Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 216 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
(Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học)

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
(Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học)

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ CẤP TRƯỜNG

STT
1
2


3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

(Kèm theo Quyết định số 3361/QĐ-ĐHBK-TCHC ngày 01/12/2015
và Quyết định số 116/QĐ-ĐHBK-TCHC ngày 13/01/2016)

SHCC
Họ và tên
Nhiệm vụ
001252 PGS.TS. Vũ Đình Thành
Chủ tịch HĐ
001775 GVC.TS. Vũ Thế Dũng
Phó Chủ tịch HĐ
002199 PGS.TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam
Ủy viên thường trực
001739 PGS.TS. Hoàng Nam
Ủy viên
001520 PGS.TS. Trần Thiên Phúc
Ủy viên
002754 PGS.TS. Mai Thanh Phong
Ủy viên
001692 GVC.TS. Lê Chí Thông
Ủy viên
000766 GVC.ThS. Hoàng Minh Nam
Ủy viên
001669 GV.ThS. Võ Tấn Thông
Ủy viên
001968 PGS.TS. Nguyễn Danh Thảo
Ủy viên
001903 PGS.TS. Nguyễn Hoàng Dũng
Ủy viên
001838 PGS.TS. Lê Trung Chơn
Ủy viên
000831 GVC.TS. Nguyễn Văn Liêm
Ủy viên
003474 GVC.ThS. Lê Tuấn

Ủy viên
002299 ThS. Ngô Thị Thanh Hương
Ủy viên
001295 GVC.ThS. Nguyễn Lê Quang
Ủy viên
000794 GVC.ThS. Lê Quý Đức
Ủy viên
002730 GV.TS. Trần Trung Nghĩa
Ủy viên
001677 PGS.TS. Nguyễn Hữu Lộc
Ủy viên
002130 GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam
Ủy viên
001727 GVC.TS. Đỗ Hồng Tuấn
Ủy viên
001832 PGS.TS. Nguyễn Minh Tâm
Ủy viên
001748 PGS.TS. Thoại Nam
Ủy viên
001480 PGS.TS. Lê Nguyễn Hậu
Ủy viên
001922 GV.TS. Nguyễn Lê Duy Khải
Ủy viên
001841 PGS.TS. Huỳnh Quang Linh
Ủy viên
002620 GV.TS. Hồ Thu Hiền
Ủy viên
MSSV
Trần Võ Thảo Hương
21301688

002688

ThS. Vưu Thị Thùy Trang

Danh sách gồm 29 thành viên

Ủy viên
Thư ký

Chữ ký


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
PHẦN II. TỔNG QUAN CHUNG ............................................................................. 4
PHẦN III. TỰ ĐÁNH GIÁ ...................................................................................... 10
TIÊU CHUẨN 1: SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...... 10
TIÊU CHÍ 1.1 –. ................................................................................................... 10
TIÊU CHÍ 1.2 – .................................................................................................... 18
TIÊU CHUẨN 2: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ..................................................... 23
TIÊU CHÍ 2.1 - ..................................................................................................... 23
TIÊU CHÍ 2.2 - ..................................................................................................... 28
TIÊU CHÍ 2.3 - ..................................................................................................... 30
TIÊU CHÍ 2.4 - ..................................................................................................... 34
TIÊU CHÍ 2.5 - ..................................................................................................... 37
TIÊU CHÍ 2.6 - ..................................................................................................... 41
TIÊU CHÍ 2.7 - ..................................................................................................... 43
TIÊU CHUẨN 3: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ............................................... 46
TIÊU CHÍ 3.1 - ..................................................................................................... 47
TIÊU CHÍ 3.2 - ..................................................................................................... 51

TIÊU CHÍ 3.3 - ..................................................................................................... 55
TIÊU CHÍ 3.4 - ..................................................................................................... 56
TIÊU CHÍ 3.5 - ..................................................................................................... 59
TIÊU CHÍ 3.6 - ..................................................................................................... 62
TIÊU CHUẨN 4: HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO ...................................................... 65
TIÊU CHÍ 4.1 - ..................................................................................................... 65
TIÊU CHÍ 4.2 - ..................................................................................................... 67
TIÊU CHÍ 4.3 - ..................................................................................................... 69
TIÊU CHÍ 4.4 - ..................................................................................................... 73
TIÊU CHÍ 4.5 -. .................................................................................................... 76
TIÊU CHÍ 4.6 - ..................................................................................................... 78
TIÊU CHÍ 4.7 - .................................................................................................... 83
TIÊU CHUẨN 5: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIẢNG VIÊN VÀ
NHÂN VIÊN ........................................................................................................ 87
1


TIÊU CHÍ 5.1 - ..................................................................................................... 87
TIÊU CHÍ 5.2 - ..................................................................................................... 92
TIÊU CHÍ 5.3 - ..................................................................................................... 96
TIÊU CHÍ 5.4 - ..................................................................................................... 99
TIÊU CHÍ 5.5 - ................................................................................................... 102
TIÊU CHÍ 5.6 - ................................................................................................... 103
TIÊU CHÍ 5.7 -. .................................................................................................. 106
TIÊU CHÍ 5.8 - ................................................................................................... 107
TIÊU CHUẨN 6: NGƯỜI HỌC ........................................................................ 112
TIÊU CHÍ 6.1 - ................................................................................................... 112
TIÊU CHÍ 6.2 - ................................................................................................... 116
TIÊU CHÍ 6.3 - ................................................................................................... 120
TIÊU CHÍ 6.4 - ................................................................................................... 123

