Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề thi HSG Môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.46 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THANH BA
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 135 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ghi chú:
- Thí sinh lựa chọn đáp án phần trắc nghiệm khách quan có một hoặc nhiều lựa chọn đúng;
- Thí sinh làm bài thi (trắc nghiệm khách quan và tự luận) trên tờ giấy thi; không làm bài trên đề thi.
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm)
Câu 1: Những đặc điểm của vị trí địa lí làm cho khí hậu nước ta có nét độc đáo là:
A. Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
B. Nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió mùa châu Á.
C. Nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới.
D. Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, có hai mặt Đông và Đông nam giáp biển.
Câu 2. Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa từ Bắc vào Nam?
A. Có nhiều dãy núi theo hướng tây đông, lan ra sát biển.
B. Do nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á.
C. Do lãnh thổ nước ta hẹp ngang theo chiều kinh độ.
D. Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều vĩ độ.
Câu 3. Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển
A. nền nông nghiệp ôn đới.
B. nền nông nghiệp cận nhiệt đới.
C. Nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. nền nông nghiệp có sự phân hóa sản phẩm theo vùng, miền.
Câu 4. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?
A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí


B. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn
C. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước
D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc
Câu 5. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam
Câu 6. Điểm khác nhau cơ bản của Đông bằng Sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Diện tích rộng hơn đồng bằng sông Cửu Long.
B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô nhỏ.
C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.
D. Thủy triều ảnh hưởng phần lớn diện tích đồng bằng.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã
trở vào) ở nước ta?
A. Biên độ nhiệt lớn.
B. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.
D. Biên độ nhiệt nhỏ.

1


Câu 8. Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng lạnh rõ rệt.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc
D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm.
Câu 9. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dươg di chuyển vào nước ta gây mưa lớn cho
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Bắc Bộ và Nam Bộ.
Câu 10. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho phần lớn sông ngòi nước ta có đặc điểm ngắn và dốc là
A. địa hình và khí hậu.
B. khí hậu và sinh vật.
C. vị trí và hình dạng lãnh thổ..
D. hình dạng lãnh thổ và địa hình
Câu 11. Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là
A. phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu.
B. tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai.
C. phù hợp với nhu cầu thị trường.
D. đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.
Câu 12. Đây là nguyên nhân chính giúp cho diện tích rừng của nước ta có xu hướng tăng trở lại trong
những năm gần đây:
A. Nhà nước khuyến khích trồng rừng và chính sách giao đất giao rừng tới từng hộ nông dân.
B. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương.
C. Do chiến tranh kết thúc.
D. Do sự hạn chế du canh, du cư của đồng bào dân tộc.
Câu 13 Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy ngành công nghiệp dệt may của nước ta phát triển mạnh là
A. vốn đầu tư không nhiều.
B. hệ thống máy móc không cần hiện đại, chi phí thấp.
C. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
D. có truyền thống lâu đời với nhiều kinh nghiệm.
Câu 14. Đây là định hướng phát triển đối với ngành công nghiệp của nước ta:
A. Chú trọng phát triển công nghiệp khai thác.
B. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến.
C. Ưu tiên phát triển công nghiệp điện, khí đốt, nước.
D. Phát triển đồng đều tất cả các ngành công nghiệp.
Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới giao thông vận tải nước ta?

A. Hòa nhập vào mạng lưới giao thông vận tải của khu vực.
B. Phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình khác nhau.
C. Vận tải đường biển có tỉ trọng luân chuyển hàng hóa nhỏ nhất.
D. Vận tải đường hàng không có tỉ trọng luân chuyển hành khách lớn nhất.
Câu 16. Việc phát triển kinh tế - xã hội, vùng trung du - miền núi Bắc Bộ cần kết hợp
A. nâng cao mặt bằng dân trí kết hợp trồng và bảo vệ rừng.
B. giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phân bố lại dân cư.
C. khai thác chế biến khoáng sản, phân bố lại dân cư.
D. khai thác thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

2


Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng với Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
B. Dân cư tập trung đông, mật độ dân số cao.
C. Có thế mạnh phát triển công nghiệp điện.
D. Có thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc súc nhỏ, gia cầm.
Câu 18. Với mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để
A. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh.
B. trồng được các cây công nghiệp lâu năm.
C. tăng thêm được một vụ lúa
.
D. trồng được các loại rau ôn đới, cận nhiệt.
Câu 19. Vai trò quan trọng của rừng phòng hộ ven biển ở Bắc Trung Bộ là
A. ngăn chặn nạn cát bay và cát chảy.
B. cung cấp nhiều lâm sản có giá trị.
C. hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. D. bảo tồn các loài sinh vật quý hiếm.
Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nhiều vũng vịnh sâu, kín gió.

