Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Quản lý khu di tích lịch sử và danh thắng Vũng Đục, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.39 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HÀ
TRUNG, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HÀ
TRUNG, TỈNH THANH HÓA
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 8 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dư Ngọc Thành

Thái Nguyên, 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2018
Tác giả luận văn

Hoàng Anh Tuấn


ii
LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện luận văn này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày
tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, tôi xin chân thành
cảm ơn sâu sắc đến TS. Dư Ngọc Thành - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ các phòng ban
Bộ môn, khoa Môi trường và trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện giúp
đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo, đội ngũ cán bộ nhân viên tại
bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên

cứu luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình tôi, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
ở bên tôi, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu luận văn này./.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2018
Học viên

Hoàng Anh Tuấn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Căn cứ pháp lý về quản lý chất thải y tế ............................................................. 4
1.1.2. Các khái niệm liên quan....................................................................................... 5
1.1.3 Phân loại chất thải y tế .......................................................................................... 6
1.1.4. Các đặc trưng của chất thải y tế ........................................................................... 8
1.1.5. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe cộng đồng...........13
1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý chất thải y tế ....................................................... 17
1.2.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới ..................................................17
1.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam .................................................19
1.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ........................21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU............................................................................................................39
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................39
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................39
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 39
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 39
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 40
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...............................................................40
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................................40


iv
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và trình bày kết quả ..............................41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 42
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa.....................................................................................................................42
3.1.2. Địa điểm xây dựng và quy mô hoạt động........................................................ 43
3.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động ................................................................................. 43
3.1.4. Nhân lực, vật lực ở các phòng, khoa.......................................................... 44
3.1.5. Công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện ...........................................................46
3.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện
Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa .............................................................................. 49
3.2.1. Lượng rác thải và nước thải phát sinh của Bệnh viện ......................................49
3.2.3. Đánh giá công tác thu gom chất thải bệnh viện................................................58
3.2.4. Đánh giá chất lượng nước thải của Bệnh viện sau khi xử lý qua hệ thống xử
lý nước thải tại Bệnh viện.............................................................................................58
3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà
Trung thông qua kết quả điều tra, phỏng vấn ................................................. 61
3.3.1. Đánh giá công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung
qua ý kiến phỏng vấn cán bộ y tế làm việc tại Bệnh viện ..........................................61

3.3.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung
qua ý kiến phỏng vấn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ............................................63
3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải tại Bệnh viện
Đa khoa huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa ..................................................... 65
3.4.1. Giải pháp trong hoạt động thu gom, lưu trữ và xử lý rác thải y tế ..................65
3.4.2. Giải pháp đối với hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế ...........................66
3.4.3. Giải pháp công tác quản lý nhân lực .................................................................66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

