Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đánh giá hoạt động phân tích tài chính dự án đầu tư nhà máy thủy điện trường hợp Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 -Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.8 KB, 16 trang )


i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




VÕ THĂNG LONG





ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN: TRƯỜNG HỢP NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
ĐỒNG NAI 2 - LÂM ĐỒNG














Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng



Đà Lạt – 2012


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



VÕ THĂNG LONG





ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN: TRƯỜNG HỢP NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
ĐỒNG NAI 2 - LÂM ĐỒNG







Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CÍNH NGÂN HÀNG






Người hướng dẫn khoa học: TS. Quách Mạnh Hào



Đà Lạt – 2012

iii
MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 2
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài : 6
2. Tình hình nghiên cứu : 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn: 11

7. Bố cục của luận văn: 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 12
1.1. Mục đích, vai trò và yêu cầu của phân tích tài chính dự án đầu tư 12
1.1.1. Mục đích của phân tích tài chính 12
1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính 13
1.1.3. Yêu cầu của phân tích tài chính: 14
1.2. Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư 14
1.2.1. Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án 15
1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư 26
1.2.3. Phương pháp tính toán, phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư 34
1.2.4. Cơ sở lý luận phân tích rủi ro dự án đầu tư 35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
ĐỒNG NAI 2 47
2.1 Giới thiệu tổng quan dự án nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 : 47
2.1.1 Chủ đầu tư dự án: 47
2.1.2 Giới thiệu khái quát về dự án 47
2.1.3 Mục tiêu đầu tư: 47
2.1.4 Quy mô, công suất của dự án: 48
2.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội khu vực đầu tư dự án : 49
2.2 Phân tích kinh tế tổng đầu tư 49
2.2.1 Tổng hợp dự toán vốn đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn vay: 49
2.2.2 Kế hoạch vận hành và chi phí hàng năm: 50
2.2.3 Dòng tiền dự án theo quan điểm tổng đầu tư và các chỉ tiêu hiệu quả: 53

iv
2.3 Phân tích hiệu quả tài chính dự án nhà máy thủy điện Đồng Nai: 58
2.3.1 Các phương án huy động vốn: 58
2.3.2. Kế hoạch vay trả: 59
2.3.3 Chi phí vận hành và khấu hao 59
2.3.4 Tính giá thành sản xuất điện 61

2.3.5 Dòng tiền theo quan điểm vốn chủ sở hữu: 61
2.3.6 Cân đối khả năng trả nợ: 63
2.3.7 Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư thủy điện Đồng Nai 2: 63
2.4 Phân tích rủi ro dự án đầu tư Nhà máy thủy điện Đồng nai 2 65
2.4.1. Nhận dạng và phân loại rủi ro của dự án đầu tư nhà máy: 65
2.4.2 Phân tích độ nhạy: 65
2.5 Phân tích tình huống 71
2.6 Phân tích mô phỏng: 72
2.6.1 Nhận dạng các yếu tố rủi ro và tìm phân bố xác suất 72
2.6.2. Thiết lập mô hình tính toán và kết quả mô phỏng 74
2.7 Đánh giá công tác phân tích tài chính dự án đầu tư Đồng Nai 2 77
2.7.1 Những kết quả đạt được: 77
2.7.2 Những tồn tại và nguyên nhân: 77
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
3.1 Nhận xét, đánh giá, kết luận chung 80
3.1.1 Nhận xét, đánh giá chung: 80
3.1.2 Những hạn chế tại trong công tác phân tích tài chính dự án đầu tư của Chủ đầu
tư: 80
3.1.3 Những mặt được và hạn chế trong công tác phân tích tài chính dự án đầu tư
của Cơ quan tài trợ vốn: 82
3.2 Kiến nghị, đề xuất đối với Chủ đầu tư: 83
3.3 Kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan tài trợ: 84
3.4 Một số giải pháp nâng cao công tác phân tích tài chính dự án đầu tư: 85
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
TÀI LIỆU KHÁC 92









1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lâm Đồng có tiềm năng dồi dào để phát triển thủy điện. Thực tế những năm qua, lợi thế này đã
được tỉnh khai thác tương đối tốt và sẽ còn được phát huy trong thời gian 10 - 15 năm tới. Trong những năm
qua, sản lượng điện được sản xuất đạt 4,2 tỷ kWh/năm, doanh thu từ bán điện khoảng 2.476 tỷ đồng, đóng
góp vào ngân sách nhà nước khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm.
Ngoài hiệu quả về kinh tế, các dự án thủy điện còn có tác động tích cực, duy trì sự cân bằng môi
trường sinh thái; tăng cường nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; tạo điều kiện phát triển nuôi trồng
thủy sản, du lịch sinh thái. Đồng thời, các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện,… từ các dự án thủy
điện được đầu tư cũng góp phần phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng dự án.
Như vậy, việc đầu tư dự án Thủy điện Đồng Nai 2 nói riêng và các dự án thủy điện nói chung trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng là phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét
đến năm 2030; phù hợp với điều kiện thiên nhiên, đặc điểm địa lý; phù hợp với quy hoạch phát triển điện
năng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Lâm Đồng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hoạt động phân tích tài chính dự án, kết hợp với những
kiến thức lý luận được tiếp thu ở Nhà trường và tài liệu tham khảo, với sự giúp đỡ và hướng dẫn đầy trách
nhiệm của Tiến sĩ – Quách Mạnh Hào – Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc Gia Hà Nội, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá hoạt động phân tích tài chính dự án đầu tư nhà
máy thủy điện: Trường hợp nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 – Lâm Đồng”.
2. Tình hình nghiên cứu
Thu thập nguồn số liệu để phân tích tài chính dự án – Báo cáo có bổ sung dự án đầu tư công trình Nhà
máy thủy điện Đồng Nai 2 (được gửi cho cơ quan thẩm định tài trợ vốn). Các số liệu của EVN, một số nhà
máy thủy điện trong nước

