Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.98 MB, 90 trang )

Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

I. PHẦN CHUNG
1. Lí do chọn đề tài
Tháng 3 năm 2017, trong giờ thực hành luyện tập về phép lập luận chứng minh
với đề bài: “Em hãy chứng minh rằng: Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống với
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, cô giáo hướng dẫn
chúng em đưa một dẫn chứng tiêu biểu, nổi bật, có ý nghĩa sâu sắc thể hiện truyền
thống đạo lí tốt đẹp từ xưa đến nay với tổ tiên của dân tộc ta. Đó chính là Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ( giỗ Tổ mùng 10-3 âm lịch ) hàng năm. Ngày đó,
nhân dân cả nước đều hướng về cội nguồn của dân tộc với tấm lòng biết ơn và
thành kính sâu sắc thông qua các nghi lễ dâng hương, tổ chức lễ hội không chỉ ở
đền Hùng mà còn ở khắp mọi nơi trên đất nước chúng ta. Năm 2012, Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương đã UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại. Chúng em băn khoăn , thắc mắc: Tín ngưỡng là gì? Tại sao việc thờ cúng
vua Hùng lại được coi là một Tín ngưỡng? Vậy việc thờ cúng nói chung của người
Việt có được coi làTín ngưỡng không? Nó có ý nghĩa, có giá trị gì … với người
Việt chúng ta, trong đó có học sinh chúng em? Chúng em đem điều băn khoăn, thắc
mắc này hỏi mọi người xung quanh nhưng chúng em chưa có được câu trả lời thỏa
đáng. Chúng em tự tiếp tục tìm hiểu trong thực tế, qua các trang mạng, các tài liệu
liên quan. Đúng lúc đó, tháng 3-2017, chúng em lại được biết có một tín ngưỡng
nữa được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Đó chính là Tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Định.
Từ việc nghe, xem, học, chúng em có ý tưởng đi tìm hiểu, nghiên cứu về Tín
ngưỡng thờ cúng của người Việt để từ đó tuyên truyền, giới thiệu với học sinh, với
cộng đồng dân cư trong việc thực hành tín ngưỡng thờ cúng. Chúng em đem ý
tưởng này tâm sự với các thầy, cô giáo và đều được các thầy cô giáo động viên,
khích lệ, nên chúng em quyết định lựa chọn một đề tài khoa học xã hội, hành vi về


vấn đề tín ngưỡng thờ cúng với nhan đề“Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh
THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin, nhu cầu và khát vọng
của người Việt”.
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

1


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nhằm giúp cho tất cả các bạn học sinh có những nhận thức, hiểu biết đúng đắn
về tín ngưỡng thờ cúng để từ đó thực hành vào đời sống tâm linh của gia đình,
cộng đồng, xã hội.
Trang bị cho học sinh những kiến thức, từ đó hình thành nhân cách con người
Việt Nam cũng như trong việc thỏa mãn niềm tin, nhu cầu và khát vọng thờ cúng.
Giúp các bạn học sinhhiểu các phong tục tập quán, thói quen, truyền thống của
dân tộc cũng như lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc trong việc thực hiện tín
ngưỡng thờ cúng - một niềm tin, nhu cầu, khát vọng của con người về thế giới vô
hình, về năng lực chi phối của lực lượng này đối với học sinh thông qua lễ nghi
thờ cúng. Từ đó hiểu được quá trình hình thành phát triển tín ngưỡng luôn gắn với
lịch sử phát triển của cộng đồng nên đã phản ảnh được cuộc sống thực tế của cộng
đồng người Việt chúng ta.
Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho chúng em làm quen, thực hành với phương
pháp nghiên cứu khoa học xã hội hành vi, phát huy năng lực sáng tạo, trải nghiệm
của người học đặc biệt qua nghiên cứu, qua trải nghiệm để có một dự án mang tính

khoa học kĩ thuật. Không những thế, qua nghiên cứu khoa học, chúng em sẽ tự tin
hơn, sẽ cảm thấy niềm tự hào vì đã đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào
phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, phong trào trải nghiệm sáng tạo... của trường
em.
Giúp chúng em có cơ hội được nghiên cứu KHKT, sáng tạo KHKT, sử dụng
công nghệ và vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết các vấn đề mang
tính thực tiễn có ý nghĩa lâu dài với đời sống con người nói chung và đời sống tâm
linh nói riêng... Mặt khác. đây cũng là dịp chúng em được tham gia các hoạt động
giáo dục trải nghiệm sáng tạo đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện đại là phát triển năng
lực và phẩm chất của học sinh chúng em. Đây cũng là cơ hội để chúng em được sự
giúp đỡ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực KHXH, hành vi

Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

2


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

các tổ chức, cá nhân trong việc nghiên cứu KHKT với đề tài về lĩnh vực KHXH
hành vi của em.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần định hướng cho học sinh
chúng em một số hiểu biết về giá trị tín ngưỡng thờ cúng của của người Việt,
xuhướng biến động của nó, để từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
từngbước phát huy yếu tố tích cực, hạn chế tiêu cực của quan niệm về giá trị trong
tín ngưỡng thờ cúng để phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nềnvăn

hóađậm đà bản sắc dân tộc.
Đề tài đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến về sự hiểu biết tín ngưỡng thờ cúng của
học sinh và người dân qua hệ thống câu hỏi.
Thống kê được số liệu số hộ gia đình trên địa bàn xã Phú Lộc và thị trấn Phong
Châu về vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên..
Đề xuất hệ thống các giải pháp và khuyến nghị đến các cơ quan chức năng, học
sinh, gia đình, nhà trường và toàn xã hội giúp khu dân cư xây dựng đời sống văn
hóa lành mạnh; đồng thời hướng các đến các giá trị kĩ năng sống cần hoàn thiện
theo hướng sống tốt đời, đẹp đạo, xây dựng đời sống gia đình văn hóa, khu dân cư
văn hóa.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng để thấy được sự ảnh hưởng tích cực của
Tín ngưỡng thờ cúng với con người nói chung và HS THCS nói riêng góp phần
tạo nên mối gắn kết tinh thần nối liền con người với những lực lượng siêu nhiên
trongthế giới tâm linh. Từ đó có những định hướng đúng đắn trong việc thực hiện
tín ngưỡng của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Nghiên cứu để thấy được những hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng để biến tín
ngưỡng thờ cúng thành mê tín dị đoan. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu để cho
tín ngưỡng thờ cúng thực sự giữ được đúng bản chất của nó.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

