Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Triển vọng Phát triển Nước Châu Á - Đánh giá an ninh nước tại Châu Á - Thái Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.84 MB, 126 trang )

Triển vọng
Phát triển Nước
Châu Á 2013
Đánh giá an ninh nước tại Châu Á - Thái Bình Dương


Triển vọng
Phát triển Nước
Châu Á 2013
Đánh giá an ninh nước tại Châu Á - Thái Bình Dương


© 2013 Asian Development Bank
Bảo lưu toàn bộ tác quyền. Xuất bản năm 2013. In lần thứ hai, tháng 4-2013.
In tại Philippin.
ISBN: 978-92-9254-220-7 (bản in), 978-92-9254-221-4 (bản PDF)
Số lưu chiểu: BKK135939
Dữ liệu thực mục xuất bản
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Triển vọng Phát triển Nước Châu Á 2013: Đánh giá an ninh nước tại Châu Á - Thái Bình Dương.
Thành phố Mandaluyong, Philippin: Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2013.
1. Mục tra cứu an ninh nước. 2. Quản lý nước.

I. Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Quan điểm được thể hiện trong ấn phẩm này là của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm và chính sách của Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB) cũng như Ban Giám đốc Ngân hàng và các Chính phủ mà họ đại diện, hay quan điểm và chính sách của Diễn
đàn Nước Châu Á - Thái Bình Dương (APWF).
ADB và APWF không bảo đảm độ chính xác của các dữ liệu trong ấn phẩm này và không nhận trách nhiệm về bất kỳ hệ quả gì từ việc
sử dụng chúng.
Khi nêu danh hoặc tham chiếu tới bất kỳ vùng lãnh thổ hoặc khu vực địa lý cụ thể nào, hoặc khi sử dụng từ “quốc gia” trong tài liệu này,


ADB và APWF không có ý định đưa ra bất kỳ nhận định nào về tư cách pháp lý hoặc tư cách khác của các vùng lãnh thổ hoặc khu vực
địa lý đó.
ADB và APWF khuyến khích việc in ấn hoặc sao chép thông tin vì mục đích sử dụng cá nhân và phi thương mại nếu ADB và APWF
được ghi nhận một cách hợp lý. Người sử dụng không được phép bán lại, tái phân phối hoặc tạo ra các sản phẩm phái sinh vì mục đích
thương mại nếu không có sự đồng ý rõ ràng bằng văn bản của ADB.

Số 6 Đại lộ ADB, Thành phố Mandaluyong
1550 Metro Manila
Philippines
Tel +63 2 632 4444
Fax + 63 2 636 2444
www.adb.org

Để đặt sách, đề nghị liên hệ:
Ban quan hệ đối ngoại
Fax: +63 2 636 2648

,Q WUrQ JLč\ WiL FKħ


Mục lục
Lời tựa của Ngân hàng Phát triển Châu Á . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . i
Lời tựa của Diễn đàn Nước Châu Á . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

ii

Lời tựa của Mạng lưới cộng tác vì Nước toàn cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

iii


Về Triển vọng Phát triển Nước Châu Á . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . iv

Phần I: Đánh giá: Một khuôn khổ khách quan về an ninh nước. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

Phần II: Bắt mạch: Đo lường an ninh nước và các đòn bẩy chính sách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

13

Khía cạnh then chốt 1: An ninh nước hộ gia đình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

17

Khía cạnh then chốt 2: An ninh nước kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

29

Khía cạnh then chốt 3: An ninh nước đô thị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

43

Khía cạnh then chốt 4: An ninh nước môi trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

53

Khía cạnh then chốt 5: Kiên cường trước các thảm họa liên quan tới nước. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

63


Phần III: Lãnh đạo: Các thông điệp then chốt để tăng cường an ninh nước. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

77

Các phụ lục
Đo lường tiến triển hướng tới an ninh nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

91

Lời cảm ơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

107

DVD bổ sung với các tài liệu cơ sở, nghiên cứu trường hợp, và nguồn tư liệu


Danh mục các bảng
1. Khung đánh giá an ninh nước quốc gia của Triển vọng Phát triển Nước Châu Á. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2. Mô tả các thang bậc an ninh nước quốc gia . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

3. Các đòn bẩy chính sách để tăng cường an ninh nước hộ gia đình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

24

4. Các đòn bẩy chính sách để tăng cường an ninh nước kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


40

5. Các đòn bẩy chính sách để tăng cường an ninh nước đô thị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

51

6. An ninh nước môi trường theo tiểu vùng (điều chỉnh theo dân số). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

55

7. Phân bố các yếu tố quyết định chỉ số về độ lành mạnh sông ngòi (% diện tích lưu vực bị ảnh hưởng). . . . . . . . . . . . . . . . . .

56

8. An ninh nước môi trường tại một số lưu vực và quốc gia . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

58

9. Các đòn bẩy chính sách để tăng cường an ninh nước môi trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

61

10. Nguy cơ thảm họa liên quan tới nước theo tiểu vùng (điều chỉnh theo dân số). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

64

11. Các đòn bẩy chính sách để tăng tính kiên cường trước các thảm họa liên quan tới nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

72



Danh mục các hình
1. Khung an ninh nước với năm khía cạnh then chốt phụ thuộc lẫn nhau . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5

2. An ninh nước quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

3. Chỉ số an ninh nước khu vực theo tiểu vùng (điều chỉnh theo dân số) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9

4. An ninh nước quốc gia và quản lý nhà nước. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

10

5. An ninh nước hộ gia đình theo tiểu vùng (điều chỉnh theo dân số) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

19

6. Tiếp cận nguồn cấp nước cải tiến—qua đường ống và không qua đường ống (%) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

20

7. Tiếp cận cơ sở vệ sinh cải tiến (%) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

20


8. An ninh nước hộ gia đình và GDP bình quân đầu người. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

23

9. Chỉ số an ninh nước kinh tế theo tiểu vùng (điều chỉnh theo dân số) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

31

10. An ninh nước kinh tế và GDP bình quân đầu người. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

32

11. An ninh nước đô thị theo tiểu vùng (điều chỉnh theo dân số). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

46

12. Khuôn khổ các thành phố nhạy cảm về nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

47

13. An ninh nước đô thị—Tiến triển tới các thành phố nhạy cảm về nước. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

48

14. An ninh nước đô thị và GDP bình quân đầu người. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

49

15. Kiên cường trước các thảm họa liên quan tới nước theo tiểu vùng (điều chỉnh theo dân số) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


65

16. Chỉ số về tính kiên cường trước các thảm họa liên quan tới nước của quốc gia
trong mối liên hệ với GDP bình quân đầu người . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

66

17. Chỉ số về tính kiên cường trước các thảm họa liên quan tới nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

69

18. Hiểm họa liên quan tới nước trong mối quan hệ với tính kiên cường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

71

19. Tỷ lệ tử vong do các thảm họa liên quan tới nước trong mối quan hệ với tính kiên cường của quốc gia . . . . . . . . . . . . . . . .

72

20. Ước tính thiệt hại bình quân hàng năm chuẩn hóa của các thảm họa liên quan tới nước (USD/người). . . . . . . . . . . . . . . . .

