Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của việt nam sang thị trường châu âu đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

PHẠM QUỐC ĐẠT

CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NHÂN
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
CHÂU
ÂU ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HCM, tháng 01 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

PHẠM QUỐC ĐẠT

CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NHÂN
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
CHÂU
ÂU ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TRẦN ANH DŨNG

TP. HCM, tháng 01 năm 2014


i

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến Sỹ TRẦN ANH DŨNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP.HCM ngày … tháng … năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
1. ……………………………………………………………
2. ……………………………………………………………
3. ……………………………………………………………
4. ……………………………………………………………
5. ……………………………………………………………
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa
(nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2013
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ...................................................................Giới tính: ........................
Ngày, tháng, năm sinh: .........................................................Nơi sinh: ........................
Chuyên ngành: ......................................................................MSHV: ..........................
I- Tên đề tài:
......................................................................................................................................
.
......................................................................................................................................
.
......................................................................................................................................
.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
......................................................................................................................................
.
......................................................................................................................................
.
......................................................................................................................................
.
......................................................................................................................................
.
III- Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài)
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:................................................................................

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) .......................................
......................................................................................................................................
.
......................................................................................................................................
.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ “Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của
Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến 2020” là kết quả của quá trình học tập,
nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Quốc Đạt


iv

LỜI CÁM ƠN


Trước hết, tôi xin trân thành gửi đến những lời cảm ơn đến Qúy Thầy Cô
trong khoa Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành
Phố Hồ Chí Minh đã trang bị những kiến thức lý thuyết cũng thực tiễn quý báu
trong suốt thời gian tôi theo học tại trường.
Tôi cũng xin trân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến Sỹ Trần Anh Dũng, người
hướng dẫn khoa học của luận văn, đã giúp tôi tiếp cận thực tiễn, và tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn đến những người bạn đồng môn, những
đồng nghiệp và người thân đã tận tình hỗ trợ, đóng góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập cũng như thời gian nghiên cứu đề tài này.

Tác giả: Phạm Quốc Đạt


v

TÓM TẮT
Trong bối cảnh thị trường thế giới hiện nay việc giao lưu kinh tế văn hoá
khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh mẽ. Muốn đứng vững và ổn định trên thị
trường quốc tế thì các nhà sản xuất phải tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có sức
cạnh tranh hợp thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy tăng sản lượng và chất lượng cà phê
xuất khẩu là việc làm hết sức cần thiết cùng với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh
tranh cho sản phẩm cà phê xuất khẩu trong những năm vừa qua đã có chiến lược và
chưa có giải pháp cụ thể sang thị trường Châu Âu. Do đó trong bài viết này tôi
mạnh dạn nêu ra một số giải pháp để nâng cao Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân
sang thị trường Châu Âu đến năm 2020.
Luận văn được thực hiện theo phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp. Từ những thu thập đó chúng tôi phân tích thống kê, suy luận logic, so sánh và
dùng phương pháp định lượng, ngoài ra còn dùng đến phân tích SWOT, SPACE,

QSPM để đưa ra và lưa chọn các chiến lược xuất khẩu cà phê nhân đồng thời đưa ra
kết luận và giải pháp cho ngành cà phê Việt Nam. Như sau:
-

Khái quát hóa về mặt lý thuyết chiến lược xuất khẩu cà phê nhân.

-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam

-

Tìm hiểu thị trường Châu Âu về mặt hàng cà phê

-

Phân tích thực trạng thị trường cà phê Việt Nam

Lựa chọn chiến lược đến năm 2020


Chiến lược mở rộng thị trường



Chiến lược củng cố thị trường



Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm

Luận văn dựa trên các phương pháp phân tích tổng hợp, các thực trạng, thành

tựu đạt được và chỉ ra các hạn chế để từ đó khắc phục nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu cà phê sang thị trường EU.


