Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Quy trình công nghệ thi công thùng chìm khối lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.37 KB, 31 trang )

Quy trình công nghệ
thi công thùng chìm khối lớn
Bao gồm : làm móng đá, sản xuất các khối thùng chìm,
hạ thuỷ, kéo đánh chìm và lắp đặt hoàn chỉnh

Giới thiệu:

Thùng chìm kết cấu BTCT lớn thi công tại dự án Tiên Sa - Đà Nẵng là lần thứ 2
ứng dụng thành công tại Việt Nam sau dự án cảng Cái Lân - Quảng Ninh. Về quy
mô và trọng lượng thì thùng chìm cả 2 nơi đều tương đương nhau, tuy nhiên so với
dự án Cảng Cái Lân - Quảng Ninh công tác thi công dưới sự hướng dẫn của các
chuyên gia Nhật Bản, các thùng chìm được đúc trên ụ nổi chuyên dụng 10.000T
của Nhật Bản, còn tại dự án Kéo dài Đê chắn sóng Tiên Sa - Đà Nẵng là một thành
công đối với đội ngũ cán bộ công nhân

viên TCT Xây dựng đường thuỷ

(VINAWACO).
Tại dự án Kéo dài đê chắn sóng Tiên Sa - Đà Nẵng, chúng ta đã cải tiến ụ nổi
4.500T của Công ty sửa chữa tàu Hải Sơn để đúc thùng chìm, đây là ụ sửa chữa tàu
của Nga với tuổi thọ đã trên 20 năm. Đồng thời, thay hệ ván khuôn thép thùng
chìm bằng hệ ván khuôn nhựa kết hợp với hệ thống kết cấu đỡ khung hộp, và đặc
biệt với đội ngũ nhân viên thi công thùng chìm là người Việt Nam VINAWACO
đã hoàn toàn chủ động và làm chủ công nghệ thi công thùng chìm.
A. Các căn cứ để thực hiện:

-

Căn cứ vào điều kiện điạ chất thuỷ văn tại vị trí thi công từ khu vực Nhà máy
X50 Hải quân đến khu vực đê hiện hữu.


-

Căn cứ tài liệu khảo sát địa hình và địa chất công trình tại khu vực mặt nước
trước cầu cảng X50 và đê chắn sóng Tiên sa

-

Căn cứ vào chế độ thuỷ triều tại khu vực thi công là chế độ bán nhật triều. Mực
nước triều này được thể hiện ở bảng dưới đây.


Bảng: Mực nước triều ở vịnh Đà Nẵng
Mô tả

Viết tắt

Mực nước(m)

Mực nước triều cường cao nhất
Mực nước triều cường cao nhất trung bình
Mực nước triều cao nhất trung bình hàng
tháng
Mực nước biển trung bình
Mực nước triều cao thấp nhất trung bình
hàng tháng
Mực nước triều kiệt thấp nhất trung bình
Mực nước triều kiệt thấp nhất
Mực 0 hải đồ

HHWL

MHHWSL
HWL
MSL
LWL
MLLWSL
LLWL
CDL

+2.35
+1.51
+1.40
+0.92
+0.40
+0.37
+0.07
0

B. C¸c th«ng sè kü thuËt chÝnh cña thïng ch×m
I. C¸c th«ng sè chÝnh thiÕt kÕ cña thïng ch×m:

 Kích thước thùng chìm:
+ Dài

L

=

20.0 m

+ Rộng B


=

18.0 m

+ Cao H

=

10.5 m

 Trọng lượng tĩnh của thùng chìm bao gồm cả lớp Asphalt

:

1.929

 Mớn nước của thùng chìm khi không có Asphalt (không có ballast) :

5.15m

 Mớn nước của thùng chìm khi có Ballast 1m nước để kéo thùng chìm :

6.35m

Tấn

 Tâm trọng lực của thùng
 Tâm nổi của thùng
 Khuynh tâm của thùng


:
:

4.06m

2.56m
:

3.77m

II. Mô tả các đặc tính của thùng chìm và các nhân Tố ảnh hưởng

Thùng chìm được cấu tạo bằng khối bêtông cốt thép chia nhiều khoang rỗng và là
một bộ phận kết cấu chính của Đê chắn sóng, khi nổi chịu nhiều ảnh hưởng từ các
ngoại lực bên ngoài. Vì vậy khi thi công sản xuất, hạ thuỷ, kéo, lắp đặt Caisson rất
quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.


Trong quá trình đúc, hạ thuỷ, kéo, đánh chìm Caisson sẽ chịu nhiều yếu tố tác động
của điều kiện bên ngoài như:
-

Chất lượng nguồn vật liệu

-

Quy trình thi công, bão dưỡng

-


Tác động của sóng gió

-

Trọng lượng đẩy nổi

-

Trọng tâm đẩy nổi

-

Lực kéo của tàu và tốc độ di chuyển.

-

Trọng lượng nước dằn

-

Mực nước thuỷ triều khi hạ thuỷ và kéo thùng chìm

-

Điều kiện bề mặt móng đá trước khi lắp đặt

Căn cứ vào các yếu tố trên, Nhà thầu sẽ tính toán hợp lý nhằm triệt tiêu các yếu tố
bất lợi và đảm bảo an toàn nhất cho thùng chìm.
III. M« t¶ tr×nh tù c«ng viÖc:

Đúc các
thùng chìm
trong bãi đúc

Hạ thuỷ và kéo
các thùng chìm
ra khỏi bãi

Kéo thùng chìm
và hạ thuỷ tại
khu vực bãi chứa
tạm
Kéo các thùng chìm từ
khu vực bãi chứa tạm
đến vị trí đập phá sóng

Lắp đặt thùng
chìm hoàn chỉnh

Quan trắc

Nạo vét, thi công
móng đá thùng
chìm



Quy trình công nghệ thi công thùng chìm khối lớn

Các bãi phụ trợ

Bãi chứa ván khuôn,
Bãi gia công cốt
thép

Đúc các thùng
chìm trong bãi

Khu vực hạ thủy
Nạo vét đến độ sâu
phù hợp

Hạ thuỷ thùng
chìm tại vị trí
phù hợp

Các ph.tiện đặc thù
Tàu kéo công suất lớn
Bơm chìm công suất lớn
Xà lan cẩu nổi lớn

