Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG Ở HẠ LƯU NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN ĐỨC NGUYÊN

TÊN ĐỀ TÀI

DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ DÒNG CHẢY
MÔI TRƯỜNG Ở HẠ LƯU NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lí tài nguyên nước
Mã số: 60-62-30

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Nguyên

Hà Nội – 2013


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo
trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, các đồng nghiệp, gia đình và sự nỗ lực của bản
thân trong suốt quá trình học tập và thực hiên luận văn.
Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, khoa
Kỹ thuật tài nguyên nước và các thầy giáo, cô giáo trong trường đã tận tình truyền
đạt kiến thức, giúp đỡ tác giả trong quá trình làm luận văn.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Thị Nguyên
trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận


văn này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới anh, chị và các bạn học trong lớp
20Q11 đã tận tình trao đổi và đóng góp ý kiến cho luận văn để tác giả hoàn thành
luận văn theo đúng kế hoạch đề ra.
Do kiến thức và thời gian hạn chế nên luận văn còn có nhiều thiếu sót. Tác
giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các chuyên gia, các cán bộ
khoa học và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày

tháng

năm 2014

Tác giả

Nguyễn Đức Nguyên


LỚI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn Thạc sĩ: “Dòng chảy môi trường và đánh
giá dòng chảy môi trường ở hạ lưu nhà máy thủy điện Tuyên Quang” là đề tài do cá
nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Thị Nguyên.
Các số liệu sử dụng để tính toán là trung thực, những kết quả được tính toán
trong luận văn chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài của mình.

Tác giả

Nguyễn Đức Nguyên



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỚI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích của Đề tài ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 2
5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 3
CHƯƠNG I: DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG .................................................... 4
1.1 Các khái niệm và định nghĩa liên quan đến dòng chảy môi trường ..................4
1.1.1 Các thành phần sử dụng nguồn nước ..........................................................4
1.1.2 Nhu cầu nước cho hệ sinh thái ....................................................................5
1.1.3 Dòng chảy môi trường.................................................................................7
1.1.4 Vai trò, lợi ích và ý nghĩa của dòng chảy môi trường.................................9
1.2 Tình hình nghiên cứu dòng chảy môi trường trên thế giới và ở nước ta .........12
1.2.1 Tình hình nghiên cứu dòng chảy môi trường trên thế giới .......................12
1.2.2 Tình hình nghiên cứu dòng chảy môi trường tại Việt Nam ......................14
1.3 Phân tích một số phương pháp nghiên cứu dòng chảy môi trường .................18
1.3.1 Phương pháp thủy văn ...............................................................................18
1.3.1.1 Giới thiệu phương pháp ......................................................................18
1.3.1.2 Tài liệu đầu vào ...................................................................................18
1.3.1.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp ......................................................19
1.3.1.4 Điều kiện áp dụng ...............................................................................19
1.3.2 Phương pháp thủy lực................................................................................19

1.3.2.1 Giới thiệu phương pháp ......................................................................20
1.3.2.2 Tài liệu đầu vào ...................................................................................20


1.3.2.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp ......................................................20
1.3.2.4 Điều kiện áp dụng ...............................................................................20
1.3.3 Phương pháp mô phỏng môi trường sống .................................................21
1.3.3.1 Giới thiệu phương pháp ......................................................................21
1.3.3.2 Tài liệu đầu vào ...................................................................................21
1.3.3.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp ......................................................21
1.3.3.4 Điều kiện áp dụng ...............................................................................22
1.3.4 Phương pháp tiếp cận tổng thể ..................................................................22
1.3.4.1 Giới thiệu phương pháp ......................................................................22
1.3.4.2 Tài liệu đầu vào ...................................................................................23
1.3.4.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp ......................................................23
1.3.4.4 Điều kiện áp dụng ...............................................................................23
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................... 24
2.1 Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................24
2.1.1 Vị trí địa lí .................................................................................................24
2.1.2 Đặc điểm địa hình......................................................................................25
2.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng..................................................................26
2.1.4 Đặc điểm thảm phủ...................................................................................27
2.2 Đặc điểm khí tượng .........................................................................................28
2.2.1 Chế độ nhiệt...............................................................................................30
2.2.2 Nắng ..........................................................................................................31
2.2.3 Chế độ gió .................................................................................................32
2.2.4 Chế độ ẩm .................................................................................................33
2.2.5 Chế độ mưa ...............................................................................................33
2.2.6 Bốc hơi .....................................................................................................34
2.3 Đặc điểm thủy văn ...........................................................................................35

2.3.1 Mạng lưới sông ngòi ................................................................................36
2.3.2. Tình hình đo đạc và số liệu khí tượng – thủy văn ....................................37
2.3.3 Chế độ dòng chảy .....................................................................................39
2.3.4 Phân bố dòng chảy trên lưu vực ...............................................................42


2.4 Đặc điểm sinh thái ..........................................................................................42
2.4.1 Hệ thực vật ................................................................................................42
2.4.2 Hệ động vật trên cạn ..................................................................................42
2.4.3 Hệ thủy sinh..............................................................................................43
2.5 Đặc điểm kinh tế - xã hội lưu vực sông Lô .....................................................44
2.5.1 Đặc điểm xã hội .........................................................................................44
2.5.2 Đặc điểm kinh tế.......................................................................................45
2.5.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 .............................48
2.5.3.1 Nông nghiệp ........................................................................................48
2.5.3.2 Công nghiệp ........................................................................................49
2.5.3.3 Thương mại, dịch vụ ...........................................................................50
2.5.3.4 Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ........................................................50
2.6 Giới thiệu về nhà máy thủy điện Tuyên Quang ..............................................50
2.6.1 Mục tiêu .....................................................................................................50
2.6.2 Kỹ thuật .....................................................................................................51
2.6.3 Lịch sử hình thành .....................................................................................52
2.7 Đánh giá tài nguyên nước vùng hạ lưu thủy điện Tuyên Quang .....................52
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐẢM BẢO DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG CHO VÙNG HẠ LƯU
THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG ............................................................................. 55
3.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá dòng chảy môi trường cho đoạn
sông nghiên cứu .....................................................................................................55
3.2 Xác định các tuyến tính toán dòng chảy ở đoạn sông nghiên cứu ..................56
3.2.1 Cơ sở lựa chọn tuyến tính toán đánh giá dòng chảy môi trường ..............56