CT

Chất thải

CTR


Chất thải rắn

CTNH

Chất thải nguy hại

CTYT

Chất thải y tế

KQ PT

Kết quả phân tích

PX

Phóng xạ

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSKT

Thông số kỹ thuật



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1. 1. Thành phần chất thải y tế ................................................................. 9
Bảng 1. 2. Đặc tính của chất thải y tế nguy hại .............................................. 11
Bảng 1. 3. Thành phần nước thải bệnh viện ................................................... 12
Bảng 1. 4. Lượng CTR phát sinh tại một số bệnh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 23
Bảng 1. 5. Thông số kỹ thuật chính của lò đốt ............................................... 28
Bảng 1. 6. Các thông số kỹ thuật của thiết bị xử lý chất thải rắn y tế ............ 32
Bảng 3.1. Cơ cấu cán bộ viên chức tại Bệnh viện……………………. ......... 45
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch ......................................... 46
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Bệnh viện Đa khoa
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa năm 2017 .................................................. 47
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Bệnh viện Đa khoa
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa năm 2018 .................................................. 48
Bảng 3.5. Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại Bệnh viện Hà Trung .. 49
Bảng 3.6. Lượng rác thải trung bình theo ngày của Bệnh viện Hà Trung ...... 51
Bảng 3.7. Thống kê lượng rác thải nguy hại phát sinh hàng tháng theo thành phần .....52
Bảng 3.8. Công tác thu gom rác tại bệnh viện Hà Trung ............................... 58
Bảng 3.9. Hiệu quả xử lý nước thải tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung.......58
Bảng 3.10. Hiệu quả xử lý nước thải tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung .. 61
Bảng 3.11. Cán bộ nhân viên y tế tại Bệnh viện được tập huấn ..................... 61
Bảng 3. 12. Điều kiện nhân lực và vật chất của Bệnh viện về thực hiện quản
lý chất thải rắn y tế .......................................................................................... 62
Bảng 3.13. Đánh giá của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về công tác quản lý
chất thải tại Bệnh viện ..................................................................................... 63
Bảng 3.14. Đánh giá ý thức, hiểu biết của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về
chất thải Bệnh viện .......................................................................................... 64



vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế .................................................. 28
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa ....................................................................................................... 44
Hình 3.2. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại theo tỉ
lệ phần trăm ..................................................................................................... 52
Hình 3.3. Thùng đựng chất thải sắc nhọn trên xe tiêm ................................... 55
Hình 3.4. Túi và thùng đựng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế .................. 55
Hình 3.5. Túi và thùng đựng chất thải sinh hoạt ............................................. 55
Hình 3.6. Chất thải không sắc nhọn ................................................................ 57
Hình 3.7. Sơ đồ nguyên lý công nghệ xử lý nước thải bệnh viện huyện
Hà Trung ........................................................................................................ 56
Hình 3.8. Hiệu suất xử lý của nước thải bệnh viện . ....................................... 60


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, hạ tầng dịch vụ y tế cũng được
nâng lên cả về chất lượng và số lượng giường bệnh, kỹ thuật y tế... đã kéo
theo hệ quả tất yếu là lượng chất thải y tế gia tăng nhanh chóng.
Theo kết quả thống kê điều tra mới nhất do Cục khám chữa bệnh, Viện
kiến trúc và Quy hoạch đô thị nông thôn, mỗi ngày tại các cơ sở y tế thải ra
hơn 350 tấn chất thải rắn, trong đó 40,5 tấn là chất thải rắn nguy hại phải
được xử lý bằng những biện pháp cụ thể và 150 mét khối chất lỏng phát sinh
từ các cơ sở y tế hiện nay sẽ tăng lên 600 tấn và 300 mét khối mỗi ngày vào
năm 2020.
Chất thải y tế gia tăng nếu không được thu gom, quản lý và xử lý tốt sẽ

trở thành gánh nặng đối với sức khỏe con người và môi trường.
Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau các cơ sở y tế, dịch vụ y tế ở nước
ta vẫn đang quản lý chất thải một cách chưa triệt để. Nhiều cơ sở còn bỏ ngỏ
về vấn đề này, công tác quản lý và xử lý chất thải rắn và nước thải y tế của
các bệnh viện hiện nay còn kém hiệu quả.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có 47 bệnh viện, 36 Trung tâm y
tế dự phòng và 722 phòng khám với tổng số giường bệnh là 11.316 gường
bệnh/năm. Trong số 47 bệnh viện đang hoạt động khám chữa bệnh có 44/47
bệnh viện đã đầu tư các công trình xử lý môi trường chiếm 93,62%, có 03/47
bệnh viện chưa xây dựng xong HTXLNT tập trung chiếm 6,38%. Có 47/47
các bệnh viện đã được đầu tư lò đốt hoặc thiết bị xử lý rác thải rắn y tế hoặc
đã ký hợp đồng thu gom và xử lý với các bệnh viện khác có lò đốt chất thải
rắn y tế.
Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung, được thành lập từ năm 1963, là
Bệnh viện tuyến huyện, với chức năng nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân trong địa bàn huyện Hà Trung và các vùng lân cận


