Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Những vấn đề mới trong tổ chức hoạt động thư viện báo cáo sinh hoạt chuyên đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 41 trang )

BÁO CÁO
SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
THƯ VIỆN

CHUYÊN ĐỀ

NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI
TRONG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

TP. HỒ CHÍ MINH - Tháng 12/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

********

BÁO CÁO
SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ
THƯ VIỆN

CHUYÊN ĐỀ

NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI
TRONG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Tháng 12/2018



LỜI NÓI ĐẦU
Trường Ðại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có quá
trình hình thành và phát triển lâu dài, trong 57 năm qua (05/10/1962 05/10/2018). Trường Ðại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, giáo viên dạy
kỹ thuật; Trường còn là nơi đào tạo kỹ sư công nghệ cung cấp nguồn
nhân lực trực tiếp cho khu vực phía Nam.
Nhu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề
đang là một nhu cầu hết sức bức thiết. Cùng với những cải cách trong
công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, việc củng cố các trường đào tạo
giáo viên kỹ thuật và dạy nghề đang là mối quan tâm lớn của Ðảng và
Nhà nước hiện nay.
Ðể làm tốt những chức năng nhiệm vụ được giao; cán bộ, viên
chức và sinh viên của Trường Ðại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí
Minh đang đem hết khả năng và nhiệt tình của mình để giữ vững vị trí
đầu ngành trong hệ thống sư phạm kỹ thuật và phấn đấu trở thành trường
đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, ngang tầm
với các trường đại học uy tín trong khu vực Đông Nam Á.
Thực hiện mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất
lượng năm học 2018 - 2019 cùng với chủ đề năm học: “Sáng tạo thông
qua học theo dự án - Innovation through Project – Based Learning”
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thư viện bằng
việc triển khai tổ chức sinh chuyên đề trở thành hoạt động thường xuyên
nhằm chia sẻ, học tập, giúp đỡ nhau giữa cán bộ thư viện để phát huy khả
năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng
phục vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục đại học của nhà
trường.
Thư viện ĐH SPKT TP.HCM
028.38969920


thuvien.hcmute.edu.vn
facebook.com/hcmute.lib

.
3


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 3
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI TRONG TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG THƯ VIỆN .................................................................................. 5
1. Xây dựng và phát triển thư viện điện tử/thư viện số ............................. 5
1.1. Khái niệm về thư viện điện tử/ thư viện số......................................... 5
1.2. Các thành phần cơ bản của thư viện điện tử ....................................... 6
2. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thư
viện ............................................................................................................ 8
2.1. Ứng dụng phần mềm quan trị cơ sở dữ liệu tư liệu (xây dựng bộ
máy tra cứu trên máy tính ở chế độ clone) ................................................ 9
2.2. Ứng dụng phần mềm quản trị bộ sưu tập số (phần mềm thư viện
số) .............................................................................................................. 9
2.3. Ứng dụng phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp (ILS =
Intedrated Library System) ........................................................................ 9
3. Xây dựng nguồn lực thông tin mở ....................................................... 12
4. Tăng cường tổ chức mượn liên thư viện .............................................. 14
5. Chuẩn hóa hoạt động thư viện ............................................................. 19
Phần II: GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ THƯ VIỆN HCMUTE ....... 22
Phần III: XÂY DỰNG THƯ VIỆN SÁCH ĐIỆN TỬ LIÊN KẾT
PHÁT HÀNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0............................................................................................ 25

Phần IV: SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC CƠ SỞ
DỮ LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 4.0 ....... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 40

4


Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI
TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

1.

Xây dựng và phát triển thư viện điện tử/thư viện số

1.1. Khái niệm về thư viện điện tử/ thư viện số
Các thư viện truyền thống từ lâu đã là một phần của xã hội, nó
mang thông tin và tri thức đến mội người. Tuy nhiên ngày nay khi các
máy tính cá nhân và mạng Internet đã đã làm thay đổi cách thức giao lưu
của con người, khi mà từ máy tính cá nhân người ta có thể với tới các
thông tin lưu trữ ở khắp nơi trên thế giới, thì người ta thấy rằng có thể
xây dựng những thư viện có khả năng cung cấp thông tin tốt hơn so với
các thư viện truyền thống. Đó là lý do cơ bản của sự ra đời một loại hình
thư viện mới: thư viện điện tử (Electronic Library), còn gọi là thư viện số
(Digital Library).
Vậy thư viện điện tử là gì?
Thư viện điện tử có thể coi là một kho thông tin số hóa, được cấu
trúc sao cho dễ dàng truy cập thông qua các mạng máy tính hay các mạng
viễn thông quốc tế.
Có thể nói thư viện điện tử là một hệ thống thông tin tự động hóa

mà ở đó người ta có thể thu thập, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến các
tài liệu dưới dạng số hóa thông qua các phương tiện của công nghệ thông
tin và truyềnthông.
Lợi ích của thư viện điện tử là:
- Với một máy tính cá nhân kết nối mạng, người sử dụng có thể
truy cập thông tin từ xa. Người sử dụng không cần đến thư viện vẫn tìm

