Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

ĐỀ ÁN CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ VÀ XÂY DỰNG PHỐ ẨM THỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2019-2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.08 KB, 34 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
_____________

ĐỀ ÁN
CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC
PHẨM THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ VÀ XÂY DỰNG PHỐ
ẨM THỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
GIAI ĐOẠN 2019-2021
(Dự thảo)

Trà Vinh, tháng 9 năm 2018


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
__________

(Dự Thảo)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________________________

Trà Vinh, ngày

tháng 9 năm 2018

ĐỀ ÁN
Cải thiện điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố


và xây dựng phố ẩm thực trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2019-2021
__________________

PHẦN A
KHÁI QUÁT CHUNG
1. TÍNH CẤP THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Thức ăn đường phố (TĂĐP) là một nhu cầu của người dân, việc phát
triển các loại hình thức ăn đường phố là một nhu cầu tất yếu của xã hội, đem lại
nhiều thuận tiện cho người tiêu dung. Ở một số cơ sở kinh doanh TĂĐP công
nghệ chế biến bẩn, nguồn thực phẩm không rõ xuất xứ, điều kiện bảo quản
không đảm bảo chất lượng VSATTP... dễ NĐTP và các bệnh truyền qua thực
phẩm. Cục An toàn thực phẩm và Chi cục ATVSTP đã liên tục cảnh báo nguy cơ
dịch bệnh từ TĂĐP, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa quan
tâm. Trái ngược với các cảnh báo này, tại các thành phố lớn, quán ăn vỉa hè vẫn
mọc lên, dù biết mất vệ sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn, dịch tiêu chảy cấp, dịch tả,
ngộ độc thực phẩm nhưng thực khách vẫn ăn và kẻ bán, người ăn vẫn tấp nập.
Các nhà chuyên môn nhận định sự tái xuất hiện của bệnh tả trong thời điểm thời
tiết chuyển dần sang hè sẽ có nhiều cơ hội phát tán nếu người dân không có ý
thức phòng bệnh hiệu quả.
Trà Vinh là địa phương có nhiều lễ hội, sự kiện nên thức ăn đường phố
(TĂĐP) ngày càng gia tăng. Nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Việt Nam nói
chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng là loại hình TĂĐP và các quán hàng rong.
TĂĐP đồng thời là dịch vụ ăn uống đang gia tăng khắp các phường của thị
xã, thành phố và các thị trấn trung tâm của các huyện. Đã đáp ứng nhu cầu
phục vụ đông đảo người lao động do có giá cả phù hợp, hình thức đa dạng,
phong phú, phục vụ nhanh chóng và thuận tiện.
Tuy nhiên với những lợi ích có được, TĂĐP đã và đang bộc lộ những
nhược điểm như: Thiếu cơ sở hạ tầng và các điều kiện bảo đảm vệ sinh môi
trường, thói quen vứt rác và không thu gom rác ở mặt bằng kinh doanh khá phổ
biến; đa dạng, cơ động, và có tính chất tạm thời, mùa vụ nên khó kiểm soát.

Nhận thức về An toàn thực phẩm (ATTP) của người tiêu dùng còn hạn chế, đơn
giản, chủ quan và dễ chấp nhận mọi điều kiện phục vụ, người kinh doanh TAĐP
nhận thức về ATTP còn hạn chế, để tăng lợi nhuận nên việc chấp hành các điều
kiện vệ sinh còn mang tính đối phó, hình thức; dụng cụ chứa đựng thực phẩm
thường cũ, không đảm bảo vệ sinh.

2


Dịch vụ TAĐP đã và đang xuất hiện nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm đe
dọa đến sức khỏe người tiêu dùng và văn minh đô thị. Quản lý ATTP về
TĂĐP đang là vấn đề cấp thiết và là mối quan tâm của các cấp, các ngành và
cả cộng đồng.
Từ năm 2010 đến năm 2012, tỉnh đã từng xây dựng 03 phường điểm
(phường 1, 2, 3) về TAĐP. Tuy nhiên mức đầu tư không đáng kể, chỉ duy trì ở
công tác tuyên truyền và thanh kiểm tra. Kết quả điều tra cho thấy dù đã có sự
chuyển biến tích cực trong việc nâng cao hiểu biết của người kinh doanh dịch vụ
TAĐP (trên 80%) nhưng thực tế từ hiểu biết đến thay đổi hành vi đang là một
thách thức lớn, người kinh doanh chưa ý thức được tầm quan trọng của an toàn
thực phẩm TAĐP ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó hiệu quả của
chương trình thu được chưa cao.
2.

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

2.1. Phạm vi triển khai thực hiện Đề án:
Đề án được triển khai tại 08 phường và 07 thị trấn điểm (thành phố Trà
Vinh: 7 phường, thị xã Duyên Hải 01 phường; huyện Châu Thành, Duyên Hải,
Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long mỗi huyện 01 thị trấn) và
nhân rộng đến 2020 đạt 15 phường, thị trấn điểm.

2.2. Đối tượng áp dụng thực hiện trong Đề án
Đối tượng áp dụng thực hiện trong Đề án chia thành 2 loại hình:
- Kinh doanh TAĐP có hoặc không có địa điểm cố định trên địa bàn của
Đề án (750 cơ sở).
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống tại 02 phố ẩm thực (55 cơ sở).
2.3. Các đơn vị tham gia thực hiện Đề án
- Sở Y tế là cơ quan thường trực chỉ đạo triển khai các hoạt động chuyên
môn của Đề án.
- Các sở, ban ngành thành viên Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP phối
hợp trong công tác chỉ đạo thực hiện Đề án.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn phối hợp
hoặc triển khai mô hình điểm trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động
của Đề án.
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Trà Vinh tham mưu giúp Sở Y tế
chỉ đạo các hoạt động chuyên môn Đề án.
- Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; trạm Y tế xã,
phường, thị trấn là đơn vị chuyên môn giúp UBND huyện, thị xã, thành phố;
UBND xã, phường, thị trấn phối hợp hoặc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt
động của Đề án.
2.4. Thời gian thực hiện từ 01/01/2019 – 31/12/2021

3


PHẦN B
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1.