3


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================


Nhằm góp phần giáo dục những giá trị đạo đức sâu sắc như truyền thống uống
nước nhớ nguồn, lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, lòng yêu nước, tinh
thần sáng tạo.
Giúp các bạn học sinh hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng để từ
đó tuyên truyền, giải thích cho mọi người xác định đúng đắn mục đích của việc
thờ cúng không để cho thực hành tín ngưỡng thờ cúng bị biến tướng, bị kẻ xấu lợi
dụng và trục lợi.
Đề xuất những giải pháp khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong thực hành
tín ngưỡng của người Việt thời hiện đại.
Đề tài có tính thực tế cao có khả năng mở rộng để tuyên truyền nhằm tác động
đến nhận thức của HS và mọi người về tín ngưỡng thờ cúng trong đời sống con
người. Đồng thời đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo để giải quyết những vấn đề
về tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt.
4. Giới hạn nghiên cứu
Dự án nghiên cứu của chúng em được các nhà xã hội học, thầy cô hỗ trợ để xây
dựng kế hoạch nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo và đánh giá kết quả nghiên cứu đề
tài.
Nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng thờ cúng thông qua các tài liệu,vận dụng kiến
thức liên môn để giải quyết đề tài như các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công
dân, HĐGDNGLL gắn với giáo dục đạo đức, lối sống và các kĩ năng sống cho học
sinh THCS; khai thác các trang Web để tổng hợp kiến thức, đưa ra các giải pháp và
thăm dò kết quả.
Đề tài được nghiên cứu cả về mặt lí thuyết và thực tiễn trong và ngoài nhà
trường.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2017 đến tháng 10/2017.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu về đề

tài nghiên cứu.
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

4


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra.
- Phương pháp khảo nghiệm.
- Phương pháp so sánh trước và sau nghiên cứu
6. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung chủ đạo trong tín ngưỡng thờ cúng thể hiện niềm tin, nhu
cầu, khát vọng của người Việt nói chung, của học sinh nói riêng.Trên cơ sở đó
thấy được giá trị và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng để từ đó phát huy những mặt
tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực của tín ngưỡng thờ cúng trong đời sống
hiện nay.
Cách thức thu thập dữ liệu:
Trực tiếp tham gia và quan sát, chứng kiến các thực hành tín ngưỡng.
Tìm hiểu kiến thức dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo và được thực hành
vào các giờ học của môn Ngữ văn, Lịch sử, địa lí, GDCD và các hoạt động
GDNGLL để tìm hiểu về các nghi lễ văn hóa ...
Tìm hiểu kiến thức ở tài liệu và tham khảo ý kiến một số thầy cô giáo trong tổ
tư vấn nhà trường.
Tìm hiểu các thông tin cần thiết cho đề tài trên mạng Internet, tham gia vào diễn
đàn để trao đổi với các bạn trên mạng. Trao đổi thảo luận với các bạn trong và

ngoài trường.
7. Điểm mới của đề tài
Đây là một đề tài vừa rộng, vừa mới chưa có về tín ngưỡng thờ cúng và cũng
không phải học sinh nào, người dân nào cũng nhận thức đầy đủ và đúng đắn về
vấn đề này. Vì vậy,chúng em mạnh dạn nghiên cứu về đề tài này nhằm đưa ra
những giải pháp tích cực, hữu hiệu để thực hành vào thực tế, giúp HS nói riêng và
mọi người nói chung nhận thức được các giá trị và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ
cúng để thực hành vào đời sống, đồng thời cũng là để giữ gìn, phát huy những bản
sắc văn hóa của dân tộc trong thời kì hội nhập ngày nay.

Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

5


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hiểu biết về thực hành thờ cúng tín
ngưỡng
1.1. Kết quả khảo sát trước khi nghiên cứu về thực trạng thực hành thờ
cúng tín ngưỡng
KHẢO SÁT THỰC TẾ NHỮNG HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH VỀ TÍN NGƯỠNG
THỜ CÚNG CỦA NGƯỜI VIỆT TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU

*Số học sinh được khảo sát: 545 học sinh của trường ở tất cả các khối
Bạn hãy khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời của bạn:

1/ Xin vui lòng cho biết bạn đang học lớp:
A. Lớp 6

B. Lớp 7

C. Lớp 8

D. Lớp 9

C. TB

D. Yếu

2/ Học lực của bạn:
A. Giỏi

B. Khá

3/ Nhà bạn có bàn thờ tổ tiên không?
A. Có

B. Không

4/ Thời gian mà ông bà, cha mẹ bạn thường thắp hương hàng tháng (âm lịch)
là ngày:
A. Mùng 1

