Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại vườn quốc gia ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

QUAN HỒNG SƠN

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO
TỒN CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ HIẾM
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
học
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh
: Lâm Nghiệp
: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

QUAN HỒNG SƠN



NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO
TỒN CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ HIẾM
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
học
Lớp

: Chính quy
: Sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh

: K46 – ST &
BTĐDSH
Khoa
: Lâm Nghiệp
Khóa học
: 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Văn Phúc

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu hiện trạng và đề

xuất giải pháp bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại vườn
quốc gia Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của bản
thân tôi công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Văn Phúc.
Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong
phần tài liệu tham khảo. các số liệu và kết quả trong khóa luận là kết quả theo
dõi hoàn toàn trung thực nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
và mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra.
Quan Hồng Sơn
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
( ký, họ và tên )


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, đây là thời
gian để sinh viên làm quen với công tác điều tra, nghiên cứu, áp dụng những
kiến thức lý thuyết với thực tế nhằm củng cố và nâng cao khả năng phân tích,
làm việc sáng tạo của bản thân phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời đó là
thời gian quý báu cho em có thể học tập nhiều hơn từ bên ngoài về cả kiến
thức chuyên môn và không chuyên môn như giao tiếp, cách nhìn nhận công
việc và thực hiện công việc đó như thế nào.
Được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Lê Văn
Phúc em đã tiến hành đề tài. “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp
bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại vườn quốc gia Ba Bể,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn’’
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã cố gắng nỗ lực hết mình và
tôi cũng nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ địa phương, cán
bộ kiểm lâm, người dân địa phương, các bạn sinh viên cùng nhóm thực tập và

sự chỉ dạy tập tình của giáo viên hướng dẫn, thầy giáo TS. Lê Văn Phúc.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới :
Ban chủ nhiệm khoa lâm nghiệp
Ban quản lý vườn quốc gia Ba Bể
Các cán bộ kiểm lâm trong hạt kiểm lâm Ba Bể và người dân địa phương
Đặc biệt là sự chỉ dạy của giáo viên hướng dẫn TS. Lê Văn Phúc đã tận
tình giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài em đã
gặp không ít khó khăn, do vậy đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo
để bài đề tài được hoàn thiện hơn.
Thái nguyên, tháng 6 năm 2018
Sinh Viên
Quan Hồng Sơn


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
1.1. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4
2.1.1 Vai trò của việc bảo tồn loài thực vật quý hiếm ...................................... 6
2.1.2. Quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ các loài thực vật quý
hiếm....... 7
2.1.3. Hệ thống văn bản chính sách ................................................................ 13
2.1.4. Tình hình quản lý bảo vệ và các hoạt động buôn bán thực vật nguy cấp
quý hiếm ở Việt Nam ...................................................................................... 13
2.2. Kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ..................................... 16
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm trên thế giới ..........
16
2.2.2. Tình hình nghiên cứu thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam........... 18
2.3. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .........................
20
2.3.1. Đặc điểm tình hình chung của VQG Ba Bể ..........................................
20
2.3.2. Vị trí địa lý ............................................................................................ 20
2.3.3. Khí hậu, thủy văn .................................................................................. 21
2.3.4. Địa hình, địa thế .................................................................................... 22


4

2.3.5. Tình hình dân số và Kinh tế tại khu vực nghiên cứu ............................ 23
2.3.6. Đặc điểm hệ sinh thái vườn quốc gia Ba Bể ......................................... 24
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 25
3.1. Đối tượng, và phạm vi nghiên cứu........................................................... 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 25

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp.................................................................... 25
3.4.1.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản ........................................... 25
3.4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa ........................................................... 26
3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ............................................ 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................... 29
4.1 Thành phần các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại vườn quốc gia Ba Bể
....... 29
4.1.1. Danh lục và cấp bảo tồn các loài thực vật quý hiếm trong Vườn quốc
gia Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn................................................................................. 29
4.2. Hiện trạng phân bố của các loài thực vật nguy cấp quý hiếm ................. 31
4.1.1. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo tuyến .............................. 31
4.1.2. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo độ cao ............................ 35
4.3. Hiện trạng khai thác sử dụng các loài thực vật quý hiếm trong vườn quốc
gia Ba Bể ......................................................................................................... 38
4.4. Những mối đe dọa trực tiếp tới các loài thực vật quý hiếm tại VQG Ba Bể
..40
4.4.1. Lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, lấy đất sản xuất............................ 41
4.4.2. Lửa rừng ................................................................................................ 41
4.4.3. Săn bắn động vật rừng trái phép ........................................................... 42