Cơ sở khoa học


Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) thì
khoảng 2,5 tỷ người ăn TĂĐP mỗi ngày. TĂĐP có mối liên hệ mật thiết Takeout,đồ ăn vặt (hàng rong, quà vặt),đồ ăn nhẹ (snack),thức ăn nhanh, nó được
phân biệt bởi hương vị địa phương và được mua trên đường phố.
Theo một Điều tra của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế về TĂĐP tại 11
địa phương thì hầu hết bàn tay của người kinh doanh, chế biến TĂĐP đều bị
nhiễm vi khuẩn E.coli như Hà Nội là 43,42%, TP. HCM 67,5%, Đà Nẵng
70,7%, các thực phẩm, thức ăn cho dù đã được nấu chín nhưng qua kiểm tra vẫn
còn nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hại. Tại Nam Định, 100% mẫu các loại giò,
chả, nem chua, lòng heo chín có vi khuẩn E.coli, còn tại TP. HCM là 90% bị
nhiễm E.Coli, ngoài ra mặt hàng kem bán tại các cổng trường học ở đây cũng
nhiễm tới 96% vi khuẩn gây bệnh cho đường tiêu hóa.
Riêng tại TP. HCM có đến 84,3% TĂĐP không đảm bảo VSATTP,
85,7% bán hàng ở lòng lề đường, trong đó 27% bán ở các nơi gần cống, rãnh,
bãi rác, nhà vệ sinh công cộng và đã có gần 30% khách hàng khi ăn thức ăn
đường phố bị ngộ độc (ói mửa, tiêu chảy, đau bụng) ngay sau khi sử dụng, 3,5%
trong số đó phải nhập viện. Trong năm 2013 đã thanh tra 25.434 cơ sở kinh
doanh thực phẩm, phát hiện 3.940 cơ sở vi phạm. Trong đó, vi phạm nhiều nhất
là sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở môi trường không đảm bảo vệ sinh (gần
20%), thiết bị dụng cụ chứa đựng thực phẩm không an toàn vệ sinh (16%), phần
lớn vi phạm ATTP thuộc hộ kinh doanh nhỏ, cố định và người bán thực phẩm
đường phố.
Theo kết quả điều tra khác, thức ăn chín đường phố Hà Nội có tỷ lệ
nhiễm khuẩn E.coli từ 70-90% với món nộm thập cẩm,nem chua, giò, nem
chạo... Cũng theo điều tra này, bàn tay người làm dịch vụ thực phẩm rất bẩn.
Cũng tại Thủ đô, tỷ lệ bàn tay người làm dịch vụ thực phẩm thức ăn đường phố
nhiễm E.coli chiếm tới hơn 40%. Các chuyên gia thực phẩm nhận định, với thực
trạng chế biến thức ăn như thế, việc bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm bệnh đường
ruột, nhiễm các loại giun, sán là điều khó tránh khỏi.
Tại Huế, 98% cơ sở TĂĐP không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Hiện tại có đến

98% cơ sở kinh doanh TĂĐP không đạt tiêu chuẩn VSATTP, tỷ lệ nhiễm vi sinh
vật trong mẫu thức ăn ở các quán ăn đường phố cũng lên tới gần 70%. Đặc biệt,
hai loại thực phẩm đường phố thường xuyên được học sinh, sinh viên sử dụng là
bánh mỳ và kem thì tỷ lệ không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lên đến gần 67%.
1.2. Cơ sở pháp lý
1. Luật An toàn thực phẩm năm 2010, tại chương IV, mục 5 điều 31-33.
2. Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
4


3. Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.
4. Kế hoạch số 16-KH/TU, ngày 09/4/2012 của Ban thường vụ tỉnh uỷ Trà
Vinh về việc thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban bí thư
Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề An toàn
thực phẩm trong tình hình mới.
5. Quyết định số 1249/QĐ-UBND, ngày 13/7/2012 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Trà Vinh về việc ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia an toàn thực
phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
6. Thông tư số 30/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều
kiện An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh
thức ăn đường phố.
7. Thông tư 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình
mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.
8. Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/8/2018 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trà Vinh là tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích

tự nhiên 2.341,2 km2, dân số: 1.012.600 người, có 9 huyện, thị xã, thành phố
với 106 xã, phường, thị trấn, 816 khóm, ấp. Về kinh tế thế mạnh là sản xuất
nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản và dịch vụ. Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa
dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của Người Khmer. Người Khmer
có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm
mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội Dâng bông,
Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác.
Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc
độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc trên khu đất
rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om.Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có
tới 140 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các
dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại.
Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là "Ông bổn") của người
Hoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè.
Nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của Việt Nam nói chung và tỉnh Trà Vinh
nói riêng là loại hình thức ăn đường phố đặc biệt là bán hàng rong. Theo khái
niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức
uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được
bày bán trên đường phố, những nơi công cộng. Hiện nay dịch vụ ăn uống đang
gia tăng tại khắp các phường của thị xã, thành phố và các thị trấn trung tâm
của các huyện. Đáp ứng nhu cầu phục vụ đông đảo người lao động do có giá cả
phù hợp, hình thức đa dạng, phong phú, phục vụ nhanh chóng và thuận tiện.
5


Một số người ít hoặc không có vốn, không có khả năng lớn về cơ sở vật chất và
thiết bị dụng cụ cũng có thể làm được dịch vụ này.
Bên cạnh những lợi ích có được, thức ăn đường phố (TAĐP) đã và đang
bộc lộ những nhược điểm như: Thiếu cơ sở hạ tầng và các điều kiện bảo đảm vệ
sinh môi trường, thói quen vứt rác và không thu gom rác ở mặt bằng kinh doanh

khá phổ biến; đa dạng, cơ động, tạm thời và mùa vụ nên khó kiểm soát; Nhận
thức về An toàn thực phẩm (ATTP) của người tiêu dùng còn hạn chế, đơn giản,
chủ quan và dễ chấp nhận mọi điều kiện phục vụ; Người kinh doanh dịch vụ
TAĐP nhận thức về ATTP còn hạn chế, để tăng lợi nhuận nên việc chấp hành
các điều kiện vệ sinh còn mang tính đối phó, hình thức; dụng cụ chứa đựng thực
phẩm thường cũ, không đảm bảo vệ sinh. Dịch vụ TAĐP đã và đang xuất hiện
nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng và văn
minh đô thị. Quản lý ATTP cơ sở kinh doanh TAĐP đang là vấn đề cấp thiết
và là mối quan tâm của các cấp, các ngành và cả cộng đồng.
Từ năm 2008 đến năm 2010, tỉnh đã xây dựng 03 phường điểm (phường
1, 2, 3) về TAĐP. Tuy nhiên mức đầu tư không đáng kể, chỉ duy trì ở công tác
tuyên truyền và thanh tra, kiểm tra. Kết quả điều tra giám sát mối nguy những
năm gần đây (2015 - 2017) cho thấy dù đã có sự chuyển biến tích cực trong việc
nâng cao hiểu biết của người kinh doanh dịch vụ TAĐP (trên 80%) nhưng thực
tế từ hiểu biết đến thay đổi hành vi đang là một thách thức lớn, người kinh
doanh chưa ý thức được tầm quan trọng của an toàn thực phẩm TAĐP ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó hiệu quả của chương trình thu được
chưa cao (đính kèm phụ lục 1).
Việc xây dựng Đề án “Cải thiện điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
TAĐP và xây dựng phố ẩm thực trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 20192021” là rất cần thiết. Đây sẽ là một hành động thiết thực, một bước tiến mới
trong việc cải thiện thực trạng kinh doanh dịch vụ TAĐP hiện nay, xây dựng mô
hình chuẩn theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.

Quan điểm xây dựng đề án

- An toàn thực phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với sức khỏe, hạnh
phúc của từng người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển đất nước; đang trở
thành thách thức an ninh phi truyền thống.

