Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề thi HSG Vật lí lop 9 1819

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.2 KB, 9 trang )

UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN

Năm học: 2018 – 2019
Môn: Vật lí
Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề

(Đề có 04 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10,0 điểm)
Em hãy chọn các phương án đúng rồi ghi vào tờ giấy thi.
Câu 1. Mắc điện trở R1 = 10 Ω nối tiếp với điện trở R2 = 30 Ω vào nguồn điện có
hiệu điện thế U. Người ta đo hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 được giá trị là
U1 = 6V. Coi vôn kế là lí tưởng. Giá trị của U là:
A. 36V.
B. 24V.
C. 18V.
D. 12V.
Câu 2. Hai người cùng xuất phát tại cùng một vị trí trên một đường đua hình
tròn có chu vi bằng 2000m với vận tốc lần lượt là 10m/s và 15m/s. Biết hai
người chuyển động cùng chiều. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc xuất phát hai người lại
gặp nhau?
A. 3 phút 20 giây.
B. 6 phút 40 giây.
C. 2 phút 13,3 giây.
D. 1 phút 20 giây.
Câu 3. Chiếu một tia sáng tới gương phẳng với góc tới i = 600. Muốn tia phản xạ
và tia tới vuông góc với nhau thì phải thay đổi góc tới của tia tới trên như thế
nào?


A. Giảm 150.
B. Tăng 150.
C. Giảm 300.
D. Tăng 450.
Câu 4. Đèn 1 ghi 110V - 25W và đèn 2 ghi 110V - 100W được mắc nối tiếp với
nhau vào nguồn điện có hiệu điên thế 110V. Cường độ dòng điện chạy trong
mạch chính bằng:
A. I ≈ 0,15A.
B. I ≈ 0,18A.
C. I ≈ 0,24A.
D. I ≈ 0,3A.
Câu 5. Thả một quả cầu đồng có khối lượng 0,1kg đã được nung nóng tới 300 0C
vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều
bằng 220C. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt
dung riêng của đồng và nước lần lượt là c 1=380J/kg.K và c2=4200J/kg.K. Khối
lượng nước trong cốc là bao nhiêu?
A. m ≈ 1,62kg.
B. m ≈ 1,26kg.
C. m ≈ 1,6kg.
D. m ≈ 2,16kg.
Câu 6. Một người đi trên nửa quãng đường đầu với vận tốc 40km/h. Quãng
đường còn lại đi với vận tốc 60km/h. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
A. 54km/h.
B. 50km/h.
C. 45km/h.
D. 48km/h.
Câu 7. Đoạn mạch AB gồm 3 điện trở mắc với
nhau như hình vẽ. Biết UAB = 30V; R2 = 30 Ω ;
R3 = 10 Ω . Cường độ dòng điện trong mạch chính là
10A. Giá trị của điện trở R1 là:

A. 5 Ω .

B. 10 Ω .

C. 15 Ω .
1

D. 20 Ω .


Câu 8. Một ô tô rời bến lúc 7 giờ với vận tốc 10m/s. Lúc 8 giờ, một ô tô khác
đuổi theo với vận tốc 54km/h. Ô tô sau đuổi kịp ô tô trước lúc:
A. 8 giờ 36 phút. B. 8 giờ 54 phút.
C. 10 giờ.
D. 10 giờ 15 phút.
Câu 9. Cho điểm sáng S cách gương phẳng 15cm. Cho S di chuyển song song
với gương một đoạn 20cm. Ảnh S’ bây giờ sẽ cách S một khoảng:
A. 20cm.
B. 15cm.
C. 35cm.
D. 30cm.
Câu 10. Một viên gạch nặng 2kg có kích thước 5x10x20cm đặt trên mặt sàn
nằm ngang. Hỏi viên gạch có thể gây áp suất lớn nhất lên mặt sàn bằng bao
nhiêu?
A. 4000Pa.
B. 2000Pa.
C. 1000Pa.
D. 5000Pa.
Câu 11. Hai quả cầu đặc, đồng chất có kích thước giống hệt nhau. Một quả làm
bằng đồng, một quả làm bằng nhôm. Biết khối lượng riêng của đồng là

8900kg/m3; khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m 3. Khi thả từ từ hai quả vào
hai bình giống hệt nhau đựng đầy nước thì phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nước trong bình chứa quả cầu bằng đồng tràn ra nhiều hơn.
B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên 2 quả cầu bằng nhau.
C. Áp suất của nước tại đáy hai bình bằng nhau.
D. Áp suất của nước tại đáy bình chứa quả cầu bằng đồng lớn hơn.
Câu 12. Khi điện trở R1 mắc song song với điện trở R 2 = 3R1 được điện trở
tương đương bằng 12 Ω . Điện trở R2 có giá trị bằng:
A. 24 Ω .
B. 32 Ω .
C. 48 Ω .
D. 64 Ω .
Câu 13. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra tốt trong chất nào?
A. Chất rắn.
B. Chất lỏng.
C. Chất khí.