B. Ngày rằm

C. Mùng 1, ngày rằm


D. Mùng 1, mùng 10, ngày rằm

5/ Theo bạn việc thờ cúng có quan trọng không ?
A. Có

B. Không

6/ Bạn thấy việc thờ cúng có ý nghĩa gì?
A. Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa tâm linh
B. Giáo dục lòng nhân ái,ý thức cộng đồng
C. Giáo dục lối sống đẹp có trách nhiệm.
D. Cả A, B, C
7/ Ngày nay, có hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan
không?
A. Có

B. Không

8/ Quan niệm cho rằng: cứ thờ cúng là đạt được mọi nhu cầu, mong muốn của
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

6


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================


mình là đúng hay sai?
A. Đúng

B. Sai

9/ Bạn có tham gia thực hành tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng không?
A. Có

B. Không

10/ Niềm tin của bạn vào linh hồn tổ tiên như thế nào?
A. Tin

B. Nửa tin nửa không

C. Không tin

D. Tin tuyệt đối

11/ Xúc cảm của bạn nảy sinh khi tiến hành nghi lễ thờ cúng là:
A. Kính trọng biết ơn

B. Đau buồn

C. Nuối tiếc

D. Xấu hổ

12/ Những phẩm chất nhân cách cần có của người thực hành tín ngưỡng thờ
cúnglà:

A. Thành tâm

B. Rèn luyện đạo đức

C. Lối sống lương thiện

D. Cố gắng học tập

1.1.1. Thống kê
Qua khảo sát, em đã thống kê được kết quả như sau
Theo số liệu điều tra, cho thấy:
Bảng 1: Kết quả khảo sát tại trường THCS Phú Lộc
HS có hiểu biết và
nhận thức đúng đắn
Đối tượng

Khối

TSHS

về tín ngưỡng thờ

HS chưa hiểu hết về
tín ngưỡng thờ
cúng

cúng
HS trường THCS
Phú Lộc


6
7
8
9

135
130
125
135

TS
50
36
59
45

%
37,1
27,7
47,2
33,3

TS
85
94
66
90

%
62,9

72,3
52,8
66,7

Kết quả khảo sát tại trường THCS Phú Lộc:

Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

7


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================
Kết quả khảo sát học sinh t rước khi nghiên cứu đề tài
HS có hiểu biết và nhận thức
37.00%
đúng đắn về tind ngưỡng thờ
cúng
63.00%

HS chưa hiểu biết về tín
ngưỡng thờ cúng

1.1.2. Nhận xét thực thực trạng
Trong số học sinh nhận thức chưa đúng về những vấn đề liên quan đến tín
ngưỡng thì số học sinh chưa hiểu hoặc hiểu tín ngưỡng thờ cúng ở mức độ thấp
trong độ tuổi THCS là 138, chiếm tỉ lệ: 37 %; Tổng số học sinh chưa hiểu về
giá trị, ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng ở mức độ cao trong độ tuổi THCS: 277

chiếm 63% - một tỉ lệ khá cao.
1.2. Kết quả nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ cúng.
1.2.1.Tìm hiểu chung về tín ngưỡng và nguồn gốc của tín ngưỡng
Sau khi tìm hiểu các tài liệu của các nhà nghiên cứu xã hội học, trong đó có tác
giả Nguyễn Đăng Duy trong “Văn hoá Việt Nam đỉnh cao Đại Việt” thì chúng em
thấy khái niệm tín ngưỡng được hiểu là sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người
vào các lực lượng siêu nhiên, hư ảo, có tính chất thiêng liêng huyền bí và nó gắn
liền với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó phản ánh cuộc sống thực tế của
cộng đồng con người.
Tín ngưỡng thật ra xuất phát từ sự sợ hãi của con người trong thời tiền sử.
Tín ngưỡng, và tôn giáo, sau đó phát triển mạnh mẽ qua các thời văn minh thô
sơ do sự thiếu kiến thức của con người về vũ trụ chung quanh họ.
Có những sự việc xảy ra chung quanh người tiền sử mà họ không hiểu tại sao và
không biết làm cách nào để kiểm soát hay chinh phục chúng. Như những hiện
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

8


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

tượng thiên nhiên (núi lửa, động đất, mưa bão, lũ lụt, hạn hán, v.v.) hay những tai
ương (bệnh tật, tai nạn, chết chóc, cá nhân sát hại lẫn nhau, chiến tranh giữa bộ
lạc, v.v.)
Danh sách các sự việc này kéo dài vô tận và họ bất lực không có cách giải
quyết. Khả năng trí tuệ và kiến thức hạn hẹp về vũ trụ của họ không cho phép họ
giải thích được những vấn đề nghiêm trọng trên. Trong khi đó, bản năng sinh tồn

của họ kêu gào đòi hỏi họ phải tìm ra một giải đáp, một lối thoát ra khỏi ngõ cụt
này với bất cứ giá nào. Con người tưởng tượng ra những sức mạnh siêu nhiên
hoàn toàn bên ngoài khả năng điều khiển của họ. Họ cho rằng tất cả những hiện
tượng không giải thích được và những tai ương đều xuất phát từ các sức mạnh này.
Với lối suy nghĩ và lý luận giản dị của họ, con người trong thời đại văn minh
thô sơ nhân tính hóa các sức mạnh siêu nhiên tưởng tượng trên và đặt để cho
chúng những vai trò liên quan đến các hiện tượng và tai ương nầy. Từ đó các thần
linh ra đời. Con người đã từ sự sợ hãi dẫn đến niềm tin về thần linh. Họ đoán rằng,
và dần dần “tin” rằng, có những sức mạnh huyền bí và những thần linh sau lưng
các hiện tượng họ không giải thích và kiểm soát được.
Họ đoán thêm rằng, và dần dần “tin” rằng, họ có thể liên lạc và mua chuộc các
thần linh nầy giúp đỡ họ bằng cách tôn thờ, dâng cúng các lễ vật. Đây là những
“niềm tin” của con người trong thời văn minh thô sơ. Những niềm tin này trở
thành nền tảng của tín ngưỡng và tôn giáo trong nhân loại cho đến ngày nay.
Tín ngưỡng trở thành một nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu này là một
phần của quá trình tiến hóa và đóng vai trò quan trọng trong sự sinh tồn của nhân
loại. Nhu cầu tín ngưỡng sau này trở thành nhu cầu thiết yếu và cũng là khát vọng
hướng tới của con người.
1.2.2. Phân biệt Tín ngưỡng với tôn giáo và mê tín dị đoan
1.2.2.1. Tín ngưỡng với tôn giáo
Tín ngưỡng và tôn giáo giống nhau là đều thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ của
con người vào một thực thể siêu việt nào đó như Thượng đế, Thần, Phật, Tổ
tiên… Như vậy, niềm tin vào cái siêu thực, đấng thiêng liêng là hạt nhân của
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

