Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

KẾ TOÁN các yếu tố đầu vào của QUÁ TRÌNH sản XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.74 KB, 26 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Quy mô sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu và phạm vi công tác kế
toán ngày càng mở rộng, vai trò và vị trí của công tác kinh tế ngày càng cao. Để đáp
ứng các yêu cầu trên, doanh nghiệp sản xuất với vai trò là nơi trực tiếp là nơi tạo ra sản
phẩm cần đi trước một bước trong việc tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao
chất lượng sản phẩm để từ đó tăng tích luỹ và mở rộng sản xuất. Các yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất cũng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần CMISTONE là một trong những doanh nghiệp đầu ngành sản
xuất khai thác, sản xuất và chế biến đá Marble nhân tạo cao cấp. Gần 10 năm xây dựng
và trưởng thành, công ty đã không ngừng nỗ lực để nâng cao vị thế của mình. Công ty
không ngừng nỗ lực đổi mới nâng cao năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm để
có thể tồn tại và phát triển. Trong một doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu –
công cụ dụng cụ và tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn. Đây là một chỉ tiêu quan trọng
trong chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán. Vì vậy Công ty luôn quan tâm đến
khâu hạch toán chi phí nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ và hạch toán tài sản cố định.
Trong thời gian kiến tập, nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Công ty,
đặc biệt là các cán bộ trong phòng kế toán Công ty, nhóm 7 đã được làm quen và tìm
hiểu công tác thực tế tại Công ty. Chúng em nhận thấy kế toán các yếu tố đầu vào
trong Công ty giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm.
Vì vậy chúng em đã đi sâu tìm hiểu về phần kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
và tài sản cố định trong phạm vi bài viết này, nhóm 7 xin trình bày đề tài: “ Kế toán
các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất của công ty CMISTONE’’

2



KẾ TOÁN CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY CMISTONE
Chương 1: Những thông tin cơ bản về công ty CMISTONE
1. Giới thiệu khái quát về công ty:
Công ty Cổ phần CMISTONE Việt Nam (CMISTONE) tiền thân là công ty Cổ phần
CAVICO Khoáng sản và Công nghiệp. Với chỉ tôn “Gia tăng giá trị tài nguyên” công
ty đã và đang đầu tư vào dây truyền, máy móc trang thiết bị hiện đại để khai thác, chế
biến nhằm tạo ra giá trị cao cho sản phẩm. Với sức trẻ, sự đam mê sáng tạo và nhiệt
huyết trong công việc, CMISTONE tự tin sẽ tiến xa và gặt hái những thành công góp
phần vào danh sách các thành tích của tập đoàn và hơn hết là góp phần xây dựng đất
nước.
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CMISTONE VIỆT NAM
+ Tên gọi tắt : Công ty CMISTONE.
+ Tên giao dịch Quốc tế : Cmistone Viet Nam Joint Stock Company.
+ Tên viết tắt : CMISTONE.,JSC.
+ Trụ sở Công ty: Tầng 8, tòa nhà Agribank, số 135 đường Lạc Long Quân, phường
Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Tel/Fax : +84-(0)4-37.87.54.41/ +84-(0)4-37.87.54.40
+ Website:
+ Email:
+ Vốn điều lệ: 160.000.000.000 (một trăm sáu mươi tỷ đồng)
-

1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:
Năm 2007 – 2008: Thành lập công ty. Được thành lập ngày 03/10/2007, Công ty CP
CMISTONE Việt Nam (CMISTONE) tiền thân là Công ty CP CAVICO Khoáng sản
và Công nghiệp. CMISTONE có nhiều ngành nghề kinh doanh trong đó lĩnh vực: khai
thác, sản xuất chế biến đá, vật liệu xây dựng, khoáng sản... Hiện nay hoạt động chủ

-


yếu của công ty là khai thác, sản xuất và chế biến đá Marble nhân tạo cao cấp.
Năm 2009: Cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản
Ngày 30/11/2009 Công ty đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp giấy phép khai
thác khoáng sản số 2291/GP-PTNMT cấp phép khai thác mỏ đá hoa Thung Xán huyện
Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An với diện tích 16,07 ha và trữ lượng hơn 30 triệu tấn; thời gian
khai thác 30 năm.
3


-

Năm 2010: Niêm yết trên Sàn chứng khoán Hà Nội HNX - Mã chứng khoán "CMI".
Ngày 09/02/2010: Công ty đã được Ban quản lý khu Kinh tế đông nam Nghệ An cấp
Giấy chứng nhận đầu tư số 27221000012 (điều chỉnh lần 1) đầu tư Nhà máy bột đá
siêu mịn, công suất 70.000 tấn sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 105 tỷ, thời gian hoạt
động 30 năm. Diện tích sử dụng đất 2,80 ha tại khu Công nghiệp Nam Cấm đã được
UBND tỉnh Nghệ An cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất.
Lập Công ty Cổ Khoáng sản và Năng lượng Nghệ An (CMI Nghệ An): Ngày 23 tháng
07 năm 2010.
Ngày 28 tháng 07 năm 2010: Lập Công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại CMI
(CMIT): Là nhà phân phối cấp 1 của hãng dầu mỡ nhờn CASTROL BP, CAVICOSM
có tham vọng phát huy tối đa năng lực của mình trong mảng kinh doanh này nên
CMIT đã ra đời. Đến nay, CMIT đã bước đầu cho thấy khả năng kinh doanh của mình
và có có được một khối lượng khách hàng đáng kể tại thị trường miền Trung.
Ngày 11/9/2010: Lập Công ty TNHH Khoáng sản và Công nghiệp CMI LAOS (CMI

-

LAOS)

Ngày 08/10/2014: Công ty đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp Giấy chứng nhận đầu tư
số 27121000083 đầu tư nhà máy đá ốp lát nhân tạo cao cấp CMISTONE.
Địa chỉ: Khu công nghiệp xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.