3.2.2 Xác định các tuyến tính toán dòng chảy môi trường ................................57
3.3 Áp dụng phương pháp Tennant tính toán dòng chảy môi trường ...................59
3.3.1 Cơ sở tính toán ..........................................................................................59
3.3.2 Áp dụng phương pháp Tennant tính toán dòng chảy môi trường .............61
3.4 Áp dụng phương pháp chu vi ướt tính toán dòng chảy môi trường ................62
3.4.1 Các bước tính toán dòng chảy môi trường theo phương pháp chu vi ướt.62


3.4.2 Áp dụng phương pháp chu vi ướt tính toán dòng chảy môi trường ..........63
3.4.2.1 Giới thiệu mô hình MIKE11 ..................................................................63
3.4.2.2 Thiết lập mô hình ................................................................................64
3.4.2.3 Hiệu chỉnh kiểm định mô hình MIKE11 ............................................65
3.4.2.4 Tiến hành mô phỏng ...........................................................................67
3.4.3 Xây dựng quan hệ lưu lượng và chu vi ướt (Q~ χ ) cho các tuyến nghiên
cứu ......................................................................................................................72
3.5 Tổng hợp kết quả tính toán và đánh giá mức đảm bảo dòng chảy môi trường
cho vùng hạ lưu thủy điện Tuyên Quang...............................................................75
3.5.1 Kết quả tính toán dòng chảy môi trường bằng phương pháp Tennant và
đánh giá sơ bộ mức đảm bảo dòng chảy môi trường cho vùng hạ lưu thủy điện
Tuyên Quang ......................................................................................................75
3.5.2 Kết quả tính toán dòng chảy môi trường bằng phương pháp chu vi ướt và
đánh giá mức đảm bảo dòng chảy môi trường cho vùng hạ lưu thủy điện Tuyên
Quang .................................................................................................................77
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ DÒNG CHẢY MÔI
TRƯỜNG Ở HẠ LƯU THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG ..................................... 85
4.1 Giải pháp công trình ........................................................................................85
4.2 Giải pháp phi công trình ..................................................................................87
4.2.1 Giải pháp vận hành công trình ..................................................................87
4.2.2 Giáo dục nâng cao nhận thức ....................................................................89
4.2.3 Thể chế chính sách ....................................................................................90

4.2.3.1 Ban hành các thông tư, hướng dẫn việc thực hiện trong thực tế ........90
4.2.3.2 Tổ chức thực hiện ...............................................................................91
4.2.4 Cộng đồng dân cư......................................................................................92
4.2.5 Trồng rừng, bảo vệ rừng............................................................................92
4.2.6 Xây dựng các chỉ thị bảo vệ môi trường và hệ sinh thái thủy sinh ..........96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 100
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 101


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HST

: Hệ sinh thái

DCMT

: Dòng chảy môi trường

TNN

: Tài nguyên nước

GDP

: Tổng tài sản quốc nội

NĐ-CP

: Nghị định – chính phủ



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí lưu vực sông Lô - Gâm ............................................................ 24
Hình 2.2 Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng lưu vực sông Lô - Gâm ................... 28
Hình 2.3 Mạng lưới trạm quan trắc thủy văn lưu vực sông Lô ................................ 35
Hình 3.1 Mặt cắt tính toán dòng chảy môi trường tại tuyến..................................... 57
Hình 3.2 Mặt cắt tính toán dòng chảy môi trường tại tuyến 1 ................................. 58
Hình 3.3 Mặt cắt tính toán dòng chảy môi trường tại tuyến 2 ................................. 58
Hình 3.4 Mặt cắt tính toán dòng chảy môi trường tại tuyến 3 ................................. 59
Hình 3.5 Mặt cắt tính toán dòng chảy môi trường tại tuyến 4 ................................. 59
Hình 3.6 Sơ đồ tính toán thủy lực cho đoạn sông nghiên cứu .................................. 64
Hình 3.7 Kết quả hiệu chỉnh mô hình thủy lực tại trạm Ghềnh Gà…………...……..74
Hình 3.8 Kết quả kiểm định mô hình thủy lực tại trạm Ghềnh Gà…………...……...74
Hình 3.9 Quan hệ Q~ χ trong mùa lũ tại tuyến........................................................80
Hình 3.10 Quan hệ Q~ χ trong mùa kiệt tại tuyến 1...............................................80
Hình 3.11 Quan hệ Q~ χ trong mùa lũ tại tuyến 2..................................................80
Hình 3.12 Quan hệ Q~ χ trong mùa kiệt tại tuyến 2...............................................81
Hình 3.13 Quan hệ Q~ χ trong mùa lũ tại tuyến 3..................................................81
Hình 3.14 Quan hệ Q~ χ trong mùa kiệt tại tuyến 3...............................................81
Hình 3.15 Quan hệ Q~ χ trong mùa lũ tại tuyến 4..................................................82


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phần trăm (%) của chuẩn dòng chảy năm cho tính toán .......................... 18
Bảng 2.1 Các nhóm đất chủ yếu trên lưu vực sông Lô - Gâm .................................. 26
Bảng 2.2 Nhiệt độ trung bình tháng các trạm trong lưu vực (˚C) ............................ 30
Bảng 2.3 Số giờ nắng trung bình tháng và năm thời kỳ quan trắc (h) ..................... 31
Bảng 2.4 Tốc độ gió trung bình tháng và năm thời kỳ quan trắc (m/s) .................... 32
Bảng 2.5 Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm các trạm trong lưu vực (%) .............. 33