Các giáo trình, tài liệu về phân tích dự án đầu tư như: Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư;Giáo trình
Lập dự án đầu tư, Hoạch định ngân sách vốn đầu tư; Tài chính doanh nghiệp căn bản; Giáo trình quản lý dự
án…của các trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội,
Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh…
Đồ án tốt nghiệp Phân tích tài chính có tính đến rủi ro dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Khoa
Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Phân tích kinh tế- Tài chính dự án đầu tư thủy điện
thượng KonTum, Nghiên cứu khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về phân tích tài chính dự án đầu tư để để giải quyết một vấn đề thực
tế. Xây dựng phương pháp luận logic và chọn phương pháp hợp lý để phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu
tư nhà máy thủy điện.
- Dựa vào các thông số định mức, kỹ thuật của ngành điện để dự tính các yếu tố đầu vào, sản lượng và
giá sản phẩm đầu ra, kết hợp một số ước lượng khác để xây dựng được dòng tiền của dự án.
- Tính toán phân tích hiệu quả kinh tế tổng đầu tư và hiệu quả tài chính dự án nhà máy nhà máy Thuỷ
điện Đồng Nai 2 trên cơ sở phương án kỹ thuật, phương án thi công đã chọn. Tính toán phân tích các tình
huống và tác động của các yếu tố khách quan đến dự án nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2.

2

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng Thủy điện Đồng
Nai 2 – tại tỉnh Lâm Đồng - do Công ty Cổ phần Thủy Điện Trung Nam (Trungnam Power) đầu tư. Trên cơ
sở thực tiễn kết hợp lý luận đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính dự án
hiện nay.
Luận văn tập trung vào nghiên cứu hiệu quả tài chính của dự án trong thời gian vận hành từ năm 2013
đến năm 2052 và xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu tài chính trong điều kiện thị trường có biến động nhằm
xác định hành lang an toàn về hiệu quả đầu tư.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến dự án thông qua các tài liệu thuộc giai đoạn đầu tư dự
án. Tham khảo các dự án có quy mô, công suất tương tự nhằm đưa ra các dự tính về doanh thu và chi phí của

dự án trong thời gian vận hành của dự án….
- Thu thập các Quy định của Nhà nước về các định mức kinh tế kỹ thuật cho phép; Quyết định của Bộ
Công nghiệp này Quy định tạm thời nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua
bán điện các dự án nguồn điện …
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích tài chính dự án đầu tư Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2, sẽ đưa ra
những đề xuất, kiến nghị cho chủ đầu tư, cơ quan tài trợ vốn cho dự án và một số khuyến nghị cho sự phát
triển thủy điện tại địa phương.
7. Bố cục của luận văn: Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính dự án đầu tư.
Chương 2: Phân tích tài chính dự án đầu tư thủy điện Đồng Nai 2
Chương 3: Kết luận, kiến nghị.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1. Mục đích, vai trò, yêu cầu của phân tích tài chính dự án đầu tư
1.1 Mục đích của phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án; Phân tích tài
chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính.
1.2 Vai trò của phân tích tài chính
Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ đầu tư mà còn cả đối với các cơ quan
có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước, các cơ quan tài trợ vốn cho dự án.
1.2.1 Đối với chủ đầu tư:
1.2.2 Đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của Nhà nước:
1.2.3 Đối với cơ quan tài trợ vốn cho dự án:
1.2.4 Phân tích tài chính là cơ sở tiến hành phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội:
1.3 Yêu cầu của phân tích tài chính:
 Nguồn số liệu sử dụng phân tích tài chính phải đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy cao đáp ứng mục tiêu
phân tích.
 Phải sử dụng phương pháp phân tích phù hợp và hệ thống các chỉ tiêu để phản ánh đầy đủ các
khía cạnh tài chính của dự án.
 Phải đưa ra được nhiều phương án để từ đó lựa chọn phương án tối ưu.


3

2 Nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư
2.1 Dự tính tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động của dự án
2.1.1 Dự tính tổng mức đầu tư:
2.1.1.1 Nội dung của tổng mức đầu tư:
2.1.1.2 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư:
2.1.2 Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến
độ:
2.1.2.1 Lập báo cáo tài chính dự kiến hàng năm và xác định dòng tiền:
2.1.2.2 Ước lượng dòng tiền của dự án
2.1.2.2.1 Kỹ thuật ước lượng dòng tiền dự án
2.1.2.2.2 Các phương pháp ước lượng dòng tiền:
2.2 Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư
Quan điểm Tổng đầu tƣ:
Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm nhà cho vay là chi phí sử dụng vốn bình quân
(WACC), vì tổng dòng ngân lưu bao gồm hai nguồn vốn : nợ vay và vốn chủ sở hữu.
Suất chiết khấu được lựa chọn thường căn cứ vào :
- Chi phí cơ hội của vốn
- Tỷ lệ lạm phát
- Tỷ lệ rủi ro của các dự án
Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) sẽ được tính theo công thức như sau :
WACC = E% x r
e
+ D% x r
d
(1-T)
Trong đó:
- D% = D/(D+E) và E% = E/(D+E)