- Bảo đảm an toàn thực phẩm là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu,vừa
cấp bách, vừa lâu dài của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, là chỉ tiêu
phát triển kinh tế -xã hội hằng năm ở các cấp.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức của toàn xã hội, của doanh nghiệp, của nhân dân về an toàn thực
phẩm, về các chủ trương, chính sách, pháp luật và những kiến thức cần thiết về
an toàn thực phẩm; khơi dậy và phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh, ý
thức trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp, từng doanh nhân, từng hộ
gia đình và từng người dân để bảo đảm an toàn thực phẩm, nhất là trong sản
xuất, kinh doanh thực phẩm.
6


2.2. Mục tiêu của đề án
2.2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm đối với TAĐP nhằm giảm thiểu
ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe
cho cộng đồng và văn minh đô thị.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Triển khai Đề án cải thiện điều kiện bảo đảm ATTP đối với
TAĐP ở các phường, thị trấn đã được chọn là mô hình điểm của tỉnh Trà Vinh.
+ Đến năm 2019: xây dựng đạt 50% phường, thị trấn điểm. Đến năm
2020 đạt 08 phường và 07 thị trấn điểm (thành phố Trà Vinh: 7 phường, thị xã
Duyên Hải 01 phường; huyện Châu Thành, Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú,
Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long mỗi huyện 01 thị trấn). Điều tra cơ sở và đưa
100% cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố vào quản lý.
+ Đến năm 2020: Đạt 80% cơ sở TAĐP tại phường, thị trấn điểm được
xác nhận cam kết và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Đến năm 2021: 100% cơ sở được xác nhận cam kết và bảo đảm an toàn
thực phẩm theo quy định.

- Mục tiêu 2: Nâng cao năng lực quản lý cho hệ thống cơ quan chức
năng trong bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh TAĐP ở
các phường, thị trấn của tỉnh Trà Vinh.
Chỉ tiêu cụ thể:
+ Đến năm 2019: Đạt 70% chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp chế biến thực
phẩm tại phường, thị trấn điểm được khám sức khỏe, xác nhận kiến thức an toàn
thực phẩm.
+ Đến năm 2020: Năm 2020: 50% cơ sở TAĐP tại các phường, thị trấn
điểm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm TAĐP theo Thông tư số 30/TT-BYT
ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện An toàn thực phẩm đối với
cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh TAĐP,
Thành lập Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm TAĐP tại các phường, thị
trấn điểm (5 người/đoàn). Duy trì chế độ kiểm tra giám sát 1 quý/lần. Nâng cao
chất lượng thông tin truyền thông giáo dục cho mọi đối tượng nhằm tác động
thay đổi hành vi có lợi trong chế biến và sử dụng thực phẩm cụ thể như sau:
+ Năm 2021: 80% cơ sở TAĐP tại các phường, thị trấn điểm đạt tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm TAĐP theo Thông tư số 30/TT-BYT ngày 05/12/2012
của Bộ Y tế quy định về điều kiện An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống, kinh doanh TAĐP.
.Trên 85% cán bộ làm công tác quản lý ATTP hiểu và triển khai thực hiện
đúng các quy định ATTP.
.Trên 70% người chế biến, kinh doanh thực phẩm hiểu và thực hành đúng
các quy định ATTP.
7


.Trên 70% người tiêu dùng hiểu và biết cách lựa chọn dịch vụ ăn uống
bảo đảm ATTP.
Mục tiêu 3: Tăng cường năng lực giám sát của cộng đồng về bảo đảm
an toàn thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống tại 02 phố

ẩm thực của thành phố Trà Vinh và thị xã Duyên Hải.
Chỉ tiêu cụ thể:
Xây dựng 02 mô hình điểm phố ẩm thực với chỉ tiêu cụ thể:
- Xây dựng hai mô hình phố ẩm thực tại thành phố Trà Vinh và thị xã
Duyên Hải, bảo đảm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, xử lý nước thải và
rác thải, hệ thống cung cấp nước, điện, khu vệ sinh…
- Năm 2019: Đạt 80% cơ sở dịch vụ ăn uống tại phố ẩm thực thành phố
Trà Vinh và thị xã Duyên Hải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn
thực phẩm và cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm; 90% chủ cơ sở và nhân viên
trực tiếp chế biến thực phẩm tại khu phố ẩm thực được khám sức khỏe và xác
nhận kiến thức an toàn thực phẩm, 100% chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp chế
biến thực phẩm được khám sức khỏe và xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.
- Năm 2020: Đạt 90% cơ sở dịch vụ ăn uống tại các khu phố ẩm thực đạt
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo Thông tư số 30/TT-BYT ngày 05/12/2012
của Bộ Y tế quy định về điều kiện An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, 100% cơ sở được cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện và xác nhận cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Năm 2021: Đạt 100% cơ sở dịch vụ ăn uống tại các khu phố ẩm thực đạt
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo Thông tư số 30/TT-BYT ngày 05/12/2012
của Bộ Y tế quy định về điều kiện An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố; đạt 100% cơ sở được cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện và xác nhận cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm.
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
3.1. Bối cảnh thực hiện Đề án
Người bán TĂĐP thường không (hoặc ít) hiểu biết về việc đảm bảo
VSATTP cho người tiêu dùng thậm chí một số người vì lợi ích trước mắt mà coi
thường sức khỏe và sinh mạng của thực khách, kết cấu hạ tầng kém, đường sá,
vỉa hè nhiều bụi bặm, nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm và việc bảo quản,
chế biến thức ăn đường phố cũng thường không đảm bảo, nguyên liệu thường dễ
bị nhiễm vi sinh vật và không rõ nguồn gốc...

Dụng cụ chứa thức ăn không đạt tiêu chuẩn, thức ăn phần lớn không được che
đậy, hay che đậy sơ sài, người bán hàng đều dùng bàn tay trần bốc thức ăn rồi
đếm tiền. Các địa điểm bày bán thức ăn phần lớn được đặt ngay trên mặt đất,
gần với cống rãnh, hố ga, nhà vệ sinh công cộng, bệnh viện...theo báo cáo của
Cục An toàn thực phẩm tính đến 30/6/2014, toàn quốc ghi nhận có 90 vụ NĐTP
với 2.636 người mắc, 2.035 người đi viện và 28 người tử vong, đặc biệt NĐTP
tại bếp ăn tập thể tăng 10 vụ, nguyên nhân chủ yếu do vi sinh vật và hoá chất sử
dụng trong thực phẩm.
8


3.2. Thực trạng cần giải quyết
Theo báo cáo Kết quả thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm 9 tháng
năm 2018 tại Trà Vinh:
Bảng 1. Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
Tỷ lệ
TT

Số

Tổng hợp tình hình vi phạm

lượng

% so với
số được
kiểm tra

1


Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra

4.186

2

Số cơ sở có vi phạm

742

17,72

3

Số cơ sở vi phạm bị xử lý

112

2,67

Số cơ sở

Tỷ lệ

vi phạm

%

Bảng 2. Các nội dung vi phạm chủ yếu
Số cơ

TT

Nội dung vi phạm

sở được
thanh tra

1

Điều kiện vệ sinh cơ sở

4.186

51

1,21

2

Điều kiện trang thiết bị dụng cụ

4.186

34

0,81

3

Điều kiện con người


4.186

316

7,54

4

Công bố tiêu chuẩn sản phẩm

1.438

01

0,07

5

Ghi nhãn thực phẩm

1.438

111

7,72

6

Quảng cáo thực phẩm


7

Chất lượng sản phẩm thực phẩm

1.438

05

0,34

8

Vi phạm khác (ghi rõ): Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, kiểm
nghiệm định kỳ sản phẩm…

4.186

224

5,35

- Trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm còn một số cơ
sở sử dụng chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đúng
đối tượng thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm của một số chủ cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống còn hạn chế; trong quá trình
sản xuất, kinh doanh thực phẩm không giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm hoặc giấy cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản

xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.

