Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SKKN HS hứng thú học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.31 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐÔNG HOÀ
TRƯỜNG TH HÒA XUÂN NAM.
--------------
______SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM______

GIÚP HỌC SINH THAM GIA TÍCH CỰC
HOẠT ĐỘNG TRONG GIỜ HỌC.
Giáo viên: HUỲNH VĂN TUYÊN
Năm học: 2004-2005.
--------------------
I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đềø tài:
Hoạt động học tập của học sinh còn thụ động, tiết học đơn điệu, buồn tẻ.
Việc học của học sinh chưa có phương pháp, chưa chủ động trong tìm tòi,
chiếm lĩnh tri thức.
Qua hoạt động học, học sinh tự khẳng định được bản thân về khả năng biểu
đạt, tư duy, óc sáng tạo,…
Ngoài ra tăng cường khả năng giao tiếp, hợp tác làm việc giữa cá nhân với bạn
bè, giữa cá nhân với người thầy.
2.Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
Hướng học sinh vào hoạt động học tích cực, có định lượng, định hướng trước.
Giúp học sinh có phương pháp học đúng.
Phát huy tính độc lập, hợp tác, sáng tạo trong tư duy, cách làm việc trong tổ
chức.
II. THỰC TRẠNG:
Lứa tuổi tiểu học nhất là học sinh lớp 1, 2 còn nhỏ chưa chú trọng trong việc
tìm phương pháp học tập. Đặc biệt tâm lí của học sinh là rất hiếu động, tích cực
tham gia hoạt động nhưng lại rất mau chán khi hoạt động đơn điệu, buồn tẻ và lặp
lại.
Trong giờ dạy bấy lâu vẫn còn mang tính truyền đạt, chưa chuyển đổi hoặc
chuyển đổi chưa dứt giữa phương pháp kích thích học sinh hoạt động cho học sinh.


Nhiều lúc lớp học trầm, chỉ có một số học sinh tham gia xây dựng bài học-
tham gia hoạt động.
Qua khảo sát thực tế ở các lớp - dự giờ - số lượng học sinh phát biểu, hoạt
động còn tập trung nhiều ở các học sinh khá giỏi. Thậm chí trong tiết học có học
sinh chưa lần nào được tham gia hoạt động - nhiều lúc hoạt động nhóm chỉ là hình
thức, mang tính ép buộc, học sinh phải ngồi nghe, hoặc ngồi chẳng đóng góp gì vào
việc thảo luận.
Nguyên nhân: Do giáo viên chúng ta giao việc từng nhóm, cá nhân chưa sát,
chưa cụ thể đến từng học sinh hoặc sợ mất thời gian, sợ mất trật tự trong giớ học…
từ đó cứ cử đại diện nhóm ( mà đại diện là những học sinh khá, giỏi ) xuyên suốt
các tiết đều như vậy, chưa được luân chuyển cho nhau các thành viên trong nhóm.
Trong quá trình thay sách ở lớp 1, 2 phương pháp gây hứng thú, kích thích
hoạt động cho học sinh khá cụ thể từng bước, từng hoạt động của thầy và trò nhịp
nhàng, song bên cạnh đó giáo viên chưa đầu tư, bắt nhịp kịp thời.
III. PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN:
1.Nội dung cải tiến:
a. Đối với Giáo viên:
* Chuẩn bị soạn giảng:
Nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức bài học từ đó vận dụng phương pháp gì cho
phù hợp với từng hoạt động nhỏ trong bài, ví như hoạt động đó là cá nhân hay
nhóm, hay cả lớp cho phù hợp.
Soạn ra hệ thống câu hỏi ngắn gọn không dài dòng khó hiểu mà cũng không
vụn vặt, chi li mà xoáy vào mục tiêu ta cần đạt cho từng hoạt động.
Đặt biệt đó là trực quan sinh động, đập vào mắt học sinh ngay mà lại dễ đi
vào trí nhớ sâu cho học sinh. Nghiên cứu mượn, làm Đ.D.D.H của từng hoạt động.
Các vật thật, mẫu gần gũi với học sinh. Đây là khâu chuẩn bị ảnh hưởng nhiều đến
hiệu quả của tiết dạy.
Ngoài ra cần chuẩn bị các phiếu học tập, giao việc.
* Tiến hành trên lớp:
Giáo viên bằng kế hoạch hướng hoạt động học sinh đi vào nội dung bài học,

