Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRẠM BƠM ĐIỆN CỦA TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

PHẠM DUY ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRẠM BƠM ĐIỆN CỦA TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

PHẠM DUY ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRẠM BƠM ĐIỆN CỦA TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú



Hà Nội – 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các
thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào trước đây.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Học viên thực hiện

Phạm Duy Anh Tuấn


LỜI CẢM ƠN

Được sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là
thầy PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú và sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã
hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú
đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong
quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô thuộc Bộ
môn Công nghệ và quản lý xây dựng – khoa Công trình, khoa Kinh tế và Quản lý và
phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình.
Tác giả chân thành cảm ơn lãnh đạo Trung tâm tư vấn PIM – Viện Khoa học
Thủy lợi Việt Nam, các anh chị, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích
lệ tác giả thực hiện luận văn này.

Tuy nhiên, trong khuân khổ luận văn do điều kiện thời gian và trình độ có
hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ
bảo của các thầy cô cũng như những ý kiến đóng góp quý báu của bạn bè và đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Học viên thực hiện

Phạm Duy Anh Tuấn


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp được xác định là thế mạnh của An Giang với 3 sản phẩm chiến
lược (lúa gạo, cá tra và rau màu) đang được tiếp tục đầu tư phát triển theo mô hình
sản xuất hàng hóa. Trong những năm vừa qua An Giang đạt thành tựu to lớn trong
sản xuất nông nghiệp, đi đầu trong việc phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô
hình liên kết “bốn nhà”.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững nguồn nước, giữ vững an ninh lương thực
đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển sản xuất Nông nghiệp và Kinh tế nông thôn.
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong những năm vừa qua An Giang được
đầu tư xây dựng hàng loạt hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp và đa
mục tiêu.Các công trình sau khi đi vào phục vụ đã đóng góp không nhỏ vào phát
triển sản xuất, nâng cao đời sống nhận dân và phát triển kinh tế địa phương.
Để thực hiện chủ trương và chính sách của Chính phủ, của bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn phát triển lúa vụ 3 (vụ thu đông) và mô hình cánh đồng mẫu
lớn đạt kết quả tốt thì công tác đầu tư xây dựng cũng như quản lý khai thác các công
trình thủy lợi phải đảm bảo tưới, tiêu kịp thời và hiệu quả.Trong đó việc đầu tư hệ

thống các trạm bơm điện vừa và nhỏ thay thế các trạm bơm dầu đã cơ bản đảm bảo
nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả phục
vụ tưới tiêu nâng cao đời sống cộng đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều hệ thống trạm bơm điện sau khi đầu tư xây
dựng không phát huy được hiệu quả kinh tế như mong muốn.
Để quá trình đầu tư xây dựng và phát triển một cách có hiệu quả của trạm bơm
điện cần phải có giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc đầu tư xây dựng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và tầm quan trọng của việc quản lý trong việc đầu
tư xây dựng hệ thống trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh thời gian qua, cùng với kiến
thức đã được học tập và nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm hiểu biết trong công
tác, em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả của việc đầu
tư xây dựng hệ thống trạm bơm điện của tỉnh An Giang”.


2

2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu một các hệ thống cơ sở lý thuyết về dự án đầu tư xây dựng công
trình thủy lợi, phương pháp phân tích hiệu, tính toán quả kinh tế của dự án.
Tổng hợp tài liệu nghiên cứu đã có, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc đầu tư xây dựng hệ
thống trạm bơm điện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của là dự án xây dựng hệ thống trạm bơm điện .
Phạm vi nghiên cứu là phần đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đề án xây
dựng hệ thống trạm bơm điện tỉnh An Giang.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên tiếp cận đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả
kinh tế - xã hội.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là:

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích so sánh và một số phương pháp kết hợp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về việc đầu tư xây
dựng công trình.Ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả của
việc đầu tư xây dựng công trình.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài chỉ ra được những tồn tại và đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả của việc đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm điện của tỉnh An Giang.


3

6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phân tích đánh giá hiệu quả
kinh tế -xã hội của các dự án đầu tư xây dựng
- Đánh giá được hiện trạng hệ thống trạm bơm điện của tỉnh An Giang
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội trong việc tư xây dựng hệ thống trạm
bơm điện của tỉnh An Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong việc
đầu tư xây dựng hệ thống trạm bơm điện.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1. Cơ sở lý luận và tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc đầu tư xây dựng
công trình thủy lợi.
Chương 2.Phân tích đánh giá hiệu quả của hệ thống trạm bơm điện tỉnh An Giang.
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc đầu tư xây
dựng hệ thống trạm bơm điện.



4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
VIỆC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Vai trò của hệ thống công trình thủy lợi trong nền kinh tế quốc dân
1.1.1. Khái niệm về hệ thống công trình thủy lợi
Theo Điều 2 của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thì “ Công
trình thủy lợi” là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác
nguồn lợi của nước; phòng chống tác hại của nước và bảo vệ môi trường sinh thái;
bao gồm: hồ chứa, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống, kênh dẫn nước, công
trình trên kênh và bờ bao các loại. Còn “Hệ thống công trình thủy lợi” bao gồm các
công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong
một khu vực nhất định.
1.1.2. Vai trò của hệ thống công trình thủy lợi trong nền kinh tế quốc dân
Việt Nam có lịch sử xây dựng phát triển gắn liền với quá trình dựng nước và
giữ nước. Từ xưa cha ông ta đã không ngừng khai phá mở rộng đất đai để sản xuất.
Từ các vùng trung du miền núi, chúng ta đã tiến dần về các vùng đồng bằng, vùng
ven biển nơi có nguồn tài nguyên đất, nước dồi dào với các hình thức thủy lợi ban
đầu như be bờ, giữ nước, đào mương lấy nước đến đắp đê ngăn lũ để sản xuất đã
hạn chế lũ lụt nhằm khai phá ra những vùng châu thổ màu mỡ của các dòng sông để
trồng trọt chăn nuôi, phát triển kinh tế, tạo nên nền văn minh lúa nước sớm nhất ở
khu vực Đông Nam Châu Á.
Từ một nước nông nghiệp, dân số đông, đất đai canh tác hiếm, sản xuất nông
nghiệp hầu như lệ thuộc vào thiên nhiên, nhưng kể từ sau khi miền Bắc được hoàn
toàn giải phóng năm 1954, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đặc biệt đến công tác
thủy lợi, coi thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong mặt trận sản xuất nông nghiệp và
phát triển kinh tế.Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, chúng ta đã
đưa công tác thủy lợi phát triển từng bước và đã đạt được những thành tựu ngày