9


- Đối với chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực
phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống còn một số cơ sở chưa thực hiện xác nhận
kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định; chưa thực
hiện lập sổ theo dõi thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo
quy định (theo Quyết định 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế).
- Trong quá trình kinh doanh sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
vẫn còn nhiều cơ sở không lưu giữ hồ sơ công bố, tự công bố theo quy định.
- Người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch
vụ ăn uống chưa thực hành mang mặc bảo hộ lao động như: đeo găng tay, mũ
chụp tóc, khẩu trang… trong quá trình tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm.
3.3. Nội dung cụ thể cần thực hiện
3.3.1. Xây dựng nội dung hoạt động, các tiêu chí đánh giá “điều kiện
bảo đảm TĂĐP”
- Tổ chức điều tra đánh giá thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ TAĐP.
- Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền về An toàn thực phẩm;
- Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 30/TT-BYT ngày 05/12/2012
của Bộ Y tế quy định về điều kiện An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố;
- Xác nhận kiến thức về ATTP, khám sức khỏe cho người kinh doanh dịch
vụ ăn uống;
- Hỗ trợ kinh phí khám sức khỏe cho các đối tượng kinh doanh TAĐP;
- Tổ chức ký cam kết thực hiện theo các tiêu chí của chủ cơ sở kinh doanh
TAĐP với chính quyền địa phương và cơ quan Y tế;
- Thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các
cơ sở dịch vụ ăn uống;

- Duy trì công tác thanh tra, kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm của đoàn
kiểm tra liên ngành tuyến huyện, thị xã, thành phố; phường, thị trấn nâng cao
chất lượng hoạt động của tổ giám sát;
- Đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ hằng năm tổ chức sơ kết đánh giá
rút ra bài học kinh nghiệm và khen thưởng.
3.3.2. Triển khai mô hình hoạt động “phố ẩm thực tại thành phố Trà
Vinh và thị xã Duyên Hải”
- Mô hình phố ẩm thực quản lý tập trung các cơ sở dịch vụ ăn uống tại
một điểm cố định.
Mô hình quản lý tập trung hoạt động dựa trên nguyên tắc: Người bán hàng
dịch vụ ăn uống được bố trí tập trung tại một địa điểm cố định. Lựa chọn địa
điểm triển khai mô hình cố định. Cá nhân đại diện quản lý tập trung, thuê, mượn
mặt bằng. Bảo đảm cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý chất thải, nước thải
thông thoát, kín, bố trí các khu chế biến ăn uống hợp vệ sinh. Người bán hàng
10


được tham gia các lớp tập huấn để cung cấp kiến thức về ATTP, được khám sức
khoẻ định kỳ.
- Nội dung xây dựng mô hình:
+ Tổ chức điều tra thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ trong khu vực và
việc chấp hành quy định ATTP của các cơ sở kinh doanh;
+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, công trình vệ sinh đảm bảo tiêu
chuẩn;
+ Tổ chức quản lý những người bán hàng về ăn uống;
+ Tổ chức tập huấn, xác nhận kiến thức và khám sức khỏe cho người
bán hàng;
+ Tổ chức triển khai thực hiện các tiêu chí ATTP theo quy định;
+ Truyền thông giáo dục về an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức;
+ Duy trì công tác kiểm tra giám sát;

+ Đánh giá kết quả thực hiện; Định kỳ hằng năm tổ chức sơ kết đánh giá
rút ra bài học kinh nghiệm và khen thưởng.
3.3.3. Xây dựng tài liệu, vật liệu truyền thông
Thiết kế, in ấn các loại tờ rơi, poster hướng dẫn về kiến thức An toàn
thực phẩm; In ấn khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền về An toàn thực
phẩm, bản cam kết về An toàn thực phẩm.
- Xây dựng tài liệu tuyên truyền ATTP đối với dịch vụ ăn uống tập trung
vào các nội dung:
+ Hướng dẫn thực hiện các quy định, tiêu chuẩn ATTP;
+ Biên soạn nội dung tuyên truyền (đĩa VCD) phát thanh trên hệ thống
đài truyền thanh phường, thị trấn;
+ Biên soạn nội dung tuyên truyền qua đĩa hình dùng để tuyên truyền,
tập huấn và xác nhận kiến thức ATTP cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ
ăn uống;
+ Thiết kế, in ấn các loại tờ rơi, Poster, khẩu hiệu, pano, áp phích, bản
cam kết…
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền sâu rộng về ATTP thông
qua các kênh:
+ Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh;
+ Báo Trà Vinh, Tờ thông tin sức khỏe của ngành Y tế;
+ Hệ thống đài phát thanh của huyện, thị xã, thành phố và phường,
thị trấn.
- Tổ chức các buổi truyền thông cộng đồng tuyên truyền trực tiếp kiến
thức ATTP tới các cụm dân cư, tổ dân phố, hội viên các đoàn thể.
11


- Tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về ATTP tại các huyện, thị xã, thành
phố.
3.3.4. Nâng cao năng lực quản lý cho hệ thống cơ quan chức năng

trong bảo đảm ATTP ở các phường, thị trấn được chọn là mô hình điểm:
Điều tra, đánh giá năng lực quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm đối với
hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống và TAĐP ở các phường, thị trấn.
3.3.4.1. Điều tra đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) an toàn
thực phẩm đối với cán bộ làm công tác quản lý, người chế biến, kinh doanh,
người tiêu dùng
- Xây dựng kế hoạch điều tra đánh giá KAP.
- Xây dựng, thiết kế nội dung các phiếu phỏng vấn phù hợp với từng đối tượng.
- Mẫu điều tra:
+ Đối với cán bộ làm công tác quản lý ATTP: 100% thành viên Ban Chỉ đạo
liên ngành về VSATTP huyện, thị xã, thành phố và phường, thị trấn tham gia trả lời
phiếu phỏng vấn.
+ Đối với người chế biến, kinh doanh trong các cơ sở DVAU: chọn 30%
số cơ sở DVAU đang hoạt động trên địa bàn tại thời điểm điều tra, mỗi cơ sở
chọn 1 người trả lời phiếu phỏng vấn.
+ Đối với người tiêu dùng: Mỗi phường, thị trấn chọn ngẫu nhiên 30 hộ
dân, mỗi hộ chọn 1 người để trả lời phỏng vấn.
- Thời gian điều tra KAP: khi bắt đầu triển khai Đề án và sau 2 năm triển
khai Đề án.
- Điều tra KAP thông qua trả lời phiếu phỏng vấn của từng đối tượng.
- Phân tích, tổng hợp xử lý số liệu sau điều tra, đánh giá. So sánh số liệu
trước và sau khi triển khai Đề án.
3.3.4.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP từ tỉnh;
huyện, thị xã, thành phố đến phường, thị trấn về công tác quản lý nhà nước và
chuyên môn ATTP
- Tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ban Chỉ
đạo và cán bộ quản lý công tác ATTP từ huyện, thị xã, thành phố đến phường,
thị trấn.
- Phối hợp với Cục An toàn thực phẩm, Viện ở khu vực tổ chức các khoá
đào tạo cấp chứng chỉ chuyên ngành ATTP cho cán bộ làm công tác ATTP tuyến