2
phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Bệnh viện hoạt động với 13 khoa và 04 phòng chức
năng, công suất sử dụng giường bệnh luôn trong tình trạng quá tải với số
giường bệnh được giao là 150 giường và số giường bệnh thực kê lên đến 400
giường (tháng 2 năm 2017), số lượt người đến khám chữa bệnh tại thời điểm
cao nhất lên đến 67.112 lượt người và số lượt bệnh nhân điều trị nội trú lên
đến 22.972 lượt bệnh nhân. Do vậy lượng chất thải thải ra hằng ngày từ hoạt
động của bệnh viện là tương đối lớn.
Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của công tác thu gom, xử lý
chất thải tại các Bệnh viện, đồng thời tìm ra những giải pháp cho công tác
này. Được sự hướng dẫn tận tình của TS. Dư Ngọc Thành, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa

huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải tại Bệnh viện Đa khoa
huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
chất thải y tế, cải thiện chất lượng môi trường Bệnh viện Đa khoa huyện Hà
Trung, tỉnh Thanh Hóa.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Luận văn cung cấp các số liệu thống kê và đánh giá chính xác, khách
quan của luận văn về thưc trạng phát sinh, phân loại, thu gom vận chuyển và
xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung sẽ là nguồn tài
liệu cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chất thải rắn y tế tại các bệnh viện
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Luận văn là căn cứ nghiên cứu, một bước tiếp theo để điều tra các
nguồn gây ô nhiễm gây ảnh hưởng đến môi trường từ đó làm cơ sở ra quyết
định cho các nhà quản lý.


3
* Ý nghĩa thực tế
- Luận văn còn đề xuất các giải pháp thực tiễn giúp cải thiện công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải tế tại Bệnh viện Hà Trung và quản lý chất
thải y tế bệnh viện từ đây đến các năm sau.
- Đề xuất những biện pháp khả thi cho công tác thu gom, xử lý rác thải y
tế một cách khoa học, hiệu quả, phù hợp hơn với điều kiện của Bệnh viện.


4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Căn cứ pháp lý về quản lý chất thải y tế
* Văn bản pháp luật được trung ương ban hành
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải nguy hại và phế thải.
- Quyết định 170/2012/QĐ - TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
đến năm 2025.
- Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 06/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
tăng cường quản lý chất thải y tế trong bệnh viện.
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT – BYT – BTNMT ngày
31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản
lý chất thải y tế.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại
- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 28: 2010/ BVNMT, quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế
- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 2: 2012/ BVNMT, quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về khí thải lò đốt chất thải y tế.
- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 02: 2008/BVNMT, quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế.
- Công văn số 2340/ BYT- MT về tăng cường công tác quản lý CTYT,
ngày 29/4/2014.
- Công văn số 1040/MT-YT ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Cục Quản
lý môi trường y tế: Về việc thu thập thông tin về hiện trạng quản lý CTYT.


5

- Công văn số 4338/BYT-MT ngày 04/7/2014 của Bộ Y tế về việc tăng
cường công tác quản lý chất thải y tế
- Nghị định số 69/2011/NĐ-CP : ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế
và phòng, chống HIV/AIDS.
- Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tế về việc tiến
hành quan trắc, giám sát môi trường định kỳ đảm bảo đúng theo quy định.
* Văn bản do địa phương ban hành
- Quyết định số 2126/QĐ-UBND ngày 11/6/2015 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2015 – 2020.
- Quyết định số 2451/QĐ-UBND ngày 30/7/2009 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Bệnh
viện Đa khoa huyện Hà Trung.
- Công văn số 1091/UBND-CN ngày 29/02/2012 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc triển khai Quyết định 170/2012/QĐ - TTg ngày 08/02/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải
rắn y tế nguy hại đến năm 2025.
1.1.2. Các khái niệm liên quan
Điều 3, Thông tư Liên tỉnh số 58/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y Tế và
Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31/12/2015 [27] quy định:
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ
sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước
thải y tế.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có
đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây
nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.


