Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

“Nghiên cứu giải pháp để nâng cao chất lượng khảo sát địa chất, địa chất thủy văn các công trình Thủy lợi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 92 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu
giải pháp để nâng cao chất lượng khảo sát địa chất, địa chất thủy văn các công
trình Thủy lợi” được hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau
Đại học, Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Hùng và
PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tác giả
trong quá trình thực hiện Luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến lãnh đạo Tổng công ty tư vấn
xây dựng thuỷ lợi Việt Nam-CTCP, lãnh đạo Công ty tư vấn 11, các cán bộ thư viện
Tổng công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi Việt Nam-CTCP, các đồng nghiệp, bạn bè
và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ và cổ vũ động viên tác giả trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2014
Tác giả

Trần Công Thành


BẢN CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
trước đây.
Tác giả
Trần Công Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1


CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT
THỦY VĂN ................................................................................................................3
1.1. CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN Ở VIỆT
NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI...................................................................................3
1.1.1. Công tác khảo sát địa chất, địa chất thủy văn trên thế giới ...................3
1.1.2. Công tác khảo sát địa chất, địa chất thủy văn ở Việt Nam ....................6
1.2. CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN CÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI. ...................................................................................7
1.2.1

Thành phần nội dung, khối lượng khảo sát ...........................................7

1.2.2

Một số sự cố ở công trình thủy lợi có nguyên nhân từ công tác khảo

sát địa chất, địa chất thủy văn...........................................................................12
1.3. CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT VÀ NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG. .....................................................................................................14
1.3.1 Quan niệm về chất lượng khảo sát địa chất .............................................14
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng khảo sát địa chất .................................16
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................18
Ch­¬ng 2. MÔ HÌNH KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN CỦA
NHÀ THẦU TƯ VẤN HEC .....................................................................................19
2.1. CÁC TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM VỀ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT, ĐỊA
CHẤT THỦY VĂN. .............................................................................................19
Các tiêu chuẩn chính thí nghiệm trong phòng ......................................................19
2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY
VĂN. .....................................................................................................................20
2.3. ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT. .20

2.3.1. Nội dung định mức dự toán khảo sát xây dựng ...................................20
2.3.2. Kết cấu định mức dự toán khảo sát xây dựng .....................................21
2.3.3. Hướng dẫn áp dụng định mức .............................................................21


2.4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA NHÀ THẦU TƯ VẤN HEC. ...22
2.4.1. Mô hình tổ chức sản xuất của Tổng công ty. .........................................22
2.4.2. Mô hình khảo sát dưới công ty thành viên ( Công ty tư vấn địa kỹ
thuật)………………………………………………………………………….24
2.4.3. Quy trình công nghệ khảo sát địa chất của công ty. ...................................36
2.5. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ SỰ PHÙ HỢP CỦA
MÔ HÌNH VỚI NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG KHẢO SÁT TRONG
LUẬT XÂY DỰNG. ............................................................................................53
2.5.1. Ưu điểm. ..............................................................................................53
2.5.2. Nhược điểm. ........................................................................................54
2.5.3. Sự phù hợp của mô hình với những nội dung khảo sát trong luật xây
dựng…………………………………………………………………………..54
2.6. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA
CHẤT , ĐỊA CHẤT THỦY VĂN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI. .........................56
2.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................59
Ch­¬ng 3. THỰC TẾ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH KÊNH CỬA ĐẠT
TỈNH THANH HÓA.................................................................................................60
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH. .......................................60
3.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................60
3.1.2. Giới thiệu những nét cơ bản của kênh chính và các kênh nhánh cấp
1,2,3,4………………………………………………………………………...60
3.2. ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA
CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH KÊNH CỬA
ĐẠT…………………………………………………………………..…………62
3.2.1. Nhiệm vụ công tác khảo sát địa chất. ..................................................63

3.2.2.

Biện pháp và khối lượng khảo sát. ......................................................63

3.2.3. Yêu cầu kỹ thuật ..................................................................................70
3.2.4. Vật tư và thiết bị khảo sát ....................................................................76


3.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CÓ ĐIỀU
CHỈNH…………………………………………………………………………..76
3.3.1. Kết quả đạt được.....................................................................................76
3.3.2. Tiến độ thực hiện .................................................................................76
3.3.3. Tổ chức thực hiện ................................................................................77
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................85


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát các giai đoạn khảo sát địa chất công trình ........................5
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức sản xuất của Tổng CTy TVXD Thủy lợi Việt Nam-CTCP. .....21
Hình 2.2. Mô hình tổ chức của Công ty tư vấn Địa kỹ thuật. ...................................23
Hình 2.3. Mô hình tổ chức sản của Tổng công ty đề xuất mới. ................................57
Hình 2.4. Mô hình tổ chức sản xuất đề xuất mới. .....................................................58


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các thông số kỹ thuật cơ bản của kênh chính ..........................................61
Bảng 3.2: Các thông số kỹ thuật cơ bản các tuyến kênh cấp 1. ................................61

Bảng 3.3: Khối lượng dự kiến công tác khoan máy tại các vị trí cầu máng của các
kênh cấp 1 thuộc kênh chính giai đoạn TKKT-TC ...................................................64
Bảng 3.4: Khối lượng dự kiến công tác khoan tay hoặc đào các tuyến kênh cấp 1 và
các công trình trên kênh cấp 1 thuộc kênh chính giai đoạn TKKT-TC ....................65
Bảng 3.5: Khối lượng dự kiến công tác khoan tay các tuyến kênh cấp 2 và các công
trình trên kênh cấp 2 thuộc kênh chính giai đoạn TKKT-TC ...................................66
Bảng 3.6: Khối lượng dự kiến công tác khoan tay hoặc đào các tuyến kênh cấp 3,
cấp 4 và các công trình trên kênh cấp 3, 4 thuộc kênh chính giai đoạn TKKT-TC..68
Bảng 3.7: Các tiêu chuẩn thí nghiệm ........................................................................75
Bảng 3.8: Bảng tổng hợp khối lượng công tác khảo sát địa chất các tuyến kênh cấp
1, 2, 3, 4 thuộc kênh kênh chính giai đoạn TKKT-TC .............................................77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình Thủy lợi
nhằm ổn định dân sinh và phát triển kinh tế xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu là
nhiệm vụ hàng đầu. Vì vậy, hàng năm ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng các
công trình trọng điểm là rất lớn. Ngân sách đầu tư lớn chưa hẳn đã đi kèm với bảo
đảm chất lượng công trình nếu chúng ta không quản lý các giai đoạn xây dựng công
trình một cách chặt chẽ. Thời gian qua những thành công và thất bại trong quá trình
thiết kế và thi công phần nhiều lại do nguyên nhân chất lượng công tác khảo sát, mà
đặc biệt là khảo sát địa chất, địa chất thủy văn. Những bất cập do năng lực (con
người và thiết bị) do tổ chức khảo sát thiếu khoa học, sai quy phạm, bố trí các công
tác đo vẽ địa chất, khoan đào thăm dò, thí nghiệm hiện trường, thí nghiệm trong
phòng … bị chồng chéo. Điều đó đã dẫn đến rất nhiều những chậm trễ, chỉnh sửa
trong thiết kế, sự cố trong thi công cũng như trong thời gian vận hành khai thác các
công trình, điển hình như: Việc thiếu vật liệu đất đắp do việc khảo sát thăm dò trữ