Diện tích nhà máy: 100.000 m2



Công suất trung bình đá ốp lát nhân tạo: 2.000.000 m2/năm.



Công suất trung bình bột đá siêu mịn: 32.000 tấn/năm.

-

Ngày 03/4/2015: Sở KH&ĐT Hà Nội cấp Giấy CN ĐKKD cho công ty (thay đổi lần
thứ 11) với số vốn Điều lệ tăng lên 160 tỷ đồng.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ:
 Chức năng:
CMISTONE là một trong số ít những doanh nghiệp ở Việt Nam tiên phong “đi tắt,
đón đầu và bắt kịp công nghệ” trong lĩnh vực sản xuất đá nhân tạo cao cấp. Thay vì
nhập khẩu đá nhân tạo của nước ngoài về để phân phối cho thị trường trong nước như
hiện nay mà các doanh ghiệp khác vẫn làm. CMISTONE cho ra thị trường những dòng
sản phẩm đá nhân tạo cao cấp của mình với nhiều bản sắc riêng và độc đáo.
Lựa chọn đá nhân tạo cho các công trình xây dựng đang là một lựa chọn thông
minh và là xu hướng vật liệu mới trong các thiết kế nội thất hiện đại đối với đại đa số
các kiến trúc sư nổi tiếng. Nó cho phép các kiến trúc sư “thỏa sức sáng tạo” bởi các


4


đặc tính ưu việt đủ để “thách thức thời gian” của chính dòng sản phẩm được khẳng
định bằng khẩu hiệu “Thỏa sức sáng tạo - Thách thức thời gian”
Từ những không gian nội thất hiện đại, sang trọng của Châu Âu cho đến các không
gian truyền thống mang đậm dấu ấn phong thủy của người Á Đông . . . đá nhân tạo cao
cấp của công ty CMISTONE luôn đáp ứng được yêu cầu đối với các mảng, khối nội
thất rộng yêu cầu bởi các khổ đá tấm lớn, nguyên khối và liền mạch, đó sẽ là thứ
không gì có thể thay thế được nếu so sánh với các sản phẩm đá tự nhiên.
 Nhiệm vụ:
CMISTONE quyết tâm phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong
lĩnh vực sản xuất đá nhân tạo cao cấp với các nhiệm vụ sau:
Về công nghệ:
• Không ngừng cập nhật, áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất trong sản xuất
đá ốp lát nhân tạo.
• Trong đầu tư, luôn ưu tiên đầu tư, nhập khẩu những công nghệ mới nhất, tiên tiến hiện
đại nhất.
• Sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, nhiên
liệu, thân thiện với môi trường.
Về sản phẩm:
• Sản xuất và cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước ít nhất 2.000.000 m 2/năm
Không ngừng cải tiến mẫu mã, màu sắc, chất lượng . . . sản phẩm nhằm đạt đến độ tinh
tế nhất của sản phẩm đá nhân tạo.
• Quyết tâm xuất khẩu sản phẩm đá nhân tạo sang các nước phát triển nhằm cạnh tranh
và quảng bá thương hiệu Việt.
Về công ty:
• Xác định lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những mũi nhọn, mang lại
nguồn thu chính trong định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2015-2020.

• Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài đối với tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi
trường, sinh thái, có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
• Phấn đấu trở thành doanh nghiệp có sản lượng đá nhân tạo cao cấp xuất khẩu lớn nhất
Việt Nam.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

5


2.1. Tổ chức cơ cấu bộ máy và nhân sự

Mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty CMISTONE và chức
năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
- Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần và trong
thời hạn quy định của pháp luật. đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề sau:
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
+ Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.
+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
+ Định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

++

+ Quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát và Thư ký công ty. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty, báo
cáo của Ban kiểm soát.

6



+ Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư của
năm tài chính mới.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm năm thành viên do Đại hội đồng cổ đông
bầu hoặc miễm nhiệm. Mỗi thành viên hội đồng quản trị có nhiệm vụ tối đa 5 năm và
có thể được bầu lại tại Đại hội đồng cổ đông tiếp theo.
- Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông
bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điềuhành hoạt
động, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng
quản trị và Ban giám đốc.
- Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty là người điều hành mọi
hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ được giao.
- Các phó giám đốc: Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách các mảng khác
nhau, gồm:
+ Phó giám đốc phụ trách nội chính - kinh doanh phụ trách việc quản lý, chỉ đạo
điều phối hoạt động của các chi nhánh và hoạt động của các chi nhánh hoạt động y tế,
công tác đời sống xã hội, bảo vệ an ninh chính trị trong công ty.
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất có trách nhiệm chỉ đạo điều hành và tổ chức
sản xuất các đơn vị trong công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, an
toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng
tháng, quý, năm.
+ Phó giám đốc dự án: phụ trách Lập và xây dựng kế hoạch thi công, biện pháp thi
công, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của bộ phận kỹ thuật tại Ban chỉ huy Công
trường. Thực hiện và tổ chức các công tác kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động trên công
trình và chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc mọi hoạt động của Dự án. Kiểm
tra theo dõi chất lượng, tiến độ và chi phí thực hiện dự án.
- Một số phòng ban: Phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng kế

hoạch sản xuất.
+ Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức thực hiện các lĩnh vực tổ chức lao động,
quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách theo luật và quy chế.
7