D. Chân không.

Câu 14. Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng
sáng bình thường, ta phải chọn hai bóng đèn:
A. có cùng công suất định mức.
B. có cùng điện trở.
C. có cùng cường độ dòng điện định mức.
D. có cùng hiệu điện thế định mức.
Câu 15. Một nhiệt kế rượu đang để ở nhiệt độ phòng, nhiệt kế chỉ 25 0C, nhúng
bầu nhiệt kế vào cốc nước nóng. Mực rượu trong nhiệt kế sẽ:
A. không thay đổi.
B. hạ xuống.
C. dâng lên.

D. lúc đầu hạ xuống sau đó dâng lên.
Câu 16. Gương cầu lõm thường được ứng dụng để:
A. làm pha đèn xe ô tô, mô tô, đèn pin.
B. tập trung năng lượng mặt trời.
C. làm gương khám răng cho nha sĩ.
D. làm gương chiếu hậu của ô tô, xe máy.
Câu 17. Một bóng đèn có ghi 220V-100W. Mắc đèn này vào mạng điện 110V,
nếu mỗi ngày thắp đèn 4h, giá mỗi kWh là 1800đồng thì trong một tháng (30
ngày) phải trả số tiền điện cho việc thắp sáng bóng đèn trên là bao nhiêu?
2


A. 5400đ.

B. 21600đ.

C. 12600đ.

D. 62500đ.

Câu 18. Chiếu một tia sáng theo phương hợp với phương nằm ngang một góc
450 đến một gương phẳng, cho tia phản xạ có phương nằm ngang. Góc hợp bởi
mặt gương và mặt phẳng ngang là:
A. 157,50.
B. 1250.
C. 75,50.
D. 112,50.
Câu 19. Có một số điện trở giống nhau R = 6 Ω mắc thành mạch điện để được
điện trở tương đương của mạch là 4,5 Ω . Hỏi cần ít nhất bao nhiêu điện trở?
A. 3.

B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 20. Cho mạch điện như hình vẽ.
Biết R1 = 4Ω, R2 = 2Ω, R3 = 5Ω. Điện trở của
vôn kế rất lớn. Hiệu điện thế giữa hai đầu AB
luôn được duy trì 30V, vôn kế chỉ số 10V. Giá
trị điện trở R4 là:
A. 5 Ω .
C. 7,5 Ω .

B. 10 Ω .
D. 0 Ω .

II. PHẦN TỰ LUẬN (10,0 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
Hai người đi từ điểm A đến điểm B trên quãng đường dài 100km. Người
thứ nhất đi xe máy với vận tốc 40km/h. Người thứ hai đi ôtô và khởi hành sau
người thứ nhất 30 phút với vận tốc 60km/h.
a) Hỏi người thứ hai phải đi mất bao nhiêu thời gian để đuổi kịp người thứ nhất?
b) Khi gặp nhau, hai người cách điểm B bao nhiêu km ?
c) Sau khi gặp nhau, người thứ nhất cùng lên ôtô với người thứ hai và họ đi
thêm 50 phút nữa thì tới điểm B. Hỏi khi đó vận tốc của ôtô thay đổi bao nhiêu ?
Câu 2. (1,5 điểm)
Người ta thả một miếng hợp kim đồng và nhôm có khối lượng 200g ở
nhiệt độ 1500C vào một nhiệt lượng kế chứa 2kg nước ở 20 0C. Tính khối lượng
của đồng và nhôm có trong miếng hợp kim trên? Biết rằng nhiệt độ khi có cân
bằng nhiệt là 22,270C. Biết nhiệt lượng cần thiết để nhiệt lượng kế tăng thêm
10C là 100J; nhiệt dung riêng của nước, đồng và nhôm lần lượt là 4200J/kg.K,
380J/kg.K và 880J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.