lượng vật liệu chưa chính xác dẫn đến thay đổi phương án mỏ vật liệu, kéo dài dự
án ở công trình hồ Tả Trạch, Thừa Thiên Huế; việc đánh giá sai địa chất nền dẫn
đến sụt lún chân đập như ở Công trình hồ Cửa Đạt, Thanh Hóa ảnh hưởng đến ổn
định đập về sau; hay việc sụt lún nhà điều hành ở cụm công trình đầu mối Tắc
Giang, Hà Nam sau nhiều năm đưa vào khai thác vận hành đã tiêu tốn rất nhiều tiền
của đầu tư và sửa chữa. Sự cố đối với các công trình thủy lợi thường gây ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống dân sinh kinh tế. Nghiêm trọng hơn nếu là sự cố đổ vỡ ở các
công trình hồ chứa lớn thì thiệt hại sẽ không thể đo lường hết được. Những sự cố
công trình đã xảy ra ngày một nhiều hơn và có mức độ ngày càng nghiêm trọng trên
phạm vi cả nước mà nguyên nhân sâu xa là từ việc đánh giá chưa đúng địa chất nền
của công tác khảo sát. Vậy nên, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới công tác tổ chức
khảo sát nói chung và khảo sát địa chất, địa chất thủy văn nói riêng. Có được mô
hình quản lý và tổ chức tốt trong công tác khảo sát xây dựng thì các đơn vị thực
hiện sẽ có thể chuyên tâm vào những vấn đề kỹ thuật phức tạp. Để nâng cao hiệu


2

quả công tác khảo sát địa chất, địa chất thủy văn, đảm bảo chất lượng, tiến độ thực
hiện dự án chúng ta cần xây dựng các mô hình khảo sát phù hợp. Mô hình đó phải
đảm bảo cho các bộ phận tham gia vận hành trơn tru và phát huy tốt nhân lực thiết
bị hiện có của đơn vị, kiểm soát tốt chất lương. Từ đó đưa ra được các kết quả khảo
sát địa chất, địa chất thủy văn chính xác, phục vụ tốt cho công tác thiết kế, thi công
các công trình góp phần nâng cao chất lượng công trình, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Vì vậy, đề tài "Nghiên cứu giải pháp để nâng cao chất lượng khảo sát địa chất,
địa chất thủy văn các công trình thủy lợi" được tác giả lựa chọn cho nội dung
luận văn.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đề xuất được mô hình khảo sát địa chất, địa chất thủy văn
nhằm nâng cao chất lượng khảo sát các công trình thủy lợi.

3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
- Tiếp cận lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu;
- Tiếp cận thực tế ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan về khảo sát địa chất, địa chất thủy văn.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
4. Kết quả dự kiến đạt được
Nghiên cứu đưa ra giải pháp khảo sát địa chất, địa chất thủy văn các công
trình thủy lợi ở Việt Nam một cách hiệu quả và bảo đảm chất lượng phục vụ thiết kế
và thi công.


3

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT
THỦY VĂN
1.1. CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN Ở VIỆT
NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
1.1.1. Công tác khảo sát địa chất, địa chất thủy văn trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình lớn, nhỏ được xây dựng với những
điều kiện địa chất khác nhau như: Đập Tam Hiệp (Trung quốc), đập Oroville (Hoa
Kỳ), đập Inguri (Gruzia). Đập Tam Hiệp là đập thuỷ điện lớn nhất thế giới chặn
sông Dương Tử (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh
Hồ Bắc, Trung Quốc. Chiều cao đập: 185 m, chiều dài đập: 2.390m, tổng dung tích
hồ: 38 tỷ m3, diện tích mặt hồ: 13.000 km2 .Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994 và
4/7/2012 đã đưa tổ máy tua-bin cuối cùng vào hoạt động nâng tổng công suất của
đập Tam Hiệp lên 22,5 gigawatt (GW), chiếm 11% tổng công suất thủy điện của

Trung Quốc. Đập Oroville là đập cao nhất Hoa kỳ với chiều cao đập: 262,4m, chiều
dài đập: 2358m, dung tích hồ lớn nhất 4,82 tỷ m3, diện tích mặt hồ lớn nhất là
63.240 km2. Đập được bắt đầu xây dựng từ năm 1957, kết thúc năm 1968. Đập vòm
Inguri cao 271,5m là đập vòm cao nhất thế giới. Sông Inguri bắt nguồn từ dãy núi
Kavkaz và chảy về phía đông vào Biển Đen trong lãnh thổ nước CH Gruzia trước
đây thuộc Liên bang Xô viết và tuyên bố độc lập từ năm 1991. Việc xây dựng đập
trên sông Inguri kéo dài 20 năm và hoàn thành vào năm 1986 trong thời kỳ Xô viết.
Nền đập có đặc tính địa chất phức tạp. Hồ chứa do đập tạo nên có dung tích 1,1 tỷ
m3, mặt nước rộng 13,5 km2. Nhà máy thuỷ điện đặt ngầm có 5 tổ máy với tổng
công suất lắp đặt là 1300 MW.
Để tạo ra được những công trình kỳ vĩ đó các nhà xây dựng trên thế giới đã
tiến hành thiết kế theo trình tự. Theo đó khảo sát địa chất, địa chất thủy văn cũng
được tiến hành theo các bước thiết kế công trình. Vậy nên, muốn nghiên cứu công
tác khảo sát ta phải đi từ các bước thiết kế. Hiện nay phổ biến trên thế giới là thiết
kế theo hai giai đoạn: giai đoạn thiết kế kỹ thuật và giai đoạn lập bản vẽ thi công.


