Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HSG địa lí 9 năm 20182019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.58 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2017 - 2018
Đề chính thức
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi có: 03 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm)
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Nước ta luôn phải đề cao vấn đề bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ vì:
A. Nước ta có đường biên giới trên đất liền kéo dài.
B. Biển Đông chung với nhiều nước trong khu vực.
C. Giữ gìn phần đất liền, các hải đảo và vùng biển của nước ta.
D. Giữ gìn các thành quả dựng nước, giữ nước của ông cha ta.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí nước ta?
A. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu.
B. Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương.
C. Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực gió mùa châu Á.
D. Việt Nam nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của thế giới.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của vùng biển
nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt cao trên 230C và thay đổi theo mùa.
B. Trên biển có hai mùa gió tương ứng hai mùa khí hậu: gió hướng tây bắc và đông nam.
C. Hướng chảy của dòng biển thay đổi theo mùa: tây bắc - đông nam và tây nam - đông bắc.
D. Độ muối của biển thay đổi theo mùa: mùa khô độ muối cao, mùa mưa độ muối giảm.
Câu 4. Ảnh hưởng của biển đến khí hậu nước ta vào thời kì mùa đông là:
A. Làm tăng độ ẩm cho các khối khí di chuyển qua biển.
B. Làm giảm nền nhiệt độ trong mùa đông.
C. Làm giảm tính chất lạnh, khô trong mùa đông.
D. Mang đến lượng mưa lớn cho khu vực ven biển.
Câu 5. Đặc điểm không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là:


A. Là vùng núi thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu.
B. Là mạch núi cuối cùng của dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
C. Các dãy núi song song, so le nhau theo hướng đông bắc - tây nam.
D. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có hai sườn không đối xứng.
Câu 6. Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu nước ta là:
A. Khí hậu chủ yếu là nhiệt đới.
B. Khí hậu chịu nhiều thiên tai.
C. Khí hậu mang đặc tính của khí hậu hải dương.
D. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam cho biết khu vực nào của nước ta chịu tác động
của bão với tần suất lớn nhất?
A. Ven biển các tỉnh Bắc Bộ.
B. Ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
C. Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D. Ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ.
Câu 8. Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là:
A. Lạnh và ẩm.
B. Lạnh, khô, trời quang mây.
C. Nóng và khô
D. Lạnh, trời âm u nhiều mây.
1


Câu 9. Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là:
A. Gió mùa Đông Bắc.
B. Gió mùa Đông Nam.
C. Gió Tín phong bán cầu Bắc.
D. Gió Tín phong bán cầu Nam.
Câu 10. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc là:
A. Hình dáng lãnh thổ và địa hình.

B. Địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng.
C. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu.
D. Địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng.
Câu 11. Hướng phát triển thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở
nước ta là:
A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
B. Phân hoá sản xuất giữa các vùng trong nước.
C. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn lao động dồi dào.
D. Phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
Câu 12. Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển cây công nghiệp ở nước ta trong
những năm gần đây là:
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
C. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật.
D. Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
Câu 13. Xu hướng nổi bật trong phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay:
A. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
B. Thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo.
C. Hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến.
D. Chăn nuôi ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.
Câu 14. Không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:
A. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
B. Nhiều chính sách phát triển của Nhà nước, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm chế biến.
D. Vốn đầu tư lớn, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển mạnh.
Câu 15. Hiện nay, vận tải đường biển có tốc độ tăng nhanh vì:
A. Nhu cầu vận chuyển tăng nhanh.
B. Chính sách mở cửa, hội nhập.
C. Tính cơ động cao, được đầu tư nhiều.
D. Phương tiện để giao lưu quốc tế.

Câu 16. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây
công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là:
A. Đất thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi, thiếu nước về mùa đông.
B. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, lũ ống.
C. Rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước mùa đông.
D. Địa hình núi cao, hiểm trở, thiếu nước về mùa động.
Câu 17. Ý nghĩa của việc phát triển các dự án thuỷ điện của Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Làm thay đổi bộ mặt kinh tế của vùng.
B. Làm thay đổi môi trường sinh thái.
C. Cải thiện đời sống văn hoá tinh thần người dân.
D. Tạo sản lượng điện dồi dào, giá rẻ.
Câu 18. Tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Do dân nhập cư từ các vùng khác đông.
B. Do dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.
C. Do công nghiệp và dịch vụ phát triển.
D. Do cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.
2


Câu 19. Hình thành các vùng nông - lâm- ngư nghiệp kết hợp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa:
A. Khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển.
B. Đa dạng cơ cấu kinh tế của vùng.
C. Bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai.
D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Câu 20. Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là:
A. Tạo thế kinh tế liên hoàn theo chiều bắc - nam và đông - tây.
B. Tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư.
C. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồi núi phía tây.
D. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
II. PHẦN TỰ LUẬN (12 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 500001 - 1000000 người trở lên. Tại sao các
đô thị phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển?
b. Nhận xét quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay. Tại sao Nhà nước cần điều khiển
quá trình đô thị hóa?
Câu 2 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Nhận xét sự phân bố của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện nước ta. Tại sao nói
công nghiệp điện lực có thế mạnh để phát triển thành một ngành công nghiệp trọng điểm?
b. Nhận xét và giải thích cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta. Nêu những tồn tại trong
hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau Đổi mới.
c. Kể tên các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta. Tại sao khách du lịch quốc tế
đến nước ta ngày càng tăng?
Câu 3 (3,5 điểm)
a. Giải thích tại sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về thủy điện?
Tại sao đây là vùng có số lượng đàn trâu lớn nhất nước?
b. Phân tích các thế mạnh về kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng.
c. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích điều kiện tự
nhiên thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ? Việc
xây dựng các khu kinh tế ven biển có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển kinh tế của
vùng?
Câu 4 (3,5 điểm) Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005-2012
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Trong đó:
Diện tích lúa mùa (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)

2005
7329,2


2007
7207,4

2010
7489,4

2012
7761,2

2037,8

2015,5

1967,5

1977,8

35832,9

35942,7

40005,6

43737,8

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn
2005 - 2012.
b. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn trên.
c. Tính năng suất lúa của nước ta giai đoạn 2005 - 2012. Vùng nào của nước ta có

năng suất lúa cao nhất? Giải thích tại sao?
----Hết---Họ và tên thí sinh …………………………………SBD ……
Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành.
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm!
3



×