5

4.4.4. Khai thác lâm sản trái phép ................................................................... 43
4.4.5. Khai thác khoáng sản ............................................................................ 44
4.4.6. Xâm hại đất rừng và tài nguyên vùng giáp ranh ................................... 44
4.4.7. Chăn thả gia súc trái phép ..................................................................... 44

4.5. Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại Vườn quốc
gia Ba Bể - Bắc Kạn ........................................................................................ 45
4.5.1. Những tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Ba
Bể - Bắc Kạn ................................................................................................... 45
4.5.2 Những hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Ba
Bể - Bắc Kạn ................................................................................................... 46
4.6. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài thực vật quý hiếm .. 46
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 49
5.1 Kết Luận .................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê tỷ lệ hộ nghèo tại các xã thuộc khu vực VQG Ba Bể .... 23
Bảng 4.1. Tỷ lệ thực vật quý hiếm giữa các ngành......................................... 29
Bảng 4.2 Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo tuyến .............................
32
Bảng 4.3. Số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo tuyến ..................... 34
Bảng 4.4. Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo độ cao ................... 36
Bảng 4.5 Bảng số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo độ cao ........... 38
Bảng 4.6. Danh mục các loài cây hiếm được người dân khai thác và sử dụng ....
39


vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo tuyến ........ 34
Hình 4.2: Biểu đồ số lượng loài thực vật quý hiếm phân bố theo độ cao....... 38


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ÔTC

: Ô tiêu chuẩn

ÔDB

: Ô dạng bản

UBND

: Ủy ban nhân dân

BQL

: Ban quản lý

VQG

: Vườn quốc gia

EX

: Tuyệt chủng (Extinct)


EW

: Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild)

CR

: Cực kì nguy cấp (Critically Endangered)

EN

: Nguy cấp (Endangered)

VU

: Sắp nguy cấp (Vulnerable)

Ic

: Ít lo ngại (Least Concern)

DD

: Thiếu dẫn liệu (Data Deficient)

NE

: Không được đánh giá (Not Evaluated)

ĐDSH


: Đa dạng sinh học


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam
Á giàu về đa dạng sinh học.Việt Nam có tổng diện tích phần đất liền
330.541km2 kéo dài 15 độ vĩ (từ 8030’ - 23022’ độ vĩ Bắc) và trải rộng trên
7 kinh tuyến (từ 102010’ - 109021’ độ kinh Đông) Phía Bắc giáp Trung
Hoa, Tây giáp Lào và Campuchia, Đông Nam là biển Đông, bờ biển Việt
Nam dài 3.260km.Về mặt địa sinh học, Việt Nam nằm trong vùng lục
địa Đông Nam Á, là các nôi của thực vật hạt kín lại là giao điểm của các
luồng thực vật di cư từ các khu hệ thực vật lân cận (Hệ thực vật MalaixiaIndonesia, hệ thực vật Himalaya - Vân Nam Quý Châu, hệ thực vật Ấn ĐộMianma) nên thành phần thực vật rất đa dạng và phong phú. Theo các tài
liệu công bố gần đây, thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam có thể lên tới
12.000 loài. Tuy nhiên trong điều kiện hạn chế nên chúng ta mới chỉ ưu tiên
quan tâm tới những loài cây gỗ, cây cỏ, dây leo bậc cao đang có nguy cơ bị
tiêu diệt, cùng những loài cây có giá trị lâm sinh và kinh tế.
Về vai trò của thực vật nói chung và thực vật rừng nói riêng là loại
sinh vật duy nhất trên trái đất có khả năng quang hợp tạo nên sinh chất nuôi
sống mình và nuôi sống các sinh vật khác góp phần quan trọng vào chu
trình tuần hoàn vật chất và năng lượng. Thực vật rừng là nguồn tài nguyên
thiên nhiên có khả năng tái tạo cung cấp cho loài người từ lương thực, thực
phẩm đến các nguyên liệu, nhiên liệu dùng trong công nghiệp, các loại
thuốc chữa bênh, và các vật liệu sử dụng hàng ngày. Quần thể thực vật rừng
tạo nên môi trường sinh thái thích hợp là nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật,
nó cũng góp phần cải tạo môi trường không khí, đất và nước làm tăng vẻ
đẹp nơi sống của con người.