4

Khi thiết kế các công trình thủy lợi, những công tác trước thiết kế bao gồm: lập sơ
đồ sử dụng tổng hợp lòng sông để phát điện, tưới, cấp nước, tránh lũ lụt, giao thông
thủy… Khi thiết kế đường trục lớn, công tác trước thiết kế là chọn hướng tuyến và
các tham số kĩ thuật của đường đang thiết kế. Khi thiết kế xây dựng và cải tạo thành
phố, khu dân cư phải lập mặt bằng tổng thể của thành phố và vùng phụ cận, chọn
khu vực xây dựng trước tiên và xác lập các tham số của nó.
Thiết kế kĩ thuật là văn bản chủ yếu làm căn cứ cho xây dựng. Khi lập thiết
kế kỹ thuật cần làm chính xác thêm sự bố trí các công trình ở diện tích xây dựng đã
chọn, xác định kiểu loại, kết cấu và các tham số của các công trình, cách sắp xếp
chúng, đánh giá lần cuối cùng độ ổn định, điều kiện xây dựng hoặc điều kiện công
tác mỏ vật liệu để xây dựng, giá thành các công trình, thời hạn xây dựng và điều

kiện khai thác. Phải luận chứng tất cả các biện pháp bảo đảm sự ổn định, tuổi thọ
công trình cũng như mức độ an toàn khi khai thác chúng.
Trong giai đoạn lập bản vẽ thi công, ta chuyển đặt các công trình thiết kế ra
thực địa, theo mặt bằng và theo độ cao làm chính xác thêm các chi tiết của điều kiện
tự nhiên và của từng giải pháp kỹ thuật nào đó có thể ảnh hưởng đến mức độ ổn
định của các công trình, đến việc tổ chức thi công xây dựng và khai thác
mỏ,…Những công việc như vậy được hoàn thành phần lớn trong thời kỳ xây dựng.
Vì vậy trong đồ án cũng quy định việc kiểm tra, giám sát của tác giả đối với những
công việc đó, quy định cả việc lập tài liệu các hố móng xây dựng, các công trình
khai đào, tiến hành các thí nghiệm khác nhau nhằm thu thập số liệu cần thiết để
chính xác hóa các tham số tính toán của công trình, những đặc điểm kết cấu của nó
và những giải pháp kỹ thuật khác.
Sơ đồ tổng quát các giai đoạn khảo sát địa chất công trình theo trình tự thiết
kế như hình 1.1 sau:

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát các giai đoạn khảo sát địa chất công trình theo trình tự
thiết kế.


5

Giai đoạn quy hoạch thì không tiến hành khảo sát.
Giai đoạn báo cáo đầu tư: Khảo sát để cung cấp những số liệu khái quát cho
chủ đầu tư. Trong giai đoạn này tài liệu địa chất cần thiết bao gồm bản đồ địa chất
công trình, mặt cắt địa chất công trình, hình trụ hố khoan, hố đào, kết quả thí
nghiệm hiện trường về ép nước hoặc sức chịu tải của nền, kết quả thí nghiệm các
chỉ tiêu cơ lý và lực học của các mẫu đất đá…Các phương pháp khảo sát địa chất
thường dùng gồm: mô tả các điểm lộ tự nhiên, đào hố, khoan địa tầng và lấy mẫu,
thăm dò địa vật lý bằng từ trường, thí nghiệm hiện trường, thí nghiệm trong phòng,
chụp ảnh... Khi khảo sát địa chất cần đặc biệt chú ý đến phân bố và cấu trúc các

tầng đất đá, các hiện tượng uốn nếp, đoạn tầng, khe nứt, tầng phong hóa, các hiện
tượng sạt lở, lún, thấm nước qua nền. Những đặc điểm về địa chất sẽ ảnh hưởng đến
hình thức công trình, đưa ra nhận định nên hay không nên xây dựng công trình tại
khu vực đó.
Giai đoạn lập dự án đầu tư: Khảo sát để so chọn tìm vị trí tối ưu nhất.
Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, đầu tiên tiến hành khảo sát sơ bộ ở từng
khoảnh dự kiến trong khu vực đang xem xét nhằm chọn một khoảnh trong đó. Cần
chú ý nhiều đến các đặc điểm quan trọng nhất của điều kiện tự nhiên có tính chất
quyết định việc lựa chọn vị trí công trình ở khu vực đó.
Sau khi khảo sát sơ bộ để luận chứng chọn nơi bố trí công trình và đánh giá
sơ bộ điều kiện xây dựng thì tiến hành khảo sát chi tiết tại khoảnh đã chọn nhằm
luận chứng cho thiết kế kĩ thuật. Tài liệu khảo sát giai đoạn này phải thuyết minh
đầy đủ toàn bộ điều kiện ĐCCT của vùng xây dựng các công trình và cung cấp
những dữ liệu gốc cần thiết cho thiết kế. Theo những dữ liệu đó, ta chính xác hóa sự
bố trí các công trình ở khoảnh đất xây dựng đã chọn, quyết định dứt khoát bố cục
của chúng, độ sâu móng, các đặc trưng cơ lý đất đá, điều kiện thi công xây dựng và
khai thác mỏ, mức độ ổn định của các công trình; đề xuất các biện pháp bảo đảm
tính ổn định bền lâu của các công trình, mức độ an toàn khi khai thác chúng và vẫn
đảm bảo bảo vệ được môi trường xung quanh. Tài liệu khảo sát chi tiết bao gồm các


6

số liệu về loại dự trữ và chất lượng vật liệu xây dựng của các mỏ dự định khai thác,
điều kiện cấp nước cho các đối tượng thiết kế thường xuyên và tạm thời.
Giai đoạn bản vẽ thi công được thực hiện sau khi xét duyệt thiết kế kỹ thuật ,
được tiến hành đồng thời lúc thi công nhằm chính xác thêm một số giải pháp kỹ
thuật. Ở giai đoạn khảo sát này còn lập tài liệu địa chất cho hố móng xây dựng, các
hố khai đào, tiến hành thí nghiệm trong các hố đào, tổ chức quan trắc chuyên môn
về độ lún công trình.