- E là vốn chủ sở hữu trong tổng vốn dầu tư
- D là vốn vay trong tổng vốn đầu tư
- r
e
là suất sinh lời đòi hỏi của chủ đầu tư
- r
d
là lãi suất vay vốn
- T - thuế thu nhập doanh nghiệp
Quan điểm chủ sở hữu:
Quan điểm chủ đầu tư, còn gọi là quan điểm chủ sở hữu hay quan điểm cổ đông, mục đích nhằm
xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với những gì họ có được trong trường hợp không thực hiện
dự án. Khác với quan điểm nhà cho vay, chủ sở hữu khi tính toán dòng ngân lưu phải cộng vốn vay ngân
hàng vào dòng ngân lưu vào và trừ khoản trả lãi vay và nợ gốc ở dòng ngân lưu ra.
2.2.1 Giá trị hiện tại ròng (NPV):
- Một dự án có NPV≥0, công ty chấp nhận đầu tư dự án.
- Một dự án có NPV<0 công ty nên từ chối đầu tư dự án.
- Với cùng một suất chiết khấu r, dự án nào có NPV lớn chứng tỏ dự án đó có hiệu tủa hơn vì nó tạo
ra được nhiều giá trị hơn cho công ty. Do đó, nếu có hai dự án loại trừ nhau, dự án nào có NPV lớn hơn sẽ
được lựa chọn trong khi dự án kia bị từ chối.
2.2.2 Suất thu lợi nội bộ (IRR)
Giải phương trình này để tìm IRR. Suất sinh lợi nội bộ chính là suất sinh lợi thực tế của dự án đầu
tư. Theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp nhận là dự án có IRR ≥ suất sinh lời yêu cầu.

4

2.2.3 Tỷ số lợi ích – chi phí (Benefit – Cost Ratio):
Nguyên tắc ra quyết định dựa trên B/C là chấp nhận dự án khi B/C ≥1 và bác bỏ dự án khi B/C < 1.
Riêng đối với những dự án loại trừ nhau, chọn dự án nào có B/C ≥1 và B/C
max

.
2.2.4 Thời gian hoàn vốn của dòng tiền chủ sở hữu
2.2.5 Chỉ tiêu hòa vốn (sản lượng hoặc doanh thu hoà vốn)
2.3 Phương pháp tính toán, phân tích hiệu quả tài chính dự án
2.4 Cơ sở lý luận phân tích rủi ro dự án đầu tư
2.4.1 Khái niệm, phân loại rủi ro dự án đầu tư, mục đích của phân tích rủi ro:
2.4.1.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là khả năng xảy ra khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả được dự kiến khi lập kế hoạch.
Về lý thuyết, rủi ro có thể mang tính tích cực (khi kết quả thực tế tốt hơn dự kiến) hay tiêu cực (khi kết quả
thực tế không tốt như dự kiến).
2.4.1.2 Phân loại rủi ro trong đầu tư :
2.4.1.3 Mục đích của phân tích rủi ro dự án đầu tư
2.4.2 Các phương pháp phân tích rủi ro dự án đầu tư
2.4.2.1 Phương pháp phân tích độ nhạy
2.4.2.1.1 Phân tích độ nhạy một điểm
2.4.2.1.2 Phân tích độ nhạy nhiều điểm
2.4.2.2 Phương pháp phân tích tình huống bằng phần mềm Scenarios Analysis:
2.4.2.3 Các phương pháp áp dụng lý thuyết xác suất
2.4.2.4 Mô phỏng tính toán Monte Carlo áp dụng phân tích rủi ro
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo áp dụng phân tích rủi ro dự án: là phương pháp thiết lập thủ
tục và sử dụng các tổ hợp các biến ngẫu nhiên của các yếu tố rủi ro có phân bố xác suất để xác định phân bố
xác suất của các chỉ tiêu hiệu quả.




CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 2
2.1 Giới thiệu tổng quan dự án nhà máy nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 :
2.1.1 Chủ đầu tư dự án: Công ty Cổ phần thủy điện Trung Nam.
- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn 3, xã Tân Thượng, Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

- Ngành nghề kinh doanh: Đầu tư xây dựng các dự án thủy điện. Sản xuất và kinh doanh điện. Nhận
thầu xây lắp các công trình thủy lợi, thủy điện, công trình đường dây, trạm biến thế, các công trình xây dựng
dân dụng, xây dựng giao thông. Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng. Kinh doanh, sản xuất, chế biến
và nuôi trồng thủy sản. kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.
2.1.2 Giới thiệu khái quát về dự án
- Loại hình dự án: đầu tư trực tiếp.
- Địa điểm đầu tư: công trình đầu mối thuộc xã Tân Thượng – huyện Di Linh, phạm vi của dự án ảnh
hưởng đến 8 xã thuộc 2 huyện Di Linh và Lâm Hà - tỉnh Lâm Đồng.
- Thời gian xây dựng: 03 năm.
- Đời sống của dự án là : 40 năm (kể từ khi đi vào hoạt động)
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới Nhà máy Thuỷ điện theo hình thức BOO.

5

- Sản phẩm của dự án: Năng lượng điện.
2.1.3 Mục tiêu đầu tư:
Công trình Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 xây dựng với mục tiêu khai thác tiềm năng thủy điện tại
khu vực thượng lưu sông Đồng Nai, cấp điện lên lưới điện Quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải điện
ngày càng tăng, đồng thời kết hợp với việc tận dụng tổng hợp tài nguyên nước như điều tiết lượng nước nhà
máy điện hạ lưu, hạ thấp mực nước lũ tại hạ lưu, giúp cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường sinh thái
trong khu vực ; góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực, đáp ứng nhu cầu điện cho người sử dụng
2.1.4 Quy mô, công suất của dự án:
2.1.5 Tình hình kinh tế - xã hội khu vực đầu tư dự án :
2.2 Phân tích kinh tế tổng đầu tư
2.2.1 Tổng hợp dự toán vốn đầu tư và kế hoạch phân bổ vốn vay:
Cơ sở để dự tính tổng mức đầu tư dựa vào các văn bản quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Bộ
Xây dựng, Bộ Tài chính và của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
2.2.2 Kế hoạch vận hành và chi phí hàng năm:
- Số giờ vận hành công suất đặt được quy định tại Quyết định Số 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007
của Bộ Công nghiệp.