9


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”


===================================================================

tín ngưỡng và tôn giáo. Tín ngưỡng và tôn giáo đều có chức năng đền bù hư ảo
nỗi khổ đau hiện thực của con người. Tín ngưỡng và tôn giáo đều có hệ thống nghi
lễ, bao gồm những biểu tượng mang tính thần thánh, những điều răn dạy, kiêng
kỵ, những điều được làm và không được làm. Nó giữ vai trò quan trọng cho sự
hòa nhập cộng đồng, nâng sức mạnh của con người lên trên bản thân mình và giúp
họ cảm nhận về thế giới thần linh
Tuy nhiên, tín ngưỡng và tôn giáo vẫn có sự khác nhau:Tín ngưỡng được hình
thành trực tiếp từ cuộc sống phong phú và đa dạng, chủ yếu do xúc cảm, kinh
nghiệm mang lại. Nó là sự phản ánh sự thiếu tinh chắt, sàng lọc, khái quát, hệ
thống và thiếu cơ sở lý luận chặt chẽ. Do đó nó mang tính dân gian đời thường.
Tín ngưỡng có kết cấu đơn giản, nó hình thành và tồn tại trên cơ sở niềm tin vào
các phép lạ, các đấng siêu nhiên, vào thế giới vô hình như thần linh, tổ tiên, ma
quỷ…Niềm tin ấy mang tính mờ ảo không rõ ràng, chưa đạt đến trình độ khái quát
cao, mang tính đơn giản, dựa vào cảm nhận của chủ thể.
Còn tôn giáo thường được hình thành và tồn tại trong cơ sở lý luận chặt chẽ.
1.2.2.2. Tín ngưỡng với mê tín dị đoan
Tín ngưỡng và mê tín dị đoan đều giống nhau là tin vào những điều mà mắt
mình không trông rõ, tai mình không nghe thấy thân hình và giọng nói của đấng
thiêng liêng và của đối tượng thờ cúng.Tín ngưỡng và mê tín dị đoan đều có tác
dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với
xã hội, với cộng đồng, điều chỉnh hành vi ứng xử trong gia đình trên cơ sở những
điều mà người ta tin theo và noi theo tấm gương sáng và những đối tượng tôn thờ
trong các loại hình tín ngưỡng và trong mê tín dị đoan.
Nhưng tín ngưỡng khác với mê tín dị đoan ở những điểm sau:
Thứ nhất, xét về mục đích, nếu sinh hoạt tín ngưỡng có mục đích là thể hiện
nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh thì mục đích của người hoạt
động mê tín dị đoan là kiếm tiền.


Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

10


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

Thứ hai, thực hành tín ngưỡng không có ai làm việc chuyên nghiệp,còn những
người hoạt động mê tín dị đoan hầu hết là hoạt động chuyên nghiệp sống bằng
nghề này.
Thứ ba, nếu sinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng (đình, từ đường, miếu,
…) thì những người hoạt động mê tín dị đoan thường phải lợi dụng một không
gian nào đó của những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc
hành nghề tại nhà riêng.
Thứ tư, nếu thực hành tín ngưỡng thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự
(ngày mùng Một, ngày Rằm âm lịch hàng tháng ra đình làm lễ Thánh; hàng năm
đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…) thì những người hoạt động mê tín dị
đoan hoạt động không định kỳ.
Thứ năm, nếu sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa
nhận thì hoạt động mê tín dị đoan bị xã hội lên án, không đồng tình.
1.2.2.3. Mối quan hệ giữa tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Như trên đã trình bày, giữa tôn giáo và tín ngưỡng; giữa tín ngưỡng với mê tín
dị đoan có một số điểm khác biệt nhưng cũng có một số điểm tương đồng. Chính
từ những điểm tương đồng này khiến chúng có mối quan hệ với nhau. Mối quan
hệ đó thể hiện ở các phương diện sau:
Trước hết, về phía cộng đồng có đời sống tín ngưỡng cũng học hỏi được một số

điểm phù hợp của một số tôn giáo về nghi thức hành lễ, về phẩm phục, về cách bài
trí nơi thờ tự,…
Hai là, đối với hoạt động mê tín dị đoan, do không có cơ sở thờ tự chính thức,
những người hành nghề đã mượn cơ sở thờ tự của tôn giáo (chủ yếu là của Phật
giáo) và cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề. Cũng do hành nghề
tại các cơ sở thờ tự tôn giáo và tín ngưỡng dân gian mà trong một mức độ nào đó,
“độ tin cậy” của họ đối với khách hàng có thể được nâng cao
Ba là, một số tôn giáo và tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng
thờ Thành hoàng) dựa vào sự thiếu hiểu biết của người dân đã sử dụng một số thủ
thuật của nghề mê tín dị đoan để tăng thêm sự huyền bí của một số lễ thức ngoài
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

