Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Chính sách ngoại giao của trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 184 trang )

Chính sách ngoại giao của Trung Quốc

1


A-

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay lợi ích kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc đang mở rộng ra toàn
cầu trong hơn 1 thập kỉ vừa qua chứ không còn giới hạn trong phạm vi khu vực
chau Á TBD kể cả ở các khu vực mà trước đây nằm ngoài sự tính toán của Bắc
Kinh, đáng chú ý là Mỹ Latin và Trung Đông. Ngoại giao của Trung Quốc đang
ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế ở hầu như tất cả các mức độ của hệ thống toàn cầu.
và các chính sách của ngoại giao TQ hiện đang ảnh hưởng tới nhận thức, các mối
quan hệ, các thể chế và tiến trình của quốc tế. Trung Quốc cũng đã tập trung xử lí
hoặc giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống mà cộng đồng
quốc tế đang phải đối phó. Ở Châu Á, khu vực chiến lược của TQ, nước này đã trở
thành nước có sức mạnh vượt trội, tham gia sâu vào tất cả các mặt kinh tế và an
ninh. Trung Quốc đã trở thành một điểm tựa của sự thay đổi trong trật tự khu vực,
đảm bảo một cách chắc chắn rằng vai trò then chốt của quốc gia này ở Châu Á sẽ
được củng cố hơn trong tương lai.
Những xu hướng đó đã làm nảy sinh những câu hỏi sau: Đâu là các mục tiêu
của TQ trong vai trò là một nước lớn trong khu vực và trên thế giới? Trung Quốc
thực hiện những mục tiêu đó như thế nào và nhửng ảnh hưởng lên các khu vực trên
thế giới. Hành vi quốc tế của Trung Quốc sẽ dẫn đến đâu? Các lợi ich bên ngoài và
chính sách đối ngoại của TQ thay đổi như thế nào khi tiềm lực kinh tế và quốc
phòng của nước này được tăng cường. Và cuối cùng có phải là chính sách đối
ngoại của Trung Quốc là đối trọng với lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ hay
không?
Ở một vài điểm, các nhà lãnh đạo TQ đã có câu trả lời với các câu hỏi quan


trọng này. Những nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc nói về “hòa bình,
phát triển và hợp tác” như là những nét chính của nền ngoại giao Trung Quốc, và
họ cho rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc tìm kiếm “để thúc đẩy một môi
2


trường quốc tế hòa bình và ổn định nhằm xây dựng một xã hội khá giả nhiều mặt.”.
Gần đây các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố thực hiện chiến lược quốc tế “phát
triển hòa bình” nhằm xây dựng một “thế giới hài hòa”.
Những quan điểm này thường được xuất hiện trong những cuộc tranh luận
công khai của chính quyền TQ về ngoại giao của nước này. Tuy nhiên, các khẩu
hiệu và các chính sách này được cho là không làm các nhà quan sát bên ngoài
không hài lòng, nghi kị và lo lắng. Điều đó không có nghĩa là các mục tiêu của TQ
là hoàn toàn sai lầm hoặc là là sự che đậy một cách khôn ngoan các ý định thực sự
của Bắc Kinh, một điệp khúc phổ biến tại Hoa Kỳ; hơn nữa, các khẩu hiệu và
chính sách này không đủ để giải thích cho tính đa diện của những lợi ích và hành
động của Trung Quốc. Các đặc điểm chính thức của chính sách đối ngoại của TQ
đã bị làm méo mó dưới nhiều mức độ của nhận thức, các động cơ thúc đẩy và
chính sách đã đã tạo nên các hành vi của TQ trên thế giới. Bằng cách đó họ không
nắm bắt được tính năng động của hoạt đối ngoại của Trung Quốc và làm che lấp sự
hiểu biết bên ngoài về hành vi của Trung Quốc. Do đó để trả lời cho câu hỏi về
những ý định của Trung Quốc hiện nay và trong tương lai, các nhà phân tích phải
sử dụng tổng hợp các biện pháp phân tích bao gồm các tuyên bố, phân tích và hành
vi của TQ (và động cơ thúc đẩy của các nhân tố này) nhừm đánh giá các mục tiêu
của nước này với vai trò là một nước lớn trong khu vực và trên thế giới.
Cuối cùng, tài liệu này đánh giá các hành vi quốc tế trong hiện tại và tương
lai của TQ, bao gồm cả các quan hệ quốc tế (song phương và đa phương) và các
chính sách đối ngoại nước này sử dụng để thực hiện các quan hệ quốc tế. Việc
Trung Quốc nhận thức như thế nào về những lợi ích khu vực và toàn cầu của nó và
những chiến lược và những chính sách nước này sử dụng để theo đuổi những lợi

ích như vậy có tác dụng trực tiếp tới sự ổn định và an ninh khu vực Châu Á và toàn
cầu. Hơn thế nữa, sự hiểu biết về nhận thức, những chiến lược và các công cụ của

3


ngoại giao Trung Quốc sẽ chỉ ra định hướng trong tương lai của hành vi quốc tế
của Trung Quốc.
Tài liệu này chứng cho rằng để hiểu rõ hành vi quốc tế của Trung Quốc thì
cẩn phải xem xét nhiều tầng lớp, mỗi tầng lớp đó lại gắn với việc xem xét các hành
động hiện tại và định hướng trong tương lai của Trung Quốc. Các tầng lớp này bào
gồm: (1) lăng kính lịch sử mà các nhà hoạch định chính sách của TQ nhìn nhận thế
giới và vai trò của nước này trên thế giới. (2) nhận thức của Trung Quốc về môi
trường an ninh quốc tế hiện tại, (3) mục tiêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc
và (4) những hoạt động chính sách đối ngoại cụ thể của Trung Quốc nhằm thực
hiện các mục tiêu nước này đặt ra. Cách tiếp cận này nhằm cung cấp một khuôn
khổ phân tích, một mô hình sắp xếp nhằm đánh giá các ý định trong hiện tai và
tương lai của TQ và ý nghĩa với Mĩ bằng việc xem xét sự thay đổi rộng rãi và
nhanh chóng của các hành vi quốc tế của TQ .Cách tiếp cận này phải là biện pháp
xử lí toàn diện với tất cả các mặt của chsinh sách đối ngoại và an ninh quốc gia của
TQ. Ví dụ, nghiên cứu này không xem xét việc hiện đại hóa quân đội TQ và các
hoạt động quân sự của TQ ở khu vực Đông Á khi mà các chủ để này nằm trong các
dự án nghiên cứu độc lập và ngoài phạm vi nghiên cứu này.
Để nghiên cứu hành vi quốc tế của Trung Quốc, tài liệu này sử dụng nguồn
tài liệu công khai của Trung Quốc cũng như các của nhà phân tích của phương
Tây. Những nguồn nguyên bản này đã được bổ sung bằng văn bản một loạt các
cuộc phỏng vấn ở Trung Quốc năm 2005, 2006, 2007 và 2008 với các quan chức,
các nhà phân tích và các học giả đã tham gia nghiên cứu và hoạch định chính sách
trong chính sách đối ngoại và vấn đề an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Tài liệu này bao gồm phần giới thiệu, sáu chương nội dung và một chương

kết luận. Tiếp theo phần giới thiệu này, chương hai xem xét các lăng kính mà các
nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc và các nhà phân tích sử dụng để đánh
gia vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu. Những lăng kính này, phần
4