5


được thông tin. Người ta nói: “Thư viện điện tử mang thông tin đến đến
tận bàn làm việc của bạn”.
- Với thư viện điện tử, sức mạnh của máy tính được dùng để tìm
kiếm thông tin. Trong hầu hết các trường hợp, tìm tin bằng máy tính bao
giờ cũng nhanh hơn, tiện lợi hơn phương pháp thủ công, và đặc biệt có
thể chuyển dễ dàng từ nguồn thông tin này sang nguồn thông tin khác.
- Với thư viện điện tử, thông tin luôn sẵn sàng, bởi vì cửa thư viện
điện từ không bao giờ đóng.
- Với thư viện điện tử các nguồn thông tin có thể chia sẻ, người sử
dụng không chỉ truy cập, sao chép các nguồn thông tin nội tại của thư
viện mà có thể với tới nhiều nguồn thông tin từ bên ngoài nhờ các dịch
vụ thông tin liên kết.
- Thông tin trong thư viện điện tử dễ bổ sung, cập nhật nên thư
viện điện tử luôn bảo đảm có những thông tin mới nhất.
- Với thư viện điện tử, các dạng thông tin mới như thông tin điện
tử, thông tin đa phương tiện trở thành hữu dụng, vì thư viện điện tử có
khả năng tích hợp thông tin số hóa.
1.2. Các thành phần cơ bản của thư viện điện tử
Thư viện điện tử được xây dựng trên nền tảng của một thư viện
truyền thống nên nó phải tuân thủ những tiêu chuẩn nghiệp vụ căn bản

của thư viện, tuy nhiên có sự điều chỉnh một số giá trị cũ sao cho phù
hợp việc ứng dụng công nghệ mới.
Hạt nhân của thư viện điện tử là nguồn tài liệu số hóa. Trong đó có
một bộ phận là tài liệu hiện hữu của thư viện được số hóa (có chọn lọc),
nhưng chủ yếu là các bộ sưu tập tài liệu số mới được xây dựng hoặc sưu
tầm.
Thư viện điện tử hoạt động trên nền giao diện Web của môi trường
mạng Internet, nên nguồn tài liệu của thư viện điện tử thường được trình
6


bày định dạng bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML. Ở đó các tài
liệu được thiết kế đặc biệt để có thể kết nối với các tập tin khác thông qua
các điểm kết nối siêu văn bản (hypertext Iink points). Nền tảng công
nghệ của thư viện điện tử chính là Internet và World Wide Web.
Thư viện điện tử được quản lý bởi một phần mềm tích hợp quản trị
thư viện. Phần mềm này bao gồm nhiều phân hệ chức năng và tuân thủ
các chuẩn quốc tế về nghiệp vụ thư viện cũng như các chuẩn về công
nghệ thông tin và truyền thông, hiện đại, như: khổ mẫu biên mục đọc
máy MARC, khổ mẫu trao đổi dữ liệu thư mục ISO.2709, giao thức tìm
kiếm liên thư viện Z.39.50, giao thức truyền thông Internet TCP/IP, làm
việc trên môi trường Web và hỗ trợ chuẩn định dạng HTML, XML.
Nhìn chung, từ khi xuất hiện hình thức dịch vụ thông tin - thư viện
áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông, đã xuất hiện
nhiều khái niệm với nội hàm khác nhau, chủ yếu là về qui mô áp dụng về
các thuật ngữ để chỉ về các loại hình thư viện hiện đại. Tuy nhiên, theo
phương diện tổng quát nhất, chúng ta dễ nhận thấy có các mức độ ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông khác nhau, mà cụ thể có 2 mức
độ cơ bao gồm:
- Ứng dụng công nghệ thông tin và mạng để quản trị tài liệu điện tử

(tài liệu toàn văn), hiện nay thường quen gọi là thư viện số.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và mạng để quản trị toàn bộ qui
trình hoạt động nghiệp vụ của thư viện thông tin như: quản lý bạn đọc,
quản lý tài liệu, quản lý ấn phầm định kỳ, quản lý việc lưu thông, quản lý
biên mục,… khái niệm được sử dụng rộng rãi thống nhất trên toàn thể là
hệ quản trị thư viện tích hợp (ILS=Integrated Libraiy System), thông
thường được thiết kế theo kiến trúc modules, mỗi module thực hiện một
chức năng sau đó tổng hợp lại thành hệ thống.

7


2.

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động
thư viện
Hoạt động thông tin - thư viện qua hoạt động thực tiễn hơn một

thập niên vừa qua đã minh chứng rõ ràng, là một trong những ngành chịu
ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ và sâu sắc bởi ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông. Hệ quả tất yếu là đã xuất hiện những tên gọi khác
nhau của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt
động thông tin - thư viện như: thư viện số, thư viện điện tử, thư viện ảo,...
Thực chất các tên gọi này đều gắn với việc xuất hiện một hoặc một số
dịch vụ thông tin, thư viện hiện đại - có áp dụng công nghệ thông tin và
truyền thông. Mức độ và phạm vi ảnh hưởng, tác động của ứng dụng này
trong giai đoạn vừa qua đã khác hẳn so với những biến đổi, phát triển của
ngành trong suốt quá trình lịch sử trước đó - chính là sự ảnh hưởng, phát
triển không chỉ là một khu vực, một quốc gia,vùng miền mà nó tác động
trên phạm vi toàn cầu.