TIÊU CHÍ 6.5 - ................................................................................................... 125
TIÊU CHÍ 6.6 - ................................................................................................... 130
TIÊU CHÍ 6.7 - ................................................................................................... 132
TIÊU CHÍ 6.8 - ................................................................................................... 135
TIÊU CHÍ 6.9 - ................................................................................................... 138
TIÊU CHUẨN 7: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ỨNG DỤNG, PHÁT
TRIỂN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ .................................................... 142
TIÊU CHÍ 7.1 - ................................................................................................... 142
TIÊU CHÍ 7.2 - ................................................................................................... 146
TIÊU CHÍ 7.3 - ................................................................................................... 147
TIÊU CHÍ 7.4 - ................................................................................................... 149
TIÊU CHÍ 7.5 - ................................................................................................... 151
TIÊU CHÍ 7.6 - ................................................................................................... 152
TIÊU CHÍ 7.7 - .................................................................................................. 155
TIÊU CHUẨN 8: HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ................................... 159
TIÊU CHÍ 8.1 - ................................................................................................... 159
TIÊU CHÍ 8.2 - ................................................................................................... 161
TIÊU CHÍ 8.3 -. .................................................................................................. 165
TIÊU CHUẨN 9: THƯ VIỆN, TRANG THIẾT BỊ HỌC TẬP VÀ CƠ SỞ
VẬT CHẤT KHÁC ............................................................................................ 167
2


TIÊU CHÍ 9.1 - ................................................................................................... 167
TIÊU CHÍ 9.2 -.................................................................................................... 174
TIÊU CHÍ 9.3 - ................................................................................................... 176
TIÊU CHÍ 9.4 - ................................................................................................... 179
TIÊU CHÍ 9.5 - ................................................................................................... 182
TIÊU CHÍ 9.6 - ................................................................................................... 186
TIÊU CHÍ 9.7 - ................................................................................................... 188

TIÊU CHÍ 9.8 - ................................................................................................... 190
TIÊU CHÍ 9.9 -. .................................................................................................. 192
TIÊU CHUẨN 10: TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ......................... 196
TIÊU CHÍ 10.1 - ................................................................................................. 196
TIÊU CHÍ 10.2 - ................................................................................................. 198
TIÊU CHÍ 10.3 - ................................................................................................. 199
PHẦN IV. KẾT LUẬN .......................................................................................... 203
V. PHỤ LỤC........................................................................................................... 206

3


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

:

Giải thích
Accreditation Board for Engineering and Technology
(Tổ chức kiểm định các chương trình giáo dục đại học
trong các lĩnh vực Kỹ thuật, Công nghệ, Điện toán và
Khoa học ứng dụng)
ASEAN University Network
(Mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á)

ABET

:

AUN


:

BCH

:

Ban chấp hành

BCN

:

Ban Chủ nhiệm

BGH

:

Ban Giám hiệu

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:


Bảo hiểm y tế

BHTN

:

Bảo hiểm thất nghiệp

CB

:

Cán bộ

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên

CBGD

:

Cán bộ giảng dạy

CBNC

:


Cán bộ nghiên cứu

CBQL

:

Cán bộ quản lý

CBVC

:

Cán bộ viên chức

CDIO

:



:

Conceive – Design – Implement – Operate
(Phương pháp xây dựng chương trình đào tạo: Hình
thành ý tưởng – Thiết kế - Triển khai – Vận hành)
Cao đẳng

CĐR


:

Chuẩn đầu ra

CGCN

:

Chuyển giao công nghệ

CLB

:

Câu lạc bộ

CLDV

:

Chất lượng dịch vụ

CNBM

:

Chủ nhiệm Bộ môn

CNTT


:

Công nghệ thông tin

CNV

:

Công nhân viên

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CSDL

:

Cơ sở dữ liệu

CSVC

:

Cơ sở vật chất
i



CSV

:

Cựu sinh viên

CSXH

:

Chính sách xã hội

CTCT-SV

:

Công tác chính trị-Sinh viên

CT

:

Chương trình

CTĐT

:

Chương trình đào tạo


CTGD

:

Chương trình giảng dạy

CTHĐ

:

Chương trình hành động

CTSV

:

Công tác sinh viên

DN

:

Doanh nghiệp

ĐH

:

Đại học


ĐHBK

:

Đại học Bách Khoa

ĐHQG

:

Đại học Quốc gia

ĐHQG - HCM :

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

ĐBCL

:

Đảm bảo chất lượng

ĐTN

:

Đoàn Thanh niên

EUR-ACE


:

Chuẩn kiểm định của Châu Âu

GV

:

Giảng viên

GDĐH

:

Giáo dục Đại học

GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GS

:

Giáo sư

GVCN


:

Giáo viên chủ nhiệm

HĐKH&ĐT

Hội đồng khoa học và đào tạo

HĐTĐG

:

Hội đồng Tự đánh giá

HEEAP

:

Dự án Liên minh giáo dục đại học ngành kỹ thuật

HSV

:

Hội sinh viên

HTQT

:


Hợp tác quốc tế

HTSV&VL

:

Hỗ trợ Sinh viên & Việc làm

ISO

:

Tiêu chuẩn ISO

KHCN

:

Khoa học công nghệ

KHCL

:

Kế hoạch chiến lược

KĐCL

:


Kiểm định chất lượng

ii


KS

:

Kỹ sư

KT-XH

:

Kinh tế - Xã hội

KTX

:

Ký túc xá

LVTN

:

Luận văn tốt nghiệp

MOA


:

Memorandum of Agreement (Thỏa thuận hợp tác)

MOU

:

Memorandum of Understanding (Thỏa thuận khung)

MTĐT

:

Mục tiêu đào tạo

NSNN

:

Ngân sách nhà nước

NCKH

:

Nghiên cứu khoa học

NCKH-CGCN :


Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

NCS

:

Nghiên cứu sinh

NCV

:

Nghiên cứu viên

NTD

:

Nhà tuyển dụng

NV

:

Nhân viên

PGS

:


Phó giáo sư

PFIEV

:

Chương trình Việt Pháp

PPĐG

:

Phương pháp đánh giá

PPGD

:

Phương pháp giảng dạy

P.KHTC

:

Phòng Kế hoạch tài chính

P. QHĐN

:


Phòng Quan hệ Đối ngoại

PTN

:

Phòng thí nghiệm

QLNN

:

Quản lý nhà nước

QTTB

:

Quản trị thiết bị

SĐH

:

Sau đại học

SHTT

:


Sở hữu trí tuệ

SV

:

Sinh viên

SVCQ

:

Sinh viên chính quy

SVNC

:

Sinh viên nghiên cứu

SVTN

:

Sinh viên tốt nghiệp

SV&VL

:


Sinh viên & Việc làm

TCHC

:

Tổ chức hành chính

iii


TC

:

Tiêu chuẩn

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDTT

:

Thể dục thể thao


TĐG

:

Tự đánh giá

TH/TT

:

Thực hành/thực tập

TN

:

Thanh niên

TNCS

:

Thanh niên cộng sản

TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh


ThS

:

Thạc sĩ

TS

:

Tiến sĩ

TT

:

Trung tâm

TTGD

:

Thanh tra Giáo dục

TTND

:

Thanh tra Nhân dân


VCHC

:

Viên chức hành chính

VLVH

:

Vừa làm vừa học

VN

:

Việt Nam

XH

:

Xã hội

iv


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ 21 là thời đại của hội nhập kinh tế và giao thương quốc tế. Việt
Nam đang trong quá trình tự hoàn thiện và phát triển để trở thành nền kinh tế

tiềm năng của khu vực và thế giới. Trong quá trình này, không thể không kể
đến vai trò của giáo dục đại học (ĐH); bởi các trường ĐH không chỉ là nơi
đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn là nơi tập trung đội ngũ các
nhà nghiên cứu. Họ luôn tìm kiếm, nghiên cứu, tạo ra những tri thức mới, từ
đó chuyển giao công nghệ (CGCN), triển khai áp dụng giúp phát triển kinh tế
- xã hội (KT – XH) của đất nước.
Trường Đại học Bách Khoa kể từ khi thành lập năm 1957 đã luôn khẳng
định vai trò và vị trí của mình trong việc đào tạo ra đội ngũ trí thức tài giỏi.
Tính đến nay, trường đã đào tạo hơn 50.000 kỹ sư (KS), thạc sĩ (ThS), tiến sĩ
(TS) chất lượng cao, hiện đang nắm giữ các vị trí thiết yếu trong các tổ chức
xã hội (XH) thuộc nhiều lĩnh vực; đóng góp vào sự phát triển KT - XH, phục
vụ cộng đồng. Bên cạnh đó, trường luôn đi tiên phong trong hoạt động nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (NCKH-CGCN). Nhiều đề tài được
nghiên cứu thành công, được đánh giá cao, và đã được CGCN, triển khai áp
dụng trong công nghiệp và nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao và
được xã hội công nhận.
Với xu thế phát triển mới của đất nước, để giữ vững và phát huy vai trò và
trách nhiệm của mình; từ hơn 10 năm trước, trường đã bắt đầu chuẩn bị và
từng bước hội nhập chuẩn chất lượng quốc tế thông qua việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL); tham gia vào các hoạt động
đánh giá và kiểm định chất lượng (KĐCL) bởi các tổ chức uy tín trong khu
vực và trên thế giới. Cụ thể, trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK) là đơn vị
tiên phong tham gia kiểm định và được công nhận đạt chất lượng theo bộ tiêu
chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) năm 2005. Năm 2012, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã cử đoàn đánh giá gồm