lớn bắt nguồn từ lịch sử của Trung Quốc cũng như các ưu tiên quốc gia lâu dài của
nước này đều phản ánh và thể hiện các xu hướng được thể hiện trong việc hoạch
định chính sách đối ngoại của TQ. Những lăng kính này được giới thiệu như là các
đặc điểm truyền thống của hành vi quốc tế của TQ. Chương ba xem xét nhận thức
của Trung Quốc về môi trường an ninh quốc tế hiện nay, trọng tâm cụ thể là các
thách thức mà nước này phải đối mặt. sự nhận thức rõ ràng điều quan trọng về
những thách thức đang ở phía trước. Chương bốn, năm và sáu nói chi tiết về mục
tiêu đối ngoại hiện nay của Trung Quốc như một chủ thể quốc tế và chính sách cụ
thể Bắc Kinh sử dụng khi thực hiện các chính sách này của Bắc Kinh theo đuổi
chúng. Ý nghĩa và sự liên quan của hành động quốc tế của Trung Quốc được diễn
Tóm tặt lại từ chương hai đến chương sáu, chương bảy điểm lại những thách thức
đa chiều mà TQ phải đối mặt khi thực hiện các mục tiêu lâu dài và mục tiêu hiện
nay. Kết luận của nghiên cứu này (Chương 8) tổng hợp các tranh luận trong tài liệu
thành các nhận định phân tích về nội dung hiện tại và tương lai của hành vi quốc tế
của TQ. Chương này đánh giá hệ quả của các nhận định này với quan hệ Mĩ –
Trung với trọng tâm là các điểm tương đồng và đối lập trong lợi ích toàn cầu của
Mĩ và TQ.

5


Chương 2
TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Trung Quốc
Hành vi quốc tế của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi ba “lăng kính” nhận thức

có tính lịch sử đã định hình cách các quan điểm của các nhà hoạch định chính
sách về môi trường bên ngoài Trung Quốc, về vai trò của Trung Quốc trong các
vấn đề quốc tế, và thi hành các chính sách. Những lăng kính này phản ánh các xu
hướng và quan điểm của Trung Quốc về hệ thống quốc tế và vị trí của Trung
Quốc trong hệ thống ấy. Những lăng kính này là tất cả những quan niệm liên quan
đến khái niệm vai trò quốc gia của Trung Quốc và thường không được bàn luận
một cách công khai, cũng như không được xuất hiện trong các văn bản chính
phủ. Hơn nữa , những ý tưởng này đã ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, phân tích,
hoạch định về quan hệ đối ngoại và chính sách đối ngoại Trung Quốc.
Ba lăng kính
Phục hưng quốc gia
Trước hết, có một niềm tin đã ăn sâu ở Trung Quốc rằng nó đang trong quá
trình đòi lại vị trí một “đại quốc” (da guo) đã mất. Các nhà hoạch định chính sách,
phân tích và truyền thông Trung Quốc đã miêu tả sự nổi lên gần đây của Trung
Quốc như là một sự “phục hưng” (fuxing) hay là “chấn hưng” (zhenxing) để giành
lại vị trí cường quốc trên thế giới.
Họ thường đề cập đến ảnh hưởng toàn cầu thực sự của Trung Quốc trong các
triều đại Hán, Tần, và cuối nhà Minh đầu nhà Thanh – mặc dù Trung Quốc chỉ có
những mối liên hệ rất hạn chế với Hy Lạp cổ, đế chế La Mã, Byzantium hoặc Ấn
Độ trong những giai đoạn này. Tờ Global Times bình luận “Trung Quốc đang trên
đường trở thành một “đại quốc xu cường” (da er qu qiang). Đối với nhiều người
Trung Quốc, sự nổi lên gần đây thực ra là lần thứ tư trong lịch sử. Họ chỉ ra rằng
6


trong các triều đại trước, Trung Quốc đã là một xã hội phát triển rất cao, tinh tế về
văn hóa và phát triển về kỹ thuật, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu và,
với vị trí này, đã từng được thế giới kính trọng và tôn sùng.
Về các thời kỳ trước đó, các nhà phân tích và hoạch định chính sách Trung
Hoa khẳng định rằng Trung Quốc chưa bao giờ là chưa bao giờ là một kẻ thống trị

chuyên quyền dựa trên áp bức và bạo lực (khái niệm ‘bá đạo’ badao) mà là một
nước lớn ôn hòa (khái niệm ‘vương đạo’ wangdao), đã thu hút được các quốc gia
khác bởi lòng tốt hợp đạo lý, sự giàu có về văn hóa, kinh tế và sự phát triển về kỹ
thuật. Đối với nhiều người Trung Quốc, Trung Quốc gần đây đang quay trở lại với
vai trò một nước lớn ôn hòa như trong quá khứ, điều đó giúp Trung Quốc sửa chữa
những sai lầm trong lịch sử làm nước này suy tàn trong 150 năm qua kể từ cuộc
Chiến tranh nha phiến vào những năm 1840.
Hơn nữa, khái niệm “ cường quốc” hiện nay của Trung Quốc là rất chung
chung và không được các học giả và các nhà hoạch định chính sách định nghĩa rõ
ràng. Khái niệm của Trung Quốc dường như kết hợp xung quanh quan điểm (trong
đó, có cả quan điểm của người Trung Quốc): được can dự đến bất cứ quyết định
quốc tế quan trọng nào ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc (như Trung Quốc
định nghĩa). Việc các nước lớn khác phải làm theo Trung Quốc là một đặc
điểm nhất quán trong những cuộc thảo luận của Trung Quốc về vai trò nước lớn
trong hệ thống quốc tế. Những bài bình luận về Trung Quốc cho đến nay đã thảo
luận rất ít về việc Trung Quốc sẽ làm gì với địa vị cường quốc ngoài việc ngăn
chặn sự áp lực của các nước khác và mở rộng sức mạnh quốc gia toàn diện của nó.
Quan điểm của người Trung Quốc cho rằng những hành vi trong quá khứ
của họ là của một cường quốc ôn hòa không chỉ là cách nói tự tôn dân tộc (cho dù
là 1 phần của quan điểm đó) mà là về quan điểm phổ biến của TQ về quyền và vai
trò toàn cầu mà họ được kế thừa. Nhận thức này có thể được tìm thấy trong những
lập luận của Trung Quốc khi họ cho rằng Trung Quốc hiện nay nên được xem
7


như một cường quốc bởi dân số đông, lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa giàu
có, nền kinh tế lớn đã hội nhập vào kinh tế thế giới, là thành viên thường trực hội
đồng bảo an Liên Hợp Quốc và sở hữu vũ khí hạt nhân. Quan trọng hơn, hình ảnh
vĩ đại của TQ trong quá khứ đã hình thành quan điểm về sự trỗi dậy của TQ trong
các hoạt động quốc tế và cách nhìn của thế giới về TQ. Học giả Yan Xuetong đại

