Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.47 KB, 35 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.
I, Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dưong giai đoạn
2006 - 2010.
Giai đoạn 2006-2010 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện
Chiến lượcc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 và định hướng mục
tiêu phát triển đến năm 2020 với nhiều cơ hội và thách thức mới trong quá
trình hội nhập.
Ngoài bối cảnh chung trong nước và thế giới tác động vào, tỉnh Hải
Dương còn có những thuận lợi và khó khăn thách thức nội tại. Những thuận
lợi cơ bản là: Tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế liên tục tăng trưởng;
cơ sở hạ tầng, năng lực sản xuất, trình độ, kinh nghiệm quản lý trên các lĩnh
vực bước đầu được tích luỹ, là tiền đề quan trọng cho bước phát triển trong
thời gian tới, công cuộc đổi mới được tiếp tục đẩy mạnh, cơ chế quản lý từng
bước được hoàn thiện, hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống pháp luật đáp
ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của quản lý, tạo hành lang thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội; vị trí địa lý, giao thông có nhiều thuận lợi. Những khó
khăn, thách thức cơ bản là: Quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ công nghệ và
chất lượng lao động còn thấp; chưa có sản phẩm mũi nhọn với sức cạnh tranh
cao, nhiều vấn đề về xã hội, nhất là việc làm, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi
trường… trở nên gay gắt, tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng vẫn là một nguy
cơ lớn cản trở sự phát triển; thiên tai, bệnh dịch có thể xảy ra.
1, Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục đoàn kết, đổi mới, tận dụng mọi thời cơ và chủ động tạo ra cơ
hội mới, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển nhanh,
bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
1
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương


2
hội nhập; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình
quân chung của cả nước, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu cơ bản trở thành
tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội, cải
thiện rõ rệt đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần cho nhân dân; nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo, bảỏ vệ sức khoẻ cộng đồng. Tăng cường tiềm
lực quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự và an
toàn xã hội. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững
mạnh.
2, Những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 -2010.
- Tổng sản phẩm (GDP) tăng 11,55/năm trở lên.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 4,5%/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 20%/năm.
- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13%/năm.
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp – Công nghiệp, xây dựng -
Dịch vụ là 19% - 48% - 33%; cơ cấu lao động tương ứng là: 53% - 27% - 20%
vào năm 2010.
- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17 triệu đồng trở lên (theo
giá thực tế).
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 25%/năm.
- Thu ngân sách nhà nước tăng 10%/năm trở lên.
- Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn 5 năm đạt trên 40 ngàn tỷ đồng.
- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; đảm bảo 90-95% học sinh học
hết bậc trung học cơ sở được học tiếp, trong đó 10-15% học ở các trường
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
2
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
3

- Nâng cao chất lượng các chương trình chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân. Hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 18% vào năm
2010.
- Tỷ lệ sinh bình quân 0,2-0,3/%o/năm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới
0,9%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%/năm, cuối năm 2010 còn 7,5% (theo chuẩn
mới).
- Năm 2010 có trên 90% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.
- Hàng năm giải quyết, tạo việc làm mới cho 3 vạn lao động trở lên.
Đến năm 2010 có trên 40% số lao động qua đào tạo.
- 100% số huyện có sân vận động trung tâm, thư viện được nâng cấp
xây mới; 100% số xã, phường, thị trấn, khu dân cư, 90% số cơ quan, đơn vị,
80% số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá.
- Hàng năm có trên 70% số tổ chức cơ sở Đảng; 80% số cơ quan, chính
quyền cơ sở; 75% tổ chức cơ sở của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân
đạt trong sạch, vững mạnh.
II, Định hướng đầu tư xây dựng cơ bản
1, Quan điểm đầu tư xây dựng cơ bản
Kế hoạch 5 năm 2006-2010 là giai đoạn cuối thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010) với nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục
thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Vì vậy trong giai đoạn tới cần tiếp tục tập trung cao nhất tốc độ đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể là:
- Nâng cao tầm nhìn (tính định hướng chiến lược) và tính đồng bộ của
công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
3
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
4

- Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng những ngành và lĩnh vực
quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thay đổi rõ nét
bộ mặt đô thị và nông thôn (hiện đại hoá đô thị, đô thị hoá nông thôn), tạo
thuận lợi thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, cải thiện và nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, ổn định xã hội, giữ vững an ninh
và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, đảm bảo phát
triển bền vững.
- Xây dựng mục tiêu đầu tư cụ thể cho từng lĩnh vực, trong đó xác định
các công trình đầu tư trọng điểm trong thời gian tới có tác dụng thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội không chỉ trong phạm vi một địa phương mà cho phạm vi
vùng và toàn tỉnh.
- Phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó vốn
ngân sách tập trung đầu tư các công trình quan trọng, hỗ trợ đầu tư để khai
thác các nguồn vốn khác cho đầu tư xây dựng cơ bản.
2, Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, duy trì khả
năng phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững trong thời gian tới cần tiếp
tục tập trung mọi nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã
hội. Tổng vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng trong giai đoạn tới khoảng
16.989,2 tỷ đồng, cụ thể tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như sau:
2.1, Nông nghiệp-lâm nghiệp-thuỷ sản.
2.1.1, Nông nghiệp: Tổng vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng, trong đó tập
trung đầu tư vào các lĩnh vực sau:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất cho các cơ sở sản xuất giống, hệ
thống bảo vệ thực vật, thú y do nhà nước quản lý; đầu tư máy móc, trang thiết
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
4
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
5

bị hiện đại hình thành một số trung tâm sản xuất giống chất lượng cao; khuyến
khích các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống.
- Đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp
2.1.2, Lâm nghiệp: Dự kiến tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị cho công tác quản lý và chăm sóc rừng, trong đó có đầu tư một số tuyến
đường kết hợp phục vụ dân sinh và phòng chống cháy rừng.
Tổng vốn đầu tư dự kiến 16 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương 12 tỷ
đồng, ngân sách địa phương 4 tỷ đồng.
2.1.3, Thuỷ lợi
a, Hệ thống đê điều: Tiếp tục có kế hoạch tu bổ đê điều, đảm bảo công
tác phòng chống lụt bão kết hợp với giao thông vận tải. Tổng vốn đầu tư trong
5 năm tới khoảng 683 tỷ đồng, cụ thể như sau:
+ Đắp đê: Tập trung đắp hoàn chỉnh các tuyến đảm bảo mặt cắt theo
thiết kế, đắp cơ đê, lấp đầm ao sát chân đê. Khối lượng đắp đê trung ương
quản lý khoảng 1.300.000m
3
, đê địa phương 1.200.000m
3
; gia cố đê trung
ương 70.000mks, đê địa phương 120.000mks.
+ Củng cố những kè xung yếu xây dựng từ lâu, có biện pháp khắc phục
tình trạng sạt lở ở một số khu vực.
+ Xây dựng và cải tạo hệ thống cống dưới đê: Đầu tư xây dựng mới
những cống hư hoặc hỏng ngắn không đảm bảo chống lụt, trong đó địa
phương quản lý 7 cống, trung ương 5 cống.
+ Hoàn thiện hệ thống điếm canh đê, nhà quản lý đê: xây dựng 4 nhà
quản lý đê do trung ương đầu tư, 65 điếm canh đê (trung ương 5, địa phương
60).
+ Cải tạo và cứng hoá mặt đê: trước mắt tập trung cứng hoá đoạn đê
gần khu dân cư tập trung, những nơi đê kết hợp đường giao thông. Hoàn thành

Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
5
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
6
kè 14km đê sông Thái Bình đoạn chạy qua thành phố Hải Dương, nâng cấp
các tuyến đê Kim Thành, Nam Sách.
+ Các công trình khác: Củng cố và khép kín dần hàng tre chắn sóng.
b, Hệ thống thuỷ nông: Đầu tư đảm bảo dẫn nước tưới tiêu kết hợp phát
triển giao thông thuỷ và du lịch; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá
kênh mương (500km) nhằm nối mạng hoàn chỉnh đồng bộ những tuyến kênh
đã làm xong, trong đó tập trung đầu tư kênh mương cấp 3, chú trọng tới
những vùng thâm canh cao; mở rộng diện tích tưới tiêu và nâng cao chất
lượng tưới tiêu, xây dựng, nâng cấp 15 trạm bơm, thay thế 60 máy bơm trục
ngang cũ 4000 m
3
/h sang máy hỗn hợp 4000 m
3
/h, tăng thêm năng lực tưới
tiêu chủ động cho khoảng 25.000ha, xoá bỏ 50% số trạm bơm dã chiến. Tổng
vốn đầu tư khoảng 738 tỷ đồng.
2.1.4, Hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản: Khai thác tiềm năng đất đai; quy
hoạch chuyển đổi các vùng hiệu quả canh tác thấp, có điều kiện thuận lợi
thành vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Dự kiến trong 5 năm tới chuyển đổi
2.100ha đất sang nuôi trồng thuỷ sản. Tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng.
2.2, Giao thông
2.2.1, Đường sắt:
Nâng cấp và xây dựng một số tuyến đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật quy
định, các tuyến đường sắt phải trở thành các tuyến vận tải xương sống của hệ
thống vận tải thống nhất, kết nối các khu đô thị lớn, các trung tâm công
nghiệp.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng nâng cấp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
chủ yếu, đến năm 2010 nghiên cứu đưa lên điện khí hoặc đường đôi, rút ngắn
thời gian hành trình, tuyến Kép - Hạ Long được duy tu, bảo dưỡng, nâng cao
sức kéo, xây dựng tín hiệu bán tự động và thông tin cáp quang; tuyến Chí
Linh - Phả Lại: nâng cấp trở thành tuyến đường sắt quốc gia
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
6
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
7
Tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.
2.2.2, Đường bộ:
- Đường quốc lộ: Đến năm 2010, tổng số chiều dài đường quốc lộ chạy
qua địa bàn tỉnh là 315,7km. Tổng vốn đầu tư khoảng 1543 tỷ đồng.
Hoàn thành giai đoạn 1 tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; hoàn
chỉnh Quốc lộ 37, 38 theo quy mô cấp đường, đoạn qua các thị trấn, thị tứ
được mở rộng theo tiêu chuẩn đường đô thị, mặt bê tông nhựa; tiến hành duy
tu bảo dưỡng, đảm bảo giao thông trên các tuyến quốc lộ 5A, 18, 183, 10.
Đầu tư nâng cấp một số tuyến đường tỉnh: 39B, 191, 188, 17A chuyển
thành đường quốc lộ với quy mô cấp III đồng bằng, mặt đường bê tông nhựa,
cầu cống tải trọng H30.
- Đường tỉnh lộ: Đầu tư cải tạo, thảm nhựa toàn bộ tuyến đường tỉnh
hiện có có quy cấp IV hoàn chỉnh, một số tuyến có quy mô cấp III đồng bằng,
các đoạn chạy qua các đô thị được mở rộng theo đường cấp đô thị, nâng cấp
19 cầu từ H10 lên H30; xây mới cầu Hợp Thanh, cầu Hàn, cầu Lộ Cương và
đường 62m kéo dài nối với đường 62m trong khu đô thị phía Tây thành phố
Hải Dương. Đầu tư cải tạo nâng cấp 112km đường huyện thành đường tỉnh.
Tổng vốn đầu tư khoảng 450 tỷ đồng.
- Đường đô thị: Thảm bê tông nhựa các tuyến phố chính, tập trung vốn
đầu tư xây dựng các tuyến đường nối giữa khu Đông và khu Tây thành phố
Hải Dương (đường Nguyễn Chí Thanh, đường 52m kéo dài). Xây dựng các