6

Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình
thực hiện.
Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và
vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.
Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi
lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử
lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập
trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất
thải y tế.
1.1.3 Phân loại chất thải y tế
Theo hệ thống phân loại của tổ chức Y tế Thế giới (1997) [32].
- Chất thải thông thường: Đó là các chất thải không độc hại, về bản chất
tương tự như rác thải sinh hoạt.
- Chất thải là bệnh phẩm: Mô, cơ quan, phần tử bào thai người, xác động
vật thí nghiệm, máu, dịch thể.
- Chất thải chứa phóng xạ: Chất thải từ các quá trình chiếu chụp X
quang, phân tích tạo hình cơ quan trong cơ thể, điều trị và khu trị khối u...
- Chất thải hoá học: Có tác dụng độc hại, ăn mòn, gây cháy hay nhiễm
độc gen hoặc không độc.
- Chất thải nhiễm khuẩn: Gồm các chất thải chứa tác nhân gây bệnh như vi
sinh vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu nhiễm khuẩn...
- Các vật sắc nhọn: Kim tiêm, lưỡi dao, kéo mổ, chai lọ vỡ...có thể gây
thương tích cho người và vật.
- Dược liệu: Dư thừa, quá hạn sử dụng .
Theo quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 30/11/2017 [17] phân loại như sau:
+ Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:


7

- Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để
quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;
- Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ,
thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định. Trường hợp các chất thải y tế nguy
hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một
phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng
cụ, thiết bị lưu chứa;
- Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn
hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
+ Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:
- Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ
phân loại chất thải y tế;
- Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn
cách phân loại và thu gom chất thải.
+ Phân loại chất thải y tế:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng
có lót túi và có màu vàng;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng
có lót túi và có màu vàng;
- Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và
có màu vàng;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc
trong thùng có lót túi và có màu đen;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ
có nắp đậy kín;
- Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng
trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;



8
- Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi
hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.
1.1.4. Các đặc trưng của chất thải y tế
* Nguồn gốc phát sinh theo báo cáo môi trường quốc gia của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (2011) [7] như sau:
- Theo Qui chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế) thì chất thải y tế là vật
chất ở thể rắn, lỏng và khí, được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y
tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy hoàn toàn.
- Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm:
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây
truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và
các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc);
chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh
phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ phân cơ thể người, rau thai,
bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất
không còn khả năng sử dụng, chất hóa học ngy hại sử dụng trong y tế), chất
thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ)..
- Chất thải lỏng y tế nguy hại:
Được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn (từ các phòng phẫu thuật,
thủ thuật, xét nghiệm, thí nghiệm...) và sinh hoạt của nhân viên bệnh viện, bệnh
nhân và người chăm nuôi (từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, từ việc làm vệ sinh
phòng bệnh. Đối với nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm thông
thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có
những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế



9
phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh,
các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
- Chất thải thông thường (hay chất thải không nguy hại):
Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng
xạ, dễ cháy nổ, bao gồm:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly).
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế (chai, lọ thủy
tinh, chai lọ huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương
kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại); chất thải phát sinh từ các công việc hành chính (giấy, báo, tài liệu,
túi nilon...); chất thải ngoại cảnh (lá cây, rác ở các khu vực ngoại cảnh).
* Thành phần chất thải y tế theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam
của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) [6] đã đưa ra gồm các thành phần
chính là:
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại,
chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm, cụ thể như sau:
Bảng 1. 1. Thành phần chất thải y tế
Loại chất thải
Chất thải
không sắc
nhọn

Chất thải
lây nhiễm Chất thải
sắc nhọn

Dụng cụ chứa

-Túi đựng và thùng
chứa màu vàng
-Có biểu tượng “ nguy
hiểm sinh học”