học Thanh Hoa phát biểu:
Sự trỗi dậy của Trung Quốc được cho là tự nhiên…(người Trung Quốc) tin
rằng sự đi xuống của Trung Quốc là một sai lầm mang tính chất lịch sử mà nên
được sửa chữa...người Trung Quốc xem sự nổi lên của họ như việc giành lại vị thế
quốc tế đã mất hơn là đạt được một điều gì đó mới... Họ coi sự nổi lên của Trung
Quốc như việc khôi phục lại sự công bằng hơn là giành được ưu thế so với các
quốc gia khác.
Tâm lí nạn nhân
Quan điểm thứ hai và có liên quan được thể hiện trong những bài viết của
người Trung Quốc là Trung Quốc là nạn nhân của “100 năm của sự xấu hổ và bẽ
mặt” (bainian guochi) trong tay của các nước phương Tây và các nước khác, đặc
biệt là Nhật Bản. Bắt đầu với cuộc chiến tranh nha phiến, Trung Quốc bị xâm lược,
chia rẽ, làm yếu đi bởi các nước bên ngoài đến tận khi Mao Trạch Đông thống nhất
Trung Quốc và thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa năm 1949. Di sản
này đã để lại một ấn tượng sâu sắc đến sự nhận thức và bản sắc quốc gia của rất
nhiều người Trung Quốc. Đảng Cộng sản đã đẩy mạnh tuyên truyền câu chuyện
này kể từ lúc mới bắt đầu để họ có thê danh chính ngôn thuận lên cầm quyền. Đảng
cộng sản Trung Quốc khẳng định rằng họ sẽ bảo vệ Trung Quốc khỏi tây
hóa và phong hóa hoặc là bị chia rẽ và bị Phương tây hóa.
Việc đã trở thành nạn nhân trong quá khứ đã khiến các nguy cơ xâm phạm
chủ quyền, lãnh thổ trở nên nhạy cảm, đồng thời khiến TQ nhấn mạnh những
nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ
8


của nhau trong ngoại giao của nước này. Những quan điểm này củng cố thêm cách
nhìn nhận về quyền lực đã được nói đến bên trên. Hơn nữa, tâm lí nạn nhân khiến
cho những nỗ lực của nước này nhằm khẳng định lại vị thế đã mất là hai mặt của
cùng một đồng xu, tạo ra những nỗ lực của Trung Quốc để dành lại “vai trò xứng
đáng” của họ trong quan hệ quốc tế hiện đại.

Tâm lí nạn nhân đã này hiện đang thay đổi trong thời gian gần đây. Những
quan chức và học giả Trung Quốc đã thảo luận về việc hình thành quan điểm “tâm
lí cường quốc”, nhấn mạnh tới những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh
tế và sự nổi lên của Trung Quốc trong các vấn đề thế giới. Cho đến nay, quan điểm
về vấn đề “nạn nhân” này vẫn tồn tại một cách dai dẳng và phổ biến trong những
người theo chủ nghĩa dân tộc; và rõ ràng đã trở thành một động lực thúc đẩy hình
thành dư luận quần chúng và ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ trong các
cuộc khủng hoảng ngoại giao với Mĩ và Nhật.
An ninh phòng thủ là khái niệm thứ ba gây ảnh hưởng tới tư duy của Trung
Quốc trong các vấn đề đối ngoại. Quan điểm này bắt nguồn từ những nỗi sợ hãi
của Trung Quốc đã xuất hiện từ trong lịch sử rằng các cường quốc bên ngoài đang
cố gắng kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy, có thể gây áp lực lên nước này (trong
khủng hoảng) hay lợi dụng sự yếu kém bên trong của Trung Quốc. Những nỗi sợ
hãi này được đề cập đến trong lịch sử chính thức của Đảng Cộng Sản. Họ đã gợi lại
các cuộc xâm lược sau Chiến tranh nha phiến, những nỗ lực của Mỹ và Liên Xô
nhằm ngăn cản việc Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân và tái thống nhất Đài
Loan. Những vấn đề lịch sử này được dùng để củng cố tính hợp pháp của ĐCS như
là vị cứu thế của một TQ yếu kém và bị chia cắt, đồng thời gây nên hiệu ứng lo
ngại về các ý đồ của các nước lớn có thể làm TQ mất an ninh một cách sâu sắc.
Tình trạng mất an ninh trên được phản ánh bằng nhiều cách khác
nhau trong chính sách chính thức của Trung Quốc và là yếu tố quan trọng để hiểu
được các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức thế nào về ý đồ của họ. Những nhà
9


lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố công khai rằng: “Trung Quốc sẽ không bao giờ trở
thành bá quyền và không bao giờ tấn công để bành trướng”. Truyền thống văn hóa
của Trung Quốc là “ủng hộ hòa bình”, “tập trung phòng thủ”, “tạo ra sự đoàn kết”.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng Trung Quốc không đe dọa quốc gia
nào khác, thậm chí họ phải đối mặt với những nguy cơ an ninh từ cả những nước

trong khu vực và các cường quốc có lợi ích trong khu vực, tất cả các nước này đều
đã từng phá hoại Trung Quốc trong quá khứ. Trung Quốc nói rằng họ không theo
đuổi việc chiếm giữ, xâm lấn và chinh phục những vùng lãnh thổ của các quốc gia
khác. Họ thường xuyên nói rằng những lần sử dụng vũ lực trong quá khứ và những
cuộc tranh chấp lãnh thổ đều được giới hạn, có mục đích trừng phạt và là kết quả
của sự khiêu khích từ bên ngoài. Các quan điểm trên đã trở nên phổ biến trong lịch
sử của Đảng Cộng sản về vấn đề can thiệp quân sự ( trong các cuộc chiến tranh
Việt Nam, Triều Tiên, Ấn Độ), khi cho rằng TQ đã thực hiện chiến lược quân sự tự
vệ khi bị khiêu khích bởi các đối tượng thù địch bên ngoài. (Nhiều nhà lịch sử
phương Tây còn đang tranh luận về vấn đề này). Quan điểm an ninh phòng thủ
của Trung Quốc biểu hiện trong các chính sách đặt ưu tiên cao trong việc tối đa
hóa an ninh xung quanh khu vực ngoại vi của Trung Quốc đặc biệt khi liên quan
tới phòng thủ biên giới và toàn vẹn lãnh thổ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đặc
biệt lo sợ về việc các cường quốc bên ngoài sử dụng vũ lực và các phương tiện
cưỡng bức khác (ví dụ như : lệnh cấm vận, lệnh trừng phạt) nhằm ép Trung
Quốc đưa ra các quyết định không mong muốn, đặc biệt trong một cuộc khủng
hoảng quân sự. Những bài viết của Trung Quốc về học thuyết vũ khí hạt nhân nhấn
mạnh chỉ cần sở hữu đủ số vũ khí hạt nhân để tránh bị đe dọa bởi kẻ thù có trang bị
vũ khí nguyên tử chứ không cần sở hữu một lượng lớn và đa dạng vũ khí nguyên
tử phục vụ cho các mục đích quân sự như chiến tranh hạt nhân.
Một bước phát triển quan trọng trong tư duy của người Trung Quốc là việc
nước này bắt đầu coi trọng vấn đề tình thế “lưỡng nan về an ninh” trong các vấn đề
10