+ Phòng tài chính kế toán: Quản lý tài chính, tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước,
Điều lệ và quy chế tài chính của Công ty. Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch; Bảo toàn và phát triển vốn của
Công ty và các cổ đông..
+ Phòng kế hoạch sản xuất: Quản lý và xây dựng kế hoạch SXKD trong Công ty
theo định hướng phát triển của công ty. Chịu trách nhiệm trong công tác điều độ sản
xuất, thống kê kế hoạch SXKD, quản lý mua sắm và dự trữ các loại vật tư phục vụ cho
SXKD, quản trị chi phí sản xuất.
Như vậy ta thấy bộ phận quản lý và các phòng ban của công ty được bố trí khá gần
với các dự án sản xuất vì vậy việc quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo đối với các phân
xưởng sản xuất là rất dễ dàng, thuận tiện. Tạo điều kiện tốt cho việc sản xuất kinh
doanh của công ty.
Ban lãnh đạo:
Tên
Trần Thanh Hiệp
Nguyễn Đức Phong
Nguyễn Văn Hùng
Trần Thanh Hữu
Nguyễn Đức Mạnh
Kiều Việt Cường

Chức vụ
CT Hội đồng quản trị
TV Hội đồng quản trị

TV Hội đồng quản trị
TV Hội đồng quản trị
TV Hội đồng quản trị
Trưởng Ban KS

Tên
Trần Thanh Hiệp
Nguyễn Đức Phong
Trần Thanh Hữu
Trần Quốc Việt
Trần Nhật Linh Phó
Bùi Thanh Nghĩa

Chức vụ
Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc
Kế toán trưởng

Nguyễn Hữu Chung
Lê Văn Phương

TV Ban Kiểm soát
TV Ban Kiểm soát

Hoàng Thị Hiền

Đại diện thông tin


2.2. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu
Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty là đá Marble cao cấp. Công ty còn kinh
doanh một số sản phẩm đá tự nhiên và quặng sát khai thác được.
-

 Đá Marble cao cấp:
Đặc điểm:
8


+ Bề mặt đá chống trầy xước, chống bám bẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Không thấm nước, không độc hại, khả năng chống chịu nhiệt tốt.
+ Sáng đẹp trường tồn với thời gian.
+ Kích thước: Tấm phẳng: 200x300, 300x300, 600x600, 800x800, 1000x1000 …
Tấm cong: Theo yêu cầu

- Ứng dụng:
+ Lát nền Sảnh, nền hội trường, quầy ba, phòng khách, phòng ngủ bếp, vệ sinh, cầu
thang, bể bơi…
+ Ốp: ốp mặt tiền, cầu thang máy, cột…

Một số hình ảnh sản phẩm ứng dụng khi đã hoàn thiện:

9



Đá tự nhiên và quặng khai thác
2.3. Quy trình tổ chức sản xuất sản


phẩm
Đá nhân tạo có quy
trình sản xuất rất
phức tạp, đòi hỏi nhiều vào kĩ thuật cũng như tay
nghề của người chế tạo. Công nghệ hiện đại nhất
hiện nay là công nghệ rung ép vật liệu trong môi
trường chân không. Kèm vào đó là việc tạo hình cũng được thực hiện trên thiết bị tự
động hóa cao cùng với đội ngũ nhân viên kiểm soát nghiêm ngặt quy trình.
Sản xuất đá nhân tạo qua các công đoạn:
Nguyên liệu sản xuất đá nhân tạo được kiểm tra và định lượng tự động theo công
thức phối nguyên liệu đã tính toán trước sau đó nạp và hệ thống để cho ra sản phẩm
theo yêu cầu.
Nguyên liệu sau khi trộn được cho vào các khuôn khác nhau theo yêu cầu.
Sau đó khuôn được đưa vào máy rung ép, quá trình rung ép vật liệu trong môi
trường chân không được thực hiện với áp suất 100tons. Từ đó sản phẩm đá nhân tạo
được đưa ra sẽ có độ đặc và chắc tuyệt đối.
10


Khi những tấm đá nhân tạo đã hình thành, chúng được đưa vào lò dưỡng hộ để thúc
đẩy các liên kết phản ứng liên kết hóa học xảy ra 100%.
Cuối cùng khi dưỡng hộ và ổn định 24 giờ, tấm đá sẽ được chuyển đến dây chuyền
mài, cắt, gọt để cho ra sản phẩm hoàn hảo.
Các kỹ sư đã rất tâm huyết nghiên cứu, tìm tòi để có được những sản phẩm đá nhân
tạo chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.

Chương 2: Kế toán các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tại công ty
CMISTONE
1. Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu (NVL) trong doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua
ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong đó vật liệu là những nguyên liệu đã trải qua chế biến. Vật liệu được chia thành
vật liệu chính, vật liệu phụ và nguyên liệu gọi tắt là nguyên vật liệu.
1.1. Nhận diện và phân loại nguyên vật liệu
 Nhận diện:
NVL khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do
đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá thành sản phẩm.
- Về mặt giá trị: Giá trị của NVL khi đưa vào sản xuất thường có xu hướng tăng lên
khi NVL đó cấu thành nên sản phẩm.

11


- Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì NVL thay đổi về hình thái và sự
thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do NVL tạo ra.
- Giá trị sử dụng: Khi sử dụng NVL dùng để sản xuất thì nguyên vật liệu đó sẽ tạo
thêm những giá trị sử dụng khác.
 Phân loại nguyên vật liệu:
Là sắp xếp các NVL cùng với nhau theo một đặc trưng nhất định nào đó để thuận
lợi cho việc quản lý và hạch toán
Đối với công ty cổ phần CMISTONE Việt Nam được có từ nhiều nguồn khác
-

nhau và chủ yếu là nhập khẩu từ các công ty bên ngoài.
Nguyên vật liệu chính: Nguyên vật liệu chính: Là những NVL cấu thành nên thực thể
vật chất của sản phẩm cũng có thể là bán thành phẩm mua ngoài.
+ Đá A loại 1 nhập kho mua ngoài từ công ty Phú An và Công ty Nga Anh
+ Nhập kho đá B của hợp tác xã Thanh Quyền và công ty Minh Thăng, Công ty