B. Nhiều bãi biển, thắng cảnh đẹp.
C. Sông ngòi dày đặc, tiềm năng thủy điện lớn.
D. Khoáng sản ti tan, cát thủy tinh có trữ lượng lớn.
II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Tại sao nguồn lao động của nước ta rất dồi dào?
b) Nêu những hạn chế của lao động nước ta và cho biết hướng giải quyết?
Câu 2 (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy nhận xét về cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta phân theo
hoạt động khai thác và nuôi trồng giai đoạn 2000 - 2007?
b) Phân tích tác động của các tài nguyên thiên nhiên đối với cơ cấu công nghiệp của nước ta.
Câu 3 (3,5 điểm)
a) Trình bày những ưu thế về tự nhiên để phát triển các thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ.
b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh vùng Bắc Trung Bộ có nhiều
lợi thế để phát triển ngành du lịch.
Câu 4 (3,5 điểm)
Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cả năm ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014
Năm
1990
2000
2005
2010
2014
Diện tích (nghìn ha)
6042,8
7666,3
7326,4
7489,2
7814,1

Sản lượng (nghìn tấn)
19225,1
32529,5
35790,8
40005,6
45008,6
a) Tính năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1995- 2014.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích gieo trồng, sản lượng và năng suất lúa ở
nước ta giai đoạn trên.
c) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa ở nước
ta trong giai đoạn đó.

Hết
Họ tên thí sinh: ……………………………… Số báo danh: ……………………
Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.

3


4


HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÍ
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm)
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B

11
B
2
A,D
12
A
3
C
13
C
4
D
14
B
5
C
15
C,D
6
B
16
D
7
A
17
A,C
8
C
18
D

9
B
19
A
10
D
20
C
II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)
Câu
Nội dung
1
a) Nguồn lao động của nước ta rất dồi dào vì:
(2,0đ - Nước ta có dân số đông và cơ cấu đân số trẻ.
)
- Tốc độ gia tăng dân số nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn một triệu lao động.
b) Những hạn chế của lao động nước ta và cho biết hướng giải quyết:
- Những hạn chế của lao động nước ta :
+ Hạn chế về tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động.
+ Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, tỉ lệ lao động chưa qua đào
tạo lớn.
+ Phân bố lao động không đều giữa các vùng, lao động có chuyên môn tập
trung chủ yếu ở các đô thị.
- Hướng giải quyết:
+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng miền trong cả nước.
+ Tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa giáo
dục.
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp,
dạy nghề; liên kết với nước ngoài về đào tạo và sử dụng lao động .
2

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy nhận xét về cơ cấu sản lượng
(3,0đ thủy sản nước ta phân theo hoạt động khai thác và nuôi trồng giai
)
đoạn 2000 - 2007 (Atlat Địa lí Việt Nam trang 20).

5

Điểm
0,5
0,25
0,25
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0


- Xử lí số liệu: Cơ cấu sản lượng thủy sán nước ta phân theo hoạt động
khai thác và nuôi trồng giai đoạn 2000 - 2007:
( Đơn vị: %)
Năm
2000
2005
2007
Khai thác
73,8

57,2
49,4
Nuôi trồng
26,2
42,8
50,6
Tổng
100
100
100

- Nhận xét:
+ Cơ cấu sản lượng thủy sán của nước ta giai đoạn 2000 - 2007 chuyển
dịch khá nhanh và tích cực.
+ Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh, tăng 24,4% và chiếm
tỉ trọng cao hơn sản lượng khai thác năm 2007; Tỉ trọng sản lượng thủy sản
khai thác giảm nhanh, giảm 24,4%.
b) Phân tích tác động của các tài nguyên thiên nhiên đối với cơ cấu
công nghiệp của nước ta.
* Thuận lợi:
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng
lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển
các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng, chia làm 4 nhóm:
+ Khoáng sản nhiên liệu: Gồm có than, dầu khí thuận lợi cho công nghiệp
năng lượng và hoá chất.
+ Khoáng sản kim loại phục vụ cho ngành công nghiệp luyện kim đen,
luyện kim màu.
+ Khoáng sản phi kim: Apatit, Pirit ...là cơ sở cho công nghiệp hoá chất,

phân bón.
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng: Sét, cao lanh... thuận lợi để phát triển
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
- Thuỷ năng sông suối: Nhiều sông có tiềm năng thủy điện lớn như hệ
thống sông Hồng, sông Đà, Đồng Nai, Xê Xan... thuận lợi để phát triển
công nghiệp thuỷ điện.
- Tài nguyên đất, khí hậu, rừng, biển...thuận lợi cho nông - lâm – ngư
nghiệp; các ngành này cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
nông – lâm – thuỷ sản và công nghiệp nhẹ.
* Khó khăn:
- Tài nguyên phân bố không đều khó khăn cho sự phát triển công nghiệp.
- Nhiều loại khoáng sản trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.
3
a) Trình bày những ưu thế về tự nhiên để phát triển các thế mạnh kinh
(3,5đ tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
)
1. Thế mạnh khai thác khoáng sản và thuỷ điện:
- Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc
nhất nước ta : Than, sắt, đồng, apatit... thuận lợi để phát triển công