Tại Việt Nam, các hình thức dịch vụ thư viện hiện đại cũng đã
được quan tâm đặc biệt và có những biện pháp để thúc đẩy phát triển đặc biệt, khu vực các trung tâm thông tin - thư viện thuộc trường Đại
học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu. Việc phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông đem lại nhiều giá trị hữu ích cho cộng đồng,
tuy nhiên, cũng gặp không ít những khó khăn nhất định, đặc biệt là giai
đoạn đầu khi mọi vấn đề còn nhiều bỡ ngỡ như: yêu cầu về công nghệ,
yêu cầu về kỹ thuật, cán bộ người sử dụng, thói quen sử dụng, kinh phí
cho việc hiện đại hóa hoạt động thư viện,... Quá trình hiện đại hóa thư
viện - ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động
thông tin - thư viện cũng được thực hiện ở từng mức độ khác nhau phụ
thuộcvào nhiều yếu tố, trong đó chúng ta có thể tổng hợp thành, 3 mức
độ chủ yếu như sau:
8


2.1. Ứng dụng phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu tư liệu (xây đựng bộ
máy tra cứu trên máy tính ở chế độ clone)
Đây là mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xây
dựng bộ máy tra cứu trong thư viện, chế độ làm việc trực tiếp trên máy
lưu trữ cơ sở dữ liệu mà không hoạt động theo phương thức mạng. Điển
hình như phần mềm CĐS/ISIS của UNESCO. Đối với việc ứng dụng ở
mức độ này chỉ cung cấp cho các thư viện quản trị cơ sở dữ liệu thư mục
(thông tin bậc 2) và cung cấp các phương thức tìm kiếm thông tin và kết
xuất thông tin linh hoạt theo yêu cầu của viên chức thư viện và người
dùng tin (in phiếu thư mục, in mục lục, tìm kiếm theo toán tử, theo biêu
thức tìm,...).
2.2. Ứng dụng phần mềm quản trị bộ sưu tập số (phần mềm thư viện
số)
Là một trong những ứng dựng công nghệ thông tin và truyền thông
đem lại giá trị và thuận tiện cho người dùng tin nhiều nhất. Đối với dịch

vụ của thư viện số (thực chất là quản trị các cơ sở dữ liệu toàn văn fulltext database) sẽ cung cấp cho người dùng tin tra cứu và sử dụng các
tài liệu của các trung tâm thông tin - thư viện ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ
thời điểm nào thông qua máy tính có kết nối Internet.
2.3. Ứng dụng phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp (ILS Integrated Library System)
Là một hệ thống phần mềm tích hợp với nhiều modules mà mỗi
module có thể coi là một “phần mềm” nằm trong hệ thống phần mềm ILS
nhằm thực hiện trọn vẹn một qui trình nào đó trong chu trình thông tin thư viện, ví dụ: qui trình bổ sung, qui trình biên mục, qui trình ấn phẩm
định kỳ,... Hiện nay, thế giới còn xuất hiện một xu hướng mới có tên viết
tắt tiếng Anh là TLS (Total Libraiy Solution).

9


Trong quá trình hiện đại hóa thư viện, một trong những vấn đề lớn
gặp khó khăn đó là kinh phí cho hoạt động hiện đại hóa và kinh phí phục
vụ cho quá trình vận hành và phát triển. Đối với một số thư viện được
đầu tư kinh phí để thực hiện đề án hiện đại hóa hoạt động, sau đó lại gặp
phải khó khăn về kinh phí để duy trì hoạt động đó,...
Thời gian qua, các trung tâm thông tin - thư viện trong cả nước đã
trải nghiệm hơn 10 năm tìm hiểu mô hình áp dụng và triển khai; các hội
nghề nghiệp, liên chi hội cũng đã hình thành và hoạt động tích cực với
vai trò là cầu nối để tìm đến tiếng nói chung, mọi sự thống nhất trong quá
trình tìm ra giải pháp tiêu biểu, hiệu quả. Đến nay, một số lượng không
nhỏ các thư viện và trung tâm thông tin đã đi theo hướng phát triển các
dịch vụ thư viện hiện đại trên nền tảng mã nguồn mở miễn phí. Với giải
pháp này, khắc phục được vấn đề kinh phí cho hiện đại hóa, tuy nhiên
đòi hỏi một đội ngũ cán bộ ngoài việc nắm chắc qui trình, nghiệp vụ
chuyên môn còn cần phải có kỹ năng nhất định về công nghệ thông tin,
đặc biệt công nghệ web. Mặc dù vậy, song với thời gian qua đã thấy rằng
con đường lựa chọn mã nguồn mở để phát triển đối với các thư viện mà

nguồn kinh phí còn hạn hẹp là đường đi ngắn nhất và cũng là con đường
duy nhất có thể thực hiện được mục tiêu phát triển các dịch vụ thư viện
hiện đại thành công. Trong quá trình phát triển phần mềm mã nguồn mở
cũng đã dần hình thành nhiều tên tuổi khác nhau cùng thực hiện chức
năng của thư viện hiện đại. Vì vậy, để lựa chọn phần mềm nào cho phù
hợp, chúng ta cần thực nghiệm trước khi đưa vào sử dụng chính thức.
Mặc dù vậy, ban đầu cũng cần đưa ra một số các tiêu chí để tiến hành
thực nghiệm như: Phần mềm phải đảm bảo các tiêu chuẩn về công nghệ,
phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế về chuyên
ngành,…

10


Một trong số những dịch vụ được người dùng ở mọi lĩnh vực, mọi
trình độ đều quan tâm và có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều, đó là
dịch vụ của thư viện số (digital library) - thực chất đó là dịch vụ sử dụng
các tài nguyên thông tin điện tử (tài liệu điện tử) qua mạng Internet. Đây
là dịch vụ hỗ trợ bạn đọc sử dụng được nguồn lực thông tin - thư viện ở
mọi lúc, mọi nơi. Trong thực tiễn hoạt động thông tin - thư viện, có 2
dịch vụ thư viện hiện đại rõ nét nhất đối với bạn đọc, đó là dịch vụ tra
cứu OPAC và dịch vụ tra cứu toàn văn (thư viện số). Trong đó, quản trị
tài liệu số (tài liệu điện tử) về qui trình cũng tương tự như quản trị tài liệu
truyền thống, tuy nhiên, đòi hỏi quá trình quản trị phức tạp hơn về yêu
cầu kỹ thuật, cụ thể: quản trị đồng thời song hành 3 thành phần chủ yếu:
1. Quản trị siêu dữ liệu (thông tin bậc 2): Các thông tin bậc 2 được
lưu trữ trên hệ thống nhằm thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, quản lý
“hành chính”, “kỹ thuật”,.. . về đối tượng số và đặc biệt thực hiện chức
năng định vị và tìm kỉếm đối tượng số. Hầu hết siêu dữ liệu được quản trị
thông qua một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhất định (như MySQL,