đối ngoại. Các quan chức và học giả Trung Quốc từ giữa những năm 1990 bắt đầu
nhận thấy một số hành động nhất định của Trung Quốc (được thực hiện để bảo vệ
lợi ích an ninh của Trung Quốc) bị cho rằng đang đe dọa đến các nước xung quanh
Trung Quốc; họ đã bắt đầu hiểu rằng hành động “tự vệ” của mình đã làm tăng
những phản ứng từ các nước khác và làm tăng sự mất ổn định và cạnh tranh an

ninh ở Đông Á. Nhận thức này của Trung Quốc đã nhấn mạnh vấn đề tái bảo đảm
là một đặc điểm của ngoại giao Trung Quốc, một đề tài sẽ được chi tiết hơn dưới
đây.
Các ưu tiên ngoại giao dài hạn
Ba lăng kính lịch sử của Trung Quốc được phản ánh rõ hơn bằng ba ưu tiên
ngoại giao lâu dài: chủ quyền và thống nhất lãnh thổ, phát triển kinh tế, vị thế quốc
tê và sự tôn trọng của quốc tế. Trong khi những lăng kính lịch sử tương đối trừu
tượng, những ưu tiên này cụ thể hơn và thúc đẩy một cách rõ ràng chính sách đối
ngoại và an ninh của Trung Quốc từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được
thành lập năm 1949. Những lăng kính này không chỉ là hiện tượng hậu 1978. Biểu
hiện chính sách cụ thể của ba ưu tiên này và trọng tâm tương ứng của giới lãnh
đạo đã thay đổi rất nhiều trong hơn 25 năm qua- và sẽ còn tiếp tục làm thay đổi.
Trong khi chính sách đối ngoại của Mao nhấn mạnh vào chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ và vị thế (giữa các ý kiến cải cách khác), trong thời kỳ cải cách, các nhà lãnh
đạo Trung Quốc đã rõ ràng và kiên định đặt ưu tiên phát triển kinh tế quốc gia
trong các quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.
Chủ quyền và thống nhất lãnh thổ
Bảo vệ chủ quyền và thống nhất lãnh thổ là lợi ích quốc gia then chốt của
Trung Quốc và được thể hiện trong các chính sách đối ngoại như theo đuổi sự an
toàn ở biên giới Trung Quốc, thúc đẩy sự thống nhất Đài Loan, hạn chế những mối
đe dọa của nước ngoài với lãnh thổ Trung Quốc (bao gồm cả các yêu sách lãnh thổ
trên biển), và giảm đến mức thấp nhất sự can thiệp từ bên ngoài vào sự phát triển
11


và chính trị Trung Quốc[13]. Trung Quốc chia sẻ biên giới trên bộ với 14 quốc gia
và đường bờ biển của nước này dài khoảng 14,500km. Trung Quốc thường
xuyên tranh chấp lãnh thổ trên bộ và trên biển với các quốc gia láng giềng trong
sáu thập kỷ qua. Tranh luận về tranh chấp biên giới và ngăn chặn sự xâm lấn của
nước ngoài vào Trung Quốc là mối quan ngại chính của ngoại giao Trung Quốc.

Những nỗ lực thành công của Trung Quốc những năm 1980 trong việc đàm phán
lấy lại Hong Kong và Macao thường xuyên được ca ngợi là những thành công
lớn về phương pháp tiếp cận chính sách đối ngoại của Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Tất nhiên, thống nhất hai bờ Đài Loan là một yếu tố lâu dài trong nỗ lực của TQ
nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Gần đây, Trung Quốc nhận thức rằng nước này đang phải đối mặt với nhiều
mối đe dọa bên trong đối với sự thống nhất lãnh thổ của từ “những nhóm ly khai”,
như Hồi giáo Uighurs ở tỉnh Tân Cương, và Đạt La Lạt Ma. Việc chính sách đối
ngoại Trung Quốc gần đây tập trung vào vấn đề chống khủng bố là biểu hiện của
mong muốn ngăn cản các nhóm này liên kết với Al Qaeda hay các nhóm khủng bố
nguy hiểm khác. Có rất ít tranh luận về vị trí ưu tiên hàng đầu của vấn đề chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Phát triển kinh tế
Việc phát triển kinh tế được coi là ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại
là một hiện tượng của thời kỳ cải cách. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến
những nỗ lực của Trung Quốc trong 30 năm để đảm bảo môi trường ổn định bên
ngoài để cải thiện mức sống của người dân và xây dựng " sức mạnh toàn diện của
quốc gia" giúp đạt được sự hồi sinh thần kỳ. Lời phát biểu của Đặng Tiểu Bình
năm 1992 " chỉ có phát triển mới là điều thuận theo đạo lý " (fazhan caishi ying
daoli 发展才是硬道理) vẫn tiếp tục ảnh hưởng chính đến chính sách đối
ngoại Trung Quốc. Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu "Lời cuối cùng là về vấn đề
phát triển, đó không chỉ là cơ sở để giải quyết tất cả các vấn đề nội bộ mà còn là cơ
12


sở để tăng cường sức mạnh ngoại giao của chúng ta và là cơ sở để cạnh tranh
quyền lực giữa các quốc gia ". Wang Yizhou, một học giả nổi tiếng của Học viện
Khoa học Xã hội Trung Quốc, làm cụ thể logic của sự phát triển chính sách đối
ngoại:
Các mối đe dọa chính đến an ninh quốc gia Trung Quốc không phải là bị

lực lượng bên ngoài xâm lược hay tiến hành một cuộc chiến tranh , mà là việc liệu
rằng Trung Quốc có thể duy trì sự ổn định, trật tự, và phát triển lành mạnh hay
không?... Phát triển về chính trị văn hóa xã hội và giá trị là tất cả các thành tố
trong quan niệm về phát triển. Với điều kiện tiên quyết tập trung vào phát triển
kinh tế, thông qua tất cả các khía cạnh của sự phát triển nêu trên, Trung Quốc có
thể nâng cao vị thế và gia tăng một cách mạnh mẽ ảnh hưởng trên trường quốc tế
trong thế kỷ mới, và có thể thực thi chính sách ngoại giao của mình trên cơ sở vị
thế nước lớn. Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển của Trung Quốc phải tính đến cả
các yếu tố trong nước và ngoài nước.
Trong suốt hơn 2 thập kỷ đầu của công cuộc cải cách và phát triển (tính đến
khoảng 2002), chính sách của Trung Quốc đã chủ yếu tập trung vào thực hiện ấm
no( wenbao (温饱), hay mức độ phát triển kinh tế để cho nhân dân Trung Hoa đủ
cơm ăn áo mặc. Chủ tịch Giang Trạch Dân, trong Đại hội Đảng lần thứ 16 vào
tháng 11 năm 2002, tuyên bố rằng Trung Quốc đã đạt được mục tiêu trên và đặt ra
mục tiêu phát triển mới bằng cách kêu gọi "xây dựng một xã hội khá giả toàn
diện"

trong

hai

thập

kỉ

tới

(quanmian

Jianshe


xiaokang

shehui全面建设小康社会) . Mặc dù ý nghĩa cụ thể của khẩu hiệu này còn gây
tranh cãi, nhưng hiểu theo cách chung nhất thì nó có nghĩa là Trung Quốc muốn trở
thành cường quốc hạng trung ổn định và thịnh vượng với một tầng lớp trung lưu
khá lớn vào trước năm 2020.