vi

ABSTRACT
In the background of the current world market, making the economic,
cultural, scientific and technological exchanges has been developing sharply. In
order to stand firm and sustain in the world market the producers must create export
items with tasteful competition to consumers. Therefore, increasing output and
quality of export coffee is the extremely essential and the goal is to enhance
competitive capacity to the product of export coffee in the past few years that has
had strategies but has not had a concrete solution to European market. Hence, in the
paper I brave to mention several solutions to enhance the strategy of exporting
coffee bean to European market up to 2020.
The thesis has been implemented according to the method of collecting
secondary and primary data. From the collection, we analyze the statistics, infer
logically, compare and use quantitative method. Furthermore, we use SWOT,
SPACE, QSPM analysis to bring out and select the strategies of exporting coffee
bean and simultaneously we expose the conclusion and solution to the coffee
industry of Vietnam as follows:
-

Generalization about strategic theory of exporting coffee bean;

-


Defining the factors influencing to the quality of Vietnamese coffee export;

-

Finding out about European market relating to coffee item;

-

Analyzing the real situation of Vietnam’s coffee market.

Selecting the strategy up to 2020
-

Strategy of expanding the market;

-

Strategy of reinforcing the market;

-

Strategy of enhancing the quality of product;

The thesis basing on method of integrated analysis, real situations, achievements
and showing restrictions to overcome aiming at fostering the activity of exporting
coffee to European market .


vii


MỤC LỤC
Đối với nền kinh tế quốc dân.---------------------------------------------------------xviii
Đối với doanh nghiệp.------------------------------------------------------------------- xix
Tiêu thụ.------------------------------------------------------------------------------------ xl
Xuất khẩu :--------------------------------------------------------------------------------- xl
Quy định về bảo vệ môi trường-------------------------------------------------------xlvii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết
tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACPC
AS
CA
EFE
ES
EU
FDI
FS
FTA
GDP
GSP
ICO
IFE
IS

QSPM
SO
ST
SWOT

Association of Coffee Producing Countries
Attractiveness Score
Competitive Advantage
External Factor Evaluation Matrix
Enviroment Stability
European Union
Foreign Direct nvestment
Financials Strengths
Free Trade Agreement
Gross Domestic Product
Good Storage Practive
International Coffee Organization
Internal Factor Evaluation Matrix
Internals Strenghts
Quantitative Strategic Planning Matrix
Strengths - Opportunities
Strengths - Threats
Strengths, Weaknesses, Opportunities and

Hiệp hội các nước sx cà phê
Số điểm hấp dẫn
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Sự ổn định của môi trường
Liên minh Châu Âu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp
Hiệp định thương mại tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập
Tổ chức cà phê quốc tế
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
Sức mạnh của ngành
Ma trận chiến lược có thể định lượng
Cơ hội
Điểm mạnh – Nguy cơ
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy

SPACE

Threats

Strategic Position Action Evaluation Matrix Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá

TAS
WO

Total Attractiveness Score
Weaks - Opportunities

hoạt động
Tổng số điểm hấp dẫn
Điểm yếu – Cơ hội

DANH MỤC CÁC BẢNG



viii

Bảng 2.1: Sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam ..............................20
Bảng 2.2: Gía cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU giai đoạn 2007-2013 .......23
Bảng 2.3: 20 nước hàng đầu nhập khẩu cà phê Việt Nam năm 2012 ......................26
Bảng 2.4: Sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU ......................42
Bảng 2.5: Phân loại cà phê nhân .............................................................................48
Bảng 2.6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ...................................................49
Bảng 2.7: Diện tích trồng cà phê Việt Nam, tính theo vùng ...................................50
Bảng 2.8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ...................................................58
Bảng 3.1: Ma trận SWOT .......................................................................................62
Bảng 3.2: Ma trận SPACE ......................................................................................63
Bảng 3.3: Chiến lược mở rộng thị trường ...............................................................65
Bảng 3.4: Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu .............................................................66
Bảng 3.5: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm ..........................................................67
Bảng 3.6: Chiến lược thương mại điện tử ...............................................................68
Bảng 3.7: Chiến lược Củng cố thị trường ...............................................................69
Bảng 3.8: Chiến lược Liên doanh liên kết ..............................................................71
Bảng 3.9: Chiến lược Nâng cao chất lượng sản phẩm ............................................72
Bảng 3.10: Tổng hợp các chiến lược ......................................................................73