huyện, thị xã, thành phố đến tuyến phường, thị trấn.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bổ sung nâng cao kiến thức quản lý nhà
nước trong lĩnh vực ATTP cho cán bộ từ tỉnh đến phường, thị trấn.
3.3.4.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý ATTP từ huyện, thành phố
đến phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện Đề án:
12


Lập kế hoạch và triển khai công tác kiểm tra, giám sát đánh giá tình
hình thực hiện Đề án định kỳ, đột xuất.
+

Xây dựng mẫu biểu kiểm tra, giám sát đánh giá tiến độ hoạt động
của Đề án theo kế hoạch, chỉ tiêu của Đề án.
+

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát ATTP:
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát chấp hành các quy
định ATTP của Đề án theo tháng, quý, năm.
+ Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát ATTP cấp tỉnh; huyện, thị xã,
thành phố đến phường, thị trấn. Triển khai các xét nghiệm nhanh phục vụ công
tác ATTP tại 100% cơ sở được kiểm tra.
+ Tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra giám sát, đánh giá tình
hình chấp hành các quy định của pháp luật.
+ Xử lý đối với các cơ sở vi phạm quy định ATTP theo quy định.
- Hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ:
+ Cung cấp và hướng dẫn sử dụng các bộ Test xét nghiệm nhanh thực

phẩm;

+ Hỗ trợ trang thiết bị trong công tác kiểm tra giám sát và hoạt động

phòng chống NĐTP: dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu...
+ Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền
ATTP.
- Công tác báo cáo, tổng kết hoạt động của Đề án:
+ Tổng hợp báo cáo kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ kết quả hoạt
động của Đề án theo nội dung, tiến độ và hiệu quả của Đề án.
+ Hoàn thiện hệ thống báo cáo từ huyện, thi xã, thành phố đến
phường, thị trấn bảo đảm việc cập nhật và lưu giữ số liệu ATTP liên tục.
+ Tổ chức hội nghị sơ, tổng kết hoạt động của Đề án hằng năm.
- Tăng cường công tác phòng chống NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm:
+ Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống giám sát ngộ độc thực
phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm:
+ Củng cố chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin báo cáo ngộ
độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
+ Triển khai các hoạt động giám sát chủ động nguy cơ ô nhiễm thực
phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm. Lấy mẫu phân tích, giám sát ô nhiễm
thực phẩm.
+ Dự báo tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực
phẩm trên địa bàn.

13


+ Trang bị phương tiện giám sát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền
qua thực phẩm và nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
+ Phát hiện và xử lý sớm các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền
qua đường thực phẩm, khắc phục hậu quả, giảm tác động do NĐTP, bệnh truyền
qua thực phẩm gây ra đối với cộng đồng.

+ Nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên môn trong công tác điều tra,
xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tuyến huyện, thị xã,
thành phố và phường, thị trấn.
3.3.5. Tăng cường năng lực giám sát của cộng đồng về bảo đảm an
toàn thực phẩm của Đề án tại các phường, thị trấn của huyện, thị xã,
thành phố:
3.3.5.1. Thành lập “Tổ giám sát”
- Bảo đảm An toàn thực phẩm tại các phường, thị trấn để triển khai vừa
nhắc nhở, vận động các cơ sở thực hiện tốt các nội dung ATTP tại cơ sở dịch vụ
ăn uống TAĐP, vừa phản ánh những kiến nghị của các chủ cơ sở tới các cơ quan
quản lý và bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân trong cùng Tổ dân phố.
- Thành phần "Tổ giám sát" gồm: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Y tế, Công
chức Văn hóa – Xã hội, Công an và đại diện từ: tổ trưởng dân phố hoặc cộng tác
viên ATTP, đại diện các hội, đoàn thể của tổ dân phố (Những người có uy tín,
trách nhiệm, hiểu biết về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và nhiệt tình,...).
33.5.2. Xây dựng cơ chế hoạt động
Quy định nhiệm vụ quyền hạn, nội dung hoạt động; chế độ họp, báo
cáo của Tổ giám sát.
3.3.5.3. Xây dựng nội dung hoạt động
- Hàng tháng "Tổ giám sát" ghi chép, báo cáo những ưu điểm, tồn tại, sai
phạm của cơ sở tại phố ẩm thực và TAĐP với Ban Chỉ đạo liên ngành về
VSATTP các cấp để có hình thức xử lý phù hợp: Tuyên dương những điển hình,
phê bình nhắc nhở những cơ sở vi phạm ATTP trên các phương tiện thông tin đại
chúng của địa phương giúp cho ngưòi tiêu dùng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ
an toàn. Đồng thời "Tổ giám sát" cũng phản ánh những kiến nghị của chủ cơ sở,
những khó khăn thực tế trong điều kiện của địa phương để cơ quan quản lý xem
xét, giải quyết kịp thời.
- Tổ giám sát tuyên truyền, phát tờ rơi về ATTP, tư vấn người kinh doanh,
người tiêu dùng về an toàn thực phẩm.
- Triển khai tại các phường, thị trấn được chọn.

- Điều tra, đánh giá kết quả thực hiện, so sánh trước và sau khi triển khai;
- Định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá.
4. TÍNH HIỆU QUẢ - KINH TẾ CỦA ĐỀ ÁN
Đề án nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ đem lại những hiệu quả kinh tế
xã hội to lớn:
14


(1). Thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng theo Chỉ thị 08-CT/TW
ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới và Chỉ thị số 14CT/TU ngày 30/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới.
(2). Đề án khẳng định sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với sức
khỏe của nhân dân góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
(3). Đề án sẽ phòng, chống và làm giảm ngộ độc thực phẩm do dịch vụ ăn
uống, TAĐP, nâng cao sức khỏe người dân, góp phần cải thiện chất lượng sống.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm kinh phí trong việc điều trị các trường
hợp ngộ độc thực phẩm, giảm tải trong công tác điều trị bệnh và giảm bớt gánh
nặng của bệnh tật từ thực phẩm gây nên.
(4). Đề án sẽ góp phần thực hiện xã hội hóa công tác an toàn thực phẩm
nói riêng và chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung thông qua sự huy động tham
gia của các cấp, các ngành, đoàn thể, hộ gia đình, các tổ chức hoặc cá nhân kinh
doanh dịch vụ.
(5). Đề án sẽ tạo bộ mặt mới trong nét văn hóa ẩm thực của tỉnh Trà Vinh
đối với nhân dân và du khách đến tỉnh Trà Vinh.
5. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
5.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý, cơ chế
- Thành lập Ban Quản lý thực hiện Đề án các cấp để chỉ đạo thực hiện Đề án.
- Thành lập Tổ giúp việc các cấp để triển khai thực hiện cụ thể các nội
dung của Đề án.