1.1.2. Công tác khảo sát địa chất, địa chất thủy văn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những khu vực bố trí các đối tượng xây dựng mới cũng như cải
tạo và mở rộng những công trình hiện có được xác định bởi kế hoạch phát triển kinh
tế của cả nước, của vùng hoặc một ngành kinh tế…dựa trên những cuộc điều tra
tương ứng về kinh tế và xã hội, dùng làm cơ sở để bố trí nhân lực, vật lực trong
công tác khảo sát.
Cách đây hơn 30 năm, đập Hòa Bình cao 128m đã xây dựng ngăn Sông Đà
để tạo hồ chứa có dung tích 9.5 tỉ m3, công suất lắp máy 1920 MW đã được vận
hành. Ngày 2/12/2005 công trình thủy điện Sơn La đã được khởi công xây dựng ở
Mường La, cách đập Hòa Bình khoảng 220km với diện tích hồ chứa 224km2, dung
tích 9,26 tỉ m3, công suất lắp máy 2400 MW (Tổng điện năng 10,2 tỉ kWh hàng
năm) với vốn đầu tư là 36.993 tỷ đồng, di dời 17.996 hộ dân. Hồ chứa Hòa Bình và
Sơn La có tác dụng chống lũ cho hạ du khoảng 7 tỉ m3 nước. Công trình thủy điện
Tuyên Quang tại Na Hang trên sông Gâm có dung tích 2,2 tỉ m3 nước, công suất lắp
máy 342 MW, góp phần chống lũ cho hạ du khoảng 1,0 tỉ m3 nước.
Khảo sát xây dựng có nhiệm vụ nghiên cứu những điều kiện thiên nhiên theo
tài liệu khảo sát trắc địa, thủy văn, địa chất và những dạng khảo sát khác. Trong đó
khảo sát địa chất nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Luận chứng đầy đủ và chính xác về mặt địa chất công trình cho các đồ án
xây dựng, các đối tượng ưu tiên đã được lựa chọn trên cơ sở quy hoạch đã có, nhằm
sử dụng tổng hợp các tài nguyên thiên nhiên của một vùng, sử dụng hợp lý và bảo
vệ môi trường kể cả môi trường địa chất được hiệu quả và an toàn. Đối với các công


7

trình thủy lợi trên sông và trạm thủy điện, trước hết phải luận chứng đầy đủ và
chính xác cho việc lựa chọn vị trí đập, vị trí nhà máy kết hợp với kiểu đập, kiểu nhà
máy, vật liệu xây dựng và sơ đồ bố trí mặt bằng, giải pháp dẫn dòng thi công, …
- Làm chính xác thêm cách bố trí đối tượng xây dựng tại khoảnh đất đã chọn,

luận chứng về mặt địa chất công trình cho đồ án thiết kế công trình đó, cho điều
kiện xây dựng, sự ổn định, giá thành và điều kiện khai thác công trình, kể cả công
trình tạm, công trình lâu bền để bảo vệ công trình đó khỏi nguy cơ của các hiện
tượng địa chất công trình (như công trình bảo vệ mái đất, các công trình dẫn dòng
thi công, các công trình kè bờ chống xói lởi của dòng chảy…).
- Làm chính xác thêm từng chi tiết của những điều kiện địa chất công trình
nào đó có ảnh hưởng xấu tới việc thi công quản lý và khai thác công trình như hiện
tượng phong hóa đá với tốc độ lớn, hiện tượng cát chảy, trượt lở đất hay xói ngầm
cơ học,…
- Làm rõ quá trình biến đổi của môi trường địa chất dưới tác động của tự
nhiên và tác động của công trình nhất là các quá trình biến đổi theo chiều hướng bất
lợi như quá trình xâm thực bờ, quá trình lầy hóa, trượt lở mái dốc, nhiễm bẩn nguồn
nước…
1.2. CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN CÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.
1.2.1 Thành phần nội dung, khối lượng khảo sát
1.2.1.1 Mục đích yêu cầu
Khảo sát địa chất, địa chất thủy văn cho xây dựng công trình thủy lợi có các
giai đoạn sau:
+ Báo cáo đầu tư(B.C.Đ.T)
+ Lập dự án đầu tư( L.D.A.Đ.T)
+ Thiết kế kỹ thuật( T.K.K.T)
+ Thiết kế bản vẽ thi công( T.K.B.V.T.C)
Mỗi giai đoạn khảo sát có mục đích và yêu cầu riêng. Khảo sát địa chất, địa
chất thủy văn cần có đủ các thành phần công việc và khối lượng đáp ứng được các


8

nội dung kĩ thuật mà Chủ nhiệm đồ án đã nêu rõ trong các đề cương. Sau đây là các