1


các chuyên gia đến trường để rà soát lại các hoạt động đảm bảo và cải tiến

chất lượng cấp trường sau kiểm định, và trường đã đáp ứng các yêu cầu. Đối
với chất lượng các chương trình đào tạo (CTĐT), hiện nay trường có 09
chương trình được công nhận đạt tiêu chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được
công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu
tiên và duy nhất của Việt Nam đạt chuẩn uy tín thế giới ABET.
Từ năm 2014, nhằm mục đích xem xét, đánh giá thực trạng của trường ở
các lĩnh vực hoạt động; từ đó xác định điểm mạnh, điểm tồn tại, cũng như các
cơ hội và thách thức, ĐHBK đã tiến hành tự đánh giá dựa trên bộ tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học (Quyết định số 06/VBHNBGDĐT, ngày 04/03/2014). Dựa trên những phát hiện từ quá trình tự đánh
giá (TĐG), trường đề ra các kế hoạch hành động nhằm phát huy các điểm
mạnh, khắc phục các điểm tồn tại để tận dụng các cơ hội và vượt qua các
thách thức,thúc đẩy quá trình đảm bảo và cải tiến chất lượng liên tục. Bên
cạnh đó, để giải trình với các cơ quan nhà nước cũng như xã hội về chất
lượng, trường đã đăng ký đánh giá ngoài năm 2016 (Thông tư số
62/2012/TT-BGDDT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
Báo cáo TĐG là kết quả của quá trình TĐG được thực hiện bởi Hội đồng
tự đánh giá (HĐTĐG), các nhóm công tác, và các đơn vị trong toàn trường.
Quá trình TĐG được thực hiện theo Hướng dẫn tự đánh giá trường đại học,
cao đẳng, và trung cấp chuyên nghiệp (Công văn 462/KTKĐCLGD-KĐĐH).
Để thực hiện tự đánh giá, vào tháng 9/2014, Hiệu trưởng đã ký quyết định
thành lập Hội đồng TĐG gồm có 32 thành viên là đại diện của Ban Giám
Hiệu (BGH), các khoa, phòng, ban, và trung tâm (TT) trực thuộc trường. Giúp
việc cho HĐTĐG là Ban thư ký, và các nhóm công tác [Phụ lục 2]. Dựa trên
kế hoạch TĐG (Phụ lục 3), các nhóm công tác thực hiện TĐG theo các nhóm
tiêu chuẩn được phân công. Bản dự thảo được HĐTĐG và các đơn vị trong
trường xem xét, góp ý nhằm hoàn thiện trước khi gởi đi đánh giá nội bộ
(ĐHQG-HCM). Dựa trên góp ý của Đoàn đánh giá nội bộ, trường tiếp tục
2



công tác TĐG, cải tiến và hoàn thiện báo cáo TĐG. Cụ thể, trường đã hiệu
chỉnh thành phần HĐTĐG, trong đó thay thế một số thành viên đã nghỉ hưu
và bổ sung các thành viên là đại diện của giảng viên (GV) và sinh viên (SV)
theo Quyết định số 3361/QĐ-ĐHBK-TCHC ngày 01/12/2015 và Quyết định số
116/QĐ-ĐHBK-TCHC ngày 13/01/2016 [Phụ lục 2], kế hoạch tự đánh giá được

cập nhật [Phụ lục 3].
Quá trình TĐG và đánh giá nội bộ đã giúp Trường rà soát lại toàn bộ các
hoạt động trong thời gian 05 năm vừa qua, từ đó thúc đẩy đảm bảo và cải tiến
chất lượng của Trường.
 Cách mã hóa minh chứng được sử dụng trong nội dung báo cáo TĐG
Để dễ theo dõi, các minh chứng được trình bày trong báo cáo tự đánh giá
ở dạng Footnote.
Trong đó, mã minh chứng (MC) được ký hiệu bằng chuỗi ký tự bao gồm 1
chữ cái, ba dấu chấm và 4 chữ số, theo công thức: Hn.a.b.c.
Trong đó:
- H: viết tắt “Hộp minh chứng” (Minh chứng của mỗi tiêu chuẩn được đặt
ở trong 1 hộp hoặc một số hộp);
- n: số thứ tự của hộp minh chứng (có giá trị từ 1 đến hết);
- a: số thứ tự của tiêu chuẩn (có giá trị từ 1 đến 10);
- b: số thứ tự của tiêu chí (có giá trị từ 1 đến hết số tiêu chí trong mỗi tiêu
chuẩn);
- c: số thứ tự của minh chứng theo từng tiêu chí (có giá trị từ 1 đến hết).
Ví dụ:
H1.1.1.1: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 1.
H3.3.2.15: là MC thứ 15 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 3, được đặt ở hộp 3.

3



PHẦN II. TỔNG QUAN CHUNG
1. Sứ mạng và tầm nhìn của trường đại học
Sứ mạng và tầm nhìn của trường được xác định bằng văn bản và nêu rõ
trong “Chiến lược phát triển trường” theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn
2011 – 2015, sứ mạng và tầm nhìn của trường ĐHBK được xác định:
Sứ mạng
“Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ hàng
đầu tại Việt Nam. Trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi
dưỡng nhân tài, phục vụ hiệu quả sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước”
Tầm nhìn
Trở thành một trong các trường hàng đầu của cả nước theo định hướng
nghiên cứu, ngang tầm các trường đại học tiên tiến ở Châu Á trong:
− Môi trường làm việc, học tập và nghiên cứu.
− Chương trình và chất lượng đào tạo.
− Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Sứ mạng và tầm nhìn của trường được xác định một cách rõ ràng, phù hợp
với chức năng, nhiêm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của trường;
phù hợp vá gắn kết với định hướng phát triển KT-XH của địa phương và cả
nước; Mục tiêu của trường được xác định đúng với quy định tại Luật giáo
dục, Luật giáo dục đại học và phù hợp với sứ mạng của trường [Tiêu chuẩn
1]. Sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu, và kế hoạch chiến lược (KHCL) được xây
dựng định kỳ và được hoàn thiện trên cơ sở các ý kiến đóng góp của tập thể
cán bộ viên chức (CBVC) trực thuộc trường, và được phổ biến rộng rãi trong
toàn trường (phổ biến qua các văn bản KHCL; đăng tải trên website trường;
bảng thông tin tại các đơn vị, …).
2. Tổ chức và quản lý
Cơ cấu tổ chức của trường được xây dựng theo đúng các quy định của Bộ
GD&ĐT và ĐHQG-HCM, hợp lý và có tính linh hoạt cao, phù hợp với điều
kiện thực tế nhằm thực hiện sứ mạng và mục tiêu phát triển của trường. Chức