tuyến đường vành đai I (bắc thành phố Hải Dương từ Ngã Ba Hàn đến Lai
Cách dài 17km, nam thành phố Hải Dương dài 12km trong đó có cầu Tiên
Kiều, cầu Cống Câu, cầu Đò Tỵ). Tổng vốn đầu tư khoảng 350 tỷ đồng.
- Đường huyện: Quy hoạch đến năm 2020 nâng cấp 112 km đường
huyện lên đường tỉnh và nâng cấp 299km đường xã thành đương huyện, Dự
kiến trong giai đoạn 2006-2010 sẽ cải tạo, nâng cấp 100% đường huyện quy
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
7
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
8
mô cấp IV châm chước ( mặt đường nhựa, BTXM hoặc kết cấu tương đương).
Những đoạn tuyến qua thị trấn, thị tứ được mở rộng theo cấp đường đô thị.
Cầu cống được cải tạo nâng cấp có tải trọng từ H13 trở lên. Tổng vốn đầu tư
khoảng 180 tỷ đồng.
- Đường giao thông nông thôn: Cải tạo, nâng cấp đường xã với quy mô
tối thiểu loại A (mặt đường nhựa, BTXM hoặc kết cấu tương đương), cầu
cống có tải trọng từ H10 trở lên; cải tạo, nâng cấp 85% số đường thôn, xóm
(mặt đường nhựa, BTXM, lát gạch nghiêng vữa xi măng), phần còn lại xây
dựng mặt đường bằng vật liệu cứng.
Tổng vốn đầu tư khoảng 720 tỷ đồng.
2.2.3, Đường thuỷ:
Đầu tư cải tạo, mở rộng các tuyến giao thông thuỷ do trung ương và
địa phương quản lý, kết nối với đường bộ, đường sắt tạo thành mạng lưới liên
hoàn trong vùng và với các vùng kinh tế khác.
Đối với tuyến sông trung ương quản lý: tiến hành cải tạo, nạo vét đảm
bảo hoạt động thuận lợi cho tầu, xà lan có trọng tải từ 200 tấn trở lên, luồng
vào cảng Cống Câu đủ đáp ứng cho tàu pha sông biển loại có trọng tải từ 400
tấn trở lên. Hiện đại hoá một bước hệ thống biển báo hiệu dẫn luồng.
Nâng cấp, cải tạo 6 tuyến sông do địa phương quản lý với tổng chiều
dài 119km để đảm bảo giao thông thuận lợi cho các phương tiện vận tải thuỷ

có trọng tải tới 100 tấn; đầu tư nâng cấp để quản lý, khai thác thêm 3 tuyến
sông Hương, sông Đại Tân và Sông Văn Thai có chiều dài 46km đưa tổng số
chiều dài tuyến sông địa phương quản lý là 165km.
Xây dựng trạm quản lý, hệ thống báo hiệu đường thuỷ trên sông Văn
Thai, sông Hương và sông Đại Tân. Phối hợp với tỉnh Hưng Yên quy hoạch
xây dựng cải tạo, nâng cấp tuyến sông Bắc Hưng Hải đủ tiêu chuẩn nâng lên
thành sông trung ương quản lý.
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
8
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
9
Tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 70 tỷ đồng.
2.3, Hệ thống điện
+ Điện lực: Tiếp tục đầu tư nâng cấp các trạm biến áp 110kv hiện có (6
trạm) và hệ thống lưới điện, đảm bảo công suất truyền tải, đáp ứng nhu cầu sử
dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt. Xây dựng một số tuyến cung cấp điện
cho các khu, cụm công nghiệp tập trung; hoàn thành dự án cải tạo hệ thống
lưới điện trên địa bàn thành phố Hải Dương. Tổng vốn đầu tư khoảng 750 tỷ
đồng.
+ Điện chiếu sáng: Đầu tư nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng đô thị, thị
trấn, thị tứ, đường gom quốc lộ 5A. Tổng số vốn đầu tư 50 tỷ đồng, trong đó
vốn ngân sách 45 tỷ đồng, vốn huy động của dân 5 tỷ đồng.
+ Điện nông thôn: Thực hiện Dự án năng lượng nông thôn II sử dụng
nguồn vốn vay của ngân hàng thế giới (WB) trong thời gian tới sẽ đầu tư cải
tạo, phục hồi nâng cấp và mở rộng lưới điện cho 60 xã trên địa bàn 11 huyện
của tỉnh Hải Dương, nâng cao chất lượng cung cấp điện cho khu vực nông
thôn. Tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương (Từ nguồn vốn
vay WB) 208 tỷ đồng, ngân sách địa phương 16 tỷ đồng, vốn dân doanh 76 tỷ
đồng.
2.4, Y tế.

Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế theo hướng ưu tiên cho bệnh viện
đa khoa, trung tâm y tế chuyên sâu tuyến tỉnh và các bệnh viện khu vực vùng
núi, vùng sâu. Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh, phù hợp
với chức năng nhiệm vụ từng tuyến, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị
chẩn đoán bệnh, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Đầu tư hệ thống xử lý
rác thải và nước thải cho các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Đẩy mạnh
hoạt động xã hội hoá y tế, khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
9
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
10
kinh tế tham gia hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Tổng vốn đầu tư
khoảng 620 tỷ đồng.
- Bệnh viện tuyến tỉnh và khu vực: Hoàn thành và đưa vào sử dụng
bệnh viện đa khoa, bệnh viện lao và phổi mới, bệnh viện phụ sản; tiếp tục đầu
tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh. Quy hoạch và
xây dựng mới bệnh viện quân y 7
- Bệnh viện tuyến huyện: tiếp tục đầu tư xây dựng và cải tạo các khoa
phòng chức năng, thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh, giảm tải cho bệnh viện
tuyến tỉnh.
- Trạm y tế xã: Đầu tư cơ sở vật chất và máy móc, thiết bị, đảm bảo đến
năm 2010 100% các trạm y tế xã được xây dựng kiên cố.
2.5, Giáo dục-Đào tạo
Đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực giáo dục, huy động mọi nguồn lực để
kiên cố hoá phòng học, xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn quốc gia ở các cấp
học, phát triển mạnh các trung tâm giáo dục cộng đồng, hình thành trường đại
học đào tạo đa ngành.
- Nhà trẻ, mẫu giáo: đầu tư tăng tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng lên
80%, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào cấp học này. Tổng vốn
đầu tư khoảng 17 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 2 tỷ đồng.

- Tiểu học: đầu tư đưa tỷ lệ các phòng học được kiên cố cao tầng lên
100%, trong 5 năm tới sẽ đầu tư xây dựng đảm bảo 30% số trường đạt trường
chuẩn quốc gia, phát triển một số trường dân lập. Tổng số vốn đầu tư khoảng
60 tỷ đồng.
- Trung học cơ sở: Kiên cố cao tầng 100% số phòng học, các trường có
đủ phòng bộ môn và thư viện theo quy định. Trong thời gian tới đầu tư chuẩn
hoá quốc gia 30% số trường, khuyến khích các thành phần kinh tế mở trường
dân lập. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 70 tỷ đồng
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
10
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
11
- Trung học phổ thông: ổn định số lớp công lập như hiện nay, phát triển
các trường ngoài công lập, chuyển các trường trung học phổ thông bán công
hiện nay thành các trường đân lập. Đến năm 2010 100% các phòng học được
kiên cố cao tầng, các trường có đủ phòng học bộ môn và thư viện, lựa chọn
đầu tư đưa vào chuẩn quốc gia 11 trường. Đặc biệt trong thời gian tới sẽ đầu
tư xây dựng xong Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi theo tiêu chuẩn trường
chuẩn quốc gia. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 120 tỷ đồng.
- Các trường chuyên nghiệp và dạy nghề: củng cố các trường chuyên
nghiệp và dạy nghề hiện có, thành lập tại mỗi huyện một Trung tâm kỹ thuật
tổng hợp hướng nghiệp; đầu tư xây dựng mới trường Cao đẳng kinh tế-kỹ
thuật thành trường đại học đa ngành, đầu tư mở rộng trường Cao đẳng y tế;
tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường Trung cấp Nông nghiệp, trường Trung
cấp Văn hoá nghệ thuật để nâng lên thành trường cao đẳng. Khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư các trung tâm và cơ sở dạy nghề, trong đó có trường
dạy nghề quốc tế ở Cẩm Điền (Cẩm Giàng). Tổng vốn đầu tư dự kiến 200 tỷ
đồng.
2.6, Văn hoá-xã hội, thể dục thể thao
- Văn hoá: Đầu tư cho công tác bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, phát