Xử lý và tiêu hủy

-Xử lý ban đầu bằng hóa chất,
hơi nóng hoặc đun sôi để khử
nhiễm
-Thiêu đốt trong lò chuyên dụng
-Chôn trực tiếp trong hố xi măng
-Dụng cụ đựng chất
-Trường hợp chất thải lây nhiễm
thải sắc nhọn màu vàng
được tiệt trùng bằng nhiệt ướt, vi
-Thùng màu vàng
sóng…đạt tiêu chuẩn thì có thể
-Có biểu tượng “nguy
tái chế, tái sử dụng, tiêu hủy như
hiểm sinh học”
chất thải thông thường


10

Loại chất thải

Dụng cụ chứa


Xử lý và tiêu hủy
-Trả lại nhà cung cấp
-Thiêu đốt
-Trung hòa hoặc làm thủy phân
kiềm
-Làm trơ hóa

Chất thải
hóa học
nguy hại

-Thiêu đốt
-Pha loãng chất thải dạng lỏng và
thải vào hệ thống xử lý nước thải
của cơ sở y tế

Chất thải -Túi đựng và thùng
dược phẩm chứa màu đen
-Riêng dụng cụ đựng
-Trả lại nhà sản xuất
chất thải gây độc tế bào
-Thiêu đốt trong lò đốt nhiệt độ
Chất thải cần dán biểu tượng báo
cao
Chất thải gây độc tế hiệu “chất gây độc tế
-Dùng hóa chất oxy hóa làm mất
hóa học bào
bào”
tính độc


-Trả lại nhà sản xuất để thu hồi
kim loại nặng
-Tiêu hủy tại nơi tiêu hủy chất
thải công nghiệp
-Đóng gói kín bằng hộp kim loại,
nhựa có tỷ trọng cao, cố định
bằng xi măng, thải ra bãi thải.

Chất thải
chứa kim
loại nặng

Chất thải
rắn

Túi đựng và thùng
chứa màu xanh

-Tái chế
-Tái sử dụng
-Chôn lấp thông thường

- Việc tìm hiểu đặc tính chất thải y tế nguy hại đóng vai trò quan trọng
trong việc lựa chọn lò đốt chất thải y tế cho phù hợp. Độ ẩm của chất thải rắn
y tế là thông số liên quan đến giá trị nhiệt lượng. Tỷ trọng chất thải rắn y tế


11
được xác định bằng tỷ số giữa trọng lượng của mẫu rác và thể tích chiếm chỗ.
Tỷ trọng thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén chặt của rác. Khối lượng

chất thải y tế có thể đốt mỗi giờ phụ thuộc vào giá trị nhiệt lượng của mỗi
kilogam chất thải.
- Đặc điểm của chất thải rắn y tế nguy hại ở Việt Nam là thành phần thay
đổi lớn, không đồng nhất, độ ẩm cao, chất thải chứa lượng vải dính máu mủ,
găng tay nhựa khá nhiều và là chất thải có nhiệt trị khá thấp.
Bảng 1. 2. Đặc tính của chất thải y tế nguy hại
Đặc tính

Giá trị trung bình

Tỷ trọng (tấn /m3)

0,13

Độ ẩm (%)

50,0

Tỷ lệ tro (%)

10,3

Nhiệt trị, kcal/kg

2153

(Nguồn: Ngo Kim Chi -Final Report on Building up the Plan for
hearlthcare waste management and treatment, 2013).
* Thành phần nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm thông thường như nước thải sinh

hoạt của cán bộ viên chức, của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nước lau sàn
nhà, bể phốt của các khu điều trị (ô nhiễm hữu cơ), nước trong mùa mưa còn
có thể nhiễm những hóa chất phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị
bệnh như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ, các
khu xét nghiệm, phòng mổ. Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện nguy hiểm về
phương diện vệ sinh dịch tễ bởi trong nước thải bệnh viện có chứa các loại vi
trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun, virut….từ máu, dịch, đờm,
phân của người mang bệnh.