mục đích và yêu cầu chung cần cho từng giai đoạn khảo sát:
Giai đoạn báo cáo đầu tư
• Làm sáng tỏ và đánh giá chung điều kiện địa chất công trình toàn bộ dự án.
• Làm sáng tỏ và đánh giá cụ thể điều kiện địa chất công trình.
+ Khả năng xây dựng hồ chứa.
+ Vùng tuyến hợp lý của công trình đầu mối.
+ Vùng tuyến hợp lý của đường dẫn chính.
+ Khả năng về vật liệu xây dựng tự nhiên để xây dựng công trình.
+ Sơ bộ dự kiến các biện pháp xử lý các vấn đề phức tạp về địa chất công trình.
Trong Báo cáo đầu tưcó thể có nhiều đoạn tuyến khác nhau và kết thúc khảo sát
cần chọn được đoạn tuyến khả thi và kinh tế nhất để khảo sát cho giai đoạn sau.
Giai đoạn lập dự án đầu tư
Làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình tại vùng tuyến đã được nêu ra
trong giai đoạn B.C.Đ.T ( nếu có). Trên cơ sở các tuyến đã chọn trong vùng tuyến
đó nếu được một tuyến có điều kiện địa chất công trình tốt nhất, bao gồm cả các
công trình đầu mối, tràn, cống, nhà máy…
+ Đề xuất các biện pháp xử lí các vấn đề phức tạp về địa chất công trình.
+ Nêu những vấn đề phải nghiên cứu kỹ ở giai đoạn tiếp theo.
+ Đánh giá tính khả thi của dự án về mặt địa chất công trình.
Giai đoạn thiết kế kĩ thuật
+ Xác định đầy đủ điều kiện địa chất công trình các phương án tuyến. Trên
cơ sở những nghiên cứu đó chọn được phương án tuyến tối ưu.
+ Xác định đầy đủ và cụ thể các điều kiện địa chất công trình tại tuyến chọn
bao gồm cả các công trình đầu mối để làm cơ sở cho bố trí công trình.
+ Xác định đầy đủ chính xác các thông số kĩ thuật để phục vụ cho việc thiết
kế kỹ thuật công trình.
+ Dự báo các hiện tượng địa chất công trình có thể xảy ra khi xây dựng và
vận hành công trình.



9

+ Đề xuất các giải pháp kĩ thuật cho thiết kế và thi công công trình.
+ Xác định chính xác trữ lượng, chất lượng tổng thể và cho từng mỏ vật liệu
và cung cấp các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể cho thiết kế và thi công công trình.
Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công
+ Khảo sát bổ sung giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong thi công
hoặc có sự thay đổi thiết kế.
+ Khảo sát các hạng mục công trình thứ yếu.
+ Kiểm tra lại trữ lượng và chất lượng toàn bộ các vật liệu và từng mỏ của
từng loại vật liệu.
+ Thực hiện các thí nghiệm hiện trường cần thiết.
+ Mô tả địa chất các hố móng.
+ Xử lý các nội dung cần thiết về nền móng, sạt trượt…
+ Chính xác hóa lại các vị trí công trình đầu mối (bao gồm cả tuyến chính và
các công trinh đầu mối khác).
1.2.1.2 Nội dung và phương pháp khảo sát
Các phương pháp khảo sát địa chất, địa chất thủy văn trong các giai đoạn về cơ
bản là giống nhau. Tuy nhiên do việc tìm hiểu địa chất trong B.C.Đ.T và L.D.A.Đ.T
được tiến hành trong phạm vi rộng nên khảo sát địa chất chủ yếu là đo vẽ địa chất,
địa vật lý, khoan đào và các thí nghiệm cơ lý, lực học…thực hiện với một khối
lượng hạn chế, nhất là trong giai đoạn B.C.Đ.T. Các phương pháp thường tiến hành
khảo sát gồm:
Giai đoạn báo cáo đầu tư
Thu thập phân tích các tài liệu đã có từ các tài liệu lưu trữ chuyên ngành (đặc
biệt là các bản đồ địa chất, địa chất chuyên môn trong vùng nghiên cứu).
Phân tích và vẽ bản đồ địa chất không ảnh (chỉ thực hiện với các công trình
trên cấp III).
- Đo vẽ bản đồ địa chất công trình chuyên môn (thường chỉ thực hiện với các
công trình đầu mối hoặc những khu vực có điều kiện địa chất công trình đặc biệt ở

lòng hồ (mất nước, trượt sạt…).


10

- Thăm dò địa vật lý bằng các phương pháp chủ yếu là địa chấn, điện mặt
cắt, đo sâu điện.
- Khoan máy (chỉ đối với những công trình trên cấp III và có điều kiện địa
chất phức tạp).
- Đào khảo sát tuyến, vật liệu xây dựng, đào phục vụ vẽ bản đồ địa chất.
- Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời.
- Lập hồ sơ địa chất công trình
Giai đoạn lập dự án đầu tư
Khảo sát địa chất công trình là một quá trình kế thừa, vì vậy mà tất cả những
tài liệu đã có trong B.C.Đ.T đều được tận dụng để đánh giá điều kiện địa chất công
trình trong giai đoạn L.D.A.Đ.T này.
Về cơ bản các phương pháp đều được làm như đã tiến hành ở giai đoạn
B.C.Đ.T tuy nhiên công tác đào và các thí nghiệm trong phòng thực hiện với khối
lượng nhiều hơn. Công tác khảo sát tập trung có trọng điểm hơn vào những khu vực
có điều kiện địa chất công trình bất lợi (trượt sạt, mất nước...), những vị trí có kết
cấu quan trọng: cửa vào đường hầm, vai đập, nền nhà máy…Tại các vị trí nêu trên
khi có điều kiện địa chất phức tạp ngoài công tác khoan, còn có thể phải bố trí cả
đào hầm ngang.
Các khối lượng khảo sát như thí nghiệm ép, hút, đổ nước ngoài trời được
thực hiện nhiều hơn. Các thí nghiệm trong phòng về tính chất cơ lí, lực học của đất
đá nền, tính chất vật liệu xây dựng các loại cũng được thí nghiệm đủ để đánh giá
đúng bản chất của nó.
Giai đoạn thiết kế kỹ thuật
- Thu thập, phân tích các tài liệu đã có, đặc biệt là hồ sơ địa chất của các giai
đoạn B.C.Đ.T và L.D.A.Đ.T.

- Các bản đồ địa chất công trình chuyên môn ở tuyến chọn, nhà máy, đường
hầm, đập tràn… khi xét thấy cần thiết.
- Công tác địa vật lý tiến hành nghiên cứu tại các khu vực cần thiết theo yêu
cầu của Chủ nhiệm đồ án.


