Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự theo Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bổ sung 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.9 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội là Nhà nước của dân, do dân và
vì dân. Nghĩa là Nhà nước được tạo thành bởi nhân dân, đảm bảo lợi ích cho
nhân dân. Theo đó, các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân đều được
đảm bảo công bằng trước pháp luật, và các cá thể vi phạm pháp luật đều bị trừng
phạt nghiêm minh để thi hành công lý xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình đất
nước phát triển không ngừng về mọi mặt, thì xã hội cũng phát triển theo cùng
nhiều mặt tối của nó. Mặc dù thi hành án dân sự đã cố gắng hết sức trong vai trò
đảm bảo cho bản án hay quyết định của Tòa án được chấp hành thì vẫn có những
người cố tình lợi dụng điểm thiếu sót của pháp luật để thực hiện các hành vi trái
với đạo đức như cố tình bỏ qua việc thi hành án. Trước đây, pháp lệnh thi hành
án dân sự năm 2004 không quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành án. Tuy
nhiên, đến năm 2008, Nhà nước ta đã bổ sung thêm các biện pháp bảo đảm thi
hành án, nhấn mạnh sự cần thiết và quan trọng của các biện pháp này đối với
công tác thi hành án. Trong rất nhiều trường hợp, các đương sự cố tình tẩu tán
hoặc hủy hoại tài sản của mình trước khi các chấp hành viên tiến hành các biện
pháp cưỡng chế nhằm trốn tránh việc thực hiện thi hành án khi có đủ điều kiện.
Điều này phá vỡ sự công bằng của pháp luật, do đó vai trò của biện pháp đảm
bảo thi hành án trong công tác thi hành án dân sự ngày càng được đề cao để
ngăn chặn các hành vi trên. Sau nhiều năm triển khai thực hiện, Luật thi hành án
dân sự cũng đã phát huy được ưu điểm của mình, tuy nhiên vẫn còn một số bất
cập nhất định cần được nghiên cứu, làm rõ thêm. Việc cưỡng chế thi hành án
như tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự vô cùng phức tạp, vì việc này có tác
động sâu rộng đến các quan hệ xã hội của người được thi hành án, người phải thi
hành án và nhiều người liên quan. Do đó đòi hỏi cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng
về vấn đề này trước khi thực hiện các biện pháp đảm bảo thi hành án.

1


NỘI DUNG


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ
1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) đã dành hẳn Mục I
Chương IV, bao gồm các điều: từ Điều 66 đến Điều 69 để quy định về các biện
pháp bảo đảm THADS.
Biện pháp bảo đảm THADS là biện pháp pháp lý được Chấp hành viên
áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện
việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn
chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng
nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực
hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi
hành án, và đôn đốc họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình
trước khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS.
2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Biện pháp bảo đảm THADS có các đặc điểm cơ bản:
a. Đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo đảm THADS là tài sản, tài khoản
Biện pháp bảo đảm được Chấp hành viên áp dụng đối với đối tượng là các
tài sản, tài khoản được cho là của người phải thi hành án. Tài sản đó có thể đang
do người phải thi hành án hoặc do người khác chiếm giữ.
b. Biện pháp bảo đảm THADS được áp dụng linh hoạt, tại nhiều thời điểm,
nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu
tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án
Biện pháp bảo đảm THADS có thể được áp dụng ngay tại thời điểm ra
quyết định thi hành án và trong thời hạn tự nguyện thi hành án và cũng có thể
được áp dụng tại thời điểm trước hoặc trong quá trình cưỡng chế thi hành án nếu
2