Câu 3. (2,0 điểm)
Hai gương phẳng (G1) và (G2) quay mặt
phản xạ vào nhau và hợp với nhau một góc 45 0.
Một điểm sáng S nằm trong khoảng giữa hai
gương và cách giao tuyến của hai gương một
khoảng SO = 10cm (hình vẽ).
a) Hãy vẽ nêu cách vẽ đường truyền tia sáng xuất phát từ S đến gương (G 1) cho
tia phản xạ qua gương (G2) rồi tiếp tục cho tia phản xạ đi qua S.
3


b) Tính góc hợp bởi hướng của tia tới xuất phát từ S đến gương (G 1) và hướng
của tia phản xạ từ gương (G2) đi qua S.
c) Tính tổng độ dài đường truyền tia sáng trong câu a).
Câu 4. (4,0 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ.
Các điện trở R1 = 2 Ω , R2 = 4 Ω ; MN là một
dây làm bằng hợp kim constantan có chiều
dài l = 2m, tiết diện đều S = 0,2mm2, điện trở
suất ρ = 0,5.10-6 Ω.m . Hiệu điện thế hai đầu
đoạn mạch UAB = U = 30V; Biết vôn kế lí
tưởng và dây nối có điện trở không đáng kể.
a) Tính điện trở của dây dẫn MN.
b) Khi con chạy C ở vị trí trên MN sao cho CM = 4CN. Vôn kế chỉ bao nhiêu
vôn? Cực dương của vôn kế mắc vào điểm nào?
c) Thay vôn kế bằng ampe kế lí tưởng. Xác định vị trí con chạy C của biến trở
để dòng điện chạy qua ampe kế có chiều từ D đến C và có cường độ 0,25A.
d) Tiếp tục lại thay ampe kế bằng một bóng đèn có điện trở R đ = 15 Ω , điều
chỉnh con chạy C, nhận thấy khi con chạy C cách đều M và N thì đèn sáng bình
thường. Xác định hiệu điện thế định mức của bóng đèn.

---------------------HẾT-------------------Họ và tên thí sinh:..................................................... Số báo danh:......................
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.

4


UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD& ĐT

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN

Năm học: 2018 – 2019
Môn: Vật lý
I. Phần trắc nghiệm khách quan (10,0 điểm)
Câu

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

Đáp
án

B

B

A

B

B

D

A

C

D

A


Điểm

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

Câu

11

12

13


14

15

16

17

18

19

20

Đáp
án

B; C

C

C;D

C

D

A; B;
C


A

A; D

B

B; D

Điểm

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50


II. Phần tự luận (10,0 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
Hai người đi từ điểm A đến điểm B trên quãng đường dài 100km. Người
thứ nhất đi xe máy với vận tốc 40km/h. Người thứ hai đi ôtô và khởi hành sau
người thứ nhất 30 phút với vận tốc 60km/h.
a) Hỏi người thứ hai phải đi mất bao nhiêu thời gian để đuổi kịp người thứ nhất?
b) Khi gặp nhau, hai người cách điểm B bao nhiêu km?
c) Sau khi gặp nhau, người thứ nhất cùng lên ôtô với người thứ hai và họ đi
thêm 50 phút nữa thì tới điểm B. Hỏi khi đó vận tốc của ôtô thay đổi bao nhiêu?
Nội dung cần đạt
Điểm
a) Đổi t1 = 30 phút = 0,5h.
0,25
Sau 30 phút, người thứ nhất đi được quãng đường là:
0,25
S1= v1.t1 = 40.0,5 = 20km.
Thời gian để người thứ hai đuổi kịp người thứ nhất là:
S1
20
0,5
t=
=
= 1h
v2 − v1

60 − 40

b) Nơi gặp nhau cách điểm B là: SB = AB - SA = 100 - 60.1 = 40km.
c) Đổi 50 phút =


5
h.
6

0,5
0,25

Vận tốc của ô tô khi đi từ chỗ gặp nhau đến điểm B là:
v=

SB
5
6

=

40
5
6

0,5

= 48km / h

Vậy vận tốc của ô tô phải giảm một lượng là: 60 - 48 = 12km/h.
5

0,25



Câu 2. (1,5 điểm)
Người ta thả một miếng hợp kim đồng và nhôm có khối lượng 200g ở
nhiệt độ 1500C vào một nhiệt lượng kế chứa 2kg nước ở 20 0C. Tính khối lượng
của đồng và nhôm có trong miếng hợp kim trên? Biết rằng nhiệt độ khi có cân
bằng nhiệt là 22,270C. Biết nhiệt lượng cần thiết để nhiệt lượng kế tăng thêm
10C là 100J; nhiệt dung riêng của nước, đồng và nhôm lần lượt là 4200J/kg.K,
380J/kg.K và 880J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Nội dung cần đạt
Gọi m1; m2 lần lượt là khối lượng của đồng và nhôm có trong thỏi
hợp kim.
Đổi 200g = 0,2kg.
Theo bài ra, ta có:
m1 + m2 = 0,2kg.
(1)
Phương trình cân bằng nhiệt là:
Qtỏa = Qthu
⇔ (m1.380 + m2 .880)(150 − 22, 27) = (100 + 2.4200)(22, 27 − 20)

⇔ 380m1 + 880m2 = 151,1

(2)

Giải hệ phương trình (1) và (2). Ta được:
m1 ≈ 0,05kg = 50g; m2 ≈ 0,15kg =150g.
Vậy khối lượng của đồng và nhôm trong thỏi hợp kim lần lượt là:
m1 ≈ 50g và m2 = 150g.