DANH MỤC CÁC HÌNH


ix

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình kinh doanh cà phê của Việt Nam....................................20
Hình 2.2: Biểu đồ sản lượng và giá trị ....................................................................22

Hình 2.3: Biểu đồ giá cà phê Việt Nam xuất khẩu cho thị trường EU ....................24
Hình 2.4: Biểu đồ sản lượng cà phê xuất cho thị trường EU ..................................42
Hình 2.5: Biểu đồ một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của khu vực Eurozone trong 8 tháng
đầu năm 2013..........................................................................................55
Hình 3.1: Biểu đồ Space .........................................................................................64

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề


x

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam
vẫn là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp hiện đang là mặt hàng
xuất khẩu chủ lực và có đóng góp đáng kể vào GDP của Quốc gia, đồng thời giải
quyết hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Các sản phẩm
nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu có thể kể đến như: gạo, cao su, cà phê,
hạt tiêu, hạt điều, chè,… .Trong đó cà phê là một trong những mặt hàng chủ lực của
Việt Nam chỉ đứng sau gạo. Việt Nam là nước sản xuất nhiều cà phê đứng thứ 2 thế
giới, sau Brasil. Hiện nay, cà phê Việt Nam đã thực sự tham gia chi phối thị trường
cà phê trên thế giới.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đó ngành cà phê Việt Nam còn rất nhiều
hạn chế như chất lượng cà phê xuất khẩu chưa đồng đều, ngành cà phê Việt Nam
còn đang ở tình trạng tự phát trong sản xuất, rối loạn trong xuất khẩu chưa có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất đến xuất khẩu, các chính sách khuyến
khích của chính phủ chưa phát huy được tác dụng, vốn thiếu, công nghệ sản xuất lạc
hậu do đó ảnh hưởng của cà phê Việt Nam tới thị trường cà phê thế giới còn yếu.
Những năm gần đây ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam cải tiến liên tục, cơ
cấu sản phẩm xuất khẩu đã có sự thay đổi tích cực, chất lượng và sức cạnh tranh sản
phẩm đã được nâng lên trên các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn

Quốc, … Trong đó, EU là thị trường giàu tiềm năng nhất với số dân lớn (27 nước
Châu Âu) và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh theo từng năm.
Với tư cách là thành viên của WTO, VN sẽ có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy
mạnh mẽ xuất khẩu vào thị trường EU. Bên cạnh đó, EU cũng là nhà nhập khẩu lớn
thứ hai trên thế giới với 27 quốc gia thành viên nên VN cũng có nhiều khả năng
tăng mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Các mặt hàng truyền thống (sử dụng nhiều
lao động và tài nguyên) của VN vẫn có khả năng cạnh tranh cao ở EU. Song điều
này đồng nghĩa với việc phần lớn hàng hoá VN có hàm lượng giá trị gia tăng thấp
và dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động trên thị trường thế giới.
Tổng quan nghiên cứu đề tài:


xi

Hiện nay trong nước có nhiều nghiên cứu về xuất khẩu cà phê, nhưng do thời
gian có hạn tác giả chỉ nghiên cứu vài đề tài như sau:
• Ngọc Mai (2013), Dự báo xuất khẩu cà phê niên vụ 2013 – Bản tin xuất khẩu
của cục xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương
• Đỗ Thị Hương (2009), Hoàn thiện hoạt động xúc tiến nhằm thúc đẩy xuất
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU, luận án Tiến sỹ
kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân.
• Nguyễn Hoàng Anh Huy (2006), Định hướng chiến lược xuất khẩu của công
ty Trung Nguyên vào thị trường Cộng Hòa Liên Bang Đức đến 2015, luận
văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Những đề tài này đã nêu lên được những đặc tính của thị trường Châu Âu và có
những định hướng chiến lược xuất khẩu cà phê. Riêng đề tài của tác giả đã kết hợp
được những đặc thù của thị trường Châu Âu đồng thời đưa ra một số chiến lược.
Đặc biệt là chiến lược về việc nâng cao chất lượng sản phẩm để thúc đẩy xuất khẩu
sang thị trường Châu Âu đồng thời nâng giá trị sản phẩm để đem về lợi nhuận cao
nhất.

2. Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê du nhập vào nước ta vào năm 1857, Qua hơn 150 năm tồn tại và phát
triển, cà phê hiện nay đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 2 sau gạo – cây lương thực truyền thống. Với vị trí
đó cà phê Việt Nam vươn lên đứng ở vị trí số 2 về xuất khẩu cà phê trên thế giới sau
Brazil, và đứng thứ nhất về mặt hàng cà phê Robusta. Niên vụ 2012/2013 cả nước
xuất khẩu được 1,4 triệu tấn cà phê cho hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ chính,
kim ngạch xuất khẩu 3,038 tỷ USD, đây là năm thứ 3 ngành cà phê đạt được khối
lượng xuất khẩu hơn 1,3 triệu tấn và kim ngạch hơn 3 tỷ USD. Điều này đã góp
phần không nhỏ cho sụ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, giảm thâm hụt thương
mại, một phần giải quyết xóa đói giảm nghèo cho người dân đặc biệt ở nông thôn..


xii

Hiện nay EU đã và đang là đối tác quan trọng, là một thị trường lớn nhất thế
giới có khả năng tiêu thụ nhiều hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam. Các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chính là những mặt hàng mà thị trường này
có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng như giầy dép, thuỷ hải sản, cà
phê… Trong đó mặt hàng cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng
nhất được bán rộng rãi trên thị trường EU. Khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
vượt xa hai loại đồ uống là chè và ca cao. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói
chung và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê nói riêng vào thị trường EU là một việc làm
cấp thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên để làm được điều này Việt Nam cần
tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết các vướng mắc, cản trở hoạt động xuất
khẩu sang EU và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê.
Hiện nay, xuất khẩu cà phê chưa tương xứng với tiềm năng của ngành cà phê
Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam là một công việc
cần thiết để góp phần nâng cao hơn nữa xuất khẩu của Việt Nam, việc này đòi hỏi
ngành cà phê phải có giải pháp chiến lược phù hợp và khả thi nhất đối những thị

trường muc tiêu đã chọn.
Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác cũng đang
chú trọng đầu tư phát triển cây cà phê, cạnh tranh trong ngành này càng trở nên gay
gắt. Trong khi đó, ngành cà phê Việt Nam còn nhiều khó khăn cả trong lĩnh vực
trồng trọt lẫn chế biến kinh doanh và xuất khẩu. Trên thực tế hơn 90% lượng cà phê
Việt Nam xuất khẩu sang EU còn dưới dạng nguyên liệu thô, chủng loại đơn điệu,
rất ít sản phẩm có giá trị cao, chất lượng cà phê không đồng đều, số lượng bị thải
loại chiếm tỷ lệ khá cao do đó chưa xây dựng được uy tín thương hiệu trên thị
trường EU nên giá cà phê Việt Nam xuất sang thị trường này thấp hơn so với sản
phẩm cùng loại của các nước khác như Colombia, Peru, Brazil,... Hơn nữa ngành cà
phê nước ta còn thiếu vốn, thiếu nguồn cung ứng vật tư, thiếu thiết bị máy móc,
trình độ quản lý còn yếu kém, trong khi đó đối thủ cạnh tranh của ta trên thị trường
EU lại là những cường quốc về cà phê như Brazil, Colombia ...


xiii

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
cùng với sự hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Trần Anh Dũng tôi xin chọn đề tài:
"Chiến lược xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đến
năm 2020” làm đề tài cho luận án thạc sĩ của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu
-

Khái quát hóa về mặt lý thuyết chiến lược xuất khẩu hàng hóa

-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam sang

thị trường Châu Âu.