12
Bảng 1. 3. Thành phần nước thải bệnh viện
Nhóm

Thành phần

Nguồn phát sinh
Nước thải sinh hoạt cyar

Các chất ô

Cacsbonhydrat, protein, chất béo

bệnh nhân, người nhà

nhiễm hữu cơ,

nguồn gốc động vật và thực vật,

bệnh nhân, khách vãng


các chất vô cơ

các hợp chất nitơ, phốtpho

lai và cán bộ công nhân
viên trong bệnh viện

Các chất tẩy rửa

Các loại hóa
chất

Muối của các axit béo bậc cao

Xưởng giặt của bệnh viên

- Formaldehyde

Sử dụng trong khoa giải

- Các chất quang hóa học

phẫu bệnh, tiệt khuẩn,

- Các dung môi gồm các hợp chất

ướp xác và dùng bảo

Halogen như cloroform, các thuốc


quản các mẫu xét nghiệm

mê sốc hơi như Halothan, các hợp

ở một số khoa

chất khác như xylen, axeton

Có trong dung dịch dùng

- Các chất hóa học hỗn hợp: gồm

cố định và tráng phim

các dịch làm sạch và khử khuẩn

Sử dụng trong quá trình

- Thuốc sử dụng cho bệnh nhân

điều trị, chuẩn đoán bệnh

Vi khuẩn: Salmonalla, Shigella,
Các vi khuẩn,

Vibrio, Cholorae, Coliorm, tụ cầu, Có trong máu, dịch,

virut, ký sinh


liên cầu, Virus đường tiêu hóa,

đờm, phân của người

trùng gây bệnh

virus bại liệt, nhiễm các loại ký

mang bệnh

sinh trùng, amip và các loại nấm
(Nguồn: Bộ Y tế và ĐTM Dự án Xây dựng 2010)
Nước thải bệnh viện chưa qua xử lý xả vào các nguồn nước sẽ gây ô
nhiễm và làm lan truyền dịch bệnh. Phần lớn các bệnh viện đều tập trung ở
khu vực dân cư đông, do vậy dịch bệnh dễ dàng phát tán nhanh chóng.


13
1.1.5. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
* Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh của Bộ Y tế (2011)
[11] thì chất thải y tế có các ảnh hưởng cụ thể dưới đây:
- Chất thải y tế là chất thải có chưa đựng các loại sinh vật gây bệnh, các
chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bài, chất phóng xạ…. Các nghiên
cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, các chất thải bệnh viện có ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng đồng dân cư nếu chất
thải y tế không được quản lý đúng cách. Các tác nhân gây bệnh này có thể
xâm nhập vào cơ thể người thông qua: Da (qua một vết thủng, trầy sước hoặc
vết cắt trên da), các niêm mạc (màng nhầy), đường hô hấp (do xông, hít phải),
đường tiêu hóa, tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường, hoặc tiếp xúc với
các tác nhân trung gian như ruồi, muỗi, chuột… Tất cả những người tiếp xúc

với chất thải y tế nguy hại đều là đối tượng có nguy cơ bị tác động bởi chất
thải y tế, bao gồm: bác sĩ, y tá, hộ lý; bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại
trú; khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân; những người trực tiếp làm
công việc xử lý rác thải tại các bãi đổ rác thải hay các lò đốt rác. Những người
thu gom, bới rác .
- Các nguy cơ gây bệnh của chất thải y tế là các bệnh về đường tiêu hóa
do các vi khuẩn tả lỵ, thương hàn, trứng giun; nhiễm khuẩn đường hô hấp do
lao, do phế khuẩn cầu; tổn thương nghề nghiệp; nhiễm khuẩn da; bệnh than;
HIV/AIDS; nhiễm khuẩn huyết; viêm gan các loại, các bệnh thần ki
nh; gây
ngộ độc, ăn mòn, cháy nổ.
- Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ môi trường Mỹ (2011) [6] có
khoảng 162 - 321 trường hợp nhiễm virus viêm gan B có tiếp xúc với chất
thải y tế so với tổng số 30.000 trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi
năm. Trong số những nhân viên tiếp xúc với chất thải bệnh viện, nhân viên
vệ sinh có tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp cao nhất. Tỷ lệ tổn thương chung