2

Tuy nhiên do biến đổi khí hậu cùng sức ép dân số kéo theo nhu cầu
sử dụng các dịch vụ từ rừng cũng tăng lên, một số loài thực vật bị khai thác
quá mức gần như không còn trong tự nhiên. Do vậy vấn đề đa dạng sinh học
rất quan trọng trong thời đại hiện nay…
Việt Nam là một trong những trung tâm ĐDSH cao của thế giới, nên
vấn đề bảo tồn ĐDSH là một yêu cầu rất cấp bách, đến nay ở nước ta đã có
tới 32 vườn quốc gia và hằng trăm vườn quốc gia được nhà nước công nhận.
Trong đó có vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo quyết
định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ với diện tích 7.610 ha, trong
đó có 3.226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 300 ha diện tích mặt
hồ. Những nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa
dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường
xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp, VQG Ba Bể
có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật
quý hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới. Đây là
khu vực được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là trung tâm
đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài lan không chỉ của Việt Nam mà còn của
cả toàn vùng Đông Nam Á. Ở đây có 182 loài lan, một số loài lan là đặc
hữu, chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này.
Tuy nhiên nhiều loài đang bị khai thác quá mức ngay tại những vùng
lõi của vườn quốc gia xuất phát từ tính nguy cấp, quý hiếm của nhiều loài
thực vật chúng tôi thực hiện đề tài : “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải
pháp bảo tồn các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại VQG Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn”.
1.1. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được sự đa dạng các loài thực vật quý hiếm ở khu vực

nghiên cứu.
- Đánh giá các yếu tố tác động đến các loài thực vật rừng quý hiếm.


3

- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn có hiệu quả những loài thực vật
quý hiếm và các loài thực vật có nguy cơ bị đe doạ cao tại VQG Ba Bể, Bắc
Kạn.
1.2. Ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học
+ Giúp sinh viên củng cố lại và bổ sung thêm kiến thức đã học để
nâng cao chất lượng và hiệu quả thực tập. Qua đó giúp sinh viên làm quen
với việc nghiên cứu khoa học, viết và trình bày báo cáo khoa học, nghiên
cứu khoa học.
+ Cung cấp những kinh nghiệm thực tế cho sinh viên trong qua trình
tiếp xúc và làm việc với người dân.
+ Thấy được những khó khăn của người dân tại địa phương đang gặp
phải từ đó có hướng đưa ra các giải pháp giúp họ khắc phục.
+ Cung cấp tài liệu thông tin cho các đối tượng quan tâm.
1.2.1 Ý nghĩa thực tiễn.
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lí bảo vệ rừng của địa phương
+ Xác định được một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng dựa
theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2013) và Nghị định
32/2006/NĐ-CP.
+ Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển loài thực vật quý
hiếm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Thực vật rừng quý hiếm là những loài có giá trị đặc biệt về khoa
học, kinh tế và môi trường, có số lượng, trữ lượng ít hoặc đang có nguy cơ
bị diệt chủng. Dựa theo tính chất và mức độ quý, hiếm của thực vật rừng,
Nghị định số 18/HĐBT đã sắp xếp chúng thành 2 nhóm trong Danh mục
thực vật rừng quý, hiếm, cụ thể là: Nhóm I: Gồm những loài thực vật (IA)
đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học và kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất
ít hoặc đang có nguy cơ diệt chủng. Nhóm II: Gồm những loài thực vật có
giá trị kinh tế cao đang bị khai thác quá mức, dẫn đến cạn kiệt và có nguy cơ
diệt chủng. Trong Danh mục thực vật rừng quý, hiếm năm 1992, ở nhóm IA
có 13 loài và nhóm IIA có 19 loài, đến năm 2002 trong Danh mục thực vật
rừng quý, hiếm ở nhóm IA có 16 loài và nhóm IIA có 26 loài. Theo Nghị
định số 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Về tiêu chí xác định và chế độ
quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
thì các Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ. Loài thuộc Danh mục loài
được ưu tiên bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy
định tại Điều 5 Nghị định này.
- Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; Y
tế; Kinh tế; Sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa
- Điều 5 Xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa
tuyệt chủng được xác định như sau:
1. Loài động vật hoang dã, thực vật hoang đã được xác định là loài có
số lượng cá thể còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều
kiện sau:



5

- Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong
mười (10) năm gần nhất hoặc ba (03) thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh
giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba (03) thế
hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá.
- Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia
cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú;
- Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành và có một
trong các điều kiện: Suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng
cá thể từ 20% trở lên trong năm (05) năm gần nhất hoặc hai (02) thế hệ cuối
tính đến thời điểm đánh giá; Suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành,
cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính
có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất;
- Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành;
- Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên
trong
vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm (05) thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ
sơ.
2. Giống cây trồng được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít
hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi có một trong các điều kiện sau:
a) Hệ số đa dạng nguồn gen của giống thấp hơn 0,25;
b) Tỷ lệ hộ trồng dưới 10% tổng số hộ trồng tại nơi xuất xứ;
c) Diện tích trồng dưới 0,5 héc ta đối với nhóm cây lương thực, thực
phẩm; dưới 0,3 héc ta đối với nhóm cây công nghiệp hàng năm; dưới 0,1 héc
ta đối với nhóm cây rau, cây hoa; hoặc số lượng dưới 250 cá thể đối với
nhóm cây công nghiệp lâu năm; dưới 500 cá thể đối với nhóm cây ăn quả,
cây cảnh.
3. Giống vật nuôi được xác định là giống có số lượng cá thể còn ít
hoặc bị đe dọa tuyệt chủng khi số lượng con giống thuần chủng dưới 100 cá



6

thể cái giống và dưới 05 cá thể đực giống, hoặc toàn bộ đàn có số lượng cá
thể dưới 120.
4. Loài vi sinh vật, nấm được xác định là loài có số lượng còn ít hoặc
bị đe dọa tuyệt chủng khi loài bị suy giảm quần thể ít nhất 50% trong thời
gian mười (10) năm tính tới thời điểm đánh giá và đang sống trong môi
trường bị hủy hoại nghiêm trọng.
Điều 6. Xác định loài có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế,
sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử.
1. Loài có giá trị đặc biệt về khoa học là loài mang nguồn gen quý,
hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống.
2. Loài có giá trị đặc biệt về y tế là loài mang các hợp chất có hoạt
tính sinh học quan trọng được sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu điều
chế các sản phẩm y dược.
3. Loài có giá trị đặc biệt về kinh tế là loài có khả năng sinh lợi cao
khi được thương mại hóa.
4. Loài có giá trị đặc biệt về sinh thái, cảnh quan và môi trường là loài
giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong
quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
5. Loài có giá trị đặc biệt về văn hóa - lịch sử là loài có quá trình gắn
với lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.
Trong Danh lục của nghị định 160 có 17 loài thực vật và 83 loài động
vật 15 giống cây trồng và 6 giống vật nuôi hiện đang trong tình trạng nguy
cấp, quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ và có biện pháp bảo tồn.
2.1.1 Vai trò của việc bảo tồn loài thực vật quý hiếm
Mỗi 1 loài động, thực vật là một thành phần, nhiều thành phần xuất
hiện sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học. Việt Nam là một trong những

nước trên thế giới mang trong mình sự đa dạng đó. Thế nhưng, nguồn tài


7

nguyên quý báu, vô cùng phong phú đó đang bị suy giảm ngiêm trọng bởi sự
tàn phá, hủy diệt và nguyên nhân chủ yếu là tác động của con người.
2.1.2. Quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ các loài thực vật quý
hiếm
1. Nhà nước đầu tư để quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm tại các khu rừng đặc dụng, các hoạt động cứu hộ đối
với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị xử lý tịch thu.
2. Hỗ trợ khắc phục thiệt hại do động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ
tự nhiên gây ra cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở ngoài các khu rừng
đặc dụng, các hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp trong các khu rừng
đặc dụng (được chính quyền cấp xã, nơi có rừng đặc dụng xác nhận)theo
quy định của pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Việc săn bắt, đánh bắt khai thác các loài động thực vật nguy cấp, quý
hiếm là những hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong điều 12 Luật bảo
vệ và phát triển rừng và điều 7 Luật bảo vệ đa dạng sinh học: Các hành vi
tác động khác nhau như tiếp cận nguồn gen, vận chuyển, tàng trữ phải tuân
theo các quy định của pháp luật.
Về các hành vi vi phạm: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy
định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm (quy định
tại nghị định 32/2006/ NĐ-CP của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp quý hiếm) thì căn cứ tính chất mức độ vi phạm mà bị xử
lý theo quy định.

Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đa dạng sinh học đang
ngày càng suy giảm làm cho số lượng các loài động thực vật giảm từng ngày
từng giờ, đặc biệt là các loài động thực vật quý hiếm. Yêu cầu đặt ra là phải


8

phân cấp đánh giá các loài động thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải
pháp nhằm bảo tồn chúng một cách có hiệu quả.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của sách đỏ thế
giới, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏViệt Nam (2007), để hướng
dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là
tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các quy định,
luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa
dạng sinh học và môi trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các
tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline),
kích thước quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of geographic
distribution), và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of
population and distribution fragmentation).
Tuyệt chủng (EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy
định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi
có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW): Là một trạng thái bảo tồn của sinh
vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc
khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những
thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử
của loài đều không ghi nhận được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung
thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó.
Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh
cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người.

Cực kì nguy cấp (CR): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một
loài hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần.


9

Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi
là nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất
cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và
Nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên
cao trong một tương lai không xa.
Sắp bị đe dọa: Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa.
Ít lo ngại (Least Concern) – Ic: Bao gốm các taxon không được coi là
phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.
Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) – DD: Một taxon được coi là thiếu
dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về
nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể.
Không được đánh giá: (Not Evaluated) – NE: Một taxon được coi là
không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN và các tài
liệu kế thừa của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn chi
cục kiểm lâm cho thấy: Vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn tồn tại rất nhiều
loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN, VU… Cần được bảo
tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở Việt Nam nói
riêng và thế giới nói chung. Cho nên việc nghiên cứu một số loài thực vật

quý hiếm và đề xuất các phương thức bảo tồn các loài thực vật quý hiếm,
nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực vật quý hiếm và nguồn gen
của chúng là điều hết sức cần thiết. Đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi
tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài.


10

Cực kì nguy cấp (CR): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một
loài hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần.
Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi
là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất
cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và
Nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự
nhiên cao trong một tương lai không xa.
Sắp bị đe dọa: Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa.
Ít lo ngại (Least Concern) – Ic: Bao gốm các taxon không được coi là
phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.
Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) – DD: Một taxon được coi là thiếu
dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về
nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể.
Không được đánh giá (Not Evaluated) – NE: Một taxon được coi là
không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN và các tài
liệu kế thừa của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn chi

cục Kiểm lâm cho thấy: Tại Vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn tồn tại rất
nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN, VU… Cần được
bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở Việt Nam
nói riêng và thế giới nói chung. Cho nên việc nghiên cứu một số loài thực
vật quý hiếm và đề xuất các phương thức bảo tồn các loài thực vật quý


11

hiếm, nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực vật quý hiếm và nguồn
gen của chúng là điều hết sức cần thiết. Đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp
tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Khi tiến hành bảo tồn cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Mọi dạng của sự sống là độc nhất và cần thiết, mỗi người phải nhận
thức được điều đó.
Bảo tồn đa dạng sinh học là một dạng đầu tư mang lại lợi ích lớn cho
địa phương, cho đất nước, cho toàn cầu.
Chi phí và lợi ích của bảo tồn đa dạng sinh học là một dạng sinh học
phải được chia đều cho mọi đất nước và mọi con người trong đất nước đó.
Vì là một phần của các cố gắng phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng
sinh học đòi hỏi sự biến đổi lớn về hình mẫu và thực tiễn phát triển kinh tế
toàn cầu.
Tăng kinh phí cho bảo tồn đa dạng sinh học tự nó không làm mất mát
đa dạng sinh học. Cần phải cải cách chính sách và tổ chức để tạo ra điều
kiện để nguồn kinh phí được sử dụng hiệu quả.
Mỗi địa phương, đất nước và toàn cầu đều có các ưu tiên khác nhau
về bảo tồn đa dạng sinh học và chúng cần được xem xét khi xây dựng chiến
lược bảo tồn. Mọi đất nước, mọi cộng đồng đều quan tâm tới bảo tồn đa
dạng sinh học riêng của mình nhưng không nên tập trung chỉ riêng một hệ
sinh thái hay các nước giàu có về loài.