Postgresql, Oracle,...).
2. Quản trị đối tượng số: Các siẽu dữ liệu có nhiệm vụ trỏ đến các
đối tượng số (bản thân tài liệu số), các tài liệu số được lưu trữ trong một
khu vực độc lập tương đối với siêu dữ liệu.
3. Quản trị đối tượng người dùng (bạn đọc trong môi trưòng thư
viện số): Việc quản trị đối tượng bạn đọc trong thư viện số tương đối
khác biệt với quản trị trong thư viện truyền thống. Vì vậy, cấu trúc phân
quyền và quản trị đối tượng bạn đọc là một trong những tiêu chí quan
trọng để đánh giá một phần mềm thư viện số. Những yêu cầu đặt ra như:
phân quyền như thế nào, mức độ phân quyền ra sao (từng tài khoản,
nhóm, phân quyền đối với từng biểu ghi tài liệu số, phân quyền đến từng
tập tin (đối tượng số),...).
11


3.

Xây dựng nguồn lực thông tin mở
“Hiện đại hóa”, “tự động hóa” là các thuật ngữ mà người ta hay

nhắc tới khi nói đến các cơ quan thông tin - thư viện trong một xã hội
thông tin. Một cơ quan thông tin - thư viện được xem là hiện đại nhất
thiết phải được tổ chức theo kiểu “mở”. Hệ thống mở là hệ thống cho
phép người dùng tin sử dụng các tài nguyên trong cơ quan thông tin - thư
viện một cách chủ động, rộng rãi thông qua các hình thức phục vụ phong
phú. Nói cách khác, đó là hệ thống hướng ngoại, lấy hiệu quả phục vụ
làm thước đo cho các hoạt động của mình. Tham gia hệ thống các cơ
quan thông tin - thư viện quốc gia nói chung là một trong những tiêu chí
để đánh giá tính “mở’ (hay mức độ hiện đại hóa) của một cơ quan thông
tin - thư viện. Rõ ràng trong điều kiện hiện nay, các cơ quan thông tin thư viện không thể không tính đến điều này.

Xây dựng thư viện điện tử/thư viện số là một quá trình hiện đại hóa
thư viện bao gồm nhiều công đoạn có mối liên quan tới nhau, trong đó
sau khi cài đặt và vận hành hệ thống thư viện điện tử/thư viện số là quá
trình thu thập, biên tập, xử lý và cập nhật thường xuyên dữ liệu điện tử
(nguồn lực thông tin). Trong quá trình xây dựng nguồn lực thông tin của
thư viện điện tử/ thư viện số có nhiều phương pháp để thực hiện, tuy
nhiên có thể tổng hợp lại gồm 4 phương pháp chủ yếu sau:
- Thu thập từ nguồn ngoài (out sourcing)
- Liên kết đến nguồn ngoài (link)
- Nắm bẳt nguồn tin (discoveiy)
- Số hóa tài liệu (digitalization)
Thực tiễn có rất nhiều yếu tố chi phối đến quá trình xây dựng
nguồn lực thông tin điện tử, trong đó, vấn đề bản quyền là một trong
những nội dung cần đặc biệt chú ý. Đối với các quốc gia đang phát triển
như Việt Nam và thậm chí một số quốc gia phát triền khác trên thế giới,
12


nguồn lực thông tin mở (open resources) đang được quan tâm. Việc xây
dựng nguồn lực thông tin mở là một giải pháp tối ưu trong giai đoạn hiện
nay đối với quá trình xây dựng và phát triển các dịch vụ thư viện điện
tử/thư viện số. Quá trình xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin mở
đảm bảo tính pháp lý về quyền bản quyền cũng được cung cấp bởi các
công cụ đăng ký và kiểm soát về quyền bản quyền trên nền tảng của công
nghệ thông tin và truyền thông (trang i.
Nguồn lực thông tin mở đã mở ra một “thế giới phẳng” cho hoạt động
thông tin - tư liệu nói chung và thông tin - thư viện nói riêng trong việc
kế thừa các kết quả khoa học và sáng tạo, tác phẩm,.... trên toàn thế giới.
Đối với các cơ quan thông tin - thư viện có nhiệm vụ mới đó là khi xây
dựng thư viện điện tử/thư viện số, cần tính đến việc hòa nhập vào nguồn

lực thông tin chung (không chỉ phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc
tế), đảm bảo tính liên kết chia sẻ trong nguồn lực thông tin toàn cầu. Để
đảm bảo được yêu cầu đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn
nghiệp vụ quốc gia và quốc tế và tuân thủ các tiêu chuẩn công nghệ.
Trong quá trình phát triển một số tổ chức đã tổ họp xây dựng và
triển khai nguồn lực thông tin mở như: ,
,...
Đối với trung tâm thông tin - thư viện từng đơn vị, cơ quan tổ chức
tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã tiến hành xây dựng nguồn lực
thông tin điện tử phục vụ người dùng tin của mình cũng đã dựa trên nền
tảng nguồn lực thông tin mở tương đối phổ biến, hoặc thông qua phương
thức tương tác qua một đơn vị trung gian như : tailieu.vn. Ngoài ra, một
số trung tâm thông tin - thư viện còn triển khai xây dựng dựa trên nguồn
tài liệu nội sinh của cơ quan, đơn vị mình (khóa luận tốt nghiệp, đề tài,
luận văn, luận án,…). Việc sử dụng nguồn lực thông tin nội sinh này theo

13


phương thức mở hay theo phương thức khác cần chú trọng đến cơ chế
của từng cơ quan đơn vị để đảm bảo phù hợp về quyền tác giả.
4.