càng to lớn, ngoài mục tiêu phục vụ nông nghiệp, phòng chống thiên tai đã đi vào


5

quản lý khai thác, phát triển sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ cho các ngành
kinh tế, đời sống nhân dân và bảo vệ phát triển môi trường sinh thái.
Trong những năm qua, cùng với tiến trình phát triển kinh tế, nhà nước ta đã đầu
tư nhiều công trình, hệ thống công trình thủy lợi lớn, nhỏ, hình thành nên một hệ
thống cơ sở vật chất hạ tầng hết sức to lớn, quan trọng phục vụ đa mục tiêu như:
tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy, phát điện, cắt lũ,
ngăn mặn, giữ ngọt, du lịch…đảm bảo cho sản xuất và đời sống dân sinh. Đặc biệt,
thủy lợi đã góp phần ổn định sản xuất, giữ vững và nâng cao năng xuất sản lượng
cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đưa nước
ta từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước không chỉ đủ lương thực phục
vụ nhu cầu trong nước mà trở thành một quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu
thế giới. Có thể nói rằng, hệ thống các công trình thủy lợi có một vị trí vô cùng quan
trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần đảm bảo đời sống an ninh và bảo
vệ môi trường. Vai trò của hệ thống công trình thủy lợi có thể được cụ thể hóa ở các
mặt sau:
1.1.2.1. Đảm bảo tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
Việc tưới tiêu chủ động đã góp phần tăng diện tích, tăng vụ, tăng năng suất sản
lượng cây trồng, đặc biệt là cây lúa. Ngoài ra việc tưới tiêu chủ động còn góp phần
cho việc sản xuất cây trồng có giá trị hàng hóa cao như rau màu, cây công nghiệp và
cây ăn quả.
1.1.2.2. Góp phần phát triển du lịch
Các công trình thủy lợi đặc biệt là các hồ chứa nước luôn được tận dụng và kết
hợp phát triển du lịch sinh thái như: hồ Đồng Mô, Kẻ Gỗ, Núi Cốc, Đại Lải…, một
số sân gôn và khu nghỉ dưỡng cũng được kết hợp xây dựng quanh khu vực các hồ.
Một số hệ thống thủy lợi cũng được kết hợp thành tuyến giao thông – du lịch. Ngoài

ra các công trình thủy lợi còn cấp thoát nước…
1.1.2.3. Phục vụ phát triển thủy điện và công nghiệp


6

Các công trình thủy lợi kết hợp với hệ thống kênh mương đã trực tiếp hoặc gián
tiếp cung cấp nước tiêu thoát cho phát triển công nghiệp, các làng nghề. Nhiều công
trình hồ chứa thủy lợi kết hợp cấp nước cho thủy điện như các hồ: Cửa Đạt, Núi
Cốc, Cấm Sơn, Tà Keo…
1.1.2.4. Phục vụ phát triển diêm nghiệp
Các hệ thống thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng cho việc sản xuất muối thông
qua hệ thống kênh mương dẫn lấy nước biển vào các cánh đồng sản xuất muối, hệ
thống cống, bờ bao ngăn ngừa nước lũ tràn vào đồng muối phá hoại các công trình
nội đồng góp phần tiêu thoát nước mưa và nhanh chóng tiêu thóat nước ngọt ra
khỏi đồng.
1.1.2.5. Cấp nước sinh hoạt đô thị
Công trình thủy lợi trực tiếp lấy nước từ các hồ chứa và công trình đầu mối,
thông qua kênh mương dẫn cấp nước cho các khu dân cư, đô thị đảm bảo cung cấp
nguồn nước sinh hoạt cho dân sinh.Hệ thống công trình lấy nước từ hồ Hòa Bình về
cấp nước sinh hoạt cho Hà Nội là một công trình tiêu biểu về cấp nước sinh hoạt.
1.1.2.6. Phục vụ nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi
Các công trình thủy lợi luôn đóng vai trò phục vụ tích cực, có hiệu quả cấp
thoát nướ cho nuôi trồng thủy sản, cung cấp mặt nước cho nuôi trồng thủy sản (các
hồ chứa). Hệ thống thủy lợi còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát
nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy cầm, cấp nước tưới cho các
đồng cỏ chăn nuôi, cấp, thoát nước cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm…
1.1.2.7. Phục vụ phát triển lâm nghiệp, giao thông
Các công trình thủy lợi ở các tình miền núi, trung du, Tây nguyên và đông Nam
bộ đã và đang cấp nước, giữ ẩm cho các vườn ươm cây, cung cấp nước bảo vệ

phòng chống cháy rừng, phát triển rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Các kênh
mương, mặt đập dâng, đập hồ chứa, cầu máng được tận dụng kết hợp giao thông
đường bộ.Hồ chứa, kênh tưới, tiêu được kết hợp làm đường giao thông thủy được
phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.