Bảng 2.6 Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm các trạm trong lưu vực (mm).... 34
Bảng 2.7 Tổng lượng bốc hơi tháng trung bình nhiều năm các vùng trong lưu vực 35
Bảng 2.8 Một số trạm khí tượng trên lưu vực sông Lô và khu vực lân cận .............. 37
Bảng 2.9 Các trạm thủy văn trên lưu vực sông Lô ................................................... 38
Bảng 2.11 Số trận lũ lớn nhất hàng năm xuất hiện trong các cấp lũ ...................... 40
Bảng 2.12 Đặc trưng dòng chảy kiệt ....................................................................... 41
Bảng 2.13 Số lượng loài các lớp thú-chim, bò sát, ếch nhái trên các sinh cảnh..... 43
Bảng 2.14 Cơ cấu ngành kinh tế các tỉnh trong khu vực (%) .................................. 46
Bảng 3.1 Phần trăm dòng chảy bình quân năm được yêu cầu để đạt các mục tiêu
khai thác khác nhau .................................................................................................. 60
Bảng 3.2 Dòng chảy trung bình từng năm từ 1990 – 2010 ...................................... 61
Bảng 3.3 Kết quả tính toán dòng chảy môi trường theo phương pháp Tennant ...... 62
Bảng 3.4 Số liệu biên sử dụng trong mô đun MIKE 11 ............................................ 65
Bảng 3.5 Dòng chảy bình quân tháng tại tuyến 1 từ năm 1990 – 2010 ................... 68
Bảng 3.6 Dòng chảy bình quân tháng tại tuyến 2 từ năm 1990 - 2010 .................... 69
Bảng 3.7 Dòng chảy bình quân tháng tại tuyến 3 từ năm 1990 - 2010 .................... 70
Bảng 3.8 Dòng chảy bình quân tháng tại tuyến 4 từ năm 1990 – 2010 ................... 71
Bảng 3.9 Kết quả tính toán dòng chảy môi trường theo phương pháp chu vi ướt ... 75


Bảng 3.10 Kết quả tính toán dòng chảy môi trường theo phương pháp Tennant .... 76
Bảng 3.11 Kết quả tính toán dòng chảy môi trường theo phương pháp chu vi ướt . 77
Bảng 3.12 Số lần đáp ứng dòng chảy môi trường cho từng tháng tại tuyến 1 ......... 78
Bảng 3.13 Số lần đáp ứng dòng chảy môi trường cho từng tháng tại tuyến 2 ......... 80
Bảng 3.14 Số lần đáp ứng dòng chảy môi trường cho từng tháng tại tuyến 3 ......... 81
Bảng 3.15 Số lần đáp ứng dòng chảy môi trường cho từng tháng tại tuyến 4 ......... 82


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trên thế giới hiện nay đặt ra yêu cầu về phát triển bền vững tài nguyên nước
nhưng ở nước ta hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về dòng chảy môi trường
để bảo vệ hệ sinh thái của lưu vực sông trong khi vấn đề về dòng chảy môi trường
là một trong những vấn đề bức thiết với cuộc sống của các dòng sông cũng như con
người. Những yêu cầu về duy trì dòng chảy môi trường đã được quy định trong các
băn bản pháp luật của nhà nước. Nhưng vẫn chưa có sự quan tâm của xã hội về
dòng chảy môi trường
Hiện nay, trên nhiều dòng sông của Việt Nam, chế độ dòng chảy của sông đã
có những biến đổi đáng kể so với trạng thái tự nhiên, trong đó có những biểu hiện
của tình trạng suy thoái và cạn kiệt nguồn nước – hậu quả của việc quy hoạch, xây
dựng và vận hành các công trình khai thác và sử dụng nguồn nước không hợp lý và
không xét đến nhu cầu nước cho hệ sinh thái và duy trì dòng chảy môi trường trong
nhiều năm qua.
Dòng sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc chảy vào Việt Nam xuôi
qua các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn và Tuyên Quang hợp với sông chảy rồi
đổ vào sông Hồng. Sự kết hợp giữa các yếu tố địa lý tự nhiên, địa hình bị phân cắt
mạnh và lượng mưa tương đối lớn đã tạo cho lưu vực sông Lô có một mạng lưới
thủy văn với mật độ lưới sông, suối khá dày; nguồn tài nguyên nước phong phú.
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội và sự gia tăng dân số, đã và
đang đặt ra cho các nhà quản lý tài nguyên nước (TNN) cấp quốc gia nói chung và
lưu vực sông Lô nói riêng nhiều thách thức:
+ Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sẽ
tăng lên mạnh mẽ trong tất cả các vùng và đồng thời tác động đến TNN.
+ Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt
phá rừng bừa bãi, quy hoạch và sử dụng đất nông, lâm nghiệp không hợp lý; thải
các chất thải bừa bãi vào các thủy vực, … đã và sẽ gây nên những hậu quả rất
nghiêm trọng làm cho nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt và ô nhiễm.



2
+ Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đang tác động mạnh đến TNN.
+ Khung thể chế, chính sách quản lý TNN của nhà nước chưa thật sự hợp lý.
Con người khó có thể giải quyết bài toán tổng hợp đa chiều đó nếu không có
sự trợ giúp của những công cụ, phương pháp tính toán có tính khoa học và độ chính
xác cao. Đó là lý do của việc phát triển mạnh mẽ phương pháp mô hình toán trong
quản lý TNN lưu vực sông những năm gần đây, đáp ứng yêu cầu phát triển của thế
giới hiện đại.
Từ thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài “Dòng chảy môi trường và đánh giá dòng
chảy môi trường ở hạ lưu nhà máy thủy điện Tuyên Quang” nhằm đánh giá tác động
của việc quản lý sử dụng TNN tới dòng chảy môi trường.
2. Mục đích của Đề tài
Tính toán dòng chảy môi trường cho đoạn sông nghiên cứu trên hệ thống
sông Lô – Gâm.
Đánh giá mức đảm bảo của dòng chảy môi trường cho đoạn sông nghiên cứu
trên hệ thống sông Lô – Gâm.
Đề xuất các giải pháp đảm bảo dòng chảy môi trường cho đoạn sông nghiên
cứu trên hệ thống sông Lô – Gâm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu, đánh giá dòng chảy môi trường cho vùng hạ
lưu thủy điện Tuyên Quang. Xét cho 4 mặt cắt tính toán nằm trong đoạn sông: bắt
đầu từ trạm thủy văn Chiêm Hóa (Sông Gâm) đến trạm thủy văn Tuyên Quang
(Sông Lô).
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận
Tiếp cận theo nguyên tắc của quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
b. Phương pháp nghiên cứu
Có rất nhiều các phương pháp để nghiên cứu dòng chảy nhưng trong luận
văn tác giả đã lựa chọn và sử dụng một số phương pháp như sau:



3


Tổng hợp phân tích thông tin số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
phương pháp này giúp tác giả lựa chọn, phân tích các số liệu để phục vụ cho
luận văn.

• Phương pháp phân tích thống kê: phương pháp này được sử dụng trong việc
xử lý các tài liệu về thủy văn, thủy lực phục vụ cho các tính toán, phân tích
của đồ án.
• Phương pháp tính toán thuỷ văn: phương pháp này sử dụng các công thức
của thủy văn để tính toán xác định.
• Phương pháp phân tích nguyên nhân hình thành: dựa vào lý thuyết để phân
tích hoạt động và đưa ra các kịch bản để tính toán.
• Phương pháp kế thừa nghiên cứu có chọn lọc: trong quá trình thực hiện, luận
văn có tham khảo và thừa kế một số tài liệu, kết quả có liên quan đến đồ án
được nghiên cứu trước đây của các tác giả, cơ quan và tổ chức khác.
5. Nội dung nghiên cứu
Nội dung của luận văn gồm các phần như sau:
• MỞ ĐẦU
• CHƯƠNG I: Dòng chảy môi trường và các phương pháp nghiên cứu dòng
chảy môi trường.
• CHƯƠNG II: Tổng quan về khu vực nghiên cứu.
• CHƯƠNG III. Tính toán dòng chảy môi trường và đánh giá mức đảm bảo
dòng chảy môi trường cho vùng hạ lưu thủy điện Tuyên Quang.
• CHƯƠNG IV: Đề xuất các giải pháp duy trì dòng chảy môi trường ở hạ lưu
thủy điện Tuyên Quang.
• KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

• TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC


4
CHƯƠNG I: DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU DÒNG CHẢY MÔI TRƯỜNG
1.1 Các khái niệm và định nghĩa liên quan đến dòng chảy môi trường
1.1.1 Các thành phần sử dụng nguồn nước
Nước trong các sông suối rất cần thiết cho các yêu cầu sử dụng của con
người, nhưng nước cũng rất cần để duy trì cuộc sống cho tất cả các loài trong hệ
sinh thái nước hay nói cách khác là để duy trì cuộc sống của các sinh vật trong hệ
sinh thái trong dòng sông đó.
Nguồn nước tiềm tàng của lưu vực sông là một giá trị hữu hạn biểu thị qua
tiềm năng nguồn nước, một phần trong đó con người có thể sử dụng, phần còn lại để
duy trì môi trường sống của sông. Để quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước của
lưu vực sông, con người cần phải biết ước tính và phân định giữa hai thành phần đó
để biết được phần mình có thể được sử dụng là bao nhiêu và coi đó như là các điều
kiện ràng buộc trong quy hoạch và cũng như quản lý nguồn nước. Nói cách khác cần
phải xác định ngưỡng cho phép khai thác và sử dụng nguồn nước và những giới hạn
cần của duy trì dòng chảy để đảm bảo cho môi trường. Mối quan hệ giữa yêu cầu
nước cho hệ sinh thái và môi trường và lượng nước sử dụng của con người trên lưu
vực sông được biểu thị trong hình 1.1, trong đó có ba thành phần cần quan tâm:
Cần có các biện pháp quản
lý sử dụng nước, hệ thống
cấp phép khai thác nước,
giá nước..

Cần có các biện pháp quản lý
duy trì lưu lượng sinh thái của
sông, các biện pháp quản lý

việc sử dụng đất và quản lý
lưu vực

Tiềm năng
của nguồn
Lượng nước có thể sử
dụng cho các yêu cầu
dùng nước khác nhau

Ngưỡng sử
dụng nước
Lượng nước sử dụng
cho duy trì hệ sinh thái
nước và môi trường

Lượng nước nền
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa tiềm năng nguồn nước và các thành phần nguồn nước sử dụng


5
Mức cao nhất là mức biểu thị tiềm năng nguồn nước của lưu vực sông (total
resource capacity), là tổng lượng nước mà lưu vực sông có thể sản sinh ra trong một
đơn vị thời gian, thường lấy là 1 năm. Tiềm năng nguồn nước của lưu vực sông có
thể tính toán được bằng các số liệu quan trắc mưa và dòng chảy thực đo trên lưu
vực sông.
Mức thấp nhất trong hình biểu thị lượng nước nền của lưu vực sông
(resource base).Có thể coi lượng nước nền là một ngưỡng cần cho hệ sinh thái vì
nếu lượng nước của sông xuống thấp hơn lượng nước nền thì hệ sinh thái nước sẽ bị
biến đổi và không thể phục hồi được.
Mức ở giữa trong hình biểu thị giới hạn trên về yêu cầu nước cho hệ sinh thái