Bảo tồn đa dạng sinh học chỉ có thể được duy trì khi nhận thức và
quan tâm của mọi người dân được đề cao và khi nhà nước lập chính sách
được thông tin đáng tin cậy làm cơ sở xây dựng chính sách.
Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học phải được lên kế hoạch và thực
hiện ở phạm vi đã được các tiêu chuẩn sinh thái và xã hội xác định. Hoạt


12

động cần tập chung vào các nơi hiện đang có người dân sinh sống và làm
việc trong vùng cấm hoang dại.
Đa dạng văn hóa gắn liền với đa dạng sinh học. Hiểu biết tập thể của
nhân loại về đa dạng sinh học cũng như việc quản lý, sử dụng đa dạng sinh
học đều nằm trong đa dạng văn hóa. Bảo tồn đa dạng sinh học góp phần tăng
cường các giá trị và sự thống nhất văn hóa.
Tăng cường sự tham gia của người dân, quan tâm tới các quyền cơ
bản của con người, tăng cường giáo dục, thông tin và và tăng cường khả
năng tổ chức là những nhân tố cơ bản của bảo tồn đa dạng sinh học.
Khi bảo tồn có các phương pháp sau:
Bảo tồn tại chỗ (in - situ conservation)
Khu bảo tồn nghiêm ngặt - I (Strict protection)
Vườn quốc gia (Nationat park) Khu bảo tồn hệsinh thái và giải trí - II
Thắng cảnh thiên nhiên (Natural monument) bảo tồn đặc điểm tự
nhiên - III.
Khu bảo tồn thiên nhiên có quản lý (Convervation through active
manegemant) Khu bảo tồn sinh cảnh/bảo tồn loài - IV
Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển




V (Protected

landscape/ seascape)
Sử dụng bền vững hệ sinh thái tự nhiên - VI (Sustainable use of
natural ecosystem) hay khu quản lý tài nguyên (Managed resource protected
area).
Bảo tồn chuyển chỗ
Vườn động vật hay vườn thú (Zoo)
Bể nuôi (Aquarium)
Vườn thực vật (Bontanic garden)
Ngân hàng giống (Seed bank)


13

Mối liên hệ giữa bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ
Luật pháp liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học
2.1.3. Hệ thống văn bản chính sách
Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo
tồn và phát triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này được
thể hiện bằng một loạt các văn bản, chính sách đã ra đời.
Ba mốc quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo tồn của Việt Nam là sự ra
đời của Nghị định 18/HĐBT (1992), Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002) và
Nghị Định 32-CP (2006). Nghị định 18/HĐBT nhằm thực hiện Điều 19 của
Luật bảo vệ rừng năm 1991. Nghị định này quy định danh mục các loài động
thực vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ. Đây là nghị định đầu tiên có định
nghĩa về các loài quý, hiếm và các loài động vật hoang dã thông thường ở
Việt Nam.
Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2002/NĐ- CP để sửa
đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo

Nghị định 18/HĐBT và chế độ quản lý bảo vệ. Việc ban hành và thực hiện
Nghị định này đã đem lại nhiều cơ hội tồn tại cho nhiều loài động thực vật
hoang dã.
Ngày 1 tháng 7 năm 2009 Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam chính
thức có hiệu lực. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được luật đa dạng sinh
học ưu tiên bảo vệ, lưu giữ và bảo quản lâu dài. Luật đa dạng sinh học là
một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lư vững chắc cho các hoạt động
bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam.
2.1.4. Tình hình quản lý bảo vệ và các hoạt động buôn bán thực vật
nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam
Thực trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp thực vật
hoang dã ở Việt Nam là vấn đề phức tạp. Trong giai đoạn từ năm 2006, mỗi


14

năm có gần 50.000 tấn thực vật hoang dã bị khai thác và buôn bán bất hợp
pháp (Theo Cục kiểm lâm -Việt báo số 28/2/2006). Hiện nay, Việt Nam có 5
điểm nóng về buôn bán động thực vật hoang dã, gồm Nghệ An, Hà Nội,
TP.HCM, Quảng Ninh và Lạng Sơn (TRAFFIC-2010). Đây là những khu
vực trọng điểm tập kết động thực vật hoang dã để vận chuyển sang Trung
Quốc tiêu thụ. Nếu chỉ đề cập đến thực vật, tình trạng các loài bị nguy cấp
ngày càng tăng về số lượng và mức độ đe dọa trong khoảng 15 năm trở lại
đây. Trong Sách Đỏ Việt Nam 1996, Việt Nam có 24 loài thực vật thuộc
diện nguy cấp thì đến Sách Đỏ 2004, Việt Nam có 191 loài, và Sách Đỏ
2007 đã liệt kê 196 loài (trong đó có 45 loài rất nguy cấp). Ngoài việc số
lượng loài bị đe dọa đã tăng lên đáng kể, mức độ bị đe dọa ở cấp cao nhất
cũng tăng thêm. Một số lượng lớn các loài trước đây còn được xếp trong thứ
hạng sắp nguy cấp thì nay đã phải chuyển sang thứ hạng nguy cấp. Các mối
đe dọa chính đối với các loài thực vật nguy cấp quý hiếm vẫn là: Khai thác