6

0,5

0,25
0,25
2,0
1,5
0,25
0,25


0,5

0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
2,0
0,5


nghiệp khai thác khoáng sản và nhiệt điện.
- Sông ngòi có độ dốc lớn, lắm thác ghềnh, trữ năg thuỷ điện rất lớn,
nhất là sông Đà ( Thủy điện Sơn La, Hòa Bình..)
2. Thế mạnh trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, cây rau quả cận
nhiệt và ôn đới và trồng rừng:
- Có địa hình đồi núi, đất feralit cà chủ yếu, khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa, có mùa đông lạnh nên thuận lợi :
+ Trồng cây công nghiệp : Chè, sơn.., trong đó cây chè có diện tích và
sản lượng lớn nhất cả nước. Các thương hiệu chè nổi tiếng : Chè Thái
Nguyên, Hà Giang, Sơn La…
+ Trồng cây dược liệu: Tam thất, đỗ trọng, thảo quả, hồi, quế …
+ Trồng các loại rau quả cận nhiệt và ôn đới của nước ta : đào, mận, su
hào, bắp cải, sup lơ... Sapa có thể trồng rau và sản xuất các giống rau vụ
đông quanh năm.
3. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn:
- Có nhiều diện tích chăn thả, đồng cỏ tự nhiên để chăn nuôi gia sức lớn:
Trâu, bò, ngựa, dê...
- Có đàn trâu chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước, đàn lợn khá phát triển.

4. Thế mạnh về kinh tế biển và du lịch :
- Có vùng biển giàu tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển: khai
thác, nuôi trồng thủy sản; giao thông vận tải biển; du lịch bienr, đảo...
- Có di sản thên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long), nhiều phong cảnh đẹp,
di tích lịch sử, lễ hội cổ truyền thu hút khách du lịch.
b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh
vùng Bắc Trung Bộ có nhiều lợi thế để phát triển ngành du lịch.
(Atlat Địa lí Việt Nam trang 25,27).
* Vùng Bắc Trung Bộ có vị trí cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa
ngõ ra biển của các nước phía Tây.
* Vùng Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch phong phú thuận lợi để phát
triển ngành du lịch:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Có di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha - Kẻ Bàng.
+ Nhiều phong cảnh và bãi tắm đẹp: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm,
Lăng Cô.. và nhiều thắng cảnh đẹp: Sông Hương - núi Ngự, Đồng Hới...
+ Nhiều vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Bến En, Vũ
Quang, Bạch mã...

- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Có di sản văn hóa thế giới: Cố Đô Huế.
+ Có nhiều di tích lịch sử cách mạng, công trình kiến trúc : Quê Bác, ngã
ba Đồng Lộc, địa đạo Vĩnh Mốc...
+ Văn hóa dân gian: Nhã nhạc cung đình Huế, hò ví dặm...

7

0,5

0,5


0,5

1,5
0,25

0,5

0,5


*Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng: Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống,
vui chơi giải trí ; hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc ...
ngày càng được đảm bảo để phục vụ cho hoạt động du lịch tốt hơn. .

0,25

4
a) Tính năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1995- 2014. (Đơn vị: tạ/ha)
(3,5đ Năm
1990
2000
2005
2010
2014
)
Năng suất
31,8
42,2
48,9

53,4
57,6

0,5

b) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích gieo trồng, sản
lượng và năng suất lúa ở nước ta giai đoạn trên.
- Xử lí số liệu: Lấy năm 1990 là năm gốc ( 100%), tính tốc độ tăng trưởng
các năm sau theo năm gốc.
Tốc độ tăng trưởng về diện tích gieo trồng, sản lượng và năng suất lúa
ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014
(Đơn vị: %)
Năm
1990
2000
2005
2010
2014
Diện tích
100,0
126,9
121,2
123,9
129,3
Sản Lượng
100,0
169,2
186,2
208,1
234,1

Năng suất
100,0
132,7
153,8
167,9
181,1
- Dạng biểu đồ: Biểu đồ đường. (lấy năm gốc =100%)
Chú ý: Các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
- Yêu cầu: vẽ chính xác, đủ thông tin về tên biểu đồ, số liệu, đơn vị trên các
trục, chú giải.
( mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm).
c) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích về tình hình
sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn nói trên.
- Nhận xét: Ngành sản xuất lúa của nước ta trong những năm qua đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, cả diện tích gieo trồng, sản lượng và năng
suất lúa đều tăng, tuy nhiên mức tăng có sự khác nhau:
+ Diện tích tăng chậm, tăng 29,3%
+ Sản lượng tăng nhanh nhất, tăng 144,1%
+ Năng suất tăng nhanh thứ hai, tăng 81,1%
- Giải thích: Ngành sản xuất lúa của nước ta trong những năm qua đã có
những bước phát triển mạnh mẽ là do có sự quan tâm đầu tư của nhà nước
+ Diện tích tăng do khai hoang mở rộng diện tích.
+ Năng suất tăng là do thâm canh ( áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
giống mới, phân bón,thuốc trừ sâu...)
+ Sản lượng tăng do tăng năng suất, tăng diện tích và tăng vụ.
ĐIỂM PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1 + Câu 2 + Câu 3 + Câu 4 = 12,0 điểm
-------- HẾT --------

8


2,0

1,0
0,25
0,25
0,25

0,25


9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×