và môi trường của lưu vực sông (environmental requirement).Lượng nước từ lượng
nước nền tới ngưỡng này là yêu cầu nước cần cho duy trì hệ sinh thái và môi trường
lưu vực như đã nêu ở trên.
Khoảng cách từ tiềm năng nguồn nước tới giới hạn trên của yêu cầu nước
cho hệ sinh thái và môi trường biểu thị lượng nước cho phép mà con người có thể
sử dụng cho các hoạt động của mình mà không làm ảnh hưởng tới môi trường. Sử
dụng vượt quá lượng nước cho phép sẽ có tác động xấu tới môi trường và hệ sinh
thái.[4]
1.1.2 Nhu cầu nước cho hệ sinh thái
Nhu cầu nước cho hệ sinh thái là “nhu cầu nước cần cho việc duy trì cấu trúc
và các chức năng của hệ sinh thái nước của dòng sông nhằm đảm bảo cho các hệ
sinh thái này tồn tại và phát triển một cách bền vững”.
Nhu cầu nước cho hệ sinh thái phản ánh nhu cầu nước cho duy trì “ sức khoẻ
của dòng sông (river health)”. Từ khái niệm về nhu cầu nước cho hệ sinh thái sẽ dẫn
đến khái niệm về dòng chảy môi trường (environmental flow), một thành phần dòng
chảy mà con người trong quá trình sử dụng nước của một dòng sông cần phải bảo
đảm duy trì thường xuyên trong sông để nuôi dưỡng và phát triển các hệ sinh thái
nước, bảo vệ đa dạng sinh học và các chức năng của dòng sông.


6
Thực ra nhu cầu nước cho hệ sinh thái là một khái niệm không dễ nhận thấy
nếu chúng ta không có đầy đủ các kiến thức tổng hợp về môi trường và hệ sinh thái.
Điều có thể dễ nhận thấy nhất về nhu cầu nước cho hệ sinh thái là nhu cầu nước cần
thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật thuỷ sinh như tôm, cá,..và
thực vật tồn tại trong nguồn nước của dòng sông, các giống loài mà giá trị của
chúng gần gũi với cuộc sống con người nhất. Vì thế, nhu cầu nước cho hệ sinh thái
cần phải hiểu theo nghĩa tổng hợp như là nước cần cho duy trì tất cả các thành phần
và các chức năng của hệ sinh thái và sức khoẻ của dòng sông , nó có thể bao gồm:
+ Nước cho duy trì cuộc sống và đa dạng sinh học trên các vùng đất ngập

nước, trên các vùng đất bồi ven sông và rừng ngập mặn ở khu vực cửa sông, đặc
biệt là cho sự phát triển của cá, một nguồn lợi vô cùng quan trọng đối với người dân
sống hai bên sông.
+ Nước cho duy trì lưu lượng và tốc độ nước chảy trong sông giúp cho cá di
chuyển từ vùng này sang vùng khác.
+ Nước cho quá trình vận chuyển bùn cát và các loại vật chất trong sông từ nguồn
tới cửa, hạn chế các hiện tượng bồi lắng hay xói lở đặc biệt là ở vùng cửa sông.
+ Nước cho sự pha loãng các chất ô nhiễm và tăng khả năng tự làm sạch của
nước trong sông.
+ Nước cho đẩy nước mặn không cho xâm nhập sâu vào trong sông.
Cũng có ý kiến cho rằng nhu cầu nước cho hệ sinh thái và môi trường chỉ là
nhu cầu nước tối thiểu cần duy trì trong sông trong mùa cạn. Hiểu như vậy cũng còn
phiến diện bởi vì các sinh vật thuỷ sinh cần nước trong các mùa nước lũ và mùa
nước cạn không hoàn toàn giống nhau. Như một quy luật tất yếu của tự nhiên, các
loài sinh vật thuỷ sinh như tôm, cá..thường chờ đợi thời kỳ nước sông lên cao ngập
các bãi bờ ven sông để tìm nơi đẻ trứng và phát triển nòi giống. ở một số sông có
các loài cá di cư như là cá Hồi hàng năm cần mùa nước lũ để ngược lên tận thượng
nguồn đẻ trứng, cá con sau đó lại xuôi dòng về hạ du rồi về biển cả. Năm sau chúng
lại trở về nguồn đẻ trứng như cha mẹ chúng.ở nước ta một số sông có loài cá lăng


7
cũng có tập quán di cư theo mùa như trên nên đời sống của chúng phụ thuộc chặt
chẽ vào việc duy trì ổn định chế độ nước của dòng sông.
Việc làm suy giảm và không đảm bảo nhu cầu nước cho hệ sinh thái và môi
trường trong bất kỳ thời gian nào trong năm cũng gây nên các thiệt hại tới các giá trị
môi trường của lưu vực sông và qua đó tổn hại tới các giá trị sử dụng của con
người. Vì thế, nhu cầu nước môi trường cần thiết trong tất cả các tháng của năm
trong đó cả các tháng mùa cạn và các tháng mùa lũ và vì thế duy trì dòng chảy môi
trường không phải là duy trì một giá trị dòng chảy tối thiểu mà là duy trì cả “một

chế độ dòng chảy phù hợp với hệ sinh thái và bảo vệ các giá trị của môi trường”.
Cũng như các loài vật khác, con người cũng là một thành phần của hệ sinh
thái và cuộc sống cũng như lợi ích của con người luôn gắn chặt với yêu cầu sử dụng
nước, với cảnh quan của môi trường sông như trong các hoạt động đánh bắt cá, giao
thông thuỷ, du lịch, nghỉ ngơi giải trí. Vì thế, nhu cầu nước môi trường cũng còn
bao gồm cả nhu cầu nước cần cho tất cả các hoạt động của con người để khai thác
và sử dụng các giá trị môi trường của dòng sông .
Hiểu rõ về nhu cầu nước cho hệ sinh thái và môi trường, chúng ta càng thấy
rõ trách nhiệm của con người trong việc khai thác sử dụng nguồn nước của dòng
sông, trong đó con người ngoài việc cần chia sẻ nguồn nước với nhau còn cần phải
chia sẻ nước cho hệ sinh thái và duy trì chức năng của môi trường dòng sông. Bất
kỳ hành vi sử dụng quá mức cho phép nguồn nước nào của con người cũng đều có
thể gây ra các tổn hại đến hệ sinh thái nước và môi trường của dòng sông và đều
làm suy giảm ngược lại các giá trị của dòng sông mà con người có thể khai thác sử
dụng cho mình.[8]
1.1.3 Dòng chảy môi trường
Sự phát triển kinh tế xã hội cùng với sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu sử
dụng nước ngày càng tăng cao. Cạnh tranh vì các mục đích sử dụng nước ngày càng
cao. Các biện pháp công trình đã được áp dụng ở nhiều lưu vực cho nên nhu cầu sử
dụng nước và tranh chấp trong sử dụng nước sông ngày càng tăng cao.