Kéo thùng chìm ra
khỏi bãi đúc và hạ
thuỷ tại khu vực
chứa tạm

Các ph.tiện đặc thù
Tàu kéo công suất lớn
Bơm chìm công suất lớn
Xà lan cẩu nổi lớn


Bơm nổi thùng chìm
tại bãi chứa tạm

Thi công móng đá
Nạo vét hố móng
Đổ đá hố móng
San phẳng
Kiểm tra trước khi lắp

Kéo thùng chìm đến
vị trí thi công chuẩn
bị lắp đặt

Lựa chọn khu bãi đúc,
Đắp đê quai hình thành
nên bãi đúc, xây dung hệ
thống cửa van để mở nước
hạ thủy thing chìm

Bãi chứa tạm
Nạo vét đến độ sâu phù
hợp
Thi công lớp móng đệm
đặt tạm

Luồng dẫn đến vị trí
đánh chìm tạm
Nạo vét từ vị trí hạ
thủy đến bãi chứa
tạm


Luồng dẫn kéo thùng
đến vị trí thi công
Nạo vét từ vị trí hạ
thủy đến bãi chứa
tạm

Hệ thống cảnh giới
Tàu cảnh giới
Phao luồng thi công
Phao cảnh giới khu
vực thi công
Phao neo tạm thùng
trước khi lắp

Lắp đặt thùng chìm
hoàn chỉnh

Quan trắc

Các phương tiện &
th.bị
Tàu kéo công suất lớn
Bơm chìm công suất
lớn
Xà lan cần cẩu nổi lớn
Trạm trắc đạc
Thiết bị đo đạc & định



Quy trình thi công móng đá thùng chìm
Móng đá thùng chìm là một bộ phận quan trọng nhất nền móng của công trình. Nó
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình và khả năng lắp đặt thùng chìm.
Quá trình thi công gồm các bước chính sau:
1.

Chuẩn bị mặt bằng và định vị khu vực thi công

Công tác định vị .
Trước khi thi công nhà thầu sẽ xây dựng thêm một mạng lưới khống chế toạ
độ, cao độ phụ để phục vụ công tác thi công, được lấy theo hệ toạ độ GPS,
hệ cao độ hải đồ, trên cơ sở các mốc có sẵn tại khu vực công trường do kỹ
sư tư vấn cung cấp, gồm các mốc DC1, DC2, DC3, GPS1. Từ đó xác định
tuyến thi công bằng phao dưới nước, tiêu báo hiệu trên bờ . Để đảm bảo
chính xác trong quá trình thi công, hằng ngày kỹ sư hiện trường thường
xuyên kiểm tra lại toàn bộ tuyến phao tiêu, các vị trí khống chế cao độ trước
khi đưa phương tiện ra thi công. Toàn bộ các công tác trên được thực hiện
bằng máy toàn đạc.
Công tác kiểm tra cao độ .
Công tác kiểm tra cao độ sẽ được tiến hành liên tục trong suốt quá trình thi
công, bằng dọi đo sâu (dọi đo sâu là loại dọi chuyên dụng được thiết kế gồm
một bản phẳng hình tròn đường kính 350mm làm bằng tôn dầy 10mm được
hàn chặt với một đoạn ống tráng kẽm dài 5m phần này có tác dụng làm
giảm chiều dài dây hạn chế sai số khi đo ở độ sâu lớn, phía dưới rọi được
gia cố thêm đai sắt, toàn bộ dọi đo sâu có trọng lượng 10 - 12 kg để đảm
bảo cho dây dọi luôn thẳng đứng khi đo), kết hợp với kiểm tra cao độ trực
tiếp bằng máy toàn đạc đặt trên bờ (để có thể kiểm tra độ sâu trực tiếp bằng
máy toàn đạc ta sử dụng một bản phẳng hình tròn đường kính D = 350mm
được hàn chặt với một đoạn ống tráng kẽm có đường kính D = 60mm, đoạn
ống kẽm có chiều dài 12m được chia làm 3 đoạn nối với nhau bằng ren,

đoạn phía trên sẽ được nối với gương đo chuyên dụng)


Sau mỗi một công đoạn thi công sẽ tiến hành đo đạc lại để kiểm tra toàn bộ
diện khu vực đã thi công nhằm kịp thời sửa chữa những sai sót trong quá
trình thi công.
2.

Nạo vét hố móng

Do hố móng nạo vét sâu và vật liệu cũng khác nhau nên tàu ngoạm 3m3 được nạo
vét lớp bên trên lớp bùn đến lớp sét pha cát từ cao độ hiện hữu đến -10mCD,
Tàu Bình Dương dung tich gầu 17.5m3 nạo vét từ -10mCD đến -26mCD là lớp sét
dẻo cứng. Vật liệu nạo vét sẽ được chuyển qua xà lan mở đáy và được vận chuyển
đi đổ tại bãi quy định bằng tàu kéo 1200CV. Cao độ nạo vét sẽ được khống chế
trong suốt quá trình nạo vét bằng Máy hồi âm đo sâu sẽ dùng để đo sau khi nạo vét
xong, các vị trí sót lõi sẽ được đánh dấu và nạo vét lại.
3.

San lấp cát hố móng

Các thuyền bơm cát 50m3/h sẽ được dùng để vận chuyển cát từ mỏ Nam Ô- đã
được chấp thuận nguồn vật liệu về bơm tại công trường. Cát sẽ được bơm trong
phạm vi các phao định vị vị trí và được kiểm tra liên tục bằng dọi. Sau khi bơm
xong sẽ dùng máy hồi âm để vẽ bình đồ và ghi rõ những vị trí cao hoặc sau xuống
quá sai số cho phép. Thợ lặn sẽ được huy động để bơm cát từ những điểm cao sang
những vị trí lõm, công việc san phẳng sẽ tiến hành cho đên khi cao độ nằm trong
sai số cho phép của dự án.

4.


Nạo vét cho lớp thảm chống xói.