14
là 180/1000 người trong mỗi năm, cao hơn 2 lần so với tỷ lệ này của toàn
bộ lực lượng lao động ở Mỹ cộng lại.
* Tại Việt Nam
Chất thải y tế được thải ra từ các cơ sở y tế, trong đó có bệnh viện có thể gây
nên những mối nguy cơ đối với sức khỏe và môi trường sống của cộng đồng.
a. Đối với sức khỏe con người
- Việc bị phơi nhiễm các loại chất thải y tế nguy hại có thể gây ra bệnh
tật hoặc thương tích. Tất cả cá nhân, những người ở trong bệnh viện hay ở
ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn bị phơi nhiễm các chất thải y tế nguy
hại. Những đối tượng dễ dàng bị phơi nhiễm bao gồm các cán bộ, nhân viên y
tế như bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên; bệnh nhân, người nhà

bệnh nhân và khách đến thăm nuôi người bệnh. Ngoài ra, công nhân làm việc
trong bộ phận hỗ trợ thu gom chất thải, vận chuyển rác, giặt là; công nhân
trong cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải như bãi rác hoặc lò đốt, kể cả những
những người lượm nhặt rác... đều có thể bị phơi nhiễm chất thải y tế nguy hại
đã được Đinh Hữu Dũng (2012) [14] khẳng định trong nghiên cứu của mình.
- Nguy cơ chất thải lây nhiễm gồm vi sinh vật gây bệnh có trong chất
thải. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều đường khác
nhau như vết thương, vết cắt trên da, niêm mạc; hệ thống hô hấp, hệ thống
tiêu hóa... Sự xuất hiện các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và kháng hóa chất
khử khuẩn có thể liên quan đến thực trạng quản lý, xử lý chất thải y tế không
an toàn. Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da mà chúng còn gây
nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thương tích do vật sắc nhọn
gây nên là một loại tai nạn thương tích thường gặp trong các cơ sở y tế, bệnh
viện. Trước đây, một khảo sát của Viện Y học lao động và môi trường (2011)
[6] ghi nhận 35% số cán bộ, nhân viên y tế bị thương tích do vật sắc nhọn gây
nên và 70% trong số đó bị tổn thương do vật sắc nhọn trong sự nghiệp y tế.
Sự tổn thương do vật sắc nhọn sử dụng trong y tế có khả năng lây truyền các


15
bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV và HCV. Theo thống kê có
khoảng 80% nhiễm trùng HIV, HBV, HCV nghề nghiệp là do thương tích vì
vật sắc nhọn và kim tiêm. Ngoài ra, việc tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý không
an toàn chất thải y tế lây nhiễm bao gồm cả chất nhựa và các vật sắc nhọn có
thể có tác động lâu dài đến sức khỏe của cộng đồng người dân.
- Nguy cơ chất thải hóa học và dược phẩm gồm nhiều loại hóa chất và
thuốc men sử dụng trong cơ sở y tế, bệnh viện. Đây là các chất nguy hại như
chất gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc... nhưng
thường với khối lượng thấp. Sự phơi nhiễm hóa chất độc hại nguy hiểm có thể
cấp tính hoặc mãn tính qua đường da, niêm mạc, hô hấp, tiêu hóa. Sự tổn

