Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

27 đề thi thử THPT QG 2019 môn ngữ văn ôn luyện đề thi mẫu đề 20 file word có đáp án image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.16 KB, 5 trang )

Phần A
20 ĐỀ MINH HỌA THEO CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
ĐỀ 20
ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.
Phận là cái phần mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người: phận làm trai, phận giàu, phận nghèo,
phận đàn bà, phận làm tôi, ... Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, đã phải lo làm
ăn mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy. Sinh ra ở
phận nào, theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi.
Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả
năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân,sự giúp đỡ của bạn bè đóng
vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.
Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt
đầu ngập ngừng. Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khỏe tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá, sống như
thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận. Cơ hội
cũng chia đều sàn sàn cho mọi người.
Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì,
ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy,
cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là
phải trải qua cả một thời gian dài.
Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí.
Xây dựng nên thì như tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam xác định hướng đi; không thì như chiếc bách
giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va".
(Theo Nguyễn Khắc Viện)
Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, vì sao "đại đa số thânh niên thời trước không suy nghĩ trăn trở nhiều về
số phận bản thân "?
Câu 3, Theo Nguyễn Khắc Viện, vì sao thanh niên thời nay cần phải suy nghĩ trăn trở về số phận?
Câu 4. Bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân Anh/Chị qua đoạn văn bản?
TẬP LÀM VĂN


Câu 1.
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến cùa Nguyễn Khắc Viện
trong phần Đọc hiểu “Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận."
Câu 2.
Xác hàng thịt: (lắc đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông
không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác.
Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói,
mà chỉ là xác thịt âm u, đui mù...
Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị
tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao
khiết của ông đấy!
Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng,
Trang 1/5


không có cảm xúc !
Xác hàng thịt: Có thật thế không?
Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được:
thèm ăn ngon, thèm rượu thịt...
Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: khi ông ở bên nhà tôi... khi ông đứng bên
cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại...Đêm hôm đó, suýt nữa thì...
Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày...
Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm
ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!. ..Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: chẳng lẽ ông
không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm
hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thỏa mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào,
hãy thành thật trả lời!
Hồn Trương Ba: Ta... ta.. đã bảo mày im đi!
Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ khống thể giấu tớ được! Hai ta đã hòa với
nhau làm một rồi!

Hồn Trương Ra: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng : nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn...
Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn
nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!
Hồn Trương Ra: (bịt tai tại) Ta không muốn nghe mày nữa!
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ)
Càm nhận bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với bi kịch bị
tha hoa của nhân vật Chí Phèo (truyện "Chí Phèo", Nam Cao), bình luận quan niệm nghệ thuật về con
người mà các tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Phần/
Câu

Nội dung

I

ĐỌC HIỂU

1

- Thao tác lập luận chủ yếu là so sánh.

2

- Vì thanh niên thời trước ai đã có phận nấy, sinh ra ở phận nào, theo phận ấy; bước vào đời

như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu cứ thế
mà ngồi vào.
3


- Thanh niên thời nay cần suy nghĩ trăn trở về số phận vì: Tuy cái phận vẫn còn nhưng trước
mắt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường, cơ hội được chia đều cho mọi người.
- Ngày nay thanh niên có quyền lựa chọn và cố gắng ngoài ra còn có sự giúp đỡ của bạn bè
đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi cá nhân.

4

- Nêu ra 1 bải học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

- Lí giải hợp lí, thuyết phục.
II

TẬP LÀM VĂN

1

Bài học có ý nghĩa nhất cho bản thân qua đoạn văn bản ở phần Đọc hiểu.
- Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: "Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối
sống. Không thể quy cho số phận".
- Các câu phát triển đoạn:
Trang 2/5


+ Giải thích:
 Ba câu hỏi ám ảnh là ba câu hỏi trăn trở về tình yêu, nghề nghiệp, lối sống luôn lởn
vởn, thường trực trong trí óc, khiến phải suy nghĩ, không yên tâm.
 Không thể quy cho số phận: không thể đổ lỗi cho số phận, định mệnh.
=> Tinh yêu có được hạnh phúc hay đau khổ; nghề nghiệp có được như ý, thành công hay
thất bại; lối sống có thuận lợi may mắn hay bấti hạnh, rủi ro... không phải do sự định trước
của số phận theo một thuyết duy tâm nào đó mà do chính bản thân con người quyết định.