Toàn bộ tuyến lớp thảm chống xói dài 160m, rộng 13.25m~16.95m được thả phao
đánh dấu trước khi thi công (mỗi vị trí phao cách nhau 10m), kết hợp với hệ thống
tiêu báo hiệu đặt trên bờ.
Sau khi định vị xong tuyến thi công, tiến hành nạo vét cho lớp tham đá chống xói
bằng ngoạm dung tích gầu 3m3 đặt trên Pon ton 600T. Đất cát được bốc lên sà lan
mở đáy 300m3 chở đến nơi quy định để đổ.
Trong suốt quá trình thi công sẽ cho kiểm tra cao độ thường xuyên theo các từ trạm
máy trên bờ kết hợp với phao đo. Thợ lặn sẽ được huy động để căng dây trong khu


vực còn sót và bơm cát từ những đó lên các tàu cát, công việc nạo vét và san phẳng
sẽ tiến hành cho đên khi cao độ nằm trong sai số cho phép của dự án.
5.

Đổ đá loại B (50 - 100 mm) cho lớp thảm chống xói.

Đá đổ cho lớp đá chống xói là đá loại B được vận chuyển từ mỏ đá tới công trường
bằng xe tải 15 - 25T, tập kết tại khu vực bến tạm, từ đây đá được bốc lên sà lan
bằng thiết bị bốc xếp (E ngoạm, máy xúc) và chở ra vị trí thi công, dùng E ngoạm
dung tích gầu 2m3 đặt trên Ponton thả xuống đúng vị trí đã định.
Trong suốt quá trình thi công dùng thợ lặn san sửa tạo phẳng đảm bảo đúng cao độ
thiết kế và kiểm tra cao độ thường xuyên bằng các phao đo và trạm máy trên bờ.
6.

Đổ đá loại A (10 - 200 kg) cho phần lõi của móng đá thùng chìm.

Khu vực thi công đá móng thùng chìm rộng 31,85m to 32.2m dài 160m được chia

thành 4 phân đoạn, mỗi phân đoạn dài 40m đánh số theo thứ tự từ 1 đến 4 (phân
đoạn 1 giáp khu vực C của đê). Trình tự thi công được tiến hành từ phân đoạn 1
đến phân đoạn 4. Trước khi tién hành thi công, việc xác định tuyến được thực hiện
bằng cách thả phao dọc hai bên tuyến với khoảng cách mỗi phao là 10m. Tại tuyến
của thùng chìm được khống chế toạ độ và cao độ bằng các khối bê tông có kích
thước 1.2x0.6x0.6, khoảng cách giữa các khối = 10m, mặt trên của các khối bê
tông được khống chế cao độ -8.0m bằng máy toàn đạc và sào đo.
Công tác đổ đá phần lõi của móng đá thùng chìm.
Đá đổ phần lõi móng đáy thùng chìm là đá loại A (10 - 200 kg) được vận chuyển
đến công trường bằng ô tô tải trọng từ 15 - 25T, tập kết tại khu vực bến tạm. Tại
đây đá được đưa lên sà lan 150T ~500T bằng ngoạm 3m3, để chuyển ra vị trí thi
công. Tại vị trí thi công đá được thả xuống các vị trí đã được dánh dấu sẵn bằng
ngoạm 3m3 đặt trên Ponton 600T. Lớp đá loại A được đổ và san phẳng sơ bộ đến
cao trình -8.3m
Trong quá trình thi công, đá A được san phẳng sơ bộ bằng thợ lặn kết hợp với
kiểm tra cao độ thường xuyên theo các ằng các phao đo và trạm máy trên bờ.

7.

Bù chèn các khe rỗng bằng lớp đá nhỏ và san gạt phẳng theo sai số ±5cm.


Để làm phẳng bề mặt của móng đá và bù những lỗ hổng của lớp đá A ta đổ lên trên
lớp đá A lớp đá 4x6 với chiều dầy khoảng 30cm và san phẳng tới cao độ -8.0m. Đá
4x6 được tập kết tại khu vực bến tạm, dùng ngoạm bốc lên sà lan 150T ~500T vận
chuyển ra vị trí thi công. Dùng ngoạm (hoặc máy đào) đổ vào ống rót dẫn hướng
đặt Ponton 600T để đưa vật liệu đến vị trí đã định.
Công tác san gạt được thực hiện bằng thợ lặn.
Ông dẫn vật liệu được chế tạo bằng tôn dày 5mm, đường kính D=1m, phía trên gắn
phễu đón vật liệu.

Toàn bộ thiết bị trên được gắn trên phao cẩu chuyên dùng VK03 có các thông số
cơ bản sau:
L = 32m

B = 9,5m

H = 2,5m

Tải trọng nâng: 600T

Giữa ống và phao được liên kết bằng 2 gối đỡ và trục theo kiểu con lắc.
Việc đổ đá 4x6 xuống khu vực thi công được xác định về khối lượng cho phù hợp
với diện tích cần san gạt. Thợ lặn căn cứ vào các khối bêtông cao độ chuẩn đặt dọc
hai bên tuyến để căng dây làm mốc cao độ phục vụ cho công việc san gạt. Để tạo
phẳng, thợ lặn có thể dùng các thước bằng thép U100 dài 3m cán qua bề mặt trên
cùng của lớp đá 4x6. Trong suốt quá trình thi công, việc kiểm tra cao độ được Kỹ
sư hiện trường tiến hành thường xuyên bằng sào đo và máy toàn đạc.
Mỗi một phân đoạn móng đá thùng chìm có diện tích cần san gạt tương đương
1.280m3.
Nhà thầu thi công thường xuyên bố trí 20 thợ lặn chia làm 02 ca làm việc liên tục
8giờ/ngày (01ca thợ lặn = 4giờ). Qua kinh nghiệm thi công tại các công trình, khả
năng san gạt thực tế có thể đạt 150m2 đến 160m2/ngày.
Các công việc phụ trợ và công trình phụ phục vụ thi công:

1.

Làm bến tạm để xuất nhập vật tư

2.


Làm bãi chứa tạm để chứa vật tư

3.

Làm đường tạm phục vụ vận chuyển vật tư

4.

Văn phòng hiện trường

5.