những kiến thức trọng tâm không ôm đồm vì thế cần phải linh hoạt, nhanh nhạy lái
hoạt động đi đúng hướng bởi học sinh có nhiều ý kiến, nhiều cách giải quyết vấn đề
khác nhau.
Cần nêu vấn đề ngắn, gọn, đủ ý. dễ hiểu, tạo thời gian suy luận tác động sự
tò mò suy nghĩ của học sinh.
Gợi ý học sinh tìm ra cách giải quyết những vấn đề bằng hoạt động ( cá
nhân, nhóm tổ, cả lớp ) theo yêu cầu, tránh tình trạng” ai biết giơ tay”, mà học sinh
cũng có ít nhiều vốn sống cùng với hoạt động nhóm tổ và gợi ý của giáo viên nên
bản thân cũng tự hình thành được kiến thức. Tuy nhiên giáo viên cần phải khuyến
khích học sinh tự nêu ra những suy nghĩ, ý kiến của bản thân để có hướng sửa chữa,
đi đến kết luận đúng. Đây chính là cách tự học, bản thân học sinh phải nhận định sự
vật, sự việc, hiện tượng trước nhóm, tổ, lớp mà người giáo viên là người trọng tài,
người thầy chấn chỉnh các sai sót, công nhận cái đúng.
Nhất là học sinh yếu, nhút nhát thường ít hoạt động, cần phải có câu hỏi dễ
để chỉ định học sinh đó trực tiếp trả lời trước lớp hay nhờ sự giúp đỡ của bạn bè -
cặp đôi.Cần giúp các em tự phát biểu trong nhóm, phân công làm đại diện luân
phiên nhằm tăng khả năng diễn đạt và mạnh dạn trước lớp. Thường xuyên tuyên
dương, động viên học sinh yếu kém khi các em đã hoàn thành nhiệm vụ - đây là liều
thuốc tốt đối với các em.
Ngoài ra, còn tổ chức cho học sinh các trò chơi với hình thức” Học mà chơi,
chơi mà học” nhằm tăng thêm hứng thú, phấn khởi trong học tập.
Giáo viên chủ động không sợ mất thời gian, mất trật tự,dần dần đưa học sinh
vào nề nếp, tạo dần khả năng hoạt động, tham gia thảo luận, góp ý, diễn đạt …… từ
đó thành thói quen nhu cầu tham gia học của cá nhân với tập thể.
b. Đối với học sinh:
Nắm, hiểu được kiến thức cũ có liên quan thông qua học bài cũ
Chuẩn bị bài mới qua việc đọc, tìm hiểu, định hướng của giáo viên, hỏi cha
mẹ trước vấn đề nào đó.
Tích cực tham gia ý kiến trong tổ nhóm,phê bình đối với cá nhân thụ động,
Giúp đỡ lẫn nhau đối với bạn yếu, tạo điều kiện trong việc luân phiên nhau

diễn đạt, trình bày khi làm đại diện nhóm.
2.Kết quả đạt được:
20 học sinh thì trên 90% học sinh đều có khả năng làm đại diện nhóm trình
bày, đều tham gia xây dựng bài học.
100% học sinh đều được hoạt động trong tiết học nhờ sự giúp đỡ, chỉ định
của giáo viên cho học sinh làm việc phù hợp từng đối tượng- học sinh yếu yêu cầu
thấp hơn.
3.Bài học kinh nghiệm:
Thường thì hoạt động hứng thú quá thì mất trật tự, đôi lúc vài học sinh chưa
chú ý do vậy cần tăng cường sự quản lí của giáo viên.
Các hoạt động diễn ra nhẹ nhàng tránh gây căng thẳng hoặc yêu cầu học sinh
làm việc nhiều như chong chóng gây sự mệt mỏi.
Không nói lửng, hỏi lửng để học sinh trả lời đồng thanh hoặc gây cười.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ:
*Đối với nhà trường và các cấp:
Đối với các cấp giáo dục: Cần bổ sung đầy đủ Đ.D.D.H nhất là tranh của
môn tiếng việt
Nhà trường tạo điều kiện cho thiết bị mượn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm
đồ dùng (trưng bày, sắp xếp.)
*Đối với phụ huynh:
Quan tâm đến việc học tập: Kiểm tra ở nhà, giúp các em khi các em hỏi bố
mẹ về vấn đề gì.
Tạo điều kiện đầy đủ mọi đồ dùng học tập.
Trên đây là một số ý kiến của bản thân thấy được trong quá trình giảng dạy ở
lớp 2 mới thay sách, song khi thực hiện, viết có những hạn chế không thể tránh
khỏi. Mong quí đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm cho tốt hơn, tôi chân thành cảm
ơn.
Hòa Xuân Nam, ngày 15/3/ 2005.
Người viết.
HUỲNH VĂN TUYÊN.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×