-

Chỉ ra điểm mạnh điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh

-

Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê nhân sang thị trường Châu Âu

Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp chiến lược xuất khẩu cà phê nhân sang thị trường
Châu Âu
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện theo phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp và
thứ cấp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê, Hiệp hội
cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), các sở ngành thuộc thành phố Hồ Chí Minh của
những năm qua và hỏi ý kiến các chuyên gia trong ngành cà phê như các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu cà phê như công ty Olam, công ty Louis, một số công ty
giám định nông sản như Vinacontrol, I.I.T.S, SGS, Caphecontrol… và nhà sản xuất
cà phê để xuất khẩu. Từ những thu thập đó chúng tôi phân tích thống kê, suy luận
logic, so sánh, và dùng phương pháp định lượng, ngoài ra còn dùng đến phân tích
SWOT, SPACE, QSPM để đưa ra và lưa chọn các chiến lược xuất khẩu cà phê nhân
đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp và kết luận cho ngành cà phê Việt Nam
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


xiv

- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sang
thị trường Châu Âu

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp chiến lược xuất
khẩu cà phê Việt Nam ở phạm vi thị trường Châu Âu chủ yếu giai đoạn 2007-2013
định hướng và đưa ra giải pháp cho giai đoạn 2020.
6. Nội dung và kết cấu luận văn
Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược xuất khẩu
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị
trường Châu Âu
Chương 3: Chiến lược xuất khẩu cà phê sang thị trường Châu Âu giai đoạn
2014 đến 2020
Mục đích hệ thống lại giữa lý thuyết, thực tiễn và đưa ra giải pháp chiến lược
xuất khẩu
Phân tích những mặt yếu của ngành cà phê để khắc phục đồng thời phát huy
những mặt mạnh nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường Châu Âu một
cách bền vững cũng như nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trên thế giới nói chung và
Châu Âu nói riêng
Mặc dù tác giả nhiều nổ lực cố gắng cùng với sự giúp đỡ tận tình của Thầy
hướng dẫn do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên cũng không tránh khỏi những sai
sót. Kính mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý Thầy Cô và các bạn
đồng môn.

CHƯƠNG 1


xv

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU

1.1. Chiến lược xuất khẩu
1.1.1.


Khái niệm về chiến lược xuất khẩu
“Chiến lược“ là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos“ dùng trong

quân sự, nhà lý luận thời cận đại Clawzevit cũng cho rằng chiến lược quân sự là
nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế.
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh
doanh và thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh“ ra đời. Quan niệm về chiến lược kinh
doanh phát triển dần theo thời gian và người tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược là việc xác định những mục tiêu
cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp và thực hiện chương trình hành động cùng với
việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu đã xác định. Cũng có
thể hiểu được chiến lược là một phương thức mà các doanh nghiệp xử dụng để định
hướng tương lai nhằm đạt được và duy trì phát triển doanh nghiệp.
Ngoài cách tiếp cận truyền thống như trên, nhiều tổ chức kinh doanh tiếp cận
chiến lược theo cách mới: chiến lược kinh doanh là kế hoạch kiểm soát và sử dụng
nguồn lực, tài sản và tài chính nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những quyền
lợi thiết yếu của mình.
Theo Michael Porter “Chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó
là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị
độc đáo“.
Tuy nhiên, dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh
vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và
khả năng khai thác. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng
theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất. Đó là:


xvi

-


Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp

-

Đưa ra các chương trình hành động tổng quát

-

Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực
hiện mục tiêu đó.

1.1.2.

Các loại hình chiến lược xuất khẩu

• Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô:
Chủ yếu sử dụng rộng rãi các nguồn tài sẵn có và các điều kiện thuận lợi của
đất nước. Sản phẩm xuất khẩu thô là những sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.
Chiến lược này chủ yếu được áp dụng tại các nước đang phát triển, do điều kiện còn
thiếu thốn và trình độ còn hạn chế.
Chiến lược này tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo chiều rộng, thúc đẩy
việc sử dụng các yếu tố và điều kiện dẫn đến tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và
tích lũy trong nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng đội ngũ
công nhân lành nghề, từ đó tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế, tạo nguồn vốn
ban đầu cho công nghiệp hóa.
• Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu (chiến lược hướng nội)
Chiến lược này đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp trong nước
nhằm sản xuất sản phẩm nội địa thay thế các sản phẩm nhập khẩu. Đặc điểm của
chiến lược này là nền kinh tế ít có quan hệ với thị trường thế giới. Các biện pháp