13


Sự phát triển không ngừng của kinh tế Trung Quốc cũng là yếu tố quan
trọng để duy trì khả năng tiếp tục lãnh đạo của Đảng. Khi những nền tảng, lí luận
của Đảng đã không còn phù hợp nữa thì đã được thay thế bằng logic kinh tế với
yêu cầu những nhà lãnh đạo của Trung Quốc cần phải tạo ra những cơ hội để phát
triển kinh tế lớn hơn nữa cho người dân.
Vị thế quốc tế
Đã từ lâu những nhà hoạch định và học giả của Trung Quốc xem Trung
Quốc là một trung tâm quyền lực đáng được tôn trọng trong hành xử quốc tế. Kể
từ khi thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, lãnh đạo Đảng
cộng sản Trung Quốc đã liên hệ vị thế của TQ với các yếu tố như là ủy viên
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ưu thế sỡ hữu vũ khí hạt nhân ,
với một dân số đông, đất đai rộng và vị thế là một cường quốc trong lịch sử ở châu
Á. Nhận thức của Trung Quốc về vị thế quốc tế của mình thay đổi từ sau thời kì
Mao nắm quyền và bắt đầu công cuộc cải cách, đặc biệt là kể từ sự sụp đổ của Liên
Xô và sự kiện Thiên An Môn. Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn thổi
phồng các yếu tố này để giữ TQ có vai trò nước lớn. Mặc dù chưa rõ rằng các nhà
lãnh đạo xác định vị thế của họ như thế nào trải qua các thời kì như vậy nhưng việc
tối đa hóa vị thế luôn là mục tiêu hàng đầu trong các quyết định về mặt chính sách
đối ngoại của TQ.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc nhấn mạnh vị thế của mình gắn
liền với sự nhạy cảm của nước này về cả hình ảnh và vai trò của nước này trong
chính trị quốc tế, vốn là những khái niệm dễ nhận thấy với Trung Quốc. Trung
Quốc quan tâm đến hình ảnh của mình vì nước này muốn được thừa nhận là một
thành viên của cộng đồng quốc tế và không muốn bị đứng ngoài hay nói cách khác
là bị cô lập, đặc biệt là trong các thể chế quốc tế. Trung Quốc chú trọng đến danh
tiếng của mình vì những lợi ích mà họ cho rằng có thể có được như thương mại,
viện trợ, công nghệ và đầu tư khi trở thành thành viên tích cực của các tổ chức
14


quốc tế. Việc TQ tăng cường các biện pháp ngoại giao sau sự cố Thiên An Môn
năm 1989 để xây dựng lại hình ảnh và thanh danh của mình là 1 ví dụ của giá trị
của các yếu tố này với CSĐN của Trung Quốc, cả ở mặt hình thức và nội dung.
Biểu hiện nhiều hơn gần đây của ưu tiên dài hạn đó là bắt đầu từ thập kỉ 90 của
chính phủ TQ nỗ lực thiết lập vị thế của Trung Quốc với tư cách là 1 “cường quốc
đầy trách nhiệm”.
Việc TQ nhấn mạnh vào yếu tố vị thế, một thuộc tính phi vật
chất của các nhà nước đã đưa TQ đến vị trí tương ứng của một cường quốc trong
hệ thống chính trị thế giới và tạo nên những ý kiến về sức mạnh của họ. Đó là bởi
vì nhiều nhà chiến lược Trung Quốc nhận thấy vị thế là yếu tố “sống còn” đối với
vị trí của Trung Quốc giữa các trung tâm quyền lực và đảm bảo cho sự tích tụ cả
quyền lực lẫn ảnh hưởng của Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách và học
giả Trung Quốc tranh luận rằng những nỗ lực cải thiện vị thế quốc tế là quan trọng
bởi vì những quốc gia khác đã thể hiện sự quan tâm với sự ảnh hưởng đang lên của
Trung Quốc trong chính trị toàn cầu. Nói cách khác, nâng cao hình ảnh và danh
tiếng (và những chính sách thực hiện) sẽ giúp Trung Quốc cải thiện mối lo ngại về
“mối đe dọa Trung Quốc” và như vậy, sẽ giúp tránh được những khó khăn để trở
thành một thành viên mạnh, thịnh vượng và có ảnh hưởng trong cộng đồng quốc
tế.

Việc Trung Quốc phấn đấu nhằm đạt được uy tín và vị thế quốc
tế thể hiện trong nhiều chính sách và hành động phản ánh sự ủng hộ của Trung
Quốc với luật lệ, quy tắc và thể chế quốc tế. Các nhà hoạch định chính sách và học
giả Trung Quốc thường xuyên nói về việc Trung Quốc đang đóng góp vai trò tích
cực và có tính chất xây dựng hơn trong các tổ chức quốc tế- như Hội Đồng Bảo An
Liên Hợp Quốc, tổ chức Thương Mại Thế Giới và nhiều tổ chức an ninh khu vực
khác-đã chứng minh rằng Trung Quốc là một động lực vì sự ổn định và phát triển
kinh tế. Các nhà phân tích Trung Quốc thường xuyên kêu gọi thực hiện mục tiêu
15


hành động như là một cường quốc có trách nhiệm để giải thích cho các hoạt động
của Trung Quốc đối với các thể chế đa phương và các vấn đề an ninh phi truyền
thống. Những hoạt động trên, theo đại sứ Trung Quốc Wang Yi là để nâng cao vị
thế quốc tế của Trung Quốc và có nhiệm vụ như là “hòn đá tảng cho nỗ lực của
Trung Quốc để gia nhập vào hàng ngũ của những cường quốc hàng đầu trên thế
giới”.

Chương 3:
Nhận thức hiện nay về môi trường an ninh quốc tế
Cách TQ đánh giá môi trường an ninh bên ngoài của họ là nền tảng kinh
nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách của TQ khi họ hoạch định chính sách
đối ngoại. Các cách đánh giá này đóng một vai trò không thể thiếu trong các tranh
luận về các mục tiêu và chính sách mà nước này nên theo đuổi và khi các nhận
thức này thay đổi thì hành vi của TQ cũng thay đổi. Các nhà hoạch định chính
sách của TQ và các nhà phân tích đã nhấn mạnh nhiều khía cạnh của môi trường an
ninh hienj nay. Sáu nhận thức nổi bật trong số đó được nghiên cứu trong chương
này.
Nhưng trước tiên phải nói đến hai niềm tin đã bao phủ lên quan điểm của
TQ về môi trường an ninh hiện nay. Thứ nhất là niềm tin rất lớn rằng tương lai của

TQ ngày càng được gắn với cộng đồng quốc tế. Các nhà lãnh đạo TQ hiểu rằng mô
hình phát triển hiện nay của TQ kết hợp với sự gia tăng nhanh chóng của quá trình
16


toàn cầu hóa sẽ đưa TQ ngày càng hội nhập sâu hơn vào cộng đồng quốc tế. Việc
TQ thành công trong việc chấn hưng quốc gia phụ thuộc vào sự gần gũi và các mối
quan hệ với các cường quốc trên thế giới và khu vực, các thị trường và thể thế quốc
tế. Sách trắng quốc phòng của TQ năm 2008 đã viết “ Tương lai và số phận của TQ
ngày càng phụ thuộc chặt chẽ hơn với cộng đồng quốc tế. TQ không thể phát triển
khi bị cô lập với phần còn lại của thế giới cũng như thế giới không thể có thịnh
vượng và ổn định khi không có sự góp mặt của TQ”. Thậm chí trong khi cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra từ mùa thu năm 2008 và ảnh hưởng là sự
giảm sút chóng mặt của tốc độ phát triển kinh tế, chủ tịch Hồ Cẩm Đào vẫn trấn an
Hội nghị kinh tế trung ương vào tháng 12 năm 2008 rằng định hướng hội nhập
kinh tế toàn cầu của TQ là hoàn toàn đúng đắn là nên được tiếp tục.
Niềm tin thứ hai liên quan đến những nghi ngại phổ biến trong các nhà
hoạch định chính sách của TQ về phạm vi của các mối đe dọa với TQ. Với một vài
người thì TQ đã ở trong trạng thái an toàn nhất trong 200 năm qua và ảnh hưởng
cũng như vị thế quốc tế của nước này đều đang tăng lên. Với một số khác thì các
mối đe dọa an ninh mà TQ phải đối mặt rất da dạng và đang tăng lên, điều đó thách
thức khả năng của TQ trở lại vị thế của một siêu cường. Sự đối lập giữa hai quan
điểm trên được phản ánh vào các đánh giá an ninh chính thức của TQ như sách
trắng quốc phòng. Nhưng những tranh luận như vậy ít khi được phản ánh vào
chính sách của TQ. Việc các nhà lãnh đạo nhấn mạnh vào yếu tố đồng thuận khi
quyết định các chính sách và thúc đẩy sự thống nhất trong nhận thức trong Đảng đã
hạn chế ảnh hưởng của các tranh luận như vậy với việc xây dựng các chính sách
trên thực tế. Cuối cùng, việc tương đối cân bằng giữa các mối đe dọa bên ngoài và
cơ hội trong các đánh giá của TQ (cả công khai và nội bộ) sẽ là chỉ báo quan trọng
cho nhận thức trong tương lai của TQ.