Điểm
0,25
0,25

0,25
0,25
0,5

Câu 3. (2,0 điểm)
Hai gương phẳng (G 1) và (G2) quay mặt phản
xạ vào nhau và hợp với nhau một góc 45 0. Một điểm
sáng S nằm trong khoảng giữa hai gương và cách
giao tuyến của hai gương một khoảng SO = 10cm
(hình vẽ).
a) Hãy nêu cách vẽ và vẽ đường truyền tia sáng xuất phát từ S đến gương
(G1) cho tia phản xạ qua gương (G2) rồi tiếp tục cho tia phản xạ đi qua S.
b) Tính góc hợp bởi hướng của tia tới xuất phát từ S đến gương (G 1) và
hướng của tia phản xạ từ gương (G2) đi qua S.
c) Tính tổng độ dài đường truyền tia sáng trong câu a).
Nội dung cần đạt
a) Cách vẽ:
- Vẽ ảnh S1 đối xứng với S qua G1, S2 đối xứng với S qua G2.
- Nối S1S2 cắt gương (G1) tại I, cắt gương (G2) tại J.
- Nối S với I, I với J, J với S. Ta được SIJS là đường truyền
sáng cần vẽ.

6

Điểm
0,25


Vẽ hình:


0,5

Jµ1 = Jµ3 (t/c phản xạ).
α = Iµ2 + Jµ2 (t/c góc ngoài của tam giác)
Xét ∆ SIJ có:
⇔ α = (1800 − Iµ1 − Iµ3 ) + (1800 − Jµ1 − Jµ3 )
⇔ α = (1800 − 2 Iµ ) + (1800 − 2 Jµ ) = 3600 − 2( Iµ + Jµ )

b) Ta thấy:

Iµ1 = I¶3 ;

1

1

⇔ α = 360 − 2(180 − 45 ) = 90
0

0

0

1

1

0

Vậy góc hợp bởi hướng của tia tới xuất phát từ S đến gương (G1) và

hướng của tia phản xạ từ gương (G2) đi qua S bằng 900.
c) Ta có: SI = S1I; SJ = S2J (đối xứng)
Chiều dài đường truyền tia sáng cần tìm là:
L = SI + IJ + JS = S1I + IJ + JS2 = S1S2.
Lại có: S1O = SO = 10cm; S2O = SO = 10cm (đối xứng).
µ =O
¶ ;
¶ =O

O
O
(đối xứng).
1
2
3
4
µ +O
¶ +O
¶ +O
¶ = 2O
¶ + 2O
¶ = 2(¶O + O
¶ ) = 2.450 = 900.
⇒ S· 1OS2 = O
1
2
3
4
2
3

2
3
⇒ ∆ S1OS1 vuông tại O.

0,25

0,25

0,25

0,25

Áp dụng ĐL Pitago. Ta có:
S1S 2 2 = S1O 2 + S 2O 2 = 102 + 102 = 2.102
⇒ S1S 2 = 10 2(cm)

Vậy đường truyền tia sáng cần tìm có độ dài 10 2(cm)
Câu 4. (4,0 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ.
Các điện trở R1 = 2 Ω , R2 = 4 Ω ; MN là một
dây làm bằng hợp kim constantan có chiều
dài l = 2m, tiết diện đều S = 0,2mm2, điện trở
suất ρ = 0,5.10-6 Ω.m . Hiệu điện thế hai đầu
đoạn mạch UAB = U = 30V; Biết vôn kế lí
tưởng và dây nối có điện trở không đáng kể.
7

0,25



a) Tính điện trở của dây dẫn MN.
b) Khi con chạy C ở vị trí trên MN sao cho CM = 4CN. Vôn kế chỉ bao nhiêu
vôn? Cực dương của vôn kế mắc vào điểm nào?
c) Thay vôn kế bằng ampe kế lí tưởng. Xác định vị trí con chạy C của biến trở
để dòng điện chạy qua ampe kế có chiều từ D đến C và có cường độ 0,25A.
d) Tiếp tục lại thay ampe kế bằng một bóng đèn có điện trở R đ = 15 Ω , điều
chỉnh con chạy C, nhận thấy khi con chạy C cách đều M và N thì đèn sáng bình
thường. Xác định hiệu điện thế định mức của bóng đèn.



×