73


Danh mục các hộp
1. Khía cạnh then chốt 1—An ninh nước hộ gia đình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

18


2. Vượt ra ngoài các dịch vụ nước cơ bản để xây dựng tính kiên cường và hỗ trợ thu nhập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

22

3. Khía cạnh then chốt 2—Các chỉ báo của nền kinh tế sản xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

30

4. Thái Lan thi hành Các tiêu chuẩn chất lượng nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

34

5. Khía cạnh then chốt 3—An ninh nước đô thị. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

44

6. Khía cạnh then chốt 4—Các chỉ báo độ lành mạnh của lưu vực sông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

54

7. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: Một nghiên cứu trường hợp về chỉ số độ lành mạnh sông ngòi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

60

8. Khía cạnh then chốt 5—Kiên cường trước các thảm họa liên quan tới nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

64

9. Lũ lụt ở Thái Lan năm 2011 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


68

10. Chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa ở cấp độ địa phương tại huyện Chitral, Pakixtan
và các đồng bằng ở miền đông Nêpan. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

70

11. Kéo đòn bẩy chính sách thông qua hợp tác khu vực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

87


Biểu đồ thông tin
1. Khía cạnh then chốt 1: An ninh nước hộ gia đình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

21

2. Khía cạnh then chốt 2: An ninh nước kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

33

3. Khía cạnh then chốt 3: An ninh nước đô thị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

45

4. Khía cạnh then chốt 4: An ninh nước môi trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

57

5. Khía cạnh then chốt 5: Kiên cường trước các thảm họa liên quan tới nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


67



Lời tựa của Ngân hàng Phát triển Châu Á
Ấn bản lần thứ hai của báo cáo Triển vọng Phát triển Nước Châu Á (AWDO) cung cấp quan điểm định
lượng và toàn diện đầu tiên về an ninh nước tại các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương. Bằng cách tập
trung vào các vấn đề nước then chốt, Triển vọng Phát triển Nước Châu Á 2013 (AWDO 2013) đưa ra
những khuyến nghị về hành động chính sách cho các nhà lãnh đạo
trong lĩnh vực tài chính - kế hoạch để cải tiến hoạt động quản lý nước
và định hướng đầu tư nhằm tăng cường an ninh nước của quốc gia
mình.
Các nghiên cứu để chuẩn bị cho ấn bản lần thứ hai này được bắt
đầu sớm ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh Nước Châu Á - Thái Bình
Dương lần thứ nhất năm 2007 tại Beppu, Nhật Bản, khi các nhà
lãnh đạo chính phủ và bộ trưởng thảo luận những vấn đề về: “An
ninh nước: Sự lãnh đạo và Cam kết”. Các cuộc thảo luận này dựa
trên thông tin trong ấn bản thứ nhất của AWDO, được một nhóm
nhỏ các chuyên gia do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Diễn
đàn Nước Châu Á - Thái Bình Dương (APWF) ủy thác xây dựng
phục vụ cho dịp này. Đối với ấn bản lần thứ hai, ADB và APWF đã
huy động một nhóm lớn hơn gồm các nhà nghiên cứu và thực hành
trong khắp khu vực, gồm cả một số trung tâm tri thức khu vực của
APWF. Mười trung tâm tri thức đã tham gia đóng góp cho ấn bản
Bindu N. Lohani
lần thứ hai này và được định hướng bởi các cố vấn từ khắp nơi trong
khu vực cùng đội ngũ cán bộ của ADB. Cách tiếp cận này cũng cho
phép nhóm chuyên gia làm việc độc lập, trong một khuôn khổ chung, dựa trên các phương pháp sáng
tạo để đánh giá và tư duy về an ninh nước trong khu vực.

Bên cạnh những phát hiện và khuyến nghị quan trọng, báo cáo này còn chứng tỏ rằng một cách tiếp cận
toàn diện trong đánh giá an ninh nước là khả thi. Ấn bản AWDO lần thứ nhất giúp các nhà lãnh đạo khu vực
ý thức được tầm quan trọng của an ninh nước và sự cần thiết phải cải tiến hoạt động quản lý nước. Ấn bản
lần này cung cấp cho các nhà lãnh đạo một công cụ định lượng để đánh giá an ninh nước trong khu vực, với
những khuyến nghị hành động cụ thể. Các chỉ số được sử dụng để đo lường rất nhiều khía cạnh then chốt về
an ninh nước trong ấn bản thứ hai này sẽ được hoàn thiện hơn nữa thông qua hoạt động tham vấn và hợp tác
tiếp tục trong khu vực.
Việc chuẩn bị cho ấn bản lần thứ ba của AWDO đã được bắt đầu với sự hỗ trợ của Trung tâm An ninh
Nước Châu Á - Thái Bình Dương, được thành lập ở Bắc Kinh năm 2011 bởi Đại học Thanh Hoa và Đại
học Bắc Kinh phối hợp cùng ADB. Trung tâm này sẽ tập trung vào mạng lưới an ninh nước-lương thựcnăng lượng thông qua một chương trình nghiên cứu và phát triển khu vực.
Chương trình tài trợ ngành nước và Kế hoạch hành động trong lĩnh vực nước 2011-2020 của ADB
hỗ trợ tăng cường an ninh nước thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ, xây dựng năng lực, chia
sẻ tri thức, và hợp tác khu vực.
Tôi xin cảm ơn nhóm chuyên gia đã hoàn thành báo cáo này. Hy vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho
các nhà lãnh đạo ở Châu Á - Thái Bình Dương trong nỗ lực của họ nhằm tăng cường an ninh nước.

Bindu N. Lohani
Phó Chủ tịch về Quản lý tri thức và Phát triển bền vững
Ngân hàng Phát triển Châu Á


Lời tựa của Diễn đàn Nước
Châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng Phát triển Nước Châu Á 2013 (AWDO 2013) cung cấp cho các nhà lãnh đạo khu vực Châu Á Thái Bình Dương những thông tin về tình hình an ninh nước của quốc gia mình. Những thông tin mới
này sẽ giúp họ hiểu và khuyến khích họ chỉ đạo đất nước xây dựng
một chương trình nghị sự nước quốc gia - một chương trình hợp nhất
yêu cầu của rất nhiều lĩnh vực và ưu tiên cho các khoản đầu tư và
chính sách giúp thúc đẩy đất nước trên con đường hướng tới an ninh
nước mạnh mẽ hơn.
Báo cáo này nhấn mạnh hai thực tế cần được chú ý và ưu tiên

hành động ngay lập tức trên toàn khu vực. Thứ nhất, có sự bất bình
đẳng đáng báo động trong tiếp cận các dịch vụ nước cải tiến cho
hộ gia đình giữa người giàu và người nghèo ở khu vực thành thị và
nông thôn. Thứ hai, 80% các dòng sông ở Châu Á đều trong tình
trạng kém lành mạnh. Do vậy, các thông điệp của báo cáo này không
chỉ quan trọng đối với những người chịu trách nhiệm quản lý nguồn
nước và dịch vụ nước, mà còn hết sức thiết yếu đối với các nhà lãnh
đạo phụ trách quản lý tài chính và lập kế hoạch quốc gia. Chúng ta
không thể tuyên bố đang sống trong một xã hội văn minh nếu người
dân của chúng ta không được tiếp cận nước uống an toàn hoặc các
điều kiện vệ sinh cơ bản.