7

1.1.2.8. Góp phần phòng chống giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường
Các công trình thủy lợi có tác dụng phòng chống úng ngập cho diện tích đất
canh tác và làng mạc, đặc biệt là những vùng trũng, góp phần cải tạo và phát triển
môi trường sinh thái, cải thiện đời sống nhân dân. Điều tiết nước trong mùa lũ để bổ
sung cho mùa kiệt, chống lại hạn hán, chống xa mạc hóa, chống xâm nhập mặn…
Hệ thống đê sông, đê biển, công trình bảo vệ bờ, hồ chứa có tác dụng phòng chống
lũ lụt từ sông biển, chống xói lở bờ sông, bờ biển,… Ngoài ra các công trình thủy
lợi còn điều tiết nước giũa mùa lũ và mùa kiệt, làm tăng lượng dòng chảy mùa kiệt,
dòng chảy sinh tháicho sông ngòi và bổ sung lượng nước lớn cho nước ngầm. Công
trình thủy lợi có vai trò to lớn trong việc cải tạo đất, giúp đất có độ ẩm cần thiết để
không bị bạc màu, đá ong hóa, chống cát bay, cát nhảy và thoát hóa đất. Các hồ
chứa có tác động tích cực cải tạo điều kiện vi khí hậu của một vùng, làm tăng độ ẩm
không khí, độ ẩm đất, tạo nên các thảm phủ thực vật chống xói mòn, rửa trôi đất đai.
1.2.Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi ở nước ta
1.2.1. Quá trình phát triển thủy lợi Việt Nam
1.2.1.1. Giai đoạn trước năm 1955
Từ xưa, ông cha ta đã tiến hành làm thủy lợi với những công trình đơn giản, dẫn
thủy nhập điền, quai đê lấn biển, đắp đê chống lụt, tạo nên nền văn minh lúa nước ở
nhiều vùng châu thổ.
Giai đoạn đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, với chủ trương khai thác tài nguyên,
người Pháp đã đầu tư xây dựng 13 hệ thống thủy lợi ở các tỉnh miền Bắc và miền
Trung. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long cũng đào một số hệ thống kênh rạch để

dẫn nước và thoát lũ. Những công trình tiêu biểu trong giai đoạn này có thể kể đến:
hệ thống thủy lợi Liễu Sơn, hệ thống Cầu Sơn, trạm bơm Phù Sa, hệ thống Sông
Cầu, hệ thống Sông Nhuệ, hệ thống Nam Định-Ngô Đồng, hệ thống Nam-Bắc Thái
Bình, hệ thống Bái Thượng, hệ thống Đô Lương, hệ thống Nha Trinh-Lâm Cấm, hệ
thống Đồng Cam…


8

Trong 9 năm kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1954 dường như không phát
triển them hệ thống thủy lợi nào, thậm chí nhiều hệ thống còn bị chiến tranh tàn phá
hủy hoại.
1.2.1.2. Giai đoạn từ 1955 đến 1975
Thời kỳ đầu, tập trung khôi phục các hệ thống thủy lợi bị chiến tranh tàn phá ở
miền Bắc để phục hồi sản xuất, tiến hành lập quy hoạch trị thủy và khai thác các
sông, trước tiên là hệ thống sông Hồng-Thái Bình, tiếp đến là sông Mã, sông Cả…
Giai đoạn nay xây dựng thêm một số công trình tưới tiêu, cấp nước ở các tỉnh
miền Bắc với các hệ thống Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, Kẻ Gỗ, Suối Hai…
1.2.1.3. Giai đoạn từ 1976 đến 1985
Triển khai lập quy hoạch các sông ở miền Nam, trước hết là ở đồng bằng sông
Cửu Long, sông Đồng Nai, tiếp đến là các sông ở miền Trung, Tây Nguyên. Phát
triển thủy lợi trong giai đoạn này tập trung vào:
- Tiêu úng vụ mùa; cấp nước tưới để phát triển vụ 3; ngăn mặn, dẫn ngọt cho
vùng ven biền miền Bắc; củng cố đê điều, các khu chậm lũ và phân lũ sông Đáy.
- Phát triển các hệ thống tưới, cấp nước ngọt và ngăn mặn, củng cố đê sông
Mã và hệ thống đê biển, nghiên cứu chuyển vụ tránh lũ chính vụ…ở miền Trung.
- Phát triển thủy lợi gắn với thủy điện, phục vụ định canh định cư, ổn định
chính trị xã hội miền núi, Tây nguyên.
- Dẫn ngọt, thau chua, ém phèn, chuyển vụ sản xuất tránh lũ, giảm thiệt hại do
lũ gây ra…ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Nghiên cứu khai thác sử dụng tổng hợp dòng chảy chính sông Đồng Nai để
cấp nước, tưới, phat điện và giảm lũ cho hạ du ở Miền Đông Nam Bộ.
1.2.1.4. Giai đoạn từ 1986 đến 2000 ( giai đoạn đổi mới):
- Tiếp tục củng cố và phát triển các hệ thống thủy lợi ở các vùng để tăng khả
năng cấp nước chủ động và ổn định; nâng cao mức đảm bảo an toàn chống lũ cho
các vùng có đê sông, đê biển bảo vệ.


