Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

53 đề thi thử THPTQG môn ngữ văn trường THPT thăng long hà nội lần 1 năm 2019(có lời giải chi tiết) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.61 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THPT

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019

THĂNG LONG

Môn thi: NGỮ VĂN

ĐỀ THI LẦN 1

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ dưới đây:
(1)Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt
Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng
Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm
Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi
Và trên cát lại thêm cồn cát mới
Cỏ mặt trời lăn như bánh xe
Cuộc đời tôi có cát chở che


Khi đánh giặc cát bụi làm công sự …
(2)Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt
Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh
Một rừng cây trĩu quả trên cành
Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái
Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại
Ảnh ngói hồng những khuôn mặt mai sau
(3)Em mới về em chưa thấy gì đâu
Chỉ có cát và gió Lào quạt lúa
Trang 1


Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
(Trích Gió Lào cát trắng, Xuân Quỳnh, Thơ Việt Nam 1945 – 1985)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Thông hiểu
Hãy chỉ ra 02 hình ảnh cho thấy sự gắn bó giữa con người với quê hương trong đoạn (1) của văn bản.
Câu 2. Thông hiểu
Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ:
Ngọn gió bóng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
Câu 3. Thông hiểu
Chỉ ra tác dụng của biện pháp liệt kê được tác giả sử dụng trong đoạn (2) của văn bản.
Câu 4. Thông hiểu
Anh/chị ấn tượng nhất với vẻ đẹp nào của con người Việt Nam trong đoạn trích trên? Vì sao?
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của bản thân về “sức mạnh niềm tin”.

Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Trong bút kí “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả người lái đò khi vượt thác. Trong
trận chiến, ông “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng
sóng đánh hồi lùng, đòn tỉa, đòn âm vào chỗ hiểm”, nhưng khi kết thúc, ông cùng những người lái đò
khác không “bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa
rồi”.
(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục)
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong hai lần miêu tả trên, từ đó chỉ ra sự thống nhất và chuyển
biến trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám năm
1945.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu
Đọc hiểu

Nội dung
1:
Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản, phân tích
Cách giải:
- Hình ảnh: gió, cát
2:
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Trang 2


Cách giải:
Có thể hiểu là:
- Ngọn gió bỏng, cát khô cằn nói lên những khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên.
- Nỗi nhớ, yêu thương là tình cảm cảm xúc của con người
=> Câu thơ đã khái quát một quy luật, một triết lí: Qua thời gian sống sẽ nhận ra trong cái
khắc nghiệt, khô cằn là nét đẹp riêng của quê hương; sẽ có nhiều kỉ niệm không thể quên;

tình cảm nảy nở giữa người với người…
=> Qua đó thể hiện:
• Cách xa thì nhớ nhung da diết, chỉ mong được trở lại; ở gần thì thấy yêu thương cảnh sắc,
con người; luôn tự hào hãnh diện mình là người con của quê hương đất nước này.
• Đồng cảm với sự vất vả, gian lao của bao người; gắn bó, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng
khổ với nhau để thích nghi, vượt lên gian khó
• Ra sức chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước vẹn tròn ; lao động dựng xây cuộc sống ấm
no, hạnh phúc bền vững đến mai sau .
3:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Tác dụng: Thể hiện niềm tin vào tương lai của tác giả
4:
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh có thể lựa chọn phẩm chất mà mình ấn tượng nhất, đưa ra lí giải phù hợp.
Gợi ý:
- Bản lĩnh, vượt lên khó khăn, gian khổ
- Anh hùng trong chiến đấu đánh giặc
- Có niềm tin, niềm lạc quan hướng về tương lai tươi sáng ấm no, hạnh phúc và quyết chí lao
động biến ước mơ thành hiện thực
Gắn bó, yêu thương quê hương tha thiết.
Làm văn
1

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giải thích
Niềm tin là gì?
Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị

trí, vai trò cùa mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...
2. Bàn luận
Trang 3


- Niềm tin có sức mạnh thế nào?
+ Có niềm tin giúp con người tin tưởng vào những điều mình đã lựa chọn
+ Niềm tin giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách
+ Niềm tin là sợi dây dẫn con người đến thành công
+…
- Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân:
+ Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo
đức, không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực
hiện lý tưởng đó.
+ Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với
hành, học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự
trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám
nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho xã hội.
3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
- Mở rộng: Phê phán những kẻ tự tin, tự kiêu
- Liên hệ bản thân
2

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, uyên bác và là con người của nghệ thuật. Ông là một
định nghĩa về người nghệ sĩ. Cuộc đời cầm bút của ông là cuộc hành trình không mệt mỏi
khám phá và diễn tả cái đẹp của thiên nhiên sông núi quê hương, vẻ đẹp con người.
- Người lái đò sông Đà là thiên tùy bút rút trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Sông