8
Để khai thác nguồn nước có hiệu quả đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp, phù hợp
với quy luật phát triển tài nguyên nước.Vì vậy việc khai thác, sử dụng tài nguyên
nước phải đảm bảo “dòng chảy môi trường”.
Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về dòng chảy môi trường được đưa
ra như:
+Dòng chảy môi trường là sự phân bố nước trong các sông và hệ thống nước
ngầm để duy trì các hệ sinh thái và lợi ích của chúng ở hạ lưu, nơi mà sông và hệ

nước ngầm là đối tượng cho sự cạnh tranh về sử dụng nước và điều hoà dòng chảy.
+Dòng chảy môi trường là chế độ dòng chảy tạo được thông qua sự thoả
thuận để đảm bảo phát triển ổn định cho một con sông. Nói cách khác, dòng chảy
môi trường là dòng chảy có một số lượng, chất lượng và thời gian cần thiết để đảm
bảo duy trì hệ thống sông ngòi “lành mạnh” theo viễn cảnh môi trường, kinh tế và
xã hội
+Dòng chảy môi trường cũng có thể được định nghĩa một cách đơn giản là
chế độ nuớc của dòng chảy đảm bảo duy trì được các đặc điểm, giá trị của hệ sinh
thái (Tharme and King, 1998).
+ Dyson (2003) đã định nghĩa: “Dòng chảy môi trường là chế độ dòng chảy
cần thiết của một con sông, trong đầm phá hoặc khu vực ven biển để có thể duy trì
các hệ sinh thái và lợi ích của chúng ở những nơi có sự cạnh tranh của các mục
đích sử dụng nước và khi dòng chảy chịu ảnh hưởng điều tiết của các công trình.”
Định nghĩa của Dyson đã được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế IUCN
công nhận.Đây cũng là định nghĩa về dòng chảy môi trường mà đề tài sẽ sử dụng
trong quá trình nghiên cứu của luận văn. [7]
Hệ thống sông ngòi cần đủ nước để duy trì dòng chảy và được quản lý để
đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho hạ lưu, đảm bảo duy trì một hệ
sinh thái cân bằng và khoẻ mạnh. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo cho dòng sông
khỏe mạnh cả về lượng và chất theo thoả thuận giữa những người dùng nước trong
lưu vực. Chế độ dòng chảy của một dòng chảy như vậy được coi là chế độ dòng
chảy môi trường.


9
1.1.4 Vai trò, lợi ích và ý nghĩa của dòng chảy môi trường
 Vai trò của dòng chảy môi trường đối với hệ sinh thái sông
Đối với hệ sinh thái nước trong sông, dòng chảy môi trường có các vai trò
chủ yếu sau đây:
Duy trì tính toàn vẹn, năng suất và các điều kiện cần thiết cho các hệ sinh

thái phụ thuộc vào nước ngọt trong sông, vùng đất ngập nước, vùng cửa sông ven
biển.
Dòng chảy môi trường đảm bảo triển vọng dài hạn cho các cộng đồng và sản
xuất nông nghiệp dựa nhiều vào thể trạng của sông.
Dòng chảy môi trường làm giảm độ mặn, hoà loãng ô nhiễm và tránh tù đọng
nước thường xuyên.
Dòng chảy môi trường giúp cho bảo vệ đa dạng sinh học của hệ sinh thái
sông cũng như giúp cho duy trì các dòng sông luôn ở trạng thái khoẻ mạnh.
 Lợi ích của dòng chảy môi trường
Duy trì chế độ dòng chảy môi trường phù hợp trong sông sẽ thu được các lợi
ích chủ yếu sau đây đối với hệ sinh thái sông:
Giúp cho việc vận chuyển carbon giữa vùng đồng bằng cửa sông và các vùng
đất ngập nước ven sông mà trong khoa học coi đó là yếu tố chủ đạo trong việc duy
trì dòng sông ở trạng thái khoẻ mạnh.
Giúp cho cải thiện sức khoẻ của thảm thực vật ven sông.
Kích thích các loài cá tự nhiên di chuyển đến vùng đồng bằng ven sông sinh
sống và sinh sản, từ đó duy trì và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản của sông.
Cung cấp nước ngọt và thức ăn cho tôm, cá, cua, sò ở vùng cửa sông và vùng
ven biển.
Cung cấp dòng chảy có độ sâu và thời gian thích hợp cho các loại chim nước
sinh sống và phát triển.
Cung cấp độ ẩm cho cây trồng tăng trưởng và phát triển hai bên bờ sông.