xét thấy cần phải ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn

tránh việc thi hành án của đương sự.
Biện pháp bảo đảm THADS có thể được Chấp hành viên áp dụng trong
trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên đới.
c. Biện pháp bảo đảm THADS được thực hiện với trình tự, thủ tục linh hoạt, gọn
nhẹ, ít tốn kém, có thời gian áp dụng ngắn, có tác dụng thúc đẩy nhanh việc thi
hành án
Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm THADS được thực hiện một cách
khá linh hoạt, xuất phát từ yêu cầu của người được thi hành án hoặc do Chấp
hành viên chủ động áp dụng trong trường hợp cần thiết. Việc áp dụng biện pháp
bảo đảm chỉ nhằm để ngăn chặn hành vi tẩu tán, thay đổi hiện trạng, chuyển
dịch hoặc hủy hoại tài sản của người phải thi hành án mà chưa cần phải huy
động lực lượng để thực hiện việc cưỡng chế nên thời gian thực hiện nhanh gọn,
ít tốn kém kinh phí.
d. Biện pháp bảo đảm THADS khi được áp dụng chưa làm thay đổi, chuyển dịch
về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng
Với mục đích ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện hành vi tẩu tán,
thay đổi hiện trạng hoặc hủy hoại tài sản, nhằm bảo toàn tài sản đó, đảm bảo
điều kiện thi hành án, biện pháp bảo đảm THADS chưa làm mất đi quyền sở
hữu, quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng mà mới chỉ làm hạn chế
quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó của chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản.
e. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm THADS, Chấp hành viên không bắt buộc
phải thực hiện việc xác minh và thông báo trước cho đương sự
Để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời và linh hoạt nhằm ngăn chặn việc
tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên không
cần thực hiện việc xác minh và thông báo trước cho đương sự biết. Tùy theo
từng loại tài sản mà Chấp hành viên sẽ ban hành quyết định áp dụng biện pháp
bảo đảm THADS phù hợp.
3



f. Biện pháp bảo đảm THADS có thể được Chấp hành viên tự mình ra quyết
định áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự và người yêu cầu phải chịu trách
nhiệm về việc áp dụng
Trong quá trình tổ chức thực hiện thi hành án, Chấp hành viên có thể tự
mình ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THADS hoặc ra quyết định áp
dụng theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự.
Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm THADS không
đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm THADS hoặc
cho người thứ ba thì phải bồi thường. Trường hợp Chấp hành viên tự mình áp
dụng biện pháp bảo đảm THADS không đúng hoặc Chấp hành viên ra quyết
định áp dụng biện pháp bảo đảm THADS vượt quá, không đúng theo yêu cầu
của đương sự mà gây ra thiệt hại thì Chấp hành viên có trách nhiệm phải bồi
thường.
g. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS được thể hiện thông qua việc ban
hành quyết định của Chấp hành viên
Chỉ Chấp hành viên mới có quyền được áp dụng biện pháp bảo đảm
THADS. Ngoài Chấp hành viên thì các chủ thể khác trong Cơ quan THADS
không có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp này. Mặt khác, việc áp
dụng biện pháp bảo đảm THADS chỉ có hiệu lực pháp lý khi được Chấp hành
viên quyết định dưới hình thức văn bản quyết định.
h. Khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THADS được giải
quyết một lần và có hiệu lực thi hành
Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THADS có tác dụng làm hạn chế
quyền sở hữu, sử dụng tài sản mà không có tính chất làm thay đổi, chuyển dịch
về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó. Vì vậy, khiếu nại đối với quyết định
áp dụng biện pháp bảo đảm THADS chỉ được xem xét, giải quyết một lần và có
hiệu lực thi hành.

4



3. Ý nghĩa của việc quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS nhằm bảo toàn tình trạng tài sản
hiện có của người phải thi hành án và đốc thúc họ tự nguyện thi hành nghĩa vụ
THADS của mình. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS có các ý nghĩa:
Thứ nhất, ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn
tránh việc thi hành án nên bảo đảm được hiệu lực của bản án, quyết định, quyền,
lợi ích hợp pháp của người được thi hành án và bảo đảm tính nghiêm minh của
pháp luật.
Thứ hai, đốc thúc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của
mình. Bởi vì khi đã bị áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án thì tài sản của
người phải thi hành án đã bị đặt trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm
sử dụng, định đoạt, chuyển đổi… do vậy họ không thể tẩu tán, hủy hoại, định
đoạt, chuyển đổi… đối với tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án và giải pháp
có lợi hơn cả đối với họ là tự nguyện thi hành các nghĩa vụ của mình đã đươc
xác định trong bản án, quyết định được đưa ra thi hành.
Thứ ba, việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS là tiền đề, cơ sở cho
việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS, bảo đảm hiệu quả của việc
THADS. Sau khi áp dụng các biện pháp bảo đảm THADS, nếu người phải thi
hành án không tự nguyện thi hành thì cơ quan THADS sẽ áp dụng các biện pháp
cưỡng chế nhằm buộc người phải thi hành án thực hiện các nghĩa vụ của họ. Các
tài sản của người phải thi hành án đã bị đặt trong tình trạng bị hạn chế quyền sử
dụng, định đoạt trước đây sẽ bị xử lý để thi hành án.
II. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP TẠM
GIỮ TÀI SẢN, GIẤY TỜ CỦA ĐƯƠNG SỰ
Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được quy định tại Điều
68 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) và được hướng dẫn chi
tiết tại Điều 18 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
5



Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự áp dụng nhằm tạm giữ các tài sản,
giấy tờ của đương sự để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại đối với các tài sản,
giấy tờ này. Đây là biện pháp mang tính cấp bách và linh hoạt, nhằm tạo điều
kiện và cơ sở pháp lý cho tác nghiệp nghiệp vụ khi phát hiện đương sự có tài
sản, giấy tờ để thi hành án và áp dụng trong bất cứ giai đoạn nào trong quá trình
tổ chức thi hành án.
1. Đối tượng bị áp dụng của biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
Khoản 1 Điều 68 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)
quy định: “Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm
giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự, tổ chức, cá
nhân khác đang quản lý, sử dụng…”. Như vậy, tài sản, giấy tờ của đương sự bị
Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ có thể bao gồm 03 loại sau:
Loại tài sản, giấy tờ thứ nhất: là những tài sản, giấy tờ được xác định một
cách rõ ràng, cụ thể trong bản án, quyết định là đối tượng của nghĩa vụ thi hành
án, liên quan đến việc thi hành án (ví dụ như nghĩa vụ trả lại tài sản, giấy tờ đó
cho người được thi hành án).
Loại tài sản, giấy tờ thứ hai: là các tài sản, giấy tờ đã được bản án, quyết
định được thi hành tuyên kê biên để đảm bảo thi hành án.
Loại tài sản, giấy tờ thứ ba: là các tài sản, giấy tờ đó có thể là các tài sản,
giấy tờ không được tuyên, không được xác định trong bản án, quyết định được
thi hành nhưng có thể kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán.
2. Quyền yêu cầu, quyền áp dụng và căn cứ, thẩm quyền áp dụng
a. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
Theo Điều 66 và Điều 68 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung
2014) thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ theo yêu
cầu của người được thi hành án. Ngoài ra, Chấp hành viên có trách nhiệm tự
mình áp dụng biện pháp này khi có căn cứ người phải thi hành có hành vi hủy
hoại, tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

6


b. Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
Thứ nhất, phát hiện người phải thi hành án đang quản lý, sử dụng tài sản,
giấy tờ mà tài sản, giấy tờ đó có thể dùng để đảm bảo THADS theo quy định của
pháp luật.
Thứ hai, đương sự có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi
hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó
3. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ được quy định tại
Điều 68 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) như sau:
- Bước 1: Xác định tài sản, giấy tờ cần tạm giữ
Tài sản tạm giữ phải có giá trị tương đương và đang do đương sự quản
lý, sử dụng.
- Bước 2: Ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ
Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải xác định rõ loại tài sản, giấy tờ
bị tạm giữ. Chấp hành viên phải giao quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ cho
đương sự hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng.1
- Bước 3: Lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ
Trường hợp cần tạm giữ ngay tài sản, giấy tờ mà chưa ban hành quyết
định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì Chấp hành viên yêu cầu giao tài sản, giấy tờ và
lập biên bản về việc tạm giữ.
Khi tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành
viên và người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ; trường hợp người đang
quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ không ký thì phải có chữ ký của người làm

1 Khoản 2 Điều 68 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014)

7



chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho người quản lý, sử
dụng tài sản, giấy tờ.2
- Bước 4: Giao tài sản, giấy tờ bị tạm giữ
Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử
dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền
khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm
giữ.
Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu
cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định người có quyền sở hữu, sử dụng
đối với tài sản, giấy tờ tạm giữ.3
- Bước 5: Thời hạn tạm giữ tài sản, giấy tờ
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ
tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành
viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương
IV của Luật THADS; trường hợp có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ
không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc thuộc
quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án nhưng đã thực hiện xong
nghĩa vụ của mình thì Chấp hành viên phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ
cho người có quyền sở hữu, sử dụng.4

2 Khoản 2,3 Điều 68 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
3 Khoản 4 Điều 68 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
4 Khoản 5 Điều 68 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).