-

Nga Anh
+ Đá trắng loại A nhập từ công ty Nga Anh
+ Đá mài nhập từ công ty Fujian Fullux Abrassives Co
+ Bột đá CaCO3 nhập từ công ty Guangxihezhou Kelong Micro Power Co
+ Đá trắng sữa nhập từ công ty Duyên Hoàng
+ Nhập khẩu chất kết dính FD570 từ Feidian Chemical Co.
Vật liệu phụ: Là những vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành
nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên, vật liệu chính làm
thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, làm tăng thêm chất lượng hoặc giá trị
của sản phẩm.
+ Oxits sắt được nhập khẩu từ công ty TNHH Behn Meyer VN tại Bắc Ninh.
+ Axitone nhập từ công ty CP hóa chất Hà Nội.
+ Bột màu, mekpo, chất đóng rắn và các chất xúc tác được nhập từ Onlyone
International (hongkong).
+ Chất trợ lắng nhập kho mua ngoài từ công ty CP công nghệ hóa chất và môi
trường Việt Nam
+ Hóa chất Titan Dioxit nhập từ công ty TNHH thương mại hóa chất HD
+ Giấy lót khuôn nhập ngoài từ công ty TNHH sản xuất giấy và bao bì Ngọc

-

Dung
+ Ván gỗ nhập từ công ty cổ phần xây dựng và thương mại tổng hợp Tuấn Phát
+ Thép hình nhập từ Doanh nghiệp tư nhân Thức Hòa
+ Resin nhập từ OT- Yougue Science And Technology
+ Bao bì nhập từ công ty TNHH Sao Lam
Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình
sản xuất. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu, ở thể rắn như các loại than

đá, than bùn và ở thể khí như ga…
12


-

+ Nhập dầu mỡ từ công ty TNHH đầu tư & thương mại CMI
+ Dầu, dầu mỡ phụ nhập từ công ty CP XK & KT khoáng sản Việt Nam
Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc,
thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tải.
+ Lưỡi cưa máy cắt cầu nhập từ midstar abrasive company limited
+ Cáp điện nhập từ công ty cáp điện Thượng Đình
+ Ống nhựa HDPE từ công ty TNHH nhưa Châu Âu xanh
+ Giấy 2 lớp nhập từ CT TNHH sản xuất giấy và bao bì Ngọc Dung
+ Nilong bọc bề mặt đá nhập từ maxam internatinonal group.
+ Nhiên liệu bảo dưỡng xe nâng từ Công ty CP PTHP phân phối và bán lẻ VN.
+ Lốp xúc lật từ Công ty TNHH 1 thành viên IDT Hạ Long
1.2. Kế toán nguyên vật liệu
1.2.1. Phương pháp tính giá (tính giá nhập, giá xuất)
Phương pháp tính giá NVL là xác định giá trị ghi sổ kế toán NVL. Theo quy định
chung của chuẩn mực kế toán , kế toán nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu phải
phản ánh đúng theo giá gốc (trị giá vốn thực tế). Đây là chi phí thực tế Doanh nghiệp
bỏ ra để có được nguyên vật liệu. Giá thực tế nguyên vật liệu là loại giá được hình
thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh
nghiệp để có nguyên vật liệu.
 Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho:
Giá thực tế của NVL gồm giá nhập với NVL mua ngoài và giá nhập do công ty tự chế:
- Đối với NVL mua ngoài:
Trị giá
thực thế

của NVL
mua ngoài

=
=

Giá trị mua
trên hóa đơn +
(cả thuế NK
nếu có)

Chi phí thu
mua (kể cả
hao mòn
trong định
mức)

_

Các khoản
giảm trừ phát
sinh khi mua
NVL

VD: Ngày 31/5/2016, Công ty Cmistone mua ngoài đá trắng loại A từ công ty Nga
Anh trị giá 394.420.363VNĐ và công ty nộp thuế VAT theo PP khấu trừ với chi phí
thuê xe container vận chuyển hàng 4.250.000VNĐ
 Trị giá thực tế của NVL = 394.420.363 + 4.250.000 = 398.670.363VNĐ
- Đối với NVL do doanh nghiệp tự gia công chế biến:
Giá thực tế

nhập kho

=

Giá thực tế
NVL xuất
chế biến
13

Chi phí chế
+ biến


VD: Ngày 31/8/2016, Công ty Cmistone xuất kho vật tư, nvl cho dự án tháng 8/2016
trị giá 31.529.691đ với chi phí 1.030.000VNĐ
 Giá thực tế nhập kho = 31.529.691 + 1.030.000 = 32.559.691VNĐ
 Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho:
NVL được thu mua và nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau, do đó
giá thực tế của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau. Khi xuất kho kế
toán phải tính toán xác định được giá thực tế xuất kho cho từng nhu cầu, đối tượng sử
dụng khác nhau. Để tính giá trị thực tế của NVL xuất kho công ty Cmistone đã sử
dụng phương pháp nhập trước – xuất trước:
- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO) :
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất
trước thì được xuất trước và giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của lô hàng nhập
trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.
Ví dụ: Tình hình nhập xuất đá B tháng 4/2016 của Công ty Cmistone như sau:
Đầu kỳ tồn kho 2 tấn đá loại B với đơn giá : 4.200.000
Ngày 1/4 nhập 2 tấn đá loại B của công ty Minh Quyền đơn giá 4.500.000/tấn
Ngày 8/4 nhập 5 tấn đá loại B cua công ty Nga Anh đơn giá 4.300.000/tấn