Quan điểm hiện nay của chính quyền TQ là TQ đang có môi trường an ninh
bên ngoài thuận lợi cho việc tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Theo như chi tiết
17


dưới đây thì các nhà lãnh đạo TQ tin tưởng rằng môi trường hiện nay, vì nhiều lí
do, đang tạo ra cơ hội chiến lược mà có thể sẽ kết thúc sau 20 năm nữa và có thể
giúp TQ tiếp tục tăng cường tiềm lực quốc gia và xây dựng xã hội khá giả hài hòa.
Các nhà hoạch định chính sách của TQ tìm kiếm việc mở rộng tối đa cơ hội này và
nếu có thể thì kéo dài tối đa đến mức có thể.
Xung đột giữa các cường quốc.
Đặc điểm quan trọng của đánh giá môi trường an ninh bên ngoài của TQ là
sự tin tưởng vào khả năng chiến tranh giữa các cường quốc, điều sẽ khiến TQ
không tập trung vào phát triển đất nước là ít xảy ra. Sách trắng quốc phòng TQ
năm 2008 đã viết “những yếu tố góp phần gìn giữ hòa bình và ngăn chặn chiến
tranh đã tăng lên….vì vậy hạn chế nguy cơ các cuộc chiến tranh có quy mô toàn
cầu, tổng lực và tương đối kéo dài”. Điều đó không có nghĩa là các nhà chiến lược
của TQ tin tưởng rằng những xung đột giữa TQ và Mĩ xung quanh vấn đề Đài
Loan là không thể xảy ra. (thậm chí, quân đội TQ đặc biệt quan tâm chuẩn bị cho
chiến tranh với Đài Loan), hơn nữa, điều đó có nghĩa là phạm vi của quan hệ giữa
các cường quốc đã thay đổi từ Chiến tranh lạnh, giảm bớt khả năng xảy ra xung đột
vũ trang giữa các cường quốc. Kết luận quan trọng này ban đầu được Đặng Tiểu
Bình đề ra vào giữa những năm 80 và trực tiếp đối lập lại cách đánh giá của Mao
về “đánh sớm, đánh lớn, chiến tranh hạt nhân”. Kết luận của Đặng đã thay đổi
quan điểm bi quan của Mao và tạo nên cơ sở lí thuyết cho chính sách đối ngoại
quốc tế hóa và hỗ trợ cho phát triển kinh tế mà ông ta theo đuổi. Kết luận ban đầu
của Đặng sau đó đã giúp các nhà lãnh đạo kế nhiệm đưa ra khẩu hiệu “hòa bình và
phát triển là xu thể của thời đại”. Kết luận mấu chốt này được Đặng liên tiếp nhắc
lại trong các năm 80 và 90 đã tạo ra cơ sở cho chính sách đối ngoại thời kì mở cửa
của TQ và khẩu hiệu này vẫn tiếp tục tồn tại trong chính sách đối ngoại của TQ.

Tiếp theo sự đi xuống của quan hệ Trung Mĩ vào cuối thập kỉ 90 (đặc biệt là
sau sự kiện đánh bom Đại sứ quán Mĩ ở Belgrade và các sự kiện khác), đã có
18


những tranh luận lớn và quan trọng trong nội bộ TQ về vấn đề “hòa bình và phát
triển” liệu có phải là đặc điểm chính xác của môi trường an ninh bên ngoài của TQ.
Sau nhiều cuộc thảo luận nội bộ, các nhà lãnh đạo TQ kết luận rằng dự báo then
chốt này vẫn không thay đổi. Kết quả của dự báo chiến lược này là vào năm 2002,
chủ tịch Giang Trạch Dân đã tuyên bố ở Đại hội Đảng CS TQ lần thứ 16 rằng 20
năm tói là thời kì của cơ hội chiến lược cho sự phát triển và tăng trưởng của TQ.
Đặc điểm mà Giang Trạch Dân đưa ra và sau đó được Hồ Cẩm Đào tái khẳng định
tiếp tục là kết luận lí thuyết then chốt chứng minh cho việc tiếp tục chính sách đối
ngoại của thời kì mở cửa là tập trung vào giữ ổn định, phát triển kinh tế và ở phạm
vi rộng hơn là tăng cường sức mạnh toàn diện. Đại sứ đã nghỉ hưu Thẩm Quốc
Phương đã phát biểu vào tháng 6 năm 2007 rằng:
20 năm đầu của thế kỉ này là cơ hội chiến lược sống còn mà TQ phải giành
lấy và sử dụng vào mục đích tốt. Hai tập kỉ vừa qua đã xuất hiện những yếu tố
chiến lược để xây dựng một xã hội khá giả toàn diện. TQ đã xây dựng chính sách
đối ngoại, chiến lược chung và các hoạt động đối ngoại xung quanh mục tiêu này.
Mục đích của các hoạt động ngoại gia cũng để đạt được mục tiêu này.
Đánh giá cho rằng khả năng xảy ra chiến tranh giữa các cường quốc là thấp
được cân bằng bởi lo ngại của TQ về những mối đe dọa đa chiều và đang gia tăng
với TQ, châu Á và thế giới. Sách trắng quốc phòng 2008 đã đưa ra cách đánh giá
toàn diện của TQ về các vấn đề: hòa bình và sự phát triển của thế giới đang phải
đối mặt với một loạt các khó khăn và thách thức khác nhau. Cuộc đua giành giật
những nguồn lợi chiến lược, các vị trí chiến lược và sự thống trị chiến lược đã tăng
lên. Trong khi đó, chủ nghĩa bá quyền và chính trị dựa trên quyền lực vẫn tồn tại,
những bất ổn khu vực tiếp tục chưa có hướng giải quyết, các điểm nóng tiếp tục gia
tăng và các xung đột và chiến tranh cục bộ vẫn xuất hiện. Hậu quả của khủng

hoảng kinh tế có nguyên nhân từ khủng hoảng cho vay dưới chuẩn ở Mĩ đang gia
tăng một cách nhanh chóng. Về mặt phát triển kinh tế thế giới, các vấn đề như
19