- Điện năng tự dùng cho nhà máy và hao tổn tham khảo các thông số của những nhà máy thủy
điện tương tự, theo tính toán là 0,75% điện năng sản xuất.
- Theo quy định tại Quyết định số 2014/QĐ-BCN, chi phí O&M (chi phí vận hành và bảo dưỡng)
được tính theo tỷ lệ 0.5% vốn đầu tư là 6,039 triệu đồng = (531,298 + 385,118) x 0.5%
- Thuế tài nguyên hàng năm là: 2% x 861 đồng/Kwh x (367.225 x 10
6
Kwh) = 6,324 triệu đồng/năm.
- Chủ đầu tư chưa tính vào chi phí hàng năm đối với chi phí chi trả dịch vụ môi trường rừng: 20
đồng/kwh x (367,225 x 10
6
Kwh) = 7,345 triệu đồng/năm.
- Tiền thuê đất hàng năm là 362,298,654 đồng/năm.
2.2.3 Dòng tiền dự án theo quan điểm tổng đầu tư và các chỉ tiêu hiệu quả:
Dùng phương pháp theo ROE bình quân của các công ty thủy điện trong ngành trong 3 năm gần
nhất 2007,2008 và 2009 để tính chi phí vốn chủ sở hữu. r
s
= ROE = 16.76% bình quân ngành thủy điện
Xác định WACC theo quan điểm tổng đầu tƣ:
Theo dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam đến năm 2025 được xây dựng dựa trên
mô hình VIPAG –General equilibrium model for vietnamese economy. Kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ được kỳ
vọng ổn định hơn khi chính phủ chuyển sang các chính sách chú trọng tăng trưởng bền vững. Lạm phát sẽ
duy trì ở mức thấp dưới 5% từ năm 2012 trở đi và có khả năng chỉ ở mức 2.5% vào năm 2025 (Phụ lục số về
kịch bản lý tưởng cho sự phát triên kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.
Với một dự án có thời gian hoạt động 40 năm, việc dự báo lạm phát là không dễ, vì vậy tác giả lấy
tỉ lệ lạm phát tạm tính bình quân trong 40 năm tới theo kịch bản nêu trên là 3% cho suốt thời gian hoạt động
của dự án.
Tính các chỉ tiêu hiệu quả bằng Excel với WACC = 12.37% theo quan điểm tổng đầu tư ta được:
NPV: 40,567 triệu đồng; IRR: 12,624%; B/C: 1,016
Nhận xét, đánh giá công tác thẩm định quan điểm tổng đầu tƣ:
- Trong tính toán các chi phí của dự án, Ngân hàng chưa tính đủ các chi phí như: Chi phí chi trả dịch

vụ môi trường rừng, chi phí thuê đất hàng năm là 7,345 triệu đồng/năm.

6

- Khi tính các chỉ tiêu đánh giá tài chính dự án, chưa tiến hành quy dòng tiền đầu tư hàng năm về
năm đầu tiên (hoặc đưa về năm cuối của thời kỳ đầu tư). Cụ thể: tổng vốn đầu tư là 1,726,362 triệu đồng
(bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay trong từng năm xây dựng). Nếu tính quy dòng tiền đầu tư hàng năm về
năm cuối của thời kỳ đầu tư thì giá trị sẽ là 2,202,899 triệu đồng, chênh lệch dòng tiền sẽ là -476,537 triệu
đồng.
- Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án được tính toán với WACC = 12.37% cho kết quả NPV =
40,567 triệu đồng >0; IRR = 12.624% > tỷ suất chiết khấu dự án (WACC) và tỉ số B/C=1.016>1. Với kết quả
này, dự án có hiệu quả về tài chính và nhà tài trợ xem xét và tài trợ vốn cho dự án.
- Bên cạnh đó, có thể thấy tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư chiếm tỉ trọng
28,99%=531,299/(385,118+916,416+351,299) là quá thấp (nếu so với vốn đi vay chỉ chiếm 40,82%). Với tỉ
trọng vốn tự có trên tổng vốn đầu tư như trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Do
chi phí trả lãi vay hàng năm khá lớn.
2.3 Phân tích hiệu quả tài chính dự án thủy điện Đồng Nai 2:
2.3.1 Các phương án huy động vốn: Nguồn vốn NHPT là 916.416 triệu đồng chiếm tỷ lệ 50% trên tổng
mức vốn đầu tư. Nguồn vốn vay NHTM: 385.118 triệu đồng (tỷ lệ 21.01%). Nguồn vốn tự có: 531.299 triệu
đồng (tỷ lệ 28,99%) .
- Thời hạn cho vay: 15 năm.
- Phương thức trả lãi vay: Trong thời gian ân hạn 3 năm, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng
phải trả lãi.
2.3.4 Kế hoạch vay trả:
Nguồn vốn vay được trả đều hàng năm cả lãi và vốn gốc trong 12 năm.
2.3.3 Chi phí vận hành và khấu hao
Việc tính thời gian khấu hao trung bình 15 năm cho dự án cho cả thiết bị và công trình của Chủ đầu
tư là chưa đảm bảo tính chính xác theo hướng dẫn tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của
Bộ Tài chính “Về việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”:
Thứ nhất: Giá trị thiết bị và giá trị công trình là khác nhau và có thời gian khấu hao khác nhau, do đó