Ngày 15/4 xuất 3 tấn đá loại B
Ngày 25/4 xuất 4 tấn đá loại B
Giá xuất kho nhập trước xuất trước của công ty là :
Ngày 1/4 công ty tồn 2 tấn x 4.200.000 + 2 tấn x 4.500.000 = 17.400.000VNĐ
Ngày 8/4 tồn đầu ngày 17.400.000 + 5 tấn x 4.300.000 = 38.900.000VNĐ
Ngày 15/4 xuất cho sản xuất 3 tấn: 2 x 4.200.000 + 1 x 4.500.000 = 12.900.000
 Tồn cuối ngày 15/4 là 1 tấn x 4.500.000 + 5 tấn x 4.300.000 = 26.000.000
Ngày 25/4 xuất 4 tấn gồm: 1 tấn x 4.500.000; 3 tấn x 4.300.000
 Tồn cuối ngày 25/4 là 2 tấn x 4.300.000 = 8.600.000VNĐ
Nhận xét : Công ty Cmistone sử dụng phương pháp tính giá xuất kho nhập trước xuất
trước có thể tính ngay được trị giá vốn xuất kho từng lần xuất hàng đảm bảo cung cấp
kịp thời số liệu cho kế toán ghi chép. Tuy nhiên phương pháp này làm cho doanh thu
của công ty không phù hợp với chi phí hiện tại đồng thời nếu số lượng, chủng loại mặt
hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục sẽ dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán
cũng như khối lượng công việc cũng tăng lên rất nhiều.
1.2.2. Chứng từ sử dụng
14


Để theo dõi tình hình, nhập xuất NVL doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiều loại
chứng từ khác nhau. Có những chứng từ do doanh nghiệp tự lập như phiếu nhập kho…
cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập, giao cho doanh nghiệp như hóa đơn
bán hàng hoặc hóa đơn GTGT và có những chứng từ mang tính chất bắt buộc như thẻ
kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… Cũng có chứng từ mang tính chất hướng dẫn
như biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất vật tư theo hạn mức… Tuy nhiên, cho dù sử
dụng loại chứng từ nào thì doanh nghiệp cũng cần tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và
lưu chuyển chứng từ để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý
nguyên vật liệu tại doanh nghiệp, các loại chứng từ theo dõi tình hình nhập –xuất
nguyên vật liêu bao gồm:
-


Chứng từ nhập:

+ Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng
+ Phiếu nhập kho:
VD: Ngày 01-02/12/2016 công ty CP CMISTONE nhập kho nguyên vật liệu của công
ty TNHH một thành viên IDT Hạ Long gồm 2 lốp 16.9-24 SUPERHAWK và 2 lốp ô
tô 235/55P18 (Phiếu nhập kho và Hóa đơn GTGT ở phụ lục)
-

Chứng từ xuất:
+ Phiếu xuất kho

VD: Ngày 30/5/2016 công ty CMISTONE xuất kho nguyên vật liệu cho anh Nguyễn
Anh Dũng (Phiếu xuất kho ở phụ lục)
1.2.3. Tài khoản sử dụng
NVL của công ty được mua với số lượng lớn và giá trị của nguyên vật liệu cũng
tương đối lớn chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh để ra các sản phẩm gạch ốp,
đá ốp...
- Đối với NVL được mua về nhập kho: (dựa vào Sổ chi tiết TK152 ở phụ lục)
VD: Ngày 30/4/2016 ông Hoàng Anh Trung mua vật tư nhập kho dự án trị giá
40.068.000VNĐ
Nợ TK 152: 40.068.000
Có TK 3318: 40.068.000
-

Đối với NVL xuất dùng cho sản xuất tại các phân xưởng, các dự án thì công ty hạch
toán nợ các tài khoản: 621, 641, 627, 632 (dựa vào Sổ chi tiết TK152 ở phụ lục)
VD: Ngày 31/5/2016 công ty nhập kho bột đá CaCO3 từ Trung Quốc
1.416.300.974đ

15

trị giá


Nợ TK 152: 1.416.300.974
Có TK 3318: 1.416.300.974
Sau đó hạch toán xuất kho NVL cho bộ phận sản xuất của công ty:
Nợ TK 6272: 1.416.300.974
Có TK 152: 1.416.300.974
- Khi xuất kho NVL thì hạch toán vào nợ TK 621
VD: Ngày 30/4/2016 công ty xuất kho NVL chính trị giá 298.159.014VNĐ
Nợ TK 62114: 298.159.014
Có TK 152: 298.159.014
- Đối với nguyên vật liệu xuất kho cho hoạt động kinh doanh
VD: Ngày 30/9/2016 công ty xuất kho vật tư NVL thi công công trình cho khách sạn
Mường Thanh trị giá 9.987.477VNĐ
Nợ TK 632101: 9.987.477
Có TK 152: 9.987.477
1.2.4. Kế toán chi tiết
Công ty cổ phần CMISTONE hạch toán NVL theo phương pháp thẻ song song.
Đặc điểm của phương pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi
thường xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và giá
trị.
 Tại kho:
Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của từng
thứ vật liệu theo chỉ tiêu số lượng. Số liệu lấy từ các chứng từ nhập, xuất hàng ngày.
Mỗi chứng từ được ghi trên một dòng và được thủ kho sắp xếp theo từng loại để tiện
cho việc sử dụng thẻ kho trong công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu và phục vụ cho yêu
cầu quản lý.