9

- Phát triển mạnh thủy lợi ở đồng bằng sông Cửu Long với các giải pháp dẫn
ngọt, ém phèn, thau chua rửa mặn và kiểm soát lũ.
- Đầu tư cao hơn cho cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho nông
nghiệp, thủy sản và giảm thiểu tổn thất lũ bão cho miền Trung; Cấp nước sinh hoạt,
tưới, chăn nuôi, giảm nhẹ lũ và khai thác thủy năng để ổn định dân cư, xóa đói giảm
nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng miền núi, Tây Nguyên.
1.2.1.5. Giai đoạn 2001 đến 2011 ( giai đoạn bắt đầu công nghiệp hóa);
- Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước tiếp tục chủ trương đầu tư cải tạo
nâng cấp công trình theo hướng hiện đại , bền vững. Nhiều dự án với sự hỗ trợ quốc
tế như dự án WB1, WB2, WB3, ADB1, ADB2, ADB3,… đã đầu tư chiều sâu, bổ
sung nguồn nước, cải tạo và nâng cấp hệ thống từ đầu mối đến mặt ruộng, nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ cho gần 4 triệu
ha lúa, cấp nước cho cây trồng cạn, nuôi trồng thủy sản, nước công nghiệp và sinh
hoạt. Từ nguồn ngân sách Nhà nước, những năm qua Bộ nông nghiệp và PTNT đã
đầu tư thực hiện gần 250 công trình; trong đó có 160 công trình đã hoàn thành đưa
vào sử dụng, tăng thêm diện tích tưới lên 100 ngàn ha, tiêu 150 ngàn ha, ngăn mặn
250 ngàn ha, tạo nguồn 220 ngàn ha. Tổng năng lực tưới đến năm 2011 đạt khoảng
9 triệu ha gieo trồng (trong đó riêng tưới lúa đạt 6,77 triệu ha/năm), năng lực tiêu
đạt 1,8 triệu ha cây trồng các loại.
1.2.2. Hiện trạng công trình thủy lợi

Hệ thống công trình thủy lợi là cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ tưới tiêu mở
rộng diện tích cây trồng, góp phần quan trọng là tăng năng suất, sản lượng và chất
lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, đồng thời phòng chống giảm nhẹ thiên tai
và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2012 cả nước hiện có 904 hệ thống thủy lợi
có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên, trong đó:
- Hồ chứa có 6.831 hồ chứa các loại, với tổng dung tích trữ nước trên 35,34 tỷ
m , gồm: 29 hồ thủy điện có tổng dung tích trữ là 27,12 tỷ m3, 2460 hồ thủy lợi có
3


10

dung tích > 200 ngàn m3 và 4342 hồ nhỏ với tổng dung tích trữ là 8,22 tỷ m3, phục
vụ phát điện, cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho các ngành kinh tế trọng yếu và bảo
đảm tưới cho 800.000 ha đất canh tác.
- Hệ thống trạm bơm 13.347 trạm bơm các loại, tổng công suất lắp máy phục
vụ tưới là 250Mw, phục vụ tiêu là 300Mw.
- Cống có trên 5000 cống tưới, tiêu lớn.
- Hệ thống đê điều gồm 6151,6 km đê sông, 2488,1 km đê biển, 25.869 km bờ
bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở Đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm cây số kè.
- Hệ thống kênh có 254.815 km kênh mương các loại (trong đó kênh loại I là
32.640 km; kênh loại II là 62.217 km và kênh loại 3 là 159.860 km), đã kiên cố
được 51.856 km. Ngoài ra còn có hàng vạn công trình trên kênh tham gia nhiệm vụ
cấp thoát nước.
- Hệ thống công trình thủy lợi hiện có năng lực tưới 8.084.034 ha cả năm,
phục vụ tưới trực tiếp được 6.295.143 ha, đạt 78% (trong đó vụ Xuân sản xuất
3.008.087 ha; vụ Hè thu sản xuất 2.067.040 ha; vụ Mùa sản xuất 1.220.016 ha) và
1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp. Tạo nguồn cho 1,3 triệu ha, ngăn mặn cho
0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha. Tiêu nước cho trên 1,72 triệu ha đất

nông nghiệp và cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp.
1.2.3. Những mặt còn tồn tại trong đầu tư xây dựng thủy lợi
Tuy những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực thủy lợi của chúng ta là rất to
lớn và quan trọng, nhưng vẫn còn những mặt tồn tại cần được nghiên cứu, xem xét
để khắc phục. Những mặt tồn tại chính chủ yếu như sau:
- Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và nuôi trồng thủy sản làm thay đổi
diện tích cơ cấu sử dụng đất tạo ra những yêu cầu mới đối với công tác thủy lợi.
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, thành thị, nhu cầu tiêu thoát nước tại nhiều
khu vực tăng lên nhanh chóng. Thủy lợi chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của các
đô thị lớn. Một số tỉnh thành phố lớn đang bị ngập lụt nặng do triều cường như: TP
Hồ CHí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Hải Phòng và Vĩnh Long. Còn một số thành phố


11

bị ngập úng do lũ như TP Huế và các khu đô thị khu vực miền Trung. TP Hà Nội và
các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng thì bị ngập úng do mưa.
- Các công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, mặc dù cũng đã được đầu
tư xây dựng nhiều hồ chứa vùng thượng lưu và kết hợp hệ thống đê điều dưới hạ du
nhưng hiện nay hệ thống đê biển, đê sông và cống dưới đê còn nhiều bất cập. Phần
lớn là đê được xây dựng từ lâu không đảm bảo mặt cắt thiết kế hiện nay, chỉ chống
lũ đầu vụ và cuối vụ, chính vụ khu vực miền Trung, các cống dưới đê bị hư hỏng
nhiều. Hiện tượng bồi lấp, xói lở ở các cửa sông miền Trung còn diễn ra nhiều và
chưa được khắc phục.
- Nước thải không được xử lý hoặc xử lý không triệt để đổ vào kênh gây ô
nhiễm nguồn nước trong hệ thống thủy lợi như các hệ thống thủy nông Bắc Hưng
Hải, Sông Nhuệ, Bắc Đuống, Bắc Nam Hà,…
- Mâu thuẫn quyền lợi, thiếu sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương nên
công trình chưa phát huy hết hiệu quả phục vụ đa mục tiêu. Nhiều công trình hồ
chứa lớn trên dòng chính có hiệu quả cao về chống lũ, phát điện, cấp nước đã được