thương ở da, mắt và niêm mạc đường hô hấp có thể gặp phải khi tiếp xúc với
các loại hóa chất gây cháy, ăn mòn, gây phản ứng phụ như formaldehyde và
các chất dễ bay hơi khác. Tổn thương thường gặp nhất là bỏng. Các hóa chất
khử khuẩn được sử dụng phổ biến trong bệnh viện thường có tính ăn mòn.
- Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ; chất thải y tế nguy hại
có thể bị rò rỉ, giải thoát, đổ tràn ra môi trường chung quanh. Việc rơi vãi các
chất thải y tế lây nhiễm, đặc biệt là loại chất thải lây nhiễm có nguy cơ cao có
thể làm lây lan mầm bệnh trong cơ sở y tế và bệnh viện gây nên đợt bùng phát
nhiễm trùng bệnh viện đối với cán bộ, nhân viên y tế; bệnh nhân, người nhà
bệnh nhân; kể cả việc gây ô nhiễm môi trường đất và nước tại chỗ.
Nguy cơ chất thải y tế gây độc tế bào gồm nhiều loại thuốc điều trị
chống ung thư. Chúng có thể kích thích hay gây tổn thương cục bộ trên da và
mắt; cũng có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và viêm da. Nhân viên
bệnh viện, đặc biệt là những người chịu trách nhiệm thu gom chất thải loại
này có thể bị phơi nhiễm các thuốc điều trị chống ung thư do hít thở hoặc hấp
thu các hạt lơ lửng trong không khí qua đường hô hấp. Ngoài ra, các thuốc
gây độc tế bào như thuốc chống ung thư cũng có thể hấp thu qua da, qua
đường tiêu hóa do thực phẩm vô tình bị nhiễm bẩn.


16
- Nguy cơ chất thải phóng xạ dùng trong y tế cũng ảnh hưởng đến sức
khỏe của người tiếp xúc. Cách thức tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với chất thải
phóng xạ là các yếu tố quyết định, ảnh hưởng đối với sức khỏe được biểu hiện
bằng các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cho đến các vấn đề bị
đột biến về gen sau này.
b. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2015) [8] thì chất thải y tế có ảnh hưởng
với môi trường sống như sau:
- Môi trường sống gồm môi trường nước, đất và không khí. Chất thải y
tế nguy hại có thể ảnh hưởng, làm ô nhiễm đến các môi trường này và đây là

những nguy cơ cần được quan tâm.
- Nguy cơ chất thải độc hại có trong chất thải thải bệnh viện có thể làm
cho nguồn nước của môi trường sống bị nhiễm bẩn. Chúng có thể chứa các vi
sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chủ yếu là chất thủy ngân từ nhiệt kế bị vỡ
và chất bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang. Ngoài ra một số loại dược
phẩm được thải ra mà không qua xử lý cũng có thể gây nhiễm độc nguồn
nước cung cấp. Đồng thời việc xả nước thải bừa bãi các chất thải lâm sàng
như xả chung nước thải lây nhiễm vào hệ thống nước thải thông thường có
thể tiềm ẩn yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do làm tăng chất hữu cơ
BOD (biochemical oxygen demand).
- Nguy cơ chất thải nguy hại cũng có thể có trong môi trường đất do chất
thải y tế không được tiêu hủy bảo đảm an toàn như chất tro trong lò đốt chất
thải hay chất bùn của hệ thống xử lý nước thải sẽ là yếu tố làm ảnh hưởng đến
môi trường. Các chất ô nhiễm từ các bãi rác có khả năng rò rỉ, thoát ra bên
ngoài gây ô nhiễm nguồn nước và đất. Từ đây chúng tác động, ảnh hưởng đến
sức sức khỏe cộng đồng người dân về lâu về dài.
- Nguy cơ chất thải y tế còn ảnh hưởng đến môi trường không khí vì sự ô
nhiễm không khí được tăng lên do phần lớn chất thải nguy hại đều được thiêu
đốt ở trong điều kiện không lý tưởng, không đạt yêu cầu. Việc thiêu đốt chất


×