Đà nói chung và tùy bút Người lái đò sông Đà nói riêng cho bạn đọc thấy một nhà văn
Nguyễn Tuân mới mẻ, hòa nhập vào cuộc sống lớn của đất nước và nhân dân, khác hẳn một
Nguyễn Tuân trước Cách mạng.
• Giới thiệu người lái đò sông Đà
- Tên gọi, lai lịch: được gọi là người lái đò Lai Châu
- Chân dung: “tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại
như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh
sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”,
“cái đầu bạc quắc thước… đặt lên thân hình gọn quánh chất sừng chất mun”.
• Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong hai lần miêu tả trên
1.Lần 1: Trong trận chiến, ông “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt
méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đòn tỉa, đòn âm vào chỗ hiểm” – lần vượt
thác thứ nhất
Trang 4


- Sông Đà hiện lên như một kẻ thù nham hiểm, xảo quyệt:
+Đó là “cả một chân trời đá”, “mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn
nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”.
+ Đá ở con thác này biết bày binh bố trận như Binh pháp Tôn Tử, gồm năm cửa trận, trong
đó “có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông”.
+ Cửa sinh lại chia làm ba tuyến- tiền vệ, trung vệ, hậu vệ- đòi ăn chết con thuyền đơn độc.
+Khi thạch trận bày xong, đá phối hợp với nước thác dữ dội và nham hiểm
-Phân tích người lái đò:
+ Trước sự hung hãn của bầy thạch tinh và sóng nước, ông lái đò kiên cường bám trụ “hai
tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”.
+ Trước đoàn quân liều mạng sóng nước xông vào (…), ông đò “cố nén vết thương, hai chân
vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái, mặt méo bệch đi” nhưng vẫn kiên cường vượt qua cuộc hỗn
chiến, vẫn cầm lái chỉ huy “ngắn gọn mà tỉnh táo” để phá tan trùng vi thạch trận thứ nhất.
->vẻ đẹp trí dũng

2.Lần 2: Khi kết thúc, ông cùng những người lái đò khác không “bàn thêm một lời nào về
cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”
+ Chi tiết này là chi tiết sau khi người lái đò đã vượt qua các cuộc chiến dữ dội
+ Chi tiết này thể hiện sự tài hoa, nghệ sĩ của ông lái đò
+ Tay lái ra hoa, vượt qua ba trùng vi thạch trận một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, mỗi
động tác của người lái đò giống như một đường cọ trên bức tranh sông nước mênh mông…
+ Phong thái nghệ sĩ của ông lái đò thể hiện trong cách ông nhìn nhận về công việc của
mình, bình thản đến độ lạ lùng. Khi dòng sông vặn mình hết thác cũng là khoảnh khắc “sóng
thác xèo xèo tan trong trí nhớ”. Những nhà đò dừng chèo, đốt lửa nướng ống cơm lam, bàn
về cá anh vũ, cá dầm xanh, “về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như
mìn bộc phá rồi cá túa ra tràn đầy ruộng”.
+ Qua thác ghềnh, ông lái lạnh lùng gan góc là thế, nhưng lúc bình thường thì lại nhớ tiếng
gà gáy nên buộc một cái bu gà vào đuôi thuyền, bởi “có tiếng gà gáy đem theo, nó đỡ nhớ
ruộng nương bản mường mình”. Chi tiết ấy đã làm rõ hơn chất nghệ sĩ ở người lái đò sông
Đà.
• Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám
- Điểm thống nhất:
+ Phám phá, phát hiện sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ; nhìn con người ở phương
diện tài hoa, nghệ sĩ
+ Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau về đối tượng sáng tá để
tạo hình tượng.
+ Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng,
Trang 5


cách phối âm, phối thanh linh hoạt
- Những chuyển biến:
+ Trước Cách mạng:
++ Quan niệm về cái đẹp chỉ có trong quá khứ gọi là “vang bóng một thời” và tài hoa nghệ sĩ
chỉ có ở những con người xuất chúng, thuộc thời trước còn vương sót lại

++ Tìm cảm giác mạnh ở quá khứ “vang bóng một thời”, ở chủ nghĩa xê dịch, ở đời sống
trụy lạc.
++ Sử dụng thể văn tùy bút, thiên về diễn tả nội tâm của cái tôi chủ quan
+Sau Cách mạng:
++ Không đối lập quá khứ với hiện tại. Cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại và tương lai và tài
hoa có cả ở cá nhân đại chúng.
++ Tìm những hiện tượng gây cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên
nhiên đất nước và những thành tích của nhân dân trong chiến đầu và xây dựng.
++ Vẫn dùng thể văn tùy bút những có pha chút kí với búp pháp hướng ngoại, để phản ánh
hiện thực, ghi chép thành tích chiến đấu, xây dựng của nhân dân.

Trang 6



×