Tommy Koh

An ninh nước, cùng với an ninh lương thực và an ninh năng lượng, xét cho cùng là về an ninh của
con người. Nếu không tăng cường an ninh nước, chúng ta có thể sẽ gây tổn hại tới các thành tựu phát
triển của khu vực và các điều kiện sống mới được cải thiện gần đây của mình. Mặc dù quy mô và mức
độ phức tạp của thách thức đa chiều này là rất lớn, song giải pháp vẫn nằm trong tầm tay. Chúng có thể
được thực hiện thông qua các chính sách được thiết kế tốt và các khoản đầu tư thông minh, được duy
trì bởi việc quản lý nước hiệu quả.
Các chính phủ cần khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong việc định hướng các giải pháp về an
ninh nước, bao gồm xây dựng liên minh mạnh hơn với khu vực tư và xã hội dân sự. Các mối quan hệ
hợp tác giữa chính phủ - tập đoàn - xã hội thường dẫn tới những giải pháp sáng tạo hơn và phù hợp
hơn để giải quyết thách thức - đặc biệt nếu được hỗ trợ bởi tri thức và thông tin kịp thời, yếu tố mà ở đó
AWDO 2013 có một đóng góp quan trọng.
Trong cả nội dung và quá trình chuẩn bị, AWDO 2013 đã hiện thực hóa những cách tiếp cận và
nguyên tắc mà Diễn đàn Nước Châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy cho các nhà lãnh đạo khu vực. Nó
nhấn mạnh sự lãnh đạo và quản lý nhà nước, các yếu tố thiết yếu để tạo ra xung lực và định hướng cho
phát triển bền vững.
Sự hỗ trợ mạnh mẽ của Ngân hàng Phát triển Châu Á và các tổ chức hàng đầu khác của Diễn đàn

Nước Châu Á - Thái Bình Dương đã giúp hoàn thành báo cáo này. Tôi xin giới thiệu báo cáo này với các
nhà lãnh đạo khu vực của chúng ta. Nó cần định hướng các quyết định và hành động của họ để xử trí
các vấn đề cấp bách về mất an ninh nước và để xây dựng các cộng đồng, thành phố và nền kinh tế kiên
cường hơn và an toàn hơn về nước.

Tommy Koh
Chủ tịch, Hội đồng quản trị
Diễn đàn Nước Châu Á - Thái Bình Dương


Lời tựa của Mạng lưới cộng tác
vì Nước toàn cầu
An ninh nước ở Châu Á - Thái Bình Dương đang bị đe dọa do rất nhiều nguồn: tăng trưởng dân số, đô
thị hóa, ô nhiễm nước gia tăng, khai thác nước ngầm quá mức, các thảm họa liên quan tới nước, và biến
đổi khí hậu. Hoạt động quản lý và lập kế hoạch hiện thời đã chứng
tỏ là không đủ sức để xử trí những thách thức của việc đáp ứng nhu
cầu đa dạng về nước trong xã hội. Cải tiến năng suất nước trong
nông nghiệp, đạt được các mục tiêu về năng lượng, đáp ứng các yêu
cầu về nước ngày càng tăng trong công nghiệp, bảo vệ chất lượng
nước và các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng sống còn đang
là những thách thức mà chúng ta vẫn phải đối mặt. Các hậu quả về
mặt chính trị, kinh tế và xã hội của tình trạng thiếu nước là rất thực
tế, cũng như tác động của các thảm họa liên quan tới nước bị làm
trầm trọng thêm bởi sự biến đổi khí hậu.
Triển vọng Phát triển Nước Châu Á 2013 (AWDO 2013) là sản
phẩm của một khối lượng công việc đồ sộ. Nó mang đến một khuôn
khổ mạnh mẽ, thực tế và đã được hiểu rõ để đánh giá an ninh nước.
Sự quan tâm dành cho việc phân tích an ninh nước ở Châu Á - Thái
Bình Dương để xây dựng một chỉ số tổng hợp là rất đáng khen ngợi.
Với việc tập trung vào các kết quả đầu ra—một tương lai mà chúng

Mohamed Ait-Kadi
ta mong muốn—khuôn khổ này hỗ trợ việc hoạch định chính sách
hiệu quả thông qua phân tích từng khía cạnh then chốt của thách
thức về an ninh nước. Thông điệp cơ bản là thông điệp về tính cấp thiết, và các đòn bẩy chính sách được
khuyến nghị giúp hình thành các chương trình nghị sự hành động về an ninh nước tại mỗi quốc gia,
lưu vực sông và thành phố.
Tầm nhìn của Mạng lưới cộng tác vì Nước toàn cầu là một thế giới an ninh về nước, nơi các khía
cạnh của an ninh nước được đáp ứng cùng với nhau thông qua quy trình quản lý tài nguyên nước tổng
hợp. Mục tiêu là tăng cường an ninh nước bằng cách cân bằng giữa các yêu cầu của xã hội với khả năng
sẵn có của nguồn tài nguyên nước. Điều này đòi hỏi sự tham gia lâu dài của các chính phủ cùng với các
đối tác tư nhân và xã hội dân sự để giải quyết vấn đề sử dụng và lãng phí, gìn giữ và ô nhiễm, và cân
bằng các nhu cầu hiện thời với nhu cầu của các thế hệ tương lai. Như vậy, hiểu được mối liên hệ giữa
nhiều khía cạnh trong an ninh nước là một bước cơ bản để thiết kế chính sách, thực thi chính sách, và
xây dựng đồng thuận một cách hiệu quả. Ý chí chính trị, cũng như kỹ năng chính trị, cần sự lãnh đạo
mạnh mẽ và có tầm nhìn để cân bằng các lợi ích đối lập nhau, để xây dựng chính sách trên cơ sở hiểu
biết khoa học, và để thương lượng các quyết định được xã hội chấp nhận.
AWDO 2013 cung cấp cho các quốc gia một khuôn khổ hữu ích để thu thập và xử lý dữ liệu theo
cách cho phép họ theo dõi những tiến triển hướng tới an ninh nước quốc gia. Những thách thức của
việc tăng cường an ninh nước bắt nguồn từ các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường đang
ngày càng liên hệ mật thiết với nhau và không thể được giải quyết trừ phi có sự hợp tác lâu dài của một
tập hợp rộng hơn các bên liên quan.