Hàng ngày, khi nhận các chứng từ kế toán về nhập, xuất, tồn kho vật liệu, thủ kho
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ rồi tiến hành ghi số lượng thực nhập, thực
xuất vào các thẻ kho. Sau khi sử dụng các chứng từ để ghi vào thẻ kho, thủ kho sắp
xếp lại chứng từ, chuyển chứng từ đó cho phòng kế toán.
 Tại phòng kế toán:
Hàng tuần, thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất và chuyển các chứng
từ nhập, xuất cho kế toán NVL, thủ kho và kế toán NVL cùng ký vào phiếu giao nhận
này. Khi nhận được các chứng từ nhập,xuất,sau khi kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp của
16


chứng từ, kế toán NVL ghi sổ chi tiết NVL. Sổ chi tiết NVL theo dõi NVL cả về số
lượng và giá trị. Cuối kỳ, kế toán NVL đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết NVL
với thẻ kho, từ đó lấy số liệu lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho.
chứng từ
nhập
Sổ chi tiết
NVL

Thẻ kho

Bảng tổng hợp
N-X-T

Chứng từ
xuât
Sơ đồ: Hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
1.2.5. Kế toán tổng hợp
Công ty cổ phần CMISTONE hạch toán tổng hợp theo phương pháp kiểm kê
định kỳ.

 Đặc điểm:
Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho là phương pháp theo dõi phản ánh
giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê định kỳ hàng tồn
kho. Việc xác định giá trị NVL xuất dùng trên tài khoản kế toán tổng hợp không căn
cứ vào chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào giá trị NVL tồn kho định kỳ, mua (nhập)
trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính.
Công thức:
Giá trị NVL
xuất dùng
trong kỳ

=

Giá trị
NVL tồn
đầu kỳ

Giá trị
NVL
nhập
trong kỳ

+

-

Giá trị
NVL xuất
trong kỳ


 Phương pháp hạch toán:
- Đầu kỳ kết chuyển giá trị thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ:
Nợ TK 611
Có TK 151, 152

Trị giá thực tế NVL nhập kho

- Trong kỳ, khi mua NVL căn cứ vào hóa đơn, chứng từ mua hàng, phiếu nhập kho:
Nợ TK 611

Trị giá thực tế hàng nhập kho

Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 141, 331

Theo phương pháp khấu trừ
Tổng tiền thanh toán

17


VD: ngày 1/4/2016 công ty mua hàng nhập kho đá loại một của công ty Phú An với
thuế 10%
Nợ TK 611 : 9.189.818
Nợ TK 133 : 918.981,8
Có TK 112 : 10.108.799,8
- Nhập kho NVL do thu hồi góp vốn, căn cứ vào giá trị NVL do hội đồng liên doanh
đánh giá:

Nợ TK 611

Có TK 222

Vốn góp liên doanh

- Cuối kỳ căn cứ kết quả kiểm kê giá trị NVL tồn cuối kỳ:
Nợ TK 152
Có TK 611

Mua hàng

- Hàng mua được hưởng giảm giá, giá trị nguyên vật liệu trả lại người bán chấp nhận:
Nợ TK 152
Có TK 611
Có TK 133

Mua hàng
Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

- Giá trị NVL xuất dùng trong kỳ
Nợ TK 621, 627, 641,642,241
Sử dụng trong sản xuất, kinh doanh
Có TK 611
Trị giá NVL
VD: Ngày 31/12/2016 công ty xuất kho NVL phục vụ cho sản xuất trị giá
32.331.281VNĐ
Nợ TK 62125: 32.331.281
Có TK 611: 32.331.281
 Sơ đồ hạch toán:
Có thể khái quát phương phướng kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về nguyên vật liệu của
công ty cổ phần CMISTONE theo phương pháp kiểm kê định kỳ.


TK 151, 152

TK 611 “ Mua hàng”
Kết chuyển NVL, CCDC

TK 151, 152

Kết chuyển dụng cụ tồn kho
18


tồn lúc đầu kỳ

cuối kỳ

TK 111, 112, 141
Mua trả tiền ngay

TK 111, 112, 138
Chiết khấu hàng mua được

TK 331
Thanh toán
tiền

hưởng giảm gia, hàng mua trả

Mua chưa trả
tiền


lại

TK 621

Cuối kỳ kết chuyển số xuất
dùng cho sản xuất kinh doanh

TK 333
Thuế nhập khẩu

TK 632

TK 411

Xuất bán
Nhận vốn góp cổ phần

TK111,138,334
Thiếu hụt mất mát

TK 142
Chênh lệch đánh giá tăng

TK 142
Chênh lệch đánh giá giảm

Sơ đồ: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định ky
VD: Về kế toán tổng hợp nhập kho NVL ngày 01/12/2016 công ty CP CMISTONE
nhập kho 1 lốp 16.9 giá 8.050.000 và 1 lốp 235/55P18 giá 2.859.091 của công ty

TNHH một thành viên IDT Hạ Long. (dựa vào phiếu nhập kho và Hóa đơn GTGT số
0001612 và 0001614 ở phụ lục)
Giá chưa có thuế: 10.909.091
Tiền thuế GTGT 10%: 1.090.909
Tổng cộng tiền thanh toán: 12.000.000
Theo ví dụ trên khi có hoá đơn và hàng đã nhập kho kế toán ghi :
Nợ TK 152: 10.909.091
Nợ TK 133: 1.090.909
Có TK 111: 12.000.000
Nếu như chưa có hoá đơn mà hàng đã nhập kho kế toán ghi :
Nợ TK 152: 10.909.091
Nợ TK 133: 1.090.909
Có TK 331: 12.000.000
Nếu như có hoá đơn mà hàng chưa về kho kế toán ghi :
19


Nợ TK 151: 10.909.091
Nợ TK 133: 1.090.909
Có TK 111 : 12.000.000
Khi hàng nhập kho kế toán ghi :
Nợ TK 152 : 10.909.091
Có TK 151 : 10.909.091
2. Công cụ dụng cụ
Công cụ dụng cụ (CCDC) là những tư liệu lao động không đủ về giá trị và thời gian sử
dụng quy định cho tài sản cố định
2.1. Nhận diện và phân loại công cụ dụng cụ
 Nhận diện
CCDC tham gia vào nhiều chu kì sản xuất nhưng vẫn giữ hình thái vật chất ban đầu.
. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, CCDC bị hao mòn dần, giá trị của CCDC được

dịch chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó cần phân bổ dần giá trị của
CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh.
 Phân loại công cụ dụng cụ
Căn cứ vào mục đích, công dụng của công cụ dụng cụ
- Gồm pallet gỗ, các loại máy móc như: máy mài biên đá, máy đóng bao …
- Bao bì luân chuyển: bao bì jumbo, hộp đựng đá…
2.2. Kế toán công cụ dụng cụ
2.2.1. Chứng từ sử dụng
Bộ chứng từ sử dụng gồm: Hóa đơn mua CCDC, biên bản giao nhận CCDC...