huy giá trị di sản văn hoá kết hợp với phát triển du lịch; đầu tư xây dựng các
thiết chế văn hoá thông tin, nâng cao một bước đời sống văn hoá, tinh thần
của nhân dân.
Định hướng đầu tư trong thời gian tới như sau: đầu tư cho các công
trình văn hoá cấp huyên, xã, phường (đảm bảo đến năm 2010 có 100% só xã
có nhà văn hoá, 100% huyện, thành phố có thư viện theo đúng tiêu chuẩn,
40% xã có thư viện); tiến hành quy hoạch và đầu tư xây dựng trung tâm văn
hoá kết hợp với thể thao ở các huyện; tập trung đầu tư xây dựng một số công
trình văn hoá lớn của tỉnh (trung tâm hội nghị tỉnh, thư viện tỉnh, khu triển
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
11
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
12
lãm tổng hợp của tỉnh, biểu tượng tỉnh Hải Dưong). Tổng vốn đầu tư khoảng
300 tỷ đồng.
- Đầu tư giải quyết các vấn đề xã hội: Tăng cường cơ sở vật chất, đảm
bảo các điều kiện về sinh hoạt, học tập, ăn ở cho các đối tượng chính sách, các
trung tâm bảo trợ xã hội, nhân đạo; quan tâm công tác quy hoạch xây dựng hệ
thống nghĩa trang nhân dân, nhất là trong các khu đô thị, thị trấn, thị tứ đảm
bảo cảnh quan môi trường; quan tâm đầu tư các công trình phát huy truyền
thống cách mạng; tiếp tục thực hiện đầu tư hạ tầng phục vụ chương trình xoá
đói giảm nghèo, xóa nhà tranh tre,..Tổng vốn đầu tư khoảng 223 tỷ đồng.
- Thông tin: Kiện toàn và nâng cấp cơ sở vật chất trang bị phương tiện
hệ thống phát thanh truyền hình từ tỉnh đến huyện và xã, đảm bảo công tác
thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và nâng
cao đời sống văn hoá của nhân dân. Đến năm 2010, tất cả các đài phát thanh
của các huyện thành phố được đầu tư nâng cấp, 100% số xã trong tỉnh có hệ
thống phát thanh; mở rộng mạng lưới truyền hình cáp tới 80% địa bàn thành
phố Hải Dương; đầu tư máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng thu phát sóng
và đa dạng hoá các chương trình của Đài truyền hình Hải Dương.

Tổng vốn đầu tư 35 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách.
- Thể dục thể thao: Củng cố và hoàn thiện mạng lưới thể dục thể thao
cấp cơ sở, tăng cường công tác xã hội hoá. Trong đó, trọng tâm là nâng cấp
các sân vận động trung tâm các huyện, thành phố; xây mới sân vận động tỉnh
Hải Dương có quy mô 30.000 chỗ ngồi đảm bảo tiêu chuẩn thi đấu quốc tế;
nâng cấp câu lạc bộ bóng bàn, bắn súng tỉnh đảm bảo đạt tiêu chuẩn luyện tập
và thi đấu quốc gia; hoàn thiện cơ sở vật chất trường nghiệp vụ thể dục thể
thao thành một trung tâm đào tạo cán bộ nghiệp vụ thể dục thể thao và các vận
động viên năng khiếu.
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
12
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
13
Tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, trong đó ngân sách đầu tư 190 tỷ
đồng, huy động trong dân 10 tỷ đồng.
2.7, Quản lý nhà nước
Tiến hành quy hoạch và tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao điều
kiện làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước khối sở, ban, ngành của tỉnh,
trong đó có các công trình lớn như: Trụ sở làm việc HĐND và UBND tỉnh Hải
Dương, toà thị chính thành phố Hải Dưong, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước
tỉnh Hải Dưong,.. Hoàn thiện cơ sở vật chất đối với trụ sở làm việc khối cơ
quan Đảng, chính quyền cấp huyện; hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở các xã, dự
kiến trong 5 năm tới hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho 100% xã
trong tỉnh. Tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.
2.8, Khoa học công nghệ và môi trường.
+ Khoa học công nghệ: tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ, tiếp
tục đầu tư các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, ứng
dụng chuyển giao công nghệ; phát triển công nghệ thông tin, hoàn thiện mạng
Internet của tỉnh; xây dựng hệ thống thông tin tác nghiệp, cơ sở dữ liệu hệ
thống thông tin tổng hợp chuyên ngành; tăng cường ứng dụng các phần mềm