Mohamed Ait-Kadi
Chủ tịch, Ủy ban Kỹ thuật
Mạng lưới cộng tác vì Nước toàn cầu


Về Triển vọng Phát triển Nước Châu Á
Triển vọng Phát triển Nước Châu Á được bắt đầu như thế nào
An ninh nước vừa là một quan ngại ngày càng tăng, vừa là một nhu cầu thiết yếu hàng đầu cho sự phát

triển bền vững ở Châu Á - Thái Bình Dương. Tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên đang gia tăng, xả
thải chất ô nhiễm bừa bãi ra các sông hồ, và đối thoại chính trị ở cấp cao về những tác động của biến đổi
khí hậu đã đưa các vấn đề về nước vào tầm chú ý của công chúng khắp khu vực. Dân số đang phình ra đòi
hỏi nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu uống, vệ sinh và sản xuất lương thực. Các nền kinh tế đang tăng
trưởng đòi hỏi nguồn cung năng lượng ngày càng tăng, điều này đến lượt nó lại dựa vào khả năng tiếp cận
nhiều nước hơn. Hầu hết các ngành công nghiệp là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế trên khắp khu vực đều
cần có nguồn cung nước ngọt đáng tin cậy trong một vài công đoạn của quy trình sản xuất. Đồng thời, khi
các cộng đồng trở nên thịnh vượng hơn, nhu cầu bảo vệ các hệ sinh thái gia tăng. Các nhu cầu cạnh tranh
về nguồn nước cho các mục đích sử dụng khác nhau khiến cho việc quản lý tài nguyên nước tổng hợp trở
nên thiết yếu để cho phép cung cấp các dịch vụ nước an toàn.
Triển vọng Phát triển Nước Châu Á (AWDO) được Diễn đàn Nước Châu Á - Thái Bình Dương (APWF)
và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) xây dựng để nhấn mạnh các vấn đề quan trọng về quản lý nước. Ấn
bản thứ nhất của AWDO1 được xuất bản năm 2007 để cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo gặp gỡ tại Hội
nghị Thượng đỉnh Nước Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ nhất tại Beppu, Nhật Bản.2 Ấn bản đầu tiên này
nhấn mạnh yêu cầu phải đề cập an ninh nước với một quan điểm rộng hơn, thay vì các cách tiếp cận theo
lĩnh vực truyền thống. AWDO 2007 đã nhấn mạnh sự quản lý nhà nước như một nhân tố phổ biến làm hạn
chế các nỗ lực để tăng cường an ninh nước tại Châu Á - Thái Bình Dương.3 Báo cáo năm 2007 cũng được
các nhà lãnh đạo, các nhà thực hành và giới truyền thông đón nhận tích cực và có sẵn bằng bốn ngôn ngữ.
Hưởng ứng hai thông điệp then chốt của AWDO 2007 và Hội nghị Thượng đỉnh Beppu, APWF và ADB đã
bắt đầu chuẩn bị ấn bản thứ hai của AWDO để trả lời thách thức ngầm đặt ra trước các nhà lãnh đạo tại Hội
nghị Thượng đỉnh Beppu: rằng chúng ta không thể quản lý thứ mà chúng ta không đánh giá được.
Được xây dựng cho các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách về tài chính và kế hoạch, cũng như
cho các nhà thực hành và nghiên cứu trong lĩnh vực nước, AWDO 2013 giới thiệu một khung đánh giá
toàn diện về an ninh nước như là cơ sở để tạo dựng một tương lai an toàn về nước cho người dân Châu
Á - Thái Bình Dương.

Huy động tri thức khu vực
AWDO 2013 dựa trên ý kiến chuyên môn của mười tổ chức tri thức về nước hàng đầu tại Châu Á - Thái
Bình Dương, với sự định hướng thêm của các chuyên gia đến từ cả năm tiểu vùng (xin xem phần Lời cảm
ơn).4 Cùng làm việc như một nhóm, các tổ chức này đã sử dụng sự đa dạng về địa lý và tri thức để tạo ra

một tầm nhìn chung về an ninh nước và xây dựng một phương pháp thực tế để đánh giá tiến triển của khu
vực hướng tới tầm nhìn này. Nhóm này bao gồm một số trung tâm tri thức khu vực, được thành lập theo
yêu cầu của các nhà lãnh đạo khu vực tại Hội nghị Thượng đỉnh Beppu năm 2007. Các trung tâm tri thức
này được dự kiến giúp khu vực định hướng đi tới một tương lai nước an toàn.5

1

ADB. 2007. Triển vọng Phát triển Nước Châu Á 2007. Manila.

2

Diễn đàn Nước Châu Á - Thái Bình Dương. 2007. Hội nghị Thượng đỉnh Nước Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ nhất: Thông điệp từ Beppu.
Beppu, Nhật Bản.

3

AWDO 2007 cũng bao gồm một đề xuất về phương pháp đánh giá hoạt động của khu vực trong lĩnh vực cấp nước thông qua Chỉ số về mức đủ
nước sạch.

4

Năm tiểu vùng là Trung và Tây Á, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, và Thái Bình Dương.

5

Sáng kiến về các Trung tâm tri thức thuộc Diễn đàn Nước Châu Á - Thái Bình Dương bao gồm 17 trung tâm để xử lý các chủ đề quan trọng về an ninh
nước. Mỗi trung tâm kết nối và phục vụ một mạng lưới khách hàng và đối tác trong lĩnh vực tri thức cụ thể của mình. Việc liên kết mạng lưới tri thức này
đang giúp các nhà lãnh đạo địa phương áp dụng các giải pháp hiệu quả hơn và cung cấp thông tin về tiến độ và những ưu tiên cho các nhà lãnh đạo
quốc gia tại các hội nghị thượng đỉnh lần sau.



Ấn bản lần này của AWDO trình bày kết quả của những nghiên cứu thực tiễn được sử dụng để đánh
giá tình trạng an ninh nước ở Châu Á - Thái Bình Dương. Các chỉ số của AWDO 2013 thể hiện vai trò
phức tạp của nước trong sự vận động đi lên của con người, xã hội, kinh tế và môi trường. Mặc dù dường
như có sự đơn giản hóa quá mức một số vấn đề khi xác định các chỉ số được sử dụng, song sự đơn giản
hóa này phản ánh mức độ có sẵn hiện tại của các dữ liệu đáng tin cậy làm cơ sở cho các đánh giá.
Các chỉ số được trình bày ở đây là mới nhất trong đánh giá an ninh nước, và từng khía cạnh then chốt
riêng lẻ cùng các chỉ số tổng hợp có thể được điều chỉnh sau này khi chuẩn bị các ấn bản tương lai của
AWDO. Tuy nhiên, các chỉ số hiện thời là một thành tựu quan trọng bước đầu - những bước đi đầu tiên
hướng tới tạo dựng một khuôn khổ khách quan để định lượng an ninh nước quốc gia và khu vực.

Một tầm nhìn và khuôn khổ cho an ninh nước
Đánh giá định lượng về an ninh nước được đưa ra trong AWDO 2013 đặt nền móng cho việc đánh
giá những tiến triển hướng tới một tương lai an toàn về nước cho người dân Châu Á - Thái Bình
Dương. Những kết quả của từng nước, xếp hạng và thông điệp chính trong báo cáo cho thấy các định
hướng và ưu tiên để tăng cường đầu tư, cải tiến hoạt động quản lý, và đẩy mạnh xây dựng năng lực.
AWDO cũng cung cấp một cơ sở dữ liệu để phân tích các xu hướng và tác động của những chính
sách và cải cách mà có thể được theo dõi và báo cáo cho các bên liên quan thông qua những ấn bản
tương lai của AWDO.
Trong khi xây dựng khung phân tích, nhóm tác giả đã tạo dựng một tầm nhìn chung về an ninh
nước như sau:
Các xã hội có thể đạt được an ninh nước khi họ quản lý thành công các nguồn tài nguyên và dịch
vụ nước của mình để
1.

đáp ứng nhu cầu nước sạch và vệ sinh của hộ gia đình tại tất cả các cộng đồng;

2.

hỗ trợ các nền kinh tế sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng;


3.

xây dựng các thành phố và đô thị năng động và đáng sống;

4.

phục hồi các dòng sông và hệ sinh thái lành mạnh; và

5.

xây dựng các cộng đồng kiên cường có khả năng thích nghi với thay đổi.