không thể tính khấu hao trung bình.
Thứ hai: Năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 203/2009 /TT-BTC ngày 20/10/2009
của Bộ Tài chính về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định có hiệu lực từ
ngày 01/01/2010.
Tác giả tính toán khấu hao theo đường thẳng cho tài sản cố định: Khấu hao thiết bị 35,479 triệu
đồng/năm; Khấu hao giá trị công trình xây dựng và chi phí khác 68,578 triệu đồng/năm.
2.3.4 Tính giá thành sản xuất điện
2.3.5 Dòng tiền theo quan điểm vốn chủ sở hữu:
2.3.6 Cân đối khả năng trả nợ:
Theo kế hoạch trả nợ tại bảng trên, sau 12 năm hoạt động, Chủ đầu tư trả hết nợ gốc cho 02 ngân
hàng và còn tích lũy được được 800,809 triệu đồng.
2.3.7 Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án thủy điện Đồng Nai 2:
2.3.7.1 Giá trị hiện tại thuần (NPV)
Kết quả tính toán chỉ tiêu NPV (Chuỗi dòng tiền phân tích dự án trong 40 năm) bằng công cụ Excel
ta được với : Tỷ suất chiết khấu (Rs) = 16.76% ta được NPV = 63,267 triệu đồng
2.3.7.2 Suất thu lợi nội tại của vốn chủ sở hữu (IRR=17.855%)

7

2.3.7.3 Tỷ số lợi ích – chi phí chủ sở hữu (B/C = 1.35)
2.3.7.4 Thời gian hoàn vốn của dòng tiền chủ sở hữu là 19.24 năm.
2.3.7.5 Doanh thu hòa vốn (sản lượng hoặc doanh thu hoà vốn)
2.4 Phân tích rủi ro dự án đầu tư Nhà máy thủy điện Đồng nai 2
2.4.2 Nhận dạng và phân loại rủi ro của dự án đầu tư nhà máy:
- Trong giai đoạn đầu tư xây dựng nhà máy yếu tố căn bản nhất và tổng quát nhất là Tổng vốn đầu tư
tăng (1).
- Trong giai đoạn vận hành có các yếu tố: Chi phí vận hành và bảo dưỡng tăng (2); Giá bán điện của
dự án giảm (3); Sản lượng giảm (4).
Phân tích độ nhậy được tính toán cho các phương án sau:
- Vốn đầu tư tăng 10%; Điện năng phát giảm 10%; Chi phí O&M, chi phí nhiên liệu tăng 10% và tổ

hợp vốn đầu tư tăng 10%, điện năng phát giảm 10%.
Tuy nhiên, việc tăng giảm của giá bán điện thương phẩm cũng cần được đề cập. Yếu tố giá điện mang
tính rủi ro khá cao, nhất là ngành điện. Tác giả phân tích thêm các tố này. Tức giá điện tăng, giảm 10% và tổ
hợp vốn đầu tư tăng 10%, giá điện giảm 10%.
2.4.2 Phân tích độ nhạy:
2.4.2.1 Phân tích độ nhạy một yếu tố:
- Ảnh hưởng của tổng đầu tư lên hiện giá ròng, suất sinh lợi và chỉ số lợi ích – chi phí của dự án.
Nếu tổng vốn đầu tư của dự án tăng đến 10% thì hiện giá ròng của dự án sẽ có giá trị âm, ngoài ra, tỉ
số B/C của dự án <1 và suất sinh lợi của dự án cũng ở mức nhỏ hơn suất chiết khấu của dự án (là 16,76%).
Vì vậy, dự án chỉ đem lại hiệu quả khi vốn đầu tư tăng không đến 10% (tăng khoảng 8,89 %, tức không tăng
quá 65,284 triệu đồng).
- Ảnh hưởng của điện năng phát lên hiện giá ròng và chỉ số lợi ích – chi phí suất sinh lợi của dự
án.
Trường hợp điện năng phát tăng hoặc giảm 10% thì các chỉ số tài chính của dự án đều khả quan và dự
án đem lại hiệu quả kinh tế. Trường hợp này việc đầu tư là thuận lợi và hiệu quả.
- Ảnh hưởng của chí phí O&M lên hiện giá ròng, suất sinh lợi và chỉ số lợi ích – chi phí của dự
án.
Trường hợp điện chí phí O&M tăng hoặc giảm 10% thì cách chỉ số tài chính của dự án đều khả quan
và dự án đem lại hiệu quả kinh tế do chi phí này khá nhỏ so với doanh thu thu về từ dự án hàng năm.
- Ảnh hưởng của giá bán/Kwh lên hiện giá ròng, suất sinh lợi và chỉ số lợi ích – chi phí của dự án
Giá bán điện (doanh thu) giảm 10% thì cách chỉ số tài chính của dự án đều khả quan. Việc đầu tư dự
án được lựa chọn.
2.4.2.2 Phân tích độ nhạy 2 yếu tố
- Tổ hợp vốn đầu tư tăng đến 10%, điện năng phát giảm đến 10%.
Qua phân tích, trường hợp vốn đầu tư giảm hoặc tăng 5% mà điện năng tăng hoặc giảm 10% thì dự án
vẫn có NPV>0 tức có hiệu quả. Trường hợp vốn đầu tư tăng đến 10% và sản lượng điện giảm, thậm chí
không giảm thì NPV<0, dự án không hiệu quả. Có thể thấy biến động vốn đầu tư rất nhạy đối với giá trị của
NPV của dự án.
- Tổ hợp vốn đầu tư tăng đến 10%, giá điện giảm đến 10%
Qua bảng phân tích trên, trường hợp giá giảm 10% và điện năng giảm giảm 10% thì dự án đều có

NPV>0, dự án có hiệu quả.