8



III. THỰC TIỀN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
BIỆN PHÁP TẠM GIỮ TÀI SẢN, GIẤY TỜ CỦA ĐƯƠNG SỰ
1. Thực tiễn thực hiện biện pháp tạm giữ tà sản, giấy tờ của đương sự
Trên thực tế, biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ít được Chấp
hành viên áp dụng so với các biện pháp bảo đảm THADS khác. Sau khi biện
pháp này được quy định trong Luật THADS, một phần do nhận thức của người
phải thi hành án về việc có thể bị Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ giấy tờ,
tài sản để đảm bảo việc thi hành án nên đã không còn sử dụng tài sản một cách
công khai như trước. Mặt khác, hiện nay vẫn chưa có cơ chế nào để thực hiện
biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự một cách triệt để.
Việc thực hiện biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự còn nhiều
vướng mắc, bất cập như sau:
Thứ nhất, đối với các trường hợp Chấp hành viên thực hiện việc tạm giữ
tài sản, giấy tờ của người phải thi hành án khi đang ở địa bàn xa trụ sở cơ quan
mà không có điều kiện ra ngay được quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì xử lý
như thế nào?
Thứ hai, hiện nay pháp luật quy định về việc đăng ký tài sản, công khai tài
sản chưa được cụ thể nên chưa có cơ chế cung cấp thông tin công khai về đăng
ký tài sản, thu nhập của người phải thi hành án.
Thứ ba, về thời hạn thực hiện biện pháp này pháp luật quy định là quá
ngắn.
2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của
đương sự
Từ những vướng mắc, bất cập nêu trên, có một số kiến nghị để hoàn thiện
hơn pháp luật về biện pháp bảo đảm tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự:
- Bên cạnh việc quy định về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm như hiện nay
thì cần có quy định linh hoạt về thời hạn áp dụng các biện pháp bảo đảm trong
một số trường hợp ngoại lệ.
9



- Cần có quy định cụ thể về căn cứ chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo đảm
THADS
- Cần có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt, tăng mức tiền phạt mà Chấp
hành viên, Thủ trưởng Cơ quan THADS được thực hiện đối với người có hành
vi vi phạm các yêu cầu của Chấp hành viên trong khi áp dụng các biện pháp bảo
đảm THADS.

10


KẾT THÚC
Thực tiễn cho thấy, các biện pháp bảo đảm là một trong những công cụ
pháp lý khá hữu hiệu để thực thi hiệu lực của bản án đặt ra, và cũng đã tích cực
góp phần giúp công tác thi hành án của chấp hành viên diễn ra suôn sẻ hơn. Thi
hành án dân sự góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật Nhà nước ta,
góp phần giữ vững tính ổn định của chính trị - xã hội, đồng thời tăng cường hiệu
lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Dù vậy, nhìn chung, đối với Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa như Nhà nước ta, pháp luật vẫn không phải là yếu tố
chính quyết định cho mọi việc. Sự tôn trọng pháp luật từ mọi chủ thể từ ý thức
của mỗi người, cũng như việc tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ cá nhân mới
là yếu tố quan trọng nhất. Theo đó, cho dù Nhà nước ta và tòa án đã có hoạt
động xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật và triệt để để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các đương sự, sẽ vẫn có những cá nhân cố tình vi phạm
và trốn tránh thi hành án. Khi đương sự không tự nguyện thi hành, đồng thời sự
phối hợp giữa các cơ quan và các quy định của luật pháp còn nhiều thiếu sót làm
cho việc đảm bảo thi hành án khó khăn hơn. Ngoài chỉnh sửa luật, việc tăng
cường năng lực, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ có thẩm quyền
là điều cần thiết. Ngoài ra, cũng cần phải nâng cao dân trí và động viện người
dân thi hành án theo đúng quy định của luật để mọi thứ diễn ra nhẹ nhàng, công

bằng nhất cho cả các bên liên quan đến vụ việc.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thi hành án dân sự.
2. Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
3. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thi hành án dân sự.

12


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt / ký hiệu

Cụm từ đầy đủ

THADS

Thi hành án dân sự

13


Đề tài số 10: Nêu nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ
tài sản, giấy tờ của đương sự.

14



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ.............................................................................................................2
1. Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự..................................2
2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự......................2
3. Ý nghĩa của việc quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. .5
II. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP
TẠM GIỮ TÀI SẢN, GIẤY TỜ CỦA ĐƯƠNG SỰ......................................5
1. Đối tượng bị áp dụng của biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương
sự.....................................................................................................................6
2. Quyền yêu cầu, quyền áp dụng và căn cứ, thẩm quyền áp dụng.............6
3. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ..................7
III. THỰC TIỀN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
BIỆN PHÁP TẠM GIỮ TÀI SẢN, GIẤY TỜ CỦA ĐƯƠNG SỰ...............9
1. Thực tiễn thực hiện biện pháp tạm giữ tà sản, giấy tờ của đương sự.....9
2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
của đương sự..................................................................................................9
KẾT THÚC........................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................12

15



×