Tầm nhìn chung này đã tạo cơ sở cho một định nghĩa mới, toàn diện hơn về an ninh nước. Bằng
cách đánh giá an ninh nước theo năm khía cạnh, AWDO cung cấp cho các nhà lãnh đạo những cách
thức mới để xem xét thế mạnh và điểm yếu của đất nước mình trong quản lý nguồn tài nguyên và cung
cấp dịch vụ nước. AWDO 2013 bao gồm các nghiên cứu có tính chất đột phá được tiến hành nhằm xây
dựng những công cụ mới để định lượng an ninh nước trong khu vực. Với sự thừa nhận dứt khoát tình
trạng căng thẳng hiện tại giữa các mục đích sử dụng nước khác nhau, các chỉ số của AWDO cung cấp
cho các nhà lãnh đạo những công cụ để phân bổ nguồn lực một cách tự tin và hợp lý hơn nhằm đạt
được an ninh nước cao hơn.

Vai trò lãnh đạo
Những cải tiến trong an ninh nước không thể diễn ra nếu không có sự lãnh đạo tận tâm của các chính
trị gia, chuyên gia ngành nước và người đứng đầu xã hội dân sự. Các dữ liệu và công cụ trình bày trong
AWDO 2013 tạo cơ sở để đo lường hiệu quả của các hành động nhằm thúc đẩy tăng cường an ninh
nước cho các cá nhân, nền kinh tế, môi trường và quốc gia. Hành động phối hợp đòi hỏi một tầm nhìn
chung, những đấu thủ nhiệt tình, và việc tạo đà được tiếp sức bởi tri thức và quyết tâm nhằm đạt được
một tương lai nước an toàn ở Châu Á - Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo và xã hội dân sự sẽ phải có
những bước đi thận trọng để xử trí những lĩnh vực còn yếu kém; nếu không, sẽ không thể tăng cường

an ninh nước. AWDO 2013 chỉ ra những lĩnh vực trong đó các nhà lãnh đạo có thể bắt đầu hành động


để đưa đất nước vào con đường hướng tới an ninh nước cao hơn. Các chỉ số của AWDO có thể giúp các
nhà lãnh đạo lựa chọn những hành động mang lại một tương lai an toàn hơn về nước cho tất cả người
dân khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Do vai trò then chốt này của việc quản lý nhà nước, an ninh
nước đã trở thành một lựa chọn cũng nhiều như một mục tiêu.6

Tiếp tục câu chuyện
Công cuộc tăng cường an ninh nước tại Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục sau khi AWDO 2013
được ấn hành. Năm 2011, Trung tâm An ninh Nước Châu Á - Thái Bình Dương đã được Đại học Thanh
Hoa và Đại học Bắc Kinh thành lập, với sự hợp tác của ADB. Trung tâm này sẽ đảm nhiệm vai trò chủ
chốt trong việc hoàn thiện hơn nữa các công cụ và kỹ thuật của AWDO để cho phép đo lường cụ thể
hơn an ninh nước trong tương lai. Theo cách này, công việc của AWDO sẽ được chuyển đổi từ một dự
án nhóm sang một chương trình khu vực được phát triển liên tục. Hoạt động của Trung tâm An ninh
Nước Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng cường sự hợp tác giữa các chính phủ, lãnh đạo xã hội dân sự,
các chuyên gia ngành nước và các đối tác nghiên cứu. Cùng với nhau, những đối tác này sẽ tạo ra sự
chia sẻ thông tin và tri thức mới, nghiên cứu, phát triển năng lực, và sẽ hỗ trợ tăng cường vai trò lãnh
đạo trong an ninh nước. Công việc đã được bắt đầu để thu hẹp phạm vi các chỉ số nhằm hỗ trợ phân
tích chi tiết hơn về an ninh nước tại các lưu vực sông và các khu vực hành chính.
Các con số không bao giờ có thể kể toàn bộ câu chuyện, hoặc ít nhất cũng không hoàn toàn công
bằng. Những đánh giá về an ninh nước được trình bày trong AWDO 2013 cần phải được nhận thức
như là những hình ảnh đầu tiên, vốn không đo lường hay thể hiện tiến triển hoặc xu hướng. AWDO
2013 thực sự cung cấp một dữ liệu cơ sở mới để các nhà lãnh đạo đánh giá tiến triển về an ninh nước.
Bên cạnh tất cả những câu chuyện đáng lo ngại về mất an ninh nước trong khu vực, cũng có những câu
chuyện đầy cảm hứng về sự lãnh đạo, ứng phó và sáng tạo - và không chỉ ở các nền kinh tế phát triển
mà còn cả ở những thành phố và lưu vực sông tại các nền kinh tế đang phát triển trên khắp khu vực.
Được hỗ trợ bởi những sáng kiến phối hợp, các ấn bản sau của AWDO sẽ bao gồm phân tích về tác
động của chính sách và các quyết định quản lý đối với hiện trạng an ninh nước.


Cấu trúc của Triển vọng Phát triển Nước Châu Á 2013
AWDO 2013 được trình bày thành ba phần. Phần I giới thiệu năm khía cạnh then chốt về an ninh nước
và nêu ra một tập hợp các chỉ số để đánh giá an ninh nước quốc gia. Đánh giá của các quốc gia riêng rẽ
được tổng hợp để cung cấp bức tranh chung của khu vực, với tổng quan về ý nghĩa của các phát hiện,
xác định các vấn đề khu vực và những điểm nóng cần có hành động khẩn cấp để cải thiện an ninh nước.
Phần II áp dụng các chỉ số để cho thấy các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương được đánh giá như
thế nào dựa trên tầm nhìn về an ninh nước của AWDO, thảo luận xem những gì đang bị đe dọa, và đưa
ra các đòn bẩy chính sách có thể được sử dụng để tăng cường an ninh trong mỗi khía cạnh then chốt.
Nó tóm tắt các tài liệu cơ sở và các phân tích làm nền tảng cho ấn bản AWDO lần này.7

6

Quản lý nhà nước về nước có thể được định nghĩa như một loạt các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế và hành chính hiện có để điều tiết sự
phát triển và quản lý các nguồn tài nguyên nước và việc cung cấp dịch vụ nước ở các cấp độ khác nhau trong xã hội. Xem http://waterwiki.
net/index.php/Q%26A_Water_Governance#Most_widely_used_definition.

7

Các tài liệu cơ sở và nghiên cứu trường hợp bổ sung được đưa vào trong DVD bổ sung của AWDO 2013, và bản in được đăng tải trên trang
web của APWF tại .

ẢNH: AFP

Phần III trình bày tóm tắt các hành động chính sách và chiến lược nhằm tăng cường an ninh nước,
tổng hợp thành các thông điệp then chốt để hỗ trợ các nhà lãnh đạo chính trị, lãnh đạo ngành nước và
lãnh đạo xã hội dân sự định hướng các hành động về an ninh nước ở cấp độ quốc gia, tại các lưu vực
sông, và ở các cộng đồng.