Hoá đơn GTGT

Mẫu số 01GTKT3/001

Liên 2: Giao khách hàng

Ký hiệu: AD/15B

Ngày 28 tháng 07 năm 2016
Số: 0003678
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thương mại và kỹ thuât Hải Phong
Địa chỉ: 16B Lạc Long Quân, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Số tài khoản: ……………………………………………………
Điện thoại: ………………………… MST: 0101880128
Họ tên người mua hàng: Hoàng Thế Tú
20


Tên đơn vị: Công ty CP CMISTONE Việt Nam
Địa chỉ: 135 Lạc Long Quân, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT Tên hàng hoá dịch vụ

MST: 0102381001
ĐVT
Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

A

B

C

1

2

3=1x2

1

Máy mài biên đá

Chiếc

1


18.700.000

18.700.000

Cộng tiền hàng:
Thuế suất GTGT: 10%

18.700.000
Tiền thuế GTGT:

Tổng cộng tiền thanh toán:

1.870.000
20.570.000

Số tiền (viết bằng chữ): Hai mươi hai triệu năm trăm bảy mươi nghìn đồng
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
2.2.2. Tài khoản sử dụng (dựa vào Sổ chi tiết TK153 ở phụ lục)
CCDC được mua với số lượng tương đối lớn. Tuy nhiên giá trị không lớn như đối
với mua nguyên vật liệu.
CCDC trong Công ty Cổ phần CMISTONE được xuất dùng chủ yếu phục vụ sản
xuất chung ở phân xưởng, phục vụ quản lý chung và phục vụ cho công tác bán hàng.
 Đối với CCDC được mua về nhập kho:
VD: Ngày 30/04/2016, ông Trương Viết Hoàn mua hàng nhập kho trị giá

6.000.000VNĐ
Nợ TK 153: 6.000.000
Có TK 3318: 6.000.000
 Đối với CCDC xuất dùng cho sản xuất tại các phân xưởng hay kinh doanh 1 lần, thì
được hạch toán vào Nợ TK 623; 627; 641; 642
VD: Ngày 30/09/2016, ông Lê Minh Tiến mua vật tư nhập kho dự án NĐ trị giá
4.195.455 VNĐ.
Nợ TK 153: 4.195.455
Có TK 3318: 4.195.455
Sau đó hạch toán xuất kho công cụ dụng cụ cho bộ phận sản xuất:
Nợ TK 6273: 4.195.455
Có TK 153: 4.195.455
 Đối với công cụ dụng cụ nhập khẩu:
21


VD: Ngày 30/09/2016, công ty nhập hộp đựng mẫu đá nhập khẩu từ Trung Quốc trị
giá 111.650.000 (5.000USD). Thuế nhập khẩu hộp đựng mẫu đá là 16.788.743. Công
ty thuê TNHH tiếp vận ANY Việt Nam vận chuyển phải trả cho công ty 15.921.858
Nợ TK 153: 144.360.601
Có TK 33111101: 111.650.000 (công ty Trung Quốc)
Có TK 33111101: 15.921.858 (Công ty thuê TNHH tiếp vận ANY Việt Nam)
Có TK 33332: 16.788.743
 Khi xuất kho công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê thì hạch toán vào
Nợ TK 242.
VD: Ngày 30/04/2016, xuất kho công cụ dụng cụ trị giá 27.918.182 VNĐ
Nợ TK 2428: 27.918.182
Có TK 153: 27.918.182
2.2.3. Sổ sách sử dụng
Công ty sử dụng sổ chi tiết cho tài khoản 153 để theo dõi công cụ dụng cụ.

3. Tài sản cố định
Tài sản cố định (TSCĐ) là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có
thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu
chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm)
3.1. Nhận diện và phân loại tài sản cố định
 Nhận diện:
- Tài sản cố định tham gia trực tiếp, gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định hữu hình khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, mặc dù bị hao mòn
về giá trị song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại
bỏ.
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và
giá trị của chúng được chuyển dịch từng phần vào giá thành của sản phẩm làm ra dưới
hình thức khấu hao.
 Phân loại tài sản cố định:
- Tài sản cố định hữu hình

22


TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc: Nhà nghỉ cán bộ; Hệ thống thoát nước; Cổng,
tường rào; Nhà thí nghiệm; Nhà bảo vệ; Nhà xưởng sản xuất; Hệ thống nước sinh
hoạt; hệ thống nước sản xuất; Hệ thống bể, nhà xử lý bùn thải.
TK 2112: Máy móc, thiết bị: Máy đào cát; Thiết bị cầu trục; Hệ thống thiết bị ép đá;
Dây chuyền nghiền bột mịn; Dây chuyền nghiền sang; Dây chuyền tách hạt; Hệ thống
3 máy cưa; Máy làm phào chỉ; Máy cắt cầu; Máy đánh bóng; Hệ thống thiết bị thí
nghiệm; Hệ thống thiết bị xử lý bùn thải.
TK 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Xe nâng dầu; Hệ thống điện 2000KVA;
Xe ô tô tải;
TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý: Xe Ford Ranger
- Tài sản cố định vô hình: Quyền sử dụng đất