Tăng cường tổ chức mượn liên thư viện
Mượn liên thư viện (MLTV) là một dịch vụ cho mượn sách, tài liệu

giữa các thư viện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tài liệu của độc giả.
Nhu cầu, chia sẻ nguồn lực đã được các cơ quan thông tin thư viện
đặt ra từ khá lâu. Tuy nhiên mức độ triển khai lại liên quan đến đặc thù
điều kiện ở mỗi nước. Bên cạnh việc tham gia vào hệ thống cho mượn

liên thư viện (inter-libraiy loan), các cơ quan thông tin - thư viện cũng
cần suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc chia sẻ nguồn lực trong nhiều
lĩnh vực khác như: hợp tác bổ sung, hợp tác biên mục, hợp tác phân
loạỉ…
Hình thức chia sẻ phổ biến nhất (và cũng có từ sớm nhất) là việc
phối hợp nguồn dữ liệu thư mục giữa các cơ quan thông tin - thư viện.
Mỗi cơ quan thông tin - thư viện đều có một số lượng biểu ghi nhất định
về một lĩnh vực nàọ đổ, sự hợp nhất giữa chúng sẽ tạo nên một ngân
hàng dữ liệu cực kỳ phong phú và đa dạng. Người dừng tin sẽ có nhiều
cạ hội hơn trong việc lựa chọn tài liệu. Công nghệ thông tin ngày nay
hoàn toàn có khả năng tạo ra được mối trao đổi thường xuyên giữa các cơ
quan thông tin - thư viện.
Bên cạnh việc chia sẻ nguồn dữ liệu thư mục, các cơ quan thông tin
- thư viện đại học cũng cần tính đến việc chia sẻ các nguồn tài nguyên
vật lý như: kho sách, các cơ sở dữ liệu toàn văn trên CD- ROM, các
phương tiện phục vụ phồ biến thông tin (phòng đọc, hệ thông tra
cứa...)..., cũng có nghĩa là các nguồn tài liệu quý được sử dụng một cách
tối đa và phát huy hết được hiệu quả.
Có thể hiện nay, trong điều kiện Việt Nam, hình thức này chưa
được các cơ quạn thông; tin - thư viện đưa vào thực thi ở diện rộng. Tuy
14


nhiên đó lại là vấn đề không còn mới trong hệ thống thông tin - thư viện
ở một số nước phát triển. Đây là điêu mà chúng ta cần nghiên cứu một
cách nghiêm túc, bởi lẽ chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi để thực
hiện điều này.
Tất nhiên, để đạt được đỉều này, các cơ quan thông tin - thư viện
cần có sự phối kết hợp hết sức chặt chẽ, cũng như cần có những cam kết
mang tính pháp lý cao.

Mặt trong những hình thức kết hợp không thể thiếu được khi tham
gia xây dụng hệ thống liên thư viện là việc xây dựng một Website chung
cho toàn hệ thống. Có thể xem đây như một cổng (gateway) trao đồi
thông tin giữa hệ thống các cơ quan thông tin - thư viện với các đối tác
(người dùng tin, nhà cung cấp thông tin, các hệ thống cơ quan thông tin thư viện khác, các viện nghiên cứu khoa học, các tổ chức có mối quan hệ
thường xuyên…). Website này cần đảm bảo các hoạt động sau:
- Trở thành điểm truy cập thông tin khoa học có uy tín và chất
lượng.
- Trở thanh cổng giao tiếp vói các hệ thống khác (OPAC, OCLC…
- Diễn đàn ừao đổi chuyên môn, nghiệp vụ thông tin - thư viện giữa
các cơ quan thông tin - thư viện;
- Diễn đần trao đổi chuyên môn của người dùng tin (các cuộc hội
thảo từ xa, thư điện tứ...)
- Dịch vụ tư vấn người đùng tin.
- Các dịch vụ phồ biến tin khác...
* Quy mô liên kết
Đây là vấn đề cần được tính toán kỹ lưỡng, nhất là phải gắn chặt
với điều kiện Việt Nam. Có 4 mô hình cơ bản như sau:
- Liên kết theo khu vực địa lý.
- Liên kết theo từng nhóm trường theo chuyên môn.
15


- Liên kết theo cấp độ tổ chức (cấp quốc gia, cấp cơ sở...).
- Liên kết theo chủ đề các nguồn tin.
Mỗi hình thức liên kết trên đều có những mặt tích cực và hạn chế
nhất định. Tuy nhiên chúng ta có thể vận dụng mỗi hình thức này ở mỗi
giai đoạn nhất định, nham từng bước xây dựng một hệ thống thống nhất
các cơ quan thông tin - thư viện.
* Các yếu tố đảm bảo việc chia sẻ nguồn lực thông tin