8

2.5 Phân tích tình huống
Giả định có 3 tình huống xảy ra với thu nhập của dự án:
- Tình huống 1 (xấu nhất): Giá bán giảm 10%, Vốn đầu tư tăng 10%, điện năng phát giảm 10%;
- Tình huống 2 (trung bình): Như phương án cơ sở.
- Tình huống 3 (tốt nhất): Doanh thu tăng hàng năm 10%, vốn đầu tư giảm 10%, điện năng phát tăng
10%.
Sử dụng công cụ Scenarios trong Excel tính được các giá trị NPV, IRR, B/C theo bảng dưới đây:
Bảng 2.32: Phân tích tình huống
Scenario Summary





Current
Values:
Trường
hợp tốt
Trường hợp
trung bình
Trường
hợp xấu
Changing Cells:





Vốn đầu tƣ
660,727
660,727
734,141
807,555
Giá bán
947
947
861
745
Điện năng phát
403.95
403.95
367.23
330.51
Result Cells:




NPV
191,754
191,754
63,237
(68,288)
IRR
20.637%
20.637%
17.855%

15.725%
B/C
1.110
1.110
1.035
0.964

Như vậy, trong tình huống (tốt nhất) doanh thu tăng 10%, vốn đầu tư giảm 10%, điện năng phát tăng
10% và tình huống (trung bình) phương án cơ sở thì giá trị NPV>0 và các chỉ tiêu IRR và B/C đều lớn hơn
phương án cơ sở. Do vậy, các tình huống này đều được chấp nhận đầu tư dự án.
Nhưng nếu rơi vào tình huống xấu nhất là giá bán giảm 10%, vốn đầu tư tăng 10%, điện năng phát
giảm 10% thì NPV=-68,288 triệu đồng<0 và các chỉ tiêu IRR và B/C đều nhỏ hơn phương án cơ sở. Không
chấp nhận đầu tư trong tình huống này.
2.6 Phân tích mô phỏng:
2.6.2 Nhận dạng các yếu tố rủi ro và tìm phân bố xác suất
Phân bố xác suất của tổng đầu tƣ:
Phân bố chuẩn bị “cắt cụt” phần bên trái bởi giá trị tổng dự toán vốn đầu tư xây dựng (734,141 triệu
đồng). Để dự phòng mức độ phân tán của tổng đầu tư ta cho giá trị độ lệch chuẩn của phân bố xác suất tổng
đầu tư (theo chế độ tự động của Crystall Ball) là bằng 10% tổng đầu tư: 73,414 (triệu đồng).
Phân bố xác suất của công suất phát điện:
Phân phối tam giác: Công suất thấp nhất có thể giảm 10% đạt 330.5 triệu Kwh, trung bình là 367.23
triệu kwh và cao nhất 403,95 triệu Kwh.
Phân bố xác suất của giá bán điện:
Giá điện có phân phố tam giác: Min = 775 đồng/kwh, max = 947 đồng/kwh, trung bình là 861
đồng/kwh = 4.8 cent/kwh x 17.942 đồng/USD.
2.6.2 Thiết lập mô hình tính toán và kết quả mô phỏng


9



Hình 2.4: Biểu đồ kết quả mô phòng Monte Carlo NPV
Từ kết quả sau 10.000 lần mô phỏng thì sai số trung bình của dự án để NPV>0 là 744.85 và độ tin
cậy với NPV> 0 là 79.99%. Sự rủi ro để dự án có NPV < 0 chiếm 20.01%. Như vậy dự án đầu tư nhà máy
Thủy điện Đồng Nai 2 có độ an toàn khá cao.
Với kết quả qua mô phỏng theo tỷ lệ %, giá trị NPV>0 trong khoảng từ 0 đến tối đa là 336,885.79
triệu đồng có khả năng đạt được là gần 80% đến 100%. Các giá trị NPV<0 có khả năng đạt được thấp trong
khoảng 0% đến 20%.
Từ biểu đồ độ nhạy qua mô phỏng thấy được độ nhạy của Vốn đầu tư ảnh hưởng đến chỉ tiêu NPV là
rất lớn 96,3%. Điều này phù hợp với phân tích các tình huống ở phần trên.
2.7 Đánh giá công tác phân tích tài chính dự án đầu tư Đồng Nai 2
2.7.1 Những kết quả đạt được:
2.7.2 Những tồn tại và nguyên nhân:
a. Tồn tại:
- Chủ đầu tự đã dự tính thực hiện trả lãi và gốc ngân hàng chưa đúng với thực tế. Trong dự án nhà
máy thủy điện Đồng Nai 2, chủ đầu tư đã tính toán việc thanh toán chi trả các khoản nợ gốc và lãi vay mang
tính chủ quan, không đúng với quy định hiện hành của các Ngân hàng.
- Chủ đầu tư chưa tính đủ các chi phí như: Chi phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, chi phí thuê đất
hàng năm với tổng số tiền là 7,707 triệu đồng/năm.
- Việc trích khấu hao trong quá trình lập dự án chưa đảm bảo đúng quy định hiện hành.
- Tỷ suất chiết khấu để tính chiết khấu dòng tiền chưa phù hợp. Cụ thể, Chủ đầu tư đã tạm tính lợi
suất 12% trên vốn chủ sở hữu. Việc sử dụng suất chiết khấu này chưa phù hợp với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của
ngành sản xuất thủy điện những năm liền kề (do Doanh nghiệp đầu tư mới thành lập nên không thể xác định
được tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của vốn chủ sở hữu). Nếu so với lợi suất trên vốn chủ sở hữu của các công ty
trong ngành điện 3 năm gần nhất thì lợi suất mà Chủ đầu tư tạm tính là thấp hơn so với lợi suất ngành thủy
điện (16.76%).
- Việc xác định công suất phát điện của nhà máy thủy điện có công suất >75 Mw của chủ đầu tư là
chưa thực tế. Theo thống kê của công suất phát điện thương phẩm của nhà máy Thủy điện Sông Hinh có
công suất tương tự thì sản lượng điện thương phẩm thực tế (năm 2007: 398.547 x10
6

Kwh; năm 2008:
498.072 x10
6
Kwh; năm 2009: 470.424 x10
6
Kwh –nguồn theo Kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty
Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh) cao hơn nhiều so với tính toán, xác định của Chủ đầu tư là 267.23
x10
6
Kwh/năm. Như vậy, việc xác định công suất phát điện thương phẩm chưa phù hợp và thấp so với thực
tế sẽ ảnh hưởng lớn đến đánh giá, phân tích hoạt động tài chính của dự án .
b. Nguyên nhân:
- Chủ đầu tư đã thực hiện lập dự án đầu tư nhưng chưa nắm bắt, thu thập đầy đủ các thông tin về
thị trường điện Việt Nam nói chung và thủy điện nói riêng.