Lán trại công nhân

Vật tư


STT
1

Mô tả/ Tính năng
Đá B (50-100)mm cho thảm chống

Số lượng
m3

3.825

m3


20.028

Ghi chú

xói
2

Đá A (10-200)kg cho móng thùng
chìm

3

I 200

m

100

4

U 100

m

100

5

Thước dây bằng nilông căng dưới


m

200

Khối

20

nước
6

Khối kê làm cữ cao độ
(1mx1mx0.5m)

Thiết bị
STT

Mô tả/ Tính năng
Gầu 17.5m3

Số lượng

1

Tàu Bình Dương

2

Tàu cuốc TC02


3

Thuyền bơm cát

50m3/h

20 chiếc

4

Đầu kéo

1200CV

1 chiếc

5

Xà lan mở đáy

1000 m3

4 chiếc

6

Xe vận tải

12 m3


8 chiếc

7

E ngoạm nổi dung tích gầu

2 m3

1 chiếc

8

Đầu kéo

135CV

1 chiếc

9

Sà lan vận chuyển đá

150T - 500T

2 chiếc

10

Ponton


600T

1 chiếc

11

Trạm lặn

60 m3/h

2 chiếc

12

Máy đào

0,9 m3

2 chiếc

13

Máy toàn đạc điện tử

Topcon

1 chiếc

14


Dọi đo sâu, sào đo sâu

12 m

1 chiếc

15

Bộ đàm liên lạc

2 km

4 chiếc

Nhân lực

1 chiếc
1 chiếc

Ghi chú


STT

Mô tả/ Tính năng

Số lượng

1


Kỹ sư phụ trách

Người

3

2

Kỹ sư hiện trường

Người

6

3

Đội trưởng

Người

3

4

Thủy thủ

Người

40


5

Thợ vận hành

Người

12

6

Công nhân

Người

18

7

Thợ lặn

Người

18

Kỹ sư chấp
thuận BPTC
và bản vẽ
TKTC
Các thiết bị chuyên đào, nạo
vét

- Gầu ngoặm khối lớn > 5m3
- Gầu ngoặm khối nhỏ < 3m3
- Bơm hút
- Trạm lặn

Công trình phụ
trợ
- Bãi chứa đá
- Bến tạm

Chuẩn bị mặt bằng

Sự chấp thuận của
cơ quan hữu quan &
thả phao cảnh giới
khu vực thi công

Nạo vét hố móng

Kiểm tra &
nghiệm thu cao

Định vị khu vực
ng.thu bằng máy trên
bờ & đo sâu bằng
máy hồi âm

Đổ đá móng & kiểm
tra liên lục bằng dọi
trên xà lan và phao đo


Các phương tiện, thiết bị
- Xà lan mặt bằng
- Xà lan định vị khu vực đổ đá
- Tàu kéo lai dắt
- Xe chở đá từ mỏ về bãi chứa
- Máy xúc gầu < 1m3

Dùng thợ lặn san
& kiểm tra dưới
nước
Kiểm tra &
nghiệm thu cao độ
theo lưới (5x5)m

Dùng thợ lặn
kiểm tra chia

Ghi chú

Bù chin các khe hở bằng

Định vị khu vực
nghiệm thu bằng máy
trên bờ & đo sâu
bằng phao đo
Các phương tiện, thiết bị
- Xà lan mặt bằng
- Xà lan định vị khu vực đổ đá



QUY TRình thi công đúc thùng chìm
Mô tả phân đoạn đúc thùng chìm

Thùng chìm cao 10,5m, rộng 18m, dài 20m sẽ được chia ra làm bốn lần đúc: (04
lot)
Lot 1: Đúc phần đáy với chiều cao 1,5m
Khối lượng: 271,2m3

Lot2: Đúc thành với chiều cao 3m
Khối lượng: 168,6m3
Lot 3: Đúc thành với chiều cao 3m
Khối lượng: 168,6m3
Lot 4: Đúc thành với chiều cao 3m
Khối lượng: 168,6m3
Quy trình thực hiện cho hai thùng chìm


Trước tiên, Nhà thầu sẽ đệ trình bản thuyết trình phương pháp, bản vẽ thi công,
bản vẽ ván khuôn, bản vẽ bố trí cốt thép và hệ thống chống đỡ ván khuôn lên Kỹ
sư phê duyệt..
Vật liệu sử dụng cho đúc các thùng chìm sẽ được lấy mẫu, phê duyệt trước khi tập
kết đầy đủ tại kho bãi.
1.

Công việc chuẩn bị bệ đúc

Dựa vào bản vẽ thi công, Nhà thầu sẽ đo kích thước, cao độ, hàn các cữ chặn và
đánh dấu trên trên bề mặt bệ đúc để thuận tiện cho việc lắp đặt tấm nhựa tăng ma
sát.

2.

Việc chế tạo và lắp ráp cốt thép

Cốt thép sẽ được chế tạo tại xưởng chế tạo cốt thép theo quy định.
Cốt thép được chế tạo sẽ được đánh dấu và phân loại thành những phần và những
lô.
Cốt thép sẽ được lắp ráp theo bản vẽ dưới sự kiểm soát của kỹ sư công trường
Khoảng cách lắp đặt con kê phải đảm bảo khoảng cách giữa bề mặt bêtông và cốt
thép theo quy định kỹ thuật.
Lắp đặt hệ thống ánh sáng, nước, ánh sáng lửa hoặc hệ thống làm lạnh theo quy
định đề ra.
3.

Lắp ráp ván khuôn

Sau khi nhận được sự phê duyệt của Kỹ sư, sẽ tiến hành việc lắp ráp ván khuôn.
Dựa vào bản vẽ thiết kế, ván khuôn sẽ được ráp theo quy định để đảm bảo kín,
phẳng, không thoát nước, ván khuôn sẽ được nối bằng bulông hoặc nhựa.
Các tăng đơ và các công nhựa sẽ được lắp đặt theo quy định để tăng cường cho các
tường ngăn.
Hệ thống giàn dáo, cây chống, sàn công tác, lưới an toàn sẽ được lắp đặt.
4.

Đổ bêtông

Tuân theo quy trình đổ bêtông được Kỹ sư chấp thuận.
Trước khi trộn bêtông, Nhà thầu sẽ tiến hành đo độ ẩm tối thiểu của cốt liệu để
kiểm soát lượng nước theo yêu cầu.
Nhà thầu sẽ chuẩn bị tấm nhựa PVC để bảo vệ bêtông phòng khi trời mưa.