11


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

tôn giáo và tín ngưỡng như lễ thức xin âm dương, rút thẻ… Mặt khác, người hành
nghề mê tín dị đoan cũng học được ở các pháp sư Phật giáo để trừ tà ma,…
Bốn là, những người hành nghề mê tín dị đoan hoạt động tại các cơ sở thờ tự
tôn giáo và cơ sở thờ tự tín ngưỡng dân gian sẽ dễ dàng tiếp cận được với số đông
khách hàng, và như vậy, nguồn lợi mà họ thu được sẽ nhiều hơn.
Tóm lại, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan có những điểm giống
và khác nhau và chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Mối quan hệ này được
tạo ra bởi những người trực tiếp hoạt động trên những lĩnh vực đó. Phân biệt được
sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa chúng sẽ giúp chúng em phát huy
mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của tín ngưỡng để xây dựng lối sống đẹp

cho mọi người, đặc biệt từ lứa tuổi học sinh THCS.
1.2.3. Lối sống đẹp và những biểu hiện
Lối sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí
cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng
và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước
mơ của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết
lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người; Rộng ra đó còn là lối sống ân
tình, thủy chung, uống nước nhớ nguồn, biết giữ gìn và phát huy những giá trị gốc
lõi mang bản sắc văn hóa của dân tộc.
Như vậy “sống đẹp” là một lối sống tích cực mà mỗi người học sinh cần phải
hướng tới. Nhưng làm thế nào để có được lối “sống đẹp” cho học sinh THCS còn
là điều băn khoăn của rất nhiều người.
Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của dân
tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng Trắc,
Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,… vĩ đại
hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì cách
mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho Tổ
quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng cho
chúng ta học tập, noi theo. Ngày nay, sống đẹp là lối sống “ tốt đời, đẹp đạo”, biết
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

12


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

trau dổi kiến thức đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại, tham gia sinh hoạt, vui

chơi lành mạnh, hưởng ứng các hoạt động xã hội từ thiện như giúp đỡ người
nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa, biết đồng cảm,
biết sẻ chia…
Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài hòa
giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm mỹ...
phải thực sự hài hòa trong quan hệ cộng đồng để làm cho mỗi người sống đẹp hơn.
Sống đẹp là đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt lạnh trước sóng gió
của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu thương, niềm tin và hy
vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được. Sống phải biết học tập và
rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát triển. Không ai sống đẹp
ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng cách là con đường duy
nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống đẹp.! Các bạn học sinh
THCS thực sự muốn mình là một người "sống đẹp" thì hãy bắt đầu từ hôm nay, và
ngay bây giờ cùng nghiên cứu Tín ngưỡng thờ cúng để trau dồi cho mình niềm tin,
nhu cầu và khát vọng trong cuộc sống.
1.2.4. Nghiên cứu thực trạng hiểu biết về tín ngưỡng thờ cúng
1.2.4.1. Tín ngưỡng thờ trời đất, thờ thần – cội nguồn tâm linh
*Thờ cúng trời đất
Nghi thức thờ Trời của người Việt Nam được biểu hiện khắp mọi tầng lớp. Hầu
như trước sân nhà nào cũng có một bàn thờ và người ta gọi đó là "Bàn Thiên"
(miền Bắc gọi là "Cây Hương"). Trên bàn thờ đặt một bát nhang, một bình hoa,
một chén nước lã. Nhang tỏa hương thơm, hoa khoe sắc, nước tinh khiết là lễ
dâng cúng Trời. Gia đình nào dù nghèo đến mấy cũng có thể kiếm đủ lễ vật như
thế. Sáng chiều, gia trưởng hoặc một người nào đó trong gia đình đứng trước bàn
Thiên thắp nhang vái bốn phương, khấn xin Trời phù hộ độ trì cho gia đình được
bình an, làm ăn ngày một khấm khá hơn và ....
“Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con"
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc


13


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

Thật là đơn giản! Và nghi thức này nhịp nhàng theo năm tháng, in đậm trong
tâm hồn con người, nối kết họ với tiền nhân, với đất trời và do đó nối kết với mọi
người.
Về ý nghĩa triết học và tâm linh thì cây hương chính là sự kết nối giữa trời và
đất, giữa âm và dương mang ý nghĩa nhân văn thể hiện truyền thống của dân tộc
Việt. Đây chính là điểm nhấn đầu tiên để cho học sinh chúng em hiểu được nguồn
gốc tâm linh thờ cúng đấng tối thượng theo quan niệm của người Việt thời Trung đại.
*Thờ cúng thần: Thần nông, thần lúa , thần nước – nhu cầu và khát vọng về
cuộc sống ấm no
Trong tín ngưỡng sơ khai của dân tộc Việt, đồng bào ta thờ thần trời, đất và thần
dần dà về sau, nhiều vị thần thuộc về nông nghiệp lần lượt xuất hiện:
Thần nông, thần lúa là vị thần gắn bó chặt chẽ với nền nông nghiệp nước ta.
Người ta cúng Thần Nôngbởi vị thần này theo quan niệm dân gian là vị thần trông
coi lúa gạo, dạy dân cày cấy, giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Lễ cúng Thần Nông là một lễ hội có tính truyền thống của dân tộc ta.Tục thờ
hạt lúa thần, gọi vía lúa, rước lúa, cầu mưa, rước nước, tịch điền, hạ điền... là sự
biểu hiện lòng tôn kính “Thần Lúa” của người nông dân và được cúng vào ngày
mùng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Nhờ có tín ngưỡng này mà chúng em biết
yêu quý hạt gạo, yêu quý nghề nông, để giờ Việt Nam chúng ta là một trong những
nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho nước
nhà.
Thần nước: Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, thờ thủy thần là một tục

thờ có sớm và phổ biến ở các vùng có địa bàn sông nước ở đồng bằng sông Hồng.
Lễ rước nước là một nghi thức tâm linh rất đặc sắc biểu hiện tín ngưỡng cầu nước
của những cư dân sống với nền văn minh lúa nước ven sông Hồng. Hầu như mọi
thủ tục, mọi hoạt động trong lễ rước này như múa rồng, rước cá, chèo thuyền, rước
nước ... đều có liên quan nước - một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp. Thông qua nghi thức này, chúng em hiểu thêm về giá trị của nước từ câu
tục ngữ: Nhất nước, nhì phân tam cần, tứ giống.
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