thực hiện thay thế nhập khẩu thường là thuế quan bảo hộ, hạn ngạch nhập khẩu và
tỷ giá cao quá mức. Điều này làm cho các doanh nghiệp không năng động, thiếu cơ
hội tìm kiếm ưu thế cạnh tranh quốc tế. Do đó giá thành thấp, chất lượng thấp, ảnh
hưởng đến tiềm năng phát triển toàn bộ nền kinh tế.
• Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế (chiến lược hướng ngoại)
Chiến lược này lấy xuất khẩu làm động lực để phát triển. Người ta dựa vào việc
phân tích lợi thế so sánh hay những nhân tố sản xuất thuộc tiềm năng của một nước


xvii

như thế nào trong sự phân công lao động quốc tế để mang lại lợi ích tối ưu cho một
quốc gia.
Chiến lược hướng về xuất khẩu nó tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu nền kinh tế
mới, năng động, thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác tiềm năng lao động và tài
nguyên của đất nước.
1.1.3.

Những vấn đề cơ bản của chiến lược xuất khẩu

• Nhiệm vụ của xuất khẩu
Là đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Với mục tiêu: “Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng
điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng sức
cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường“. Nhiệm vụ của công tác xuất khẩu là
- Phải mở rộng thị trường, nguồn hàng và đối tác kinh doanh xuất khẩu nhằm
tạo thành cao trào xuất khẩu, coi xuất khẩu là mũi nhọn đột phá cho sự phát triển.
- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như đất đai,
nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật-công nghệ, chất xám theo
hướng khai thác lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh.

- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và
kim ngạch xuất khẩu.
- Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn
đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và
số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
- Tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam trên
trường quốc tế
- Đẩy mạnh xuất khẩu để tham gia làm lành mạnh hóa tình hình tài chính
quốc gia: đảm bảo được cán cân thanh toán và cán cân buôn bán, giảm nhập siêu.
- Xuất khẩu có nhiệm vụ khai thác hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của
đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển.


xviii

- Xuất khẩu để góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập
cho nền kinh tế.
- Xuất khẩu nhằm từng bước cải thiện đời sống của người dân thông qua giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân
• Vai trò của xuất khẩu:
Xuất khẩu tạo điều kiện phát huy tối đa lợi thế về tài nguyên, nguồn lao động.
Ngoài ra còn tạo điều kiện tiếp thu được những công nghệ, kinh nghiệm quản lý
kinh doanh tiên tiến của các quốc gia đi trước.
Đối với nền kinh tế quốc dân.
- Xuất khẩu là phương tiện chính góp phần tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập
khẩu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguồn thu từ xuất khẩu hàng hoá là nguồn vốn quan trọng nhất, chiếm tỷ
trọng lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý
…Vì vậy, nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu để huy
động phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức

quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất
khẩu của nước đó vì đây là nguồn chính đảm bảo cho đất nước có thể trả nợ được.
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất
và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả sản xuất,
nhập khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại với nước ngoài, góp phần thực hiện
mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
+ Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản
xuất phát triển và ổn định
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và tạo ra một
năng lực sản xuất mới.


xix

+ Xuất khẩu góp phần trong việc hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi
được với thị trường.
+ Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất từng
quốc gia.
Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong qúa trình phát triển nền kinh tế đất
nước. Hiện nay Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành
kinh tế hướng vào xuất khẩu, khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu
để giải quyết việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Đối với doanh nghiệp.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện
tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công
việc quản trị sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với thời đại. Đồng thời xuất khẩu

còn tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động,
tạo ra thu nhập ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường,
mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có
lợi.
Có thể nói một cách khái quát rằng xuất khẩu góp phần quan trọng trong sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của một quốc
gia.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược
1.2.1 Các yếu tố môi trường nội bộ ngành
Môi trường nội bộ của ngành bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên
trong ngành. Ngành phải phân tích một cách kỹ lưỡng các yếu tố nội bộ để xác định
rõ các ưu điểm và nhược điểm của mình, nhằm khắc phục nhược điểm, phát huy