nghiên cứu, đề xuất trong quy hoạch thủy lợi nhưng trên thực tế do yêu cầu cấp
bách về năng lượng nên nhiệm vụ công trình tập trung chủ yếu vào phát điện mà bỏ
qua dung tích phòng lũ cho hạ du đã gây nên thiệt hại lớn cho hạ du khi xẩy ra lũ…
- Một số hệ thống thủy lợi có hiệu quả thấp do vốn đầu tư hạ chế nên xây dựng
thiếu hoàn chỉnh, chưa đồng bộ. Nhiều công trình chưa được tu bổ, sửa chữa kịp
thời nên bị xuống cấp, thiếu an toàn…
- Việc thực thi Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật Đê điều
và pháp lệnh phòng chống lụt bão còn xem nhẹ. Tổ chức quản lý khai thác công
trình thủy lợi chưa tương xứng với cơ sở hạ tầng hiện có.(Tính đến năm 1996 cả
nước có 20.644 công trình thủy lợi lớn nhỏ trong đó có 20.502 công trình thủy nông
(6727 hồ, đập chứa nước, 5899 cống, 2363 trạm bơm điện, 671 trạm bơm dầu, 4.842
công trình phụ thuộc, 162 trạm thủy điện kết hợp thủy nông) các công trình đã đảm
bảo tưới tiêu cho 3 triệu ha diện tích đất canh tác (chiếm 53% tổng số) tiêu trên 2
triệu ha, ngăn mặn 0,7 triệu ha và chống lũ cho 2 triệu ha. Riêng đối với vùng đồng


12

bằng sông Cửu Long đã có 1185 công trình thủy lợi trong đó có 163 trạm bơm điện
và hệ thống kênh dẫn nước ngọt sông Tiền, sông Hậu để tưới cho các vùng lúa hàng
hóa, phục vụ khai hoang tăng vụ, chuyển vụ và thâm canh. Riêng vùng đồng tháp
Mưới từ năm 1987 đến 1996, vốn đầu tư cho thủy lợi của nhà nước và nhân dân đã
lên tới 180,68 tỷ đồng đưa nước ngọt về để tăng diện tích 2 vụ từ 26.806 ha lên
86.400 ha, dùng nước ngọt ém phèn, đưa giống mới vào, năm 1996 sản xuất được
1,3 triệu tấn lúa và trở thành vùng lúa hàng hóa lớn nhất đồng bằng sông Cửu
Long).
1.3. Hiệu quả do việc xây dựng các công trình thủy lợi đem lại
Hàng ngàn công trình thủy lơi được xây dựng trong hơn sáu mươi năm qua,
trong đó có nhiều công trình quy mô lớn là yếu tố vô cùng quan trọng tạo ra sự phát
triển của sản xuất nông, lâm, thủy sản nâng cao năng lực phòng chống giảm nhẹ

thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới. Hệ thống thủy
lợi vơi hàng ngàn hồ đập, trạm bơm, hàng chục ngàn km kênh mương, đê kè được
hình thành là một thành tựu hết sức to lớn của đất nước. Sự phát triển của nông
nghiệp và nông thôn đã góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc xóa đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, làm cơ sở ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội trong nước. Đồng thời, những thành tựu này đã góp phần nâng cao vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế, nổi bật là những thành tựu trong việc giải quyết
vấn đề an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu nông, thủy sản với một
số mặt hàng có vị thế cao trên thị trường quốc tế. Có thể khái quát những mặt hiệu
quả mà thủy lợi đóng góp cho đất nước trong thời gian qua như sau:
1.3.1. Hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
Tính đến nay trên phạm vi cả nước, các hệ thống thủy lợi lớn, vừa và nhỏ tương
đối đầy đủ đã đảm bảo phục vụ cho nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế.
Các hệ thống thủy lợi đã đảm bảo tưới tiêu trực tiếp cho hơn 3,45 triệu ha đất
nông nghiệp, tiêu úng vụ mùa khoảng 1,7 triệu ha, ngăn mặn cho gần 1 triệu ha, cải
tạo 1,6 triệu ha đất chua phèn ở đồng bằng sông Cửu Long. Góp phần đưa sản lượng


13

lương thực đạt 48,6 triệu tấn ( năm 2012). Các công trình thủy lợi còn tưới trên 1
triệu ha rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Trong điều kiện hiện nay dân đông, đất canh tác ít, nên đất canh tác quay vòng
2-3 vụ. Đến nay toàn bộ các công trình thủy lợi trên toàn quốc đã tưới cho 7,61 triệu
ha lúa và 1 triệu ha rau màu cây công nghiệp. Trong 7,61 triệu ha lúa được tưới thì
có 2,89 triệu ha lúa Đông Xuân; 2,25 triệu ha lúa Hè Thu; 2,51 triệu ha lúa mùa.
Với tổng diện tích gieo trồng lúa và rau màu cây công nghiệp được tưới đạt 8,6 triệu
ha. Nhờ có các biện pháp thủy lợi cũng như cải tiến khoa học kỹ thuật cùng với việc
đưa giống mới vào sản xuất nên trong vòng 10 năm qua sản lượng lương thực tăng
bình quân hàng năm khoảng trên 1 triệu tấn/năm.