năng lượng và thực phẩm đang trở nên nghiêm trọng hơn, tạo nên những sự đối lập
sâu sắc. Các nguy cơ kinh tế được biểu lộ trong một thế giới liên kết lẫn nhau, có
tính hệ thống và mang tính toàn cầu. Các vấn đề như khủng bố, thảm họa môi
trường, biến đổi khí hâu, các bệnh dịch nghiêm trọng, tội phạm xuyên quốc gia và
cướp biển đã trở nên phổ biến.
Các nhà chiến lược của TQ gợi lại các căng thẳng trong quá khứ giữa Mĩ và
EU, Mĩ và Nga trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21 để cho rằng các mâu thuẫn và
đối lập giữa các cường quốc đã tăng lên và những mâu thuẫn này là nguồn gốc của
sự bất ổn toàn cầu. Nhiều nhà phân tích TQ đã gắn vấn đề này với chính sách đơn
phương của Mĩ. Các sách trắng quốc phòng của Mĩ, bao gồm cả bản năm 2008 tiếp
tục xem “ chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền” là nhân tố làm bất ổn tình
hình an ninh quốc tế. Đoạn này rất phổ biến khi TQ đề cập đến chính sách đối
ngoại và các hoạt động trên thực tế của Mĩ. Tiền Kì Tham, nguyên phó thủ tướng
và là người phụ trách CSĐN của TQ lâu năm đã tóm tắt quan điểm của giới lãnh
đạo ĐCSTQ về hiện trạng của quan hệ giữa các nước lớn trong một bài phát biểu
cá nhân thẳng thắn duy nhất
Mĩ muốn thực hiện chủ nghĩa đơn phương nhưng không thể thống trị thế
giới…Quan hệ giữa các cường quốc tiếp tục được đánh dấu bằng hợp tác và cạnh
tranh, trao đổi song phương và kiềm chế song phương cũng như cạnh tranh và
thỏa hiệp trong một thời gian dài nữa. Đặc biệt, xu hướng hợp tác sẽ lấn át xu
hướng mâu thuẫn. Các cường quốc sẽ tiếp tục duy trì quan hệ song phương ổn
định
Lo ngại nổi bật khác của TQ được nêu bật trong 3 sách trắng quốc phòng
gần đây là sự đe dọa đến sự ổn địn của khu vực và thế giới của sự gia tăng quân sự
hóa trong chính trị thế giới. Sách trắng quốc phòng năm 2008 đã đưa ra đánh giá

thẳng thắn nhât trong những năm qua” Ảnh hưởng của an ninh quân sự trong quan
hệ quốc tế đang tăng lên. Cuộc cạnh tranh quân sự trên bình diện quốc tế đang gia
20


tăng một cách nghiêm trọng bởi cuộc cạnh tranh về sức mạnh quốc gia và sự phát
triển của khoa học và công nghệ. …Tất cả các nước đang ngày càng coi trọng sự
hỗ trợ của ngoại giao với quân sự. Kết quả là các cuộc chạy đua vũ trang ở một số
khu vực đang được hâm nóng, tạo ra những thách thức nghiêm trọng với việc kiểm
soát vũ khí và các cơ chế không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt”
Với TQ, các xu hướng trong quan hệ giữa các nước lớn này trực tiếp ảnh
hưởng cách đánh giá của TQ về an ninh và ổn định ở khu vực châu Á, khu vực có
tầm quan trọng bậc nhất với TQ. Mặc dù tình hình châu Á-TBD xét một cách toàn
diện là ổn định với kết quả của sự gia tăng phụ thuộc kinh tế lẫn nhau và ảnh
hưởng của các tổ chức đa phương, các nhà làm chính sách của TQ tiếp tục lo ngại
sâu sắc về vai trò của Mĩ” Mĩ tăng cường sự chú ý chiến lược và đặt chân vào khu
vực châu Á-TBD, củng cố mạnh mẽ hơn các liên minh quân sự, điều chỉnh việc
triển khai quân đội và nâng cấp tiềm lực quân sự”. Một lo ngại có liên quan của
TQ là các xung đột cục bộ và có giới hạn có khả năng xuất hiện ở khu vực xung
quanh TQ và là kết quả của sự gia tăng các tranh chấp về tôn giáo, dân tộc và lãnh
thổ.
Toàn cầu hóa và đa cực
Quan điểm của TQ về các hậu quả của toàn cầu hóa và sự phát triển của chủ
nghĩa đa cực trong quan hệ giữa các quốc gia là trung tâm của nhận thức của họ về
môi trường an ninh bên ngoài. Các kết luận của TQ về 2 xu hướng được coi là một
phong vũ biểu của quan điểm của TQ về sức mạnh kinh tế, mức độ phụ thuộc toàn
cầu và mức độ của thời gian và không gian của TQ có thể tiếp tục phát triển.
Toàn cầu hóa
Các nhà hoạch định chính sách và các học giả TQ cho rằng quá trình toàn
cầu hóa dã định hình lại kinh tế thế giới và các mối quan hệ chính trị từ sau Chiến

tranh lạnh, tạo ra cả cơ hội và thách thức với TQ. Họ thống nhất cho rằng toàn cầu
hóa tạo ra nhiều cơ hội hơn là thách thức. Toàn cầu hóa đã làm tăng tầm quan
21


trọng của sức mạnh kinh tế, tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, và làm
nổi bật các cơ hội cho hợp tác kinh tế song phương cùng có lợi. Các nhà hoạch
định chính sách của TQ đã nói về giá trị của ngoại giao kinh tế và sở hữu sức mạnh
mềm trong thế giới toàn cầu hóa. Họ nhìn nhận rằng tất cả những xu hướng này
góp phần vào tạo ra lơi ích của TQ khi họ mở rộng ảnh hưởng. Đại sứ Thẩm Quốc
Phương đã tóm tắt các quan điểm của TQ về ý nghĩa tích cực của toàn cầu hóa
Về cơ bản, xu hướng lịch sử tạo ra bởi quá trình toàn cầu hóa và ảnh hưởng
của quá trình này tạo ra những thay đổi có lợi cho sự phát triển hòa bình của TQ và
tạo ra một không gian chiến lược cũng như khoảng trống cho nước này thử
nghiệm. Một mặt, bên cạnh những mặt trái của toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các thực thể kinh tế đã lớn hơn và không có sự gián đoạn. Tất cả các quốc gia
hiện tại đều nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường hiệu quả của ngoại giao
kinh tế. Những xu hướng về việc đa dạng hóa lợi ích giữa các quốc gia và dân tộc,
hướng đến sự xuất hiện của chính trị đa cực và hướng đến sự đa dạng văn hóa hiện
đang ngày càng tăng lên
Ở mặt khác, hậu quả của toàn cầu hóa đã định dạng lại chính trị thế giới và
chính trị khu vực và tạo ra những hành vi mới của quốc gia. Toàn cầu hóa cũng
thách thức tất cả các quốc gia trên thế giới khi xây dựng một thế giới hài hòa. Thiết
lập những nhận thức ngoại giao mới trong kỉ nguyên của toàn cầu hóa đã trở thành
một vấn đề mới được nhiều quốc gia theo dõi.
Cùng lúc đó, các nhà phân tích TQ đã chú ý cái giá và những nguy hiểm của
quá trình toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa đã làm tăng sự mất công bằng về kinh tế và
xã hội, khiến cho các nước đang phát triển được lợi trong khi các nước đang phát
triển bao gồm cả TQ phải trả giá đắt. Điều đó đã khiến cho căng thẳng Nam-Bắc
tăng lên và sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân kinh tế mới, khi mà các quốc gia