xx

những ưu điểm để đạt được lợi thế tối đa. Các yếu tố nội bộ gồm những điểm bên
dưới
Nguồn nhân lực: Con người đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công
của một ngành, bởi hơn bao giờ hết, sức mạnh cạnh tranh của một ngành chính là có
được nguồn nhân lực tốt, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, có tính cạnh
tranh toàn cầu, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua. Vì vậy các tổ
chức trong ngành cần phải có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp
trong ngành phát huy tối đa năng lực và hiệu suất nguồn nhân lực.
Cơ sở vật chất-công nghệ: đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế
cạnh tranh của ngành. Để tạo được lợi thế lâu dài, ngành nên mạnh dạn đầu tư cơ sở
vật, công nghệ mới, hiện đại.

Tài chính: Tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến lược, nó có thể làm
thay đổi chiến lược hiện tại cũng như việc thực hiện các kế hoạch của ngành. Tài
chính mạnh giúp cho việc thanh toán các khoản nợ, vốn lưu động, lợi nhuận, hiệu
quả sử dụng vốn, ... làm cho việc thực hiện chiến lược khả thi hơn. Do đó, ngành
cần có chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện các chiến
lược đề ra
Hệ thống thông tin: Thông tin liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh
với nhau và cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định quản trị. Mục đích của hệ
thống thông tin tốt và hiệu quả là nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
Hoạt động marketing: ngày nay marketing đóng vai trò trung tâm trong việc
dịch chuyển thông tin khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới và sau đó định
vị những sản phẩm này trên thị trường. Marketing có thể được mô tả như một quá
trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu
dùng đối với sản phẩm dịch vụ. Vì vậy marketing đóng vai trò khá quan trọng trong
việc xây dựng lợi thế cho các hoạt động kinh doanh trong ngành.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển: đóng vai trò nền tảng cho sự thành công
lâu dài của một ngành. Nên ngành không chú trọng việc nghiên cứu và phát triển thì


xxi

sẽ gặp khó khăn trong hiện tại mà còn có thể bị ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
trong tương lai. Trình độ, kinh nghiệm và năng lực chưa đủ cơ sở cho công tác
nghiên cứu và phát triển tốt mà bộ phận chức năng này cần phải thường xuyên theo
dõi các điều kiện môi trường, các thông tin về đổi mới công nghệ, sản phẩm,
nguyên liệu,... Sự trao đổi thông tin một cách hữu hiệu giữa bộ phận nghiên cứu
phát triển và các lĩnh vực hoạt động khác, đặc biệt là bộ phận marketing có ý nghĩa
hết sức quan trọng đảm bảo năng lực cạnh tranh của một ngành trước mối đe dọa từ
các đối thủ tiềm ẩn
1.2.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm: yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị - chính phủ, yếu
tố văn hóa – xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu tố công nghệ - kỹ thuật,… Mỗi yếu tố của
môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức hoặc một ngành một cách độc lập
hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.
Môi trường kinh tế:
Là hệ thống các hoạt động, các chỉ tiêu về kinh tế của mỗi quốc gia trong
từng thời kỳ. Chúng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của từng ngành và từng doanh nghiệp với mức độ khác nhau.
Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế tăng trưởng ổn định hay
suy thoái
Môi trường chính trị - chính phủ - pháp luật:
Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động,
trong đó có hoạt động kinh doanh. Trái lại, sự bất ổn về chính trị tạo ra môi trường
không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Các ngành cần có thông tin thường
xuyên về hoạt động của Chính phủ, nhất là các chính sách nhằm nắm bắt cơ hội
hoặc ngăn chặn, hạn chế nguy cơ từ yếu tố này. Trong chừng mực nhất định, các
ngành có thể vận động hành lang, đối thoại với cơ quan chính phủ để tạo cơ hội hay
hạn chế nguy cơ nhất thời cho ngành và doanh nghiệp.