4


năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong tập thể lãnh đạo trường
được quy định rõ ràng bằng văn bản. Hệ thống văn bản về công tác quản lý
của trường được xây dựng đồng bộ, đúng theo quy định, đáp ứng đầy đủ nhu
cầu công việc của trường; được phổ biến trong toàn trường và cập nhật kịp
thời để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Trường luôn thực hiện đầy đủ, đúng quy
định về chế độ báo cáo với cơ quan chủ quản là ĐHQG-HCM và Bộ GD&ĐT
[Tiêu chí 2.1, 2.2, 2.3, 2.7].
Bên cạnh hoạt động quản lý về chuyên môn, hoạt động của các tổ chức
đoàn thể đã thu hút đông đảo cán bộ (CB), GV, và SV tham gia và đạt được
những kết quả tốt, góp phần tích cực trong việc tạo dựng uy tín và giữ gìn
đoàn kết, ổn định trong trường [Tiêu chí 2.4].
3. Quá trình dạy và học
Để đảm bảo chất lượng quá trình dạy và học, trường chủ trương:
- Đổi mới CTĐT: Nhằm cung cấp các CTĐT tiên tiến, cập nhật, đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp và
các bên liên quan. Cứ mỗi 5 năm CTĐT sẽ được đổi mới trên phạm vi toàn
trường. Hiện nay, trường áp dụng mô hình CDIO, mô hình được xây dựng bởi
các chuyên gia giáo dục hàng đầu của Mỹ và Thụy Sỹ, để xây dựng CTĐT
nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về
kiến thức, kỹ năng, và thái độ (yêu cầu đầu ra). Quá trình này có sự tham gia
của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên
(CSV), sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục
đại học và các cơ quan chủ quản. Ngoài ra, hằng năm trường cho phép thay
đổi nhỏ trong CTĐT nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.
- Triển khai CTĐT: Để triển khai tốt CTĐT, ngoài các yếu tố đầu vào
như sinh viên và các nguồn lực, trường chú trọng vào việc phát triển không
chỉ về nội dung chuyên môn mà còn về các phương pháp tiên tiến để giảng

dạy và đánh giá sinh viên. Việc tham gia vào chương trình Liên minh giáo
dục đại học ngành kỹ thuật - Higher Engineering Education Alliance Program

5


(HEEAP), một hệ thống 05 trường đại học của Việt Nam cùng với Đại học
Bang Arizona (Hoa Kỳ), với các doanh nghiệp hàng đầu như Intel Việt Nam,
Sienmens, Tektronix, … là một minh chứng thể hiện sự cam kết của lãnh đạo
trường trong việc phát triển CTĐT, bồi dưỡng năng lực giảng dạy, lãnh đạo,
… cho đội ngũ giảng viên, lãnh đạo của trường, tiến đến hội nhập các tiêu
chuẩn quốc tế trong đào tạo.
- Giám sát, kiểm soát: Quá trình triển khai giảng dạy của trường được
giám sát và kiểm soát một cách chặt chẽ thông qua các hệ thống quản lý tin
học hoá, sự phản hồi của sinh viên, của doanh nghiệp (DN), sự tự đánh giá và
đánh giá công tác của mỗi cán bộ viên chức.
4. Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên và nhân viên (NV)
Trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL, GV và NV được
bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công tác và
nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ. Đội ngũ CBQL được bổ nhiệm đúng
quy trình, có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được phân công. Đội ngũ GV có trình độ sau đại học (SĐH) ngày
càng tăng về số lượng, trẻ hóa về tuổi đời, năng động, sáng tạo, có trình độ
ngoại ngữ và tin học tốt, thường xuyên được trường tạo điều kiện thuận lợi về
thời gian, hỗ trợ về tài chính để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Nhiều GV tích cực đổi
mới phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá kết quả học tập của
người học theo chủ trương chung của Trường. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ
trong trường học, tạo được môi trường lành mạnh nên CBVC yên tâm công
tác và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục [Tiêu chuẩn 5].

5. Người học
Người học được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến quá
trình học tập tại trường như mục tiêu, CTĐT của ngành, điều kiện dự thi,
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập từng học kỳ, năm học, và các quy định, quy
chế, liên quan đến đào tạo .... Người học luôn được đảm bảo đúng chế độ các

6


chế độ, chính sách xã hội (CSXH); được khám sức khoẻ theo quy định y tế
học đường; và được tạo điều kiện thuận lợi cho người học trong mọi hoạt
động về văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao (TDTT).
Người học được tiếp cận đầy đủ thông tin về đường lối, chính sách của
Đảng và nhà nước. Qua việc thực hiện quy chế rèn luyện, các phong trào thực
hiện nếp sống văn minh trong môi trường giáo dục được thực hiện dưới nhiều
hình thức, người học có ý thức hơn trong sinh hoạt và học tập. Trường luôn
quan tâm, chú trọng và thực hiện tốt công tác giáo dục và rèn luyện cho người
học về đạo đức, lối sống, tính tập thể và tinh thần trách nhiệm.
Trường rất quan tâm và tạo mọi điều kiện phát triển các phong trào của
Đoàn, Hội trong trường, có biện pháp hỗ trợ tích cực cho Đoàn Thanh niên
(ĐTN), Hội Sinh viên (HSV) cả về vật chất lẫn tinh thần. Những phong trào
này đã mang lại lợi ích thiết thực trong việc rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của người học.
Bộ phận hỗ trợ sinh viên và việc làm có nhiều hoạt động hữu ích nhằm
giúp SV nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tiếp cận với thị trường lao động và
việc làm, cung cấp các thông tin về nhu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp,
tổ chức trên khắp toàn quốc.
Trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các sinh viên năm cuối đi
thực tập để học hỏi kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng chuyên môn tại các
công ty, doanh nghiệp,… [Tiêu chuẩn 6].

6. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ,
hợp tác quốc tế (HTQT)
Hoạt động KHCN được thực hiện phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và
chiến lược phát triển của trường, đáp ứng mục tiêu đi đầu trong việc xây dựng
và tham gia các chương trình quốc gia, các đề tài nghiên cứu trọng điểm phục
vụ mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) và khu vực phía Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) của
trường với số lượng các bài báo, sách/tài liệu tham khảo, các hợp đồng

7


CGCN… ngày càng tăng, đóng góp tích cực vào nguồn lực của trường [Tiêu
chuẩn 7].
Hoạt động HTQT của Trường luôn tuân thủ đúng quy định của Nhà nước
về quan hệ hợp tác với đối tác nước ngoài, tập trung vào hai mảng chính, đó
là hợp tác đào tạo và hợp tác nghiên cứu. Trường đã thiết lập quan hệ hợp tác
với hơn 411 trường đại học và tổ chức quốc tế, thực hiện chương trình liên kết
đào tạo đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài, triển khai
nhiều dự án nghiên cứu quan trọng và ký nhiều thoả thuận hợp tác với các
trường đại học quốc tế.
Với những phương thức hợp tác đa dạng, hoạt động hợp tác quốc tế về
đào tạo của Trường đã góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ, nâng cao chất
lượng giảng viên, đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, từ đó góp
phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và nâng cấp cơ sở vật chất
cũng như trang thiết bị của trường [Tiêu chuẩn 8].
7. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất (CSVC) khác
Hệ thống thư viện trường đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người học
và GV với nguồn lực thông tin phong phú và đa dạng mang đặc thù của
ngành kỹ thuật. Thư viện đã được tin học hóa và tự động hóa trong quản

lý và phục vụ người đọc. Dịch vụ Thông tin – Thư viện ngày càng được
đa dạng hoá: đọc tại chỗ, mượn về nhà, cung cấp thông tin theo yêu cầu,
tra cứu tài liệu, truy cập Internet…. Chất lượng dịch vụ đáp ứng tốt nhu
cầu của GV và người học.
Trường có đầy đủ các giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm (PTN),
thực hành (TH), ký túc xá (KTX) phục vụ cho các ngành đào tạo, đáp ứng tốt
nhu cầu sử dụng của GV và người học. Các trang thiết bị sử dụng trong giảng
dạy và học tập được trang bị đầy đủ và định kỳ được bảo trì, bảo dưỡng theo
yêu cầu của từng loại thiết bị. Trường có nhiều sân bãi rộng rãi phục vụ cho
các hoạt động thể thao, văn nghệ, sinh hoạt tập thể và các hoạt động ngoại
khoá khác [Tiêu chuẩn 9].

8


8. Tài chính và quản lý tài chính
Trường luôn chủ động tìm kiếm, đề xuất với cấp chủ quản và các cấp có
thẩm quyền về kế hoạch tự chủ tài chính và những giải pháp nhằm gia tăng
nguồn kinh phí hoạt động. Thực tế cho thấy trường đã tạo được các nguồn tài
chính hợp pháp ổn định lâu dài, đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu hoạt động đào
tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.
Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong trường đã được
chuẩn hóa, công khai hóa, minh bạch và theo quy định. Trường tuân thủ và
thực hiện theo đúng quy trình, mẫu biểu lập kế hoạch tài chính và báo cáo
quyết toán tài chính hằng năm của ĐHQG-HCM.
Nguồn kinh phí hoạt động tổng thể ổn định, ngân sách đầu tư minh bạch,
rõ ràng cho vận hành và các quy định quản lý tài chính phù hợp giúp cho
trường có được khả năng thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ giảng
viên chất lượng [Tiêu chuẩn 10].


9


PHẦN III. TỰ ĐÁNH GIÁ
TIÊU CHUẨN 1: SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Mở đầu
Trường Đại học Bách Khoa là thành viên nòng cốt của Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh. Dựa trên chức năng, nhiệm vụ, bối cảnh phát KT-XH của
TPHCM, khu vực phía Nam, và cả nước, cũng như các nguồn lực và định
hướng phát triển của mình, trường đã xác định sứ mạng, tầm nhìn và KHCL
phù hợp với từng giai đoạn phát triển theo định kỳ 05 năm 01 lần. Trong
KHCL, các mục tiêu được xác định phù hợp với các quy định trong Luật giáo
dục và sứ mạng của trường.
TIÊU CHÍ 1.1 – Sứ mạng của Trường đại học được xác định phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà
trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển KT - XH của địa
phương và cả nước.
1. Mô tả:
Lịch sử hình thành và phát triển của trường đã trải qua gần 60 năm. Tiền
thân của trường là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ được thành lập ngày
29/6/1957. Sau khi kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước, trường được
mang tên Đại học Bách Khoa [1].
Khi ĐHQG-HCM được thành lập vào năm 1996, trường ĐHBK trở thành
một thành viên nòng cốt. Năm 2001, ĐHQG-HCM được tổ chức lại theo
Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ. ĐHQG-HCM có Quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Theo đó,
ĐHQG-HCM là một trung tâm “đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu
khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên

1


H1.1.1.1 Quyết định số 426/TTg, ký ngày 27/10/1976.