Đảm bảo bố trí đủ các đầm dùi theo yêu cầu.
Đảm bảo rằng tất cả các công nhân được đào tạo đầy đủ
đảm bảo rẳng chiều cao của bêtông rơi xuống thấp hơn 1,5m. Trong trường hợp
chiều cao của tường cao hơn 3,5m thì sẽ sử dụng phễu và ống dẫn.
5.

Bảo dưỡng bêtông

Quy trình bảo dưỡng bêtông sẽ được đệ trình lên kỹ sư phê duyệt.
Công việc bảo dưỡng sẽ bắt đầu giữa 2 giờ và 4 giờ sau khi đúc.
Với bề mặt nằm ngang sẽ được che phủ bằng các tấm vải địa kỹ thuật.
Sau khi nhận được phê duyệt của Kỹ se, khuôn thành sẽ được tháo ra dựa trên thí
nghiệm cường độ bêtông.
Mặt trong sẽ được tiếp tục xử lý bằng cách phun nước (02 giờ một lần) để nhiẹt độ
không quá cao và điều kiện ẩm uớt.
Để đảm bảo rằng nhiệt độ tối thiểu và mặt trời chiếu trực tiếp vào bề mặt ngoài của
bêtông, Nhà thầu sẽ sử dụng các tấm vải địa kỹ thuật và bao số.
Hỗ hợp để xử lý bề mặt được Kỹ sư duyệt sẽ được sử dụng sau khi tháo khuôn.
6.

Phương pháp giảm thiểu nhiệt độ

Đối với sân bãi cốt liệu
Trong mùa khô, nhiệt độ không cao hơn 330C, cốt liệu sẽ được duy trì bằng nước
và phủ bằng tấm polymer.
Sẽ sử dụng nước đá cho bêtông, nếu cần thiết.
Để đảm bảo nhiệt độ thấp nhất của thùng trộn bêtông sẽ được duy trì bằng nước.
Đối với trạm trộn bồn nước sẽ được đặt dưới đất và liên kết với nhau, và được phủ

một lớp cát ướt.
7.

Phương pháp xử lý tại các mối nối thi công

Vấn đề xử lý mối nối như sau:
Tất cả các ván khuôn dự phòng sẽ được bảo quản bằng cách bọc ống PVC để bảo
vệ bêtông và công việc lau chùi tối thiểu cho lần đúc tiếp theo.
Đối với bề mặt bêtông sẽ xói bằng các vòi nước áp lực cao sau khi đúc từ 3 đến 4
tiếng đồng hồ.


Các công trình phụ trợ
1.

Khu vực trạm trộn cho 2 trạm

2.

Khu vực bãi gia công ván khuôn

3.

Nhà xưởng gia công cốt thép

4.

Kho chứa vật tư

5.


Bãi chứa các tấm nhựa tăng ma sát

6.

Văn phòng hiện trường

7.

Phòng thí nghiệm hiện trường

8.

Chỗ ở cho công nhân 387m2 (cho 250 công nhân)

Thiết bị:
STT

Mô tả/ Tính năng

Số lượng

Ghi chú

1

ụ nổi 4500T

01


4500T

2

Xà lan mặt bằng

01

100T

3

Tàu kéo

01

250 CV

4

Trạm trộn

02

45m3- 60m³/h

5

Xe bồn v/c bêtông


06

6m³/chiếc

6

Máy hàn

12

300A

7

Máy phát

01

250 KVA

8

Máy đầm

20

Các loại

9


Xe bơm bêtông

03

80m³/h- 120 m³/h

10

Cẩu bánh xích

02

25- 45 T

11

Cẩu bánh lốp

02

25 T

12

Xúc lật

2

2.5m3


13

Máy bơm nước (xịt nhám)

04

5- 10 m³/min

Vật tư
STT
1
2
3
4
5

Mô tả/ Tính năng
Đá (1x2)
Ximăng
Thép
Phụ gia
Ván Khuôn

Số lượng
3

M
M3
M
M

M

Ghi chú


Kỹ sư chấp
thuận BPTC
và bản vẽ
TKTC

Sự chấp thuận của
cơ quan hữu quan
về sự ổn định và
khả năng chịu tải
của ụ nổi

Chuẩn bị đáy bệ
đúc thùng chìm
trên ụ nổi

Kiểm tra &
nghiệm thu cao độ
& lắp đặt lớp tăng
ma sát
Gia công ván
khuôn tại
xưởng

Lắp đặt lại


Lắp đặt lại

Gia công cốt
thép tại xưởng

Lắp đặt cốt thép & các
kết cấu chôn sẵn
(Lot 1, 2, 3…)

Kiểm tra &
nghiệm thu

Lắp đặt ván khuôn
(Lot 1, 2, 3…)

Chưa đạt

Kiểm tra &
nghiệm thu

Đổ bêtông
(Lot 1, 2, 3…)

Bảo dưỡng, đánh nhám
khe thi công, mối nối
(Lot 1, 2, 3…)

Kết thúc

Chưa đạt



Bước 1: Cốt thép, ván khuôn định hình được gia công sẵn tại xưởng, tổ hợp theo các
chủng loại, đánh số, làm dấu.
Chuẩn bị mặt bằng trên ụ, vach các tim tuyến, đánh dấu trên bề mặt bệ đúc
và hàn các cữ chặn.
Bước 2: Vận chuyển các tấm tăng ma sát từ bãi chứa trên bờ ra ụ nổi bằng xà lan
cẩu nổi 100T và lắp đặt hoàn chỉnh theo các tim tuyến đã được đánh dấu
sẵn trên mặt bệ đúc. Các giàn dáo và sàn công tác sẽ được lắp ráp theo chu
vi ngoài của thùng chìm để làm cử buộc và giữ cốt thép
Bước 3: Vận chuyển các cốt thép Lot 1 ra ụ bằng xe kéo và cẩu trên ụ sẽ rải thép
đều trên các tấm tăng ma sát. Nhân công sẽ lắp ráp cốt thép theo bản vẽ
TKTC bằng cách buộc trực tiếp với nhau trên bề mặt tấm tăng ma sát đối
với cốt thép đáy và buộc vào các dàn giáo làm cữ bên ngoài đối với cốt
thép tường ngoài.
Bước 4: Ván khuôn sau khi tổ hợp sẵn thành từng loại trong xưởng cũng được đưa
xuống ụ. Sau khi nghiệm thu công tác lắp đặt cốt thép xong, các ván khuôn
trong được tổ hợp thành các hộp, ván khuôn ngoài tổ hợp thành các tấm và
tất cả đều có đánh số, làm dấu theo bãn vẽ TKTC sẽ được lắp dặt bằng các
cẩu trên ụ. Ván khuôn hộp lắp trước và cân chỉnh hoàn chỉnh độ thẳng
đứng, chiều dày của các tường, lớp bảo vệ… sau đó sẽ lắp tiếp ván khuôn
ngoài. Các dàn tăng cứng, tăng đơ, sàn công tác sẽ được lắp sau cùng và
đảm bảo độ thẳng đứng, các khích thước hình học của thùng trước khi
nghiêjm thu đổ bêtông.
Bước 5: Hai trạm trộn dược kiểm định với nguồn vật liệu được chấp thuận sẽ cung
cấp bêtông cho thùng chìm. Hai xe bơm betông được lắp ráp ống hoàn
chỉnh và 6 xe bồn vận chuyển sẽ bơm liên tục bêtông. Hai tổ công nhân ở 2
đầu vòi bơm cũng được bố trí đủ đầm dùi để đầm liên tục trong suốt quá
trình đổ.
Bước 6: Sau khi đổ xong sẽ hoàn thiện ngay các bề mặt; riêng mối nối thi công sau