Thành quả trên đã góp phần tăng sản lượng lúa từ 16 triệu tấn năm 1986 lên
19,2 triệu tấn năm 1990; 32,5 triệu tấn năm 2000; 38,7 triệu tấn năm 2008 và 48,6
triệu tấn năm 2012. Đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành nước có nền
an ninh lương thực được đảm bảo và là nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới,
với mức 4 triệu tấn/năm.
1.3.2. Phòng chống giảm nhẹ thiên tai
Với việc nâng cấp , xây mới gần 6000km đê sông, 3000 km đên biển và trên
20.000 km bờ bao, hàng nghìn cống bọng dưới đê, hàng trăm km bờ kè đã tăng cao
khả năng chống lũ đảm bảo đời sống sản xuất, an sinh cho nhân dân cho các khu
vực thường xuyên bị lũ lụt đe dọa.
Ở đồng bằng sông Cửu Long: Hệ thống bờ bao đã chống được lũ sớm, lũ tiểu
mãn bảo vệ lúa hè thu, kết hợp các hệ thống trạm bơm được đầu tư thời gian gần
đây giúp nâng cao diện tích gieo trồng lúa vụ Thu Đông (vụ 3) nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Hoàn thành các công trình, hồ chứa lợi dụng tổng hợp có nhiệm vụ cắt lũ hạ du
như: Sơn La (sông Đà), Tuyên Quang (sông Gâm), Tân An (Ninh Thuận),…các
công trình trên sông Mã, sông Đồng Nai, Sê San, sông Ba,…


14

1.3.3. Đảm bảo cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và phát triển thủy điện
Đi đôi với mở rộng diện tích tưới, tiêu để đảm bảo nước ngọt quanh năm cho
nhiều vùng rộng lớn ở cả đông bằng, trung du và miền núi mà trước kia nguồn nước
ngọt rất khó khăn qua đó tạo điều kiện phân bổ dân cư, phát triển chăn nuôi gia súc,
gia cầm, phát triển thủy sản. Hàng năm các công trình thủy lợi bảo đảm cấp 5-6 tỷ
m3 nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác.
Trong những năm qua chúng ta đã xây dựng và đưa vào khai thác nhiều công
trình thủy điện vừa và lớn.Ngoài ra thủy điện nhỏ của nước ta có tiềm năng rất lớn.
Theo số liệu của Bộ Công thương, thì hiện nay chúng ta đã xây dựng được hàng

trăm thủy điện nhỏ với tổng công suất khoảng 110 MW.
TT

Tên công trình thủy điện

Công suất (MW)

Lưu vực sông

1

Sơn La

2400

Sông Đà

2

Hòa Bình

1920

Sông Đà

3

Thác Bà

108


Sông Chảy

4

Tri An

400

Sông Đồng Nai

5

Yaly

720

Sông Đồng Nai

Bảng 1-1: Một số công trình thủy điện loại lớn đã được xây dựng.
1.3.4. Góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới
Hệ thống các công trình thủy lợi đã thực sự đóng góp cho quá trình xây dựng và
phát triển nông thôn Việt Nam.Đăc biện hệ thống thủy lợi là một phần quan trọng
trong tiếu chí xây dựng Nông Thôn Mới.
Ở vùng sâu, vùng xa do ruộng đất ít, tập quán canh tác còn lạc hậu, dân số tăng
nhanh, vì vậy cuộc sống gặp nhiều khó khăn, có nơi còn quá nghèo, các công trình
thủy lợi nhỏ được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã giúp cho nông dân
có nước để canh tác, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng khó khăn. Nhiều
công trình đã tạo ra nguồn nước để trồng trọt và định canh, định cư để xóa đói giảm
nghèo .



15

1.3.5. Góp phần quản lý tài nguyên nước thích ứng biến đổi khí hậu
Đã có nhiều công trình thủy lợi như hồ chứa, các hệ thống chuyển nước lưu vực
đã thực sự góp phần to lớn vào việc điều hòa nguồn nước giữa mùa nước thừa và
mùa nước thiếu, giữa năm thiếu nước và năm thừa nước, giữa vùng thừa nước và
vùng khan hiếm nước, biến nguồn nước ở dạng tiềm năng đổ ra biển thành nguồn
nước có ích cho quốc kế dân sinh.
Nhiều hệ thống đê bao, kè biển được đầu tư xây dựng kiên cố thích ứng chống
chọi sự diễn biến bất thường thời tiết cũng như sự dâng lên của nước biển, đảm bảo
ổn định cho sản xuất nông nghiệp.
1.4. Các tiêu chí đáng giá hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi
1.4.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực để đạt được mục tiêu nhất định của một quá trình.
Như vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư được đặc trưng bằng
các chỉ tiêu qua phương pháp định tính hoặc qua phương pháp định lượng. Thể hiện
quan hệ giữa chi phí bỏ ra của dự án và các kết quả đạt được theo mục tiêu của dự
án.
Một dự án đầu tư xây dựng công trình được xem là hiệu quả khi hiệu quả đó
được đánh giá trên nhiều mặt (kinh tế, xã hội, môi trường,…). Trong đó, hiệu quả
kinh tế là một phần của hiệu quả công trình và được đánh giá bằng giá trị đạt được
trên chi phí bỏ ra
1.4.2. Tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư
Mục đính của việc phân tích kinh tế là nhằm xem xét và đánh giá khả năng và
mức độ đóng góp về mặt lợi ích của dự án xây dựng công trình cho nền kinh tế quốc
dân. Phân tích kinh tế nhằm giúp cơ quan có thẩm quyền đưa ra được quyết định
nên hay không nên triển khai dự án dựa trên cơ sở mức độ khả thi kinh tế của dự án;

lựa chọn được phương án hiệu quả nhất trong số các phương án có thể. Đánh giá rút