- Thành lập tổ giám sát tại mỗi phường, thị trấn thực hiện việc kiểm tra 1
quý/lần/cơ sở.
- Chọn địa điểm xây dựng ẩm thực phù hợp với định hướng phát triển,
xây dựng, kinh tế - xã hội của địa phương.
- Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các huyện, thị xã,
thành phố; phường, thị trấn điểm có trách nhiệm tổ chức điều hành thực hiện Đề án.
- Ban hành các văn bản quy định về TAĐP và phố ẩm thực:
+ Quy định trách nhiệm của các ban ngành liên quan đến TAĐP;
+ Ban hành quy chế quản lý TAĐP của ngành Y tế;
+ Quy định của Chính quyền về điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống
TAĐP, sử dụng nguồn nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thức ăn,… phải
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng: nhằm hỗ trợ và kiểm soát TAĐP, thuận tiện cho
công tác truy xuất nguồn gốc nguyên liệu sử dụng chế biến TAĐP khi cần.
- Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ tham gia
công tác ATTP từ nguồn cán bộ tại chỗ.
- Xây dựng hệ thống tin học phục vụ công tác quản lý nhà nước về ATTP
từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.
15


- Xây dựng quy chế kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP về TĂĐP của tỉnh
Trà Vinh.
5.2. Giải pháp về đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, địa điểm và
trang thiết bị
- Gắn dịch vụ TAĐP, phố ẩm thực với chương trình phát triển đô thị;
- Kế hoạch cải tạo cơ sở, mặt bằng, điện, nước….;
- Trang bị, dụng cụ phù hợp với từng cơ sở nhưng phải bảo đảm an toàn
thực phẩm, mang tính thẩm mỹ, tính dân tộc;
- Quy hoạch thành chợ ẩm thực, phố ẩm thực… song phải bảo đảm ATTP
và thuận tiện cho cộng đồng;

- Những vấn đề trọng tâm: Nước sạch, xử lý chất thải rắn, lỏng, các công
trình vệ sinh;
- Với hàng rong: Hướng dẫn người kinh doanh thiết kế xe đẩy, gánh hàng
bảo đảm vệ sinh, được dán tranh ảnh truyên truyền trên các phương tiện.
5.3. Về nguồn nhân lực
5.3.1. Biên chế, tổ chức bộ máy
- Kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATTP cho đội ngũ
cán bộ mạng lưới ATTP trên địa bàn tỉnh.
- Kiện toàn các cơ quan làm công tác quản lý ATTP.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo và mạng lưới ATTP từ huyện, thị xã, thành phố
đến xã, phường, thị trấn.
- Xây dựng hệ thống cộng tác viên an toàn thực phẩm tại các xã, phường,
thị trấn.
- Thành lập “Tổ giám sát” ATTP tại các phường, thị trấn.
5.3.2. Về đào tạo nhân lực
- Khảo sát đánh giá thực trạng nguồn cán bộ Y tế làm công tác ATTP.
- Ưu tiên đào tạo, sử dụng nguồn cán bộ Y tế hiện có tại các huyện, thị xã,
thành phố và các phường, thị trấn.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo cấp chứng chỉ về quản lý ATTP cho cán bộ
làm công tác ATTP từ tỉnh; huyện, thị xã, thành phố đến xã, phường, thị trấn.
- Tập trung các loại hình đào tạo: cấp chứng chỉ chuyên ngành ATTP, đào
tạo chính quy, ngắn hạn, nâng cao trình độ, kiến thức.
5.3.3. Về công tác chuyên môn:
5.3.3.1. Đẩy mạnh Thông tin, giáo dục, truyền thông
- Xây dựng nội dung tuyên truyền về ATTP thống nhất trên địa bàn tỉnh,
phù hợp với từng đối tượng, thời gian, địa điểm.

16



- Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền sâu rộng về ATTP qua
nhiều đối tượng, nhiều kênh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về An
toàn thực phẩm cho các đối tượng liên quan biết, thực hiện, làm cơ sở và lộ trình
trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên ATTP chuyên nghiệp.
- Tài liệu tuyên truyền đa dạng, phong phú về hình thức, chủng loại.
5.3.3.2. Tăng cường chất lượng trong công tác kiểm, tra giám sát và xử lý
vi phạm
- Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành các cấp.
- Tăng cường sự phối hợp hoạt động liên ngành trong công tác kiểm tra,
thanh tra và xử lý vi phạm đối với các đối tượng vi phạm trong phạm vi quản lý
theo quy định của pháp luật.
5.3.3.3. Đẩy mạnh công tác khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về ATTP
- Những người kinh doanh dịch vụ ăn uống, TAĐP phải được khám sức
khỏe theo quy định.
- Tăng cường công tác tập huấn kiến thức về ATTP, nâng cao ý thức chấp
hành các quy định về ATTP.
5.3.4. Về đầu tư, tài chính
- Đầu tư cung cấp các trang thiết bị phục vụ công tác thông tin, giáo dục,
truyền thông, trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị phục vụ công tác xét
nghiệm nhanh phục vụ công tác quản lý nhà nước về ATTP trên điạ bàn.
- Hằng năm, UBND tỉnh sẽ căn cứ nhu cầu và kế hoạch thực tế để bố trí
ngân sách phù hợp cho các hoạt động của Đề án. Sở Y tế phối hợp với các Sở,
Ban ngành, tổ chức đoàn thể liên quan để xây dựng kế hoạch hoạt động với các
mục tiêu có tính khả thi bảo đảm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm và đúng
mục đích. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch bố trí ngân sách
Nhà nước cho các hoạt động theo nội dung kế hoạch hoạt động của Đề án.
- Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí sự nghiệp của tỉnh thuộc nguồn
ngân sách địa phương, kinh phí từ Dự án chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

5.4. Giải pháp về phối hợp liên ngành
- Tăng cường phối hợp liên ngành trong hoạt động kiểm tra, giám sát các
hoạt động của Đề án, kiểm tra định kỳ. Tăng cường công tác tuyên truyền đến
các Sở, ban ngành liên quan tham gia thực hiện tốt các nội dung của Đề án.
- Tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai phối hợp liên ngành,
tổ chức đoàn thể, huy động sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động
truyền thông.
- Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành trong thực hiện quản lý
nhà nước về ATTP trên địa bàn.
17