Trước hết, để đảm bảo việc chia sẻ, các cơ quan thông tin - thư viện
cần phải đảm bảo thống nhất về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là cơ
sở có tính chất nền tảng. Dù cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ nhưng
không có tiếng nói chung về mặt chuyên môn (như: quy trình bổ sung,
biên mục, các chuẩn kỹ thuật, chuẩn cấu trúc dữ liệu...) thì các cơ quan
thông tin - thư viện khó mà cùng nhau thiết lập một hệ thống thống nhất.
Đây cũng chính là vấn đề khá phức tạp hiện nay và là trở lực đáng kể
trong tiến trình kết hợp các cơ quan thông tin - thư viện. Bởi lẽ từ lâu
chúng ta đã không có một sự chỉ đạo tập trung và thống nhất về mặt
chuyên môn. Thực tế cho thấy, hầu hết các Gơ quan thông tin - thư viện
đều tự đặt ra một chuẩn riêng trong các công đoạn nghiệp vụ cho đơn vị
mình (không thống nhất về cấu trúc cơ sở dữ liệu, về hệ thống phân loại,
mô tả...). Quá trình thống nhất các chuẩn này chắc chắn sẽ chiếm một
lượng thời gian đáng kể. Tuy nhiên, đây lại là công việc hết sức quan
trọng và cần thiết (không chỉ đối với sự liên kết trong nước và còn phải
tính đến cả việc đối ngoại).
Vấn đề thứ hai là vấn đề cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất ở đây chính
là: thiết bị, kho tầng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, không gian phục
vụ...
Bên cạnh đó, để đảm bảo hệ thống vận hành được một cách hiệu
quả thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tham gia vào hệ thống cũng cần
16


được quan tâm một cách đúng mức. Cán bộ thông tin - thư viện phải là
những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thông tin - tư liệu, quản lý tri
thức với các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và trình độ tin
học, ngoại ngữ đủ để đảm đương công việc, cần phải khẳng định một
điều: tính hiệu quả của hệ thống phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ
tham gia vận hành nó.

Hơn thế nữa, việc giao kết về vấn đề chia sẻ nguồn lực giữa các
thành viên tham gia cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng
hệ thống liên thư viện. Cần phải có những văn bản (trên cơ sở nhất trí
giữa các đơn vị) quy định rõ ràng về trách nhiệm, về khả năng và mức độ
tham gia hợp tác giữa các thành viên, về việc sử dụng chuyên gia, nguồn
lực và thời gian…
Tiếp theo là vấn đề hỗ trợ bên trong mỗi cơ quan thông tin - thư
viện hoặc mỗi nhóm liên kết. Nói cách khác, đây là vấn đề bảo trì hệ
thống. Các cơ quan thông tin - thư viện cần phải thành lập một ban
chuyên môn với trách nhiệm hỗ trợ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cho
các thành viên (cũng là để đảm bảo tính thống nhất về chuyên môn
nghiệp vụ cho toàn bộ hệ thống). Ban chuyên môn này cũng có trách
nhiệm xây dựng và phát triển các dịch vụ nhằm khai thác hiệu quả các
nguồn lực của hệ thống.
Cuối cùng, không thể không tính đến sự cam kết từ phía các cơ
quan chủ quản của mỗi đơn vị. Sự thống nhất giữa các cơ quan chủ quản
sẽ tạo ra một hành lang pháp lý cũng như chuyên môn vững chắc để các
cơ quan thông tin - thư viện có thể phát huy được hết tiềm lực của mình.
Những vấn đề trên là những yếu tố cơ bản đảm bảo cho việc thiết
lập cũng như vận hành của một liên kết các cơ quan thông tin - thư viện,
vừa có thể xem như một thực trạng đáng để những người lắm công tác
thông tin - thư viện nghiên cứu và tìm ra phương án giải quyết.
17


Ví dụ: Mượn liên thư viện tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM
DỊCH VỤ MƯỢN LIÊN THƯ VIỆN
Độc giả là cán bộ, giảng viên, sinh viên của ĐHQG-HCM có thể
đặt mượn tài liệu của bất kỳ thư viện nào trong Hệ thống Thư viện
ĐHQG-HCM.

 Cách sử dụng dịch vụ
• Tra cứu tài liệu trên “Mục lục hệ thống thư viện” hoặc các mục
lục của các thư viện thuộc ĐHQG-HCM
• Đến thư viện, nơi bạn được cấp thẻ để đặt mượn tài liệu: Điền vào
“Phiếu mượn tài liệu liên thư viện”
• Nhận và trả tài liệu mượn tại nơi đặt mượn
 Quy định
• Số lượng tài liệu và thời gian được mượn/lần:
Số lượng tài liệu

Số ngày
Số lần

(cuốn)
3

Gia hạn

14

1

Số ngày/lần
7

• Cách gia hạn tài liệu qua email hoặc trực tiếp qua điện thoại
• Thời gian chậm nhất đáp ứng yêu cầu mượn: 3 ngày kể từ ngày
đặt mượn.
 Mức phí
• Phí dịch vụ: Miễn phí cho các đối tượng thuộc ĐHQG-HCM.