11

- Khoan máy: Khoan với khối lượng khá lớn tại tuyến chọn, tuyến tràn, tuyến
cống, cửa nhận nước, đường dẫn nước tuynen, cửa ra, nhà máy, vật liệu đá, cát
sỏi…
- Đào hố thăm dò vật liệu đất, trượt sạt, bổ sung điểm cho việc vẽ bản đồ địa
chất chuyên môn.
Giai đoạn bản vẽ thi công
- Khi có những phát sinh mới (thay đổi kết cấu, thiếu vật liệu xây dựng,
chuyển vị trí công trình…) công tác khảo sát được tiến hành bổ sung bằng những
loại công việc như đã làm trong T.K.K.T (khoan, đào…).
- Thí nghiệm điều chỉnh cự li, số hàng trong khoan phụt xử lý nền. Thí
nghiệm đầm nén hiện trường để khi cần thiết kiến nghị sửa đổi bổ sung các chỉ tiêu
về dung trọng khô γk , độ ẩm tốt nhất khi đầm nén Wtốtnhất , số lần đầm n, chiều dày
lớp đầm H, loại đầm được sử dụng.
- Vẽ bản đồ địa chất các hố móng.
- Giám sát tác giả về các mặt nền móng xử lý công trình.
- Lập hồ sơ địa chất công trình trong thi công.
- Viết báo cáo tổ chức xây dựng công trình.
1.2.1.3 Các yếu tố quyết định khối lượng khảo sát
- Điều kiện địa chất công trình: khối lượng khảo sát phụ thuộc nhiều vào cấp
phức tạp về điều kiện địa chất công trình. Vị trí công trình nằm trong vùng địa chất
đơn giản (A) thì khối lượng và các biện pháp khảo sát giảm nhiều. Ngược lại, trong
vùng có điều kiện địa chất công trình phức tạp cần nhiều biện pháp khảo sát tổng

hợp và khối lượng phải thực hiện cũng tăng lớn.
- Cấp công trình theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế
- Giai đoạn khảo sát: Như phần đầu đã nêu, khảo sát địa chất được tiến hành
theo 4 giai đoạn (đối với những công trình dưới cấp III thường chỉ 3 thậm chí 2 giai
đoạn):
+ Giai đoạn báo cáo đầu tư.


12

+ Giai đoạn lập dự án đầu tư.
+ Giai đoạn thiết kế kỹ thuật.
+ Giai đoạn bản vẽ thi công.
Khối lượng khảo sát chính thường tập trung vào 2 giai đoạn: Lập dự án đầu
tư và thiết kế kỹ thuật. Đặc biệt là công tác khoan đào, các thí nghiệm hiện trường
về địa chất công trình và địa chất thủy văn, thăm dò vật liệu xây dựng tự nhiên.
1.2.2 Một số sự cố ở công trình thủy lợi có nguyên nhân từ công tác khảo
sát địa chất, địa chất thủy văn.
1.2.2.1 Đập Suối Hành
Công trình xây dựng trên hồ chứa nước Suối Hành tại xã Cam Phước Đông
huyện Sông Ranh, tỉnh Khánh Hoà, hệ thống công trình đầu mối gồm có:
- Đập đất có chiều cao lớn nhất Hmax= 24m, chiều dài đỉnh đập L=440m.
- Cống lấy nước nằm dưới đất có kích thước B x H = 1.0 x 1.25m.
- Tràn tự do xả mặt, bề rộng B=30.0m.
Công trình được hoàn thành ngày 10/9/1986 (mùa khô). Đến ngày 01/10/1986,
khi nước trong hồ dâng lên ngang mực nước chết được 1 ngày đã thấy xuất hiện
một vết nứt trên mái đập thượng lưu, thẳng góc với tim đập, sau đó bẻ ngoặt 90o
chạy về phía lòng sông song song với tim đập và dài tới 30m. Ngoài ra trên mặt
đập, mái đập thượng lưu cũng đồng thời xuất hiện nhiều hố lún sụt. Sau đó có mưa,

nước mưa xói đất cát phía trên xuống lấp kín kẽ nứt nên không được quan tâm nữa.
Đến 02/12/1986 khi nước dâng cao, phát hiện 2 vết nứt ngang đập thẳng góc với tim
đập và có cả vết nứt dọc đập. Đến đêm 03/12/1986 đập bị vỡ 1 đoạn vai đập, sau đó
vỡ tiếp một đoạn ở phần lòng suối và có 3 hang ngầm ở vai phải đập ăn sâu vào
thân đập.
Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của sự cố đập Suối Hành là do bố trí công
tác khảo sát địa chất, địa chất thủy văn sơ sài đối với đất đắp đập và nền đập. Về
nền đập, theo tài liệu nghiên cứu của Pháp từ năm 1937 thì khu vực Suối Hành
thuộc vùng kiến tạo giữa 2 đới cấu tạo lớn từ đới Đà Lạt và đới Kontum, trải qua
nhiều thời kỳ chuyển động kiến tạo gây đứt gãy, nham thạch bị nứt nẻ nhiều, nền


13

móng xấu, phải xử lý tốn kém. Tại vị trí đập, khi thi công chân khay thấy đá nền
đoạn lòng suối bị phong hóa rất mạnh, xuất hiện hai vết lộ đứt gãy chạy cắt ngang
qua chân khay xuyên suốt từ thượng lưu về hạ lưu đập. Khi khảo sát, do thời gian
gấp rút đơn vị khảo sát đã không nghiên cứu tài liệu này, nên không có biện pháp
khoan đào thích hợp mà chỉ tiến hành một số lỗ khoan tay, đã đánh giá sai địa chất
nền đập là tốt, không đề ra biện pháp xử lý nền đập. Sau khi vỡ đập, theo tài liệu
khảo sát lại thấy nền bị nứt nẻ nghiêm trọng, phần lớn nền có lượng mất nước đơn
vị lớn hơn mức cho phép, có đoạn lượng mất nước đơn vị vượt giá trị cho phép theo
quy phạm đến 50 lần.
Như vậy việc không đánh giá đúng và xử lý nền đập là nguyên nhân chính,
sớm hay muộn cũng gây ra sự cố đập Suối Hành. Ngoài ra nó còn tiềm ẩn những
nguy cơ lâu dài cho dù thân đập có được xử lý hoàn toàn đảm bảo chất lượng cao.
1.2.2.2 Đập chính Phú Ninh
Công trình được xây dựng tại tỉnh Quảng Nam. Đầu năm 1979, khi chặn dòng
để đắp đập chính thì ở bãi bồi hạ lưu bên phải xuất hiện 1 lỗ sủi nằm phía ngoài
chân đập hạ lưu khoảng 15m, sau đó mở rộng làm lưu lượng nước chảy ra tăng