10


tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội” [2].
Với vai trò là thành viên nòng cốt, nhiệm vụ của trường ĐHBK là “cơ sở
đào tạo đại học, sau đại học và NCKH, CGCN có nhiệm vụ đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, kỹ thuật và
công nghệ về một hoặc nhiều ngành KHCN có liên quan [3].
Dựa trên chức năng và nhiệm vụ, bối cảnh phát triển KT-XH của khu vực
phía Nam và cả nước, các nguồn lực và định hướng phát triển của mình,
trường ĐHBK đã xác định sứ mạng, tầm nhìn, và KHCL phù hợp với từng
giai đoạn phát triển [4].
Sứ mạng và tầm nhìn của trường ĐHBK giai đoạn 2011 – 2015 được phát
biểu như sau:
Sứ mạng
Trường ĐHBK là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học – chuyển giao
công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Trường cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ hiệu quả sự phát triển kinh tế - xã hội
đất nước.
Tầm nhìn
Trở thành một trong các trường hàng đầu của cả nước theo định hướng
nghiên cứu, ngang tầm các trường đại học tiên tiến ở Châu Á trong:
− Môi trường làm việc, học tập và nghiên cứu
− Chương trình và chất lượng đào tạo.
− Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Sứ mạng và tầm nhìn được phát biểu trong KHCL giai đoạn 2011 - 2015 của

trường ĐHBK, được phê duyệt theo quyết định số 163/QĐ-ĐHQG-KHTC [5]; và

2

H1.1.1.2: QĐ số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 v/v Tổ chức lại ĐHQG-HCM.
H1.1.1.3: QĐ số 767/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 12/09/2006 của Giám đốc ĐHQG-HCM v/v phê duyệt Quy
chế về tổ chức và hoạt động của Trường ĐHBK – ĐHQG-HCM.
4
H1.1.1.4: KHCL trường ĐHBK giai đoạn 2002-2007, 2008-2012, 2011-2015.
5
H1.1.1.5: QĐ số 163/QĐ-ĐHQG-KHTC
3

11


được công bố rộng rãi trên website của trường

[6]

, văn bản kế hoạch chiến lược

phát triển trường [7] và trên các bảng thông tin về tầm nhìn và sứ mạng được treo
tại các đơn vị [8].
Quy trình xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu và KHCL
Tại trường ĐHBK, cứ mỗi 05 năm, trường định kỳ xây dựng KHCL phát
triển.Trong đó, định hướng chiến lược và các chiến lược cho mỗi giai đoạn sẽ
được xây dựng dựa trên:
-


Những nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng, và ĐHQG-HCM.

-

Kế hoạch chiến lược của ĐHQG-HCM.

-

Nghị quyết của thường vụ Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ trường ĐHBK.

-

Kết quả rà soát, đánh giá tình hình triển khai chiến lược phát triển giai
đoạn trước đó của trường ĐHBK.

-

Kết quả đánh giá môi trường bên ngoài nhằm xác định các cơ hội và thách thức

-

Kết quả đánh giá môi trường bên trong nhằm xác định những điểm mạnh,
điểm yếu của trường.
Quá trình xây dựng được tiến hành một cách dân chủ, có cơ sở khoa học,

được thảo luận qua nhiều cuộc họp với sự tham gia của BGH, đại diện các
khoa, phòng, ban, đoàn thể trong trường, và các cố vấn ngoài trường, bao gồm
những giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn 1:


Thành lập Ban soạn thảo chiến lược trường. Trong đó, Trưởng
ban là một thành viên của Ban Giám Hiệu, các ủy viên là các
Trưởng khoa, phòng, ban quan trọng của trường; phổ biến kế
hoạch triển khai và thu thập các thông tin về định hướng phát
triển, cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của các khoa,
trung tâm, phòng, ban.

Giai đoạn 2:

Xác định Sứ mạng và Tầm nhìn, Cơ hội và Thách thức, Điểm

6

H1.1.1.6: Website trường: />H1.1.1.7: Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015
8
H1.1.1.8: Bảng thông tin tại các đơn vị
7

12


mạnh và Điểm yếu, các Định hướng Chiến lược Phát triển.
Giai đoạn3:

Xây dựng các Mục tiêu và Giải pháp cụ thể.

Giai đoạn 4:

Hoàn thành bản dự thảo và gửi đến lãnh đạo các khoa, trung
tâm, phòng, ban, đoàn thể trong Trường, và các cố vấn đóng

góp ý kiến; tổ chức các hội thảo, họp nhóm chuyên gia thảo
luận các nội dung chiến lược và lấy ý kiến phản biện.

Giai đoạn 5:

Trình xin ý kiến và phê duyệt của ĐHQG-HCM

Giai đoạn 6:

Tổng hợp, hoàn chỉnh, và ban hành kế hoạch chiến lược.