6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
1.1. Giai đoạn 1, năm 2019
- Triển khai thực hiện mô hình.
- Xây dựng hai mô hình phố ẩm thực tại thành phố Trà Vinh và thị xã
Duyên Hải.
- Xây dựng nội dung hoạt động, các tiêu chí đánh giá “Điều kiện bảo
đảm TAĐP”.
- Triển khai đến từng cơ sở trên địa bàn thực hiện của Đề án.
- Điều tra, đánh giá năng lực quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm đối
với hoạt động kinh doanh TAĐP ở các phường, thị trấn của huyện, thị xã,
thành phố.
- Nâng cao năng lực quản lý cho hệ thống cơ quan chức năng trong bảo
đảm an toàn thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Điều
tra đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) ATTP đối với cán bộ làm công
tác quản lý ATTP, người chế biến, kinh doanh trong các cơ sở DVAU, người tiêu
dùng trước khi triển khai Đề án.
- Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý

thức trách nhiệm, kiến thức và thực hành cho người sản xuất, kinh doanh dịch
vụ TAĐP; tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về ATTP để học hỏi, trao đổi
giữa các cơ quan quản lý về ATTP.
- Hỗ trợ khám sức khỏe và xác nhận kiến thức cho đối tượng tham gia
kinh doanh TAĐP.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP của Đề án.
- Triển khai các hoạt động phòng chống NĐTP và bệnh truyền qua thực
phẩm.
- Kiểm tra, giám sát tiến độ Đề án.
- Tổng hợp báo cáo, tổng kết hoạt động của Đề án hằng năm.
- Giám sát điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định.
- Xây dựng mô hình giám sát của cộng đồng về bảo đảm ATTP theo Đề
án.
- Sơ kết giai đoạn 1, đánh giá hiệu quả bước đầu, rút kinh nghiệm triển
khai mô hình.
1.2. Giai đoạn 2, năm 2020
- Từng bước thự hiện mô hình bảo đảm an toàn TAĐP đến cuối năm 2020
đạt 15 mô hình phường, thị trấn điểm.
- Duy trì 2 mô hình quản lý phố ẩm thực tại thành phố Trà Vinh và thị xã
Duyên Hải.
18


- Tiếp tục hỗ trợ trang bị, dụng cụ, kết hợp khuyến khích, động viên cơ sở
kinh doanh đầu tư.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền giáo dục.
- Điều tra đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) ATTP đối với cán
bộ làm công tác quản lý ATTP, người chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng sau
2 năm triển khai Đề án.
- Tiếp tục tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát ATTP, đưa đối tượng bán

hàng rong vào quản lý.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động phòng chống NĐTP và bệnh truyền
qua thực phẩm.
- Tổng hợp báo cáo, tổng kết hoạt động của Đề án hằng năm.
1.3. Giai đoạn 3, năm 2021
- Từng bước thự hiện mô hình bảo đảm an toàn TAĐP đến cuối năm 2021
đạt tối thiểu 15 mô hình phường, thị trấn điểm.
- Duy trì 2 mô hình quản lý phố ẩm thực tại thành phố Trà Vinh và thị xã
Duyên Hải.
- Tiếp tục hỗ trợ trang bị, dụng cụ, kết hợp khuyến khích, động viên cơ sở
kinh doanh đầu tư.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền giáo dục.
- Điều tra đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) ATTP đối với cán
bộ làm công tác quản lý ATTP, người chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng sau
03 năm triển khai Đề án.
- Tiếp tục tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát ATTP, đưa đối tượng bán
hàng rong vào quản lý.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động phòng chống NĐTP và bệnh truyền
qua thực phẩm.
- Tổng hợp báo cáo, tổng kết hoạt động của Đề án hằng năm.
- Kiểm tra, giám sát tiến độ Đề án.
- Tổng kết hoạt động Đề án 3 năm.
2. Kinh phí: Kinh phí sự nghiệp của tỉnh thuộc nguồn ngân sách địa
phương, kinh phí từ Dự án chương trình mục tiêu Y tế - Dân số. (phụ lục chi tiết
kèm theo).
PHẦN III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
1. Sở Y tế
19



- Chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các Sở,
ban ngành liên quan giải quyết các vấn đề khó khăn vướng mắc theo thẩm quyền.
- Là cơ quan thường trực tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn
bản quản lý chỉ đạo thực hiện Đề án.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động Đề án hằng năm.
- Kiểm tra giám sát tiến độ triển khai các hoạt động của Đề án.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động chuyên môn của Đề án.
- Cơ quan thường trực báo cáo tổng hợp các hoạt động, kết quả hoạt động
của Đề án.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác tuyên
truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện các quy
định của pháp luật về An toàn thực phẩm
- Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của Đề án hằng năm.
2. Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn:
- Chủ trì phối hợp với các tổ chức, cá nhân nuôi trồng, sản xuất cung cấp
nguồn nguyên liệu sạch, an toàn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng.
- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát quản lý ATTP trong hoạt động
chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất rau và nguồn nguyên liệu từ thủy
hải sản.
- Xây dựng vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn, vùng sản xuất rau an
toàn; tổ chức thẩm định chứng nhận cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đủ điều
kiện an toàn thực phẩm, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.
- Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho hộ chăn nuôi, cơ sở sản xuất
về điều kiện chăn nuôi an toàn, quy trình chăn nuôi an toàn theo VietGAP, quy
trình sản xuất rau an toàn theo VietGAP, kiến thức phòng chống dịch bệnh trên
động vật thủy sản.
- Tăng cường công tác giám sát dịch tễ, bảo đảm an toàn dịch bệnh, xử lý
kiên quyết đối với các hộ chăn nuôi không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y,

không thực hiện quy định phòng chống dịch bệnh.
- Tiếp tục triển khai Quyết định số 671/QĐ- UBND, ngày 21 tháng 4 năm
2010 Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết phát
triển chăn nuôi, các khu vực phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ gia súc,
gia cầm tập trung tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào, hướng dẫn nông dân sử dụng
sản phẩm an toàn. Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng giống; khuyến cáo
nông dân không được sử dụng các chất cấm trong thức ăn, thông tin rộng rãi các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn và trang trại chăn nuôi có sử dụng các chất
cấm.