khi đổ từ 2 đến 4 giờ sẽ được làm nhám bằng vòi xói nước áp lực cao. Bề
mặt được xói sao cho trôi sạch lớp vữa ximăng và trơ lại cốt liệu theo yêu
cầu khoảng 1/3 chiều cao các cốt liệu nổi trên mặt. Sau khi đổ xong khoảng
4 giờ, tiến hành che đậy bề mặt bêtông vừa đổ bàng vải địa kỹ thuật hoặc
bao tải và bảo dưỡng đến lúc đủ cường độ để tháo ván khuôn.


Bước 7: Sau khi đủ cường đọ tiến hành tháo dỡ ván khuôn, ván khuôn sẽ được tháo
tường ngòai trc và các ván khuôn hộp sau. Công tác thi công cho Lot kế
tiếp sẽ lập lại theo bước 3 đến bước 6

quy trình hạ thủy thùng chìm

Tóm tắt các công việc chính
1.

Hạ thủy : (2 thùng/đợt)

2.

Neo tạm :

2 thùng x 4 đợt = 8 thùng
2 thùng x 4 đợt = 8 thùng

Các công việc, công trình phụ trợ:
1.

Nạo vét đáy ụ nổi


2.

Nạo vét luồng dẫn và khu neo tạm

3.

Thả các phao neo nổi

4.

Gia công các ống bơm chìm, cầu công tác, sàn công tác, đệm va

Quy trình thực hiện:

Công tác chuẩn bị:
1.

Dọn dẹp, vệ sinh công nghiệp ụ nổi

2.

Dọn dẹp vệ sinh các thùng chìm

3.

Bão dưỡng máy bơm nước, cầu công tác, sàn công tác, đệm va, cáp, dây tơ

4.

Đánh dấu mớn nước trên thùng chìm


5.

Công tác lắp đặt 4 máy bơm, 16 cầu công tác, 16 sàn công tác, 12 đệm va, 16 lưới
an toàn

6.

Neo buộc thùng chìm vào ụ nổi bằng các dây tơ D60, D80

Huy động và bố trí nhân công, thiết bị

1.

Huy động xà lan 800T, cẩu nổi 80T tập kết và định vị tại vị trí neo tạm

2.

Thả các phao neo D= 2m tại khu vực neo tạm

3.

Định vị ụ nổi đúng vị trí đã nạo vét


4.

Hai tàu kéo phục vụ kéo thùng chìm 1200CV & 600CV cập mạn đốc và buộc dây
kéo vào thùng chìm


5.

Ngoài nhân công, thủy thủ lành nghề định biên trên các thiết bị, một tổ chuyên đánh
chìm thùng chìm 12 người sẽ bố trí 2 bên boong của ụ và đứng trực tiếp trên thùng
chìm trong suốt quá trình hạ thủy, kéo và đánh chìm tạm

Hạ thủy thùng chìm
1.

Tổ vận hành ụ nổi chịu trách nhiệm vận hành các thiết bị trong suốt quá trình bơm
nước đánh chìm ụ

2.

Quan trắc và báo cáo liên tục tình hình ụ trong quá trình chìm về đốc trưởng bằng
các bộ đàm

3.

Khi thùng chìm đạt đến trạng thái cân bằng thi ngưng bơm 30 phút

4.

Bơm tiếp cho ụ chìm thêm 50cm và thùng chìm nổi

5.

Thợ lặn kiểm tra tình trạng đáy bệ đúc của ụ và thùng chìm

6.


Bắt đầu đưa thùng chìm ra khỏi ụ bằng các tời trên ụ kết hợp với nhân công

Kéo thùng chìm đến tại bãi chứa
1.

Khi thùng chìm ra khỏi ụ, tàu kéo buộc dây kéo vào thùng chìm bắt đầu kéo thùng,
lúc này toàn bộ dây buộc giữa ụ và thùng chìm sẽ được tháo dỡ

2.

Tàu cao tốc 75CV đi trước cảnh giới để tàu kéo 1200CV kéo thùng chìm di thẳng,
đúng luồng và tàu 600CV cập mạn để hổ trợ

3.

Tuỳ theo tốc độ dòng chảy, hướng gió và nước chảy thuyền trưởng có toàn quyền
trong việc phối hợp với nhau để lai dắt thùng đến đúng vị trí yêu cầu.

Neo tạm thùng chìm tại bãi chứa và đánh chìm
1.

Khi thùng chìm được đưa đến gần vị trí xà lan cẩu nổi đã định vị trước (khoảng
30m), các nhân công trên thùng chìm quăng các dây buộc đến các vị trí thuỷ thủ đã
trực sẵn trên các phao nổi và xà lan cẩu nổi để buộc

2.

Lúc này tàu kéo 1200CV sẽ tháo dây kéo ra khỏi thùng chìm và tàu 600CV có trách
nhiệm manơ thùng chìm cập an toàn vào xà lan cẩu nổi.


3.