An ninh nước

hộ gia đình
Khía cạnh then chốt 1


7LŠS FŚQ QòĸF VĀFK FŖS TXD îòĹQJ ŪQJ
● 7LŠS FŚQ Fð Vĺ YŤ VLQK îòļF FþL WLŠQ
● ïLšX NLŤQ YŤ VLQK

An ninh nước
kinh tế
Khía cạnh then chốt 2
$Q QLQK QòĸF WURQJ
Q×QJ QJKLŤS
● $Q QLQK QòĸF WURQJ
F×QJ QJKLŤS
● $Q QLQK QòĸF WURQJ
QôQJ OòļQJ


An ninh nước đô thị

An ninh
nước
quốc gia

Kiên cường trước
các thảm họa
liên quan tới nước
Khía cạnh then chốt 5
1JX\ Fð KłQJ FKĞX

● 7ÐQK Gţ WŬQ WKòðQJ
● 1ôQJ OņF łQJ SKÖ FłQJ
● 1ôQJ OņF łQJ SKÖ PšP


Khía cạnh then chốt 3
&ŖS QòĸF
● ;ń Oà QòĸF WKþL
● 7KRÄW QòĸF



An ninh nước môi trường
Khía cạnh then chốt 4
;ÄR WUŮQ WĀL OòX YņF
● · QKLţP
● 3KÄW WULŢQ QJXūQ QòĸF
● &ÄF \ŠX WŪ VLQK YŚW



AFP


Phần I
Part I
Đánh
giá:
Một
khuôn

khổ
Taking Stock: An Objective
khách
quan về
ninh
nước
Framework
foran
Water
Security


2

Triển vọng Phát triển Nước Châu Á 2013

Tận hưởng nước từ vòi máy công cộng: Các quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương đang nỗ lực xây dựng các thành phố và
đô thị năng động và đáng sống.


Phần I: Đánh giá: Một khuôn khổ khách quan về an ninh nước

Bối cảnh và chương trình nghị sự

T

ại Hội nghị Thượng đỉnh Nước Châu Á - Thái Bình Dương lần
thứ nhất diễn ra tại Beppu, Nhật Bản tháng 12-2007, các nhà
lãnh đạo khu vực trong lĩnh vực tài chính, kế hoạch và nước
đã cùng tụ họp để thảo luận hiện trạng an ninh nước khu vực và vai

trò của quản lý nhà nước. Trong Thông điệp từ Beppu của họ, các nhà
lãnh đạo trước tiên và trên hết đã thừa nhận rằng tiếp cận nước uống
an toàn và cơ sở vệ sinh là quyền cơ bản của con người (chú thích 2).
Thứ hai, họ nhất trí tăng cường đáng kể việc phân bổ các nguồn lực
để cải tiến hoạt động quản lý nhà nước; tìm kiếm hiệu quả, sự minh
bạch và bình đẳng cao hơn. Thứ ba, các nhà lãnh đạo kêu gọi Diễn đàn
Nước Châu Á - Thái Bình Dương thành lập các trung tâm tri thức khu
vực để nghiên cứu và cố vấn về các vấn đề an ninh nước quan trọng.
Ý định này nhằm khuyến khích chia sẻ tri thức rộng rãi hơn và để
kết nối các nhà lãnh đạo địa phương với những thông tin giúp họ xây
dựng các giải pháp hiệu quả hơn.

AFP

Thế giới đã thay đổi kể từ sự kiện Beppu. Một số quốc gia đã thành công trong
việc đưa nước lên đầu chương trình nghị sự phát triển quốc gia và đã có những tiến
triển thông qua các cải cách và đầu tư. Sau khi cơn bão Ketsana tàn phá nhiều phần
của đô thị Manila năm 2009, tổng thống Philippin đã ký thông qua Đạo luật Biến đổi
khí hậu Philippin năm 2009 - một trong những mảng hoạt động lập pháp toàn diện
và tổng hợp nhất từ trước tới nay trong khu vực. Khi có hiệu lực thực thi, đạo luật này
sẽ tăng cường khả năng chống đỡ của các cộng đồng trước những thảm họa liên quan
tới nước. Năm 2011, Nghị định số 1 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, một tài liệu
chính sách thường niên nêu cụ thể các ưu tiên chính sách của chính phủ trung ương,
đã cam kết tăng gấp đôi ngân sách đầu tư hằng năm trong lĩnh vực nước, lên tới bốn
nghìn tỷ nhân dân tệ (608 tỷ USD) tới năm 2020.8 Các khoản đầu tư quan trọng này
sẽ tập trung giải quyết tình trạng khan hiếm nước ngày càng tăng của đất nước, sự
xuống cấp của các nguồn nước và chất lượng nước, và việc gia tăng các thảm họa lũ
lụt. Năm 2012, Trung Quốc đã đặt ra các mục tiêu hoạt động trong công nghiệp, thủy
lợi và chất lượng nước, được hỗ trợ bởi những đánh giá mang tính thể chế nhằm tăng
cường an ninh nước như một cơ sở thiết yếu cho một nền kinh tế bền vững.9


8

Ban Chấp hành Trung ương và Hội đồng nhà nước. 2011. Quyết định thúc đẩy cải cách và phát triển trong lĩnh
vực nước. Bắc Kinh.

9

Ban Chấp hành Trung ương và Hội đồng nhà nước. 2012. Quy định thực thi hệ thống quản lý nguồn tài nguyên
nước chặt chẽ nhất. Bắc Kinh.

3


Triển vọng Phát triển Nước Châu Á 2013

Các sự kiện toàn cầu và khu vực từ
sau Beppu đã khiến công chúng nhận
thấy tầm quan trọng của nước. Thứ
nhất, tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu lên các thị trường vốn
đã hạn chế đầu tư cho an ninh nước tại
rất nhiều quốc gia trong khu vực. Thứ
hai, các đợt tăng giá lương thực liên tiếp
có liên quan tới tình trạng lũ lụt và hạn
hán đã cho thấy khả năng dễ tổn thương
của an ninh lương thực quốc gia. Và thứ
ba, một số hiện tượng thời tiết cực đoan
đã gây ra những trận lũ lụt và hạn hán
có thể coi là thảm họa. Tổn thất về sinh

mạng, thiệt hại tài sản và tổn thất trực
tiếp về kinh tế đã tạo sức ép lên việc làm,
các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng.
Điều không thay đổi từ sau Beppu
năm 2007 là nhu cầu quản lý nhà nước
hiệu quả hơn. Như ấn bản đầu tiên của
AWDO (2007) đã nêu: “Nếu một số
DMC (quốc gia thành viên đang phát
triển) tại châu Á phải đối mặt với cuộc
khủng hoảng nước trong tương lai, đó
không phải là vì sự khan hiếm nước
thực tế, mà do quản lý nước không
tương xứng hoặc không phù hợp… Những thay đổi cơ bản và to lớn trong hoạt động quản lý nước là
cần thiết tại hầu hết các quốc gia thành viên đang phát triển Châu Á” (chú thích 1).
Khan hiếm nước là thực tiễn mang tính địa lý và lịch sử đối với một số nước, đặc biệt vào mùa khô;
tuy nhiên, nó cũng có thể là kết quả của các chính sách khiếm khuyết và các hệ thống quản lý sai lầm.
Ngày càng thấy rõ rằng hoạt động quản lý nước là yếu tố có liên quan, như từ trước tới nay vẫn vậy.
Quản lý tốt cả các vấn đề về nước do tự nhiên và do con người gây ra sẽ góp phần đạt được tiến bộ và an
ninh kinh tế, xã hội và môi trường.
Các chỉ số của mỗi trong năm khía cạnh then chốt về an ninh nước sẽ giúp các chính phủ và xã hội
dân sự đánh giá tiến triển hướng tới an ninh nước quốc gia.10 Bằng cách đo lường an ninh nước quốc
gia như sự tổng hợp của các chỉ số (Hình 1), tính chất phụ thuộc lẫn nhau của các mục đích sử dụng
nước được thừa nhận rõ ràng. Sự phụ thuộc lẫn nhau này hàm ý rằng tăng cường an ninh nước ở một
khía cạnh có thể tác động tới an ninh tại khía cạnh khác, trong khi đồng thời tăng cường hoặc làm giảm
an ninh nước quốc gia tổng thể đã được chỉ ra.