đang phát triển phụ thuộc vào ưu thế vượt trội về mặt công nghệ và kinh tế của các
quốc gia phương Tây. Với TQ, những xu hướng này không chỉ có mặt tiêu cực. Sự
22


mất công bằng Nam Bắc đã tạo ra khoảng trống cho TQ thể hiện vai trò cầu nối
giữa các nước có lợi từ toàn cầu hóa và những nước gặp bất lợi vì TQ có thể nói
chuyện với tất cả các nước kể trên. Với nhiều người TQ, vai trò này giúp cho TQ
uy tín để mở rộng sự ảnh hưởng về chính trị và kinh tế với thế giới các nước đang
phát triển.
Chủ nghĩa đa cực
Tiếp theo sự kết thúc của Chiến tranh lạnh, phần lớn các nhà phân tích dự
đoán quá trình biến đổi nhanh chóng từ hệ thống lưỡng cực sang hệ thống ban đầu
được Mĩ thống trị và sau đó chuyển sang hệ thống đa cực. Vào những năm 90, định
hình một hệ thống đa cực giữa các cường quốc đã tiến triển chậm hơn TQ dự kiến
và có thể không trở thành hiện thực. Các nhà hoạch định chính sách của TQ đã
ngạc nhiên và lo ngại về khả năng của Mĩ duy trì vị thế của hệ thống đơn cực.
Nhiều nhà phân tích TQ ban đầu miêu tả cục diện quốc tế sau Chiến tranh lạnh của
đầu thập kỉ 90 là nhất siêu đa cường với một xu hướng mạnh mẽ hướng tới xu
hướng đa cực. Nhưng vào cuối những năm 90, khi mà sức mạnh kinh tế và quân sự
của Mĩ tiêp tục được duy trì không như mong muốn, TQ đã thay đổi quan điểm
trên bằng “Nhất siêu càng siêu, nhiều cường không cường”.
Quan điểm này đã thay đổi một cách nhanh chóng, Từ năm năm gần đây,
nhiều đánh giá của TQ cho rằng dao động của trật tự thế giới đã trở về xu thế đa
cực. Đây là quan điểm chính thức của ĐCS, một sự phát triển có liên quan tới công
thức việc thực hiện chính sách của TQ. Báo cáo của Hồ Cẩm Đào trước ĐH 17
ĐCS TQ là đánh giá lạc quan nhất từ trước đến nay “ các tiến bộ hướng tới một thế
giới đa cực là không thể ngăn cản được”. Đây là một quan điểm rõ ràng hơn báo
cáo của Giang Trạch Dân trước ĐH 16 ĐCS TQ, khi xem xét “xu hướng tới chủ
nghĩa đa cực là sự phát triển nhưng còn gặp nhiều gập ghềnh, thử thách” trong khi

báo cáo của Giang trước đại hội 16 chỉ là “Cấu trúc của thế giới hiện đang tiến tới
chủ nghĩa đa cực”
23


Các nhà hoạch định chính sách và học giả của TQ hiện có quan điểm chung
rằng chủ nghĩa đa cực sẽ được đẩy nhanh khi ảnh hưởng của TQ bị giảm bớt. Các
đánh giá của TQ về chủ nghĩa đa cực chỉ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
và sự xuống dốc một cách tương đối của kinh tế Mĩ, và mặt khác là sự tức giận của
cộng đồng quốc tế gia tăng khi Mĩ can thiệp vào Iraq và Mĩ thực hiện cuộc chống
khủng bố trên toàn cầu. Các nhà hoạch định TQ cho rằng những hoạt động này đã
làm suy giảm sức mạnh kinh tế, quân sự và vị thế quốc tế của Mĩ. Một nhà ngoại
giao cấp cao của TQ cho ràng: “Chiến lược bá quyền đơn cực của Mĩ đã phải lùi
bước và chiến lược đối ngoại của nước này đã được đẩy lên”. Nhiều nhà phân tích
và học giả TQ đã nhận định rằng một hệ thống đa cực thực sự sẽ xuất hiện trong
khoảng 20 đến 30 năm nữa.
Một mặt khác trong nhận thức của TQ về sự đẩy nhanh của chủ nghĩa đa cực
là sức mạnh của những nước mới nổi như Ấn Độ, Brazil, Mexico và TQ và các tổ
chức liên quan như G20 “ Sự trỗi dậy của các cường quốc mới nổi đã đẩy nhanh sự
trỗi dậy của các tổ chức khu vực. Tiếng nói của họ trên trường quốc tế đã mạnh mẽ
hơn”. Mặc dù các nhà chiến lược của TQ nhận ra rằng sự xuát hiện của hệ thống đa
cực vẫn còn ở trong trung hạn thì họ vẫn cho rằng các cường quốc mới nối và các
tổ chức có liên quan sẽ đẩy nhanh quá trình này. Sách trắng quốc phòng năm 2008
của TQ đã khẳng định lại quan điểm này:
Toàn cầu hóa kinh tế và đa cực thế giới là động lực đang lên. Bước tiến tới
công nghiệp hóa và thông tin hóa trên toàn thế giới đang được đẩy nhanh và hợp
tác kinh tế giữa các quốc gia hiện rất mạnh, khiến gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau
về mặt kinh tế, liên kết và tương tác giữa các quốc gia.
Sự hưng thịnh và suy vong của các lực lượng chiến lược quốc tế đang được
dẩy nhanh, các cường quốc đang có các nỗ lực đẻ hợp tác với các nước khác và

dựa vào sức mạnh của chính họ. Họ tiếp tục cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau và

24


các nhóm của các nước đang phát triển mới nổi đang trỗi dây. Vì vậy tạp nên sự
điều chỉnh trong hệ thống quốc tế.

Sức mạnh của Mỹ và quan hệ các nước lớn
Phần 3 xem xét nhận thức của TQ về phân phối quyền lực giữa các nước lớn
trong hệ thống quốc tế hiện nay. Trung Quốc được biết đến như một quốc gia với
những suy nghĩ thực dụng thì sự tính toán này ảnh hưởng sâu sắc đến những nhà ra
quyết định. Những nhà phân tích Trung Quốc thường thảo luận về các đánh giá so
sánh mức độ của đơn cực với đa cực trong quan hệ quốc tế. Như đã lưu ý ở
trên, mặc dù đã có những thất bại trong quá khứ nhưng những nhà làm chích
sách Trung Quốc thấy được xu hướng hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho hệt
thống đa cực khi mà các thế lực mới nổi lên và Mĩ phải đối mặt với sự giảm sút
sức mạnh một cách tương đối đều đặn. TQ phân tích các cường quốc tập trung chủ
yếu vào sức mạnh của Mỹ và vai trò của họ trong chính trị quốc tế và quan hệ MỹTrung Quốc
Ưu thế tương đối của Mỹ hiện nay trong nhiều vấn đề quốc tế mà Trung
Quốc ám chỉ như “tính bá quyền” là nguồn gốc khiến cho các nhà hoạch định
chính sách TQ lo ngại và không hài lòng một cách sâu sắc. Vị trí của Mỹ càng làm
tăng mối lo ngại ở nhiều mức độ của những nhà hoạch định chính sách Trung
Quốc. Nhìn chung, Trung Quốc sợ rằng Hoa Kỳ kìm chế sự phát triển của Trung
Quốc về kinh tế, chính trị và khả năng quân sự, đặc biệt là sẽ ảnh hưởng đến vị trí
của Trung Quốc ở Đông Á. Đây là quan điểm phổ biến trong các nhà hoạch định
chính sách, các nhà học giả, các sĩ quan quân đội,... Năm 2008 sách trắng quốc
phòng đã viết rằng “trong cùng một thời gian, Mỹ đã tăng sự quan tâm chiến lược
của họ đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương, củng cố thêm liên minh quân
sự Mỹ, điều chỉnh việc triển khai quân đội và nâng cao khả năng quân sự….”


25


×