16

kinh nghiệm, điều chỉnh nhằm tăng tính hiệu quả của dự án đối với các dự án đầu tư
xây dựng công trình đã đi vào giai đoạn vận hành khai thác.
Trong giai đoạn lập dự án, để lựa chọn được phương án tối ưu cho một dự án
đầu tư xây dựng công trình người ta có thể dùng 3 loại phân tích là: phân tích kinh
tế-kỹ thuật, phân tích tài chính và phân tích kinh tế-xã hội.
Thông thường sau khi các phương án kỹ thuật được đề xuất, phân tích kỹ thuật
giúp người ta lựa chọn được các phương án hợp lý. Đến lúc này, nếu có đủ số liệu
cần thiết, người ta có thể tiến hành so sánh, lựa chọn phương án tối ưu thông qua
phân tích kinh tế-kỹ thuật, nghĩa là dùng các phương pháp như phương pháp giá trịgiá trị sử dụng hay phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để lựa
chọn phương án tối ưu. Nếu bước phân tích kinh tế-kỹ thuật đã lựa chọn được
phương án tối ưu thì bước phân tích tài chính và phân tích kinh tế-xã hội sẽ khẳng
định tính hiệu quả hay không hiệu quả của phương án đó về mặt tài chính và kinh
tế-xã hội. Nếu bước phân tích kinh tế-kỹ thuật không thực hiện được do không đủ số
liệu hoặc thực hiện rồi nhưng chưa lựa chọn được phương án tối ưu thì bước phân
tích tài chính và phân tích kinh tế-xã hội là công cụ đắc lực để chỉ ra phương án tối
ưu cần lựa chọn.
Phân tích tài chính xem xét dự án đầu tư theo góc độ lợi ích trực tiếp của chủ
đầu tư. Trái lại phân tích kinh tế lại đánh giá dự án xuất phát từ lợi ích của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội. Phân tích kinh tế cần thiết vì:
- Trong nền kinh tế thị trường, tuy chủ trương đầu tư phần lớn là do các doanh
nghiệp tự quyết định xuất phát từ lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp, nhưng nó
không trái với luật pháp và phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế-xã hội
chung của đất nước, trong đó lợi ích của đất nước và của doanh nghiệp được kết hợp
chặt chẽ. Những yêu cầu này phải được thể hiện thông qua phần phân tích kinh tế
của dự án.

- Phân tích kinh tế đối với nhà đầu tư đó là căn cứ chủ yếu để thuyết phục Nhà
nước, các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án, thuyết phục các ngân hàng cho
vay vốn, thuyết phục nhân dân địa phương ủng hộ chủ đầu tư thực hiện dự án.


17

- Đối với Nhà nước, phân tích kinh tế là căn cứ chủ yếu để Nhà nước xét duyệt
để cấp giấy phép đầu tư;
- Đối với các tổ chức viện trợ dự án, phân tích kinh tế cũng là một căn cứ quan
trọng để họ chấp thuận viện trợ, nhất là đối với các tổ chức viện trợ nhân đạo, viện
trợ cho các mục đích xã hội, viện trợ cho bảo vệ môi trường…
- Đối với các dự án phục vụ lợi ích công cộng cho Nhà nước trực tiếp bỏ vốn
thì phân tích lợi ích kinh tế đóng vai trò chủ yếu trong dự án, loại dự án này hiện
nay ở nước ta hiện nay khá phổ biến và chiếm một nguồn vốn khá lớn mà các dự án
đầu tư xây dựng thủy lợi, giao thông là một minh chứng.
- Đối với các dự án đã đi vào quản lý khai thác, việc phân tích kinh tế của dự
án luôn giữ vai trò quan trọng trong việc rút ra các bài học, đánh giá những kết quả
đạt được và tìm ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
1.4.3. Thực chất hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của một dự án xây dựng công trình thủy lợi là một
việc làm hết sức phức tạp và khó khăn. Chúng ta không thể dùng một chỉ tiêu đơn
độc hay một phương pháp để xác định, mà cần phải dùng nhiều chỉ tiêu, nhiều nhóm
chỉ tiêu, nhiều phương pháp, vì mỗi chỉ tiêu, mỗi nhóm chỉ tiêu, nhóm phương pháp
chỉ phản ánh, thể hiện được một mặt hiệu quả kinh tế của công trình. Hiệu quả kinh
tế của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được thể hiện và chịu ảnh hưởng
bởi:
- Thành quả và chất lượng của công trình thủy lợi được đánh giá thông qua sản
phẩm nông nghiệp, năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị sản lượng của sản phẩm
nông nghiệp là cơ sở căn cứ quan trọng để xác định hiệu quả kinh tế của công trình

thủy lợi.
- Hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự
nhiên như: mưa bão,lũlụt, sâu bệnh, giá cả thị trường…và bị các yếu tố này chi
phối, làm ảnh hưởng. Nói một cách khác, chỉ khi loại trừ được các yếu tố tác động
trên mới thấy được hết hiệu quả kinh tế thực mà công trình thủy lợi mang lại.


18

- Chế độ thâm canh, loại cây trồng và giá trị kinh tế hàng hóa của cây trồng, cơ
cấu cây trồng, trình độ sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh
tế của công trình thủy lợi.
- Ngoài việc đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, các công trình thủy lợi còn đem
lại các hiệu quả to lớn khác mà khó có thể tính toán bằng tiền như: hiệu quả về mặt
chính trị, quốc phòng an ninh, hiệu quả đối với xã hội, môi trường và các ngành
không sản xuất vật chất khác.
1.4.4. Nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi
Khi phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế mà công trình thủy lợi mang lại cần
phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Phải xem xét, phân tích hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi trong trường
hợp có và không có dự án. Hiệu quả mà dự án mang lại là phần hiệu quả tăng thêm
giữa trường hợp có so với khi không có dự án.
- Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một dự án có liên quan đến việc giải quyết
những nhiệm vụ phát triển lâu dài của hệ thống thủy lợi, của việc áp dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, dự án khai thác những khu vực mới…
thì việc đánh giá được xác định với điều kiện công trình đã được xây dựng hoàn
chỉnh, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng, sản xuất và sản phẩm của khu
vực mới đã được thực hiện. Trong những trường hợp cần thiết có thể thay đổi giá trị
và tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế.
- Khi xác định hiệu quả kinh tế của việc dùng nước tiêu thải để tưới cho diện

tích đất nông nghiệp thì hiệu quả kinh tế của công trình được xác định trên kết quả
của việc thực hiện: là nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.
- Khi nghiên cứu xác định hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi, ngoài việc
đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế còn phải đánh giá hiệu quả về mặt bảo vệ môi
trường và việc cải thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác.
- Khi phân tích tính toán hiệu quả vốn đầu tư, cần xem tới sự gián đoạn về mặt
thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn bỏ vốn và giai đoạn thu nhận kết quả đó là


