ảnh hưởng của thuế đơn vị tương ứng với hai đường MC có độ dốc khác nhau.
Trong hình 5.7 minh họa hai hãng độc quyền có đường chi phí biên khác nhau, lần
lượt là MC1 và MC2. Để dễ dàng cho việc so sánh, giả sử cả hai hãng này đều đứng
trước một đường cầu thị trường như nhau, và đều tối đa hóa lợi nhuận độc quyền
tại một mức giá và lượng ban đầu, khi chưa có thuế, như nhau.
MC1+ T

P(đ)

E2

P2
P1

MC1

E1

MC2+ T

E0


P0
B

MC2
A
MR
O

Q2 Q1

Q0

D
Q

Hình 5.7: Phạm vi ảnh hưởng của thuế phụ thuộc vào độ dốc của MC
Bây giờ, Chính phủ đánh thuế T vào cả hai hãng độc quyền. Khi đó, mức độ
dịch chuyển dọc lên trên của cả hai đường MC này đều phải như nhau. Vì thế, nếu
khi chưa có thuế, hai đường này đều đi qua điểm A thì có nghĩa là sau thuế, chúng
đều phải đi qua điểm B. Một điểu hiển nhiên có thể thấy rõ qua hình 5.7 là với
đường MC1 dốc hơn, mức độ tăng giá thị trường ít hơn, hay nói cách khác, hãng



độc quyền thứ nhất ít có khả năng chuyển thuế thuận chiều hơn so với hãng độc
quyền thứ hai. Như vậy, khi đường chi phí biên thẳng đứng thì không có sự thay
đổi giá và sản lượng do thuế, và hãng độc quyền sẽ phải chịu toàn bộ thuế. Trái lại,
khi đường chi phí biên nằm ngang, giống như trong nhiều trường hợp các nhà kinh
tế hay giả định để đơn giản hóa sự phân tích, thì khả năng hãng độc quyền có thể

tăng giá hàng hóa sau thuế là cao nhất. Nhưng khi đó có phải người tiêu dùng sẽ
phải gánh chịu phần lớn gánh nặng thuế hay không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào
hình dáng của đường cầu.
Hình 5.8 minh họa hai khả năng. Với đường cầu tuyến tính như trong hình
5.8 (a) thì giá sẽ tăng đúng bằng một nửa mức thuế và người tiêu dùng và hãng độc
quyền sẽ chia đôi gánh nặng thuế. Trái lại, với đường cầu co giãn đều như trong
hình 5.8 (b) (tức là cứ 1% tăng giá sẽ làm lượng cầu giảm đi theo đúng một tỷ lệ
phần trăm cố định) thì giá luôn là cấp số nhân của doanh thu biên. Do đó, thuế sẽ
làm giá tăng nhiều hơn mức thuế, và người tiêu dùng sẽ phải chịu nhiều hơn 100%
thuế.
P(đ)

P(đ)
P1

P1
P0
MC + T

P0
MC + T
MC

MC

D

D
O


Q1

Q0

Q

Hình 5.8 (a): Thuế đánh vào hãng độc quyền
khi đường cầu tuyến tính đều

b

O

Q1 Q0

Q

Hình 5.8 (b): Thuế đánh vào hãng độc quyền
khi đường cầu có độ co giãn đều

./ Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong độc quyền nhóm

Nằm giữa hai thái cực nói trên là thị trường độc quyền nhóm, trong đó chỉ
có “một số ít” người bán. Cho đến nay vẫn chưa co một mô hình hoàn chỉnh


×