An ninh nước theo năm khía cạnh
AWDO đo lường an ninh nước trong năm khía cạnh then chốt (Bảng 1), bởi sự chú trọng duy nhất vào
bất kỳ khía cạnh nào trong số này cũng là chưa đủ để định hướng các quyết định hoặc đánh giá các kết
quả trong lĩnh vực nước. Tầm nhìn của AWDO về an ninh nước được thiết kế để đại diện cho nhiều

khía cạnh sử dụng nước trong đời sống và sinh kế của người dân, với giảm nghèo và quản lý nhà nước
là các quan điểm xuyên suốt trong từng khía cạnh.

10 Chi tiết cụ thể hơn về thành phần của từng chỉ số được nêu trong Phần II của báo cáo này, tại các phụ lục, và trong các báo cáo cơ sở nằm
trong DVD bổ sung cho AWDO 2013.

AFP

4


Phần I: Đánh giá: Một khuôn khổ khách quan về an ninh nước

HÌNH 1

Khung an ninh nước với năm khía cạnh then chốt phụ thuộc lẫn nhau

An ninh nước hộ gia đình

An ninh
nước
kinh tế

An ninh
nước
đô thị
An ninh
nước
quốc gia


Kiên cường trước
các thảm họa
liên quan tới nước

An ninh
nước
môi trường

Khía cạnh then chốt 1:
An ninh nước hộ gia đình
Cơ sở và hòn đá tảng của an ninh nước là những gì diễn ra ở cấp độ hộ gia đình. Cung cấp cho mọi
người các dịch vụ nước và vệ sinh an toàn, đáng tin cậy cần phải là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh
đạo Châu Á. An ninh nước hộ gia đình là nền tảng thiết yếu cho những nỗ lực xóa nghèo và hỗ trợ phát
triển kinh tế.

Khía cạnh then chốt 2:
An ninh nước kinh tế
Nước nuôi dưỡng nguồn lương thực, cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp, và làm mát các
nhà máy sản xuất năng lượng của chúng ta. Không được phép xem xét việc sử dụng nước trong các lĩnh
vực một cách tách biệt với nhau nữa. Các cuộc tranh luận về mạng lưới nước - lương thực - năng lượng đã
bắt đầu nâng cao nhận thức chung về mối liên hệ thiết yếu giữa các mục đích sử dụng nước phục vụ hoạt
động kinh tế. An ninh nước kinh tế đo lường năng suất sử dụng nước để duy trì tăng trưởng kinh tế bền
vững trong các lĩnh vực sản xuất lương thực, công nghiệp, và năng lượng của nền kinh tế.

5


6

Triển vọng Phát triển Nước Châu Á 2013


Khía cạnh then chốt 3:
An ninh nước đô thị
Ở Châu Á - Thái Bình Dương, khoảng 43% dân số hiện đang sống ở các đô thị; tuy nhiên, tỷ lệ đô thị
đã tăng 29% trong vòng 20 năm qua, nhanh hơn ở bất kỳ khu vực nào khác.11 Sau một thế kỷ chuyển đổi
từ các xã hội nông thôn sống dựa vào đồng ruộng sang các trung tâm đô thị, và sự ra đời các đại đô thị
với số lượng lớn nhất thế giới, các thành phố của Châu Á đã trở thành những đầu tàu quan trọng của
nền kinh tế. Các chỉ số an ninh nước đô thị đo lường việc tạo ra các dịch vụ và quản lý nước tốt hơn để
hỗ trợ các thành phố nhạy cảm về nước, năng động và đáng sống.

Khía cạnh then chốt 4:
An ninh nước môi trường
Môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của Châu Á đã tổn thất nặng nề do hàng
thập niên bị lơ là bởi các chính phủ trên khắp khu vực ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhanh thay vì các
mục tiêu về môi trường. Các nhà lãnh đạo Châu Á giờ đây đã bắt đầu quan tâm tới khía cạnh xanh của
nền kinh tế khi tăng cường chú trọng hơn tới phát triển bền vững và tăng trưởng toàn diện. Chỉ số an
ninh nước môi trường đánh giá sự lành mạnh của các dòng sông và đo lường tiến triển trong việc khôi
phục sức sống cho các dòng sông và hệ sinh thái trên quy mô quốc gia và khu vực. Tính bền vững của
phát triển và chất lượng sống được cải thiện phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

Khía cạnh then chốt 5:
Kiên cường trước các thảm họa
liên quan tới nước
Sự thịnh vượng ngày càng tăng của khu vực đã mang tới những thay đổi chưa từng thấy trước đây
trong hoạt động kinh tế, đô thị hóa, thực đơn hàng ngày, thương mại, văn hóa, và thông tin liên lạc. Nó
cũng mang tới mức độ bất định và rủi ro ngày càng tăng do sự biến động và thay đổi khí hậu. Khả năng
chống đỡ và phục hồi của các cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi này, nhất là
các rủi ro thảm họa liên quan tới nước, được đánh giá bằng chỉ số kiên cường trước các thảm họa liên
quan tới nước. Việc xây dựng các cộng đồng kiên cường có thể thích nghi với thay đổi và có khả năng
giảm rủi ro từ những thảm họa thiên nhiên liên quan tới nước phải được đẩy mạnh để giảm thiểu hết

mức tác động của các thảm họa trong tương lai.

11 Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc. 2011. Niên giám thống kê Châu Á - Thái Bình Dương 2011. Bangkok. Có sẵn
tại />

Phần I: Đánh giá: Một khuôn khổ khách quan về an ninh nước

BẢNG 1

Khung đánh giá an ninh nước quốc gia của Triển vọng Phát triển Nước Châu Á
Khía cạnh then
chốt
An ninh nước
quốc gia

Chỉ số

Chỉ số này đo lường những gì

An ninh nước quốc gia

Các quốc gia đã tiến triển tới an ninh nước quốc gia
ở mức nào. Chỉ số này kết hợp năm khía cạnh then
chốt của an ninh nước, được đánh giá bằng các
khía cạnh then chốt từ 1 tới 5 (xem Phụ lục 1).

Khía cạnh then
chốt 1

An ninh nước

hộ gia đình

Các quốc gia đang đáp ứng nhu cầu về vệ sinh và nước
của hộ gia đình và cải thiện điều kiện vệ sinh vì sức khỏe
cộng đồng ở mức độ nào. Chỉ số an ninh nước hộ gia
đình là tổng hợp của ba chỉ số nhỏ (xem Phụ lục 2).