19

thời gian xây dựng vốn bị ứ đọng và thời gian công trình đạt được công suất thiết
kế.
- Khi lập dự án, thiết kế công trình, nhất thiết phải đưa ra các phương án để
xác định hiệu quả kinh tế so sánh của các phương án. Mặt khác cần phải đánh giá
hiệu quả kinh tế của các phương án lựa chọn với tiêu chuẩn hiệu quả đã được quy
định. Không nên tiến hành xây dựng công trình bằng mọi giá, nếu công trình không
hiệu quả.
- Ngoài việc phân tích những nguồn lợi mà dự án xây dựng công trình đem lại,
cũng phải cần phân tích, đánh giá những thiệt hại do việc xây dựng công trình gây
ra một cách khách quan và trung thực.
- Không được xem xét hiệu quả kinh tế theo giác độ lợi ích cục bộ và lợi
nhuận đơn thuần của một dự án công trình , mà phải xuất phát từ lợi ích toàn cục
toàn diện của cộng đồng, của Quốc gia.
- Không đơn thuần xem xét hiệu quả kinh tế là mức tăng sản lượng của một
công trình nào đó, điều quan trọng là mức tăng sản lượng của tổng hợp tất cả các
công trình (kể cả công nghiệp, sản xuất hàng hóa, xuất khẩu,…).
- Trong trường hợp đặc biệt, không nên chỉ xem xét hiệu quả kinh tế của công
trình là nguồn lợi ích kinh tế. Có những khi vì mục đích chính trị, quốc phòng, nhu
cầu cấp thiết của dân sinh, vẫn phải tiến hành xây dựng công trình. Trong trường

hợp này hiệu quả công trình là hiệu quả về mặt chính trị quốc phòng an ninh.
- Khi xây dựng công trình, không chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà cũng
phải quan tâm tới lợi ích lâu dài, hoặc hạn chế việc phát huy hiệu quả của công trình
trong tương lai.
- Phải xem xét hiệu quả kinh tế của công trình cả về mặt kinh tế và mặt tài
chính. Hay nói cách khác phải đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân và chủ đầu tư
để xem xét tính hiệu quả của dự án. Dự án chỉ khả thi khi đạt được hiệu quả cả về
mặt kinh tế-xã hội lẫn mặt tài chính.
- Do tiền tệ có giá trị theo thời gian nên trong nghiên cứu hiệu quả kinh tế phải
xét tới yếu tố thời gian của cả dòng tiền chi phí và thu nhập của dự án.


20

1.5. Một số chỉ tiêu dùng trong đánh giá hiệu quả kinh tế của công trình thủy
lợi
Hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi là hiệu quả mang tính tổng hợp, vì công
trình thường là công trình công ích phục vụ đa mục tiêu.Để đánh giá được hiệu quả
kinh tế mà công tình thủy lợi mang lại, người ta thường sử dụng nhiều nhóm chỉ
tiêu, trong mỗi nhóm chỉ tiêu lại có nhiều chỉ tiêu. Các nhóm chỉ tiêu thường được
sử dụng đánh giá gồm có:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá từng mặt hiệu quả kinh tế của công trình gồm các chỉ
tiêu sau: Chỉ tiêu về sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp; chỉ tiêu tăng năng suất
cây trồng; chỉ tiêu về sự thay đổi giá trị tổng sản lượng; chỉ tiêu về sự thay đổi tình
hình lao động; chỉ tiêu về sự thay đổi tỷ suất hàng hóa nông sản; tăng thêm việc làm
cho người dân trong vùng dự án; tăng thu nhập cho người hưởng lợi; góp phần xóa
đói giảm nghèo;… các chỉ tiêu này được sử dụng khi cần phân biệt tính vượt trội
của một hoặc một số mặt hiệu quả mà nhà đầu tư cần quan tâm.
- Nhóm chỉ tiêu phân tích trình độ sử dụng nguồn vốn, gồm các chỉ tiêu: Chỉ
tiêu lượng vốn đầu tư cho một đơn vị diện tích đất canh tác; chỉ tiêu lượng vốn đầu

tư cho một đơn vị diện tích đất gieo trồng; chỉ tiêu về lượng vốn đầu tư cho một đơn
vị giá trị sản lượng nông nghiệp tăng thêm; chỉ tiêu hệ số hiệu quả vốn đầu tư; chỉ
tiêu về trang bị vốn cho lao động;…
- Nhóm chỉ tiêu thời gian hoàn vốn và bù vốn đầu tư chênh lệch. Nhóm chỉ
tiêu này nhằm đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư của dự án cho chủ đầu tư. Chỉ
tiêu thời gian bù vốn đầu tư chênh lệch dùng trong so sánh lựa chọn phương án. Chỉ
tiêu thời gian hoàn vốn dùng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế của một phương
án so với tiêu chuẩn kỳ vọng của chủ đầu tư về thời gian hoàn vốn.
- Nhóm chỉ tiêu phân tích chi phí lợi ích, đây là phương pháp hiện đang được
sử dụng khá phổ biến. Một trong những ưu điểm vượt trội của phương pháp này so
với các phương pháp sử dụng các chỉ tiêu nêu trên là xét yếu tố thời gian của dòng
tiền dự án. Một cách tiếp cận rất phù hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.


×