tin học trong công tác quản lý; đẩy mạnh hoạt động quản lý đo lường-tiêu
chuẩn-chất lượng, mở rộng mô hình đo lường cấp huyện. Quy hoạch và phối
hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ cho phép xây dựng Khu công nghệ cao
quy mô 45ha ở thành phố Hải Dương.
Tổng vốn đầu tư khoảng 350 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ
trợ 100 tỷ đồng, ngân sách địa phương 20 tỷ đồng, vốn tín dụng 180 tỷ đồng,
vốn dân doanh 50 tỷ đồng.
+ Môi trường: Thực hiện tốt công tác đánh giá tác động môi trường, tập
trung xử lý ô nhiễm tại các làng nghề, bệnh viện, trường học, khu dân cư; xử
lý chất thải rắn, nước thải của các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
13
Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình đầu tư XDCB tỉnh Hải Dương
14
tỉnh. Đến năm 2010 sẽ có 100% số bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải rắn
và chất thải lỏng y tế; các trường học đều có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
Hoàn thành dự án nhà máy xử lý rác thải và dự án xử lý nước thải thành phố
Hải Dương về cơ bản đến năm 2010 không còn tình trạng ngập úng trong
thành phố Hải Dương. Đầu tư phương tiện, thiết bị vận chuyển và thu gom rác
thải, nâng cao năng lực thu gom rác. Khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư vào hoạt động quản lý môi trường.
Tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung
ương 25 tỷ đồng, ngân sách địa phương 35 tỷ đồng, vốn ODA 130 tỷ đồng,
vốn dân doanh 10 tỷ đồng.
2.9, Cấp, thoát nước
- Cấp thoát nước đô thị: Xâu dựng hệ thống công trình nguồn và mạng
lưới đường ống cung cấp nước cho các khu, cụm công nghiệp tập trung, đáp
ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho các khu đô thị. Đối với thành phố Hải
Dưong: đầu tư mở rộng nâng công suất Nhà máy nước Cẩm Thượng lên
30.000 m

3
/ngày đêm, mở rộng nhà máy nước ODA lên 50.000 m
3
/ngày đêm,
phấn đấu 80 – 85% dân cư thành phố được sử dụng nước máy với tiêu chuẩn
dùng nước đạt 1001-1031/người/ngày; hoàn thành Dự án cải tạo hệ thống
thoát nước của thành phố Hải Dương, khắc phục tình trạng ngập úng trong
thành phố.
Tổng vốn đầu tư khoảng 460tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương
100 tỷ đồng, vốn tài trợ JBIC, ODA 300 tỷ đồng, vốn vay 120 tỷ đồng, vốn
huy động dân 60 tỷ đồng.
- Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: tiếp tục thực hiện chương
trình nước sạch nông thôn, phấn đấu đến năm 2010 hầu hết các hộ dân đựoc
sử dụng nước hợp vệ sinh đồng thời cải thiện môi trường sinh thái khu vực
Nguyễn Trung Kiên - Lớp KTĐT 45B
14

×