Trạm quan trắc trên bờ sẽ kiểm tra vị trí sơ bộ của thùng chìm so với vị trí dự kiến
và thông báo để tàu 1200CV và tàu 600CV cùng manơ thùng chìm vào đúng vị trí.


Lúc này toàn bộ các dây buộc giữa thùng chìm và phao neo, giữa thùng chìm và xà
lan nổi được giữ căng để kiểm tra vị trí lần cuối trước khi bơm nước đánh chìm
4.

Thợ điện sẽ đấu nối các đầu dây của bơm chìm qua các tủ điện và máy phát trên xà
lan cẩu nổi và bắt đầu bơm nước đánh chìm thùng chìm. Lúc này tàu 1200CV sẽ
quay về lại ụ để chủan bị đưa tiếp thùng số 2, tàu 600CV ở lại trực cho đến khi
thùng số 1 được đánh chìm đúng vị trí.

5.

Trong suốt quá trình bơm các kỹ sư hiện trường sẽ kiểm tra sự thăng bằng của thùng
bằng cách đo mực nước trong các ô của thùng và bên ngoài thùng bằng thước dây
có găn phao. Nếu mực nước giữa các ô bên trong >1m thì sẽ tạm ngưng bơm tại ô
nhiều nước và kiểm tra thăng bằng trước khi cho bơm trở lại.

6.

Khi thùng chìm cách đáy khoảng 50cm thì tạmngưng bơm, trạm quan trắc trên bờ sẽ
kiểm tra vị trí thùng lần cuối trước khi cho phép bơm thùng chìm chạm đáy.

7.


Sau khi thùng chạm đáy, tiếp tục bơm nước dằn thêm khoảng 3m nữa nhằm đảm
bảo độ chênh cao mực nước bên trong và bên ngoài thùng không lớn hơn 1mét

8.

Sau khi thùng số 1 được đánh chìm đúng vị trí, 2 tàu kéo 1200CV và 600CV tiếp
tục quay lại ụ để đưa thùng số 2 ra vị trí đánh chìm tạm. ụ nổi sẽ được bơm nổi hoàn
toàn và vệ sinh, dọn dẹp. Việc đưa thùng chìm số 2 ra vị trí đánh chìm tạm, Các quy
trình thi công cũng giống như đưa thùng số 1 ở trên.

Dọn dẹp và giải tán
Sau khi đánh chìm 2 thùng đúng vị trí dự kiến tại bãi chứa tạm, 2 tàu kéo sẽ giải tán. Xà
lan cẩu nổi và nhân công sẽ thu dọn các cầu công tác, sàn công tác, bơm chìm, đệm va,
lưới an toàn bốc, dây tơ, dây cáp xuống xà lan 100T và đưa vào bờ bảo dưỡng.
Thiết bị
Mô tả/Tiêu chuẩn/Quy cách

Số lượng

Mục đích

ụ nổi

4500 T

1

Hạ thủy thùng chìm

Tàu kéo


600 CV

1

Kéo thùng chìm

1200 CV

1

Kéo thùng chìm

1
5

Lai dắt xà lan cẩu nổi
Bơm nước dằn vào thùng chìm
tại bãi chứa tạm
Hỗ trợ thêm cho bơm chìm để
bơm nước dằn vào thùng chìm

Tàu kéo
Bơm chìm điện
Bơm ngang chạy dầu trên các
tàu bơm cát
Canô cảnh giới
Máy phát và 2 tủ diện

600 CV.

11Kw,150 m3/gi
50 m3/hour

10

75CV

1

Cảnh giới, dẫn đường

250 KVA

2

Cấp điện bơm nước


Xà lan Cẩu nổi

Xà lan 800 t

1

Cẩu 100T

Cẩu chuyển các bơm, thu hồi
bơm, cầu công tác, sàn công tá

Nhân công

Mô tả/Tiêu chuẩn/Quy cách
Kỹ sư phụ trách

Số lượng

8 năm kinh nghiệm

1

Mục đích
Hạ thủy, kéo & lắp đặt thùng
chìm

Chuyên gia

20 năm kinh nghiệm

2

Hạ thủy, kéo & lắp đặt thùng

15 năm kinh nghiệm

2

chìm
Hạ thủy, kéo & lắp đặt thùng
chìm

Đốc công


5 năm kinh nghiệm

2

Hạ thủy, kéo & lắp đặt thùng
chìm

Thuyền trưởng

10 năm kinh nghiệm

4

Kéo & lắp đặt thùng chìm

Thủy thủ

3 năm kinh nghiệm

20

Thao tác chung

Thợ vận hành

5 năm kinh nghiệm

2


Thao tác chung

Công nhân kích kéo

5 năm kinh nghiệm

12

Thao tác chung

Các vật tư, dụng cụ
Đơn vị

Số lượng

Dây tơ buộc giữa thùng chìm và ụ, đường kính 80

mét

420

Dây tơ buộc giữa thùng chìm và ụ, đường kính 60

mét

220

Sàn công tác: 2 Bộ x 8cái/bộ

Cái


16

Cầu dẫn: 2 Bộ x 8cái/bộ

Cái

16

Lưới an toàn (5m x 5m): 2 Bộ x 8cái/bộ

Cái

16

Thước dây + quả phao (đo chiều cao nước dằn)

Cái

2

Đệm va bằng lốp xe cũ (3 cái/1 bộ)

Bộ

12

Dây cáp  16 mm buộc đệm va

mét


100

Dây cáp  25 mm kéo thùng chìm = các tời trên ụ

mét

60

Dây tơ,  16 mm, làm dây mồi

mét

100

Mô tả


Cái

15

Dây tơ kéo ,  80 mm

Cái

2

áo phao


Cái

20

Bộ đàm

Cái

7

Maní (buộc đệm va, buôc dây giữa thùng chìm và bích
neo trên ụ, buộc dây kéo giữa thùng chìm với tàu kéo)

Các thùng chìm
đã được nghiệm

Kỹ sư chấp
thuận BPTC&
bản vẽ TKTC

Vệ sinh công nghiệp ụ nổi
Lắp đặt đệm va, cầu công
tác, sàn công tác, bơm chìm,
lưới an toàn và bố trí các dây
tơ buộc giữa ụ và thùng chìm