3.2. Kế toán tài sản cố định
3.2.1. Kế toán tăng giảm tài sản cố định
Bảng 3: Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2016 (Đơn vị tính: Triệu đồng)
Đầu năm
Phân loại TSCCĐ

Nguyên
giá

Trong năm

Tỷ
trọng

Tăng giá

Cuối năm

Giảm giá

(%)

TSCĐ hữu hình

41.274,10

81%

112.498,063


TSCĐ vô hình

9.975

19%

0

Tổng

51.249,10

100%

112.498,063

Nguyên
giá

15.394,015 138.378,14
0

9.975

15.394,015 148.353,14

Tỷ
trọng
(%)
93%

7%
100%

1

Các chứng từ sử dụng: Hóa Đơn mua, vận chuyển, lắp đặt; Hóa đơn Thuế GTGT; Hóa

2

đơn thuế trước bạ; Phí đường bộ; phí đăng kiểm; Bảo hiểm.
Các tài khoản sử dụng:
Tăng tài sản cố định: Nợ TK: 211
Có TK: 111, 112, 131
Giảm tài sản cố định: Nợ TK: 214, 331
Có TK: 211
VD: Tăng tài sản cố định: Ngày 29/03/2016 Mua xe nâng dầu 3.0 tấn hiệu Toyota theo
HĐ số 0303/HĐKT/VNRASDO - CMISTONE/2016 giá 555.000.000 VNĐ. (dựa vào
thẻ tài sản cố định số 0085 ở phụ lục)
Nợ TK 211: 555.000.000
23


Nợ TK 133: 55.500.000
Có TK 33111101: 601.500.000
VD: Giảm tài sản cố định: Ngày 07/11/2016 hạch toán giảm tài sản cố định xe Ford
Ranger do thanh lý tài sản trị giá 494.015.455VNĐ
Nợ TK 214: 494.015.455
Có TK 211: 494.015.455
3 Sổ sách sử dụng: Sổ cái chi tiết tài khoản 211
Thẻ TSCĐ

Nhận xét: Thẻ tài sản cố định sẽ theo dõi chi tiết nguyên giá và giá trị hao mòn của
TSCĐ khi đó sẽ biết được giá trị còn lại của TSCĐ. Tăng hoặc giảm nguyên giá TSCĐ
và TSCĐ đã khấu hao được bao nhiêu năm.
+ Cơ cấu TSCĐ đầu năm 2016 của Công ty:
o TSCĐ hữu hình: 81 %
o TSCĐ vô hình: 19%
Như vậy ta thấy tài sản cố định của công ty chủ yếu là tài sản cố định vô hình với
kết cấu 81%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp sản xuất.
Qua bảng 3 ta thấy cơ cấu tài sản cố định hữu hình tăng, cơ cấu tài sản cố định vô
hình giảm vô hình giảm do nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng nhiều hơn nguyên
giá tài sản cố định hữu hình giảm còn nguyên giá tài sản cố định vô hình không thay
đổi. Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 97.104,045 triệu đồng do:
Nguyên giá tài sản tăng 112.498,06 triệu đồng
Nguyên giá tài sản giảm 15.394,015 triệu đồng
Bảng 4: Tình trạng TSCĐ năm 2016 (Đơn vị tính: triệu đồng)
Đầu năm

Cuối năm

Phân loại TSCĐ

Nguyên
giá

Giá trị
hao mòn

Giá trị
còn lại


Nguyên
giá

Giá trị hao
mòn

Giá trị còn
lại

TSCĐ hữu hình

41.274,1
0

16.484,7
8

24.789,3
2

138.378,1
4

18.613,49

119.764,65

TSCĐ vô hình
9.975
2.022,71

3.2.2. Kế toán khấu hao TSCĐ

7.952,29

9.975

2.355,21

7.619,79

Công ty cổ phần Cmistone áp dụng trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp
đường thẳng để trừ dần nguyên giá TSCĐ theo thời gian sử dụng ước tính phù hợp với
24


thông tư 147/2016/TT – BTT ngày 23/10/2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính về ban
hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Thời gian khấu hao áp dụng tại công ty:






Nhà xưởng, vật kiến trúc: 10 – 20 năm
Máy móc, thiết bị: 5 – 10 năm
Phương tiện vận tải: 3 -10 năm
Thiết bị quản lý: 3 – 7 năm
Quyền sử dụng đất: 20 năm


Công ty cổ phần Cmistone áp dụng khấu hao TSCĐ theo bộ phận.
(1) Tài khoản sử dụng:
Tài sản cố định đang sử dụng
Nợ TK: 627, 641, 642
Có TK: 214
Tài sản cố định hết hạn sử dụng, bán thanh lý hoặc nhượng bán
Nợ TK: 214
Nợ TK: 111, 112, 811
Có TK: 211, 711
(2) Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết tài khoản 214
Bảng tính khấu hao (Phụ lục)
Công ty phân loại tài sản trên bảng khấu hao TSCĐ theo bộ phận và khấu hao theo
tháng.

KẾT LUẬN
Gần mười năm đi vào hoạt động và phát triển, Công ty Cổ phần CMISTONE
đang từng bước lớn mạnh và khẳng định ưu thế của mình trong lĩnh vực sản xuất khai
thác, sản xuất và chế biến đá Marble nhân tạo cao cấp. Những kết quả đạt được đã
chứng tỏ hướng đi mà Công ty đã và đang lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn.
Để đạt được những thành tựu đó, Công ty đã thực hiện nhiều cải cách trong tổ
chức bộ máy quản lý và khoa học kỹ thuật tiên tiến. Có thể nói, tổ chức bộ máy kế
toán hiện nay đã giúp cho hoạt động tài chính của Công ty rõ ràng, minh bạch, phản
ánh một cách chính xác và kịp thời tình hình hoạt động của Công ty. Để kế toán phát
huy được vai trò của mình trong quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh và giám sát
25


×