Hiện nay, quy trình xây dựng KHCL đã được chuẩn hoá và ban hành phù
hợp theo hệ thống quản lý ISO 9001 – 2008 [9].
Sứ mạng của trường được xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các
nguồn lực và định hướng phát triển của trường, và gắn kết với chiến lược phát
triển KT-XH của địa phương và của cả nước, được thể hiện như sau:
 Sứ mạng được xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các nguồn
lực và định hướng phát triển của trường:
Như mô tả ở trên, để xác định sứ mạng, trường đã áp dụng một quy trình
khoa học và dân chủ. Sứ mạng này hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ và chức
năng mà trường được giao phó, thể hiện qua các từ tô đậm như sau:
Bảng 1.1 - So sánh sự phù hợp của sứ mạng với chức năng và nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ của trường
Trường ĐHBK – ĐHQG-HCM là cơ sở
đào tạo ĐH, SĐH và NCKH, CGCN
có nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, nghiên cứu và triển
khai ứng dụng khoa học, kỹ thuật và
công nghệ về một hoặc nhiều ngành
KHCN có liên quan.


Sứ mạng của trường
Là trung tâm đào tạo,
NCKH-CGCN hàng đầu tại
Việt Nam. Trường cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng
cao, bồi dưỡng nhân tài,
phục vụ hiệu quả sự phát triển
KT-XH đất nước.

9

H1.1.1.9: Quy trình xây dựng KHCL

13


Sứ mạng của trường hoàn toàn phù hợp với nguồn lực và định hướng phát
triển của trường bởi Sứ mạng được xác định dựa trên việc phân tích, đánh giá
môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, và tầm nhìn. Trong đó, phân
tích, đánh giá môi trường bên trong nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu của
trường; phân tích, đánh giá môi trường bên ngoài nhằm xác định các cơ hội và
thách thức; và tầm nhìn là hình ảnh mà trường muốn hướng tới trong tương
lai.
Cụ thể, nguồn lực của trường bao gồm nguồn lực hữu hình như đội ngũ
CBQL, cán bộ giảng dạy (CBGD), và nhân viên; CSVC trang thiết bị; nguồn
kinh phí hoạt động và đầu tư; và các nguồn lực vô hình như danh tiếng, truyền
thống đào tạo nguồn lực chất lượng cao từ ngày đầu thành lập. Tuy nhiên, để
hoàn thành sứ mạng, các nguồn lực được liên tục xây dựng, bồi dưỡng và
phát triển. Cụ thể nguồn nhân lực của trường được tóm tắt như trong bảng

sau:
Bảng 1.2 - Tóm tắt nguồn nhân lực của Trường qua các năm
Nguồn nhân lực
Đội ngũ
CBGD
Đội ngũ
nhân
viên

2011

2012

2013

2014

2015

GS/PGS

73

81

89

91

112


TS

305

315

352

367

388

ThS

430

427

458

457

443

TS

2

2


2

1

0

ThS

21

22

24

36

49

Kỹ sư/cử nhân

179

209

200

202

208


Khác

162

163

145

146

116

Trong những năm vừa qua, nhằm hoàn thành sứ mạng, các chiến lược về
nguồn nhân lực đều tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ, đặc biệt
tập trung vào đội ngũ CBQL và CBGD, thể hiện qua sự gia tăng về trình độ
chuyên môn, bằng cấp. Ngoài ra, nhằm nâng cao kỹ năng giảng dạy, nghiên
cứu trường đã chủ động tổ chức hoặc liên kết với các đơn vị trong và ngoài
14


nước tổ chức các chương trình tập huấn về phương pháp xây dựng đề cương,
giảng dạy tích cực, phương pháp đánh giá người học dựa trên chuẩn đầu ra,
phương pháp NCKH, ... Chi tiết về nguồn nhân lực sẽ được phân tích, đánh
giá trong Tiêu chuẩn 5.
Trường luôn chú trọng xây dựng và phát triển CSVC, như tóm tắt trong
bảng sau:
Bảng 1.3 - Tóm tắt về CSVC qua các năm
Nội dung


2011

Tổng diện tích đất sử dụng (ha)

41,23

2012
41,23

2013

2014

2015

41,23

41,23

41,23

Diện tích nơi làm việc (m2)

12.433

12.433 12.433 14.443 14.443

Diện tích học tập (m2)
Diện tích vui chơi, giải trí (m2)
(Nhà thi đấu TDTT + các sân thể

thao)

45.621

45.621 56.882 59.889 63.480

12.430

12.430 12.430 12.430 12.675

Diện tích nơi học tập/SVCQ (m2)

2.65

2.58

3.14

3.16

3.26

Các kết quả trên cho thấy những nỗ lực không ngừng của trường trong
việc xây dựng và phát triển CSVC, đáp ứng nhu cầu đào tạo và NCKH CGCN. Chi tiết về CSVC sẽ được phân tích, đánh giá trong Tiêu chuẩn 9.
Về nguồn lực tài chính, ĐHBK là một trường công lập trực thuộc ĐHQGHCM nên các hoạt động tài chính đều tuân theo các quy định tài chính của
nhà nước và của ĐHQG-HCM. Trong quá trình thực hiện sứ mạng, trường đã
chủ động có những giải pháp và kế hoạch về tài chính nhằm đáp ứng các kế
hoạch, chương trình hoạt động của trường. Chi tiết về nguồn lực tài chính sẽ
được phân tích trong Tiêu chuẩn 10.



Sứ mạng của Trường phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển

KT-XH của địa phương và cả nước
Như đã đề cập, trong quá trình xác định sứ mạng, xây dựng KHCL, các
phân tích đánh giá môi trường bên ngoài được thực hiện. Cụ thể, Ban soạn
thảo chiến lược sẽ căn cứ trên những nghị quyết, nghị định của chính phủ, thủ

15


×