• Trong trường hợp người mượn trả sách trễ hạn, làm mất hoặc gây
hư hỏng tài liệu, mức phí bồi thường được quỹ định như sau:
o Quá hạn: 2.000đ/cuốn/ngày.
o Mất tài liệu: bồi thường theo giá bìa của sách cộng tiền xử lý kỹ
thuật 100.000đ/cuốn.
18


o Tài liệu bị hư hỏng: người mượn phải đền bù tùy theo mức độ hư
hỏng của tài liệu.
• Khi cần giải đáp hoặc hỗ trợ, bạn đọc liên hệ theo địa chỉ sau:

Stt

Họ tên

1

Nguyễn
Thị
Dung

TVTT

(84-028)
37243181
ext 2930

0922.752.715


dungnguyen@vnu
hcm.edu.vn;
phucvu@
vnuhcm.edu.vn

2

Hoàng
Thị Liễu

ĐH.KHTN

(84-028)
38397722

0976632687


.vn

3

Thái Thị
Ánh
Tuyết

ĐH. Bách
Khoa

(84-028)

38647256
ext 4250

0909776083


du.vn

4

Trương
Thị
Ngọc

ĐH.
KHXH&N
V

(84-028)
38293828
ext 125

0936298374

truongthingoc@hc
mussh.edu.vn

5

Phạm

Hồng
Tuấn

ĐHKT-L

(84-028)
3724.4555
ext 6425

0979394995


n

6

Nguyễn
Phan Thị
Thắng
Trang

ĐH.
tế

(84-028)
22113972;
37244270
ext 3241

0918145415


nptttrang@hcmiu.
edu.vn

7

Nguyễn
Thị Lan
Sa

ĐH.CNTT

(84-028)
37251993
ext 128

01669395163



8

Nguyễn
Thị
Thanh
Trà

Viện
MT&TN


(84-028)

0903720234

Tralong1980@yah
oo.com

5.

Đơn vị

Quốc

Điện
thoại

Di động

Email

Chuẩn hóa hoạt động thư viện
Chuẩn hóa trong lĩnh vực thư viện thông tin là việc xác lập và áp

dụng chuẩn mực nhằm kiểm soát, đánh giá các hoạt động thư viện thông
tin, đảm bảo cho hoạt động thư viện thông tin có thể tiến hành đạt chất
lượng, hiệu quả, thực hiện và duy trì các mục tiêu đã đặt ra.

19



Tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, quy phạm thực hành và văn bản
pháp quy là các công cụ đảm bảo cho sự chuẩn hóa trong lĩnh vực thư
viện thông tin được thực hiện. Phổ biến, triển khai áp dụng và có kiểm
tra, đánh giá là những biện pháp thực hiện chuẩn hóa.
Chuẩn hóa đã và đang trở thành một yêu cầu khách quan của bất cứ
ngành nghề và hoạt động nào trong xã hội. Thư viện là một thiết chế văn
hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển
nền kinh tế tri thức, góp phần đặc biệt trong việc nâng cao dân trí, giúp
cho mỗi cá nhân có thể không ngừng mở mang hiểu biết và thực hiện
việc học suốt đời. Để hướng tới việc hội nhập với quốc tế và khu vực
cũng như phục vụ và cung cấp cho người đọc, người dùng tin một cách
có hiệu quả và chất lượng, các thư viện không thể không quan tâm đến
việc chuẩn hóa. Vai trò của việc chuẩn hóa trong hoạt động thư viện thể
hiện trên những bình diện khác nhau:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, đảm bảo mối liên hệ giữa
hoạt động này với các nhiệm vụ nâng cao dân trí, đẩy mạnh sự phát triển
khoa học và công nghệ, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước;
- Hoàn thiện việc tổ chức quản lý hoạt động thư viện ở Việt Nam;
- Góp phần đảm bảo chất lượng và nâng cao năng suất lao động
của cán bộ thư viện;
- Đảm bảo mối quan hệ tương tác giữa các thư viện ở Việt Nam với
khu vực và quốc tế.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều tiêu chuẩn và quy chuẩn
trong hoạt động thông tin - thư viện đã được xây dựng và phát triển bao
quát loại hình sau:

20



-Tiêu chuẩn về xử lý tài liệu: AACR, ISBD, RDA (mô tả tài liệu);
UDC, DDC, LCC (phân loại tài liệu); Từ điển từ chuẩn của UNESCO,
LCSH, Danh mục đề mục chủ đề Sears, MeSH (định chỉ mục);...
- Tiêu chuẩn về hạ tầng thông tin và kết nối hệ thống: Z39.50,
OAI-PMH,...
- Tiêu chuẩn về quản lý thư viện: ISO 11620:2008, ISO 15511,...
- Tiêu chuẩn về đào tạo người dùng tin.
- Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất.
- Tiêu chuẩn về một số loại hình thư viện.

21


Phần II
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ THƯ VIỆN HCMUTE
Đồng hành cùng độc giả trên con đường chinh phục tri thức
Nơi cung cấp nguồn lực thông tin khoa học kỹ thuật và giáo dục
phục vụ cho nhu cầu đào tạo của Nhà trường.
Cung cấp thông tin

Hình thức phục vụ

 Nội dung phong phú

 Đọc tại chỗ

 Đa dạng loại hình

 Mượn về nhà


 Cập nhật thường xuyên

 Khai thác tài nguyên số 24/24
 Các dịch vụ học tập trực tuyến

Các loại hình dịch vụ
1.

Phục vụ trực tiếp tại thư viện: được hướng dẫn tận tình với hệ thống
phòng đọc và Giáo trình mở, có thể tìm đọc tài liệu dạng giấy, CDROM, CSDL trực tuyến,…

2.

Hỗ trợ công tác biên soạn xuất bản giáo trình và tài liệu học tập, kỷ
yếu hội thảo (phục vụ hoạt động NCKH, chương trình đào tạo giáo
dục 4.0, bổ sung hồ sơ xét các chức danh khoa học,...).

3.

Thiế t kế website phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học,
hội thảo: Xây dựng template chung, Thiết lập các trang con (sub
pages), Cấp quyền và chuyển giao quyền quản trị trang con.

4.