Công tác chuẩn bị cho
thùng chìm trên ụ nổi

Bơm nước đánh

chìm ụ nổi

Sự chấp thuận
của các cơ
quan hữu quan

Bố trí xà lan cẩu nổi tại bãi
chứa tạm
Thả các phao neo tại vị trí
phù hợp
Bố trí các trạm quan trắc trên
bờ

Kéo thùng chìm ra khỏi ụ
nổi bằng tời ụ và nhân
công

Dùng 2 tàu kéo
công suất lớn

Kéo thùng chìm từ cửa ụ
nổi ra bãi chứa tạm

Dùng cano cao
tốc cảnh giới

Bơm nước vào
thùng chìm bằng
4 bơm chìm


Neo buộc thùng chìm vào
xà lan cẩu nổi đã định vị
sẵn và các phao neo
Đánh chìm tại vị trí dự

Định vị vị trí đặt
tạm bằng 2 trạm
máy trên bờ


Bước 1

Điều chỉnh ụ nổi vào đúng vị trí hạ thủy.

Bước 2

Kiểm tra lại vị trí bằng máy kinh vĩ.

Bước 3

Bắt đầu đánh chìm ụ tới mớn nước 9.3m.

Bước 4

Điều chỉnh mớn nước đánh chìm ụ nổi trong khoảng từ 9.3m đến 9.6m.

Bước 5

Đợi thùng chìm số 1 nổi.


Bước 6

Đưa thùng chìm số 1 ra khỏi ụ (bằng thủy thủ ụ & tàu kéo).

Bước 7

Kéo thùng chìm số 1 đên vi trí neo tạm.

Bước 8

Định vị cẩu nổi và thùng chìm số 1 đúng vị trí tại nơI neo tạm.

Bước 9

Bắt đầu bơm nước dằn vào thùng chìm.

Bước 10

Cho phép bơm dằn nước cho thùng chìm chạm đáy (khoảng 3m).


Bước 11

Tiếp tục bơm dằn nước đến chiều cao 7m bên trong thùng chìm.

Bước 12

Tàu kéo quay trở lại ụ nổi để chuẩn bị cho thùng chìm số 2.

Bước 13


Lập lại bước 6 đên bước 11 cho thùng chìm số 2.

Bước 14

Sau khi đưa 2 thùng chìm ra khỏi ụ thi bắt đầu bơm nổi ụ lên.

Quy trình kéo, neo tạm và lắp đặt thùng chìm
Tóm tắt các công việc chính
1.

Bơm nổi

:

2.

Kéo và neo tạm

:

3.

Lắp đặt

(2 thùng/đợt)

:

8 thùng : 2 thùng = 4 đợt

8 thùng : 2 thùng = 4 đợt
8 thùng : 2 thùng = 4 đợt

Các công việc, công trình phụ trợ:
1.

Nạo vét luồng dẫn từ bãi chúa tạm đến vị trí đê hiện hữu khoảng 2.2km.

2.

Thả các phao neo nổi tại vị trí đê: 4 phao neo đường kính 2m.

3.

Thả các phao luồng khu vực hạn chế tại vị trí đê: 2 phao neo đường kính 2m.

4.

Gia công các ống bơm chìm, cầu công tác, sàn công tác, đệm va.

Quy trình thực hiện:
Công tác chuẩn bị:
1.

Dọn dẹp vệ sinh các thùng chìm.

2.

Bão dưỡng máy bơm nước, cầu công tác, sàn công tác, đệm va, cáp, dây tơ.


3.

Đánh dấu mớn nước trên thùng chìm.


4.

Lắp đặt 4 máy bơm chìm, 16 cầu công tác, 16 sàn công tác, 12 đệm va, 16 lưới an
toàn.

5.

Neo buộc giữa các thùng chìm với nhau bằng các dây tơ D60, D80.

Huy động và bố trí nhân công, thiết bị
1.

Huy động xà lan 800T, cẩu nổi 80T tập kết và định vị tại vị trí neo tạm.

2.

Định vị và thả các phao neo D= 2m tại khu vực neo tạm gần đê.

3.

Thả các phao định vị luồng dẫn từ bãi chứa tạm đến vị trí đê; cứ khoảng 200m thả 1
phao cho 2 bên luồng và bố trí so le nhau.

4.


Hai tàu kéo phục vụ kéo thùng chìm 1200CV & 600CV cập vào thùng chìm và buộc
dây kéo vào thùng chìm.

5.

Ngoài nhân công, thủy thủ lành nghề định biên trên các thiết bị, một tổ chuyên đánh
chìm thùng chìm 12 người sẽ bố trí đứng trực tiếp trên thùng chìm trong suốt quá
trình bơm nổi, kéo, đánh chìm tạm và lắp đặt.

Qúa trình lắp đặt thùng chìm này bao gồm các hạng mục bơm nổi, kéo, neo tạm và
lắp đặt thùng chìm hoàn chỉnh.
1.

Bơm nổi thùng chìm tại bãi neo tạm

a.

Xà lan cẩu nổi được huy động và cập mạn vào thùng chìm, các nhân công buộc các
dây tơ giũa các thùng chìm với nhau và giữa thùng chìm với xà lan cẩu nổi. Các
bơm chìm, cầu công tác, sàn công tác, đệm va và lưới an toàn sẽ được lắp đặt. Hai
tàu kéo phục vụ kéo thùng chìm 1200CV & 600CV cập vào thùng chìm và buộc dây
kéo vào thùng chìm.

b.

Thợ điện sẽ đấu nối các đầu dây của bơm chìm qua các tủ điện và máy phát trên xà
lan cẩu nổi và bắt đầu bơm nước ra khỏi chìm thùng chìm.

c.


Quá trình bơm nước tiếp tục đến khi thùng chìm nổi hẳn và dự kiến giữ lại 1m nước
để dằn bên trong. Kiểm tra lại mớn nổi thùng chìm trước khi bắt đầu kéo.

d.

Sau khi đạt các yêu cầu trên, Xà lan cẩu nổi sẽ cẩu các bơm chìm qua thùng chìm số
2 và bắt đầu cho bơm nổi. Nhân công lúc này sẽ tập trung xông các dây tơ neo buộc
của thùng chìm số 1 và phát lệnh kéo thùng số 1 ra vị trí neo tạm tại đê.

2.

Kéo thùng chìm


×