10
Cải thiện và tăng trữ lượng nước ngầm, pha loãng nước mặn đọng lại trong
vùng đất ngập nước và sông nhánh sau quá trình bay hơi.
Gia tăng hiệu quả của đất kết hợp với đất ngập nước, kích thích sinh trưởng
của các loài chim diệt sâu bọ, côn trùng.
Kích thích nở trứng của động vật không xương sống và các loại hạt nẩy

mầm.
Cung cấp rau trái và thức ăn ở đồng bằng ven sông cho thú hoang dã và động
vật nuôi.
Tăng bồi tụ và cải thiện chất lượng đất vùng đồng bằng ven sông nhờ bồi
lắng phù sa và các chất dinh dưỡng trên vùng châu thổ.
Mặt khác duy trì dòng chảy môi trường cũng mang lại các lợi ích đối với
cộng đồng dân cư sống ven sông như là:
Tạo một môi trường lành mạnh để con người thư giãn, bơi lội và làm việc.
Cải thiện chất lượng nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, cho tưới tiêu vùng hạ lưu
và cho các ngành sử dụng nước khác.
Tạo mục tiêu hấp dẫn cho du khách, gia tăng cơ hội đầu tư cho du lịch sinh
thái, thu hút các ngành nghề khác phát triển.
Giảm tổn thất do xói lở bờ gây ra, giảm tác động trực tiếp lên con người sự
phục hồi quá trình thoái hoá lâu dài của đất và nước.
Mối liên hệ giữa vai trò của dòng chảy môi trường và các chức năng của hệ
sinh thái được liệt kê trong bảng 1.1.


11
Bảng 1.1. Mối liên hệ giữa vai trò của dòng chảy môi trường và giá trị của hệ sinh thái
Đối với

Giá trị sinh thái

Động vật
dưới nước

Cá nước ngọt là nguồn protein có giá trị
cho con người. Các quần thể động vật có
giá trị khác bao gồm: cá, chim nước quý

hoặc các sinh vật nhỏ khác trong xích
thức ăn.

Ổn định bờ sông, cung cấp thức ăn và củi
đốt cho con người, môi trường sống của
Thực vật ven
động vật và là vùng đệm để sông ngòi
sông
chống lại việc mất chất dinh dưỡng và cặn
từ các hoạt động dẫn nước của con người.

Vai trò của dòng chảy môi trường
Duy trì môi trường sống vật lý.
Duy trì chất lượng nước phù hợp.
Giúp cho các loài cá di chuyển.
Làm ngập các bãi ven sông để cá đẻ trứng.
Duy trì độ ẩm của đất ở bờ sông cho thực vật
ven sông phát triển
Vận chuyển chất dinh dưỡng trên bờ và phát
tán hạt giống.

Cát ở sông

Dùng để xây dựng

Vận chuyển bùn cát và tách ra thành các hạt
mịn hơn.

Cửa sông


Cung cấp nơi cho cá biển đẻ trứng

Duy trì cân bằng muối ở mức độ thích hợp
và vùng chuyển tiếp giữa sông và biển

Nước ngầm

Dòng chảy sông thường xuyên duy trì
Tái nạp lại nước ngầm.
nguồn cung cấp nước trong suốt mùa khô

Vùng ngập
lụt

Hỗ trợ nghề cá và nông nghiệp ở vùng Gây ngập đồng ruộng vào thời điểm thích
ngập lụt cho nông dân
hợp trong năm.

Thẩm mỹ

Âm thanh của nước chảy qua các khe đá,
Các cấp lưu lượng khác nhau để tối đa hoá
mùi hương và cảnh quan của dòng sông
và đảm bảo các nét mỹ quan thiên nhiên
với cây cối, chim muông và cá cảnh

Giải trí và
văn hoá

Nước sạch và thác ghềnh lý tưởng cho

việc thả bè trên sông và các hồ nước sạch
là các nơi để tổ chức các lễ hội văn hoá Duy trì khả năng tự làm sạch và chất lượng
hay thể thao nước. Những nét ấy càng nước
được tôn lên khi có các câu lạc bộ câu cá,
ngắm chim hay các nhà nhiếp ảnh.

Duy trì khả năng của HST dưới nước để
điều hoà các quá trình sinh thái thiết yếu, Duy trì sự đa dạng sinh học và chức năng
Hệ sinh thái
như làm sạch nước, giảm lũ lụt hay khống của HST.
chế sâu bệnh
yêu cầu bảo Một nguồn nước tối thiểu hoá toàn bộ tác
động của con người và giữ gìn môi trường Bao gồm một vài hoặc tất cả các vai trò trên.
vệ môi
tự nhiên cho các thế hệ mai sau.
trường

(Nguồn: Megan Dyson, Ger Bergkamp and John Scanlon, IUCN, 2003.)


12
Tóm lại, các hệ thống sông luôn cần phải có đủ nước để duy trì các hệ sinh
thái nước, duy trì các lợi ích của con người đối với sử dụng các tài nguyên sinh thái
và giá trị môi trường của dòng sông nhất là ở khu vực hạ lưu. Dòng chảy cần duy trì
đó là dòng chảy môi trường mà con người cần phải có biện pháp quản lý và kiểm
soát nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường và duy trì một HST cân
bằng và khoẻ mạnh. Duy trì dòng chảy môi trường để dòng sông hoạt động bình
thường và bền vững là yêu cầu thiết yếu của chính con người và hệ sinh thái nước
trên lưu vực sông.
1.2 Tình hình nghiên cứu dòng chảy môi trường trên thế giới và ở nước ta

Nhân loại bước vào thế kỷ 21 với nhiều thách thức, hai trong các thách thức
to lớn đó là nguy cơ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên và suy giảm chất lượng môi
trường sống.Các lưu vực sông, kể cả các lưu vực sông lớn ngày nay cũng đang chịu
đựng hậu quả của các sự suy thoái đó.
1.2.1 Tình hình nghiên cứu dòng chảy môi trường trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều cách tiếp cận dòng chảy môi trường khác
nhau.Các nhà khoa học Mỹ là một trong số những người tiên phong trong lĩnh vực
nghiên cứu về dòng chảy môi trường.Các phương pháp đã được phát triển từ sớm
và có số lượng nhiều, chiếm khoảng 37% trên tổng số các phương pháp được phát
minh. Có thể là các phương pháp rất đơn giản như phương pháp chỉ số Tenant
(1976) để tính dòng chảy môi trường cho hàng trăm con sông ở các bang vùng
Trung - Tây nước Mỹ. Phương pháp này sử dụng các số liệu cân chỉnh thu thập từ
phần trăm của dòng chảy trung bình năm được xác định cho các mức khác nhau về
chất lượng sinh cảnh của loài cá.
(1) Tình hình nghiên cứu dòng chảy môi trường tại Úc
Tại Úc, một số phương pháp phân tích chức năng đã được xây dựng, bao
gồm Phương pháp đánh giá qua kênh chuyên gia, Phương pháp tiếp cận qua kênh
khoa học và Phương pháp luận điểm chuẩn. Các phương pháp này thu thập và
nghiên cứu tất cả các yếu tố của chế độ thủy văn và hệ thống sinh thái bởi một