xxii

Việc tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn
phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và sự quản lý nhà nước về kinh tế, việc ban hành hệ
thống pháp luật có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo
môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành cạnh
tranh lành mạnh.
Nước ta hệ thống chính trị pháp luật ổn định, bên cạnh đó Việt Nam có nhiều
chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi

về vốn và công nghệ giúp ngành cà phê có thể mở rộng sản xuất.
Môi trường văn hóa – xã hội - dân cư:
Các giá trị chung của xã hội, các tập tục truyền thống, lối sống của nhân dân,
các hệ tư tưởng tôn giáo, cơ cấu dân số và thu nhập dân cư đều có tác động nhiều
mặt đến hoạt động của tổ chức kinh doanh. Văn hóa – xã hội do con người tạo ra và
tác động trở lại mặt nhân cách của con người trong xã hội. Thay đổi một trong nhiều
yếu tố văn hóa – xã hội có ảnh hưởng đến các ngành. Những yếu tố văn hóa – xã
hội này thường thay đổi hoặc tiến triển chậm chạp làm cho đôi khi khó nhận ra
chúng. Các yếu tố này có thể đem lại cơ hội cho các ngành nhưng cũng có thể là
nguy cơ đối với những ngành khác.
Dân số trên mỗi khu vực địa lý ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và khách
hàng của các ngành nghề kinh doanh. Trước khi quyết định đầu tư, phát triển thị
trường các ngành hàng cụ thể, ngành cà phê cần nghiên cứu các đặc điểm cơ bản về
dân số.
Thông tin về dân số theo khu vực địa lý kết hợp với yếu tố văn hóa xã hội
giúp nhà quản trị quyết định:
• Xây dựng cơ sở vật chất ở đâu thuận lợi nhất
• Quyết định loại sản phẩm với quy mô phù hợp với khu vực thị trường
• Quyết định các hoạt động Marketing khác thích hợp (giá sản phẩm, quảng
cáo, mạng lưới bán hàng v.v..)
Ngành cà phê có một thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước cũng như trên
thế giới, là một đồ uống quen thuộc đối với tất cả mọi người trên thế giới dù cho có


xxiii

khác nhau về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tín ngưỡng nhưng cà
phê vẫn được coi là một đồ uống không cấm kỵ ở bất cứ quốc gia nào.
Môi trường tự nhiên:
Nguồn tài nguyên bị lạm dụng đang ngày càng trở nên khan hiếm, tình trạng

ô nhiễm môi trường, môi sinh đang là mối quan tâm lớn của xã hội, công chúng
ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng môi trường tự nhiên. Nhiều nhóm
công chúng đã nêu ra những vấn đề khác nhau về môi trường với chính phủ, như
thiếu năng lượng, việc sử dụng lãng phí các tài nguyên thiên nhiên… tất cả các vấn
đề đó khiến các nhà quản trị chiến lược phải thay đổi các quyết định và các biện
pháp thực hiện quyết định.
Môi trường công nghệ và kỹ thuật:
Các ngành công nghiệp cũng như các doanh nghiệp đều phụ thuộc vào yếu tố
kỹ thuật, công nghệ. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế
giới, nhiều công nghệ mới liên tiếp ra đời đã tạo ra những cơ hội cũng như nguy cơ
đối với các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp. Nếu muốn nhanh chóng vươn
lên, tạo ra khả năng cạnh tranh và tiếp tục đứng vững trên thị trường trong nước và
vươn ra thị trường quốc tế không thể không chú ý đến nâng cao nhanh chóng khả
năng phát triển, không chỉ chuyển giao làm chủ công nghệ nhập ngoại mà phải có
khả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Kỹ thuật công nghệ mới thúc
đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo ổn định bền vững và bảo vệ môi
trường sinh thái. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở tái chế, trang thiết bị không hoàn
chỉnh, việc thu mua từ người dân chủ yếu được xử lý phân tán ở từng hộ nông dân
qua việc phơi cà phê trên nền xi măng, lẫn sân đất nên chất lượng không đồng đều
1.2.3 Các yếu tố môi trường vi mô
Môi trường vi mô gắn trực tiếp với từng ngành. Các áp lực cạnh tranh ảnh
hưởng đến đầu tư, mức độ cạnh tranh và mức độ lợi nhuận của ngành
Đối thủ cạnh tranh trong ngành:


×