10

- Do chưa nắm bắt đầy đủ các quy định của Nhà nước về chế độ khấu hao tài sản cố định và các
khoản chi phí phải chi trả khi thực hiện dự án đầu tư công trình thủy điện.
- Chuyên gia thực hiện phân tích tài chính dự án chưa vận dụng tốt các kỹ thuật, cơ sở khoa học về
thẩm định tài chính dự án đầu tư.
CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Nhận xét, đánh giá, kết luận chung
3.1.1 Nhận xét, đánh giá chung:
3.1.2 Những hạn chế tại trong công tác phân tích tài chính dự án đầu tư của Chủ đầu tư:
- Chủ đầu tư đã dự tính thực hiện trả lãi và gốc ngân hàng chưa đúng với thực tế. Hiện nay các ngân
hàng đều thực hiện việc thu lãi và gốc với số tiền đều hàng năm.
- Trong tính toán các chi phí của dự án, Chủ đầu tư chưa tính đủ các chi phí như: Chi phí chi trả dịch
vụ môi trường rừng, chi phí thuê đất hàng năm.
- Việc trích khấu hao trong quá trình lập dự án chưa đảm bảo đúng quy định hiện hành.

- Tỷ suất chiết khấu để tính chiết khấu dòng tiền chưa phù hợp. Cụ thể, Chủ đầu tư đã tạm tính lợi
suất 12% trên vốn chủ sở hữu. Nếu so với lợi suất trên vốn chủ sở hữu của các công ty trong ngành điện 3
năm gần nhất thì lợi suất của Chủ đầu tư tạm tính là thấp hơn so với lợi suất ngành thủy điện (16.76%).
- Việc xác định công suất phát điện của nhà máy thủy điện có công suất >75 Mw của chủ đầu tư là
chưa thực tế. Theo thống kê của công suất phát điện thương phẩm của nhà máy Thủy điện Sông Hinh có
công suất tương tự >70Mw thì sản lượng điện thương phẩm thực tế (năm 2007: 398.547 x10
6
Kwh; năm
2008: 498.072 x10
6
Kwh; năm 2009: 470.424 x10
6
Kwh –nguồn theo Kế hoạch kinh doanh hàng năm của
Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh) cao hơn nhiều so với tính toán, xác định của Chủ đầu tư
là 267.23 x10
6
Kwh/năm. Việc xác định công suất phát điện thương phẩm thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến đánh
giá, phân tích hoạt động tài chính của dự án (điều này đã được đề cập trong phân tích tài chính dự án về độ
nhạt của sản lượng điện thương phẩm ảnh hưởng đến giá trị NPV, IRR và B/C của dự án).
3.1.3 Những mặt được và hạn chế trong công tác phân tích tài chính dự án đầu tư của Cơ quan tài trợ vốn:
- Trong tính toán các chi phí của dự án, Ngân hàng chưa tính đủ các chi phí như: Chi phí chi trả dịch
vụ môi trường rừng, chi phí thuê đất hàng năm.
- Khi tính các chỉ tiêu đánh giá tài chính dự án, chưa tiến hành quy dòng tiền đầu tư hàng năm về
năm đầu tiên (hoặc đưa về năm cuối của thời kỳ đầu tư). Việc xác định như trên không đảm bảo về kỹ thuật
chiết khấu dòng tiền, từ đó các chỉ tiêu tính toán của Ngân hàng chưa có độ an toàn cao. Các chỉ tiêu NPV,
IRR, B/C không chính xác. Nhất là chỉ tiêu NPV có thể âm. Bên cạnh đó, việc tính toán thời gian hoàn vốn
có chiết khấu cũng không phản ánh chính xác.
- Tỷ suất chiết khấu để tính chiết khấu dòng tiền chưa chính xác về phương pháp xác định. Khi tính
toán các chỉ tiêu kinh tế, Ngân hàng lấy lãi suất Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư phát triển Việt Nam
là 10.5%/năm làm suất sinh lời đòi hỏi của chủ đầu tư là quá thấp so với lợi suất đòi hỏi trung bình của

ngành thủy điện (16.76%).
- Bên cạnh đó, có thể thấy tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư chiếm tỉ trọng
28,99%=531,299/(385,118+916,416+351,299) là quá thấp (nếu so với vốn đi vay chỉ chiếm 40,82%). Với tỉ
trọng vốn tự có trên tổng vốn đầu tư như trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Do
chi phí trả lãi vay hàng năm khá lớn.