Xuất bản kỷ yế u hội thảo: Tư vấ n, thiế t kế , dàn trang, Thiế t kế các
hình ảnh, nhañ hiê ̣u liên quan đế n hô ̣i nghi ̣ (logo hô ̣i nghi,̣ banner,
poster…), Đăng ký và xin giấy phép xuất bản kỷ yếu, Giám sát các
tài liê ̣u liên quan đế n chương triǹ h như thư, thông tin hô ̣i nghi,̣ tài
liê ̣u tham khảo,…


5.

Xây dựng các sản phẩm phục vụ hội thảo và các hoạt động học tập:
CD-ROM chương trình và kỷ yếu, Ứng dụng tự chạy giới thiệu tài
liệu, ghi đĩa CD- ROM, DVD, USB,…

22


6.

Cung cấp thông tin theo yêu cầu (danh mục tài liệu, tài liệu chuyên
ngành, kết quả nghiên cứu khoa học, tiêu chuẩn, phát minh sáng
chế…).
Mô tả, tạo và chọn danh mục “Tài liệu tham khảo” cho luận văn,

7.

luận án, đề tài nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế.
8.

Chuyển dạng tài liệu (từ tài liệu dạng giấy sang file PDF, từ file PDF
sang file Word).

9.

Cung cấp các thiết bị hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu,...

10. Hỗ trợ, tư vấn và phối hợp với Thư viện các trường trong việc phát

triển các sản phẩm đặc thù của từng đơn vị.
Với nhiều hình thức phục vụ phong phú, thuận tiện cho người học
NGUỒN LỰC THÔNG TIN



CSDL Giáo trình và Tài liệu 

CSDL Sách tham khảo Việt

học tập

văn

CSDL Luận văn, Luận án



CSDL Sách tham khảo Ngoại
văn



CSDL các bài báo khoa học (các bài báo nghiên cứu của học viên
theo chương trình đào tạo sau đại học được đăng trên các tạp chí
chuyên ngành)

Địa chỉ liên hệ:
Phòng Học Liệu Điện Tử, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Tp. Hồ Chí Minh, Số 1 – Võ Văn Ngân, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (+84 028) 3896 9920, 3721223 (nội bộ 4 8226)
Email:



23


GIỚI THIỆU CÁC WEBSITE PHÁT HÀNH
“Thư viện sách điện tử liên kết phát hành phục vụ Giáo dục đào tạo 4.0”
là những tác phẩ m chỉ có thể dùng các công cu ̣ điện tử như máy vi tính,
máy trơ ̣ giúp kỹ thuâ ̣t số cá nhân (thiết bị đọc, máy tính bảng và điện
thoại thông minh như iPhone, iPad, Samsung Galaxy, HTC Tablet,...) để
xem, đo ̣c, và truyển tải.
“Thư viện sách điện tử liên kết phát hành phục vụ Giáo dục đào tạo 4.0”
là hệ thống phân phối sách điện tử, cung cấp đến người dùng các nội
dung sách,giáo trình, truyện, tạp chí, tài liệu, chuyên đề và các thể loại
văn bản đọc, audio khác trên di động, thông qua các kênh website,
wapsite và client giúp khách hàng có thể cập nhật thông tin kiến thức mọi
lúc mọi nơi.

Stt
1
2
3

4

5


6

24

Tên đơn vị phát
hành
Nhà Xuất Bản Tổng
Hợp Thành Phố Hồ
Chí Minh
Công Ty Cổ Phần Tin
Học Lạc Việt
Công Ty Cổ Phần
Dịch Vụ Trực Tuyến
VINAPO
Công Ty TNHH Sách
Điện Tử Trẻ
(YBOOK)
Công Ty Cổ Phần
Thương Mại Dịch Vụ
Mê Kông COM
Thư viện Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật
TP. HCM

Website

Truy cập nhanh
kho ebook




/>zZS3



/>aYg


m

/>M7RM

/>
/>BcC

aboo
k.com

/>pb1

ut
e.edu.vn/


ute.edu.vn/


Phần III
XÂY DỰNG THƯ VIỆN SÁCH ĐIỆN TỬ
LIÊN KẾT PHÁT HÀNH

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Sự cần thiết và khả năng xây dựng và phát triển “Thư viện
sách điện tử liên kết phát hành phục vụ Giáo dục đào tạo 4.0”
Trường Ðại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có quá
trình hình thành và phát triển lâu dài, trong 57 năm qua (05/10/1962 05/10/2018). Trường Ðại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, giáo viên dạy
kỹ thuật; Trường còn là nơi đào tạo kỹ sư công nghệ cung cấp nguồn
nhân lực trực tiếp cho khu vực phía Nam.
Nhu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề
đang là một nhu cầu hết sức bức thiết. Cùng với những cải cách trong
công tác quản lý nhà nước về dạy nghề, việc củng cố các trường đào tạo
giáo viên kỹ thuật và dạy nghề đang là mối quan tâm lớn của Ðảng và
Nhà nước hiện nay.
Ðể làm tốt những chức năng nhiệm vụ được giao; cán bộ, viên
chức và sinh viên của Trường Ðại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí
Minh đang đem hết khả năng và nhiệt tình của mình để giữ vững vị trí
đầu ngành trong hệ thống sư phạm kỹ thuật và phấn đấu trở thành trường
đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, ngang tầm
với các trường đại học uy tín trong khu vực Đông Nam Á.
“Thư viện sách điện tử liên kết phát hành phục vụ Giáo dục đào
tạo 4.0” nhằm mục đích định hướng những mặt hoạt động cơ bản của
Trường trong những năm trước mắt, huy động các nguồn lực để thực
hiện những mục tiêu đề ra nhằm xây dựng Trường Ðại học Sư phạm Kỹ
25


×