20


- Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm dịch động, thực vật, tiếp tục xây dựng
cơ sở giết mỗ tập trung, nhằm đáp ứng tốt nguồn nguyên liệu an toàn trong chuỗi
thực phẩm.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm
khi có xảy ra ngộ độc thực phẩm, quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
3. Sở Công thương:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các Sở, ban, ngành có liên quan trong
việc triển khai các giải pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Chỉ đạo, phối hợp với các ngành chức năng triển khai và kiểm tra việc
thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu
thị.
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh các
mặt hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, gian lận thương mại và nhập lậu.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế các Sở ban, ngành có liên quan trong
Ban chỉ đạo Đề án giám sát thực hiện việc phân bổ kinh phí bảo đảm đúng mục

tiêu và đối tượng.
5. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ban, ngành có liên quan hướng dẫn, thanh
toán, quyết toán kinh phí theo đúng quy định. Hướng dẫn và bố trí kinh phí để
hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả Đề án.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, các Sở ban, ngành có liên quan tổng
hợp, thẩm định và cân đối kinh phí để thực hiện Đề án.
6. Sở Thông tin và truyền thông:
- Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức công tác
thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh-truyền hình các cấp từ cấp
tỉnh đến cấp phường, thị trấn các đội thông tin lưu động, hệ thống truyền thanh ở
phường, thị trấn dành thời lượng thích đáng, phù hợp để phổ biến kiến thức, quy
định pháp luật và các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp với các Sở ngành liên quan quản lý nguồn chất thải gây ô nhiễm
môi trường và ô nhiễm thực phẩm.
8. Sở Nội vụ:
Phối hợp các Sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu, tham mưu và đề xuất
giúp UBND tỉnh xây dựng mô hình hoạt động các cơ quan quản lý Nhà nước về
ATTP.
9. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
21


- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan trong quản lý Nhà nước về
ATTP dịch vụ ăn uống, TAĐP tại điểm du lịch, Lễ hội trên địa bàn.
- Phối hợp trong công tác tuyên truyền về ATTP.
10. Đài Phát thanh Truyền hình và Báo Trà Vinh:
Phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ban ngành có liên quan đưa tin, tuyên

truyền về an toàn thực phẩm thành nội dung thường xuyên của chương trình
phát sóng. Dành thời lượng phát sóng các chương trình về bảo đảm an toàn thực
phẩm, các chuyên mục cố định, chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm.
11. Công An tỉnh:
- Phối hợp các Sở, ban, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát
việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
- Phối hợp các Sở, ban, ngành có liên quan xử lý các trường hợp vi phạm
về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
12. Uỷ ban Mặt trân Tổ quốc tỉnh:
- Tổ chức vận động nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của từng cơ
sở và cộng đồng dân cư.
b) Phối hợp với các Sở, ngành chức năng kiểm tra, giám sát và đề xuất xử
lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm.
c) Phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan và các tổ chức thành viên
tổ chức giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.
13. Hội Liên hiệp Phụ nữ:
- Chủ trì phát động phong trào phụ nữ trong tỉnh tham gia vào công tác
bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với các Sở, ngành chức năng tổ chức các chương trình tập
huấn, thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm cho phụ nữ; đặc biệt là các
bà nội trợ, chị em kinh doanh, sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ lẻ, duy trì mô
hình 5 không, 3 sạch trên toàn tỉnh.
14. Hội Nông dân
- Phối hợp tổ chức hoạt động tập huấn, hướng dẫn cho các hội viên về sản
xuất thực phẩm an toàn, phương pháp chế biến, bảo quản khoa học, sử dụng
đúng cách hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón và an toàn thức ăn chăn nuôi,…
- Chủ trì phát động phong trào sáng kiến, việc làm tốt về bảo đảm an toàn
thực phẩm, tích cực đấu tranh với các hành vi mất an toàn thực phẩm trong cộng
đồng, làng xã.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan phổ biến, hướng dẫn các

giải pháp kỹ thuật tiên tiến bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến,
kinh doanh, bảo quản thực phẩm.
15. Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh
22


Triển khai công tác vận động, giáo dục phát động các phong trào bảo đảm
an toàn thực phẩm gắn với cuộc vận động phong trào toàn dân đoàn kết, xây
dựng đời sống văn hoá, ở khu dân cư nhằm thúc đẩy hình thành hành vi sản
xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn
trong cộng đồng.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai mô hình cải thiện ATTP hàng
năm, phân công các ban ngành đoàn thể triển khai thực hiện.
- Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo ATTP tại các
huyện, thị xã, thành phố. Định kỳ họp Ban chỉ đạo đánh giá tiến độ hoạt động của
Đề án. Chủ trì điều phối hoạt động liên ngành, xã hội hóa công tác ATTP. Kiểm
tra giám sát tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch Đề án trên địa bàn huyện, thị xã,
thành phố.
- Bảo đảm nguồn lực cho công tác xây dựng mô hình cải thiện ATTP của
Đề án.
- Tổ chức tốt các hoạt động truyền thông giáo dục về thực hiện các quy
định ATTP, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống NĐTP và các bệnh
truyền qua thực phẩm.
- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra giám sát việc thực hiện
các quy định về ATTP của các cơ sở dịch vụ ăn uống, TAĐP. Xử lý các cơ sở vi
phạm quy định ATTP.
- Tổng hợp báo cáo hoạt động của Đề án, sơ kết, tổng kết hằng năm.
17. UBND các phường, thị trấn:
- Chịu trách nhiệm với UBND huyện, thị xã, thành phố trong việc triển

khai thực hiện các hoạt động của Đề án.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP.
- Thành lập đội ngũ cộng tác viên và Tổ giám sát.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai hoạt động của Đề án.
- Tổ chức giao ban Ban chỉ đạo về VSATTP phường, thị trấn hàng tháng,
quý.
- Chỉ đạo Trạm Y tế triển khai các hoạt động chuyên môn: điều tra, quản
lý các cơ sở dịch vụ ăn uống, TAĐP trên địa bàn. Phối hợp với cơ quan chuyên
môn tổ chức tập huấn, khám sức khỏe định kỳ theo quy định cho nhân viên trực
tiếp tiếp xúc với thực phẩm.
- Triển khai công tác tuyên truyền phát thanh trên hệ thống loa đài.
- Triển khai xác nhận cam kết bảo đảm ATTP theo phân cấp quản lý trên
địa bàn.
- Triển khai công tác kiểm tra giám sát định kỳ theo quy định việc thực
hiện các quy định ATTP. Xử lý nghiêm những vi phạm ATTP.
23


- Sơ kết, tổng kết đánh giá và báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện theo quy
định.

24


PHẦN C
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
TT Nội dung thực hiện

Cơ quan thực hiện


Thời gian thực hiện

1

Xây dựng Đề án

Sở Y tế, CCATVSTP

Tháng 8/2018

2

Trình Dự thảo Đề án

Sở Y tế

Tháng 9/2018

3

Góp ý chỉnh sửa Đề án

Các sở, ban ngành

Tháng 9/2018

4

Hoàn chỉnh Đề án


Sở Y tế; CCATVSTP

Tháng 10/2018

5

Trình UBND tỉnh

Sở Y tế

Tháng 10/2018

6

Trình HĐND tỉnh duyệt

UBND tỉnh

Tháng 11/2018

7

Hội nghị triển khai Đề án

UBND tỉnh

Tháng 12/2018

8


Xây dựng kế hoạch chi Sở Y tế; CCATVSTP
tiết

Sau khi phê duyệt

9

Triển khai thực hiện Đề Các đơn vị liên quan
án

Tháng 01/2019 12/2020

Nơi nhận:

CHỦ TỊCH

- Cục An toàn thực phẩm (b/c);
- Các Sở, Ban, ngành tỉnh
- Lưu: VT, NVY.

25


×