14


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

*Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”- giá trị truyền thống trong đời sống tinh thần
của người Việt
Thờ Thánh Tản Viên biểu hiện ước vọng chiến thắng thiên tai, lũ lụt
Ở môn Ngữ văn lớp 6 chúng em đã được học Truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy
Tinh”. Truyện kể về việc Vua Hùng mở cuộc thi tài kén rể cho công chúa Mỵ
Nương. Sơn Tinh thắng, được Vua Hùng gả con gái. Thủy Tinh thua, đem hận
dâng nước lũ cùng thủy quái đánh phá. Sơn Tinh cùng thần dân và các loài vật
trên đất liền chống trả quyết liệt. Nước dâng cao bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy
nhiêu. Kết quả thần Nước đánh mỏi mệt đành rút quân về. Qua câu chuyện, nhân
dân ta muốn ca ngợi sức mạnh của con người trong việc chế ngự thiên nhiên và
công lao của ông cha xưa trong việc đắp đê chống lũ. Từ đó, nhân dân tôn thờ và
tin cậy vào sức mạnh thiêng liêng, vào đức nhân nghĩa của thần Núi và tin vào nỗ
lực sinh tồn của con người . Từ truyền thuyết ấy mà Tục lệ thờ Đức Thánh Tản có

từ rất lâu. Khoảng 250 năm trước Công Nguyên, An Dương Vương cho lập đền
thờ đức Thánh trên núi Tản Viên, gọi là Đền Thượng, nay thuộc Ba Vì, Sơn Tây,
ngoại thành Hà Nội. Cứ ba năm một lần, vào 15 tháng giêng Âm lịch, tại đây diễn
ra lễ hội lớn, với hàng vạn người tham dự. Lễ hội gồm nhiều hoạt động như rước
bài vị Thánh Tản, đánh cá sông (99 con) làm gỏi dâng tế, lễ rước Thánh bà Mỵ
Nương, múa gà, đấu cờ, hát đúm…

Đền thờ thánh Tản Viên ở Ba Vì - Hà Nội
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

15


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

Ngoài đền thờ chính ở núi Ba Vì, Tản Viên Sơn Thánh được thờ cúng ở nhiều
nơi nhất là ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình…

Thờ Thánh Gióng - vị thánh bất tử kết tinh ý chí chống giặc ngoại xâm
Ngoài ra nhân dân còn thờThánh Gióng - vị thánh bất tử - là biểu tượng rực rỡ
của ý thức, sức mạnh bảo vệ đất nước và thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân
về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. Nhân vật Thánh Gióng trong
truyền thuyết “Thánh Gióng” (sách Ngữ văn lớp 6) kể về một đứa bé được thụ
thai, sinh ra kì lạ trong một gia đình nông dân. Đứa trẻ lên 3 tuổi không biết nói
cười, đặt đâu nằm đấy. Nhưng khi đất nước có giặc,đứa trẻ 3 tuổi bỗng cất tiếng
nói đầu tiên - tiếng nói yêu nước- xin đi đánh giặc và vươn vai trở thành một
tráng sĩ oai phong, lẫm liệt, cầm roi sắt, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, dũng mãnh

xông trận và đánh tan lũ giặc. Đánh xong giặc, Gióng cởi bỏ áo giáp, cả người và
ngựa bay về trời, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý.
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

16


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

Vua Hùng ghi nhận công lao phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương và cho
lập đền thờ ở làng Gióng. Hàng năm vào ngày 9 tháng 4 Âm lịch, làng tổ chức lễ
hội rất long trọng, tái hiện truyền thuyết Thánh Gióng với các hoạt động như tập
trận, đấu cờ người…
Trong tâm thức của người dân đất Việt, Thánh Gióng là hào khí của bản hùng ca
từ ngàn xưa vọng lại thể hiện niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong
việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, còn là bản anh hùng ca
về trách nhiệm của mỗi con người đối với Tổ quốc dù ở bất cứ lứa tuổi nào. Năm
2010, lễ hội Thánh Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật
thể của nhân loại.
Thờ Chử Đồng Tử - tượng trưng cho tình yêu

Tương truyền, vị thánh họ Chử thần thông quảng đại, luôn hiện thân ở chốn trần
ai, cứu nhân độ thế, dạy dân buôn bán, chài lưới, nuôi tằm dệt vải, đem lại cuộc
sống đủ đầy.Sau khi đã về trời, Chử Đổng Tử còn nhiều lần hiển linh cứu giúp đất
nước chống giặc ngoại xâm. Chử Đồng Tử đi vào tâm thức dân gian không chỉ là
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc


17


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

người con hiếu thảo, nhân ái, mà còn là biểu tượng của một chí hướng phát triển
cộng đồng: mở mang khai phá đồng bằng trũng lầy thành cánh đồng tốt tươi, trồng
dâu, nuôi tằm, dệt vải và phát triển các ngành nghề khác, đặc biệt nghề buôn bán.
Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã mở một hướng mới cho sự phát triển dân tộc, tạo
nên sự giao lưu giữa dân tộc và cộng đồng bên ngoài.Với tấm lòng biết ơn, tri ân
Chử Đồng Tử , nhân dân tôn thờ Ngài như ông tổ của Đạo thờ tiên (Chử Đạo Tổ).
Đền thờ của Ngài được nhân dân lập tại xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên, hàng năm tế lễ cầu mong một cuộc sống hạnh phúc, phồn vinh. Lễ hội
chính mở vào trung tuần tháng 2 âm lịch với các hoạt động dân gian đặc sắc như
múa rồng, hát, đấu cờ người…
Thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh - biểu tượng của khát vọng tự giải phóng
Bà là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì tinh nghịch làm mẻ một chiếc
chén ngọc mà bị đày xuống trần, rồi được Phật Tổ cứu giải và cho đầu thai làm
con gái họ Lê ở Phủ Giầy, Vụ Bản, Nam Định. Bà là người công dung ngôn hạnh,
được hiển thánh trở thành một vị thần linh thiêng, chuyên phù trợ người lành, đặc
biệt là phụ nữ, trẻ thơ, đồng thời thẳng tay trừng trị kẻ ác. Dân nhớ ơn công đức
của Bà, lập đền thờ ở nhiều địa phương khác nhau. Bà được tôn thờ là “Thánh
Mẫu linh thiêng - Mẹ của muôn dân.” Thờ Bà Chúa Liễu thể hiện niềm tôn kính
người Mẹ vĩ đại, quyền năng và đức độ vô lượng.

Tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc


18


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

Trong tiềm thức của nhân dân, Bà Chúa Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu
tượng của khát vọng tự giải phóng, nhất là phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc
của xã hội, của lễ giáo phong kiến, khát vọng vươn tới đạt được những ước vọng
của hạnh phúc gia đình. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam
đã được ký thác niềm tin vào biểu tượng người mẹ. Liễu Hạnh là một trong Tứ bất
tử, là vị thánh của tín ngưỡng Tứ phủ, mà bản chất của nó là tín ngưỡng thờ Mẫumột tín ngưỡng có nguồn cội lâu đời và độc đáo của Việt Nam một tín ngưỡng có
nguồn cội lâu đời và độc đáo của Việt Nam em sẽ trình bày ngay sau đây. Liễu
Hạnh là một nhân thần, đồng nhất với Mẫu Địa, hiển linh thành cô gái sống giữa
chốn trần gian, linh thiêng nhất và cũng được người đời ngưỡng mộ, cầu xin và
thờ phụng thậm chí hơn cả các Mẫu thiên thần khác.
1.2.4.2. Tín ngưỡng thờ Tam phủ - bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

19


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================


“Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” chính thức được
UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đãgóp
phần tăng cường vị trí, vai trò của di sản đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranhđa
dạng văn hóa của Việt Nam .

Thờ Mẫu Tam phủ
Bản chất của Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là một
hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được
hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần. Người dân thờ cúng Thánh
Mẫu Liễu Hạnh cùng với các vị Thánh Mẫu cai quản miền trời, rừng, nước, những
nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại có công với nước, với dân. Từ thế kỷ XVI,
tínngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng
trong đời sống xã hội và tâm thức người dân, đáp ứng niềm tin, nhu cầu và khát
vọng của đời sống con người.

Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

20


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

Thờ Mẫu Tam phủ - Lên đồng
Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt có những giá trị to lớn
Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là nghi lễ lên đồng và lễ hội, tiêu biểu là Lễ hội
Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định diễn ra từ ngày mồng 3
đến ngày 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh) với những nghi

lễ, diễn xướng dân gian, xếp chữ, lễ rước thỉnh kinh. Thông qua các yếu tố văn
hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian
trong lên đồng và lễ hội, người Việt thể hiện quan niệm của mình về lịch sử, di sản
văn hóa, vai trò của giới và bản sắc tộc người. Sức mạnh và ý nghĩa của Tín
ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ chính là đáp ứng nhu cầu và khát vọng của đời sống
thường nhật của con người như cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu làm ăn phát đạt...
Tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt có những giá trị to lớn, trước hết là giá trị
về giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn và là chỗ dựa tinh thần,
thể hiện ý thức về cội nguồn dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước.
Tín ngưỡng Thờ Mẫu còn thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc. Với tính cởi mở
của tín ngưỡng, mọi người đều có thể tham gia, không phân biệt xu hướng chính
trị, tôn giáo, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp.

Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

21


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

Lên đồng
Hơn thế nữa, Tín ngưỡng Thờ mẫu còn mang giá trị của những sáng tạo văn
hóa dân gian. Thực hành lễ hội, lên đồng, hát văn với những yếu tố văn hóa dân
gian như trang phục, âm nhạc, múa... được thể hiện một cách nghệ thuật gắn với
Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ, đó cũng là một phương thức nhằm lưu giữ lịch sử,
di sản và bản sắc văn hóa của người Việt. Ngoài ra, Tín ngưỡng thờ Mẫu còn đề
cao vai trò người phụ nữ. Thực hành và tham dự vào nghi lễ lên đồng và các hoạt