ráo riết, mất môi trường sống và một số loài có khả năng tái sinh thấp.
Theo mục đích và mức độ khai thác, buôn bán sử dụng, các loài thực
vật nguy cấp quý hiếm được phân chia thành các nhóm sau:
Những loài cho giá trị kinh tế đặc biệt, đã bị săn lùng ráo riết trong
những năm 2006, 2007, 2009, 2010 (hiện nay tạm lắng xuống) như: Sưa
(khoảng 8 tỷ đồng/m2), Hoàng đàn, Thủy tùng (khoảng 300 triệu đồng/m2)
Những loài cho gỗ, có giá trị cao đang bị săn lùng bao gồm các loài:
Gõ đỏ, Trắc, Cẩm lai, Lim xanh, Nghiến, Mun. Trong 6 tháng đầu
năm 2010, lực lượng Kiểm lâm Lạng Sơn đã thu giữ được 9.386 cục thớt
nghiến. Trong năm 2008, lực lượng Kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn
(Đắc Lắc) phát hiện hơn 250 vụ khai thác gỗ trái phép với gần 650 cây gỗ
thuộc nhóm quý hiếm như Cẩm lai, Giáng hương. Trong quý I và quý II năm


15

2010, lực lượng kiểm lâm VQG Bù Gia Mập đã phát hiện khối lượng gỗ Gõ
đỏ và Cẩm lai bị khai thác trộm ước tính hơn 200m2.
Những loài cho sản phẩm dược liệu có giá trị cao trên thị trường, có
vùng phân bố hẹp đang bị săn lùng ráo riết: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp,
Tam thất hoàng, Hoàng liên gai, Lan một lá, Lan kim tuyến. So với các loài
cây gỗ, những vụ khai thác vận chuyển những loài này ít bị bắt giữ và xử lý
trước pháp luật do quy mô khai thác và số lượng bị bắt giữ ít. Bên cạnh đó
các lực lượng chức năng cũng ít chú ý tới nhóm loài phi gỗ này. Tình trạng
người dân vào rừng thu hái các loài trên vẫn xảy ra, ngay cả trong các khu
rừng đặc dụng. Các hoạt động vào rừng khai thác Sâm ngọc linh, Sâm vũ
diệp, Hoàng liên gai… Diễn ra ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.
Những loài bị săn lùng với mục đích làm cảnh: các loài Lan hài, Lan
kim tuyến, Thạch hộc bách xanh, Đinh tùng và các loài Tuế. Tuy các loài
này bị khai thác chỉ ở một số địa phương nhất định, nhưng số lượng cá thể bị

lấy ra khỏi rừng cũng tương đối lớn.Ví dụ, xung quanh vùng đệm VQG Ba
Vì (Hà Nội) số lượng cây Bách xanh được xuất bán ở các vườn ươm cũng
đến hàng vạn cây. Các loài Lan hài rất dễ tìm mua ở các chợ cây cảnh lớn
của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác.
Những loài khác trong danh mục Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị
định số 32/2006/NĐ-CP tuy không bị khai thác rầm rộ và buôn bán trên quy
mô rộng lớn nhưng vẫn bị khai thác đơn lẻ ở từng địa phương. Theo đánh
giá của TRAFFIC, số vụ buôn bán trái phép bị phát hiện, bắt giữ chỉ chiếm
10% tổng số vụ trên thực tế. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn, Việt
Nam sẽ có nguy cơ mất mát không thể thay thế về đa dạng sinh học, nguồn
gen và một số loài thực vật hoang dã sẽ biến mất khỏi tự nhiên.
Tại VQG Ba Bể - Bắc Kạn công tác bảo tồn nói chung và công tác
bảo tồn các loài thực vật nói riêng chưa được tiến hành một cách đầy đủ và


×