mạnh và giữ ổn định đến mùa lũ, mực nước trong hồ dâng cao.
Theo tài liệu địa chất, vai đập có lớp trên mặt là sườn tích dày (3÷5)m, dưới là
tầng phong hóa của đá macma dày (1÷2)m, phía dưới là đá macma rắn chắc. Thềm
sông là bãi bồi, trên mặt là lớp á cát có tính thấm nước lớn, chiều dày lớn nhất tới
6m, dưới là lớp bồi tích cát cuội sỏi dày trung bình 3.5m, phía dưới là nham thạch
gốc thuộc loại đá macma có mặt bị phong hóa nhẹ và rất mỏng. Lòng sông có lớp
bồi tích dày (1÷3)m, dưới là đá gốc. Do tiến độ đã không kịp khoan máy sâu vào
lớp đá gốc, nên không đánh giá được khả năng mất nước qua nham thạch gốc của
nền đập.
Nguyên nhân ban đầu nhận định do đập đất được đắp trên nền là một lớp cát
thấm nước có sân phủ và chân khay, nên lượng nước thấm còn do thấm qua sân
phủ, do nước mạch trong núi đầu đập thoát ra, cũng có thể qua 1 lớp nứt nẻ nào đó
dưới nền đập thấm ra mà khoan địa chất chưa tìm thấy.


14

Biện pháp xử lý: làm 2 dải lọc xuyên qua lớp bồi tích ở nền đập dọc 2 bên bờ
để dẫn nước ngầm chảy vào lăng trụ tiêu nước hạ lưu, để cắt dòng thấm qua nền đập
cũng như chân khay cho chảy vào lăng trụ tiêu nước, để chặn mạch sủi nếu mạch
sủi là do thấm qua nền đập gây ra.
Sau khi xử lý vẫn không cắt được mạch sủi, chứng tỏ xác định nguyên nhân
không đúng. Đến nay hố sủi vẫn tồn tại và lưu lượng vẫn ổn định, có thể nhận định
mạch sủi là do nước thấm qua 1 lớp nứt nẻ nào đó trong đá nền, không liên thông
với hồ. Do đó cần truy tìm đúng nguyên nhân để có biện pháp xử lý thích đáng. Từ
đó ta có thể thấy rằng việc tiến hành tổ chức khảo sát địa chât, địa chất thủy văn
không tốt dẫn đến những hậu quả rất lớn mà nhiều khi các giải pháp xử lý về sau
cũng không giải quyết được.
1.3.


CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT VÀ NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG.
1.3.1 Quan niệm về chất lượng khảo sát địa chất
Bất cứ ở đâu hay trong tài liệu nào chúng ta đều thấy xuất hiện thuật ngữ chất

lượng. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là chất lượng khảo sát địa chất lại là vấn đề
không đơn giản. Chất lượng khảo sát địa chất là một phạm trù rất rộng và phức tạp,
phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật-kinh tế. Do tính phức tạp đó nên hiện nay
có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng khảo sát địa chất. Mỗi khái niệm
đều có những cơ sở của khảo sát địa chất làm cho con người cảm nhận được.
Dường như khó có thể có khảo sát địa chất đạt đến sự hoàn hảo theo cảm nhận của
con người.
- Quan niệm chất lượng khảo sát địa chất theo sản phẩm: "Chất lượng khảo sát
địa chất được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm. Chất lượng là
cái cụ thể và có thể đo lường được thông qua các đặc tính đó". Số lượng các đặc
tính sản phẩm càng nhiều thì chất lượng của nó càng cao.Quan niệm này đã đồng
nghĩa chất lượng khảo sát địa chất với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm
khảo sát.


15

- Theo khuynh hướng quản lý sản xuất: "Chất lượng sản phẩm là sự đạt được
và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã được đặt ra, đã được
thiết kế trước". Quan niệm có tính cụ thể, dễ đo lường đánh giá mức độ chất lượng
của sản phẩm và dễ xác định rõ ràng những chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt được cũng như
các biện pháp nâng cao chất lượng qua việc giảm sai sót trong sản xuất. Tuy nhiên
quan niệm này quá chú trọng và thiên về kỹ thuật sản xuất đơn thuần chỉ phản ánh
mối quan tâm của người sản xuất đến việc đạt được những chỉ tiêu chất lượng đặt
ra.

- Philip B.Crosby định nghĩa: "Chất lượng khảo sát là sự phù hợp với yêu
cầu". Theo Philip B.Crosby thì sự phù hợp này có thể định lượng được bằng những
tổn phí do việc không phù hợp gây ra. Quan điểm của ông là chỉ tồn tại một tiêu
chuẩn về trình độ đạt kết quả. Quan niệm này thay thế cho cách nhìn quy ước cho
rằng chất lượng được thực hiện thông qua kiểm tra, thử nghiệm và kiểm soát. Philip
B.Crosby cũng đã phân tích, đánh giá chất lượng dưới dạng chi phí, kiểm soát chi
phí cho chất lượng chính là biện pháp duy nhất để nâng cao hiệu quả. Ở đây một lần
nữa cách tiếp cận theo mối quan hệ giá trị - lợi ích được đề cập để thể hiện rằng chất
lượng là đại lượng đo bằng tỉ số giữa lợi ích thu được từ sản phẩm khảo sát với chi
phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
- Tiến sĩ Joseph M. Juran đưa ra định nghĩa: "Chất lượng khảo sát địa chất là
sự phù hợp với yêu cầu sử dụng và mục đích". Cách định nghiã này khác với định
nghĩa do các nhà quản lý sản xuất hoặc thiết kế khi cho rằng "chất lượng là sự phù
hợp với qui cách đề ra". Joseph M. Juran cho rằng sản phẩm có thể đáp ứng qui
cách song có thể lại không phù hợp với yêu cầu sử dụng. Ông nhấn mạnh đến yêu
cầu sử dụng của thiết kế và chủ đầu tư. Thiết kế và chủ đầu tư là người xác định
chất lượng chứ không phải chủ quan của các công ty khảo sát.
Từ đó có thể hình thành khái niệm chất lượng khảo sát địa chất tổng hợp: Chất
lượng khảo sát địa chất chính là sự thoả mãn yêu cầu trên tất cả các phương diện
sau:
- Yêu cầu kỹ thuật của đồ án;