- Phân tích, chứng minh: Quan điểm trên là đúng đắn, khách quan vì:
+ Cả ba vấn đề: tình yêu, nghề nghiệp, lối sống đối với mỗi thanh niên trong xã hội ngày nay
đều do bản thân mỗi người tự lựa chọn và có quyền được lựa chọn sao cho phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, năng lực, sở trường của mình.
+ Chính các yếu tố: năng lực, phẩm chất, tính cách, tâm hồn, ý chí, nghị lực của mỗi người sẽ
quyết định không nhỏ tới cuộc sống của chính họ.
- Bàn luận:
+ Một số người đổ lỗi cho số phận, không tự mình trả lời cho ba câu hỏi trên.
+ Tuy nhiên cũng không loại bỏ yếu tố may rủi của khách quan đem lại trong cuộc sống của
mỗỉ người.
- Câu kết đoạn:
+ Luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh.
+ Sống chân thành, có bản lĩnh, có ý chí, nghị lực; luôn lạc quan và hướng tới những điều
tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống.
2

Cảm nhận bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích. Từ đó, liên hệ với bi
kịch bị tha hoá của nhân vật Chí Phèo, bình luận quan niệm nghệ thuật về con người mà các
tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm.
* Mở bài.
- Giới thiệu Lưu Quang Vũ và vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt."
- Nêu vấn đề cần nghị luận (bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba; bi kịch bị tha hoá của

nhân vật Chí Phèo (truyện "Chí Phèo", Nam Cao), quan niệm nghệ thuật về con người mà
các tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm.)
* Thân bài.
- Khái quát về vở kịch, vi trí đoạn trích:
+ "Hồn Tương Ba, da hàng thịt" (1981) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu
Quang Vũ. Từ cốt truyện dân gian, nhà văn xây dựng một vở kịch hiện đại chứa đựng những
vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và giá trị triết lí nhân sinh sâu sắc.

+ Tóm tắt sơ lược vở kịch. Đoạn trích thuộc phần đầu cảnh VII, diễn tả cuộc đối thoại giữa
Hồn và xác.
- Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về bị kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba:
+ Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba
"ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: - "Không.
Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này
lắm rồi!" . Hồn Trương Ba đang sống với tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ thể hiện trong
những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải. Hồn bức bốì bởi không
thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình
Trang 3/5


nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn Trương Ba cũng càng lúc càng
rơi vào trạng thái tuyệt vọng.
+ Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí
bởỉ xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận: cái đêm khi
ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thở nóng rực", "cổ nghẹn lại"
và "suýt nữa thì...". Đó là cảm giác "xao xuyến" trước những món ăn mà trước đây Hồn cho
là "phàm". Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi", ... Xác anh hàng thịt
gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện. Xác
anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: "Ta vẫn có một đời
sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,...” Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế
nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên
mặt dạy đời, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo
những tiếng than, tiếng kêu.
Nghệ thuật thể hiện:
- Tạo ra một tình huống nghệ thuật đặc sắc, giàu tính biểu tượng. Đó là xung đột giữa cái
phàm tục với cái thanh cao, giữa nội dung và hình thức, giữa linh hồn và thể xác. Đây cũng
là xung đột dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người.
+ Xây dựng những nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống động qua lời thoại giàu

tính cá thể và hành động kịch logic, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hành động bên ngoài và
hành động bên trong.
+ Lời thoại 13 lời hồn, 13 lời xác, ngôn ngữ kịch vừa có màu sắc mỉa mai, dí dỏm, vừa mang
tính chất triết lí nghiêm trang, phù hợp với tính cách nhân vật.
Liên hệ với bi kịch bị tha hoá của nhân vật Chí Phèo, bình luận quan niệm nghệ thuật về con
người mà các tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm.
- Giải thích: Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách

nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện
trong từng tác phẩm. Thông qua quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, ta có thể
hình dung đầy đủ tư tưởng nghệ thuật cũng như dấu ấn sáng tạo của nhà văn ấy.
- Phân tích, chứng minh quan niệm nghệ thuật về con người qua bi kịch bị tha hoá của nhân
vật Chí Phèo và bi kịch tha hoá của Trương Ba:
+ Quan niệm nghệ thuật về con người của Nam Cao qua bi kịch bị tha hoá của nhân vật Chí
Phèo:
 Vì cơn ghen vô cớ, bá Kiến đẩy Chí vào tù, trở về làng sau 7, 8 năm ở nhà tù thực dân,
Chí biến đổi hoàn toàn từ nhân tình đến nhân tính. Ngoại hình dữ dằn: cái đầu trọc lốc,
cái răng cạo trắng hớn... một ông tướng cầm chùy. Tính cách hung hăng, liều lĩnh: say
khướt, cứ say là hắn chửi bới, đến nhà Bá Kiến đánh nhau với lí Cường, rạch mặt ăn
vạ, la làng. Chí mang dáng hình, tính cách của một thằng lưu manh.
 Sau khi ra tù, Chí Phèo ý thức được kẻ thù của mình và tìm đến nhà Bá Kiến để trả thù
nhưng lại bị Bá Kiến dụ dỗ. Chí Phèo bị Bá Kiến lừa gạt trở thành tay sai cho Bá Kiến
để đi đòi nợ Đội Tảo. Hắn triền miên trong cơn say và gây tội ác cho dân làng Vũ Đại.
Chí Phèo trở thành con quỷ dữ trong mắt người dân làng Vũ Đại.
-> Qua bỉ kịch bị tha hóa của Chí Phèo, Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở làng
quê Việt Nam trước Cách mạng: hiện tượng người nông dân lương thiện bị tha hóa, bị chà
đạp về tinh thần và thể xác, bị xã hội phi nhân tính cướp đi cả hình hài lẫn tính người. Ông
gióng lên tiếng chuông cảnh báo hiện tượng một bộ phận người nông dân từ lương thiện trở
Trang 4/5



thành lưu manh, từ lưu manh trở thành quỷ dữ, đồng thời kêu gọi để thức tỉnh con người:
đừng bao giờ làm tay sai cho kẻ thù.
+ Quan niệm nghệ thuật về con người của Lưu Quang Vũ qua bi kịch tha hoá của nhân vật
Trương Ba
 Vì sực tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu và sửa sai không đúng của Đế Thích mà
Trương Ba phải sống trong cảnh Hồn này, Xác nọ. Để rồi từ đó, Hồn Trương Ba đã bị
xác hàng thịt điều khiển, lấn át, dụ dỗ, mỉa mai, cười cợt.
 Qua cuộc đối thoại, thực chất là độc thoại nội tâm, nhà biên kịch khẳng định: trong một
con người, thể xác và linh hồn cùng tồn tại. Thể xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ với
nhau, cả hai gắn bó với nhau để cùng sống. Thể xác có tính độc lập tương đối của nó,
có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn, vì nó là nơi trú ngụ của linh
hồn. Khi thể xác tiêu tan thì linh hồn cũng mất. Khi linh hồn "bay đi" thì thể xác cũng
trở về cát bụi.
-> Qua bi kịch tha hóa của Trương Ba, tác giả có lời cảnh báo: khi con người phải sống
trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị,
lấn át và tàn phá. Vĩ thế phải đấu tranh để loạỉ bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên
tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhân văn hơn.
- Bình luận quan niệm nghệ thuật về con người của 2 nhà văn:
+ Con người sẽ đau khổ nếu rơi vào bi kịch bị tha hoá hoặc tha hoá. Tất cả đều do những kẻ
thống trị, có quyền, có chức gây ra;
+ Tuy sống và sáng tác ở hai thời kì lịch sử khác nhau, lựa chọn thể loại khác nhau nhưng cả
hai nhà văn đều có cáỉ nhìn hiện thực về con người và triết lí nhân sinh sâu sắc: hãy cứu con
người và đấu tranh triệt để nhằm chống lại cái ác, cái xấu trong bất cứ hoàn cảnh xã hội nào.
* Kết bài.
- Kết luận về bi kịch của hai nhân vật trong hai tác phẩm.

- Cảm nghĩ của bản thân về vấn đề đã nghị luận.

Trang 5/5




×