Khía cạnh then
chốt 2

An ninh nước kinh tế

Sử dụng nước một cách năng suất để duy trì
tăng trưởng bền vững trong sản xuất lương
thực, công nghiệp và năng lượng. Chỉ số này là
tổng hợp của ba chỉ số nhỏ (xem Phụ lục 3).

Khía cạnh then
chốt 3

An ninh nước đô thị

Tiến triển hướng tới các dịch vụ và quản lý nước
đô thị hiệu quả hơn để xây dựng các thành phố
và đô thị năng động và đáng sống. Chỉ số này là
tổng hợp của ba chỉ số nhỏ (xem Phụ lục 4).

Khía cạnh then
chốt 4


An ninh nước
môi trường

Các lưu vực sông đang được phát triển và quản lý tốt như
thế nào để duy trì bền vững các dịch vụ hệ sinh thái. Chỉ
số này được xác định bằng phân tích không gian bốn
chỉ số nhỏ về độ lành mạnh sông ngòi (xem Phụ lục 5).

Khía cạnh then
chốt 5

Kiên cường trước
các thảm họa liên
quan tới nước

Khả năng chống đỡ và phục hồi trước các tác động
của những thảm họa liên quan tới nước. Chỉ số này
là tổng hợp của ba chỉ số nhỏ (xem Phụ lục 6).

Lưu ý: Định nghĩa đầy đủ về nguồn gốc của các chỉ báo và dữ liệu được nêu trong DVD bổ sung của AWDO 2013.

An ninh nước quốc gia
An ninh nước tổng thể của một quốc gia được đánh giá như là kết quả tổng hợp của năm khía cạnh
then chốt, được đo theo thang bậc từ 1 tới 5. Biểu đồ năm nhánh của an ninh nước (Hình 1) cho thấy
các khía cạnh của an ninh nước có liên quan và phụ thuộc lẫn nhau, và không nên được xem xét tách
biệt với các yếu tố khác.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố quyết định an ninh nước trong từng khía cạnh có nghĩa là
tăng cường an ninh nước sẽ chỉ đạt được bởi các chính phủ dám “đập tan các tháp ngà lĩnh vực truyền
thống” nhằm tìm ra những cách thức và phương tiện để quản lý sự liên kết, phối hợp, và đánh đổi giữa
các khía cạnh. Đây là quy trình được biết dưới tên gọi quản lý tài nguyên nước tổng hợp, đã được các

nhà lãnh đạo thế giới thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững ở Johannesburg năm
2002, và được tái khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio+20 vào năm 2012.
Ý nghĩa của năm thang bậc trong đánh giá an ninh nước được tóm tắt trong Bảng 2. Với Chỉ số
an ninh nước quốc gia (NWSI = 1 hoặc Bậc 1), tình trạng nước quốc gia đang rất nguy hiểm và có
khoảng cách to lớn giữa hiện trạng với mức độ chấp nhận được của an ninh nước. Với NWSI ở Bậc 5,
quốc gia có thể được coi là một hình mẫu về quản lý các dịch vụ và nguồn tài nguyên nước, và cũng
an toàn về nước hết mức có thể trong điều kiện hiện nay. Không quốc gia nào tại Châu Á - Thái Bình
Dương được phát hiện đã đạt tới Bậc 5 vào năm 2012.12

12 Các quốc gia dưới đây đã đạt được những giá trị tương ứng của Chỉ số an ninh nước quốc gia (NWSI) như sau: NWSI = 1: Ápganixtan, Bănglađét,

7


Triển vọng Phát triển Nước Châu Á 2013

BẢNG 2

Mô tả các thang bậc an ninh nước quốc gia
Chỉ số an ninh Tình trạng an ninh
nước quốc gia nước quốc gia
Mô tả
Mẫu
mực
Các cơ quan và dịch vụ địa phương bền vững; các
5

nguồn tài chính công bền vững để bảo vệ và quản
lý nước và môi trường; mức độ tiêu thụ nước của
công chúng bền vững; và chính phủ cho thấy những

mô hình mới về quản lý nước, hỗ trợ công nghệ
tiên tiến, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, và đề xuất
hoặc chủ trì các mối quan hệ đối tác quốc tế.

4

Hiệu quả

Các sáng kiến an ninh nước được đưa vào các quy
hoạch tổng thể phát triển quốc gia, đô thị, lưu vực, và
nông thôn; được ưu tiên cao trong chương trình nghị
sự phát triển quốc gia; đầu tư công đạt tới mức phù
hợp; điều tiết hiệu quả; nhận thức và thay đổi hành
vi của công chúng là một ưu tiên của chính phủ.

3

Đủ năng lực

Tiếp tục xây dựng năng lực; cải thiện các tỷ lệ
đầu tư công; quy định và thực thi luật pháp
mạnh hơn; chương trình nghị sự phát triển
quốc gia ưu tiên nước và môi trường; và chuyển
dịch trọng tâm hướng tới việc cải tiến năng
lực tài chính và kỹ thuật ở địa phương.

2

Có cam kết


Luật lệ và chính sách được hỗ trợ bởi các chương trình
tăng cường năng lực của chính phủ; các sắp xếp thể
chế được cải tiến; các mức đầu tư công đang tăng
lên (mặc dù những tỷ lệ này có thể vẫn là chưa đủ).

1

Nguy hiểm

Chỉ có một số luật lệ và chính sách về nước
và môi trường; các mức độ đầu tư công,
quy định và thực thi còn chưa đủ.

Lưu ý: Những miêu tả này liên quan tới tình trạng an ninh nước với rất nhiều yếu tố quản lý khác nhau mà dường như là đúng đối với
các quốc gia tại các thang bậc được chỉ ra.

Phụ lục 1 trình bày tóm tắt những đánh
giá của mỗi khía cạnh then chốt, và bậc
ước tính của an ninh nước quốc gia được
nêu trong Hình 2. Nguyên nhân cơ bản giải
thích tại sao 37 trên 49 quốc gia được đánh
giá có an ninh nước quốc gia ở Bậc 1 hoặc
Bậc 2 được thảo luận chi tiết hơn trong
Phần II.

HÌNH 2

An ninh nước quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương
29


30

Số quốc gia

8

20

10

0

8

10
2

0
1
2
3
4
5
Chỉ số an ninh nước quốc gia

Campuchia, Ấn Độ, Kiribati, Nauru, Pakixtan, và Tuvalu. NWSI = 2: Adécbaigian, Butan, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Quần đảo Cook, Liên
bang Micrônêxia, Phigi, Gióocgia, Inđônêxia, Cộng hòa Cưrơgưxtan, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Manđivơ, Quần đảo Mácxan, Mông Cổ,
Mianma, Nêpan, Niue, Palau, Papua Niu Ghinê, Philippin, Xamoa, Quần đảo Xôlômon, Xri Lanka, Thái Lan, Đông Timor, Tônga, Tuốcmênixtan,
Udơbêkixtan, Vanuatu, và Việt Nam. NWSI = 3: Ácmênia; Brunây; Hồng Kông, Trung Quốc; Nhật Bản; Cadắcxtan; Malaixia; Hàn Quốc; Xingapo;
Đài Loan, Trung Quốc; và Tátgikixtan. NWSI = 4: Ôxtrây lia và Niu Dilân. NWSI = 5: Không có quốc gia nào.



×