động lễ hội để cầu sức khỏe, may mắn, hạnh phúc, thể hiện khát vọng trong cuộc
sống thường ngày, hướng con người đến lòng từ bi bác ái như là nền tảng của
những nguyên tắc ứng xử giữa con người với con người. Thờ cúng Thánh Mẫu,
biểu tượng người mẹ tối linh góp phần đề cao giá trị, vai trò của người phụ nữ
trong đời sống gia đình và xã hội Việt Nam.
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO vinh
danh dưới góc độ văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu đó là tri thức dân gian, ngôn
ngữ truyền khẩu, nghệ thuật tạo hình, trang trí, âm nhạc, ứng xử, giao tiếp với
công chúng… Bản thân Tín ngưỡng thờ Mẫu có giá trị đặc sắc bởi di sản gắn liền
với đời sống tinh thần và các phong tục tập quán văn hóa của người dân, được
cộng đồng trân trọng và liên tục lưu truyền từ ngàn đời nay. Chính vì vậy, em
thấy cộng đồng nói chung cũng như những người thực hành di sản nói riêng cần
nhận thức sâu sắc hơn về di sản để lấy đó là niềm tự hào, tạo động lực tích cực
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

22


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

trong công tác tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của di sản Thực hành Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
1.2.4.3. Thờ tổ tiên
*Nguồn gốc
Việc thờ cúng tổ tiên vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lí sống của hậu thế đối với
cha ông. Tín ngưỡng này đã hòa nhập một cách nhuần nhuyễn vào mọi tôn giáo
ngoại nhập, lan rộng thành một thứ đạo lý, tuy không thành sách kinh thánh nhưng

lại rất phổ biến, được mọi người chấp nhận.
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam chỉ có thể xuất hiện từ thời sơ sử, với
nền văn hóa Đông Sơn, cùng với triều đại Hùng Vương, nghĩa là chỉ cách đây
chừng hơn hai nghìn năm.
Đến những thế kỷ đầu Công nguyên, các hệ tư tưởng, tôn giáo của khu vực như
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo bằng nhiều con đường đã du nhập vào nước ta và
tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thân của người Việt Nam, trong đó có tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Các tư tưởng, tôn giáo đã góp phần nâng cao, hệ thống
hóa và hoàn chỉnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã có từ trước lên
một tầm cao mới. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng trực tiếp về hình thức thờ cúng tổ
tiên giữa nguời Hán và người Việt trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, đã dẫn đến một
hệ quả là, giữa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam và Trung Quốc có
nhiều điểm tương đồng, đến mức nhiều người cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc.
Sau một thời gian ngắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có phần bị lắng xuống do
hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cùng với những nguyên nhân khác, tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên đang được khơi dậy trở lại, đã thu hút không chỉ thế hệ già mà cả
tầng lớp trẻ. Việc xây lại nhà thờ họ, sửa sang lại mồ mả tổ tiên cha ông, giỗ chạp,
tìm chép lại gia phả, tổ chức các cuộc họp mặt, các thành viên trong cùng họ, cùng
quê ở các nơi theo thường kì…ngày càng được chú trọng. Việc làm đó góp phần
xây dựng, tái tạo lại truyền thống đạo đức của cha ông, trong bối cảnh đất nước
thời kì đổi mới.
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

23


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”


===================================================================

Trong quá trình đan xen và tiếp biến của nhiều luồng văn hóa, tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên vẫn được duy trì và trờ thành sợi chỉ xuyên suốt chiều dài lịch sử dân
tộc. Đó là nét đẹp văn hóa đã ăn sâu bền rễ trong đời sống tâm linh người Việt từ
ngàn đời nay.
*Các hình thức thờ cúng tổ tiên
Việt Nam thờ cúng tổ tiên theo nghĩa rộng cùng tồn tại ở 3 cấp độ: gia đình – họ
tộc, làng xã, quốc gia với nhiều mức và hình thức khác nhau. Nhưng cả ba đã trở
thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ, nương tụa, hỗ trợ lẫn nhau. Nó phản ánh
mối quan hệ, gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng, gia đình với Tổ quốc.
-

Thờ cùng tổ tiên trong gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, dù giàu nghèo, sang hèn có thể khác nhau, nhưng
nhà nào cũng có bàn thờ ông bà, cha mẹ, những người đã khuất. Lễ nghi thờ cúng
tổ tiên được tổ chức trang nghiêm mỗi khi giỗ tết thể hiện tấm lòng hiểu thảo, biết
ơn của con cháu với ông bà tổ tiên khi đã khuất. Đây cũng là dịp để con cháu
trong gia đình sum vầy, bày tỏ tấm lòng của mình với người thân ở thế giới bên
kia rằng con cháu nơi cõi trần vẫn đang dõi theo cuộc sống ở thế giới bên kia,
mong cho các bậc tiền nhân có một cuộc sống đủ đầy, an lành và luôn biết con
cháu nơi dương thế vẫn không nguôi nhớ mình. Có thể nói tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên đã trở thành nét văn hóa truyền thống lâu đời của nhân dân ta vầ đây cũng là
bài học đạo đức mang giá trị nhân văn cao cả mà học sinh chúng em cần phải giữ
gìn và phát huy.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ biểu hiện ở tình cảm nhớ ơn ông bà, tổ
tiên mà còn thể hiện quan niệm coi tổ tiên như những vị thần hộ mệnh cho con
cháu được khỏe mạnh, hưởng phúc, tránh họa ở ngay thế gian hiện hữu. Vì thế,
ngay từ khi xây dựng ngôi nhà người ta đã chú ý dành một gian ở trung tâm để đặt

ban thờ làm nơi linh hồn ông bà, tổ tiên đi về và ngự ở đó. Cùng với thờ cúng tổ
tiên còn là thờ cúng thổ công.

Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

24


Đề tài: Xây dựng lối sống đẹp cho học sinh THCS qua nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng – niềm tin,
nhu cầu và khát vọng của người Việt”

===================================================================

Thờ thần thổ công

Bàn thờ tổ tiên
Nhóm thực hiện: Quản Thu Hằng – Nguyễn Thị Quỳnh Trang – THCS Phú Lộc

25


×