16

- Chi phí phù hợp;
- Thời hạn giao hồ sơ;
- Độ tin cậy của số liệu.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng khảo sát địa chất
Chất lượng khảo sát địa chất được tạo ra trong toàn bộ chu kỳ sản xuất kinh

doanh của các công ty. Do tính chất phức tạp và tổng hợp của khái niệm chất lượng
khảo sát địa chất nên việc tạo ra và hoàn thiện chất lượng sản phẩm chịu tác động
của rất nhiều nhân tố thuộc môi trường bên ngoài và những nhân tố bên trong của
công ty. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau, tạo ra tác
động tổng hợp đến chất lượng khảo sát địa chất của các công ty.
1.3.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
- Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ: Trình độ chất lượng của khảo sát địa
chất không thể vượt quá giới hạn khả năng của trình độ tiến bộ khoa học - công
nghệ của một giai đoạn lịch sử nhất định. Chất lượng khảo sát địa chất trước hết thể
hiện ở những đặc trưng về trình độ kỹ thuật tạo ra sản phẩm đó. Các chỉ tiêu kỹ
thuật này lại phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật, công nghệ sử dụng để tạo ra sản
phẩm. Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng khảo sát địa chất có thể đạt được.
Tiến bộ khoa học - công nghệ cao tạo ra khái niệm không ngừng nâng cao chất
lượng khảo sát địa chất. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ là không có giới
hạn, nhờ đó mà sản phẩm khảo sát địa chất được tạo ra luôn có các thuộc tính chất
lượng với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thỏa mãn nhu
cầu đồ án ngày càng tốt hơn. Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo phương tiện điều tra,
nghiên cứu khoa học chính xác hơn, xác định đúng đắn yêu cầu và biến đổi yêu cầu
thành đặc điểm sản phẩm khảo sát nhờ trang bị những phương tiện đo lường, thí
nghiệm tốt hơn, hiện đại hơn. Công nghệ, thiết bị mới ứng dụng trong sản xuất giúp
nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm.
- Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia: Bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, trong đó
môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác động trực


17

tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh
nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu yêu cầu

khảo sát. Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng
sản phẩm khảo sát thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh
nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng. Mặt khác, cơ
chế quản lý kinh tế còn là môi trường lành mạnh, công bằng, đảm bảo quyền lợi cho
các doanh nghiệp. Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh
đầu tư, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm khảo sát. Ngược lại, cơ chế không
khuyến khích sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lực nâng cao chất lượng.
1.3.2.2 Các yếu tố bên trong công ty
- Lực lượng lao động trong công ty: Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và
quyết định đến chất lượng sản phẩm khảo sát địa chất. Cùng với công nghệ, con
người giúp công ty đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí. Chất lượng phụ
thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và
tinh thần hợp tác phối hơp giữa mọi thành viên và bộ phận trong công ty. Năng lực
và tinh thần của đội ngũ lao động, những giá trị chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi
công ty có tác động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lượng sản phẩm khảo sát
tạo ra.
- Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của công ty: Mỗi công ty
tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ. Trình độ hiện đại
máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của công ty ảnh hưởng lớn đến chất lượng
sản phẩm khảo sát địa chất. Cơ cấu công nghệ, thiết bị của công ty và khả năng bố
trí phối hợp máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng
các hoạt động, chất lượng sản phẩm khảo sát của công ty. Trong nhiều trường hợp,
trình độ và cơ cấu công nghệ quyết định đến chất lượng sản phẩm khảo sát tạo ra.
Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu
cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kỹ thuật. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc
thiết bị hiện có, kết hơp giữa công nghệ hiện có với đối mới để nâng cao chất lượng


18


sản phẩm là một trong những hướng quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động của
công ty.
- Trình độ tổ chức quản lý của công ty: Quản lý chất lượng khảo sát địa chất
dựa trên quan điểm lý thuyết hệ thống. Một công ty là một hệ thống trong đó có sự
phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Mức chất lượng đạt được
trên cơ sở giảm chi phí phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của mỗi công
ty. Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất lượng hoạt động của công ty.
Sự phối hợp, khai thác hợp lý giữa các điều kiện hiện có để tạo ra sản phẩm khảo
sát địa chất lại phụ thuộc vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và quản lý chất
lượng, trình độ xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, chính sách,
mục tiêu kế hoạch chất lượng của cán bộ quản lý công ty. Theo W.Edwards Deming
thì có tới 85% những vấn đề chất lượng khảo sát địa chất do hoạt động quản lý gây
ra. Vì vậy, hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho nâng cao chất lượng sản phẩm khảo
sát địa chất, thỏa mãn yêu cầu về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công trình thuỷ lợi thường được xây dựng trên nền có địa chất phức tạp, trong
khi đó thường trọng lượng truyền xuống dưới nền là khá lớn. Vì vậy, yêu cầu đối
với công tác tổ chức khảo sát địa chất, địa chất thủy văn là hết sức quan trọng .
Trong chương 1 tác giả đã khái quát công tác khảo sát địa chất, địa chất thủy
văn nói chung cũng như công tác khảo sát các công trình thủy lợi nói riêng. Tác giả
đã đưa ra hai ví dụ xảy ra sự cố đối với công trình mà nguyên nhân sâu xa xuất phát
từ khảo sát địa chất, địa chất thủy văn. Từ yêu cầu thực tế đó chúng ta thấy rằng để
hạn chế và tiến tới loại bỏ những sự cố công trình đáng tiếc thì nhiệm vụ quan trọng
đặt ra là nâng cao chất lượng khảo sát địa chất, địa chất thủy văn các công trình
thủy lợi.
Chính vì lẽ đó trong chương 2 tác giả sẽ đề cập đến mô hình khảo sát địa chất,
địa chất thủy văn của nhà thầu tư vấn Hec. Trong đó sẽ đánh giá ưu nhược điểm của
mô hình để từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao công tác khảo sát địa chất, địa
chất thủy văn các công trình thủy lợi.



×