11

3.2 Kiến nghị, đề xuất đối với Chủ đầu tư:
- Trong phân tích tài chính dự án, Chủ đầu tư cần nắm được các yêu cầu, điều kiện và quy định của
nhà tài trợ vốn về thời gian và lộ trình trả nợ gốc và lãi vay. Có như vậy, khi xác định dòng tiền của dự án để
tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án mới chính xác.
- Bộ phận tham mưu trong công tác lập dự án phải tính đủ các chi phí phải bỏ ra trong suốt thời gian
hoạt động của dự án. Trong phân tích tài chính dự án của Chủ đầu tư không tính đến dòng tiền đầu tư thêm
để sửa chữa lớn máy móc thiết bị (trên thực tế, trong vòng sau 18 năm khi đi vào hoạt động, các công trình
thủy điện phải được sửa chữa lớn hoặc thay thế một bộ phận thiết bị có giá trị không nhỏ). Đồng thời phải
xem xét đến khả năng thu hồi tài sản cố định khi hết thời gian hoạt động của dự án. Việc trích khấu hao trong
quá trình lập dự án chưa đảm bảo đúng quy định hiện hành.
- Trong tính toán, xác định công suất phát điện của nhà máy thủy điện có công suất >75 Mw, cần
tham khảo của các nhà máy điện có công suất tương tự để xác định sản lượng điện thương phẩm sát với thực
tế vận hành.
- Vấn đề kiểm soát vốn đầu tư dự án được quan tâm hàng đầu vì nếu trường hợp tăng vốn đầu tư lên
10% sẽ làm giảm hiệu quả của dự án. Như vậy, Chủ đầu tư cần có biện pháp tiết kiệm chi phí đầu tư, chủ
động ký hợp đồng với các nhà cung cấp máy móc thiết bị có giá trị lớn để phòng ngừa rủi ro do tăng giá…,
đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Cần lưu ý khi tăng vốn, Chủ đầu tư nên sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ
bổ sung cho dự án, vì nếu vay thì phải trả lãi và ảnh hưởng đến thu nhập của dự án.
- Viện ứng dụng mô phỏng Monte Carlo trong phân tích tài chính dự án nên được quan tâm, áp dụng
vì với phương pháp này nó thể hiện được một số ưu điểm sau : Giúp lượng hóa được rủi ro dự án và được
dùng để định hướng cho các quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính; chỉ tiêu NPV dự án được lượng hóa
trong đó có sự thể hiện những tác động từ yếu tố rủi ro; Giúp xác định được phân phối xác suất NPV của dự

án; Phương pháp này cũng bao gồm sự ước lượng những hệ số tổn thất của hệ thống, từ đó cung cấp thông
tin về sự thay đổi của các biến vĩ mô và thị trường được kỳ vọng tác động lên NPV của dự án.
3.3 Kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan tài trợ:
- Chú trọng đến công tác đào tạo, huấn luyện chuyên viên phân tích tài chính dự án. Nhằm nắm bắt
kịp thời các quy định của nhà nước để áp dụng phù hợp. Tránh tình trạng tính thiếu các chi phí như: Chi phí
chi trả dịch vụ môi trường rừng, chi phí thuê đất hàng năm.
- Cần thống nhất việc xác định dòng tiền của dự án, lưu ý đối với dự án có thời gian xây dựng dài.
Khi tính các chỉ tiêu đánh giá tài chính cho những dự án này cần quy dòng tiền đầu tư hàng năm trong thời
gian xây dựng về năm đầu tiên (hoặc đưa về năm cuối của thời kỳ đầu tư) để đảm bảo tính chính xác của
dòng tiền.
- Chỉ đạo thực hiện đúng Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp về Ban hành Quy định tạm thời nội dung tính toán phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung
giá mua bán điện các dự án nguồn điện. Trong đó quy định rõ “Trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu được góp
vốn từ nhiều nguồn khác nhau thì Tỷ suất sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu (i
csh
%) dùng để xác định tỷ suất
chiết khấu tài chính (i
f
) được tính theo nguyên tắc bình quân gia quyền các nguồn vốn góp.” Không nên sử
dụng lãi suất của các Ngân hàng Thương mại cổ phần để tính toán WACC.
- Cân nhắc thận trọng việc cho vay vốn đối với các dự án đầu tư. Nhất là các dự án có hệ số vốn tự
có so với vốn đi vay nhỏ hơn hoặc bằng 1. Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Bạch Nguyệt thì “Đối với
các dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ rệt thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, vào khoảng 2/3 hoặc tỷ
trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư có thể là 40%”. Trường hợp dự án Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 cho

12

thấy tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư chiếm tỉ trọng 28,99 là thấp (nếu so với vốn đi vay chỉ chiếm
40,82%). Trong trường hợp cần thiết phải kiến nghị cấp có thẩm quyền để quy định cụ thể các hệ số này theo
từng ngành nghề đầu tư, kinh doanh.

3.4 Một số giải pháp nâng cao công tác phân tích tài chính dự án đầu tư:
a. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ phân tích tài chính dự án.
b. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ phân tích tài chính dự án:
c. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án:
d. Hoàn thiện quy trình phân tích tài chính dự án:
 Giải pháp về vốn.
 Giải pháp về kỹ thuật.






KẾT LUẬN
Các giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính dự án đầu tư, được tác giả trình bày trong Luận
văn này, dựa trên cơ sở nghiên cứu về lý luận phân tích tài chính dự án, kết hợp với thức tiễn hoạt động của
các doanh nghiệp nói chung, minh họa một trường hợp cụ thể là dự án nhà máy Thủy điện Đồng Nai 2, tỉnh
Lâm Đồng. Tác giả cho rằng, việc sử dụng các giải pháp này vào công tác phân tích tài chính dự án, sẽ giúp
cho chủ đầu tư, nhà tài trợ vốn có thêm cơ sở về nhận thức và lý luận cho việc đưa ra các quyết định đầu tư.
Vấn đề quan trọng là việc thu thập nguồn thông tin, số liệu để phân tích có đủ và đáng tin cậy không ? Năng
lực của người phân tích dự án có đáp ứng được yêu cầu của công việc không ? Cách vận dụng và thái độ của
lãnh đạo doanh nghiệp cũng như nhà tài trợ vốn Toàn bộ các vấn đề này đều liên quan đến người thực
hiện và có thể nói con người là yếu tố quyết định.



×