13
nhóm chuyên gia trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và sinh thái. Họ sử dụng các số
liệu sẵn có và số liệu mới thu thập để đưa ra ý kiến đánh giá về các hậu quả sinh
thái do sự biến đổi về lưu lượng và thời điểm của dòng chảy gây ra.
(2) Tình hình nghiên cứu dòng chảy môi trường tại Đan Mạch
Đan Mạch là một trong những quốc gia phát triển các giải pháp quản lý nước
rất hiệu quả.Bộ công cụ mô hình toán họ MIKE đã được dùng rộng rãi ở nhiều nước
trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đem lại những hiệu quả to lớn trong công tác
quản lý nước. Tuy vậy trong nghiên cứu dòng chảy môi trường trong thời gian gần

đây một nghiên cứu đã công bố việc áp dụng mô hình mô phỏng cư ngụ
RHYHABSIM (River Hydraulic HABitat SIMulation) cho một 3 sông nhỏ trong
lưu vực sông Kornerup ở phía đông Đan Mạch. Quan hệ giữa dòng chảy và diện
tích cưu trú, sự đẻ trứng đối với cá hồi nhỏ được mô phỏng để xác định dòng chảy
cần thiết để tạo diện tích đủ cho việc duy trì tự nhiên của dân cư cộng đồng cá hồi.
(3) Tình hình nghiên cứu dòng chảy môi trường tại Ấn Độ
Dòng chảy môi trường và quản lý tài nguyên nước ở ấn Độ: các con sông
luôn giữ một vai trò quan trọng trong đặc điểm kinh tế-xã hội ở ấn Độ. Sự gia tăng
dân số nhanh chóng và nhu cầu về nước trong nông nghiệp, đô thị và phát triển
công nghiệp tăng mạnh dẫn đến điều tiết mở rộng và phân phối dòng chảy sông.
Nguồn nước trong sông suy giảm, hệ sinh thái ven sông bị mất tính đa dạng.Cuộc
sống của hàng triệu người dân ven sông bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Đầu những năm
70, một đạo luật về kiểm soát ô nhiễm đã được thông qua và gần đây là Kế hoạch
bảo tồn sông quốc gia nhằm giảm ô nhiễm trong sông.Tuy nhiên, bất chấp mọi cố
gắng, chất lượng nước vẫn tiếp tục suy giảm. Dào cản chính trong sự nhận thức về
tầm quan trọng của duy trì dòng chảy trong sông là thiếu những nghiên cứu về mối
quan hệ giữa dòng chảy và chức năng của hệ sinh thái sông ở Ân Độ. Vấn đề dòng
chảy môi trường được đặc biệt quan tâm từ phán quyết của Toà án Tối cao Ân Dộ
tháng 5/1999 về duy trì dòng chảy tối thiểu 10m3/s ở sông Yamuna. Sau đó, dòng
chảy môi trường đã được thảo luận tại nhiều cuộc hội thải. 5/2001, Chính phủ Ân


14
Độ đã thông qua Quyền đánh giá chất lượng nước (WQAA) trong đó có đề cập đến
“dòng chảy tối thiểu trong các sông để bảo tồn hệ sinh thái”.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu dòng chảy môi trường tại Việt Nam
Hiện nay việc mất cân đối trong khai thác và sử dụng nước cũng như coi nhẹ
bảo vệ môi trường lưu vực đã khiến cho nguồn nước nhiều lưu vực sông trên thế
giới đang bị suy thoái nghiêm trọng và không đảm bảo dòng chảy môi trường đặc
biệt ở hạ du, trong đó không loại trừ cả một số sông ở nước ta. Tình trạng này có thể

dẫn đến các hiểm hoạ như : sự cạn kiệt dòng chảy trong mùa cạn có thể dẫn đến tình
trạng đứt dòng của sông ở vùng hạ du; sự gia tăng các hiểm hoạ do nước gây ra như
lũ lụt và sa bồi thuỷ phá, bồi lấp các cửa sông; sự suy giảm chất lượng nước khiến
cho nước sông không còn sử dụng được; sự gia tăng xâm nhập mặn ở vùng vùng
cửa sông.
Trong Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020 của nước ta
được Chính Phủ thông qua tháng 4/2006 đã đưa ra 6 mục tiêu về bảo vệ tài nguyên
nước trong đó có một mục tiêu về dòng chảy môi trường đó là:
“ Bảo đảm dòng chảy tối thiểu duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh theo quy hoạch
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trọng điểm là các sông có hồ chứa nước, đập
dâng lớn, quan trọng ”
Để thực hiện chiến lược này, Nhà nước cũng đề xuất một đề án ưu tiên thực
hiện trong giai đoạn từ nay đến 2010 về dòng chảy môi trường, đó là “ Đề án xác
định, bảo đảm dòng chảy môi trường, duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh đối với các hồ
chứa, đập dâng thuỷ điện, thuỷ lợi” do Bộ tài nguyên và Môi trường chủ trì, cơ quan
phối hợp là Bộ Công Nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Uỷ Ban nhân dân tỉnh
liên quan.
Điều đó cho thấy tính cấp thiết, sự quan tâm cũng như quyết tâm của Nhà
nước trong việc đưa Dòng chảy môi trường vào trong chính sách quản lý tài nguyên
nước và thực hiện trong thực tế của nước ta trong những năm sắp tới.


×